Luận Đạo

Thảo luận trong 'Pháp-Luận' bắt đầu bởi Hhuynh, 7/4/23.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    LUẬN ĐẠO


    ....Xem kinh - tụng kịnh
    Tâm đạo - tâm tạo.​

    Lâm tế Bắc Tông /Bửu Sơn Kỳ Hương /Tứ Ân Hiếu Nghĩa /Phật Giáo Hòa Hảo
    Và ngoại truyện1&2.
    Phạm Thế Nhân.

    "Kim Thích đạo kinh xem chẳng tung.
    Việc âm thinh sắc tướng bất dùng,
    Đạo tại tâm tâm đạo xuất tùng.
    Tùng tâm tạo mới là Phật đạo".

    1./- Bốn câu nầy trích từ "Lời Tựa" của quyển Kim Cổ Kỳ Quan, do Ô Ba Nguyễn Thới (1866-1927) phụng chỉ Phật Thầy Tây An (1807-1856) "diễn thế giáng di chúc ". Mà Ông Ba "cất bút châu bổn tả một bài. Di truyền để hậu lai tường khán. "

    2/- Trong bốn câu nầy có số từ, tôi nghĩ, cần phải theo ý của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ( up to the context of ) để hiểu, nó mới ứng hợp.

    a)- Kim Thích đạo: Kim là hiện nay, là kể từ 1849 năm Phật Thầy ra đời . Thích đạo là đạo Phật, do Đức Phật Thích Ca sáng lập.
    Đạo Phật do Phật Thích Ca sáng lập. Kể từ 1849 Phật Thầy Tây An ra đời, kể từ năm này, Đạo Phật được Phật Thầy chấn hưng lại, quay về Chánh Pháp Vô Vi.

    Nhơn nói Chánh Pháp Vô Vi, xin vắn tắt nhắc nhớ về Sự Truyền Thừa ngôi tổ theo Chánh pháp vô vi và truyền thừa ngôi tổ theo Y Bát của Phật giáo:

    Trong một pháp hội có 1250 môn đệ thánh chúng, Đức Thế Tôn cầm cành hoa đưa lên, cả thánh chúng im lặng, duy có tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Đức Thế Tôn tuyên bố: "Ta có chánh pháp nhãn tàng, nay phó chúc cho Ông Ca Diếp".
    Ngôi Tổ 1 Phật giáo được kết lập, truyền thừa từ tâm Đức Thế Tôn phó chúc tâm Tôn giả Ca Diếp. Cách "Tâm Truyền Tâm"nầy, truyền đến ngôi tổ 28 cho Bồ đề Đạt Ma.
    Tổ 28, Bồ đề Đạt Ma đem Chánh pháp đi lên đông bắc Ấn Độ là những xứ Trung Hoa ngày nay, Tổ xiễn dương Phật giáo. Phật giáo ở các quốc độ nầy gọi là Phật giáo Bắc Tông và Ngài là Tổ thứ nhất Bắc Tông. Tín vật "Y Bát" tiếp truyền thừa đến thứ 5 cho Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn.
    Trong môn đệ của Ngũ Tổ có Thượng tọa Thần Tú là tôn giả cao thâm bậc nhứt. Nhưng "Y bát "của ngôi thứ 6 lại truyền cho Lục Tổ Huệ Năng. Và Lục Tổ Huệ Năng đem Chánh pháp nhãn tàng về phương nam, là đất Quảng đông, Quảng tây, Hải Nam hoằng dương. Rồi từ đó ngôi tổ thôi truyền y bát nữa.

    Thượng tọa Thần Tú lập riêng phái khác, dùng âm thinh sắc tướng , phướng xá, cốt tượng trong việc tu hành.

    Phật giáo Việt Nam, tự nghìn xưa cho đến nay, chịu ảnh hưởng nặng từ phái Lâm Tế, thuộc hệ Bắc Tông của Thượng tọa Thần Tú. Không chùa nào không đầy rẫy cốt tượng. Không chùa nào mà không dùng trống chuông mỏ tà ben. Không buổi lễ Phật nào mà âm thinh sắc tướng không dùng đến.

