Ý Nguyện Phục Hưng Ngôi CHÁNH GIÁC TỰ (đã bị phế tích)!

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Tamtran, 11/10/18.

  1. Tamtran

    Tamtran Administrator

    Ý Nguyện Phục Hưng Ngôi CHÁNH GIÁC TỰ (đã bị phế tích)!

    [​IMG]
    Ngôi CHÁNH GIẮC TỰ hầu như hoang tàn theo năm tháng
    I-Nguồn gốc và yếu tố hình thành.

    Sau khi ông Ngô Đình Diệm truất phế Quốc trưởng Bảo Đại giành quyền nhiếp chính; thiết lập nền đệ I Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, thông qua cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955. Để rồi chánh quyền của ông ta dùng bạo lực giải giáp 02 lực lượng võ trang của 02 Giáo Phái Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH). Tất nhiên các cơ sở Giáo Hội từ Trung Ương đến địa phương cũng đều bị ngưng hoạt vì tình hình đối kháng căn thẳng giữa Tôn giáo PGHH và chính sách độc tài gia đình trị của họ Ngô.

    Mãi đến 02 năm sau (1958) Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã nhận ra sự sai lầm trong sách lược “bài tôn” đã dẫn đến hệ quả cực kỳ nguy hại, làm tan rã tinh thần đoàn kết quốc gia dân tộc, tạo ra sự mâu thuẫn, hận thù đối với các tôn giáo và các tổ chức chính trị yêu nước trên cùng chiến tuyến. Cái sai lầm lớn nhất trong thế chiến lược quân sự của ông Ngô Đình Diệm là muốn “mang hia 7 dặm” (đốt giai đoạn) nhằm để chính quy hóa quân lực nên mới gây ra một thảm kịch không đáng có như vậy. Vì thế cho nên chính quyền của ông đã phải xét lại và phải chịu nhúng mình xuống nước nhỏ để khẩn thiết kêu gọi và áp dụng chính sách hậu đãi đối với 02 lực lượng võ trang của 02 tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh ở miền đông và tây nam bộ, bằng hình thức từ sĩ quan cho đến quân nhân nếu ai chấp nhận tham gia đều được đồng hóa vào các quân binh chủng chính quy của chính quyền.

    Vì biến cố nêu trên đã làm tổn thương quá lớn đến thanh thế, sự nghiệp của khối tín đồ PGHH, cho nên tuyệt đại đa số trong hàng ngũ võ trang của tôn giáo đều tẩy chai không tham gia cộng tác với chính quyền, điển hình là toàn bộ đại đội 34 đóng tại địa bàn cố định khu vực Phú Thạnh - Phú Hữu. Tất cả đều lui về đời sống dân dã…lo làm ăn và lo tu thân hành đạo theo Tôn chỉ giáo lý của Đức Thầy khuyến dạy. Và trong bối cảnh phải chờ đợi cơ sở Giáo Hội được tái phục hoạt, hầu hết bà con đồng đạo đều thống nhất ý nguyện cần phải xây dựng một ngôi Chùa nơi đây để lưu dấu lại chứng tích lịch sử đầy giá trị thiêng liêng, bởi trước đây trong cuộc hành trình Khuyến Nông năm 1945, Đức Tôn Sư (PGHH) đã 03 lần đặt chân đến đây thuyết giáo độ đời. Đồng thời để vừa tạo một cơ sở thờ tự dành chung cho bá tánh thập phương và đồng đạo các nơi có chổ thuận tiện để vọng cầu, chiêm bái Tam Bảo. Đây là một việc làm mang tính thiêng liêng và đáp ứng nhu cầu khao khát cho tất cả đồng đạo tín hữu ở vùng xa xôi cách trở nhưng lại có tầm ảnh hưởng rộng lớn về địa hạt tin ngưỡng tôn giáo và trọng Đạo kính Thầy.

    II- Xây dựng và Phát triển.

