Để hiểu về ông thanh sĩ

Thảo luận trong 'Trao-Đổi Đạo Vị' bắt đầu bởi Hhuynh, 30/5/15.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator

    ĐỂ HIỂU VỀ ÔNG THANH SĨ
    Lời nói đầu

    Tại Thánh Địa Hòa Hảo ngày 18/05 Kỷ Mão 1939, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã thừa vưng sắc lịnh Đức Thế Tôn, trang nghiêm tổ chức lễ Cáo Hoàng Thiên và chính thức khai sáng nền Đại Đạo Phật Gíao Hòa Hảo với tư cách Giáo Chủ. Bấy giờ ngôi nhà Ông Cả đã trở thành Tổ Đình PGHH.
    Kể từ ngày trọng đại thiêng liêng ấy, lịch sử Phật Giáo đã ghi danh thêm một Tông phái Đạo Phật trong thế kỷ 20 này, với sứ mạng chấn hưng nền Phật giáo. Thuận mệnh Trời, thực hiện trọng trách của nhà Khai cơ lập giáo, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã bắt đầu giảng Đạo,viết Kinh giảng, dùng huyền diệu Tiên gia độ bịnh và thâu nhận tín đồ. Từ ấy Đạo PGHH đã có đủ 3 ngôi Phật, Pháp, Tăng và Đức Thầy đã châu lưu ban rải Đạo mầu khắp miền Nam địa Việt Nam, trải qua bao hồi gian truân khổ ách trong một đất nước hơn 80 năm cường quyền thuộc địa, một xã hội mà phần lớn đồng bào có đời sống cơ cực lầm than thống thiết “Mà lời lành nghe tựa hồ như nhớ như quên”.
    Hơn năm năm trường đa sự hải hùng, đến đầu mùa hè năm Ất Dậu 1945 Ngài vừa hoàn tất phẩm Kinh quan trọng sau cùng là Tôn Chỉ Hành Đạo. Nâng tổng suối nguồn Pháp bảo
    “Sấm – Kinh – Thi” của Đức Huỳnh Giáo Chủ tròn vẹn 6 phẩm Kinh mầu nhiệm và hơn 200 bài thi ca giáo huấn đạo hạnh cao thâm.Với kho tàng Sấm Kinh vô giá này là hồng phước lớn lao mà Đấng Cứu Tinh đã từ bi ban bố cho bổn đạo chúng sinh trong đời mạt hạ có cơ duyên thoát kiếp luân hồi hoạn khổ, cũng là nền tảng vững vàng cho một Tôn giáo nội sinh làm giềng mối cho sự trưởng thành và phát triển qui mô trên bước đường tiến hóa giải thoát.
    Đầu năm 1946 do tình hình Pháp tái chiến VN lần thứ 2. Đức Huỳnh Giáo Chủ phải ra sức tập trung cùng với UB/KCHC/NB củng cố lực lượng kháng chiến, tăng cường tiềm lực quốc gia, trù liệu xúc tiến thành lập các chiến khu kháng Pháp ở khắp miền lục tỉnh Hậu Giang.
    Đột nhiên mùa xuân năm Đinh Hợi 16/4/1947 (25/2 Đinh Hợi) Do biến cố Đốc Vàng Hạ, Đức Huỳnh Giáo Chủ bất ngờ vắng mặt, trước sự bàng hoàng kinh động của hơn 2 triệu tín đồ và các đồng đội, đồng chí kháng chiến. Bị hụt hẫng lãnh đạo tối cao, tình hình miền Tây trở nên phức tạp, đặt toàn khối tín đồ PGHH trước tình thế dầu sôi lửa bổng, phải tìm kiếm một giải pháp tự tồn trước nhiều mối đe dọa diệt vong. Bấy giờ Tổ Đình PGHH là nơi duy nhất để Đức Ông cùng các cao đồ, tướng lãnh trù hoạch cho mọi kế sách an nguy. Gần một năm gian khổ đối mặt với nhiều thách thức tang thương. Sau giải pháp “Liên Quân” thì vấn đề an ninh tạm thời ổn định. Nhưng về mặt duy trì và phát triển Tôn giáo, vẫn còn đang tìm kiếm một định hướng thích nghi còn gian nan phía trước.
    Mùa xuân năm Mậu Tý (1948) Ông Thanh Sĩ bất ngờ ‘Lố dạng’ bằng một phương pháp hết sức thuần tuý nhân gian. Sau 6 năm âm thầm tu niệm theo Giáo lý PGHH. Đột nhiên ông tỏa sáng, tự cảm thấy có bổn phận thù đáp ơn Thầy trong cơn Pháp nạn. Ông liền đứng ra nhắc nhở đệ huynh an tâm tu niệm và kiên trinh “Giữ Đạo chờ Thầy”. Sau khi thông qua sự phê duyệt của Đức Ông. Ông Thanh Sĩ cùng nhóm đồng sự đã lần lượt thực hiện nhiều cuộc Châu thuyết khắp miền lục tỉnh Hậu Giang và tổ chức nhiều buổi thuyết pháp vào những ngày sóc vọng nơi Tây An Cổ Tự, suốt năm (5) năm. Đến 1953 – 1954 cho mở 2 khóa Hoằng Pháp đào tạo khá nhiều giảng viên ưu tú sau này bổ sung vào BTS/TƯ/GH/PGHH.
    Mùa xuân 1955. Sau Hiệp Định Gernever tình hình Miền Nam thay đổi. Ngô Đình Diệm chấp chánh có ý đồ đàn áp các giáo phái. Dự đoán được âm mưu độc tài gia đình trị. Ông Thanh Sĩ tìm cách xuất dương sang Nhật, nhằm duy trì công cuộc hoằng pháp cho liên tục bằng một hình thức thích nghi hỗ trợ từ xa cho đồng đạo ở quê nhà. Tuy cách trở trùng dương vạn dặm, nhưng ông vẫn thường xuyên liên lạc thư từ và không ngừng sáng tác luận giảng Đạo lý gửi về đều đặn để giúp đồng môn củng cố phong trào hoằng pháp lợi sinh. Suốt 18 năm nơi Hải ngoại và 7 năm ở quê nhà, những thơ văn của ông được kết thành 30 tác phẩm có giá trị tham khảo rất bổ ích trong tu tập và nghiên cứu cho nhiều giới hâm mộ Phật pháp .
    Lẽ ra với sức cống hiến bằng thành tích nêu trên, Ông Thanh Sĩ rất xứng đáng được trân trọng tôn vinh. Nhưng có lẽ do vận hạn của Đoàn thể còn dài. Đã khiến nội tình xảy ra lắm sự đa nghi và hiểu lầm đáng tiếc mãi kéo dài đến tận hôm nay. Khởi đầu chỉ là sự bất đồng trong ý tưởng, trong lời nói, thái độ, cá nhân, dần dần xuất hiện trên băng đĩa, tờ rơi... Nay sự bất đồng có vẻ công khai hơn trên sách vở, văn bản và “Thư Phản Ảnh”...
    Nếu nghĩ rằng im lặng là cách tốt nhất để hóa giải mọi bất đồng, thì hiện tượng trên hoàn toàn ngược lại. Chẳng những không giảm dần mà ngày càng phát sinh nhiều tình huống mới. Ảnh hưởng thời đại @ nên mọi sự kiện lịch sử đều dần có khuynh hướng minh bạch đa chiều, rất khó khiên cưỡng. Vậy chúng ta cần chủ động công khai vẫn là tốt hơn. Thuận theo mệnh lệnh của thời đại và tùy thuận ý muốn chính đáng của đa số. Chúng tôi cố gắng tổng hợp các quan điểm khác nhau trong cộng đồng, tạo một diễn đàn công khai thân thiện, khuyến khích tìm kiếm dữ liệu lịch sử khả tín trên các cổng thông tin, các kinh sách, tài liệu cùng các kinh nghiệm quí giá trong thực tiển của mỗi cá nhân... làm cơ sở phân tích, giải thích chứng minh bằng những lý luận dựa trên khoa học, triết lý mang tính khách quan, góp phần minh bạch hóa phần nào những vấn đề mắc mứu có liên quan với cộng đồng và công cuộc hoằng pháp của Ông Thanh Sĩ vốn lâu nay đã trở thành đề tài tranh luận dai dẳng hơn ½ thế kỷ. Hầu khôi phục tình đoàn kết nội bộ và giải oan những điều không đúng về Ông, một bậc tiền bối rất khả kính có nhiều cống hiến lớn lao cho công cuộc hoằng dương chánh pháp.
    Đó là lý do để tập sách nhỏ này có dịp đến tay độc giả. Tuy nhiên, dù nỗ lực đến đâu, với trí phàm phu, thiển cận ngây ngô, chúng tôi không dám chủ quan tự cho rằng toàn đúng, nhất là trên lãnh vực “Đạo lý, cơ huyền”. Và cũng không dám xem đây là tập sách sau cùng, mà nó mới chỉ là khởi điểm. Xin tha thiết mong cầu các bậc cao minh trong và ngoài cộng đồng niệm tình thông cảm và thương tình chỉ giáo thêm cho những điều chánh lý sâu xa.
    Xin chân thành đa tạ!


    ĐỂ HIỂU VỀ ÔNG THANH SĨ

    -oOo-
    -

    Kính thưa Chư quí Đồng Đạo,
    Đoàn thể PGHH chúng ta mới vừa trải qua một cơn Pháp nạn chấn động dư luận hoàn cầu có nguồn gốc phát sinh từ ác ý của ngoại nhân, làm tổn hại không nhỏ tâm cơ khí lực cộng đồng trong cuộc vận động pháp lý đòi lại công bằng. Hiện tình sự kiện này chỉ được gọi là tạm lắng dịu với hy vọng 5/5. Với thực trạng này không cho phép chúng ta chủ quan trước khả năng còn tiềm tàng nguy cơ có thể xảy ra nhiều hệ lụy bất thường vào những ngày sắp tới. Sự bình an vốn chưa có dấu hiệu vãn hồi, bỗng Đoàn thể lại bắt đầu đối mặt với một thách thức "nội sinh" cũng khá nghiêm trọng, đặt Đoàn thể vào tình thế “Chẳng đặng đừng” trong việc lựa chọn một giải pháp cấp bách thích hợp, nếu không muốn lặp lại một kịch bản "Bất hòa" như hồi thập niên 50, 60. Sự kiện đáng ngại nêu trên được khởi đầu từ việc phát hành quyển “Thanh sĩ Thân Thế và Sự Nghiệp” của tác giả Duệ Trí do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành. Sau đó trên 10 ngày Ban Trị Sự GH PGHH/TƯ và các Ban Đại Diện PGHH Tỉnh và Thành phố đều nhận được một văn bản dài 8 trang với tựa đề “Thư Phản Ảnh” của tác giả Trần Trung Hưng số ra ngày 19/02/2014 tại TP Hồ Chí Minh.
    Theo nhận định khách quan: Thật ra quyển "Thanh sĩ Thân Thế và Sự Nghiệp" của tác giả Duệ Trí không phải là một khám phá mới từ hình thức lẫn nội dung, chỉ nổi bật công phu tổng hợp nhằm hệ thống hóa các dữ liệu đã có sẳn từ quyển tiểu sử ông Thanh Sĩ của tác giả Thiện Tâm. Vấn đề đặc biệt đáng quan tâm là phần bổ sung trình bày các câu chuyện truyền khẩu không rõ xuất xứ, thiếu kiểm định cân nhắc độ hợp lý theo tình tiết từng mẫu chuyện có liên quan về Ông Thanh Sĩ. Ngoài ra cũng có chi tiết hóa các đề tài trước đây có vẻ khái lược nhằm điểm xuyết cho tương đối. Nhìn chung về tinh thần và phong cách lập luận rất ôn hòa khiêm tốn, nặng phần trình bày dẫn chứng sự kiện, không cố ý tranh luận đả phá, chủ yếu thiên về giải thích chứng minh. Trong một vài trường hợp phải quyết nghi hay so sánh giữa các quan điểm bất đồng tác giả có quyết đoán bày tỏ chính kiến nhưng hầu hết đều thận trọng thái độ. Tâm huyết của tác giả Duệ Trí trong tác phẩm này là ca tụng tán dương cuộc đời và sự nghiệp đạo đức của ông Thanh Sĩ với dụng ý ngưỡng mộ và tri ân bậc tiền bối có công lớn trong sự nghiệp hoằng pháp, nhằm cung cấp thêm kiến thức cho các độc giả có lòng khát khao muốn tìm hiểu tận tường tiểu sử ông Thanh Sĩ giống như mong muốn của tác giả.
    Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm vừa nêu tác giả vẫn còn tồn tại một số thiếu sót trong sưu tầm, biên tập do không xem trọng sự cân nhắc chọn lọc khi tiếp cận các tư liệu, thông tin… Điều đáng chú ý nữa là tác giả không thận trọng tính nhạy cảm nội bộ và thời điểm phức tạp của tình thế, quên bẵng những độc giả khó tính, nhất là sự tham khảo thăm dò dư luận nhắm vào các khuynh hướng khác, cũng như không tranh thủ được sự đồng tình cao của đồng đạo có trách nhiệm trong phủ thờ ông Thanh Sĩ…Chính những khiếm khuyết nêu trên là nguyên nhân xảy ra nhiều rắc rối.
    Từ những bất cập trên dẫn đến sự bất lợi tất yếu, khiến tập sách thay vì có khả năng đạt giá trị cao về công phu sáng tác lại trở thành đề tài tranh luận sôi nổi có tính bất đồng sâu sắc trong nội bộ. Điển hình là “Thư phản ảnh” của TrầnTrung Hưng với17điều phản ứng được trích ra từ 22 trang trong tác phẩm, kèm theo hằng loạt sự phản biện có vẻ gay go quyết liệt, mà nạn nhân chính là ông Thanh Sĩ phải chịu đựng một cách rất oan tình. Chưa dừng lại ở đó, phần cuối Thư phản ảnh tác giả còn đề nghị BTS/TƯ/PGHH “làm việc” tại phủ thờ Ông Thanh Sĩ để thu hồi, ngăn chặn, cấm lưu hành… Không biết rồi đây trong những ngày sắp tới, sự việc sẽ trở nên thế nào, có lẽ phải còn chờ hỏi lại Hóa công về câu "Vận hạn".

    Thưa chư quí đồng đạo!
    Nội tình đoàn thể thời gian gần đây tự nhiên các bất đồng dần dần trầm lắng, cứ ngỡ sẽ lần hồi theo thế cuộc vần xoay, do sự phản tỉnh từ từ trong tu tập chuyên cần mọi sự bất đồng sẽ chìm vào quên lảng. Không ngờ nay sự bất bình bỗng nhiên sống dậy với một hình thái và tâm trạng "Phiền não" như tự thuở nào, khiến cho nội tình lại trở nên căng thẳng hơn trước. Sự kiện đáng tiếc lần nầy, nhìn thoáng qua tưởng chừng là trận bút chiến đơn độc giữa 2 tác giả bất đồng. Nhưng nếu đặt vào sự thẩm xét thận trọng sẽ thấy vấn đề có khả năng ảnh hưởng lo âu đến cả cộng đồng, vì sự đề cập của 2 tác giả có tổng lượng đề tài khá qui mô, chi phối sâu sắc mọi khuynh hướng. Dễ nhìn thấy nhất là hai “Trường phái” thân thiện hoặc không thân thiện về ông Thanh Sĩ, có nguồn gốc từ năm Mậu Tý 1948 xoay quanh các nhận định về sự xuất hiện của Ông, một tín đồ PGHH có biểu hiện về nhân cách và trí tuệ đặc biệt. Hiển nhiên sự khác thường này là một sự thật khách quan không ai có thể phủ nhận cho dù người ấy thuộc khuynh hướng nào.
    Từ đó dư luận càng chú ý, sinh ra ý kiến đa chiều, dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ âm ỉ, tồn tại kéo dài hơn nữa thế kỷ (65 năm), bất chấp mọi hoàn cảnh lịch sử, xuyên suốt cả thời gian không gian: Từ khi Ông hoằng pháp trong nước cho đến lúc Ông giảng dạy Đại học ở nước ngoài. Từ chiến tranh đến hòa bình, từ lúc sinh tiền đến khi ông về cõi vĩnh hằng đã hơn 40 năm. Viết đến đây lòng tôi hết sức đớn đau khi tưởng tượng đến tình cảnh của ông, một con người bằng xương bằng thịt chỉ khác hơn thường nhân về "Trí tuệ đặc biệt", vì đâu phải cưu mang tai tiếng nặng nề từ những đồng đạo của mình? Với chuỗi thời gian gần hết quãng đời.
    Trước đây do thắc mắc tôi tò mò tìm đọc toàn bộ "Lá Thơ Đông Kinh" là bộ sưu tập tổng hợp cập nhật thông tin từ đất Nhật rất đáng tin cậy, tuy chưa phải là đầy đủ nhất. Những mong tìm kiếm sự giải thích của Ông một lần rốt ráo cho những hiểu lầm. Nhưng rồi tôi đành thất vọng vì ông chỉ đề cập lướt qua một vài lần rồi thôi. Để khám phá cho bằng được thái độ trầm lặng này có lẽ phải là người đủ nội lực kiên nhẫn như ông mới mong hiểu nỗi! Thôi phải đành tôn trọng cách ứng xử kiên định đầy bí ẩn của ông, ngoài ra cũng không còn cơ hội nào chờ ông giải thích. Trừ phi...
    Nhưng với tình thế hiện nay sự kiện bất đồng nội bộ đang bùng phát trở lại, chẳng lẽ lại vô tư ngồi nhìn. Sự thụ động đã kéo dài hơn 65 năm không phải là chưa đủ. Có nên chăng chúng ta thử một lần vào cuộc bằng một tâm huyết cao độ nhất trên tinh thần thẳng thắn ôn hòa đầy bao dung thông cảm. Mỗi người đều là mỗi thành viên hòa giải năng nỗ, tích cực vận động đối thoại bằng nhiều hình thức “Hội thảo Khoa học, Đạo đức”… Hầu tìm kiếm tiếng nói khách quan hóa giải từng bước những bất đồng nhỏ lẻ, tạm thời, rồi dần dần rút ngắn khoảng cách, tiến đến lĩnh vực trọng yếu hơn để cùng chấp nhận những khác biệt của nhau theo quan điểm tương đối giảm dần thành kiến cực đoan. Riêng những bất đồng thuộc hệ "Bí ẩn" hoặc những vấn đề khó đồng thuận do thiếu chứng lý cụ thể, khó lý luận chứng minh, hãy tạm gác chờ cơ hội khác hoặc kiên nhẫn trông chờ thụ động vào yếu tố (kinh điển) là thời gian hay cơ Trời…

    Thưa quí Đồng Đạo!
    Sự hụt hẫng đoàn kết kéo dài trong đoàn thể dù có nguyên nhân chính “DoTrời khiến” hay “Do nhau tạo thành”. Chúng ta là người trong cuộc, không thể làm kẻ bang quan đứng nhìn được. Trong bài "Tự Thán" Đức Thầy có cho biết:

    .. “Tài, tai hai chữ cân phân,
    Trời ban họa phước một lần cho ta”...
    Đức Thầy muốn giáo huấn chúng ta về quy luật vũ trụ: “Âm Dương tương tác" là nguyên tắc tuyệt đối trong sự vận hành. Đến như các nguyên tử nhỏ nhất còn có cả âm dương. Thế nên sống kiếp nhân sinh khó tránh điều họa phước.
    Đức Thầy là bậc siêu nhân, làm chủ Âm Dương mà khi lâm phàm độ chúng, còn phải cùng gánh điều họa phước với chúng sanh. Há chúng ta là người trong bể tục, mang nghiệp chướng nhiều đời, tránh sao khỏi việc cùng chung cộng nghiệp nhồi quả báo đền.Tóm lại, Đoàn thể bất cứ trong tình trạng thế nào, việc đoàn kết vẫn là cao trọng nhất. Đoàn kết mới đủ trí tuệ phân biệt chánh tà họa phước, Đoàn kết mới đủ sức chịu đựng cơn thử thách để tồn tại phát triển và tránh họa ngoại nhân. Đoàn kết mới có cơ hội bổ cứu cho nhau những khi thất thố bất bình.
    ĐứcThầy đã hằng khuyên nhũ:

    “Từ trên tới dưới thuận hòa
    Hay hơn châu báu ngọc ngà giàu sang”.
    Tuy nhiên, nói thì dễ mà làm thì khó, thế nên câu: “Vạn sự khởi đầu nan” là bài học cảnh giác muôn thuở. Chúng ta thử thực hành ứng dụng vào sự kiện bất đồng của hai tác giả Duệ Trí và TrầnTrung Hưng một lần xem. Một bên hết lòng tán dương ca ngợi ông Thanh Sĩ có vẻ hơi vượt mức. Một bên cũng sẳn sàng phản bác cũng hơi thiếu nhân nhượng. Muốn hóa giải cuộc “chạm trán” này đành rằng không dễ, nhưng cũng không phải là không thể, chí ít cũng giảm nhẹ phần nào so với sự phó thác tự nhiên. Dấu hiệu đáng lạc quan là cả hai tác giả có cùng tấm lòng tôn kính Đức Thầy tuyệt đối, tuy cách thể hiện có khác, đồng thời cả hai đều có chung ý chí muốn minh bạch hóa các vấn đề có liên quan Đoàn thể từ hơn 65năm nay. Nhìn chung mong muốn của cả hai là đúng. Rất không muốn các mâu thuẫn kéo dài, nhưng cách làm của Duệ Trí và Trần Trung Hưng không thật sự thuyết phục. Không phải chỉ minh bạch lý lẽ là đủ mà còn phải đạt tình, vì chúng ta là giống hữu tình không thể khô khan chấp lý cực đoan thái quá được. Muốn cho tình, lý hài hòa nhất định một khuynh hướng Trung hòa cũng nên được đề xướng, nhằm dung nạp mọi sự khác biệt cần thiết để cùng đồng hành trên lộ trình Trung Đạo. Đức Thầy đã dạy:
    “Thắng thất tình giữ vẹn đạo trung”
    Không có nghĩa là tiêu diệt triệt để 7 thứ cảm tính cơ hữu trong mỗi con người để thành “Cây khô cá chết” mà chỉ điều tiết sao cho không đến mức cực đoan ô nhiễm theo xu hướng phàm phu ích kỷ, rồi biến chúng thành 7 thứ lợi khí phục vụ nhân loại theo Thánh ý trong sạch cao cả. Không nên có ý định chinh phục nhau bằng thái độ cực đoan. Bên nào cũng có cơ sở để bảo lưu quan điểm của mình một cách kiên cố cả. Người ta nói “Thời gian là ánh sáng sự thật” cớ sao đã 65 năm mà nhiều sự thật trong Đoàn thể ta chưa được hiển bày? Tất nhiên có nhiều nguyên nhân: Do cơ Trời thử thách, do nghiệp lực cộng hưởng, do cơ duyên chưa muồi, do vận hạn chưa dứt và không thiếu yếu tố con người tác động… Càng cực đoan cố chấp, hay thụ động buông xuôi đều đồng nghĩa là làm chậm lại tiến trình minh bạch hóa sự thật, không bổ ích cho sự đoàn kết nội bộ. Nên chăng cần có một giải pháp dung hòa theo tinh thần Đạo pháp bao dung.
    Để góp phần kết nối dung hòa giữa hai quan điểm, tôi xin tự nguyện đặt mình vào vị trí trung lập, sẳn sàng làm tấm bia ba mặt (3D) nêu lên ngu ý của mình đưa ra quan điểm thứ ba, cùng tham gia lý giải những tình tiết gút mắc được tạo ra từ hai tác giả. Trước tiên là phân tích “Thư Phản Ảnh” củaTrần Trung Hưng. Xin lỗi tác giả, lẽ ra tôi không đủ tư cách xen vào văn bản này vì phần chuyển tải thông tin tác giả không có dụng ý gởi đến cộng đồng, nhưng nội dung lại là đề tài Tôn giáo thuộc lãnh vực chung do đó xin bạn thông cảm.
    Trước hết xin khẳng định với tác giả, tất cả tín đồ PGHH chỉ có một thành phần duy nhất là tại gia cư sĩ không có thành phần khác, cho dù trên thực tế có nhiều nhóm lầm nhận tự giới thiệu thế này thế khác. Sự đồng cảm với tác giả tiếp theo chính là đoạn:“Nhận xét khách quan, chúng tôi nhận thấy ông Thanh Sĩ là tín đồ PGHH, là một đồng đạo cao niên, qua quá trình tu tập có trí tuệ thông minh, luận giải đạo lý điển hình là bộ Hiển Đạo, qua lời lẽ bạch văn, người bình thường đọc qua thấy dễ hiểu, nhận thấy lời lẽ của ông không có gì thất kính với Đức Huỳnh Giáo Chủ việc luận giải đạo đức nhằm mục đích khuyến tu”. Rất hoan nghinh tác giả có khách quan nhận xét. Tuy là nhận định khái quát, nhưng cũng đủ thể hiện tinh thần biết trân trọng ông Thanh Sĩ là bậc chân tu có trí tuệ do tu tập mà có. Phù hợp với quan điểm chung nhất. Nếu tất cả những đồng đạo không thuộc “Trường phái” thân ông Thanh Sĩ đều có nhận định khách quan như bạn thì quả là một tín hiệu khả quan rất đáng mừng. Riêng phần cuối của đoạn văn này tôi xin có chút ý kiến: “Vả lại việc làm này không có sự trăn trối của ông Thanh Sĩ”. Theo tôi: không riêng gì ông Thanh Sĩ, hễ là bậc chân tu thì không vị nào lại đi "Dặn dò" người khác viết hay nói ca ngợi tán dương mình cả.
    Từ “trăn trối” bạn dùng có vẻ không phù hợp đối với bậc chân tu, có thể đổi thành “di ngôn” hay “dặn dò” hoặc “ủy thác” hay “di chúc”. Vấn đề viết tiểu sử về bất kỳ nhân vật lịch sử nào dù đời hay đạo, mọi người được quyền tự do viết, miễn là trung thực khách quan, không xuyên tạc thất kính. Duệ Trí viết tiểu sử Ông Thanh Sĩ là quyền hành sử chính đáng của tác giả mà ai cũng được quyền như thế, nếu hội đủ điều kiện. Đồng thời những thiếu sót của tác giả thực tế có ảnh hưởng đến tôn giáo thế nào qua lăng kính "Thư phản ảnh" của Trần Trung Hưng chúng ta cũng được quyền tham gia phân tích tìm hiểu lần lượt theo từng nội dung sau:
    Câu 1 trang 5: Tác giả Trần Trung Hưng thắc mắc tác giả Duệ Trí qua 4 nghi vấn. Tôi xin tham gia giải thích sau:
    - Ông Thanh Sĩ sang nhật“Vì hoàn cảnh gì?”
    Xin trả lời: Ông Thanh Sĩ sang Nhật với nhiều hoàn cảnh trắc trở cơ duyên. Chính Ông tiết lộ:
    “Vì cảm thấy cơ duyên trắc trở,
    Tạm xa nhau từ đó đến nay”

    Nhưng lý do chính là “Hoàn cảnh tỵ nạn”. Tác giả cũng biết 1955 sau khi Ngô Đình Diệm chấp chánh liền ra chính sách triệt tiêu các lực lượng giáo phái và các tổ chức chính trị nếu không có tư tưởng qui thuận Ngô trào. Điều này ông Thanh Sĩ đã đoán biết nên đã lập thủ tục xuất dương trước khi sắc lệnh ban hành, chỉ trễ trong một thời gian ngắn nữa thủ tục xuất cảnh cũng khó thông qua.Tình hình khẩn trương như vậy nếu ở lại Việt Nam ông khó bảo toàn tính mạng và bảo vệ thân danh, còn liên lụy đến Đoàn thể là điều khó tránh. Thứ nhất lúc bấy giờ ông Thanh Sĩ là nhà hoằng pháp trọng yếu tại Tây An Cổ Tự được thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ bảo vệ an ninh. Nếu Ông không cùng Ông Nguyễn qui thuận “Triều Ngô” tất bị đàn áp. Ngược lại hợp tác với chế độ gia đình trị là mất chính nghĩa. Thế nên việc Ông xuất dương kịp thời là thượng sách lưỡng toàn.
    Còn về “sứ mạng” Luận theo từ ngữ: Là mệnh lệnh cấp trên ủy thác trọng trách cho bên dưới. Vậy về pháp lý ông Thanh Sĩ là tín đồ không chức sắc lãnh đạo, nên không đủ điều kiện để Ban Trị Sự ủy thác trách nhiệm. Nhưng về Đạo lý thì trí tuệ và công cuộc hoằng pháp ông có biểu hiện vượt trội. Thế nên, nếu được giao sứ mạng hoằng pháp ra nước ngoài thì là ĐứcThầy chứ không ai khác. Nhưng lúc bấy giờ Đức Thầy đã vắng mặt 8 năm. Nếu xét về sự tướng thì không thấy ông Thanh Sĩ được ĐứcThầy giao sứ mạng gì. Còn về cơ huyền tuy không dễ ai rõ thấu. Nhưng qua Kinh giảng thì Đức Thầy cho biết Ngài có sắc lịnh trong công cuộc truyền khai Đạo Pháp khắp cả hoàn cầu như:
    “Ta thừa vưng sắc lệnh Thế Tôn,
    Khắp hạ giái truyền khai Đạo pháp.”