    Nay (1849) Phật Thầy Tây ra đời, Ngài không dùng âm thinh sắc tướng và cũng không lập thêm chùa mới, không tân tạo cốt tượng. Thay vào đó, Ngài lập những Trại Ruộng vừa làm ruộng vừa tu hành.
    Như vậy đã thấy rõ, sự khác biệt cách thờ phượng và lễ bái Phật, giữa Chánh pháp Vô vi và pháp Sắc tướng thiền Lâm Tế Bắc Tông.

    b)- Kinh xem chẳng tụng: trong nhóm chữ này, cần để ý đến sự khác biệt giữa xem kinh/ tụng kinh. Thế nào là xem kinh?
    Xem kinh (researching mantras) là nghiên cứu, là truy tầm cẩn thận từ chữ, từ câu cho đến những điển cố nếu có, để hiểu rõ ý nghĩa của văn kinh. Đây là một cách học phật nghiêm túc.
    Còn tụng kinh ( chanting mantras ) là cách đọc lướt nhanh qua văn kinh theo nhịp chuông mỏ . Là cách đọc cho đồng loạt với các bạn đồng tụng. Cách học phật này bỏ sót nhiều điều chưa thông, chưa hiểu ý nghĩa điển tích trong văn kinh nếu có.
    Một khi Học chưa thông hiểu chưa rõ thì làm sao Hành đúng, làm sao đạt được kết quả mà mình mong muốn?

    c )- Âm thinh sắc tướng: nói chung là việc dùng chuông mỏ, kèn trống, phướng xá, phù chú, tượng hình, tranh vẽ. Có khi còn dùng cả mạng ảo Internet, làm hào quang chóp lóe trên đầu ảnh Đức Thế Tôn nữa (!)

    d)- Tâm đạo và Tâm tạo: tâm đạo hiểu theo nghĩa cao nhứt, rốt ráo là Chơn Tâm, là cái tâm từ bi hỉ xả y như chư Phật. Bồ Tát. Còn Tâm tạo là những hành động việc làm xuất phát từ cái chơn tâm Từ Bi Hỉ Xả nầy.

    3/- Đại ý 4 câu thi trên: kể từ năm 1849 Phật Thầy Tây An ra đời, Ngài chủ trương không dùng âm thinh sắc tướng trong việc tu hành. Theo Ngài, Đạo xuất phát từ chơn tâm và nương theo chơn tâm mà hành động. Và hành động theo chơn tâm chính là tu hành theo Phật đạo vậy.

    Kinh Kim Cang viết nếu dùng âm thinh sắc tướng cầu Như Lai thì không thể nào thấy được Như Lai:
    Nhược dĩ sắc kiến Ngã,
    Dĩ âm thinh cầu Ngã.
    Thị nhơn hành tà đạo,
    Bất năng kiến Như Lai.

    4/- Giáo tông lập giáo. chủ trương BSKH /TAHN /PGHH;

    … Đạo Phật Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Thầy dạy thờ Tam Bảo bằng tấm Trần Điều, giáo pháp tông là Học Phật Tu Nhân, toàn thể cư sĩ vừa làm ăn vừa tu,
    "tu quốc vương có vợ có chồng, sanh con đẻ cái nối dòng Nam bang, hay là tu quốc vương cho Phật ngợi khen".
    Và tu cầu Quốc vương ra đời (Thánh Chúa, Nhơn Hoàng), bổn đạo qui y được cấp tấm "Lòng Phái" có đóng triện son , Bửu Sơn Kỳ Hương tên thật, không có pháp danh Thích Thích hay Diệu Diệu.

    … Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Giáo Tổ đức Bổn Sư Ngô Lợi (1831-1890) vẫn giữ y thờ Tam Bảo bằng Trần Điều, nhưng đặt nặng giáo tông là Tứ Ân gồm Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo, và Ân Đồng Bào Nhơn Loại.

    Phát hoang lập làng xã vừa làm ăn vừa tu, có tân tạo chùa. Lập nghĩa binh theo hịch Cần Vương lập chiến khu chống Pháp. Có Ngọc Lịch Đồ Thư, tổ đình đặt tại Ba chúc, Châu Đốc.
    Đến thời Tứ Ân Hiếu Nghĩa đức Bổn Sư viết.