    Ý nguyện nầy đã trở thành hiện thực vào năm 1960, do đồng đạo Đỗ Hiếu Thảo đứng ra chủ xướng kêu gọi và thỉnh ý các vị bô lão và đồng đạo xa gần nhằm để lấy quyết định chung. Coi như hầu hết mọi người đều phấn khởi, hưởng ứng, bằng tinh thần tích cực sẳn sàng đóng góp, kẻ công người của để hình thành bước đầu một ngôi Chùa đơn giản và bán chính thức lấy danh nghĩa là Hội Quán.

    Vị trí ngôi Chùa tọa lạc trên khu đất với diện tích khoảng trên một ngàn mét vuông (1.000 m2), nằm chếch về phía tây nam trước ngôi Đình Thần cũ. Nơi đây vừa là cái sân đình mà cũng vừa là sân vận động thể thao cho các loại hình sinh hoạt giải trí khác, thuộc ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu, quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh (Cần thơ), nay thuộc tỉnh Hậu Giang.

    Nếu định vị phương hướng cho ngôi Chùa thì: - Đông: giáp sông Hậu (cách hữu ngạn Hậu Giang khoảng 01 km). – Nam: Chùa quay mặt về hướng đối diện với vàm sông Cái Côn. Con sông nầy đi thẳng vào quận Phụng Hiệp (Ngã Bảy), và cũng là con sông phân chia địa hạt giữa 02 tỉnh Hậu Giang - Sóc Trăng hiện nay. Bắc: giáp Cần Thơ và – Tây: giáp Phụng Hiệp , Cái Răng.

    Đến năm 1967, ngôi Chùa được trùng tu có vẻ khang trang thoáng rộng hơn. Dùng vật liệu xây dựng bằng xi măng cốt sắt và trên mái lợp tole thay cho mái lá và vách phên toàn là gỗ tạp. và cũng từ đây cơ sở Hội Quán PGHH nầy được nhìn nhận chính thức là ngôi Chùa lấy danh hiệu là “Chánh Giác Tự”.

    Đây là ngôi Chùa được xem là duy nhất, bởi cả một địa bàn rộng lớn bao trùm các xã như Phú Hữu, Đông Phú, Phú Thứ .v.v… chạy ngược lên theo hữu ngạn Hậu Giang tiếp giáp với Xóm Chài (Cần thơ) cả 20 km chiều dài mà vẫn không có ngôi chùa nào của PGHH. Điều tối trọng đại hơn hết đó là nơi Đức Thầy chúng ta đã đặt chân đến đây. Như vậy để cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết hiện diện của ngôi Chùa như thế nào rồi.

    Nhờ có ngôi Chùa nên bá tánh và đồng đạo các nơi quy tụ đến đây hành hương, lễ bái Tam Bảo và các hoạt động đạo sự khác, như tuyên đọc Sấm Giảng,Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy vào các ngày như 14, Rằm và 29 – 30 âl theo chu kỳ hằng tháng, cũng như các ngày lễ lớn của Đạo. Ngoài ra còn mở các buổi thuyết trình giáo lý và các cuộc hội thảo để trao đổi về chân lý Phật Pháp của Phật Giáo và Tổ Thầy. Nơi đây còn được sử dụng phòng thuốc nam để trị bịnh miễn phí cho bá tánh do các ông Nam Y từ Long Xuyên – Châu Đốc tình nguyện xuống đây phụ trách.
    Thật ra, vì đây là nơi chôn nhao cắt rốn và cũng là nơi người cầm bút có mặt 02 năm trụ trì ở đây (1962- 1963) nên mới có cơ hội am hiểu khá nhiều về các dữ kiện diễn tiến của ngôi Chùa. Ngay cả thành phần Đọc Giảng Viên ở đây cũng đều do bút giả hướng dẫn, đào tạo.

    III Giá trị thiêng liêng và lịch sử.

    Sở dĩ các vị bô lão và thân hào nhân sĩ cùng toàn thể đồng đạo nơi đây đều quyết tâm, nhất nguyện bằng mọi giá và mọi cách phải xây dựng một ngôi Chùa tại địa điễm nầy, bởi các yếu tố trọng đại như sau:
    Như chúng ta đều biết, cuộc hành trình Khuyến Nông của Đức Thầy chỉ trong thời gian 02 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1945, mà Ngài đã đi khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ với 107 địa điểm thuyết giáo nhưng chỉ có xã Phú Hữu, tại vàm Cái Côn nầy mà Ngài đã 03 lần lui tới, đó là điều chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm và suy nghĩ. Và trong 03 lần nầy có 01 lần Đức Thầy đến thăm riêng gia đình của ông Hội Đồng Du ở rạch Mặc Cật, cách vàm Cái Côn khoảng 05 km. đây là gia đình song thân của ông Phạm Công Dương, là Hội Đồng tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) trước năm 1975.