    Vậy nếu phải chọn một vị trợ pháp có năng lực cho Đức Thầy sai khiến ở nơi hải ngoại thì chắc chắn ôngThanh Sĩ là ứng viên được ưu tiên tính đến. Việc nầy chúng ta người phàm mắt tục chớ khá luận bàn và cũng không nên đặt vấn đề “Sắc lệnh Thế Tôn” cấp cho Đức Thầy số mấy đã được cấp ngày nào và ai đã nhìn thấy?
    - Vấn đề tiếp theo tác giả thiện trách ông Thanh Sĩ có vẻ quá đáng về việc bỏ mặc đoàn thể lúc hiểm nghèo.Tác giả xét lại xem, tai nạn của Đoàn thể dưới trào Ngô thuộc lãnh vực chính trị Quân sự, mà ông Thanh Sĩ là người chuyên hoằng pháp không có thẩm quyền định đoạt, vả lại ông chỉ được vị tướng Nguyễn Giác Ngộ bảo trợ an ninh cho công cuộc hoằng pháp thôi, chứ ông Thanh Sĩ đâu có lãnh đạo trực tiếp 3 lãnh vực Tôn giáo - Chính trị - Quân sự như Đức Thầy mà điều động ứng phó mọi tình huống. Nếu ở lại VN ông sẽ làm được gì, thay vì ra hải ngoại ông còn có dịp điều trần trước Ủy hội Quốc tế về thảm trạng Tôn giáo ở Việt Nam có phải là tốt hơn không. Điều này chính ông Thanh Sĩ có thố lộ trong Lá Thư Đông Kinh. Nhìn chung tất cả nạn ách của Chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên đều nằm trong Lý Thiên đình hoạch định. Đức Thầy là đấng cứu tinh còn phải than rằng: “Ta không thể đem phép huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên”.
    - Thắc mắc cuối cùng của tác giả “Ông đã làm được tiếng tăm gì cho Đạo PGHH ở Nhật mà cho đến nay chẳng thấy có tín đồ PGHH nào ở Nhật”.
    Xin thưa ông bạn “khó tính” ông Thanh Sĩ khi đặt chân đến xứ Phù Tang với danh nghĩa tín đồ PGHH tỵ nạn, tất nhiên lý lịch ông các cơ quan quản lý điều biết. Nếu con người Ông xấu thì PGHH xấu lây. Nếu Ông có danh phận rỡ ràng thì PGHH thơm lây. Thực tế ở Việt Nam ông nổi tiếng về tài thuyết pháp ứng khẩu và sáng tác thi thơ luận giải đạo lý PGHH. Khi đến Đông Kinh trí tuệ Ông vẫn còn đó và ông đã tiếp tục sáng tác Hiển Đạo, lại còn nhanh chóng trở thành Giảng viên trường Đại học Waseda là môi trường tiếp cận giới trí thức, học giả, chính khách các nhà lãnh đạo tôn giáo hải ngoại, nếu Ông không nhân cơ hội này để quảng bá Đạo Nhà thì còn phải nói điều gì khác nữa? Đặc biệt khi ông giảng dạy khoa Triết Học tất có triết lý Tam Giáo, đó lại là mục đích chấn hưng của PGHH, chính là bản “ruột” như hồi còn ở VN thì khác nào buồm thuận,nước xuôi. Mà giảng về triết lýTam giáo thì có khác gì hoằng pháp lợi sinh. Chỉ tính giờ dạy trên bụt giảng trường Đại học trong 10 năm thôi cũng gấp hằng chục lần hai năm hoằng pháp nơi Tây An Cổ Tự. Tuy nhiên tính về công suất có qui mô như vậy, nhưng thực chất các sinh viên giáo sư có chịu tu hay không là chuyện khác, dù sao so về chất lượng tu hành của sinh viên Giáo sư các nước vẫn không sao đuổi kịp tín đồ PGHH Việt Nam thuần túy tu hành, vì VN là Thánh địa hoàn cầu là nơi sau này mở hội Long Hoa và tín đồ PGHH phần đông có sâu duyên với vị Phật sống người VN. Tóm lại ông Thanh Sĩ có thành công nơi đất Nhật trên bất cứ lãnh vực nào thì Đức Thầy đều được thế giới tôn vinh và Phật Giáo Hòa Hảo tất được thơm lây, vì ông chưa cải Đạo và chưa ngừng ý chí độ đời suốt 18 năm nơi đất khách.

    - Phần cuối câu hỏi số 1 ông bạn TrầnTrung Hưng khát khao có được người đồng đạo Nhật Bản mà “Chẳng thấy có một tín đồ PGHH Nhật Bản nào” sang chơi.
    Thưa bạn, thắc mắc của ông bạn rất lý thú. Nhưng nếu có từ 1 đến 10 hay đến trăm…thì làm sao ta thống kê cho được. Xin giải thích một vòng với ông bạn trước khi kết luận vấn đề. Một trong 5 sứ mạng thiêng liêng của ĐứcThầy là chấn hưng Phật Giáo, vậy mục đích tối trọng của PGHH là tận dụng mọi phương tiện cốt khôi phục quang minh Phật Giáo chân truyền của Đức Thích Ca chứ không phải là một hệ phái nhỏ của Đạo Phật. Thế nên nhà truyền giáo hay nhà hoằng pháp Phật Giáo Hòa Hảo tùy duyên thế nào khiến cho tín đồ Phật giáo bất kỳ quốc gia nào nhận ra chân lý và hành đúng chân truyền chánh đạo vô vi của Phật Thích Ca thì người Phật tử đó chính là tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo đích thực đó thôi. Hay nói ngược lại tín đồ PGHH nào nhận được chân lý tu đúng chân truyền PGHH chính là tín đồ Phật Giáo chân truyền của Đức Thích Ca chẳng khác. Xưa kia Đạo Phật vẫn khuyến khích nhà hoằng pháp diệu dụng đa phương tiện hóa chúng nhằm đưa chúng sanh dễ đến với chân lý giải thoát. Ngày nay PGHH chủ trương cũng chẳng khác. Tìm hiểu phương pháp Khai hóa cứu đời của Đức Huỳnh Giáo Chủ chúng ta thấy: Ngoài tính khế lý, giáo lý PGHH còn có tính khế cơ. ĐứcThầy đã có lần khẳng định tính tùy duyên trong giáo hóa như sau:

    “Tùy phong hóa nhân sanh phù hạp,
    Chấp bút thần tả ít Bổn Kinh”.
    Đức Thầy là Phật mà viết kinh văn còn phải tùy phong hóa dân tộc. Phong hóa là gì? là phong tục và văn hóa của mỗi dân tộc. Thế giới này chưa có thứ phong tục văn hóa toàn cầu hay phong tục văn hóa chung cho khu vực. Hơn nữa Nhật Bản đâu phải là dân tộc dễ dàng cải sửa phong tục văn hóa. Dân tộc tính của họ bảo thủ nhất Thế giới. Chính Hòa thượng Thích Trí Quảng còn phải e dè nghe lời dặn dò của ông Thanh Sĩ là không nên chạm vào tự ái dân tộc của họ sẽ khó sống, lúc Hòa thượng du học Nhật Bản.
    Nói như vậy không có nghĩa là Đức Huỳnh Giáo Chủ không thể truyền khai tư tưởng PGHH sang các nước hâm mộ Phật Giáo trên thế giới được. ĐứcThầy đã cho biết trong bài Sứ mạng “Ta là một trong các vị cứu đời ấy. Ai liễu Đạo nơi quốc độ nào thì cũng phải trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân”. Như vậy, với tấm lòng thành chúng ta đặt hết đức tin tuyệt đối dám nghĩ rằng: Khi đã nhận sắc lệnh của ĐứcThích Ca, Đức Phật Di Đà và Đức Ngọc Đế thì ĐứcThầy đã truyền khai Đạo pháp trên khắp địa cầu từ giai đoạn đó rồi, đâu phải đợi đến 1955 Ông Thanh Sĩ mới qua kia truyền Đạo thì đã muộn màng thay. Vì nơi nào,nước nào cũng đều có vị liễu Đạo ở nước đó trợ pháp cho Đức Thầymà lập raTông phái Phật giáo chân truyền cho phù hợp với phong hóa dân tộc nước đó nhằm chấn hưng Phật giáo, vì từ lâu tất cả các tông phái Phật giáo trên thế giới đều đã thất truyền đâu riêngVN, rất cần được chấn hưng theo sắc lịnh của Đức Thế Tôn.
    Nếu ông Thanh Sĩ có duyên với nước nào, vị lãnh đạo Tôn giáo nào, thì cũng chỉ là trợ pháp cho các vị liễu Đạo nơi quốc độ đó,đâu thể tự do mở đạo hay lập tông phái tùy ý hoặc đem nghi thứcTôn Giáo mình áp đặt cho Tôn giáo các nước.
    Để kết luận: Theo sắc lệnh bề trên Đức Huỳnh Giáo Chủ đã truyền khai đạo pháp khắp hoàn cầu, và nơi nào cũng có những nhà liễu Đạo lập thành tông phái có cùng tư tưởng chấn hưng chân truyền Đạo Phật Thích Ca phù hợp với phong hóa dân tộc nước đó, chứ không thể có hình thức giống yTôn giáo của mình.Chính vìvậymà ông Thanh Sĩ cũng chỉ trợ duyên tùy thuận chứ không thể rập khuôn, trừ phi Việt Kiều PGHH thì phải y theo khuôn mẫu PGHH quê nhà VN vì có cùng phong hóa dân tộcVN. Xin bạn đừng trông đợi người đồng đạo Nhật Bản với chiếc áo bà ba, tóc dài hoặc ngắn thường hay đi cầu nguyện như mình trên đất nước Phù Tang.
    Câu 2/ Trang 9. Tác giả TT Hưng không đồng tình với tác giả Duệ Trí việc: "Ông Thanh Sĩ chỉ học lớp 3 bậc tiểu học thế mà qua Nhật được thâu nhận ngay vào trường Đại Học thật là một việc hy hữu…”
    Trước hết tôi đồng cảm với Trần Trung Hưng trong sự nghi vấn cách diễn giải tường thuật của Duệ Trí ở điểm 1 trang 109. Xét thấy Ông Thanh Sĩ sang Nhật với lý do chính là tỵ nạn, chứ không phải mục đích đi du học. Nên không cần thiết phải vội vàng vận động xin nhập học vào trường đại học Waseda, trong khi các phương tiện về ổn định nơi tạm trú, sinh họat đời sống và thủ tục nhập cảnh còn lắm nhiêu khê, nhất là tài chánh. Điều cần yếu thông thường đối với người nhập cư là học ngôn ngữ đàm thoại bản địa hay sinh ngữ thông dụng (Anh, Pháp) để tiện giao dịch với người bản xứ. Vấn đề ngôn ngữ này đối với ông khả năng có thừa, trừ phi Ông không muốn phô trương để người không phải chú ý, có thể ông Thanh Sĩ sẽ quyền biến cho phù hợp với thường nhân bằng cách tạm học hay tự học tại các Trung tâm tư thục hoặc công lập dành riêng cho người mới nhập cảnh. Thực tế đó lại rất thích nghi với người bạn đồng hành như ông Lệ là thường nhân tùy tùng. Nếu xét trường hợp ngoại lệ do trí tuệ vượt bậc khác thường ông Thanh Sĩ đủ sức hội nhập vào trường Waseda theo hình thức đặc biệt dành cho Thần đồng, hay "Kỳ nhân quái kiệt" như một số trường ở các quốc gia Âu Mỹ, thì trường hợp ông Lâm Văn Lệ không đủ điều kiện để cùng nhập khóa vào Đại học với ông Thanh Sĩ (Như cách Duệ Trí đã diễn giải có vẻ quá dễ dàng). Riêng ý tôi còn khó tính hơn Trần Trung Hưng trong việc không thể chấp nhận mẫu chuyện ông Lệ nhờ Đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ giới thiệu thẳng vào trường Waseda. Trách nhiệm ngoại giao chỉ có liên quan với chính phủ chứ không có thể liên quan đến thẩm quyền giới thiệu đặc biệt có tính phá lệ qui tắc bổn trường. Còn chưa tính đến việc nữa chừng ông Lệ hồi hương bỏ học, vậy ông Thơ trả lời sao với Ban Gíam Hiệu nhà trường. Dựa theo một vài sử liệu cận đại được biết: ông Nguyễn Ngọc Thơ sau khi thừa lịnh TT Ngô Đình Diệm dùng kế chiêu hàng rồi trở mặt bắt tướng Lê Quang Vinh và tử hình ngày 13/7/1956 tại Cần Thơ. Thời gian sau đó nhằm tránh tai tiếng cho ông Thơ, chính phủ Diệm bổ nhiệm Nguyễn Ngọc Thơ sang làm Đại sứ VN tại Nhật Bản. Vậy lúc ông Thơ sang Nhật, cách sau thời điểm Ông Thanh Sĩ đến ToKyo gần 2 năm, bấy giờ thì ông Lâm Văn Lệ đã về VN hơn 1 năm và Ông Thanh Sĩ cũng đã ổn định mọi thứ. Làm sao có chuyện Ông Thanh Sĩ và Ông Lệ gặp ông Thơ ngoài đường phố để giới thiệu hai Ông vào trường Đại học Waseda một cách dễ dàng được. Một mình Ông Thanh Sĩ nơi đất khách nếu tình cờ có gặp ông Thơ thì Ông Thanh Sĩ chưa chắc đã dám "Thấy sang bắt quàng làm họ" vì bài học "trở mặt" đối với vị tướng Lê Quang Vinh còn "nóng hổi".Vả lại Ông Thanh Sĩ chưa từng quen biết ông Thơ bao giờ. Một điều đáng minh bạch nữa là: Nếu nhập học chính thức là một sinh viên Đại học phải tuân thủ các môn học khác và Nhật Ngữ. Đối với ông Thanh Sĩ thì không sao, nhưng ông Lệ liệu có kham nỗi không với sức học thường nhân. Việc xác định ông Thanh Sĩ đỗ cao trong kỳ thi bán niên hạng nhất toàn trường trước mấy chục ngàn sinh viên thì quá cường điệu, đâu phải tất cả sinh viên trường cùng học một khóa, mà tất cả đem so với một người, Đại học 04 năm thì có bốn khóa. Mỗi khóa mỗi trình độ khác nhau đâu thể đem khóa mới so với ba khóa trước theo mỗi kỳ thi được. Thêm một mẫu chuyện cuối nữa trong vụ học tập này là việc ông Lệ luôn ngạc nhiên và so đo hơn thua với ông Thanh Sĩ. Ông Lệ đã từng gần gũi và quá hiểu về tài năng và trí tuệ ông Thanh Sĩ ở quê nhà.Không biết ông là một "quán quân" khoa ngôn ngữ hay sao? Góp ý cho điều này tôi xin đưa ra vài lập luận tạm gần với thực tế một chút. Theo lời của ông Thanh Sĩ:
    “Ta như đồng đạo trẻ già
    Theo Huỳnh Giáo Chủ tại gia tu hành
    Tu hồi mười sáu tuổi xanh
    Đến năm Mậu Tý xuất hành khuyên dân”

    Cộng với những thành tựu qua 2 khóa hoằng pháp, thuyết pháp ứng khẩu và các tác phẩm trong Thi lục. Tất cả đồng đạo không phân biệt chính kiến xu hướng khác nhau đều khách quan công nhận ông Thanh Sĩ đã phát huệ từ sự tu tập. Như Đức Thầy cho biết: “Tâm bình tịnh được thì phát Huệ”, Đạt đến cảnh giới này là căn bản sắp hoàn tất giai đoạn tự giác, đối với ngoại duyên chỉ còn tùy thuận cơ Trời mà chủ động tùy duyên bằng mọi phương tiện thực hiện bản nguyện giác tha.
    Vậy vấn đề ông Thanh Sĩ có trở thành Giảng sư phụ giảng hay chính giảng ở Trường Đại học Waseda không còn là vấn đề phải tranh luận. Tin chắc một điều những thông tin trên đã được ông Thanh Sĩ cho biết trong những lá thư ông viết từ Đông Kinh, chứ không phải do tin đồn truyền khẩu. Đối với bậc có tâm bình tịnh như ông chỉ một gian dối hoặc sự phô trương nhỏ thôi trí tuệ cũng đủ tan biến thành thường nhân. Điều này đã từng được ông tự cảnh giác:
    “Tiên quá bước hườn ngay phàm tục;
    Thánh lộn đường giây phút phàm phu”.

    Hoặc:
    “Mẹ đấy con! Ngũ thông có đủ,
    Nhiều vị Tiên đã rũ tại trần”.