    Ngọc lịch Đồ Thư. Đồ Thư là "bản đồ bằng chữ" tiên tri và sấm ký về Núi Thất Sông Cửu, tiên tri về tương lai Việt Nam và thế giới. Cần nói thêm sấm ký luôn được tương truyền trong dòng thiền BSKH /TAHN /PGHH, nhưng không đâu rõ ràng và mạch lạc như ở Đồ Thư. Tương truyền Ngọc lịch Đồ Thư bản gốc, Đức Giáo Tổ chơn truyền riêng cho ít cao đồ đắc pháp, là các Ông Trò. Ít ai diễm phúc được đọc toàn bộ Đồ Thư.

    ... Phật giáo Hòa Hảo, Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (1939-1947), lập tông vẫn giáo pháp Học Phật Tu Nhân, nhưng Tam Bảo trước thờ Trần Điều nay đổi thành Trần Dà, không tân tạo chùa chiền, bổn đạo qui y không cấp "lòng phái", không pháp danh Thích Thích, Diệu Diệu. Không khai hoang lập làng lập ấp. Tích cực chống Pháp, tranh thủ độc lập nước nhà, không những bằng quân sự mà còn bằng chính trị và lập Dân Xã Đảng. Có Quân đội, có đảng chính trị, có giáo hội. Tổ đình đặt ở Hòa Hảo, An Giang.

    BSKH /TAHN /PGHH toàn thể là cư sĩ tại gia Học Phật Tu Nhân, không có hàng tăng sĩ, nhưng có hàng cư sĩ xuất thế trường chay diệt dục. Đặc biệt dòng thiền nầy luôn có sấm ký. Ai đọc Sấm Giảng Thi Văn đều nghe qua sấm ký. Hiểu biết sâu cạn sấm ký là tùy vào căn cơ của mỗi người. Tiêu biểu như:
    " Hòa bình thế giái kiến Tiên bang.
    Ngô giả tùng nhung khí đởm gian,
    Hồ thiên tiểu ẩn quân tu ký.
    Lương thứ dương trần đạo dĩ an"...
    (Vén màn bí mật)
    Khi thế giới hòa bình sẽ thấy cảnh nước tiên.
    Nhưng phải qua màn Ngô chí sĩ.
    Người theo nghiệp văn, nhưng lại cầm quân đánh trận, đảm lược gian hùng. Rồi đến màn "Con Chồn Trời", hãy ẩn mình, các ngươi ghi nhớ lời dặn ấy.
    Lương dân lo giữ đạo được an thân tu hiền.
    Qua 4 câu sấm ký nầy, Đức Thầy căn dặn tín đồ là cần biết thiên cơ mà tránh họa để được an thân tu hiền, chờ ngày Thánh chúa ra đời, được dự Hội Long Hoa. Nhưng không ít bổn đạo lại thích bàn cơ, bàn thiên cơ tận diệt. Tận diệt hết thế gian.

    5/- Ngoại truyện 1. Bàn cơ tận thế gian.

    Tôi quen một bạn đạo, anh vốn là phi công trực thăng của quân lực VNCH. Anh say mê theo lý tưởng cách mạng nên bỏ quân ngủ, trốn vào bưng theo Mặt Trận Giải Phóng. Lúc chiến tranh lên cao điểm, đơn vị anh ở Trung ương cục R, lúc đó đóng sâu tận tam biên giới Việt Miên Lào, Mỏ Vẹt. Là lúc B52, Mỹ bỏ bom rãi thảm, anh bị vở mạch máu tai mắt mũi và thành phế tật. Sau 30.4.75 anh về thành, được cấp 1 căn hộ của người chủ đã vượt biên, trị giá hàng trăm cây vàng, ở đường Tự Do, Q1, Sài Gòn. Anh viết văn, viết cho báo Sài Gòn Giải Phóng. Chức quyền cao và lương bổng hậu. Nhưng anh bỏ lại hết, trốn vượt biên tỵ nạn Cộng sản, định cư ở Úc. Và tôi quen anh.