    Đặc biệt trong lần đến đầu tiên của Đức Thầy có 04 sự kiện diễn ra được ghi nhận sau đây:

    Thứ nhất: Trong lúc Đức Thầy thuyết Pháp trước hằng ngàn người ái mộ,chăm chú lắng nghe chỉ riêng có ông Xã Ánh (à quan đầu xã trong chính quyền của Pháp mà người ta thường gọi là thầy tư Ánh) tỏ ra khó chịu, có lẽ ông ta vì không thích đạo hoặc giả vì ganh tỵ trước uy danh, thanh thế quá lớn của Đức Thầy, nên ông ta có ý định chờ khi Đức Thầy thuyết giảng xong, ông ta sẽ lên diễn đàn để cật vấn Đức Thầy một vài điều gai gốc về lĩnh vực chính trị và tình hình đất nước.

    Đến lúc Đức Thầy vừa kết thúc buổi giảng đạo thì bổng nhiên Ngài bảo: “được biết thì hôm nay ông quan đầu xã có ý định muốn hỏi tôi điều gì đó, vậy xin mời ông lên đây để chúng ta cùng trao đổi”. nghe qua câu nói của Đức Thầy như luồn điện chạm mạnh vào tâm tư thầm kín của ông xã Ánh, khiến cho ông ta vừa ngạc nhiên vừa rung sợ, bởi không hiểu tại sao mà cái người nầy lại biết được ý định của mình trong khi chưa bao giờ hớ môi với bất cứ ai. Nhưng ông ta vẫn cố trấn tỉnh tinh thần và bước đến diễn đàn để đặt các câu hỏi như dự tính. Tuy nhiên, điều rất lạ không hiểu tại sao vừa bước lên đến diễn đàn thì lưỡi của ông ta như bị cứng lại không nói năng được gì và mồ hôi toát ra như tắm, nên ông ta đành bước xuỗng diễn đàn ra về trong lặng lẽ. Đó là lời tường thuật của người trong cuộc (Xã Ánh) cho một số bạn bè thân tín của ông ta. Và chính cha tôi cũng hay kể lại câu chuyện nầy cho gia đình anh em chúng tôi cùng nghe.

    Thứ hai: sau khi ông xã Ánh thui thủi ra về, thì cũng là lúc mọi người tiễn đưa Đức Thầy xuống thuyền để đi vào Ngã Bảy – Phụng Hiệp. nhưng vừa bước xuống thuyền Đức Thầy liền bảo: “Hãy chờ một chút, vì có người đang đi đến để mong được gặp Thầy”. Thế là mọi người đều nhìn trước ngó sau để xem coi thành phần nào, ở đâu đi đến. Nên biết ở địa phận nầy còn là rừng rậm hoang vu, đường xá đi lại chỉ bằng ghe, thuyền chứ giao thông đường bộ chưa có. Khoảng 15 phút sau người ta mới nhìn thấy xuất hiện một chiếc xuồng bơi có bốn người từ trong rạch Ngả Lá hộc tốc bơi ra, người nào cũng thấy mồ hôi đẫm ướt. Khi xuồng vừa tới, Đức Thầy đang đứng giữa chiếc thuyền máy, Ngài giơ tay lên chào hỏi và bảo: “Được rồi Thầy đã chấp nhận lòng thành của các con”!. Lúc ấy cả bốn người trên chiếc xuồng đồng chấp tay xá kỉnh Đức Thầy một cách thành kính và toại nguyện.