    Trên thực tế suốt 18 năm trên đất Phù Tang trí tuệ minh mẫn của ông không có dấu hiệu sa sút, nếu chưa thật sự đạt đến cảnh giới thâm hậu trong việc giảng dạy từ sinh viên đến Giáo sư và biểu hiện rõ nét nhất là sáng tác17 tác phẩm trong Hiển Đạo. Ngay những ngày nằm trên giường bịnh lúc sắp cuối đời, các bác sĩ đã nhiều lần dằng co giựt bút của ông. Chứng tỏ trí tuệ ông thuộc lãnh vực bất thối…
    Muốn tìm hiểu phần nào về phương tiện Ông hội nhập vào Trường Đại học Waseda bằng cách nào cho có vẻ khoa học một chút, ta nên dựa vào mục tiêu đào tạo của trường Đại Học Waseda để suy ra lộ trình thâm nhập của ông. Theo thông tin trên trang mạng www.toancauco.edu.vn có ghi:
    “Mục tiêu của trường là cung cấp sự độc lập trong học tập, sự ứng dụng của kiến thức và góp phần rèn luyện xây dựng những công dân tốt cho toàn xã hội. Để nâng cao việc tự học, trường đại học nhấn mạnh đến tính tự do của việc nghiên cứu sáng tạo đóng góp vào sự tiến bộ của ngôn ngữ”.
    Nội dung mục tiêu này có 3 chi tiết quan trọng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của ông Thanh Sĩ trong tiến trình hội nhập. Chắc chắn nhà trường có ưu tiên thành lập một phân khoa nghiên cứu và tự học để đáp ứng cho ba mục tiêu dưới đây:
    1. Cung cấp sự độc lập trong học tập.
    2. Để nâng cao việc tự học
    3. Tính tự do nghiên cứu sáng tạo đóng góp vào sự tiến bộ của ngôn ngữ.
    Ba điểm nhấn này là cơ hội cho ông Thanh Sĩ lựa chọn một cách tốt nhất: “Độc lập tự học và tự do nghiên cứu” Ông chỉ tham gia tập trung trong các kỳ thi lấy chứng chỉ Học phần và bằng Tốt nghiệp chứ không phải mất thì giờ đến lớp, với cách này không trở ngại sĩ diện nhà tu "quá tuổi đại học" Ông lại có dư thì giờ sáng tác, trả lời thư và các công việc Đạo sự khác. Nếu như hoàn cảnh khách quan không buộc ông phải dùng "Quyền thuật qua ải" thì phương pháp tự nghiên cứu trên là thuận lợi nhất. Còn về khả năng đối với ông thật chẳng đáng lo ngại. Nếu ở Việt Nam trình độ lớp 3 mà thuyết pháp ứng khẩu trôi chảy thanh thoát thao thao, thì lớp 3 tự học để trở thành Giảng sư Đại học lại có phần dễ dãi hơn nhiều đối với người đã có tâm “Ngồ ngộ". Rất mong hai ông đồng đạo Duệ Trí và Trần Trung Hưng một lần bắt tay với tôi trong quan điểm này.
    3/. Trang 21: tác giả TT Hưng phủ nhận việc: "Ông Thanh Sĩ nhờ ông Trần Văn Soái chuyển dùm bức thư kính thăm Đức Thầy lúc Ngài ở Sài Gòn".
    Theo ý tôi việc này có thật hay không vẫn không ảnh hưởng cộng đồng. Đây thuộc phạm vi tình cảm trong bổn phận tín đồ, thể hiện lòng thành kính đối với Tôn Sư. Tín đồ nào cũng có thể thực hiện tốt như vậy, nếu được người trung gian (Ông Năm) chấp nhận. Tác giả đừng quá khẩn trương một cách nghiêm khắc đặt vấn đề tại sao việc "Chuyển thư" không nghe các bô lão kể hoặc ghi vào tài liệu. Tiền bối vì bổn phận tự nguyện hầu hạ bên Thầy chứ đâu phải theo kề để quản lý mà mọi việc phải cần thấy, cần nghe hay cần biết, cần bàn không được sót. Chỉ một lá thư không rõ nội dung mà phải ghi vào tài liệu sách vở nữa sao? Theo tôi việc "đưa thư" này Duệ Trí cũng không nên "Kê" vào quyển Tiểu sử, vì nó chẳng làm sáng tỏ thêm điều gì khi mà nội dung lá thư không biết đã chứa đựng việc chi?
    4/. Trang 22: Ở đoạn này tôi đồng tình với TT Hưng cùng phủ nhận Duệ Trí dẫn mẫu chuyện “Trong năm Giáp Thân 1944 ông Thanh Sĩ đến Sài Gòn thăm Thầy Qui y trực tiếp”…và được ĐứcThầy khoác tay nói “Về đi Thầy chứng rồi”, hoàn toàn không có thật. Dựa vào "Lời Bạt" của ông Thanh Sĩ có đoạn:
    Mặc dù không được duyên hầu hạ bên ĐứcThầy song lòng tôi không lúc nào lảng quên hình ảnh của ĐứcThầy mà trước kia trong dịp ĐứcThầy đi khuyến nông tôi đã hân hạnh được thấy”.
    Qua đoạn tự thuật trên ông Thanh Sĩ đã xác định chỉ hân hạnh được thấy Đức Thầy chỉ một lần năm1945 và chắc chắn do chỗ đông người ông Thanh Sĩ cũng không may mắn được ĐứcThầy nhìn thấy vì công cuộc khuyến nông được tiến hành rất khẩn trương và qui mô trước sự dòm ngó của các cao quan người Nhật. Vậy mẫu chuyện ông Thanh Sĩ lên Sài Gòn thăm Đức Thầy được Duệ Trí đề cập ở trang 22 trong tập sách hoàn toàn không có cơ sở. Tác giả Trần Trung Hưng không chấp nhận và đặt nhiều nghi vấn là đúng. Tuy nhiên trong cách đặt vấn đề phản biện tác giả TTHưng đã rơi vào sự so sánh lệch hướng nên cách lập luận có vẻ chủ quan thiếu thuyết phục. Thứ nhất tác giả đặt nặng sự quán xuyến thông tin của các vị thị giả bên cạnh Đức Thầy là chắc chắn không sót lọt bất cứ tình tiết nhỏ nào. Không đâu tác giả, sứ mạng của Đức Thầy rất thiêng liêng mầu nhiệm, tiềm tàng bí ẩn cơ huyền, nên phương tiện hóa chúng của Ngài không thường nhân cao đồ nào am tường thấu đáo chỗdụng ý sâu xa, cho dù sự việc được bày tường trước mắt. Và ôngThanh Sĩ cũng không phải thường nhân mà nặng việc thị phi muốn phô trương thanh thế cho người khác tán dương mình, để cho tác giả phải nghi ngờ đặt câu hỏi hơi có vẻ thường tình “Hay do ông Thanh Sĩ nói cho Ban biên tập biết chăng ?”. Cũng không phải những vị cao đồ thân cận ĐứcThầy như các ông GiáoThìn ,Giáo Khương… cứ mỗi mẫu chuyện bênThầy đều được thấy nghe và nhớ một một như Đức A Nan Đa thị giả. Có lẽ do ray rứt câu dẫn chứng thiếu cơ sở của tác giả Duệ Trí “Về đi Thầy chứng rồi” mà tác giả TTHưng phải cưỡng dùng đến một chiêu thức quá tầm, mượn cả Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy để phủ nhận.“Thi văn Giáo lý toàn bộ của Đức Thầy chưa từng đề cập đến ông Thanh Sĩ” điều này cũng đúng, vì trên thực tế Đức Thầy chưa từng trực tiếp gặp ông Thanh Sĩ lần nào, kể cả việc ông Thanh Sĩ duy nhất một lần hân hạnh nhìn thấy Đức Thầy trong lần đi khuyến nông cũng chỉ là diện kiến đơn phương thôi, thì làm sao Đức Thầy lại đề cập trong giáo lý.
    Tuy nhiên ông bạn TTHưng cũng nên hiểu chính xác rằng: Thi văn Giáo lý toàn bộ của ĐứcThầy là một pháp bảo vô giá, là phương tiện tối diệu cứu độ tất cả chúng sinh, chứ không nhằm ân huệ riêng cá nhân nào kể cả ông Thanh Sĩ. Thỉnh thoảng trong ấy Đức Thầy có đề cập vị nầy vị nọ vì câu chuyện có liên quan trong lúc ấy, chứ đâu phải sự đề cập như vậy đồng nghĩa với việc Đức Thầy đã thọ ký hay cảm chứng riêng tư… Đối với câu “Về đi Thầy chứng rồi” thật sự không cơ sở và chắc chắn không đúng với ngôn phong của một Giáo chủ siêu phàm, chúng ta không cần phải dùng nhiều cách đánh đổ, hãy xem như khó tin là đủ rồi.
    Để kết thúc phần tranh luận câu bốn này, tưởng cũng nên bàn bạc cho sáng tỏ về việc “Tổ Tổ tương truyền” mà TTHưng đã so sánh. Ta thử nhận định hai từ “Thầy chứng” xem có tương tự sự kiện “truyền trao y bát” như bạn TTHưng đã nhấn mạnh không?
    Thầy chứng” nghĩa là: Thầy chấp nhận hay Thầy đồng ý cho tín đồ qui y, cho tấm lòng thành hay cho hành vi đạo đức… hoàn toàn không bao hàm việc thọ ký, truyền thừa nối ngôi Tổ mà cần phải công bố cụ chứng y bát truyền trao. Vả lại việc truyền thừa xưa kia trong PG đã có 33 lần đều được diễn ra đúng lúc vị Tổ Sư sắp tịch diệt mãn duyên và vị Đệ tử kế truyền phải được chứng minh đã đắc pháp hiện tiền. Đó là nghi thức truyền thừa thời chánh pháp, tượng pháp. Nay đã nhằm kỳ mạt pháp bặt truyền, những việc tương tự như vậy mãi mãi sẽ không xảy ra với Đạo PGHH. Vì với sứ mạng chấn hưng Phật gíao của Đức Huỳnh Giáo Chủ hãy còn nhiều trọng trách nặng nề trong kiếp sau cùng này, nhất định đến lúc thuận duyên Ngài sẽ trở lại hoàn thành theo cơ Thiên định. Nếu như từ nay đến lúc "Sư đệ trùng phùng" do hiệu năng mầu nhiệm giáo lý của Ngài có tín đồ nào phát huệ hay tỏ ngộ cũng chỉ có thêm phương tiện trợ pháp cho ĐứcThầy,chứ không thể có chuyện “Tổ Tổ trương truyền, truyền trao y bát” trong mọi trường hợp. Ông Thanh Sĩ là người có trí huệ đặc biệt hơn hẳn chúng ta, lẽ nào không hiểu thánh ý cơ huyền lại đi ngược Thiên lý, mà đồng đạo chúng ta một số vì lòng quá trung thành lại đâm ra lo ngại hiểu lầm, vô tình khiến Đoàn thể vốn đã yếu thế lại càng yếu thêm.
    5/. Trang 25: Đọc đến mẫu chuyện ông Ba Lạc và nhóm đồng đạo chuyển thư cho Đức Thầy trong buổi khuyến nông ở Sa Đéc trong tác phẩm của Duệ Trí, tôi hết sức bàng hoàng nuối tiếc cho tác giả vô cùng, với một ngòi bút có tiềm năng luận giải Đạo lý sắc bén sâu rộng, có bản lĩnh khai thác nhiều lĩnh vực sâu kín mới mẽ trong triết lý Tam Giáo và Giáo lý Đức Thầy cũng như nhận thức đúng mực 17 tác phẩm trong Hiển Đạo, nhất thời lại vấp phải một thiếu sót khó châm chước như vậy,cho dù đối với độc giả dễ tính. Có lẽ do Duệ Trí quá chủ quan chăng ? Hay vì thiên cảm nhóm đồng hành cộng tác không nỡ bỏ bụng những “nhà sưu tầm nghiệp dư” đã nhiệt tình cung cấp thông tin thiếu cơ sở. Nếu không vậy tại sao tác giả lại quá hời hợt thiếu cân nhắc đến mức bất cẩn nghiêm trọng như vậy. Câu chuyện này ngoài tác hại gây phản cảm cộng đồng độc giả, còn ảnh hưởng không nhỏ đến Thần thái uy nghiêm của Đức Thầy, vô tình kích hoạt mạnh mẽ cho sự hiểu lầm ông Thanh Sĩ càng có thêm động lực mới, trong khi cộng đồng đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thích nghi vẫn còn nhiều gian nan phía trước.
    Nếu phải phanh phui câu chuyện nầy cho rốt ráo thì sự rạn nứt nội tình càng thêm trầm trọng . Tình thế đã vậy không cho phép chúng ta khai thác sâu vào lãnh vực nhạy cảm này. Thôi tạm dừng ở đấy và chân thành chia buồn cùng tác giả, mong sao Duệ Trí hãy tự suy gẫm và xem đây là bài học đắc giá trên chặng đường tác nghiệp văn bút cho nhiều tác phẩm tiếp theo.
    Đối với tác giả Trần Trung Hưng, chỉ riêng trong đoạn phản biện này, tôi rất trân trọng bạn trong thái độ hết sức ôn hòa và rất trầm tỉnh tranh luận rất thuyết phục. Sắc sảo nhất là bạn dùng từ “duy nhất viết thường” làm lợi khí chủ lực trong ưu thế thượng phong, nhưng không dùng chiêu "chí mạng" mà chỉ đáp trả dồn dập bằng nhiều câu nghi vấn hóc búa rồi thôi. Chứ không phản ứng nặng lời.
    6/. Trang 27: Duệ Trí dựa vào mẫu chuyện ông Thanh Sĩ diện kiến Đức Thầy ở nhà ông Cả Khoái Phú Long rồi dự đoán: "Được diện kiến Đức Thầy lần nầy Ông Thanh Sĩ như được Đức Thầy truyền tâm ấn"
    Nhận định này TTHưng cho rằng vô căn cứ cũng hơi quá đáng chăng, vì đó chỉ là ước đoán thôi chứ không phải là quyết đoán. Thật ra Duệ Trí có căn cứ vào trí tuệ đặc biệt của ông Thanh Sĩ mà suy luận thôi, chứ những hiện tượng bí truyền tâm ấn chỉ các bậc liễu ngộ mới cảm nhận được. Hạng phàm phu sao dám luận bàn. Về điều này Duệ Trí chỉ nhận định có vội vàng chứ không có sự thể hiện bất kính. Nếu Trần Trung Hưng cho rằng BBT cố hạ uy tín Đức Thầy trong việc ban thưởng cá nhân là không thuyết phục. Xưa kia đối với các Tôn giáo việc bí truyền tâm pháp không phải do thiên vị cá nhân mà căn cứ vào kết quả tu chứng của Đệ tử, nếu môn nhân nào đạt đến cảnh giới thanh tịnh bản tâm thông qua một bài"Tâm kệ kiến tánh" đều được Tổ ấn chứng theo sở đắc của mỗi vị một cách công bằng. Điều này chỉ dựa theo kinh pháp mà luận thôi,thật ra phàm phu như chúng ta bàn nhiều chỉ thêm tội lỗi, chỉ phí công mò trăng đáy biển.
    Trường hợp Đức Phật Tổ thuyết Chánh Pháp Nhãn Tàng chung cho các đệ tử trong pháp hội Thánh Tăng, nhưng chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp lĩnh hội được yếu lý nên đắc pháp. Qua sự chứng ngộ hiện tiền đó Đức Thích Ca mới truyền ngôi Tổ cho Ngài. Đó là việc của thời chánh pháp. Sau này qua thời tượng pháp, Tổ Tổ Truyền thừa bằng những bài tâm kệ thấy tánh. Nhưng đến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn do Sư Thần Tú có ý tranh giành ngôi Tổ nên dù Sư Huệ Năng đã liễu ngộ xứng ngôi truyền thừa, thế mà Ngũ Tổ vẫn âm thầm ra hiệu hẹn Ngài vào hậu đường canh ba truyền cho y bát và bảo Ngài trốn về Lãnh Nam ẩn tích. Sau đến cuối đời Lục Tổ bắt đầu giai đoạn bặt truyền cho đến giữa thế kỷ 19 thời kỳ chấn hưng Phật Giáo được mở ra chuẩn bị bước sang thời Thượng ngươn chánh pháp. Dựa theo Sấm truyền Kinh Giảng trong giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương thì cơ vận chuyển lại ứng về Việt Nam là Thánh địa khai Hội Long Hoa. Đức Phật Thầy Tây An được Phật Tổ Thích Ca ban truyền sắc lịnh vô vi lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và từ đó Ngài tùy cơ lần lượt chuyển kiếp lâm phàm truyền đạo lập Tông chứ không truyền thừa cho đệ tử và kiếp chót của Đức Phật Thầy là Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH. Do đặc tính thời kỳ nên Giáo lý PGHH có cả Thiên cơ và Đạo lý với nét đặc trưng độc nhất không giống cách hành Đạo các Tông phái Phật giáo hiện nay. Do vậy trong tín đồ Phật giáo có số bảo thủ chấp kinh chấp tự cho rằng PGHH không phải là Tông phái Đạo Phật mà sinh nhân ngã.
    7/. Trang 28: Ở đoạn này Duệ Trí cố khắc họa tâm trạng Ông Thanh Sĩ lúc nào cũng khát khao diện kiến ĐứcThầy và cuối cùng đã toại nguyện. Sự nhấn mạnh mang tính sự tướng này không chắc phản ảnh đúng nội tâm có dấu hiệu "bình tịnh" của ông. Khi đem so sánh với câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề một trong thập đại đệ tử của Đức Thế Tôn đã ngồi tại tịnh thất tham thiền mà nghinh đón và gặp Đức Phật trước nhất được Đức Thế Tôn khen ngợi là đệ tử biết dùng cách thông minh nhất để chào đón Phật bằng "Thần giao" lúc ĐứcThế Tôn sau chuyến du thuyết từ cung trời Đạo Lợi trở về. Trong khi đó cô Liên Hoa Sắc cũng là đệ tử còn chấp tướng đã phải thức từ nữa đêm đến địa điểm và tự tin rằng sẽ thấy Đức Phật trước nhất, nhưng rồi chẳng những thấy sau Tu Bồ Đề mà còn bị Đức Phật nhắc nhở vì tánh "chấp trước" nên đã chậm một bước. Qua câu chuyện này cho thấy dùng tâm thanh tịnh để gặp Phật là cách tốt nhất. Ông Thanh Sĩ dù sao cũng sáng suốt hơn chúng ta lẽ nào lại quá chấp sự như trên. Tâm tình trong "Lời Bạt" Ông Thanh Sĩ cho biết Ông chỉ một lần hân hạnh nhìn thấy ĐứcThầy "Song lòng tôi không lúc nào lảng quên hình ảnh của Đức Thầy". Khuyết điểm hầu hết của Duệ Trí trong các mẫu chuyện kể về ông Thanh Sĩ đều có nguyên nhân từ quá trình sưu tập dựa theo truyền khẩu hoặc tư liệu cá nhân,một lãnh vực rất hạn chế chứng cứ, dù là chuyện có thật. Nếu muốn thuyết phục độc giả, Duệ Trí cần cân nhắc thận trọng và giải thích sao cho khách quan khoa học.
    Sự chủ quan tượng tự như DuệTrí, phần lớn nhận xét phản biện của Trần Trung Hưng cũng không tránh khỏi thông lệ này. Nếu dựa vào tài liệu nội bộ chuyền tay thiếu kiểm chứng thì khác nào truyền khẩu. Chẳng hạn đồng một câu chuyện ông Thanh Sĩ đi Sài Gòn thăm Đức Thầy. Chuyện ấy chưa chắc đã có thật, mà hai tác giả đưa ra hai thông tin khác nhau rồi nhận định trái chiều. Kẻ nói có gặp, người nói không gặp, ông này nói “về đi Thầy chứng rồi”, ông kia khẳng định Thầy bảo “về đi không nói gì thêm”. Ông Thanh Sĩ có gặp Thầy hay không, có được ĐứcThầy chứng hay không, có ảnh hưởng gì với chúng ta hay Đoàn thể mà bất đồng cho thêm phiền não, ngoại nhân nhìn vào sẽ cười chê cả hai.
    Nếu chúng ta thích đọc Hiển Đạo thì đọc, không duyên không thíchthì không đọc,đọcsách là quyền cá nhân tự tại của mỗi người. Nếu vì thương nhau sợ tội cho nhau thì nên công khai góp ý ân cần hay thẳng thắn tranh luận ôn hòa trước công luận cho phân minh. Chẳng hạn trong khi luận đàm có lúc dẫn chứng Kinh Giảng Đức Thầy xen pha thơ văn Ông Thanh Sĩ, Kim Cổ Kỳ Quan, Kinh Luật Luận của Phật.. cần khéo léo thế nào để khách quan phân biệt được thứ bậc tôn ty giữa Thầy, trò sao cho đúng đạo. Cần làm nỗi bật giá trị độc tôn Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy là bảo pháp tối thượng có sắc chỉ bề trên, còn thơ văn giảng luận của Ông Thanh Sĩ là phần trợ pháp giúp cho đồng đạo dễ thâm nhập kinh nghĩa Đức Thầy mà hành đạo không sai tôn chỉ PGHH... ngoài ra về cách bày trí tôn thờ, chân dung, hình tượng và các nghi thức chiêm ngưỡng phải đúng thứ bậc tôn nghiêm, đừng để thất kính sơ sót dù lớn nhỏ. Lâu nay sự chấn chỉnh này không được quan tâm đúng mực nên rất dễ sinh ra bất bình. Các vấn đề quan trọng nêu trên rất cần tất cả đồng đạo quan tâm góp ý, hầu sớm vãn hồi tình đoàn kết trước kia đã có. Sắp tới chúng ta thử vận động một cuộc hội luận thẳng thắn ôn hòa để bàn sâu, bàn rộng nhằm đưa ra những qui ước chấn chỉnh cụ thể một lần xem coi có lợi ích đột phá hơn cách viết đơn phương có vẻ lý thuyết suông như thế này không?
    8/. Trang 38: Vấn đề ông Thanh Sĩ bị quản thúc tại Tổng hành dinh của ông Năm Trần Văn Soái.Về hình thức thì cách trình bày của Duệ Trí cũng rất bài bản: Từ giải thích nguyên nhân dẫn đến diễn biến cuộc đàm thoại và kết quả thuyết phục được tướng Rờ Đông, rồi minh họa bằng trích bài thơ ông Thanh Sĩ tường thuật. Nhưng rất tiếc rằng, Duệ Trí chỉ trích đoạn thay vì chép cả bài thơ thì thuyết phục hơn nhiều. Theo thiển ý của tôi thì mẫu chuyện này DuệTrí không cần giải thích cốt truyện vì sự thật đã được ông Thanh Sĩ tường thuật đầy đủ bằng một bài thơ thất ngôn trường thiên rồi. Nếu kể dài câu chuyện lớp lang sẽ không thực tế và dễ tạo ra kẽ hở, người ta sẽ đặt nghi vấn: "Ai có đủ điều kiện được vàophòng điều tra chung với ông Thanh Sĩ để nghe trả lời thẩm tra của tướng Rờ Đông mà kể rành mạch thế?".
    Riêng tác giả phản biện TrầnTrung Hưng lại kể một cách khác cũng cùng câu chuyện trên. Nhưng cũng dựa vào truyền khẩu nữa. Lại bắt chẹt sao ông Năm Lửa không che chở cho ông Thanh Sĩ. Trần Trung Hưng cần khách quan điều này: Khi ký liên Quân tạm thời với Pháp mà quyền hạn của Ông TrầnVăn Soái có được tư thế độc lập ngang hàng với quan Pháp là đã tài tình rồi. Không phải Ông Năm từng bảo đảm cho ÔngThanh Sĩ được an toàn hơn ba tháng nơiTổng hành dinh đó sao?
    Tóm lại phần lớn sự bất đồng giữa DuệTrí và Trần Trung Hưng luôn có nguyên nhân từ những câu chuyện truyền khẩu thì lấy căn cứ từ đâu để xác định đúng sai. Quả thật Đoàn thể ta mắc phải căn bịnh bất đồng kinh niên do “Truyền khẩu” gây nên, muốn tránh tuyệt chỉ có nước “Tịnh khẩu” mà thôi. Thảo nào ĐứcThầy đã biết trước nên Ngài nhấn mạnh: "Nhưng Thầy xét lại khẩu nghiệp của các trò nặng nề hơn hết". Quả là lời giáo huấn tiên tri vượt thời gian.
    9/. Trang 40 - 41: Tác giả Duệ Trí kể câu chuyện Ông Thanh Sĩ thuyết giảng ở Cần Xây thật là quá dư tình tiết lại thiếu cẩn trọng trong việc “Nhờ quý bà thưa với Đức Ông”. Khiến Trần Trung Hưng bắt lỗi rất khó trả lời. Theo nhận xét của tôi thì ông Thanh Sĩ không có xử sự như vậy, vì nếu dựa vào mục (1) Lễ Trình Diện Đức Ông (TS.TT và SN). Duệ Trí có kể chi tiết về việc chuẩn bị một phái đoàn gồm các vị uy tín như ông Phan Bá Cầm, ông Bùi Xuân Cứ và ông Chiếm... cùng với Ông Thanh Sĩ đi trình diện Đức Ông rất đúng lễ nghĩa và được Đức Ông đồng ý và dặn dò cắt cử người có chức trách bảo vệ. Như vậy là quá tuyệt: Uy thế của Đức Ông được tôn kính lại thuận lợi cho ông Thanh Sĩ được chính danh đi Châu thuyết cùng đoàn thể, có phải là một khởi đầu rất tốt đẹp lưỡng toàn chăng?.
    10/. Trang 101 - 105: Duệ Trí đã trình bày về nguyên nhân và chuẩn bị các thủ tục cho ông Thanh Sĩ sang Nhật tị nạn tương đối có căn cứ chính xác. Nhưng tác giả Trần Trung Hưng đặt nhiều câu hỏi rất khó giải thích theo kiểu bắt bí, dầu ai có biết chắc cũng không dám trả lời (Vì sợ lậu Thiên cơ) chẳng hạn: “Ông Thanh Sĩ có sứ mạng gì , Do lệnh của ai cho ông đi truyền đạo nước ngoài?”Chỉ có ông Thanh Sĩ mới có trách nhiệm trả lời được nếu ông muốn. Với ông Thanh Sĩ có lẽ những người gần gũi ông lúc ở Tây An Cổ Tự (Chợ Mới) đều biết ông là người kín đáo,thận trọng… dù trí tuệ ông không phải thường nhân có được. Trong giảng luận của ông những yếu tố cơ huyền thường được ông đề cặp nhưng chỉ chừng mực và kín đáo. Có thể nhận xét khái quát: Trí tuệ ông Thanh Sĩ không phải do rèn luyện học tập hay nghiên cứu khoa học mà có giống như các Nhà Sư hay các học giả trí thức đời thường dù bất cứ ở phẩm trật hay học vị nào. Tóm lại ông Thanh Sĩ kể từ lúc qui y với PGHH thì ông là tín đồ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, từ ấy cho đến vô lượng thời gian, dù trí tuệ ông thuộc cảnh giới thiền định nào, Ông Thanh Sĩ vẫn do Đức Thấy định đoạt. Nếu muốn biết ông có sứ mạng gì? Bậc nào giao? gần giống như muốn biết Thiên cơ vậy. Tuy nhiên dù sao ông cũng là người bằng xương bằng thịt hiện hữu trần gian, thế nên chúng ta có thể dựa vào cách hành Đạo của ông, hoặc nghiên cứu tác phẩm văn thơ do ông sáng tác mà suy ra để có thể hiểu được phần nào.
    Vấn đề tiếp theo Trần Trung Hưng cật vấn có vẻ thực tế hơn là:
    Ở nước ngoài như Nhật, hiện nay có tổ chức nào do ông Thanh Sĩ lập ra hiện đang tu theo Đạo PGHH không ?”. Câu hỏi này có liên quan trực tiếp với pháp luật và chính trị các nước, nên chúng ta căn cứ trên 2 lĩnh vực đó ý kiến với tác giả sau:
    - Ở Nhật không có tổ chức PGHH nào chính thức được ông Thanh Sĩ sáng lập bằng hình thức “Hệ phái PGHH hải ngoại hay Ban Trị Sự PGHH hải ngoại”.Vì sao?
    Thứ nhất khi sang Nhật với tư cách tín đồ PGHH tị nạn nên ông không đủ yếu tố chính trị và luật pháp để kiến tạo 2 tổ chức trên.
    Thứ hai mục đích ông nhắm tới trước khi sang Nhật là hoằng pháp tùy cơ dựa theo năng lực để thích nghi môi trường Quốc tế, tạm định cư lâu dài trên đất Nhật làm khởi điểm cho kế hoạch và chọn trường Đại học Waseda làm cơ sở thực hiện.
    Nếu ông lập ra hệ phái PGHH giống như một Tôn giáo PGHH chi nhánh thì phải xin phép chính phủ Nhật để vận động nhân lực và cơ sở vật chất. Đây là ngoài khả năng của một người tị nạn đang có đời sống đơn độc và vật chất bấp bênh. Vả lại nếu muốn lập Tôn Giáo PGHH chi nhánh phải xin lịnh ĐứcThầy, trong khi Đức Thầy vắng mặt thì làm sao? cái khó đáng kể tiếp theo là dư luận trong nước nhất là đồng đạo cho rằng ông có mưu đồ làm Giáo lãnh rồi đồn đãi thế nọ thế kia…
    Nếu ông Lập ra Ban trị sự PGHH Việt kiều hải ngoại tương đương như các BTS/PGHH Hải ngoại hiện nay ở Mỹ, ở Úc thì không có nhân lực thành viên. Vì hồi thập niên 50, 60 Việt Kiều ở Nhật rất ít oi chưa được số 100. Cái khó lớn nữa là lúc bấy giờ muốn thành lập BTS/PGHH/HN phải thông qua BTS.PGHH.TƯ/VN và Đức Ông, Đức Bà. Đối với Đức Ông, Đức Bà xem ông như con cháu tốt lòng có thể chấp nhận. Nhưng với BTS/TƯ/PGHH thì sao? Vì là hậu sinh "Bất khả úy", tôi không thể đi sâu vấn đề này mà chỉ tự nghĩ theo quan điểm đơn giản cá nhân thôi.
    Phần khó khăn trên là đối với cách sáng lập tổ chức PGHH mang tính thuần túy Việt Kiều. Nhưng ý TrầnTrung Hưng lại muốn ông Thanh Sĩ phải có tổ chức PGHH mà tín đồ là người Nhật mới xứng với cách nói của Duệ Trí là “Truyền đạo ra nước ngoài” Xin thưa hai tác giả “Kỳ phùng” như Trần Trung Hưng có xác định xứ Phù Tang có 90% tín đồ Phật giáo chính vì tỷ lệ tín đồ kỷ lục như vậy nên lập một đạo mới như PGHH trên đất Nhật khó còn hơn “vát đá đi lên Trời” nữa. Hơn nữa Nhật là một đất nước "khó tánh" nhất nhì thế giới. Dân tộc tính của họ thế giới rất nể phục về tính tự hào độc tôn. Dù tài cán siêu quần đến đâu cũng không thể vận động họ cải đạo họ theo đạo mình. Chính như Đức Huỳnh Giáo Chủ còn không có ý định vận động Tăng ni Phật tử PGVN cải Đạo theo về với PGHH cơ mà. Ngài chỉ dùng Giáo lý chân truyền kêu gọi họ chấn chỉnh sự tu hành cho chân chính đúng với Đạo vô vi của ĐứcThích Ca thôi.Vì với Pháp nhãn Ngài đã thấy rõ thế giới ngày nay Phật giáo đã lắm suy đồi và thất lạc chân truyền, nặng về hữu hình “âm thanh sắc tướng” Ngài khuyên:

    “Khuyên Sư vãi mau mau cải hối,
    Làm vô vi chánh Đạo mới mầu,
    Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu
    Hãy tìm kiếm cái không mới có”
    Thế mà có một số nhà sư hiểu lầm xuyên tạc đủ thứ.
    Thử hỏi tầm vóc ông Thanh Sĩ là đệ tử của Đức Huỳnh Giáo Chủ sao dám dấn thân mà không thuận cơ Trời. Vì vậy khi sang Nhật sau khi ông rèn luyện sinh ngữ và ngôn ngữ bản xứ đến mức thuận lợi, rồi tùy nghi hoằng pháp theo tinh thần chấn hưng Phật Giáo theo sứ mạng và tôn chỉ của Đức Thầy, có thể sẽ không rập khuôn như ở VN vì còn phải tùy phong hóa tập tục ở mỗi nước và thời cơ cho phép, cách làm của ông chúng ta chỉ suy ra mà lần hiểu thôi, cũng không chắc ông có dịch Hiển Đạo để truyền ra các nước. Vì nội dung Hiển Đạo ông nói quá nhiều về PGHH và Phật Giáo tại Việt Nam, đương nhiên vẫn ưu tiên vấn đề chấn hưng Phật Giáo theo tinh thần vô vi của đạo PGHH. Tuy ông viết đa dạng đề tài nhưng cũng chỉ lặp lại hoặc triển khai những điều mà trong Thi văn Giáo lý Đức Thầy đã từng đề cập đến. (Để trắc nghiệm chúng ta thử tìm xem những luận giải của ông Thanh Sĩ có điều mới lạ nào mà Đức Thầy chưa từng nói hay viết qua không). Còn muốn tò mò thêm về việc ông hoằng pháp thế nào tại trường Đại học Waseda hay các vùng phụ cận chỉ bằng cách suy luận thôi chứ không sao nắm rõ bằng hình thức nào được cả, vì cuộc đời ông đầy bí ẩn. Thậm chí những sinh hoạt thường thức hằng ngày cũng không ai biết ngoài trừ ông cho biết qua văn thơ…Ông cũng không ghi lại một trang nhật ký hay một trường thiên hồi ký nào cả. Nhưng chắc chắn một điều ông luôn theo đuổi lý tưởng PGHH bằng ý chí bền bỉ và không lãng phí thời gian trong cơ hoằng pháp.
    Căn cứ trên những thành tựu mà ông đã lưu lại, chỉ có được đối với người cả đời tận tuỵ “Học không biết chán và làm nhân không biết mỏi”.
    Nhận định tiếp về sự so sánh trường hợp giữa Thiền sư Nhất Hạnh và ông Thanh Sĩ, tác giả Trần Trung Hưng viết: "Thiền Sư Nhất Hạnh cũng đồng tỵ nạn như ông Thanh Sĩ, ở Pháp ông Nhất Hạnh còn lập được Đạo Phật ở làng Mai, trong khi nước Pháp là nước Công Giáo, còn ở nước Nhật gần 90% theo đạo Phật thế mà không thấy ai tu theo PGHH". Sự so sánh này cũng thật thú vị.
    Tôi nhận xét có khác: Nếu phần trình bày trên cho thấy cái khó khăn nhất của ông Thanh Sĩ không thể lập ra một tổ chức PGHH như “Làng Anh Đào” ở Nhật chẳng hạn, vì tín đồ Phật Giáo ở Nhật có đến 90%. Ngược lại cái thuận lợi nhất của TS Nhất Hạnh dễ dàng lập ra một tổ chức Phật giáo “Làng Mai” ở Pháp vì tín đồ Công Giáo có gần 90% là Công Giáo. Tại sao phải trớ trêu như thế? Phân tích những khó khăn về phương tiện Hoằng pháp của ông Thanh Sĩ ở Nhật đã nêu ở phần trên. Phần tiếp theo là sự tìm hiểu khái lược về TS Nhất Hạnh. Nguyên nhân ông tị nạn thế nào không phải là vấn đề chính, có lẽ không liên quan nhiều đến chính trị quân sự, chỉ liên quan Tôn giáo, nhưng cũng không phải gay gắt lắm, và ý định gân cốt của ông khi đến Pháp có lẽ cũng không quan trọng gì nhiều đối với PGVN.
    Thứ nhất trước khi sang pháp TS Nhất Hạnh là Giảng sư viện Đại học Vạn Hạnh như nhiều Hòa Thượng đồng nghiệp khác ở VN. Khi định cư ở Pháp ông cũng không còn trách nhiệm gì quan trọng với Phật tử quê nhà, chỉ tập trung lo ổn định đời sống mới ở Pháp cũng không có gì trắc trở nghiêm trọng, đôi khi còn thuận lợi đột phá bất ngờ. Những mặt thuận lợi dây chuyền mang tính kinh điển sắp được đề cậpdưới đây rất dễ dự đoán. Có thể trước khi sang Pháp hòa thượng đã phát thảo xong một bản kế hoạch chi tiết, để khi đặt chân xuống Kinh đô ánh sáng là đã có việc cần làm ngay, vì đã có sẳn nhiều "đồng nghiệp" và Kiều bào Phật tử khắp nơi đón rước và sẳn sàng nghe ông sai khiến. Vì lúc bấy giờ (thập niên 60) Phật tử Việt kiều Hải ngoại rất đông và rất biết Ông hồi ở VN họ đã sinh sống nhiều nơi trên đất Pháp và các nước Á, Phi, Âu, Mỹ. Với phẩm trật Hòa Thượng vốn sẳn, lại thông thạo cả hai sinh ngữ, cộng với một lực lượng kiều bào Phật tử hùng hậu, việc "phá núi" ông cũng dư tính đến, chứ có sá gì mỗi việc ông dò tìm mua một vùng đất vừà tầm để xây 1 Tịnh xá hay 1 ngôi Chùa hoặc Phương Vân Am (Thiền cốc) làm nơi tu hành và qui tụ Phật tử khắp nơi là những việc có vẻ như tiêu khiển. Chỉ làm như việc "Thuận nước đẩy thuyền" thôi . Còn vấn đề Phật giáo Quốc nội không còn có việc gì thuộc trách nhiệm theo chức năng của vị thiền sư có chức sắc. Nói chung ý định của ông sang Pháp không vì mục đích chấn hưng Phật Gíáo trở lại chân truyền hay mở rộng Phật Gíáo bành trướng khắp nơi, mà là thiết lập PhươngVân Am làm cơ sở qui tụ Phật tử Việt Kiều hải ngoại hoặc ngoại kiều để tổ chức thành đơn vị như Chùa chiền rồi mở rộng đặt tên thành Làng Mai, Làng Hồng để khởi xướng một trường phái "Thiền hiện sinh" theo sáng kiến riêng ông và một số sáng lậpviên có cùng khuynh hướng. Kết quả hàng chục năm qua Phật tử thường trú ở Làng Mai cũng chỉ vài trăm không phải là một con số lý tưởng cho kế hoạch sáng lập một trường phái "Thiền Hiện Sinh" có qui mô tầm vóc như ông và những đồng sự đã từng mơ ước. Về số lượng qui tụ thì khiêm tốn như vậy. Còn về chất lượng thì vẫn còn tùy sở thích người hâm mộ, chúng ta không dám lạm bàn.
    Đối với ông Thanh Sĩ thì khác hẳn gần như hoàn toàn ngược lại, chỉ tương đồng về sự tị nạn, còn về nguyên nhân, mục đích, hoàn cảnh hội nhập, cách hành Đạo hoằng pháp và phương pháp quyền biến trong hành xử đối Nội, đối Ngoại mỗi mỗi đều khác nhau. Điểm khác biệt nổi bật dễ so sánh nhất là: Ông Thanh Sĩ tuy thân xác tạm gởi nơi xứ đảo Phù Tang, nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về cố thổ, được minh chứng một cách thuyết phục qua 600 lá thư và bộ Hiển Đạo là di sản duy nhất đời ông nơi đất khách.
    Một đoạn khác trong trang 104-105.
    Lại một lần nữa TTHưng dựa vào lời “truyền khẩu” thiếu khách quan trong nhận định về việc tổ chức sang Nhật cho ông Thanh Sĩ. Từ sự đồn đãi này làm ảnh hưởng uy tín tất cả những vị có lien quan trong câu chuyện. TTHưng cho rằng: “Thủ tục xuất cảnh do người cấp dưới ông Nguyễn tổ chức ông Nguyễn không hay, khi phát hiện ông Nguyễn yêu cầu Nhật trục xuất ông Thanh Sĩ, và Nhật ra lệnh trục xuất ông Lẹ, còn ông Thanh Sĩ được người Nhật bảo lãnh bằng cách kết hôn giả với người đàn bà góa chồng. Nếu không làm vậy ông Nguyễn sẽ bị Đức Ông quở trách, vì trước đó có lệnh của Đức Ông không ai được bảo lãnh cho ông Thanh Sĩ đi thuyết pháp nữa”. Câu chuyện này nếu người ngoại Đạo đọc đến không biết họ nghĩ thế nào về tình cảm giữa các vị có liên quan? Tôi không dám bình luận nhiều về điều này sợ động đến từ tâm của Đức Phật, Đức Thầy, chỉ tạm phân tích sơ để đồng đạo tự xét.
    Ông Nguyễn là 1 trong 4 vị tướng ôn hòa và cẩn thận nhất và là người trân trọng ông Thanh Sĩ từ năm 1948 cho đến suốt hai khóa hoằng pháp nơi Tây An Cổ Tự. Đức Ông đã từng chấp nhận cho ông Thanh Sĩ đi giảng Đạo và dặn người bảo vệ cho ông. Ông Thanh Sĩ chuẩn bị thủ tục xuất cảnh hơn 1 tháng trời, trách nhiệm hoằng pháp của ông Thanh Sĩ lúc ấy vẫn không gián đoạn. Ngày tiển đưa ông Thanh Sĩ (theo Hồi Ký Trần Hoài Ân) sang Nhật được tổ chức tại biệt thự của ThiếuTướng Nguyễn Giác Ngộ số 204, Yên Đỗ, Sài Gòn. Nếu trốn ông Nguyễn làm thủ tục nhập cảnh sao lại tiễn đưa làm tiệc tại nhà Thiếu Tướng? Về nguyên tắc ngoại giao, không thể xảy ra chuyện ký duyệt chiếu khán xuất cảnh cho đương sự hợp pháp rồi khi họ hoàn tất thủ tục nhập cảnh ổn định đúng yêu cầu đơn xin, lại có chuyện chính phủ Việt Nam yêu cầu chính phủ Nhật trục xuất đương sự, đây là chuyện lạ chưa từng nghe. Còn vấn đề kết hôn giả có thể qua mắt luật pháp nhất thời, chứ thời gian dài họ không phát hiện sao? Điều nghịch lý nữa là theo luật kết hôn với người nước ngoài là kết hôn trước rồi chờ thời gian thích hợp sẽ được bảo lãnh xuất cảnh sang nước khác, đâu ngược đời đi đến nước khác trước rồi kết hôn sau. Câu chuyện trên hoàn toàn mâu thuẫn khó tin!
    11/. Trang 110-111: Về việc dạy học đã có phân tích ở phần trước, vì đây là thắc mắc được lặp lại, không bàn thêm.
    12/. Trang 113 - 114 – 115: Đoạn này vẫn có nhiều chổ lặp lại thắc mắc cũ trong việc Giảng dạy của ông Thanh Sĩ ở Trường Đại học Waseda.
    Nhìn chung ông bạn cố tình cật vấn bắt bí thì không nhà hùng biện nào có thể làm thỏa mãn như ý được, kiên nhẫn lắm cũng chỉ chứng minh bằng sách vở và viện giải có vẻ hợp ký khách quan thôi, không ai có đủ điều kiện đi tìm nhân chứng vật chứng cụ thể của những sự kiện diễn ra hơn nữa thế kỷ trước được, hơn nữa hầu hết vấn đề cật vấn lại thuộc lãnh vực có liên quan Tôn giáo, huyền cơ… Thực tế ông Thanh Sĩ có thật là Giảng sư hay Giáo sư Đại học Waseda hay không và dạy những đối tượng nào, môn gì, phần lớn có được ông Thanh Sĩ ghi chép trong các lá thư từ Đông Kinh gởi về, Trần Trung Hưng hoặc ai thắc mắc hãy rán đọc còn tin hay không vẫn còn tùy. Tiện đây tôi xin tham gia tìm hiểu về các học hàm “Giáo sư”. Từ trước 1975 các học hàm có thứ tự từ thấp lên cao như sau:
    - Dạy cấp I : Giáo viên tiểu học.
    - Dạy cấp II : Giáo sư đệ nhất cấp dạy từ Đệ Thất đến Đệ Tứ,
    - Dạy cấp III : Giáo sư đệ nhị cấp dạy từ Đệ Tam đến Đệ Nhứt.
    - Dạy Đại học : Giảng sư hay Giáo sư Đại học
    Lúc ông Thanh Sĩ dạy Đại học vào Thập niên 60, 70 Học hàm Giáo sư không to tát như bây giờ. Bạn Trần Trung Hưng cần nên xác định cho đúng thời điểm để khỏi phải ngộ nhận.
    * Trường hợp ông Thanh Sĩ dùng phương tiện gì để Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Waseda quyết định và phân công cho ông giảng dạy có lẽ phải hỏi ông Trời, chứ không tài nào người phàm biết được cho cụ thể đối với một nhà tu có trí tuệ đặc biệt. Nếu ở Việt Nam với trình độ lớp 3 mà ông Thanh Sĩ thuyết pháp ứng khẩu bằng thơ được và sáng tác được nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị. Khi trở thành Giáo sư Đại học tài năng ông chắc chắn sẽ có môi trường thuận lợi trong việc sinh hoạt đạo sự còn lớn lao hơn rất nhiều. Nếu muốn thống kê thành tích của ông rõ ràng như bảng tổng kết 18 năm ở Nhật có lẽ phải sang Nhật dò tìm, ít nhất tài liệu truyền thống ấy tại trường đại học Waseda vẫn còn lưu trữ.
    Vấn đề TTHưng thắc mắc tại sao ông Thanh Sĩ thân thiết với ông Nguyễn Ngọc Thơ lại để ông Thơ chỉ huy đàn áp PGHH. Thắc mắc này không căn cứ, vì từ trước đến nay không có tin đồn hay tài liệu "chuyền tay" nào nói ông Thanh Sĩ thân thiết với ông Nguyễn Ngọc Thơ bao giờ. Còn thời gian ông Thanh Sĩ đến Nhật là đầu năm 1955. Lúc bấy giờ thì PGHH chưa bị đàn áp. Đến 1956 sau khi phá tan Bình Xuyên, Ngô Đình Diệm mới thẳng tay với các tướng lãnh giáo phái và lập mưu chiêu hàn rồi trở mặt bắt ông Ba Cụt . Thêm một đoạn dài Trần Trung Hưng vừa nhận định vừa đặt hằng loạt thắc mắc rất muốn Duệ Trí phải "Kê khai" thành tích cụ thể 18 năm hoằng pháp đa dạng của Ông Thanh Sĩ trên đất Phù Tang cho tương ứng với những gì mà tác giả đã giới thiệu trong bảng "Báo cáo Tổng hợp" khiến TTHưng rất bực bội và xem như "Cái tội ca ngợi quá đà". Bên cạnh TTHưng còn hoài nghi: Tại sao Duệ Trí hô hào đã có Ông Thanh Sĩ là người hoằng pháp nổi tiếng ở Nhật, sao"Chính phủ Nhật còn mời Ông giáo sư Hầu qua Nhật thuyết trình về PGHH lúc đó ÔngThanh Sĩ còn ở Nhật". Thật sự có sự kiện: Nhà nghiên cứu GS Nguyễn Văn Hầu và phái đoàn PGHH gồm nhiều vị (17 vị) trong BTS/TƯ/PGHH sang Nhật dự hội nghị Tôn Giáo theo lời mời của tổ chức phi chính phủ thuộc Tôn giáo Shokagakkai Nhật Bản. Về lịch sử tôn giáo này Ông Thanh Sĩ có kể sơ lược trong LTĐK ngày 11/4/1964 (trang57) như sau: "Việc khai cơ lập Đạo Shokagakkai rất giống Phật Giáo Hòa Hảo và cũng mới có đây chớ không lâu. Ở Nhựt người ta gọi những Tôn Giáo này là Tân Hưng Tôn Giáo (theo bên ta thì gọi Đạo mới)...". Trở lại câu chuyện phái đoàn PGHH sang Nhật theo lời kể chi tiết của một kỳ lão là người trong cuộc lúc bấy giờ đang phụ trách in ấn trong Ban Phổ Thông Giáo Lý PGHH, rất có tài năng và uy tín, hiện nay vẫn còn khỏe mạnh. Ông kể rằng: "Sau khi phái đoàn tôn giáo Shokagakkai Nhật Bản đến viếng Tổ Đình và Ban Trị Sự TƯ/PGHH, khi về nước họ viết thiệp mời chính thức BTS/TƯ/PGHH sang Nhật thuyết trình. Khi đã nhận lời mời BTS/TƯ/PGHH đã dành 20 ngày và chọn 17 vị lên Sài Gòn họp tại nhà Ông Nguyễn Long Thành Nam để chuẩn bị các văn kiện và phân công nhân sự phụ trách (Ông Thành Nam soạn thảo, Ông Văn Phú thông dịch Nhật ngữ, Gs Nguyễn Văn Hầu phụ trách thuyết trình). Phái đoàn BTS/TƯ/PGHH khi đến Nhật đã được tiếp đón trọng thể và chuẩn bị chu đáo mọi mặt.Với tư cách đại diện PGHH về pháp lý, Phái đoàn đã lưu ngụ 7 ngày tại Nhật và thuyết trình nhiều nơi có hàng ngàn người Nhật dự thính đã được truyền thanh, truyền hình và báo chí Nhật dịch ra nhiều thứ tiếng quảng bá rầm rộ, tạo ấn tượng vinh diệu cho PGHH trên trường Quốc tế. Còn Ông Thanh Sĩ nếu trước đó có dự các hội nghị tương tự hoặc có tiếp xúc các nhà Tôn giáo hoặc chính giới hay chính phủ Nhật đều chỉ với tư cách một Nhân sĩ trí thức PGHH đại diện tinh thần, do Ông có sự đóng góp tài năng đặc biệt cá nhân theo yêu cầu Hội nghị chứ không có đại diện pháp lý cho BTS/TƯ/PGHH. Vậy uy tín và mọi quan hệ của Ông Thanh Sĩ trên đất Nhật không ảnh hưởng bất lợi gì cho phái đoàn dự hội nghị của BTS/TƯ/PGHH. Riêng phần thành tựu của ông không ai có thể xác định cụ thể được. Tuy nhiên cũng không nên quá lời ca ngợi hay chê bai vì Ông không can phạm đến ai và Ông cũng không buộc ai phải làm như vậy.
    13/. Trang 116 – 117: Vấn đề giải “Cổ Kinh Phạn Ngữ” theo tôi nhận định:
    Câu chuyện này Duệ Trí lược kể không có cơ sở và thiếu lô gíc. Nếu việc ấy có thật mà diễn tiến bất ngờ có vẻ phô trương thái quá như vậy không phải là cách ứng xử kín đáo và cẩn trọng của người có tâm bình tịnh như ông Thanh Sĩ. Vả lại câu chuyện lại xuất phát từ Hòa Thượng Thích Tâm Châu đem trình quyển kinh ấy với hội nghị Phật gíao Thế giới mà trước đó không liên hệ trước với ông Phan Bá Cầm làm trung gian cho ông Thanh Sĩ để đến lúc gặp nhau bất ngờ trong hội nghị rồi mới rỉ tai nhờ ông Thanh Sĩ dịch giải thì quá sơ thất vụng về trước một vấn đề trọng đại. Đối với ông Thanh Sĩ khi Tâm có hiện tượng tỏa sáng thì việc này cũng chẳng khó, nhưng không thể diễn ra như vậy. Kết luận sự kiện dịch giải “Cổ Kinh Phạn Ngữ” nêu trên là khó có thật, nếu không có một tài liệu nào chứng minh có tính thuyết phục.
    14/. Trang 121: Đề tài “Lá Thư Đông Kinh” tác giả phản biện Trần Trung Hưng đúng lúc đưa ra những thắc mắc rất thú vị xoay quanh vấn đề “bánh tráng bánh phồng” “Lương bổng Giáo sư” và “Thư tín Phù Tang” Ba cái gút lớn nầy lâu nay là là đề tài trung tâm chi phối các nguồn dư luận đa chiều trong cộng đồng tạo thành những bất đồng kinh niên trải dài hơn 60 năm lịch sử vẫn chưa có hồi kết. Có lẽ cơ duyên đã muồi đến lúc phải công khai tháo gỡ nếu không muốn một kịch bản bi thương có cơ bùng phát.
    Trên đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng đều có nguyên nhân, tùy tính chất và mối quan hệ thuộc lĩnh vực đời hay đạo mà việc tìm hiểu có mau, chậm, dễ, khó. Với ông Thanh Sĩ ai cũng biết là một nhà tu có trí tuệ đặc biệt, sự nghiệp đạo đức của ông có một thời gian dài sinh sống và hành đạo gắn liền trên đất nước Phù Tang suốt 18 năm. Việc ông hội nhập bằng cách nào để trở thành Giáo sư Đại học và ông linh động với phương tiện thích ứng thế nào trong hoàn cảnh vừa giảng dạy vừa hoằng pháp và vừa tiếp xúc các giới trên môi trường Quốc tế, cũng như sự duy trì quan hệ gắn liền với đoàn thể PGHH quê nhà trong mọi sự an nguy ấm lạnh, cho đến nay thật sự công luận vẫn chưa am tường. Nay Trần Trung Hưng đặt lại vấn đề thắc mắc nêu trên cũng là dịp tốt để cộng đồng cùng nhau tìm hiểu đôi phần.
    Trước hết tìm hiểu về “Lương bổng của Giáo sư Đại học” theoTrầnTrung Hưng đặt nghi vấn: “Ông Thanh Sĩ đã dạy Đại học, lại dạy các Giáo sư thì lương bổng rất hậu, thế tại sao đồng đạo phải gởi tiền được mã hóa bằng bánh tráng để ông tiêu xài suốt 18 năm ở Nhật ?”. Thật ra đến giờ này cũng không ai biết được số “lương bổng rất hậu” là bao nhiêu và ông Thanh Sĩ "xử lý” nó bằng cách nào cho hợp với vị trí của ông. Muốn biết chút đỉnh, chúng ta chỉ còn cách suy luận so sánh dựa theo bậc lương của các Giáo sư Trung học hay Đại học ở VN thời ấy (64- 73) thôi.
    Thông thường, tại VN vào năm 1975 trước giải phóng. Tôi có hỏi Ông Nguyễn Khắc Trừng, giáo sư đệ nhị cấp dạy môn Triết học được biết lương chính thức 15.000đ/ tháng nếu có dạy thêm giờ ông thêm 5.000đ cộng lại được 20.000đ so với giá vàng thời điểm đó 15.000đ/ 1 lượng, tương đương hơn 1 lượng vàng. Suy ra nếu lương chính Giáo sư Đại học cũng chỉ chênh lệch trên dưới khoảng 20.000đ/ 1 tháng.
    Đối với Nhật là nước rất văn minh giàu có thời ấy, mực lương GS/ĐH của ông có thể gấp đôi hay gấp rưỡi, thấp nhất cũng khoảng 30.000đ VN/ 1tháng, tương đương 2 lượng vàng. Nếu gần đúng vậy, với số lượng này cũng gọi là rất “Hậu”, một mình ông vừa sinh sống vừa hoạt động đạo sự vẫn còn thừa. Đó là chưa tính nếu đặt nặng việc kiếm tiền, ông sẽ còn nhiều cơ hội qua việc dạy ngoại khóa, viết báo, soạn dịchTự Điển, sẽ có thu nhập bằng hoặc hơn số lương chính (trong Lá Thư Đông Kinh có lần ông tiết lộ ông có hợp tác Nhóm GS Nhật biên soạn các bộ Tự Điển Nhật Anh, Tự Điển Nhật Việt…). Thế tại sao có chuyện ông Thanh Sĩ phải sống kham khổ suốt 18 năm lúc nào cũng túng thiếu trên một đất nước văn minh mà chính ông đã đạt thành công văn nghiệp đỉnh cao? Đây là một nghi vấn rất khó trả lời. Nhưng đối với số đồng đạo ngưỡng mộ hoặc những người ngoài Đạo có tình cảm quí mến ông, tin ông nên không hề thắc mắc và sẳn sàng giúp đỡ ông theo khả năng. Tuy nhiên vẫn còn số đồng đạo không đồng tình cảm trên vẫn có lý do chính đáng để thắc mắc và muốn biết cho rõ ràng, đôi khi còn dò tìm bằng nhiều phương tiện, nhưng đến nay vấn đề trên vẫn chưa tìm được câu trả lời, hay giải thích thỏa đáng về nguyên nhân đầy bí ẩn này. Để góp phần nhỏ lẻ trong việc vãn hồi cái khối Tình Đoàn thể trước kia đã có. Cớ sao nay để nó mất đi”. Đề nghị quí đồng đạo cùng nỗ lực tìm kiếm những nguyên nhân cốt lõi nào đưa đến "Cái nghèo có vẻ nghịch lý cuả một Giáo sư gốc Việt tại Đại học đường Waseda Nhật Bản” có xuất xứ từ đạo PGHH và công trình hoằng pháp của Ông có gì tương tự đối với những tấm gương trong sạch cao cả của các vị Thánh Hiền thuộc hàng đệ tử trung thành trong Tam giáo hay không.
    Trước hết là tấm gương bần hàn và trí tuệ của Ông Nhan Hồi một đệ tử xuất sắc được Đức Khổng Tử tâm đắc nhất . Ngài thương và kỳ vọng đến nỗi khi Thầy Nhan chết. Đức Khổng Tử phải than Trời thảm thiết: “Trời hại ta rồi! Trời hại ta rồi !”. Chỉ vì Thầy Nhan có trí tuệ thấu rõ triết lý Khổng học của ĐứcThánh và có đời sống thanh bần “Bầu nước, đay cơm” đã từng cùng Thầy tận tụy quảng truyền những điều Nhân nghĩa đạo lý Thánh Hiền và cam chịu gian truân suốt chặng đường châu lưu nhiều nước. Cuối cùng Ông ôm theo hoài bảo mà giả từ cõi tạm trước Thầy ở tuổi thanh xuân.
    Kế tiếp là vị đệ tử nổi danh sau hai đời của Đức Khổng Tử là Thầy Mạnh Tử cũng có trí tuệ siêu quần bạt chúng, từng là Thầy của nhiều Vua Chúa, quan lại các nước Tề, Sở, Lương,Triệu… trong thời Đông Châu liệt quốc đã từng được các học giả các nhà nghiên cứu Khổng học đương thời và sau này tôn vinh là Á Thánh. Thế mà ông vẫn sống trong cảnh cơ hàn, truân chuyên gian khổ suốt thời gian châu lưu 18 nước với mục đích hoằng dương Thánh Đạo chân truyền, trung thành triệt để với lý tưởng Khổng Giáo.
    Đệ tử nổi tiếng cách một đời của Đức Lão Tử là Ngài Trang Tử, tuy không phải châu du nhiều nước gian truân, nhưng là người có trí tuệ tự tại thanh thoát,luôn từ chối công danh, cũng từng là bạn là Thầy của nhiều Đại phu, học giả. Cam sống cảnh nghèo khổ nhằm tận tụy theo đuổi lý tưởng của Đạo Lão. Ông đã để lại cho đời một hệ thống tư tưởng rất hùng biện, tiêu dao, thoát tục qua các câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc và lý thú được kết tập thành 11 chương trong Nam Hoa Kinh.
    - Đối với Phật Giáo còn có vô vàn đệ tử Phật là Thánh tăng hằng ngày khất thực hóa duyên, không hề có tài sản tự thân quí giá ngoài những nhu cầu thanh đạm cần thiết.
    Qua một số dẫn chứng các bậc Thánh Hiền trí tuệ và bần hàn nêu trên để thấy rằng sự thanh đạm túng thiếu của ông Thanh Sĩ trên đất Nhật cũng không có gì đáng ngạc nhiên nghi vấn, chẳng qua ông quyết theo gương thanh bạch của các vị Thánh Hiền đệ tử Phật Thánh Tiên ngày trước. Chỉ khác về đặc tính thời kỳ và môi trường hoằng đạo. Do phải tuân thủ luật pháp ông không thể châu lưu nhiều nước, nên phải phương tiện hòa nhập vào trung tâm văn hóa Quốc tế là nơi thuận lợi nhất để ông tiếp xúc với nhiều nhân duyên thuộc giới trí thức hâm mộ Phật pháp của nhiều Quốc gia mà thực hiện bản nguyện hoằng pháp lợi sinh theosứ mạng chấn hưng Phật giáo mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã thọ sắc truyền khai trên khắp địa cầu.
    Là đệ tử tự nguyện trợ pháp cho Đức Thầy, khi mà cơ duyên đã đủ điều kiện để Ông trở thành Giáo sư chính thức giảng dạy các môn: Lịch sử, Phật Giáo, Triết học, Ngôn ngữ học. Bằng phương tiện đó qua các môn giảng dạy rất gần gũi với triết học Đông Phương và triết lý Tam giáo rất phù hợp với lý tưởng và mục đích chấn hưng của PGHH mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng nêu cao trong Thi Văn Giáo lý toàn bộ. Khách quan nhận xét tất cả những giờ giảng dạy hoặc những khi hội thảo, hội nghị, giao lưu tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp liên quan với các môn học mà ông phụ trách đều là nhằm mục đích Hoằng pháp cả.
    Điều này có lần trong “Lá Thư Đông Kinh” ông đã từng khẳng định Tôi giảng dạy ở Đại học không phải là nghề sinh nhai, mà là phương tiện hoằng pháp, nên tôi chỉ lấy 1 số tiền tượng trưng thôi chứ không có lãnh lương”. (Do khi viết văn bản này trong thời điểm khẩn trương nên không có thời gian tra cứu tài liệu, rất mong đồng đạo tìm giúp tư liệu này trong LTĐK rất cảm ơn). Cũng vì lý do đó mà mọi sinh hoạt của ông luôn luôn bị túng thiếu. Hơn nữa ngoài việc sinh hoạt thường thức ăn, mặc, ở, thưốc men (tứ sự) ông còn phải chi một số tiền không nhỏ cho công cuộc hoằng pháp và các nhu cầu liên quan khác mà bổn phận một giáo sư Đại học không thể không đáp ứng, chưa kể đến những hứa hẹn đóng góp với các Tôn giáo khác trong việc thành lập tờ báo Ái liên Nhơn loại, và xây Giảng đường mở cơ cấu giao thương Nhật Việt, làm cầu nối cho ông sớm trở về VN. Và từ đó vấn đề “Bánh tráng bánh phồng” trở nên tối cần và cấp bách. Khiến cho có số đồng đạo không hiểu rõ cảm thấy ngạc nhiên thắc mắc. Chính ông bạn Trần Trung Hưng cũng không khỏi nghi ngờ mà dùng từ “Mã hóa” để ám chỉ. Xin đồng đạo chớ hiểu lầm số tiền đồng đạo giúp đỡ gởi qua ông Thanh Sĩ có gì không trong sáng công khai, mà phải dùng cách“mã hóa” theo kiểu rửa tiền. Có lẽ Ông dùng từ "bánh tráng" thay thế tên gọi tiền bạc trong thư từ cho có vẻ thanh bai, vì bánh tráng là loại thực phẩm truyền thống chỉ được dùng đến trong ngàyTư ngàyTết, nghe cho trang trọng tiêu biểu như tấm lòng tốt của đồng đạo đối với công việc đạo nghĩa, từ thiện cao quí, chứ không phải giúp cho riêng ông.
    Giải thích như vậy tuy có vẻ tạm chấp nhận được, nhưng chắc sẽ nẩy sinh ý kiến khác: “Sao ông Thanh Sĩ không chịu lãnh lương để góp vào việc từ thiện hoằng pháp ấy cho đỡ đồng đạo quê nhà, trong lúc bà con mình đang bị giặc giả tơi bời?” Thắc mắc ấy nghe cũng hợp lý, nhưng chỉ đúng trong trường hợp thông thường. Ông Thanh Sĩ còn thấy sâu xa tế nhị hơn chúng ta nhiều nữa kia, sở dĩ ông không thể chủ trương theo cách thông thường được có lẽ vì còn nhiều trắc trở đặc biệt quan trọng khác, mà Ông với tư cách là nhà hoằng pháp theo gương Thánh Hiền thì không thể tự phá bỏ hay canh cải những luật định nghiêm khắc đối với những người có "Trí tuệ tỏa sáng" đi làm việc mồi đuốc của Phật của Thầy thắp sáng cho nhân loại chúng sanh mà lại dám nhận thù lao mỗi tháng khác nào "Mượn Kinh Luân tụng mướn lấy tiền" thật khó giãi bày. Nếu trong lịch sử Tam Giáo các vị Thánh Hiền đều nghiêm thủ thanh qui đó thì Ông Thanh Sĩ không thể ngoại lệ nếu Ông muốn đồng hành tiếp bước người xưa.Thực tế 18 năm hoằng pháp trên đất Nhật Ông Thanh Sĩ đã quyết định rất phù hợp với cách hành xử chân chánh của các vị Thánh Hiền là: Không dùng trí tuệ để đổi lấy thù lao dù rất "hậu". Nếu như chúng ta cùng chấp nhận sự đồng nghĩa việc Ông Thanh Sĩ giảng dạy chính là Hoằng pháp và Hoằng pháp cũng chính là giảng dạy tại trường Đại học Waseda mà ông nhận lương tháng là điều trái nghĩa và trái Đạolý.Vì xưa nay không có nhà hoằng pháp chơn tu,hay chơn Tăng, Thánh Hiền nào lại đi hoằng pháp lãnh lương của bất kỳ tổ chức nào chi trả cho cả. Đấy chính là lý do khiến ông không thể làm trái, thà cam chịu túng thiếu để giữ sự trong sạch cho tiến trình "Hòa quan đồng trần" của ông.
    Còn vấn đề tiền nông đồng đạo trong nước giúp ông, biết bà con phần đông gặp khó, nên việc chủ trương cách vận động có tính luân phiên từng bước, rộng khắp,vừa sứcvà tự nguyện do những vị chủ chốt có uy tín như: ông Trần Hoài Ân,ông Phan Bá Cầm… đảm trách, nên suốt 18 năm việc trợ giúp ấy vẫn đều đặn rõ ràng không hề xảy ra tranh cải hay khuất lắp cho đến mang tai tiếng,đó chính là ưu điểm về mặt tài chính trong nhóm vận động và đồng đạo tham gia.
    Về lợi ích tinh thần (phước báo) đối với đồng đạo hay người hảo tâm tham gia chắc chắn không nhỏ vì:
    - Giúp cho người chơn tu có trí tuệ đặc biệt, và nhân cách trong sạch chắn chắn sẽ được sử dụng đúng vào lợi ích thiết thực, không thể sai mục đích, tránh được sự lợi dụng, hay lãng phí như : “Cho tiền bạc trúng người giàu có”.
    - Giúp cho người có tâm thanh tịnh có công hoằng pháp rộng lớn thì sự giúp đỡ đó phước báo sẽ tăng thêm gấp nhiều lần nếu có tâm thành tha thiết muốn giúp.
    Tóm lại: Ông Thanh Sĩ vốn là nhà Hoằng pháp có trí tuệ đặc biệt thì mọi chủ trương và hành động của ông dù trên lãnh vực nào cũng đều là hoằng pháp lợi sinh cả. Những kẻ giúp đỡ ông trên mọi phương diện tất có phước lợi cộng hưởng chẳng kém.
    Đến thắc mắc cuối cùng của Trần Trung Hưng trong câu 14 này là:“Đối với Đức Ông, Đức Bà, Ông Thanh Sĩ lại không có một lá thư nào thăm hỏi”.Vấn đề này cũng không chắc chắn lắm nếu chỉ dựa vào sự kết tập trong "Lá Thư Đông Kinh".Vì khâu tổng hợp cho đầy đủ các lá thư riêng khó tránh việc bị thất thoát. Tuy nhiên đây là sự việc hệ trọng yêu cầu phải tìm kiếm nguyên nhân, nếu chúng ta không thể làm rõ được thì sự hàn gắn nội bộ Đoàn thể thật sự trở nên khó khăn.
    Đức Ông, Đức Bà là Ông Bà chung của toàn thể tín đồ PGHH, không ai được vô tình hay cố ý thất lễ với bậc Đại phước đức này, ông Thanh Sĩ là người có trí tuệ thông minh càng thấu rõ hơn ai hết, vì đã thọ ơn ĐứcThầy sánh tày non biển, mới có được thành tựu đạo đức. Vả lại vào thời kỳ đi Châu thuyết năm1948 ông đã có trình diện và kỉnh lễ Đức Ông xin đi giảng Đạo nhắc nhở đồng môn, cũng được Đức Ông niệm tình đồng ý và còn cử người bảo vệ, đồng thời còn đích thân đi dự lễ Khánh thành chùa Không Môn do ông Thanh Sĩ tổ chức, cũng như đồng ýcho ông mở khóa hoằng pháp nơi Tây An Cổ Tự. Nói chung lúc ở Việt Nam trong công cuộc hoằng pháp ông Thanh Sĩ đã được Đức Ông hoàn toàn bảo bọc.Tất cả những ân huệ trên Đức Ông đều ưu ái dành cho Ông Thanh Sĩ là điều dễ thấy. Không lý gì Ông lại dám quên. Tuy nhiên còn một khía cạnh quan trọng khác có liên quan nội vụ lúc bấy giờ ông Lương Trọng Tường là người Lãnh đạo hành chánh cao nhất trong Đoàn thể PGHH, vốn không có liên quan mật thiết với Ban hoằng pháp của ông Thanh Sĩ với tư cách Lãnh đạo về mặt pháp lý, bởi lý do gì không rõ (vì không thấy tài liệu nào ghi chép). Nếu về hành chánh không liên quan như vậy thì sự ủng hộ tinh thần, hay tình cảm mật thiết nhất định phải có khoảng cách (Đó là giai đoạn từ 1948 đến 1954). Đến đầu năm 1955 ông Thanh Sĩ sang Nhật thì mối quan hệ cá nhân giữa ông Thanh Sĩ và ông Lương Trọng Tường tất nhiên có khoảng cách ngày càng lớn hơn và sự bất đồng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thực tế sau đó diễn tiến ra sao là hậu sinh bản thân tôi không tiện đề cập, chỉ nêu khái lược để thấy rằng dù không bất hòa trầm trọng, nhưng Ban Lãnh ĐạoTƯ/PGHH vẫn giữ khoảng cách nhất định với nhóm hoằng pháp của ông Thanh Sĩ suốt 18 năm lúc ông định cư bên Nhật. Dù nội bộ bất đồng nhỏ lớn, với tình thương quảng đại, trên tinh thần lãnh đạo tối cao thay thế Đức Thầy gìn giữ mối Đạo, đùm bọc tín đồ thì Đức Ông, Đức Bà luôn đứng chính giữa để bao dung tha thứ hai bên nếu có xảy ra bất đồng. Cách ứng xử của bề trên luôn có nỗi khổ và tế nhị đáng kính như vậy. Có lẽ ôngThanh Sĩ tự biết phải làm gì cho hợp lẽ, nên đã âm thầm nhường nhịn cam chịu dư luận búa rìu để Đức Ông, Đức Bà bớt bị nghi nan từ một số đồng đạo lo ngại về việc ông Thanh Sĩ có lien quanTổ Đình, bằng cách không liên hệ thư từ hầu tránh việc khó xử.
    Trường hợp thứ hai cũng có khả năng xảy ra là ông Thanh Sĩ có viết thư ít nhất một lần trình bày cho Đức Ông, Đức Bà thông cảm cho ông về nỗi khổ phải tạm gián đoạn sự liên hệ thường xuyên nhằm tránh cho Đoàn thể những bất hòa không cần thiết.
    Nếu lý do thứ hai màTrầnTrung Hưng hay đồng đạo nào cảm thấy không thuyết phục thì hãy chỉ giáo thêm một lý do khác cho thật sự khách quan. Chứ nếu dựa vào trong Lá Thư Đông Kinh 1,2 không có đăng ghi mà cho rằng không gửi thư hay“Do Đức Ông, ĐứcBà không gửi bánh tráng cho ông nên ông không thăm hỏi" là hoàn toàn không khách quan chút nào.Vì trong tập Lá Thư Đông Kinh 1,2 không thể tổng hợp sưu tầm đầy đủ hết tất cả những lá thư riêng. Vì thư từ là lãnh vực riêng tư thầm kín, không ai bắt buộc phải trình xuất cho ai cả. Nhất là những lá thư có liên quan đến những vấn đề nhạy cảm nếu có.
    Việc đánh giá tốt xấu về một cá nhân có rất nhiều yếu tố, nhưng nếu dựa vào 2 trường hợp thông thường này có thể quyết đoán sẽ hạn chế sự nhầm lẫn:
    - Người thường hay sơ suất việc nhỏ có thể dễ mắc phải sai lầm cái lớn.
    - Người luôn thận trọng từ việc nhỏ rất khó xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Ông Thanh Sĩ là người từng sống chung với nhiều đồng đạo có đủ các giới lúc ở Việt Nam, chưa từng nghe ai phê phán về cách xử sự thiếu thận trọng trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy không lý do gì vì “bánh tráng” mà Ông lại bất kính với bậc trên trước của mình. Trong khi ông đi dạy mỗi tháng với số lương rất hậu mà ông còn từ chối để giữ tròn luật Đạo đối với bổn phận người hoằng pháp chân chính.
    Nếu gay gắt cho rằng ông vì hiềm khích ngã nhân sinh ra bất kính thì tức khắc trí tuệ ông phải tan vỡ theo mấy khói vì tâm Ông đã rơi vào trạng thái bất tịnh, không tài nào ông sáng tác được một bài thơ đừng nói hoàn thành bộ Hiển Đạo.
    Tóm lại: Vấn đề “Lá Thư Đông Kinh” chỉ mong các vị đồng đạo đừng quá khẩn trương bắt bí mà làm thêm chia rẽ nội tình.
    Câu 15 trang 207. Ông bạn Trần Trung Hưng thắc mắc về "sứ mạng" cũng như nghi ngờ về kết quả hoằng pháp của ông Thanh Sĩ không để lại một hình thức công cán nào nơi đất Khách qua hình thức phát triển tín đồ mang danh nghĩa PGHH rõ ràng như ở VN. Vấn đề này phần trên tôi đã trình bày khá chi tiết nên không bổ sung thêm. Đoạn sau tác giả đặt vấn đề ông Thanh Sĩ không trung thành với Tôn chỉ của Đức Thầy trong bộ Hiển Đạo, còn thắc mắc đến chiêm bao cũng không thấy hiện diện Đức Thầy, chỉ xuất hiện các vị Phật Thánh Tiên khác thôi với ý trách ông Thanh Sĩ trước sau bất nhất có vẻ bạc tình bất nghĩa với PGHH: “Nhưng khi qua Nhật viết cuốn Hiển Đạo hoàn toàn không có đề cập đến Tôn chỉ của Đức Thầy, ngay cả chiêm bao cũng không thấy Đức Thầy mà chỉ thấy kể thấy mẹ tiền kiếp, thấy anh tiền kiếp và Phật Bà truyền pháp cho ông thôi, có phải lúc còn nương tựa với PGHH thì nói theo PGHH nhưng khi ra nước ngoài như chim xổ lồng có danh vọng thì không còn nhớ tổ cũ phải không ?” ông bạn thật sự có hiểu lầm nghiêm trọng, nên đặt nghi vấn có vẻ thiếu tôn trọng bậc tiền bối có hơi quá đáng. Ông Thanh Sĩ xuất thân là tín đồ PGHH thuở thiếu niên, qua tu tập chuyên cần theo PGHH, vừa tuổi trưởng thành ông ngộ được chân lý PGHH đạt được trí tuệ tỏa sáng, thấu suốt phần nào cơ mầu Đạo lý ẩn tàng trongThiVăn Giáo lý của ĐứcThầy. Là tín đồ PGHH đã đạt đến cảnh giới phát huệ xem như là mục đích sắp viên mãn trong quá trình tự giác, ví như người vào non cao đập đá tìm ngọc, lại được ngọc “Như Ý” tương lai sẽ có đủ thứ theo ý muốn để trở thành người giàu có nhất vùng. Có khi nào nữa chừng ông lại đập vỡ nó ra vì lý do phải chuyển nơi cư trú để đi làm giàu bằng "gánh đá mướn" cho người khác không? Nếu trên đời có hạng người đó thì mới có chuyện nghi ngờ ông Thanh Sĩ phản lại Sư Môn. Một điều vô lý như vậy kẻ mê si cũng không làm hà huống ông Thanh Sĩ là hạng trí thức hơn hẳn nhiều người lại cam tâm tự đánh mất thân danh một cách oan uổng như vậy sao. Trong tín đồ PGHH hầu hết đều biết Đức Huỳnh Giáo Chủ là Cổ Phật lâm phàm theo sắc lệnh ĐứcThế Tôn, Đức Di Đà, Đức Ngọc Đế… là những sắc chỉ tối thiêng liêng. Như vậy trên quả Đất nầy vào thời mạt pháp còn vị nào có oai đức và trọng trách cao hơn Đức Thầy nữa đâu để ông Thanh Sĩ phải lựa chọn theo hầu, trong khi ông đã thọ ơnThầy hơn biển. Còn nếu nghi ngờ ông có ý tự xưng lập Đạo để tranh ngôi giáo chủ với Đức Thầy thì liệu ôngThanh Sĩ có tranh thủ được sắc chỉ bề trên không? Thêm một trường hợp cho cặn kẽ hơn nữa cũng cần trưng ra để cùng nhận định: Có người nghi ông cố ý dựa vào PGHH để làm nấc thang danh vọng cho sự nghiệp QuốcTế nơi đất Nhật. Tất cả những nghi vấn hoặc nhận định trên hoàn toàn bất hợp lý và có vẻ xem thường quá đáng đối với một nhà tu trí tuệ.
    Muốn tìm hiểu ông Thanh Sĩ có phải là một đệ tử trung thành của Đức Huỳnh Giáo Chủ hay không và cách hoằng pháp của ông có đúng Tôn chỉ và mục đích của PGHH hay không và sự xuất hiện của ông có phải là một nhu cầu tất yếu, nhằm trợ pháp hữu hiệu kịp thời cho Đức Huỳnh Giáo Chủ trong sứ mạng truyền khai Đạo Pháp tại Việt Nam và khắp thế giới hay không? Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng đề mục quan trọng sau để so sánh đối chiếu.
     