    Tôi quen anh lúc gia đình tôi dời về Canberra, thủ đô của liên bang Úc, để theo học Australian National University (ANU).
    " Năm mươi mới trở lại trường. Đi tìm mớ chữ trên đường vượt biên. Chữ rơi chữ rớt xuống thuyền. Bây giờ nhặt lại ướt mềm lòng son.! ". Và cùng là thời gian tôi học phật, nghiên cứu BSKH /TAHN /PGHH và viết sách, báo, luận đạo.
    " Mời bạn về thăm xứ Đạo. Nhìn nước Tiền Giang mới lớn lên. Phù sa hồng lắm trông như lụa. Tím ngát xuôi dòng hoa thủy tiên. Thuyền ai xuôi ngược đông như hội. Mái đẩy tay chèo lướt sóng ngang. Vàm Nao tiếp giáp sông Tiền, Hậu. Nước xoáy xoay vòng khách quá giang. Nghe nói nơi nầy có Sấu Ông. Hơn trăm năm trước trốn từ đồng. Ra đây tu học cho thông đạo. Đến Hội Long Hoa rước khách trần... Bạn hãy về thăm thử một lần, Để thấy là đây đất nước mình. Đã bao phen chinh chiến điêu linh. Miền đất hứa vẫn cao nhựa sống. Nhìn Núi Cấm cây đơm lộc mới. Chim Năm Non chíu chít trên cành. Đào Cô Tô rộ chín vàng sân. Mùi hương thoảng đưa thơm ngào ngạt... Mời bạn cùng về thăm xứ Đạo.Tận mắt nhìn lên Thiên Cẩm Sơn. Năm Non cao ngút tầng mây bạc. Bảy Núi hưng thời sinh vĩ nhơn. "
    "Bửu ngọc trường quan ẩn tích kỳ.
    Sơn đài lộ vẻ liễu huyền vi.
    Kỳ thâm tá giả thi thành thủy.
    Hương vị âm thầm mộc túy vi. "

    Anh bạn của tôi cũng nghiên cứu BSKH /PGHH. Anh trường chay, chuyên viết sách đạo, thâu băng cassette, pháp thí. Trong chuyến về thăm quê hương hữu duyên gặp được bậc đắc pháp BSKH, anh nhận là Thầy anh và xin làm thị giả. Anh nhiều lần qua lại Việt Nam in nhiều sách Phật pháp của sư phụ anh giảng. Trong số đó, Đặc biệt có bàn cơ tận thế gian.
    Khi mới quen, anh cho biết tận thế nhứt định xảy ra trước 2000, năm 89, năm 93... Và cho đến nay (2023) vẫn bình an, vô sự, mà anh vẫn tiếp tục khất dần năm tận thế sẽ xảy ra, rồi đưa lên mạng Internet báo động. Tôi để ý thấy số đọc giả của mỗi số báo tuột dốc xuống thấp dần, còn chục likes cho mỗi lần.
    Có thể quá lời chăng để nói anh là người cuồng say tận thế?

    Cùng thời gian thập niên 90's thế kỷ trước, giáo chủ của một đạo bên Mỹ, ông xác quyết tận thế xảy ra trước năm 2.000, khiến đông đảo bổn đạo của ông bán hết tài sản để ăn chơi. Rồi đồng loạt tự tử.
    Thảm cảm tương tự như vậy, xảy ra bên Nhựt, giáo chủ và bổn đạo cùng tự tử tập thể. Tai hại thật tai hại, hại mình hại cả người.

    6/- Ngoại truyện 2 : ... Đi đâu lanh quanh cho đời mõi mệt!

    Câu tiêu đề trên cho Ngoại truyện 2, tôi mượn lời trong một bản nhạc của anh nhạc sĩ họ Trịnh, một bậc kỳ tài. Thoát ý của bản nhạc này, anh phàn nàn kiếp sống của con người sinh ra ở thế gian, giống như một chuyến du lịch, đi lanh quanh rồi bạn cũng phải về nhà (chết).

    Tôi có một chút ý tưởng khác anh, trong Ngoại truyện 2.