    Thứ ba: Ngôi “Chánh Giác Tự” này là do Đức Bà (thân mẫu Đức Thầy) đặt tên cùng với hai ngôi “Hòa Bình Tự”, xã Xuân Hòa và ngôi “Hảo Tâm Tự”, xã An Lộc Thôn, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

    Thứ tư: Trong khi Đức Thầy đã 03 lần quan lâm đến đây, ở bờ sông thuộc xã Phú Hữu, nhưng Ngài không bao giờ đặt chân sang qua bờ bên kia sông, thuộc xã An Lạc Thôn, mặc dù bên ấy là cái chợ (chợ Cái Côn) dân cư trù phú và đời sống kinh tế rất thịnh đạt, chỉ cách nhau đôi bờ chưa đầy 200 met. Thậm chí ông Bang Biện Còn, là một con người giàu có đầy thế lực mà cả khu vực nầy bất cứ ai cũng đều nghe danh biết tiếng. Chính ông ta đã đích thân cùng một số người thân tín đi qua viếng Đức Thầy, đồng thời khẩn thiết thỉnh cầu Đức Thầy sang bên đó để giảng đạo cho dân chúng nghe, nhưng Ngài đã từ khước với lý do là: “Bên ấy đã có chủ rồi”! Thật sự lời phán nầy của Đức Thầy thuộc huyền cơ, mật nhiệm mà cho tới bây giờ vẫn chưa ai khám phá và lý giải được!!!

    IV- Ý nguyện phục hồi và những khó khăn vấp phải.

    Ý Nguyện: Tâm nguyện tha thiết của hầu hết bà con tín hữu ở đây đều mong ước ngôi Chùa được khôi phục để vừa kỷ niệm bước chân Thánh Thể của Đức Thầy. Phải thấy và hiểu rằng: Đây là một Đại Kỳ Duyên cho cả khu vực nầy đối với Phật Pháp và Đức Tôn Sư yêu kính chứ không phải là chuyện bình thường hay cầu khẩn mà có được. Đồng thời để vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho bá tánh và tín đồ ở vùng xa xôi khát vọng nầy.

    Những khó khăn vấp phải: Hiện ngôi Chùa chỉ còn là phế tích. Nếu phải đem so sánh tâm trạng xót đau cả dòng lệ nuối tiếc của bà Huyện Thanh Quan trong “Thăng Long Thành Hoài Cổ” thì ở đây cũng không khác mấy!. Bởi sau 30 tháng 04 năm 1975, Chùa bị cấm chỉ không còn hoạt động do lệnh của chánh quyền. Do đó, Chùa không có người coi sóc, bảo quản và khói hương, hoàn toàn bị bỏ trống như chùa hoang vô chủ. Mặc cho thời gian biến hoại theo định luật Sanh, Trụ, Dị, Diệt của tạo hóa, nhưng trong đó không loại trừ có bàn tay phá phách của con người!

    Tình trạng bi đát hiện hữu là nhà cửa của dân đã xây cất san sát bao quanh cả 3 phía của ngôi Chùa. Còn phần chánh điện thì chính quyền đã xây nhà thông tin văn hóa án bít ngay trước mặt Chùa, coi như từ ngoài nhìn vào không ai còn thấy đâu là ngôi Chùa nữa cả! Cụ thể ngôi Chùa đã bị bao vây nằm lọt thõm ở giữa như lòng đỏ của quả trứng với diện tích còn lại chưa đầy 200m2.

    Trước thực trạng xót xa đau lòng ấy, nên bà con đồng đạo địa phương đã đứng ra làm đơn xin xây cất lại đã được chính quyền chấp thuận, coi về mặc nguyên tắc đã ổn không còn phải bận tâm lo lắng nữa.