  2. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    1. Sứ mạng của Đức Thầy.
    2. Tôn chỉ PGHH
    3. Mục đích của PGHH
    4. Yếu pháp PGHH

    Phân tích sơ lược 4 đề mục trên cho đích thực rõ ràng rồi sẽ so lại xem công cuộc hoằng pháp của ông Thanh Sĩ lúc ở quê nhà nơi Tây An Cổ Tự (Chợ Mới) cũng như cách hoằng pháp nơi trường Đại học Waseda Tokyo Nhật Bản với mục đích có gì khác biệt hay không? Xin trích phần minh chứng dưới đây trong quyển "Chú Nghĩa"
    1. Sứ mạng Đức Thầy gồm 5 khoản chính:
    - Báo tin ngày tận diệt sẽ tới.
    - Đưa các thiện căn đến kỳ Đại Hội Long Hoa.
    - Đánh thức các linh hồn đã gieo rắc thiện duyên cùng Ngài ở nhiều tiền kiếp.
    - Phò trợ Thánh Vương.
    - Chấn hưng nền Phật Giáo.
    2. Mục đích của Đạo PGHH.
    - Vãn hồi Đạo Nhân: Hưng phục đạo ngũ luân và chấn chỉnh khắc kỷ các đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
    - Xương Minh Đạo Phật:
    * Duy trì chánh giáo của Đức Phật Thích Ca.
    * Khiến cho mỗi người được tỏ ngộ.
    * Đưa nhơn sanh đến Hội Long Hoa hay về cõi Cực Lạc.
    3. Tôn chỉ PGHH là Học Phật Tu Nhân. Tại gia cư sĩ tức tu tại nhà : Vừa tu Nhân vừa tu Phật cùng một lượt.
    4. Yếu pháp của Phật Giáo Hòa Hảo là: Thiền Tịnh Song Tu.
    - PhápThiền,ĐứcThầydạy nhắm ngay vô vi thật tướng,tức hướng thẳng chân không để được thấy bổn tâm,hiểu bổn tánh sẽ đắc đạo. Các pháp cần thực hành như :Thập thiện, Bát chánh,Tứ Diệu đế hoặc trừ sáu Căn diệt sáu Trần, hay Thập nhị Nhân duyên, Môn Hoàn diệt.
    - Pháp tịnh là Pháp Môn Tịnh Độ: tức vừa niệm Phật vừa kết hợp hành Tứ ân, Thập thiện.
    Căn cứ vào những khái lược về sứ mạng Tôn chỉ mục đích và phương pháp truyền giáo của Đức Huỳnh Giáo Chủ nêu trên, nhằm tìm hiểu xem quá trình ông Thanh Sĩ thực hiện công cuộc trợ pháp cho Đức Thầy suốt 7 năm (1948 – 1954) ở quê nhà và 18 năm (1955 – 1973) nơi Đất Nhật có vấn đề nào đảo ngược Tôn chỉ PGHH, khiến đồng môn bất tín nghi ngờ hoặc phản ứng chính đáng không? Cần khách quan nhận xét để tránh sự oan tình cho người tín đồ trung thành có nhiều tận tụy hy sinh đóng góp lớn lao cho Đạo pháp hơn 25 năm gian khổ.
    Đối với 7 năm hoằng pháp ở quê nhà từ những ngày đầu đi Châu thuyết, đến những buổi thuyết giảng ngày sóc vọng, mở lớp huấn luyện và sáng tác Thi lục, tất cả đều được kết tập thành sách vở rõ ràng có sự kiểm duyệt của ông. Lâu nay cũng có nhiều giới đồng đạo xem qua, nếu có điều gì nghi vấn cũng nên đặt ra công khai thảo luận trên tinh thần xây dựng cũng không phải là việc không bổ ích. Những sách vở của ông, nhất định ông chịu trách nhiệm về sự nhận xét từ công luận là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên trong một số vấn đề do đồng đạo vô tình thể hiện sự bày tỏ ngưỡng mộ quá đáng ảnh hưởng đến sựTôn nghiêm tối thượng đối với ĐứcThầy chẳng hạn như: Về nghi thức trưng bày chân dung không hợp khuôn khổ, vị trí, nói năng không phân biệt Tôn ti trong lúc cao hứng luận đàm hoặc khi thuyết giảng hay trình bày thiếu cân nhắc trong sách vở, tiểu luận... đấy là do cá nhân số ít đồng đạo sai sót không thuộc chủ trương của ông Thanh Sĩ. Những việc sơ thất này cũng rất cần sự chấn chỉnh kịp thời để tránh điều bất kính.Nhìn chung nếu đồng đạo có cùng thiện chí đóng góp và lắng nghe theo tinh thần "Kẻ chỉ dạy cũng nên thành ý. Người lỗi lầm phải thị nhận ngay.Tất nhiên không có sự gổ gây. Đây cũng tốt mà kia cũng tốt"(TS), sẽ có rất nhiều cơ hội để hóa giải bất đồng tránh những mâu thuẫn kéo dài không đáng có. Tóm lại sự bất đồng nội bộ về những vấn đề có liên quan ông Thanh Sĩ trong lúc ở quê nhà không đến nỗi gay gắt, chỉ tiềm ẩn trong ý tưởng ít khi biểu lộ ra hình thái bên ngòai, thấy rõ nhất là sinh hoạt đoàn thể có ranh giới phân cách độc lập theo khuynh hướng khác biệt giữa các nhóm mà thôi.
    Đến khi 1955 ông Thanh Sĩ để chân trên đất Nhật thì sự bất đồng mới bắt đầu có dấu hiệu lộ rõ và lan tỏa,mặc dù BanTrị Sự lúc bấy giờ luôn có sự tham gia của những thành phần giảng viên do ông Thanh Sĩ đào tạo trong các khóa hoằng pháp. Ảnh hưởng phân hóa nội tình lớn nhất là do sự biến chuyển thời cuộc của đất nước trong thời Đệ nhị Cộng hòa, khiến Đoàn thể chia phân rõ rệt. Thực trạng này đã được ông Thanh Sĩ nhận định: ‘‘Kể từ lúc để chân đất khách, Nơi quê hương xuôi ngược lắm chiều. Sự an vui chẳng có bấy nhiêu, Việc đau khổ thì nhiều vô số’’. Dựa vào tình hình chung nhận xét thì việc ông Thanh Sĩ xuất dương hoằng pháp lúc ấy chưa phải là ý định của ông vì hiện trạng bấy giờ nếu không phải do cơ duyên trắc trở, ông ở lại Tây An CổTự để tiếp tục công cuộc hoằng pháp sẽ có lợi thiết thực hơn nhiều vì phong trào đang tiến triển thuận lợi khiến ông tiếp tục trù hoạch mở thêm các khóa Trung Cấp và Nghiên Cứu Hán Học cho những năm tiếp theo, giữa chừng đành phải dang dở bất ngờ và tìm cách xuất dương để tỵ nạn thời cuộc.Sở dĩ ông có được cơ hội thâm nhập vào trung tâm giao lưu văn hóa Quốc tế trên đất Nhật để phương tiện hoằng pháp chẳng qua do ông tranh thủ vận dụng khi có cơ hội đưa đến. Chứ đích thực sự quan tâm lớn nhất của ông bằng cả tâm hồn và ý chí là tìm nơi tỵ nạn cho yên ổn, để rồi từ xa ông tạo mọi phương tiện qua thông tin, sáng tác luận giảng phục vụ hướng về quê nhà mà tiếp tục cơ hoằng pháp nhằm nâng cao nhận thức cho sự tin tấn tu học của đồng đạo và góp phần kiến tạo quê hương, rõ ràng nơi đất khách ông không ngừng sáng tác nhiều tác phẩm đạo đức gửi về suốt 18 năm không gián đoạn và không quên nhắc nhở đồng đạo bằng nỗi chia sẻ chân thành trong mọi hoàn cảnh ấm lạnh nơi quê nhà. Được kết tập thành trên 600 lá thư và 17 tác phẩm trong Hiển Đạo cùng nhiều tác phẩm khác chưa kết tập đầy đủ. Suy xét cho kỹ, tác phẩm Hiển Đạo chỉ phục vụ chính yếu cho PGHH và đồng bàoViệt Nam thôi chứ không nhằm cho cộng đồng các nước hâm mộ Phật giáo trên thế giới, vì Hiển Đạo không có dịch ra ngôn ngữ Quốc tế. Bởi thành công của Đạo Phật trong việc thâm nhập vào các nước là nhờ biết ‘‘Tùy phong hóa nhân sanh phù hạp’’ chứ không bằng con đường khuyến dụ áp đặt trên bất cứ hình thức nào. Nếu phải có cơ duyên truyền bá trên lãnh vực Quốc tế có lẽ Ông Thanh Sĩ sẽ nghiên cứu sâu về phong hóa dân tộc tính của họ rồi mới phương tiện lập ra phương pháp giáo hóa thích hợp. Thực tế này đã được chứng minh qua sự khác biệt về tính đặc thù của Phật giáo các nước vẫn không đồng nhất về hành đạo dù vẫn trung thành với tư tưởng và triết lý của Đức Thích Ca. Điển hình: Phật Giáo Tây Tạng, Phật Gíao Miến Điện, Nê Pal, Lào, Nhật, Hàn, Campuchia và Việt Nam kể cả Ấn Độ là Thánh địa Phật giáo.Vậy nếu ông Thanh Sĩ có cơ hội trợ pháp choTôn phái Phật giáo các nước thuận lợi nhất chỉ dựa vào việc tiếp cận với các vị Giáo chủ và các nhà trí thức, Học giả có trách nhiệm hoằng pháp mà trình bày công cuộc chấn hưng Phật Giáo theo tinh thần mà Đức Thầy có trách nhiệm theo sứ mạng mà Đức Thế Tôn ủy thác, cho hợp cơ chấn chỉnh trong buổi hạ ngươn kỳ, chứ không thể lập chương trình hoằng pháp trực tiếp trước đại chúng như đã từng làm nơi Tây An Cổ Tự hay vùng đồng bằng Nam địa được. Do vậy Ông không thể đáp ứng theo yêu cầu của TTHưng là dịch thuật y quyển Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy ra sinh ngữ (Anh, Pháp, Nhật) mà phát hành cho cả thế giới được, trừ phi cộng đồng Việt Kiều có cùng Phong hóa và ngôn ngữ với mình, nên ông bạn Trần Trung Hưng chớ nên thiện trách ông Thanh Sĩ sao không làm như thế cho "xứng đáng là một đệ tử trung thành với Đức Thầy", cho dù ông Thanh Sĩ có thừa khả năng ngôn ngữ. Và cũng đừng yêu cầu ông Thanh Sĩ phải có một hình thức hoằng pháp trên đất Nhật giống y chang ở Tây An Cổ Tự như: Trường hoằng pháp mang tên PGHH, Tổ chức Ban trị sự PGHH Nhật Bản hay lập chi phái PGHH Nhật Bản trực thuộc PGHH Việt Nam. Các việc nêu trên khó khăn còn hơn lội bộ lên Trời, vả lại không có lịnh Đức Thầy sao ông Thanh Sĩ dám có ý tưởng đó. Còn nguy hại hơn, nếu gặp phải những Phật tử Nhật có tính nóng nảy cố chấp như chúng ta đâm ra nghi ngờ ông Thanh Sĩ có ý đồng hóa Tông phái truyền thống của họ, lúc ấy ông Thanh Sĩ khó yên thân theo bề giảng dạy. Tóm lại cách hoằng pháp của ông Thanh Sĩ đều tùy vào sự vận dụng cá nhân ông sao cho thích hợp, có thể bằng nhiều cách như: Giao lưu với các vị Giáo chủ các Tông phái, hợp tác nghiên cứu với các nhà hoằng pháp, dự hội nghị trình bày tham luận, hoặc sáng tác văn thơ bằng sinh ngữ hoặc ngôn ngữ phù hợp các nước cho thích nghi phong hóa từng dân tộc, truyền đạt phương pháp chấn hưng Phật giáo theo cùng mục đích vãn hồi đạo Nhân và xương minh Đạo Phật của PGHH. Cộng với công tác giảng dạy ở Đại học đường mà lồng ghép hoằng pháp qua các môn học do ông phụ trách. Những công việc này mang tính tùy nghi hết sức tế nhị, chỉ cá nhân ông mới đủ khả năng điều hòa linh động không thể đồng đạo bình thường nào có thể hợp tác được như ở quê nhà . Vì thế suốt 18 năm ông chỉ hoạt động đơn thân không hề có ý vận động thêm đồng sự, cho dù ở quê nhà có rất nhiều người sẳn sàng cất bước Đông du nếu được ông mời gọi.
    Phân tích như trên, có lẽ quí đồng đạo đã có chút cơ sở bổ sung tìm hiểu đôi phần tương đối về Ông Thanh Sĩ góp phần giảm nhẹ sự bất đồng vì hiểu lầm thiên lệch do định kiến chủ quan theo khuynh hướng thân thiện hay không thân thiện mà vô tình cả 2 "Trừơng phái" đều là nguyên nhân tạo ra ít nhiều sự bất đồng hơn nữa thế kỷ vẫn chưa có hồi kết. Nhóm thân thiện thì chẳng giới hạn trong việc tôn vinh ca tụng chẳng chút dè chừng dư luận trái chiều. Còn phía không thân thiện ra sức phủ nhận không cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa những bằng chứng nhãn tiền, đôi khi có nặng lời thất kính đối với người Tiền bối. Hành xử thái quá của cả hai bên đến lúc cần nên xét lại mà tạo cho Đoàn thể dần dần có tầm nhìn vừa thực tế vừa thân thiện bao dung. Để tháo gỡ tận tình cho sự hàn gắn tưởng cũng không thể không đi sâu vào việc tìm hiểu so sánh cho ra lẽ vấn đề trọng tâm mà Trần Trung Hưng đã nhiều lần nhấn mạnh là :"Nội dung Hiển Đạo không trung thành với Tôn chỉ của PGHH" một vấn đề tìềm tàng nguyên nhân lớn nhất cho nỗi bất bình nội bộ kéo dài kỷ lục.
    Như trên đã có trình bày khái lược về sứ mạng Đức Huỳnh Giáo Chủ, Tôn chỉ mục đích và yếu pháp của PGHH. Vậychúng ta đã có cơ sở "Kim chỉ nam" về công trình lập giáo của Đức Thầy trên lãnh vực rộng lớn khắp miền Hạ giới trong buổi Hạ ngươn này. Căn cứ theo đấy chúng ta lần lượt so sánh chứng minh sao cho toát lên được những sự thật được tọa lạc trong bộ Hiển Đạo. Nếu có điều gì không phù hợp Tôn chỉ PGHH, không những nhóm Trần Trung Hưng được công khai phủ nhận, mà tất cả nhóm Duệ Trí hay các xu hướng Cộng đồng khác cũng phải lên tiếng chấn chỉnh khách quan. Ngược lại tác phẩm ấy trung thành vớiTôn chỉ mục đích PGHH là chấn hưng Đạo Phật chân truyền của Đức Thích Ca chứ không phải là một Tông phái nhỏ của Đạo Phật, thì chẳng những bộ Hiển Đạo có lợi ích thiết thực cho PGHH mà còn nhiêu ích cho nhiều giới hâm mộ Phật Giáo khắp nơi.Có thể tỷ dụ: Thi Văn Giáo Lý toàn bộ PGHH ví như viên kim cương toàn sáng tròn đầy, trong ngoài đều được cấu thành thuần khiết bằng những tinh thể phát sáng, rực rỡ khúc xạ, phản chiếu muôn màu. Bộ Hiển Đạo ví như những lời giải thích thuyết minh về sự lợi ích và khai thác các tính năng tiềm tàng cực sáng của viên ngọc quí hiếm,giúp nhiều người thấy rõ hơn giá trị tôn quí của viên ngọc là quí nhất trong thời mạt pháp,không gì có thể sánh được.
    Do tính chất đặc thù giữa Kinh, Luật so với giảng Luận có một khoảng cách nhất định về thứ bậc trên dưới Phật, Tăng, Thầy, Trò và thời điểm trước sau, đòi hỏi nhà hoằng pháp cần đặt nặng sự nghiên cứu tùy thuận căn duyên sâu cạn và thời kỳ mà phương tiện mở rộng, đào sâu một cách thích hợp nhằm trợ giúp chúng sanh tiến gần chân lý để tin tấn thực hành ngộ nhập chân tánh. Thế nên nơi cõi Ta Bà thời kỳ nào có Phật ra đời đều có Kinh, Luật, Luận là một qui luật hóa chúng bất di bất dịch tự ngàn xưa. Kinh do Phật thuyết, Luật do Phật chế suất gia giảm, Luận do Thánh tăng diễn giải. Kinh thì cô đọng tinh lý áo nghĩa bí huyền mầu nhiệm thâm sâu. Luật là khuôn khổ giới hạn bắt buộc nghiêm thủ từ nội tâm đến ngoại tướng. Luận do đệ tử Phật trợ pháp diễn giải là phương tiện trung gian cầu nối làm thuyền chuyển tải Kinh Phật đến với chúng sanh và đưa chúng sanh gần với tinh lý Kinh Phật. Vào thời chánh pháp thì Kinh đóng vai trò thâu nhiếp cả Luật và Luận (không phân chia rõ rệt từng phần). Bởi đệ tử Phật phần lớn thuộc hạng thượng căn thắng sĩ đủ sức ngộ nhập kinh lý mà chứng đạo trực tiếp và bản tâm các vị vốn thanh tịnh nên việc giới luật đã có sẳn tự nhiên không phải cố gắng giữ gìn vẫn không phạm. Qua đến tượng pháp về sau căn trí chúng sanh ngày càng thiển bạc, lòng dõng mãnh yếu ớt nên Luật và Luận đóng vai trò nặng nề hơn trong việc hóa chúng đối với các nhà hoằng pháp. Đến thời kỳ mạt pháp sau giai đoạn bặt truyền y bát, Phật pháp phải trải qua cơn pháp nạn kéo dài gần ngàn năm. Nay đã sắp hết hạn kỳ.
    Đến giai đoạn chấn hưng Phật Giáo, chuẩn bị tốt cho chu kỳ "Châu nhi phục thỉ" Lựa lọc tìm kiếm nhân duyên hiền đức để kiến lập đời Tân. Do đặc tính thời kỳ cần có một Đức Phật lâm phàm nối truyền Phật pháp cứu độ chúng sinh. Đức Thế Tôn đã sắc lệnh cho Đức Thầy khắpTa Bà truyền khai Đạo Pháp. Do thừa hành sứ mạng thiêng liêng trong thời mạt pháp, Phật nhược ma cường nên phương pháp truyền giáo của ĐứcThầy lúc thì công khai, khi thì len lỏi tùy cơ. Chẳng những Ngài đã thuyết kinh như Đức Thế Tôn mà còn viết Giảng Kệ tiết lộ cơ huyền, rồi gánh lấy kiếp nạn cho chúng sinh, trực tiếp hòa quan đồng trần và hành xử tứ ân cùng với chúng sinh để tìm phương cứu độ trên tất cả các lĩnh vực xã hội chính trị... đời thường lúc hiện hiền cũng như lúc dùng hóa thân dạo khắp Ta Bà. Tất cả đều vì cứu độ chúng sinh mà từ bi quyền dụng.
    Đồng đạo chúng ta ai đã có nghiên cứu kỹ Sám Kinh Kệ Giảng Đức Thầy cũng đều hiểu được ít nhiều sứ mạng nặng nề mà cao cả của Ngài. Trong lần viếng non ông Két, Đức Thầy đã kêu gọi :