    Số là, Một bạn đạo trẻ kỷ sư mục súc. Cô hấp thụ giao thời của 2 nền giáo dục: Một của Quốc Gia là giáo dục "Dân tộc - Khai phóng - Nhân bản" trước 75, và hai của Chủ Xã Đông Lào giáo dục "trồng người trăm năm" theo Bác Đảng.
    Hai nền giáo dục khác nhau, tất nhiên, dẫn đến tư duy con người khác nhau (phạm vi ở bài luận đạo khác). Lại thêm, giao thời 30.4.75 học sinh sinh viên miền Nam của thế hệ mới phải dành nhiều thời giờ của lớp học để nhồi nhét triết lý Marxlenine Mao Hồ & lịch sử chiến thắng của Đảng, và còn phải bị "xung phong" đi đào mương cuốc đất ở các công trường, lao động cho vinh quang, lập thành tích để được phong tặng anh hùng tiên tiến nên mới đưa đến tình trạng tệ hại đạo đức, tệ hại xã hội của ngày hôm nay.
    Tuy học chuyên ngành nông lâm súc, nhưng cô nổi tiếng văn, viết báo, viết phóng sự đoạt nhiều giải thưởng cao quý giá trị cấp toàn quốc . Nay đã hưu trí, tu thiền. Thường đến chùa, đến tịnh xá, tham dự các lớp học phật pháp và hăng hái tham gia với các bạn đồng tu làm việc thiện nguyện.
    Cô tải cho tôi bức thư khá dài, viết gửi cho một bạn đồng tu với cô. Trong thư, Cô phàn nàn ni sư chủ giảng lớp học của hai người, đã dùng sách của pháp sư lồng chủ thuyết Marxlenine duy vật biện chứng để làm giáo án giảng dạy, rồi ni sư còn khen chủ thuyết Marxlenine hay, thực dụng. Cô bất bình khi ni bênh vực pháp sư tác giả sách. Ông đang giữ chức hiệu trưởng trường Cao đẳng Phật học, mà sao không khỏi là đảng viên làm tuyên giáo thầm lặng cho Đảng cộng. Có phải cô bạn hiểu tôi quá cở "Vàng Đậm" chăng mà chia xẻ "nổi buồn không tên" nầy ?
    Theo tôi thì, "Phật giáo Quốc Doanh đã hỏng rồi, Thầy chùa họ Thích thích tiền thôi, Ham danh tiến sĩ mê quyền chức, Muốn tiếng làm sư hưởng của đời, Phật pháp qua loa che mắt chúng, Cà sa mấy lớp giấu điều tồi, Thảm thay Phật giáo thời vô giáo, Phật giáo Quốc Doanh đã hỏng rồi " !!!

    Cô khao khát kiến thức, ôm đồm luôn cả việc nghiên cứu cây cỏ phương Nam dùng làm dược liệu, rồi còn hướng dẫn người quen dùng thảo dược, làm phước. Chưa thỏa nghề y sĩ thú y, lại mộng thêm nghiệp y-dược-sĩ Đông y nữa chăng ? Bái phục sát đất.
    Cô nói với tôi, cô thích đọc các bài viết của luật sư. Chi vậy, không biết nữa ? Để đã khát kiến thức ư?
    Gia đình lập nghiệp và sinh sống ở miền Tây, trung tâm cái nôi BSKH /TAHN /PGHH, cô có đọc Sấm kinh, sách vở của giáo phái này nhưng không mặn mà thỏa thích lắm (!).
    Tôi nhớ,
    Quyển Ngọc Sáng Trong Hoa Sen tác giả Nguyên Phong phóng dịch từ The Weel Of Life của John Blofeld. Kể chuyện John Blofeld sinh viên Anh, bỏ ngang năm học thứ 3 đại học Cambridge, để sang Trung hoa, đi tìm kiếm thức. John cũng khao khát kiến thức.
    Trong buổi lễ Điểm Đạo ở Hồng Kông John được đại sư Tây Tạng Dorje Rinpoche truyền tâm ấn, trao khẩu quyết. Nhưng anh không dừng lại thực hành, vẫn tiếp tục lang thang tìm tòi nầy nọ cho no kiến thức. Anh đã lanh quanh đến tận Tashiding, ngọn núi cao xứ Thái Lan, tìm Lạt ma Tangku trưởng môn phái Dolijang, để xin hoàn tất nghi thức nhập môn mà anh đã bỏ dở trước đây. Sau khi hoàn tất nghi lễ, Lạt Ma Tangku cảnh giác: "...Đừng như con vượn hết chuyền cành nầy lại sang cành khác, đừng theo đuổi vọng tưởng của trí thức mà thay đổi những con đường khác nhau rồi quên đi mục đích chính của cuộc hành trình. Con đường nào cũng tốt nhưng phải biết chọn lựa, và quan trọng nhứt, hãy thực hành và khởi hành ngay bằng một bước đi và đã đi thì phải đi cho trọn".