    Điều khó khăn, trăn trở hiện nay là tìm kiếm cái mặt bằng (cái nền) chùa hợp lý theo các yêu cầu đòi hỏi của tâm linh và thực tại. Do đó, các phương án được đặt ra để hội kiến sau đây:
    - Nếu phục hưng lại trên nền cũ thì quá chật hẹp, không đủ chuẩn, nhất là cái mặt tiền đã bị chặn bít bởi cái nhà thông tin văn hóa. Thậm chí cái bảng hiệu tên Chùa còn bị bôi bỏ để thay vào đó bằng danh nghĩa là trường Tiểu Học cơ sở .v.v…
    - Còn thương lượng với chính quyền trên cơ sở nền đổi nền thì họ không đồng ý. Giả dụ họ có chịu chăng nữa tất nhiên họ sẽ cho cái nền khác ở tận đâu đâu nằm cách xa vị trí hiện tại, nơi mà chúng ta muôn lưu lại dấu chân của Đức Thầy tôn kính; Và:
    - Hiện nay nhóm đại diện cổ xúy chương trình phục dựng ngôi Chùa trong đó bút giả với vay trò cố vấn đã tìm ra một thửa đất rất thuận lợi và lý tưởng, nằm ở phía sau chùa cách nhau khoảng 100 met, diện tích đúng 1000 m2.
    Điều băn khoăn, trăn trở là chủ sở hữu của phần đất đã ra giá là 1 tỷ rưởi vn đồng, tính theo đơn giá thì: 1.500.000 đồng / m2. Thật ra nếu đem so sánh theo thời đất đai gồm các loại hiện nay thì cái giá nầy hãy còn tương đối rẽ. Thế nhưng, đối với điều kiện và hoàn cảnh nội tại thì nó đã vượt khỏi tầm tay với, tức không có khả năng để thực hiện theo ý nguyện, bởi còn khoản chi phí không phải nhỏ dành cho phần xây cất ngôi chùa nữa.v.v.!!!

    Tuy nhiên, cuối cùng tập thể đã thống nhất ý kiến nên thực hiện theo giải pháp tình thế, nghĩa là tìm cách mua cho bằng được miếng đất nầy vì nó nằm gần vị trí của ngôi Chùa cũ, nếu chậm trể để rơi vào tay của người khác, thì chúng ta sẽ không còn tìm đâu ra cái địa điễm thuận lợi và lý tưởng như thế. Cho nên, điều tốt nhất của giai đoạn khó khăn nầy ta cần ưu tiên tạo cho có được cái mặt bằng, còn việc xây cất chùa sẽ giải quyết sau cũng chẳng muộn!.
    Việc trước mắt bây giờ là nhóm vận động đang thương thảo giá cả với chủ đất trên cơ sở mua toàn bộ hoặc 2/3, trong dt 1.000 m2, và đang chờ xem kết quả thế nào sẽ thông báo cho tất cả quý đồng đạo trong và ngoài nước biết sau.

    Trên đây là khái lược qua những yếu tố và sự kiện then chốt của ngôi Chùa. Kính mong các nhà hảo tâm, quý vị mạnh thường quân và quý đồng đạo cả trong và ngoài nước quan tâm hỗ trợ tinh thần và vật chất để xây dựng lại ngôi Chùa mang đầy ý nghĩa lịch sử và giá trị thiêng liêng trọng đại nhằm để lưu dấu chân Thánh Thể của Đức Thầy yêu kính.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Nam Mô A Di Đà Phật.


    Hậu Giang ngày 09 tháng 09 năm 2018.
    Ban vận động
    Lê Văn Tính.

    Phần cặp nhật bổ sung:
    Qua bàn bạc và thương lượng cụ thể với các phía đã đi đến kết quả như sau:
    -Thứ nhất: Hiện ở địa phương chỉ còn gặp trở ngại khó khăn về tài chính để mua cái nền chùa mà thôi. Còn phần xây cất ngôi chùa từ vật liệu cho đến công cán thợ thầy thì ở đây tự lo đã có các nhà hảo tâm tình nguyện hiến giúp. Như vậy trong điều kiện khó khăn trước mắt, nên chúng ta chỉ cần mua khoảng 600m2 trên phần đất 1500m2 mà ta đã lựa chọn và mặc cả với chủ đất. Bấy nhiêu cũng tạm đủ đáp ứng cho ngôi chùa cấp 3 theo dự tính.
    -Thứ hai:việc cấp bách hiện tại là Ban vận động đang làm đơn xin chính quyền cho lại cái nền cũ, nhằm mục đích yêu nhà nước giải quyết theo phương thức trao đổi, tức nền đổi nền hoặc bồi hoàn theo chế độ di dời.
     
    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 5/11/23

Chia sẻ trang này