    "Vậy hỡi chư Thần mau nối gót
    Theo Thầy dắt chúng khỏi nồng cay"
    Trong bài sứ mạng của Đức Thầy có đoạn:"Chư Phật mới nhũ lòng từ bi cùng các vị chơn Tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ,sau chỉ rõ cơ huyền". Qua 2 trích dẫn trên cho thấy Đức Thầylâm phàm lần này không phải đơn độc mà có rất nhiều chư Tiên, Thần, Thánh đồng hạ phàm trợ pháp cho Ngài. Hiện khắp cõi nhân gian này nơi nào mà chẳng hiện diện của các vị ngày đêm trợ tế nhân sinh.
    Ông Thanh Sĩ khẳng định:
    "Đức Thầy chịu sắc Lôi âm
    Xuống trần len lỏi kiếm tầm cứu dân
    Bốn quyển Giảng đủ Phật, Thần
    Cùng là Tiên, Thánh lâm trần dạy khuyên
    Hợp Tiên thì học theo Tiên
    Hợp cùng chư Phật gieo duyên Phật đài
    Hợp Thần theo việc thẳng ngay
    Hợp cùng Đức Thánh giữ ngay đạo Người
    Tùy duyên mà nhũ hết lời
    Nghe không tùy ý con Trời tự do"

    Ông Thanh Sĩ đã thấu rõ sứ mạng Đức Thầy nhiệm mầu cao cả như thế, lẽ nào là người có trí tuệ thông minh lại không nhận ra bổn phận môn sinh dám làm đảo ngược Tôn chỉ, hay có ý phản trắcSư môn, thừa tranh ngôi Giáo chủ, hoặc dám lấn lướt địa vị tối thượng của Đức Thầy. Hơn nữa trong nội dung Hiển Đạo ông Thanh Sĩ đã từng được các đấng Phật Tiên, ThầyTổ dạy chỉ cơ huyền không phải là việc ngẫu nhiên, chính vì các ngài thấy ông có tâm thanh tịnh, đủ duyên trợ pháp đúng đạo làm trò mới ủy thác nhiều điều bí nhiệm. Ông bạnTrần Trung Hưng đã không đọc kỹ Hiển Đạo nên đã trách oan ông Thanh Sĩ trên lãnh vực cơ huyền cho đến những giấc chiêm bao vẫn không nghe nhắc đến ĐứcThầy. Vì Thiên cơ trong nhiều trường hợp ông không tiện tiết lộTôn danh Đức Huỳnh Giáo Chủ trong những lần Đức Thầy dùng Tiên đơn trị bệnh cho ông trong cơn nguy kịch, đã được ngài Tiên trưởng nhắc đến. Có khi Ông được ĐứcThầy dắt đi dạo xem Địa ngục, Thiên đàng: Trong Vạn Niên Huynh Đệ, Ngài Tiên trưởng tiết lộ:
    Em đã gặp cụ già tóc bạc
    Chính Thầy em ký thác nhiều câu
    Phận chưa tròn bổn nguyện đã sâu
    Sao em lại mong cầu cái chết.

    ***
    Bỗng một đêm mê mệt thức thần
    Một cụ lão hiện thân trước mặt
    Nhích miệng cười đưa tay ra dắt
    Và bảo rằng chưa thác đâu con
    Đời cùng con duyên nghiệp hãy còn
    Con phải sống lo tròn mới được.
    Vậy cùng lão mượn đường mây nước
    Dạo đôi nơi Địa ngục Thiên đàng
    Để sau này dạy kẻ thế gian
    Cho họ biết kẻo rằng không có.
    Khi xem xong hai nơi đã rõ
    Đến chừng khi quay trở lộn vìa
    Ngang qua một một núi huê đẹp đẽ
    Cụ liền bảo núi này có kẻ
    Xưa lâu cùng con đã hữu duyên
    Con rán tu chừng đại hội Tiên
    Sẽ gặp lại cựu duyên ấy được.

    ***
    Trong lúc ấy ở trên tran Phật
    Có tiếng kêu này Nhứt hỡi con
    Hãy sống lo đạo nghĩa cho tròn
    Sắp tận thế không còn lâu nữa.
    Đây diệu dược để mà trị chữa
    Chứng bịnh con đang buổi kinh nguy
    Con nghiêng qua tay mặt mau đi
    Để uống món thần y này đấy .
    Này em ơi ! tiếng người gọi ấy
    Chính cụ già thường dạy dỗ em
    Lúc ấy vừa khoảng giữa trời đêm
    Dùng thiền quán nên anh đã thấy.

    Phần cuối câu 15 Trần Trung Hưng không giữ được bình tỉnh lại tỏ ra bất kính với ông Thanh Sĩ trong việc nghi ngờ:“Có phải lúc còn nương tựa với PGHH thì nói theo PGHH, nhưng khi ra nước ngoài như chim xổ lồng có danh vọng thì không còn nhớ đến tổ cũ phải không ?”
    Khách quan nhận xét: Là tín đồ PGHH, sau khi ông Thanh Sĩ được phát khai trí huệ, Ông tự nguyện đóng vai trò hoằng pháp với mục đích trả ơn Thầy, dìu dắt đệ huynh trong lúc đạo đồng còn nhiều bỡ ngỡ hoang mang khi bất ngờ vắng mặt Đức Thầy. Nên khởi đầu của phương pháp giảng giải là Ông chủ trương duy trì căn bản cho vững chắc từ hình thức lẫn nội dung, rồi từng bước nâng dần khi trình độ tu tập của đồng đạo đã tiến kịp theo sự tiến hóa chung. Bấy giờ (cuối 1954) Ông dự tính mở lớpTrung cấp và nghiên cứu Hán học nhằm đào tạo đội ngũ hoằng pháp đủ năng lực đảm trách Phật sự toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển. Nếu còn ở trong nước ông vẫn có chủ trương đơn giản hóa hình thức, đề cao phần tự giác nghiên cứu tự do nhằm mở rộng kiến thức trong việc thực hiện và phổ biếnTôn chỉ PGHHở trình độ cao hơn, phục vụ rộng hơn theo tinh thần tự giác, giác tha trong tu tập lại vừa tránh việc chấp pháp, chấp tâm vốn là căn bệnh thường thấy trong giới tu hành. Khi ra hải ngoại, tiếp cận môi trường Quốc tế , không thích ứng như điều kiện hoằng pháp ở quê nhà như dạy tập trung hay thuyết pháp ngày sóc vọng định kỳ. Ông linh động chuyển sang sự trao đổi thư từ, nhằm chia sẻ cảm thông và nhắc nhở khuyến tấn đồng môn. Ngoài ra còn sáng tạo thêm cách hoằng pháp hiện đại vừa triển khai mở rộngTôn Chỉ trong Đoàn thể vừa truyền bá tư tưởng PGHH đến đồng bào PhậtTử khắp nơi nêu cao "Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo" theo tinh thần vô vi chánh pháp,nối theo sự kêu gọi tha thiết của ĐứcThầy đối với cácTông phái Nhà Phật trong cuộc chấn hưng Phật giáo:

    “Khuyên sư vãi mau mau cải hối
    Làm vô vi chánh đạo mới mầu
    Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu
    Hãy tìm kiếm cái không mới có”
    Để thích ứng cho việc quảng truyền này tất phải thay đổi đôi chút hình thức, bớt đi sự quảng cáo về mình qua hình thức, ông chỉ nêu nội dung Tôn chỉ PGHH một cách sâu rộng trong toàn bộ cuốn Hiển Đạo, không có tác phẩm nào mà không có pháp môn, Tôn chỉ PGHH mà không hề giới thiệu đây là Tôn chỉ, để tín đồ PGHH cũng như giới hâm mộ Phật Pháp tự nhận ra mục đích của PGHH một cách tự nhiên vừa thấm thấu vừa nâng cao mà không rơi vào Pháp chấp hay ngã chấp đó là sự ưu việt của nhà Hoằng pháp, kết quả cuối cùng dễ nhìn thấy nếu ai tin tấn tu tập đúng theo tư tưởng chánh pháp của PGHH tất đạt được kết quả viên mãn, tất nhiên người Phật tử đó dù ở tông phái nào, xét về tinh thần thì họ chính là tín đồ PGHH vì đã thực hành theo chánh pháp vô vi của Giáo lý PGHH. Còn về danh vọng không phải bàn nhiều. Kẻ nào bất kỳ còn ham danh vọng là còn mê si không thể phát khai trí huệ được, trí tuệ ông Thanh Sĩ không thể thuộc hạng đó, riêng giá trị của ông lúc ở quê nhà cũng như khi ở đất Nhật đều giống như nhau, chỉ được xem là nhà hoằng pháp có trí tụê đặc biệt thôi,không có gì gọi là “Muối dưa thay đổi" hay "Xổ lồng quên tổ cũ"! Học hàm Giáo sư, Tiến sĩ... Thế giới này có tới hằng vạn hằng trăm ngàn người. Nhưng tín đồ PGHH và tín đồ Phật giáo trong thế kỷ 20 trên toàn thế giới mới chỉ có một người tín đồ PGHH tu "Phát Huệ" là Ông Thanh Sĩ. Thế giới này từ 1939 đến nay cũng có nhiều Tôn giáo và nhiều Giáo chủ. Nhưng cũng chỉ duy nhứt có một vị Giáo Chủ PGHH là Ông Phật. Vậy cái "Tổ cũ" là Nam Kỳ Thánh Địa có Đức Huỳnh Giáo Chủ là vị Phật sống khai sáng nền chánh đạo PGHH. Dám hỏi bạn TT Hưng trên địa cầu nầy có cái "Tổ mới" nào hấp dẫn tuyệt vời hơn, khiến Ông Thanh Sĩ phải hoa mắt mà "Xổ lồng quên tổ cũ".?
    Câu 16: trang 210: Tác giả Duệ Trí nhận định rằng:“Ông Thanh Sĩ là một trong những người lãnh đạo Tôn giáo có uy tín sau khi Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt”. Khiến Trần Trung Hưng thắc mắc cũng có cơ sở. Theo thiển nghĩ của tôi Duệ Trí nhận định như trên là không đúng về pháp lý cũng như trên thực tế. Về pháp lý ông Thanh Sĩ là tín đồ PGHH không chức sắc nhỏ lớn nào cả. Về thực tế ông có tự nguyện cùng với một số đồng đạo lập ban Hoằng pháp, tạm được đề cử là trưởng Ban Hoằng Pháp để làm nhiệm vụ chứ không phải là thành phần của Ban trị sự PGHH. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng không có giao quyền lãnh đạoTôn giáo lại cho ai trước khi vắng mặt. Nếu Duệ Trí vì ngưỡng mộ mà nhận định như vậy rất dễ gây hiểu lầm trong Đoàn thể, cũng nên rút tỉa điều này.
    Câu 17: trang 221: Duệ Trí nhận định trong phần kết luận “Mới 16 tuổi ông Thanh Sĩ đã giác ngộ, nói đúng hơn là đã tỏ ngộ” Trần Trung Hưng thắc mắc cũng có cơ sở. Đúng như lời trần thuật của ông Thanh Sĩ:
    Ta như đồng đạo trẻ già
    Theo Huỳnh Giáo Chủ tại gia tu hành
    Tu hồi mười sáu tuổi xanh
    Đến năm Mậu Tý xuất hành khuyên dân.

    Căn cứ 4 câu thơ trên cho thấy Ông tu hồi 16 tuổi đến năm 1948 Mậu Tý mới xuất hành Châu thuyết, rõ ràng Ông đã có “Thông minh trí tuệ” theo nhận xét của TT Hưng. Nhưng để khẳng định Ông “Tỏ ngộ” lúc nào giữa khoảng từ 16 đến 21 tuổi, thì không ai có thể biết được ngoài Ông và bậc trên trước. Còn vấn đề “Năm lần bảy lượt Ông tìm cách để gặp ĐứcThầy” cũng hoàn toàn không có thật. Dựa theo "Lời Bạt" Ông Thanh Sĩ cho biết chỉ "Hân hạnh được thấy Đức Thầy trong lần đi khuyến nông”.
    Thưa ông bạn Trần Trung Hưng!
    Từ đầu bài viết của bạn tôi vẫn liên tục lần lượt trình bày giải thích những bất đồng của bạn với đồng đạo Duệ Trí, tôi cố giữ lập trường trung lập khách quan tuy nhiên vẫn không sao tránh khỏi có lúc chủ quan thiên kiến, rất mong hai đồng đạo thông cảm. Đến phần tiếp theo Trần Trung Hưng cần dậm lại phần phụ lục này để nhấn mạnh hoặc bổ sung những thắc mắc nhằm hắc bạch phân minh cho rốt ráo. Cũng theo tinh thần này tôi sẽ tiếp tục thảo luận vẫn không ngoài hảo ý cùng chia sẻ thân ái với 2 bạn.
    Trong trang 6 bạn nhắc lại việc Duệ Trí nhận định: “Đức Thầy truyền Đạo pháp riêng cho ông Thanh Sĩ và nhìn nhận ông Thanh Sĩ là đệ tử duy nhất!”. Nếu anh nhắc lại thì tôi cũng khẳng định lần nữa là Duệ Trí đã nhận định quá chủ quan không cơ sở. Chính ông Thanh Sĩ xác định:
    “Phật riêng tế độ Phật lầm
    Pháp còn có chỗ chấp tâm pháp tà”

    Theo lịch sử PG việc truyền tâm ấn hay truyền y phó bát cho Tổ nối truyền, hay thọ ký, di ngôn Đức Phật có thực hiện trước lúc đức Phật sắp nhập Niết Bàn. Đặc biệt trong trường hợp Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ tạm vắng mặt có ngày sẽ trở lại thì việc truyền trao “y bát” cho đệ tử hay tín đồ tuyệt đối không thể xảy ra. Có thể chăng Duệ Trí nghi rằng Đức Thầy đã điểm đạo để tăng trí tuệ cho ông vì thấy ông Thanh Sĩ có biểu hiện trí tuệ tỏa sáng. Nhưng việc đó cũng không ai rõ được, chỉ đoán chừng thôi. Sự thật ông Thanh Sĩ thế nào vẫn không ảnh hưởng gì với cao đồ đồng đạo đã hy sinh vì Đạo. Đức Thầy đã có sự phán xét công bằng và nhân quả rất nghiêm minh ông bạn cũng nên yên tâm. Còn vấn đề Thi Văn Giáo Lý không đề cập đến ông Thanh Sĩ tôi đã có ý kiến phần trên rồi.
    Còn một vấn đề quan trọng khác cần đối chiếu cho rõ nữa là: Trần Trung Hưng có truy cập thông tin trên mạng Internet về lịch sử trường Đại học Waseda Tokyo Nhật Bản cũng tương đối có công phu. Tuy nhiên có lẽ do tác giả truy cập sai nguồn thông tin chăng mà trích dẫn thiếu chính xác rằng:“…Sau năm 1949 sửa lại thành 2 trường trung học tư thục cho đến 1992 mới phục hồi lại thành trường Đại học cho đến nay, như vậy trong khoảng thời gian ông Thanh Sĩ ở Nhật làm gì có trường Đại học Waseda?”. Nếu đúng như vậy, hóa ra ông Thanh Sĩ viết thư có kể về việc Ông giảng dạy ở trường Đại học Waseda vào thập niên 60, 70 là không có thật sao?
    Tôi cũng có ý thắc mắc, nên có nhắt chuột vào trang này ở nguồn: “Du-hoc-nhat-ban-truong-dai-hoc-wa” và sẳn trích đoạn chép lại để đối chiếu sau: “Đại học Waseda được thành lập 1882 bởi Shigennobu okuma. Nó đã phát triển thành một trường Đại học toàn diện với hơn 50.000 sinh viên và nhân viên, bao gồm 13 trường Đại học và 23 trường Đại học nghiên cứu khác… Phần lớn trường đã bị phá hủy trong vụ đánh bom lửa của Tokyo trong thế chiến thứ 2 nhưng các trường Đại học được xây dựng lại và mở cửa trở lại năm 1949. Nó đã phát triển để trở thành một trường Đại học toàn diện cộng với 2 trường trung học phổ thông và trường học của nghệ thuật và kiến trúc" Thông tin này phù hợp với những chi tiết có lần ông Thanh Sĩ viết thơ từ Đông Kinh kể rằng: “Ông có dạy trường Đại học năm 1964” Bạn cần bổ sung lại sự cập nhật của bạn đang thiếu một chi tiết rất quan trọng.
    Thắc mắc tiếp theo ở trang 7 Trần Trung Hưng có đưa ra một ý tưởng mới lạ có trùng hợp với một số đồng đạo trước đây là: “Trong khi giáo lý của Đức Thầy chỉ cần dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh để phổ biến cho nhơn loại thế giới xem, ông Thanh Sĩ có khả năng đó sao không làm, vậy có xứng đáng là tín đồ trung kiên của Đức Thầy?” Thắc mắc này của bạn phần giải thích trên tôi đã có đề cập, nay chỉ bổ sung thêm một số ý sau: Xin nhắc lại lời Kinh của ĐứcThầy:

    “Tùy phong hóa nhân sanh phù hạp,
    Chấp bút thần tả ít bổn kinh”.
    Vậy trong phần Kinh sấm của Đức Thầy đã có hàm chứa phong hóa dân tộcViệt Nam vì Ngài khai đạo tại VN. Phong hóa tức là phong tục tập quán tốt và văn hóa truyền thống tốt được truyền thụ ngàn đời mang đặc tính mỗi dân tộc khác nhau, không thể có phong hóa chung cho các Nước. Đem phong hóa dân tộc này áp đặt cho dân tộc khác xưa nay cũng chưa thấy nhà truyền giáo nào thành công.
    Trước đây tôi cũng từng ước ao như bạn nhưng có phần khả thi hơn. Mình đọc thấy Đức Thầy khuyên Theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú" sao ĐứcThầy là Phật mà không dịch kinh Pháp Bửu Đàn từ Hán ngữ ra Việt ngữ thì chân truyền tuyệtdiệu biết bao. Rồi đến ông Thanh Sĩ sao cũng chẳng có ý định này. Trong khi các Thiền sư hay cư sĩ trí thức PG đã dịch thuật Kinh tạng quá nhiều. Nhưng khi ứng dụng kết quả chẳng thấy có hiệu ứng gì đặc biệt. Mãi đến hôm nay nhờ bạn có thắc mắc này khiến tôi chợt nhớ ra 2 câu giảng trên mà suy luận để hiểu đôi phần. Cũng tìm hiểu từ Sấm Kinh Đức Thầy chúng ta còn nhận thêm rằng: Ngoài sứ mạng thừa sắc lịnh ĐứcThế Tôn để truyền khai Đạo Pháp khắp cõi thế gian. Đức Thầy còn có trọng trách gầy dựng Nam Kỳ VN trở thành Thánh Địa của hoàn cầu, là nơi khai Hội Long Hoa.