    Tôi lại nhớ trong Kinh Pháp Hoa có kể chuyện gã cùng tử quá nghèo đi ăn xin, gặp bạn thân giàu, giúp gã hạt kim cương lớn, bảo gã bán làm vốn làm ăn thôi xin ăn. Qua thời gian sau, gặp lại gã, gã vẫn ăn xin như cũ, hỏi gã hạt kim cương lớn đâu, gã chỉ nó được cột ở chéo áo đang mặc. Lúc ấy bổng dưng gã giác ngộ, gã cảm nhận thấy mình là triệu phú!

    Bài phú nổi tiếng thiền đạo của đại sư Trúc Lâm đầu đà, kết thúc bằng câu: "Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch. Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền". Trong mình đã có chơn tâm là báu quý, đứng trước cảnh vật nhìn cảnh vật bằng cái tâm không ấy thì cần chi đi lanh quanh tìm tòi nọ kia học thiền nữa. Nhìn chéo áo thấy mình có hạt kim cương lớn, ngộ ra mình đã giàu, thôi đi lanh quanh ăn xin cho đời mõi mệt!
    Cô nói là cô tu Tịnh độ.
    Tu Tịnh độ cần Tín-Nguyện-Phụng Hành cầu tha lực Chư Phật Tây Phương để giải thoát luân hồi. Con đường đã chọn thì hãy bước đi và thẳng tiến đi cho trọn cuộc hành trình.
    Chứ đi chi lanh quanh cho đời mõi mệt ?

    7/- Tổng luận:

    Cốt lõi Phật giáo dạy ta đi tìm đường giải thoát, giải thoát sinh tử luân hồi đau khổ. Bằng cách nhìn vào ta, look in, để tìm cho ra chủ nhơn ông chơn tâm. Thấy chơn tâm thời kiến tánh thành Phật. Thành Phật nhập Niết Bàn là chấm dứt luân hồi đau khổ, là giải thoát

    Chánh pháp Phật trải qua mấy ngàn năm, nay đã lu mờ, nhập nhằng âm thinh sắc tướng. Phật Thầy Tây An ra đời, dạy học phật nghiêm túc, xem kinh không tụng kinh, tìm chủ nhơn ông chơn tâm, nơi tâm ấy từ bi hỉ xả y như Chư Phật, rồi nương theo cái tâm ấy mà hành động, mà tu hành. Ai hành động do theo cái tâm tạo ấy, chính người ấy tu hành theo chánh pháp vô vi đạo Phật.

    Tâm quí báu ấy ai cũng có, "gia trung hữu bảo ". Look in not look out, " hưu tầm mịch
    ". Có hạt kim cương chéo áo, là triệu phú rồi không đi ăn xin nữa.Cũng không phí thì giờ bàn cơ tận thế hại mình hại người. Cũng thôi đi lang thang tìm kiếm nọ kia cho đã thèm sự khao khát kiến thức.

    Nầy, Bạn thân họ Trịnh, một thiên tài âm nhạc, bạn đã thôi "đi lanh quanh cho đời mõi mệt " rồi, phải không. Hãy An giấc nghìn thu. Vĩnh biệt bạn! ‍♀️

    Adidaphat, xin nguyện cầu cho bạn Trịnh và cho tất cả chúng sanh cùng trọn thành Phật đạo.

    Vào tiết lập Thu, Qdl Úc, 1.4.23
    Phạm Thế Nhân.
     
    Sửa lần cuối: 8/11/23

Chia sẻ trang này