    “Khùng vưng lịnh Tây Phương Phật Tổ,
    Nên Giáo truyền khắp cả Nam Kỳ”.
    Hội Long Hoa chọn kẻ Tu mi,
    Người Hiền đức đặng phò chơn Chúa”.
    Vậy PGHH là nền Đại Đạo được khai sáng tại cõi trung ương, nơi mở Hội Long Hoa. Còn các Tông, Chi phái Phật giáo khác trên thế giới là những Tôn giáo “Vệ tinh” chịu ảnh hưởng theo hệ thống tư tưởng và Tôn chỉ Học Phật Tu Nhân cuả PGHH. Để lãnh đạo điều hành các Tôn giáo, Chi phái này. Tất nhiên ĐứcThầy đã có đào tạo những vị trợ pháp bằng người bản xứ mỗi nước, ngay từ khi Ngài nhận sắc chỉ lâm phàm. Điều này luận bàn dựa theo bài “Sứ mạng của Đức Thầy” như sau: “Ta là một trong những vị cứu đời ấy, ai liễu đạo nơi quốc độ nào thì trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân”. Vậy mỗi xứ đều có Tông phái và Giáo chủ truyền giáo cho phù hợp với phong hóa từng nơi theo hoạch định của Thiên cơ.
    Giá như ông Thanh Sĩ có cơ duyên hoằng pháp nơi hải ngoại cũng chỉ là trợ trưởng cho các vị Giáo chủ, các nhà hoằng pháp nơi các nước ấy mà thôi. Vậy việc dịch Thi Văn Giáo lý PGHH ra sinh ngữ Anh, chắc là ông Thanh Sĩ không dám tự ý. Việc luận bàn như trên dù cho có chút nào hợp lý tôi cũng cảm thấy có tội vô cùng vì đã quá cả gan “Ăn cơm dưới đất mà bàn chuyện trên Trời”. Cũng tại 2 ông bạn đồng môn Duệ Trí và Trần Trung Hưng mà ra cả!
    Một gạch đầu dòng tiếp theo, Trần Trung Hưng thắc mắc:"Tấm hình trong quyển sách, chụp trước Phật Tổ của Ông Thanh Sĩ đứng chấp tay sau đích, trong khi Ông Bùi Xuân Cứ đứng nghiêm nhưng đội nón sao mà thiếu lễ độ vậy?"
    Thưa bạn, để khách quan nhận xét trong lãnh vực nhiếp ảnh. Cần quan sát kỹ bố cục không gian: Từ kích cỡ bức hình,được chụp gần hay chụp từ xa. Độ tương ứng khoảng cách và chiều cao, chiều ngang giữa các hình ảnh được hiện rõ trong tấm ảnh phần chính diện... Nhằm phân giải, so sánh độ hợp lý các hình ảnh có liên quan cho lôgic. Ngoài ra cần xác định địa điểm ghi hình và thời gian. Nhất là đối với tấm hình đặc biệt này.Tại sao? Vì nhiếp ảnh thuộc lãnh vực "Kỷ xảo biến hóa vô lường" tùy theo ý muốn và tâm địa thiện ác của nhiếp ảnh gia. Hiện tượng "Mèo đẻ ra trứng" đã khiến nhiều người chịu lắm oan tình. Ông Thanh Sĩ đã không dưới một lần bị chụp ghép với một phụ nữ dắt hai trẻ em. Rồi họ hô hoán lên rằng: "Ông Thanh Sĩ có vợ hai con ở Nhật". Nay bức hình đề cập trong quyển sách cũng có xuất xứ từ Nhật, có lẽ trong những năm sau tấm hình ghép nêu trên, nên cũng cần thẩm định xét nét để tránh ngộ nhận.Trước hết xác định chắc chắn tượng Phật này được trưng bày trong công viên hoặc khu du lịch ở Nhật, chứ không phải tôn tạo thờ kính trong chùa, đền hay tịnh xá hoặc thiền đường, niệm Phật đường. Nhất định tượng Phật phải có kích thước và khối lượng khổng lồ mới tương xứng với cảnh quang lộ thiên rộng lớn. Nếu suy luận trên tạm chấp nhận được thì tấm hình có hai nghi vấn khó xác định là chụp gần hay chụp xa? Thứ nhất nếu chụp gần có hai yếu tố bất hợp lý: Một là khung ảnh không thể lấy hình hết pho tượng Phật có kích cỡ lớn, chẳng lẽ tượng Phật chỉ cao gấp 2 lần Ông Thanh Sĩ sao? Thứ hai nếu chụp gần thì sao trong sân gần tượng Phật có 1cô nữ du khách với vóc dáng trưởng thành mà chiều cao chỉ bằng phân nữa Ông Thanh Sĩ. Vậy sự tương quan giữa 3 hình ảnh không ăn khớp nhau. Để làm rõ sự sai biệt này tôi có đo 3 hình ảnh trên như sau: Chiều cao cô nữ du khách là 3,5 cm; Ông Thanh Sĩ là 07 cm và tượng Phật là 14 cm. Còn khoảng cách có số đo sau: Từ cô nữ khách đến Ông Thanh Sĩ là 3,5 cm; từ cô nữ khách đến tượng Phật là 3,5 cm. Vậy từ Ông Thanh Sĩ đến tượng Phật là 07 cm và bề ngang tượng Phật là 11 cm. Muốn xác định độ xa từ tượng Phật tới hai Ông là bao nhiêu ta cần làm một bài toán "Giải mã" đơn giản là dựng một hiện trường tương ứng bằng người thật và tượng thật có khoảng cách và chiều cao phù hợp theo khung hình 11 nhân 18 rồi chụp một bôi, chắc chắn sẽ xác định được một trong hai kết quả. Nếu hình ảnh không khớp với thực tế là hình ghép tức có câu trả lời. Ngược lại hình thật thì cũng xác định được độ xa từ hai Ông tới tượng Phật nếu từ 15m trở lên chụp ngoài hàng rào thì không có gì vô lễ đối với bức tượng lộ thiên nơi công viên. Trong khi Ông Thanh Sĩ đứng ngay ngắn chắp tay ra sau với đôi mắt buồn xa xăm và Ông Bùi Xuân Cứ cũng chẳng vui vẻ gì. Chỉ oan ức cho Ông Ba là bị TTHưng " Chụp mũ" trong lúc Ông vẫn đầu trần "trùi trụi" mới đau!
    Tiếp theo trang này còn 2 cái gạch đầu dòng nữa chỉ là lặp lại những thắc mắc từ trước mà tôi đã luận giải chi tiết rồi không có gì bổ sung thêm.
    Đến đoạn cuối phần kết luận của Trần Trung Hưng có đề cập đến việc tụng đọc Luận giảng của ông Thanh Sĩ mà trong phần giới thiệu “Nhà sư nhập thế” Huệ Duyên đọc có phân nhịp bằng chuông mõ sau: “Thi văn giáo lý của Ngài Thanh Sĩ”. Gây phản cảm cho cả 2 “Trường phái” không riêng gì Trần Trung Hưng. Phản ảnh này rất có cơ sở, rất tiếc cho đến nay vẫn chưa thấy nhiều người góp ý cho việc cần làm ngay nầy. Trước hết với tựa đề: “Thi văn giáo lý toàn bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ". Đây là tên bộ Sấm Kinh Thi Thơ của Đức Thầy, tuy không do Ngài đặt tên, nhưng đã được sự thống nhất đề tựa của Ban Trị Sự TƯ-PGHH cùng nhiều cao đồ nhân sĩ PGHH lựa chọn chính thức đã được Đức Ông, Đức Bà phê duyệt chuẩn y có ghi trong Hiến Chương PGHH năm 1963 có tính pháp lý cao và phù hợp nội dung Bộ Sấm Kinh, vừa mang tính độc tôn bảo pháp của Đức Huỳnh Giáo Chủ không ai được vô tình hay cố ý so sánh ngang hàng với bất kỳ tác phẩm nào khác. Nay ông Huệ Duyên tín đồ Tôn giáo khác lại giới thiệu ngang tầm với Bộ Hiển Đạo có giá trị tương đương như một bộ giảng Luận của đệ tử. Cộng đồng không hài lòng là rất có cơ sở. Vì điều ấy mất tính phân minh thượng hạ giữa Đạo lý Thầy trò. Cần kịp thời chấn chỉnh nhằm tránh sự ngộ nhận. Ngoài ra mõ chuông cũng không nên dùng trong tụng đọc vì đó là những pháp khí mà Đức Thầy đã khuyến cáo không dùng.
    Cuối trang 8 là phần đề nghị: Trần Trung Hưng đề nghị Ban Trị Sự TƯ-PGHH mời Ban biên tập quyển sách của Duệ Trí mời làm việc tại phủ thờ ông Thanh Sĩ, để ngăn chận, thu hồi, không cho lưu hành, cho rằng tác giả gạt gẫm gây rối ren sự tín ngưỡng.
    Việc đề nghị này có vẻ cứng rắn không được khách quan lắm. Theo thiển ý cá nhân tôi: Thì việc mời làm việc tại phủ thờ là không phù hợp vì theo tôi được biết anh Út Hết phụ trách quản lý phủ thờ ông Thanh Sĩ không có tham gia ý kiến hoặc giúp đỡ phương tiện nào trong việc biên tập và ấn hành cũng như phân phối, vả lại phủ thờ là nơi thờ phượng tôn nghiêm có Tam bảo có chân dung Đức Thầy và linh vị ông Thanh Sĩ và Thân mẫu Ông, không nên để xảy ra sự tranh chấp nơi ấy sẽ thất lễ. Tóm lại Phủ thờ Ông Thanh Sĩ hoàn toàn không liên quan gì với vụ này. Thứ đến là việc đánh giá nhóm biên tập, lưu hành là kẻ xấu thì không đúng thực tế. Tác giả viết sách này với mục đích tôn vinh ca ngợi ông Thanh Sĩ là nhà hoằng pháp có trí tuệ thông minh chính Trần Trung Hưng cũng đồng chấp nhận Bộ Hiển Đạo là không có gì thất kính đối với Đức Huỳnh Giáo Chủ. Vậy Ban biên tập không có ý đồ gây chia rẽ hoặc xuyên tạc tín ngưỡng, vì tất cả đều là tín đồ PGHH. Hơn nữa quyển này được nhà xuất bản Hồng Đức chịu trách nhiệm XB in xong có nộp lưu chiểu. Riêng phần thiếu khách quan của tác giả Duệ Trí phần lớn xoay quanh các mẫu chuyện truyền khẩu thiếu chứng cứ, thiếu cân nhắc kiểm định khoa học. Ngoài ra sự nhận định có nặng phần giới thiệu ca tụng mà không chú ý tính nhạy cảm bất đồng nội bộ đã tiềm ẩn từ lâu chưa có hướng hóa giải.
    Tôi xin đề nghị hướng dung hòa tương nhượng lẫn nhau trên tinh thần thiện chí hòa giải khách quan.
    1/. Phía Ban biên tập Duệ Trí cùng nhóm phản ảnh Trần Trung Hưng nên tổ chức gặp gỡ trao đổi có sự tham gia của các trưởng lão cao đồ và một số nhân sĩ có quan tâm đại diện được 3 khuynh hướng. Cùng khách quan thảo luận bước đầu, nếu có sự tiến triển tốt sẽ mời BTS/TƯ/PGHH tham dự.
    2/. Nội dung thảo luận yêu cầu phía Duệ Trí nên cầu thị lắng nghe và chấp nhận sửa chữa hoặc loại bỏ hẳn những mẫu chuyện thiếu cơ sở hay nhận định thiếu khách quan.Cần sự hợp tác cùng các nhân sĩ trong việc kiểm định toàn diện quyển Tiểu Sử để cùng thống nhất bổ chính hay đính chính. Sau khi thống nhất sẽ cho ấn loát lưu hành theo bản thảo mới. Về phía Trần Trung Hưng trong nhận xét phản biện có nhiều vấn đề cũng thiếu khách quan cần rút lại, nên đồng thuận với ý kiến có đa số chấp nhận, nếu không đủ lý luận hợp lý hay bằng chứng thuyết phục.
    Nếu 2 đề nghị trên được chấp nhận thì tìm một địa điểm thích hợp và thời điểm gần nhất để tiến hành thảo luận. Hy vọng rằng nếu cả 2 nhóm có bất đồng cùng tương nhượng trên tinh thần Đoàn kết xây dựng cởi mở thẳng thắn việc hàn gắn hòa giải không phải là bất khả thi. Hiện nay Đoàn thể PGHH đang lâm vào tình cảnh nội, ngoại bất an nghiêm trọng, nếu để phát sinh mâu thuẩn mới chỉ càng thêm bất hạnh khổ đau, khiến ngoại nhân có cơ hội chê cười, vô tình làm ảnh hưởng một đoàn thể tín đồ của một vì Phật sống. Có Giáo quyền, Giáo hội và khối lượng tín đồ tương đương các Tôn giáo lớn.
    Rất mong sự đóng góp ý kiến của cộng đồng sau khi xem qua bản phân tích này để cùng kiến tạo tiếng nói chung theo tinh thần hòa giải nội bộ. Xin đa tạ! Xin đa tạ!
    KẾT LUẬN: Phật pháp xưa nay vốn dĩ cơ huyền nhiệm nhặc, kẻ phàm phu không sao tường lãm. TrongThi văn Giáo lý Đức Huỳnh Giáo Chủ vì thương chúng sanh đã nhiều lần "Mượn bút mực tiết lộ lấyThiên Cơ". Nhưng cho đến hôm nay có bao người được hữu duyên cảm thụ máy Trời.
    Đức Thầy thở than:
    “Giảng với kệ ra đà bốn cuốn
    Ít có người khám rõ cơ huyền”

    Thế nên còn trong vòng tu tập, hành giả chúng ta cũng nên biết tự giới hạn mình để tránh những mong muốn cực đoan hay việc làm thái quá, nhất là tranh luận trên lãnh vực siêu hình huyền bí của Thầy Tổ Phật Tiên hay đối với các nhà hoằng pháp có trí tuệ tỏa sáng. Chúng ta chỉ nên đem đức tin chánh đáng trong sạch mà Tôn kính vâng chỉ và dùng trí tuệ để suy gẫm tìm cầu chân lý ứng dụng thiết thực vào đời sống tu tập của mình. Nếu vì do bất cẩn vô tình hay cố ý trong sự ca ngợi tán dương hay ngược lại chỉ trích phê phán lầm lẫn sai sự thật, tạo nên tình cảnh bất hòa nội bộ thì phần trách nhiệm sẽ không sao gánh nỗi. Một bài học nội vụ lần nầy cũng như bao lần tương tự khác là những kinh nghiệm đáng được nghiền ngẫm thấu đáo. Tuy nhiên trong tai họa vẫn tiềm tàng phúc lợi, thách thức không từ chối cơ hội. Cứ ngỡ tác phẩm của Duệ Trí kéo theo “Thư phản ảnh” của Trần Trung Hưng sẽ là một manh mối đáng ngại, vì cả hai đều là đại biểu cho hai khuynh hướng bất đồng lớn, từng ảnh hưởng chi phối cộng đồng sẽ dễ kích hoạt trận bút chiến phe phái quyết liệt. Nhưng nếu chúng ta khéo tác động vào sự kiện này một quan điểm khách quan dung hòa thích hợp thì thách thức bùng phát sẽ trở thành cơ hội gợi mở cho một giải pháp “Hạ nhiệt”. Khả năng về lâu về dài còn có dịp “Tỉnh táo ngồi lại" để cùng thảo ra những qui ước phân minh, nhằm kiến tạo một khung ứng xử Đạo đức có tôn ty thứ bậc rõ ràng giữa các mối quan hệ: THẦY–TRÒ, ĐỒNG ĐẠO, TIỀN NHÂN, HẬU BỐI… mà từ trước trong cách xử sự có vẻ còn tùy tiện tự phát theo quan điểm cá nhân gây không ít rắc rối nội bộ. Nhất là trong lúc luận đàm cao hứng.
    Từ lâu đã khát khao có dịp góp phần trong việc xây dựng khối tình đoàn kết nội bộ trong sáng. Nay nhân cơ hội này tôi không ngại mình thuộc diện còn trì trệ trong tu tập, lạc hậu trong nhận thức và rất thiếu bản lĩnh trong kiên nhẫn, mạo muội tham gia ý kiến cùng hai tác giả,chỉ vì có chút hy vọng làm chiếc cầu nối mong hai vị niệm tình giẫm chân lên để cùng gặp nhau trong quan điểm dung hòa. Nếu xét thấy có điều gì thất lễ hay cách lý giải không đủ thuyết phục, rất mong hai tác giả cùng các bậc cao minh vui lòng bổ khuyết.

    PHẦN PHỤ GIẢI
    Tuy với 17 đề tài phản biện của Trần Trung Hưng không phải là vấn đề dễ dàng được thông qua,và cũng chưa hẳn không còn tiềm ẩn những nghi vấn khác cũng nhạy cảm phức tạp chẳng kém, không thể không đề cập đến nếu muốn một lộ trình hòa giải có được điểm đến.
    Xin trình bày phần lý giải bổ sung dưới đây:
    1. Làm thế nào minh chứng cụ thể nhằm giải nghi việc nghi ngờ ông Thanh Sĩ có ý định hay đã có dấu hiệu thành lập một Tôn giáo mới?
    2. Làm sao để phân biệt một cách thuyết phục rằng ông Thanh Sĩ không hề vượt quá giới hạn một tín đồ khi trí tuệ ông đã tỏa sáng?
    3. Chứng minh thế nào để cộng đồng thấy rõ rằng: Bộ Thi văn Giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một bộ Kinh, Luật.Còn bộ Hiển Đạo của ông Thanh Sĩ là một bộ Luận của đệ tử mà nội dung tư tưởng có thể hiện sự trung thành với Tôn chỉ PGHH ?
    4. Chứng minh thế nào về sự kiện “Xuất hành khuyên dân” của ông Thanh Sĩ là một nhu cầu tất yếu góp phần duy trì và phát triển PGHH sau ngày16/04/1947,cụ thể hơn là mùa xuân năm Mậu Tý 1948 ?
    5. Nhận định thế nào: Ngoài việc thường xuyên Đọc,học Thi văn Giáo lý Đức Huỳnh Giáo Chủ có cần thiết xem thêm những tác phẩm của ông Thanh Sĩ? Nếu xem sẽ có trở ngại tín ngưỡng thế nào? Nếu có xem thì việc phối hợp ứng dụng theo sát với Tôn chỉ của PGHH cho có thứ lớp nhịp nhàng cân đối trong thực hành tu tập từng bước vững chắc mà tin tấn lướt tới thế nào mới thật sự bổ ích ?
    Vẫn còn nhiều nghi vấn tản mạn khác nữa. Nhưng bước đầu tạm góp ý cho 5 vấn đề cốt lõi nêu trên trước đã.
    Trước hết tìm hiểu câu 1, 2: Để chứng minh việc ông Thanh Sĩ không có ý định, cũng như không có dấu hiệu lớn nhỏ nào trong thực tế hay phát hiện trong thơ văn giảng luận cho thấy ông có hướng thành lập Tôn giáo mới hay Á vị Giáo chủ.
    - Trong quyển Chủ Nghĩa trang 161 có ghi lại lời giảng của ông sau:“Chúng ta thấy Đức Thầy ra đời có sắc lệnh của Đức Di Đà, Đức Phật Tổ chớ không phải việc ngẫu nhiên” Ông đã nhận rõ sứ mạng thiêng liêng của Đức Thầy có sắc lệnh tối thượng của bề trên để làm Giáo chủ lập Đạo PGHH,lẽ nào khi nhờ tu theo Giáo lý Đức Thầy được phát khai trí tuệ, Ông lại có ý định chống lại sứ mạng của Tôn sư. Vả lại xưa nay lịch sử Phật Giáo cho thấy hậu quả thảm khốc của những hiện tượng tranh giành ngôi Tổ với Tôn sư như:Yên Chi đệ tử của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Đạt Ma hayThần Tú đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.Hai ông này vì khởi tư tâm vọng động phải chịu quả báo, nên trí tuệ không sao theo kịp chân tâm"Bình tịnh"của một ông trù phòng dốt chữ thuộc dân tộc Man Di. So sánh như trên để thấy rằng: Ông Thanh Sĩ về sức học đời thường chỉ khá hơn người dốt có ba lớp.May được duyên lành Ông sớm quy y theoĐạo PGHH,do tu tập chuyên cần trong vòng sáu năm, đột nhiên Ông"Tỏa sáng". Sau biến cố đau lòng khiến Đức Thầy vắng mặt, Ông tự biết phải làm gì để thù đáp ơn Thầy.Mùa xuân năm MậuTý, Ông xin phép Đức Ông để bắt đầu "Xuất hành khuyên dân" bằng một lộ trình dài dặn khắp miền lục tỉnh Hậu Giang gần ngót năm năm và hai năm mở khóa Hoằng pháp tại chổ nơi Tây An Cổ Tự, nhằm duy trì chánh giáo Tổ Thầy. Đến năm 1955 do "Vì cảm thấy cơ duyên trắc trở" nên Ông đành ngậm ngùi cất bước Đông Du.Nhưng trong lòng lúc nào cũng hoài vọng cố hương, mà xẻ chia tâm tình,gắn chặt sự ưu lo với đồng đạo nơi quê nhà trong những ngày ấm lạnh.Vì vậy suốt mười tám năm lữ thứ,viễn khách tuy đa sự nơi xứ đảo Anh Đào ngàn xa biển Bắc mà "Gió huệ" vẫn không ngừng thổi mát Trời Nam.Hơn ba mươi tác phẩm được tản mạn hình thành từ trí tuệ thanh sạch của một nhà tu chân chánh có nguồn cội "Bửu Sơn", nếu không được thừa nhận là những giảng luận phổ thông Phật pháp thì ít ra cũng đồng sàng với kho tàng ca dao "Đất Mẹ" nhằm nuôi nấng tâm tình thuần hậu ngàn đời của một Dân tộc Rồng Tiên.Tóm lại trí tuệ ÔngThanh Sĩ chưa từng ngưng trệ suốt hai mươi lăm năm dài hoằng pháp lợi sinh, từ lúc khởi hành Châu thuyết ở quê nhà (1948) cho đến khi chân dung Ông được long trọng rước về cố thổ (1973). Thành tựu được khách quan ghi nhận về công cuộc hoằng pháp rộng lớn của Ông vẫn còn lưu lại qua thơ văn đã được nhiều người hâm mộ. Chứng tỏ tâm hồn Ông luôn thanh tịnh để được duy trì bền bỉ thường tồn một trạng thái "Trí tuệ bất thối" của một tín đồ PGHH chân chính. Khác hẳn với những lời đồn đại không đúng về Ông.Thêm một dẫn chứng ngoại vi khác. Trong những năm từ 1948 đến sau này cũng nổi lên nhiều vị "Thần sầu" từ lâu dòm ngó muốn lôi cuốn tín đồ PGHH bằng xảo thuật trắng trợn với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng rồi cũng bị cáo chung bởi trái mệnh Hoàng Thiên. Không như Ông Thanh Sĩ với tấm lòng sạch trong giá tuyết nên thân danh ông luôn được rạng ngời, cho dù lịch sử có lắm cuộc đổi thay. Thêm một chứng minh khác có tính khoa học và pháp luật rõ ràng hơn sau: Theo qui định chung của luật đời hay Đạo là:Nếu muốn hình thành một Tôn Giáo mới phải hội đủ 3 điều kiện tất yếu và tiên quyết như sau:
    a. Có danh xưng hay tên gọi riêng hẳn hòi.
    b. Có Nghi thức Thờ Phượng và bài cúng lạy riêng.
    c. Có Tôn Chỉ, giới luật và pháp môn riêng.
    Suốt 25năm hoằng pháp với tư cách một tín đồ trung thành với Đức Huỳnh Giáo Chủ. Ông Thanh Sĩ tuy phải luận giải rộng rải từ việc cơ huyền đến những phương cách tu tập hằng ngày đều luôn dựa theo Tôn chỉ và Giáo lý Tôn sư. Ngoài ra Ông còn thận trọng trong cách xưng hô. Chẳng hạn Ông không gọi ai là"Bổn đạo"hay tự xưng mình là ai... Xin dẫn một câu chuyện xúc động của Ông về lòng tôn kính và sợ hãi đối với Đức Thầy hết sức tuyệt đối:Thuở những năm 50, sau khi khóa hoằng pháp tiến triển tốt đẹp,Ông có cùng Ông Nguyễn và Ban hoằng pháp tổ chức inThi Văn Giáo Lý của Đức Thầy tại Tây An Cổ Tự. Ông thấy bản gốc có in sai một chữ,Ông Thanh Sĩ chỉ cho Ông Hào Phỉ chổ sai đó, Ông Phỉ bảo:Nếu Cậu thấy sai thì sửa lại.Ông Thanh Sĩ trả lời:"Đối với Sấm Giảng của Đức Thầy chẳng ai dám sửa cả tôi cũng vậy. Sau đó Ông Nguyễn cử người ra Sài Gòn đi tìm Thủ bút viết tay của ĐứcThầy mà Ông Đôn đang cất giữ để dựa theo đó sửa cho đúng rồi mới dám in.(Do ông Bảy Gạo Lức kể) Qua câu chuyện trên đủ thấy rõ Ông Thanh Sĩ đã tôn kính từng nét dấu Kinh Giảng Đức Thầy cẩn trọng thế nào rồi. Vậy đối với hàng chục vạn chữ nghĩa mầu nhiệm khác trong Thi Văn Giáo Lý làm sao Ông dám lơ là hay làm trái.Tuy nhiên trong chí nguyện trợ pháp độ đời, Ông có nêu bản nguyện khá rộng lớn,khiến nhiều người hiểu lầm tưởng rằng Ông á vị ĐứcThầy.Thật ra Đức Phật có dạy"Tứ hoằng thệ nguyện"dành cho tất cả Phật tử ai cũng có thể nương vào đó để tự lập bản nguyện cho mình tùy năng lực hay tấm lòng quyết tâm,không giới hạn phân biệt.Tôi xin trình bày"Lời đại thệ của Đức Thầy"và lời thệ nguyện của Ông Thanh Sĩ để sosánh cho phân minh thứ bậc giữa Thầy trò vẫn có chỗ rộng hẹp để đồng đạo không phải ngộ nhận:
    1/ Lời đại thệ từ bi của Đức Thầy vô cùng rộng lớn:

    Nếu chừng nào khai thông đại Đạo,
    Đuốc từ bi rọi khắp cả nhơn gian,
    Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,
    Tăng Sĩ mới trở về nơi thanh tịnh.
    Với lời đại thệ "Đại từ đại bi"trên Đức Thầy tất còn trụ thế lâu ngày để thường xuyên vào ra trong sáu cõi phàm (Thiên, Nhân, Atula, Ngạ quỉ, Súc sanh, Địa ngục) để độ tận chúng sanh muôn loài,vạn vật.
    2/ Còn lời thệ nguyện của Ông Thanh Sĩ tuy cũng rộng lớn từ bi, nhưng chỉ giới hạn trong cõi Người,vừa tầm vóc một đệ tử trung thành của Đức Thầy. Nghĩa là đến "Đời Thượng ngươn" là Ông toại nguyện.
    Kiếp này còn cũng vẫn tiến lên,
    Kiếp này mất cũng nguyền tái thế,
    Đến chừng nào ngục môn đều phế,
    Không còn người tồi tệ mới thôi.

    Trở lại với 3 điều kiện (abc) trọng yếu để hình thành một Tôn giáo mới nêu trên thì tuỵêt nhiên Ông Thanh Sĩ chưa hề đề cập đến bao giờ. Ông thận trọng đến nỗi khiến nhiều người khá ngạc nhiên, tự hỏi tại sao:Ông Thanh Sĩ luận giảng có hơn 30 tác phẩm lớn nhỏ, đề cập khá nhiều đề mục trong Thi Văn Giáo Lý Đức Thầy, nhưng không thấy ông luận giải về ý nghĩa các bài nguyện trước 3 ngôi Thờ cúng hoặc giảng giải về 8 Điều Răn Cấm? Để tìm hiểu lý do vì sao ông không luận bàn 2 chủ đề quan trọng này. Có lần tôi dựa theo hai mẫu chuyện bên Thầy (một chuyện được sưu tập và một chuyện chưa được ghi lại ,chỉ được nghe đồng đạoTrương Văn Thức kể lại).
    Chuyện 1: Có người tín đồ trước khi quy y với đạo PGHH cũng có nghiên cứu kinh Phật, ông có thắc mắc tự hỏi: Đối với Đạo Phật chỉ có quy yTam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nay trong bài Quy y của PGHH lại có quy y Thần,ý nghĩa thế nào ông không rõ. Định tìm gặp Đức Thầy để trình bày.
    Một hôm ông đến Nhà ông Hương BộThạnh, đứng chờ Đức Thầy nghỉ trưa sẽ hỏi. Nhưng khi đến giờ trưa, ông chưa kịp mở lời thì Đức Thầy đã bảo: “Các vị Thần trong bài nguyện Quy y đều có chứng đắc cả…”
    Chuyện 2: Có người tín đồ trực tiếp bạch hỏi Đức Thầy: Bạch Thầy Ngài là Phật lâm phàm dạy Đạo mà sao Giới luật đơn giản chỉ có 8 điều ? Ngài trả lời bằng cách làm bài toán cộng sắp theo thứ tự 8 con số 8 ra tổng số bằng 1000 giới. Suy gẫm từ 2 câu chuyện trên, tôi nhận ra rằng: Các bài Nguyện và 8 Điều Răn Cấm hàm chứa cơ huyền mầu nhiệm biến hóa vô song. Thế nên ông Thanh Sĩ có lẽ đã ám thông tôn ý ĐứcThầy mà không dám luận giải.Chỉ e có người hiểu lầm rằng Ông muốn lập ra nghi thức mới và có ý canh cải giới răn...
    Tóm lại: Dựa vào trí tuệ đặc biệt mà ông Thanh Sĩ đã sở hữu,để nhận xét thấy rằng: Có lẽ trong cộng đồng tín đồ PGHH, ông là người đượchiểu phần nàoThánh ý của ĐứcThầy hơn hẳn chúng ta. Nên trong quá trình hoằng pháp ông Thanh Sĩ cũng không dám tỏ dấu hiệu vượt quá phạm vi một tín đồ cho dù trí tuệ ông đang ở cảnh giới thiền định nào.
    3. Các nhận định, giải thích, chứng minh ở phần trên đã có thể ít nhiều Phân minh rõ ràng có thứ bậc tôn ty trên dưới,qua đó cho thấy: Đức Huỳnh Giáo Chủ là bậc Thầy tối thượng ,còn ông Thanh Sĩ thuộc hàng đệ tử có trí tuệ đặc biệt.Như vậy đã dễ khẳng định khách quan rằng: Thi Văn Giáo lý của Đức Thầy là một bộ Kinh rút gọn Ngũ thừa Phật giáo,trong đó bao gồm cả bộ Sấm Ký của Tiên Giáo và có luôn cả bộ Kinh Dịch của Khổng giáo.Tiềm tàng trong ấy vô lượng những chân lý bí huyền trùm bao vũ trụ. Chỉ có vị Phật thừa vưng sắc chỉ Phật Trời mới có đủ oai đức và trí tuệ diệu mầu lập nên Bộ kinh mầu nhiệm (Diệu pháp quang minh) tối thượng,thích nghi nhất thời kỳ Mạt pháp như thế. So với bộ Hiển Đạo của ông Thanh Sĩ một tín đồ có trí tuệ tỏa sáng do ĐứcThầy đào tạo gián tiếp qua Kinh Giảng, đương nhiên dù tuyệt tác thế nào cũng chỉ là bộGiảng luận trợ pháp,nhằm chú nghĩa rõ ra,rộng ra những chân lý cao thâm, những lẽ cơ huyền Phật pháp mà trước đó đã được Đức Thầy viết ra trong bộ Sấm Kinh Thi Thơ . Với mục đích giúp cho đồng đạo dễ thâm nhập kinh nghĩa, thấu lý nhiệm mầu mà gấp rút tin tấn tu hành cho kịp cơ Thiên định. Do bản nguyện rộng lớn vì Thầy vì Đạo Ông một lòng tận tụy lo toan trên bước đường hoằng pháp đã cảm độngThầyTổ PhậtTiên , nên nhiều lần Ông hữu duyên được các Ngài Hòa quang chỉ dạy nhiều câu bí pháp nhiệm mầu, đã được Ông lược giải kết thành "Hiển Đạo" mà làm quà tinh thần biếu tặng đồng môn.Trong lịch sử Cổ Kim Phật Giáo đối với các hàng Thánh quả (Tứ Thánh) trở lên không bao giờ có vấn đề trò hơn Thầy dù trải qua vô lượng thời gian,dù có lập nên vô lượng công đức. Ngài Ma Ha Ca Diếp, tuy đã được truyền thừa ngôi Tổ, cũng như hàng Thập Đại Đệ Tử của Đức Thế Tôn.Các vị ấy dù trải bao đời trí tuệ và công đức cũng không sao ngang hàng với Đức Thích Ca Mâu Ni, biết rằng lúc hiện tiền mỗi vị đều đạt những sở chứng thù thắng Đệ Nhất khác nhau. Đó là luận về trí tuệ kinh pháp. Còn thêm nhiều lãnh vực thiêng liêng khác cũng tương tự thứ bậc dễ phân biệt như vậy nếu chúng ta có để tâm chú ý. Chẳng hạn về sắc lệnh. Duy nhất chỉ có bậc Giáo chủ như Đức Thầy mới nhận được nhiều sắc chỉ thiêng liêng của ĐứcThế Tôn, Đức Di Đà, Đức Phật Quan Âm, Đức Ngọc Đế…Còn đối với các vị thiêng liêng khác trong trách nhiệm thừa hành trợ pháp cho Đức Thầy đều không có Thánh lịnh uy nghiêm độc nhất như đã kể trên.
    Tiết lộ điều này Đức Thầy có lần gây niềm tin cho chúng ta tin tấn.
    “Lão đây vưng lịnh Phật Tôn
    Lãnh cân thưởng phạt Chư môn dữ lành”

    Ngoài những căn cứ thuần túy theo lẽ cơ huyền vừa nêu .Trọng trách của Đức Thầy trên thực tế Đất nước hay xã hội cũng nặng nề hơn hết. Khó khăn nhất là Lập Cơ Khai Đạo nhằm trong thời thuộc địa Pháp .Một thế lực dị chủng,ngoại tông đầy hiềm khích.Thế mà Đức Thầy chẳng ngại gian nguy cùng lúc vừa giảng Đạo, viết Kinh, trị bịnh ...cho dù trong lúc bị đày ải lưu cư Ngài cũng không ngừng nghỉ liệu toan. Đến giai đoạn hướng dẫn tín đồ đền ơn Đất Nước, ĐứcThầy trực tiếpdấn thân điều hành lãnh đạo3 lĩnh vực trọng yếu: Tôn Giáo, Chính Trị, Quân Sự trong nhiều tình huống hiểm nghèo nhất của Đất nước (45-47). Dù có tiên liệu trước thời kỳ phải vắng mặt, nhưng với trọng trách thiêng liêng Đức Thầy không thể giao phó được cho ai.Vì không vị nào dù tài đức đến đâu cũng không sao thay thế được Ngài. Sự vắng mặt của Đức Thầy chẳng qua là cơ duyên chờ lịnh: “Ta dừng tay chờ đợi lịnh Thiên”. Những điều nhận định nêu trên,phần nhiều dựa theo những huyền cơ do Đức Thầy tiết lộ và được Ông Thanh Sĩ chú nghĩa giải thích. Như vậy đủ chứng minh rằng Ông Thanh Sĩ đã ám thông sứ mạng ĐứcThầy.Thế nên sau ngày ĐứcThầy vắng mặt. Ông đã kịp thời “Lố dạng” nhưng chỉ tự nguyện phụ trách môn Hoằng pháp trợ duyên. Riêng hai lãnh vực Chính trị, Quân sự ông không có nhiệm vụTổng quản, tuy nhiên ông vẫn quan tâm trong phạm vi môi trường Hoằng Pháp gần nơi ông cư trú.Sau này mười tám năm nơi đất PhùTang, dù là môi trường có tự do hơn, nhưng ông cũng chỉ làm duy nhất với chức năng hoằng pháp mà thôi.
    Tóm lại Đức Thầy vẫn là Đấng Giáo Chủ độc tôn tối thượng của PGHH có sắcchỉ Phật Trời,nên không có đệ tử nào đủ điều kiện ngang hàng trong mọi lãnh vực dù cơ huyền hay trên thực tế.Tất nhiên ông Thanh Sĩ thấu triệt“đạo lý”này hơn chúng ta một khoảngrất xa. Không lý nào lòng Tôn kính Đức Thầy,ông Thanh Sĩ lại để thua kém chúng ta. Vậy rất mong quí vị đồng môn không có duyên với Ông Thanh Sĩ nên bỏ đi ý tưởng nghi ngờ thế này, thế khác khiến ông phải chịu oan tình . Đặc biệt đối với những vị từng ngưỡng mộ Ông cũng cần rút kinh nghiệm cố gắng kềm chế cảm tính của mình và cũng không nên quá tôn Ông chức nầy, phẩm nọ để cho Ông khỏi bị lây sầu. Vì ông đã tự biết phải làm gì với bổn phận môn sinh. Ngoài ra còn một minh chứng rõ ràng và hiển nhiên hơn nữa là: Đức Thầy là bậc "Sinh Nhi Tri" thừa sắc chỉ lâm phàm, còn ông Thanh Sĩ là tín đồ từng bước tu hành theo Giáo lý của Đức Thầy mà phát sinh trí huệ, dù Ông chỉ tu trong một thời gian ngắn (6 năm).
    Riêng hiện tượng khó hiểu có vẻ nghịch lý diễn ra trong giới Thiền Lâm, rõ rệt nhất là đối với các sư vãi chùa chiền, rất hiếm có chùa nào ngưỡng mộThi văn Giáolý của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng lại hâm mộ Bộ Hiển Đạo ông Thanh Sĩ. Họ cũng rất am tường lý lịch ông Thanh Sĩ vốn xuất thân từ PGHH và đạt trí tuệ từ Giáo lý Thi văn của ĐứcThầy. Điều lạ này có rất nhiều lý do dễ thấy. Tuy nhiên cũng khó trình bày đầy đủ vì tính nhạy cảm giữa hai tôn giáo gần đây vốn chẳng yên ấm gì.
    Đại loại có số lý do chính sau:
    - Giáo lý Đức Thầy là một bộ Sấm Kinh lạ đầy tính cơ huyền với sứ mạng là chấn hưng Phật giáo toàn diện từ hình thức Chùa chiền đến cách thức hành đạo củaTăng Ni Phật tử vốn đã bị hữu hình hóa từ thời Thần Tú nhà Đường, nhưng phần lớn các Tăng Ni đều chưa có ý định cải sửa tuy có nhận ra. Họ cũng chưa đủ duyên để nhận ra rằng:Đã đến thời kỳĐức Thế Tôn ra sắc chỉ cho Phật lâm phàm chấn hưng Phật giáo.Naybất ngờ Đức Thầy xuất hiện đưa ra đường hướng cải cách lớn lao bằng những lờiKinh tiếng Kệ thẳng ngay,tuy họ nhận ra được rằng hữu lý, nhưng không đủ mạnh dạn làm theo, e rằng sẽ đổ vỡ toàn diện những hình thức truyền thống vốn đã ăn sâu nơi chốn Thiền Lâm đã hơn ngàn năm chẳng hạn như:Chùa cao, Phật lớn, lầu phướng sá hạc, đọc tụng mõ chuông… Nên khi được Đức Huỳnh Giáo Chủ thẳng lời cảnh tỉnh khuyên răn,thì phần lớn họ không vui nhận cải sửa làm theo.

    Đúc Phật lớn chùa cao bối rối
    Mà làm cho Phật Giáo suy đồi
    Hoặc:
    Đạo Phật vốn ngàn xưa rạng tỏ
    Nay lu mờ bị mõ cùng chuông…
    Hay: Khuyên sư vãi mau mau cải hối
    Làm vô vi chánh Đạo mới mầu
    Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu
    Hãy tìm kiếm cái không mới có…
    - Lý do thứ đến họ không cảm nhận được ý nghĩa cao cả việc Đức Thầy hướng dẫn tín đồ PGHH tham gia cứu nước bằng đường lối áp dụng chủ nghĩa từ bi tích cựcvào chính trị và nhân từ đại nghĩa trong quân sự theo lời dạy của ĐứcThế Tôn trong phẩm Kim Cang Thân. Còn nhiều lý do khác nữa, nhưng với hai lý do cơ bản này cũng đủ để các sư vãi không "mặn mà" với Thi văn Giáo lý PGHH rồi.
    Đến khi lần lượt những tác phẩm trong Hiển Đạo của ông Thanh Sĩ ra đời, với tư cách một tín đồ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ông vẫn luôn trung thành mục đích truyền giáo của bổn môn (PGHH) là vãn hồi Đạo nhân xương minh Đạo Phật, cũng với tôn chỉ Học Phật Tu Nhân tại gia cư sĩ,cũng bằng yếu pháp căn bản Thiền Tịnh song tu. Chỉ khác có điều ông Thanh Sĩ là một đệ tử, nên ông không đủ thẩm quyền trong việc đẩy mạnh chấn hưng toàn diện, thẳng thắn sửa đổi lề lối thất truyền triệt để như ĐứcThầy đã từng nhắc nhở. Ông chỉ phương tiện tùy cơ mà xương minh theo chánh đạo của ĐứcThầy thôi. Tuy nhiên những việc Thiên cơ đạo lý do Đức Thầy vạch chỉ tiết lộ, ông vẫn diễn luận rất mạnh mẽ phong phú cả chiều rộng lẫn chiều sâu không ngăn ngại. Thậm chí Ông còn mô tả chi tiết từng cảnh giới bí huyền như:Cảnh Cực lạc, cảnh Thiên đàng và cảnh giới Bồng lai trong đời Thượng ngươn Thánh đức.Kể cả những cảnh tượng hải hùng ngày tận thế (Những cảnh tượng này gần như xa lạ khó tin trong giới Thiền lâm).Cách kết hợp vừa Thiên cơ vừa đạo lý giáo hóa chúng sinh, chính là nét đặc thù duy nhất trong Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà ôngThanh Sĩ đã triển khai quyền biến tận tình.Nếu đánh giá về tổng thể tư tưởng thì Hiển Đạo là hoa lá từ gốc PGHH sinh ra"Hạp mùa đúng tiết".Thế mà đa phần giới Thiền Lâm chỉ thấy được ngọn chứ không tường được gốc đối với PGHH.
    Không như cộng đồng PGHH luôn có chính kiến sắc sảo trong nhận định, khi thấy cành lá sum suê thì biết ngay là nhờ rễ sâu gốc lớn, nên khi đã thưởng thức hoa thơm,họ liền biết trân quí nhớ ơn người vun gốc. Đây chính là nét đặc trưng có hậu cuả hầu hết tín đồ PGHH. Dù họ có hâm mộ ông Thanh Sĩ đến đâu cũng không quên Tôn quí bậc Thầy của ông Thanh Sĩ chính là vị Tôn Sư tối thượng của Toàn Đạo. Và chính ông Thanh Sĩ cũng đã từng treo tấm gương trung hậu đó. Lành thay ! Lành thay ! cho cả cộng đồng.
    Tưởng cũng cần chứng minh thêm một lần nữa nhằm nhấn mạnh công cuộc luận giải kinh tạng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Thanh Sĩ có tuân thủ đúng những thông luật mà các vị đệ tử Phật ngày xưa khổ công hoằng pháp hay không. Điển hình như bộ kinh Duy Thức do Đức Thích Ca Phật Tổ thuyết.Vì đặc tính khó nhớ, khó hiểu, sau đó Ngài Bồ Tát Di Lặc giảng luận rõ nghĩa ra khiến tăng chúng thời ấy dễ dàng liễu nghĩa.Càng về sau xa dần chánh pháp, căn trí chúng tăng giảm dần thù thắng nên khó ngộ nhập lý kinh. Sau khi Phật diệt độ khoảng 900 năm có Ngài Vô Trước Đại Sĩ và em Ngài là Thế Thân Đại luận sĩ tạo luận giải nghĩa Kinh Duy Thức. Sau đó tiếp theo 10 vị Đại luận sư giải Duy Thức Tam thập tụng của Ngài Thế Thân để phá tà giáo dựng thành chánh lý. Rồi đến Ngài Hộ Pháp luận giải mới hoàn bị. Đến đời Đường có Ngài Huyền Trang. Sau khi thọ giáo Tổ Huyền Giám Ấn Độ về dịch ra Hán ngữ và giảng luận Duy Thức,rồi đến Ngài Khuy Cơ pháp sư,đến Ngài HuệChiểu,Ngài Trí Châu, truyền lần theo thời gian đến Ngài Đường Đại Viên cư sĩ. Sau đó truyền sang VN. Hòa thượng Thích Thiện Hoa viết bộ Duy Thức Học.
    Tóm lại: chỉ một lần Phật thuyết kinh Duy Thức sau đó hơn trăm lần các Đại sư luận giải mà lý nghĩa thâm huyền vẫn không sao liễu nghĩa cùng tột.Vậy với bộ luận Hiển Đạo có thấm vào đâu so với bộ Sấm Kinh Thi Thơ của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
    4. Nhận định về trường hợp ông Thanh Sĩ “Xuất hành khuyên dân” sau khi Đức Thầy vắng mặt 1947 gần một năm có phải là một sự kiện tất yếu bảo tồn duy trì nền Đạo PGHH hay không ?
    Dựavào bối cảnh lịch sử miền Nam sausự kiện 16/4/1947 PGHH rơi vào cơn khủng hoảng trước thế lưỡng đầu thọđịch,báo động cho sự diệt vong, mặc dù Đức Ông cùng các cao đồ cùng các tướng lãnh có tập trung đối phó khẩn trương, nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Sau khi có sự kiện liên quân mới chỉ tạm ổn về tình hình an ninh. Nhưng lãnh vựcTôn giáo vẫn còn đang tìm kiếm một định hướng củng cố thích hợp. Bấy giờ ông Thanh Sĩ xuất hiện với sự tự nguyện “Tôi đứng ra nhắc nhở đệ huynh”. Lòng tin của đồng đạo tạm có chút yên tâm. Đến khi được ĐứcÔng cho phép và sau đó là thành lập Ban hoằng pháp thì phong trào củng cố và phát triển có khởi sắc, từ đó đến 1954.Trong khi đó bên ngoài Đoàn thể liên tục xuất hiện nhiềuTôn giáo, nhiều nhân vật có ý nhắm vào khối tín đồ PGHH nhằm lôi kéo, khuyến dụ bằng nhiều hình thức cố tình phân hóa cộng đồng.Nhưng nhờ phong trào hoằng pháp có sức hút mạnh nên cuối cùng các tín ngưỡng đó bị cô lập và thất bại.
    Nhưvậy sự xuất hiện của ôngThanh Sĩ năm 1948 là một vận may cho Đoàn thể, tuy khóa Hoằng pháp không ảnh hưởng trực tiếp bao quát ở diện rộng, nhưng cũng đào tạo được một số lượng nhất định những thành viên có ảnh hưởng sau này, cộng với những tài liệu"Chú nghĩa" và những bài thuyết pháp lần hồi được khuyếch tán rất nhiều trong cộng đồng, đáp ứng phần nào nhu cầu kiến thức trong tu tập và gìn giữ chánh pháp PGHH. Không hề ảnh hưởng rối ren sự tín ngưỡng chung.Từ 1948 đến1954.
    5. Vấn đề tham gia học tập, nghiên cứu, đọc kinh sách,tham thính giảng luận thuyết trình... đều là những nhu cầu thiết yếu của hầu hết các Tôn giáo. Đối với PGHH nhu cầu này càng cấp bách hơn. Bởi PGHH được khai sáng trong thời kỳ Pháp thuộc. Bộ Sấm Kinh Thi Thơ của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một Tạng kinh Đại thừa vừa tổng hợp vừa rút gọn tinh lý Tam Giáo.Thế nên trí thức thường nhân không sao dễ dàng ngộ nhập thâm lý cơ huyền.Do ảnh hưởng thời cuộc nhiễu nhương.Đức Thầy sau thời kỳ khai Đạo, suốt 7 năm hoằng hóa độ sinh, đã mất hơn nữa thời gian Ngài bị lưu cư khắp miền Lục tỉnh, và 1/3 thời gian dành cho công cuộc cứu nước, nên Đức Thầy ít có thì giờ gần gũi để dặn dò hoặc giải đáp những điều chưa thông suốt của tín đồ, lại bị chi phối nặng nề bởi cuộc chiến tranh thế giới và thời cuộc nước nhà. Đạo PGHH là đạo nhập thế có Tôn chỉ tại gia cư sĩ Học Phật tu Nhân, nên ngoài việc tu tập còn làm nghĩa vụ Tứ Ân, tiếp xúc nhiều môi trường xã hội rất đòi hỏi người tín đồ ngoài kiến thức Phật học còn cần đến kinh nghiệm giao tế.Nhu cầu kiến thức là bức thiết như vậy,mà bổn phận người tín đồ thì lúc nào cũng là một gánh nặng ở trên vai.Cho nên vấn đề dành thì giờ ưu tiên trong học tập nghiên cứu rèn luyện trí tuệ đối với tín đồ PGHH như một nhu cầu xa xỉ rất khó đáp ứng.Nếu cơ may tiếp cận được lãnh vực kinh sách thì lại đòi hỏi hành giả phải có một năng lực suy xét nhạy bén trong việc cân nhắc trạch pháp cho thích ứng căn cơ trình độ, bởi kinh sách cổ là nơitàng chứa nhiều chân lý thâm huyền quảng hượt rất khó lĩnh hội.Vì thế sự xuất hiện của Ông Thanh Sĩ trong cơ hoằng pháp trợ duyên là một lợi ích đáng trân trọng. Nay đang có sẳn tài liệu Ban hoằng pháp gồm những tác phẩm luận giải yếu lý rất căn cơ dễ hiểu dễ nhớ của ông đã trắc nghiệm qua thời gian dài được công luận đánh giá như những thành tựu từ trí tuệ tỏa sáng của một tín đồ PGHH do tu tập theo Giáo lý chân truyền của Đức Thầy mà có. Thế nên theo sau với việc nghiên cứu tu tập y chỉ theo Thi Văn Giáo lý của Đức Thầy tưởng cũng nên xem thêm những chú nghĩa giải thích của ông Thanh Sĩ để hiểu sâu xa tinh lý chân truyền rất cao thâm huyền diệu trong Sấm Kinh Thi Thơ của Đức Thầy, xét thấy cũng là điều bổ ích cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình học tập nghiên cứu mỗi hành giả tự chọn cho mình một phương pháp dễ thực hành sao cho phù hợp căn cơ trình độ và hoàn cảnh để tin tấn hành đạo không phải "cuồng"(thái quá) không phải "quyến"(bất cập) như vậy mới thích hợp với đường Trung Đạo, đó chính là nội dung Tôn chỉ của Đức Thầy đã dầy công dìu dắt môn sinh “Lần bước trên con đường giải thoát”.
    Thưa Chư quí đồng đạo !
    Phần tham gia ý kiến nêu trên người viết đã trình bày trong thời gian rất ngắn. Không có điều kiện tra cứu tham khảo tài liệu, ít dẫn chứng minh họa, lại cũng ít trải nghiệm trong rèn luyện tu tập .Tất nhiên cách diễn đạt và ý tưởng còn khá vụng về thiển bạc, sự sơ sót khiếm khuyết là điều vốn dĩ. Những mong Đồng đạo xem đây như một thực thể thô kệch thật thà “Nghĩ sao nói vậy” mà niệm tình chỉ giáo. Với khát vọng chữ “hòa” đã khiến tôi “không lượng sức mình” vội dấn thân vào lĩnh vực nhạy cảm"Lành ít dữ nhiều" này.Nay hiện tình diễn biến còn khá ngỗn ngang,rất mong được sự góp ý nhiệt tình của cộng đồng cho dù là thuận hay nghịch cũng đều bổ ích. Biết đâu nhờ có sự công khai lần này mà chữ “Hòa” lại có cơ hội sớm trở về với Đoàn thể chúng ta.

    Trân trọng cẩn bút

    Thành phố Sa Đéc, ngày 8/3/2014
    Nguyễn Châu Lang



     

Chia sẻ trang này