đức huỳnh giáo chủ pghh không có sư thúc

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi TTT, 15/12/16.

  1. TTT

    TTT Member


    ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PGHH KHÔNG CÓ SƯ THÚC

    Một tác phẩm bút-chiến với quyển SƯ THÚC HÒA HẢO của tác giả
    Nguyên Hùng do nhà xuất bản Tổng Hợp Hậu Giang xuất bản năm Kỷ Mão (1999).

    --oOo--

    KHẢI NGÔN

    Ðọc quyển SƯ THÚC HÒA HẢO của tác giả Nguyên Hùng, thấy tác giả cố tình dùng ngụy-lý hạ thấp uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ và đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Chúng tôi lấy làm bất mãn việc làm dã man ấy. Nhưng chúng tôi không đề cập đến chuyện Nguyên Hùng vi phạm về pháp-lý, giẫm-nát nhân-phẩm và quyền tự-do tín-ngưỡng của con người. Bởi tác-phẩm của Nguyên Hùng đã được nhà xuất bản Tổng-Hợp Hậu Giang công nhận, tức tác phẩm nầy đã được hợp pháp theo chiều hướng của Nguyên Hùng rồi; còn chi phải nói đến vấn đề pháp-lý!
    Ở đây, chúng tôi chỉ vạch trần những lý lẽ Nguyên Hùng “dàn dựng”, “vu khống”, không đúng sự thật. Mời Nguyên Hùng, các đồng chí, đồng nghiệp của Nguyên Hùng nghe chúng tôi kháng lý, một số tiết mục trong tác phẩm“SƯ THÚC HÒA HẢO” của Nguyên Hùng đây:
    Miền sông Hậu, mùa Hè năm Canh Thìn (2002).

    CHƯƠNG MỘT

    1/. VẤN ÐỀ SƯ THÚC HÒA HẢO.


    Nguyên Hùng nói: “…Sổ nhìn Mười Trí nói với Năm Lửa và đám tín đồ: Sư thúc bây đó. Chừng Thầy có mệnh hệ nào thì sư thúc bây thay thế”( trang 205 hàng 24). Theo Nguyên Hùng, sư thúc là nghĩa đệ của Thầy, có trách nhiệm dẫn dắt tín đồ khi Thầy xa vắng. Nhưng ông Mười Trí không hội đủ những điều kiện làm “sư thúc” của tín đồ Hòa Hảo, là vì:
    a/. Như Nguyên Hùng cho biết:“ Mười Trí thích uống rượu” (trang 219 hàng 2).
    Giới luật Ðạo cấm uống rượu, ông Mười Trí lại vi phạm giới luật. Ðiều nầy Ðức Giáo Chủ đã cảnh cáo: “ Kẻ nào làm trái luật lệ trong sự đạo đức, dù không xin thôi đạo hay chưa bị bôi tên cũngbị trách nhiệm việc làm của họ và bị coi như người ngoại đạo”. (Quyển Sáu). Như vậy, ông Mười Trí là người phạm giới luật đạo, được coi như kẻ ngoại đạo, không thể làm gương mẫu thay mặt Ðức Giáo Chủ để dẫn dắt tín đồ Hòa Hảo được.
    b/. Nguyên Hùng lập lại lời ông Mười Trí nói: “…Tôi đâu phải Hòa Hảo! Một câu kinh cũng không biết, làm sao nói người ta nghe…”(trang 295 hàng 26). Ông Mười Trí tự nhận: “một câu kinh cũng không biết”. Còn Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo thì:

    “Miệng nhích môi đầy văn tao nhã,
    Hạ bút thần thơ đã đề khai”

    (Nang Thơ Cẩm Tú).

    Và trong số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo lắm người đạo pháp tinh thông. Ngược lại, ông Trí một câu kinh cũng không biết, không bì kịp với tín đồ, thì làm sao thay mặt Thầy để dẫn dắt nhiều triệu tín đồ cho đặng?
    c/. Theo thông lệ pháp lý, khi trao quyền hạn cho một người nào, tức phải có lễ Tấn phong, nhậm chức hoặc tín vật và chứng từ…Nay Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo trao quyền lãnh đạo quan trọng cho ông Mười Trí bằng cách âm thầm trong một căn nhà, góc chái trước sự hiện diện một số ít người không có bằng chứng cụ thể như thế đó ư?
    d/. Ðức Giáo Chủ là một đấng từ bi thoát tục mà bao người đã chứng kiến. Bình nhật Ngài luôn luôn dùng những lời lẽ ôn tồn nhã nhặn, nhữnglời thô bỉ như: Mầy tao mi tớ, bây, tụi bây v.v… Ngài không dùng. Nguyên Hùng nói Ðức Giáo Chủ dùng những lời thô bỉ “đó bây”, nhất định tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không tin!
    e/. Sư thúc Hòa Hảo, có nghĩa là người em của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Ðã là em, tức ông Mười Trí phải gọi Ðức Giáo Chủ bằng: Ðại huynh, Sư huynh hay Huynh trưởng mới phải chớ! Tại sau ông Mười Trí gọi Ðức Giáo Chủ bằng “Thầy Tư”, như Nguyên Hùng tường thuật lời ông Mười Trí nói: “…Có sống mới cứu đạo cứu đời theo hoài bão của Thầy Tư chớ” ( trang 208 hàng 1). Ông Mười Trí gọi Ðức Giáo Chủ bằng “Thầy Tư”, và ông Trí đã tự xác nhận: “Tôi đâu phải Hòa Hảo”. Như vậy, chứng tỏ ông Trí là người ngoại cuộc, chỉ quen biết với Ðức Giáo Chủ đó thôi. Vậy ông Mười Trí với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đâu có chi gọi là “sư thúc”.
    g/. Phật Giáo Hòa Hảo không phải như các môn phái võ thuật xưa ở Trung Hoa, mà có chuyện sư huynh, sư thúc thay thầy. Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khi đã nhận xét kỹ Ðức Giáo Chủ là bậc siêu phàm, đã hiển đạt giáo lý nhà Phật, thì không ai có quyền thay thế Ngài đặng cả, dù than sinh của Ngài cũng vậy!
    h/. Nếu nói ông Mười Trí là Sư-Thúc Hòa Hảo, tức ông Trí là nghĩa đệ của Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Thử hỏi, Giáo Chủ đã chịu lắm nỗi ức oan, nào bị Trần Văn Giàu khủng bố, phải đi sâu vào rừng Chà Là lánh nạn! Rồi đến lượt Bửu Vinh (cấp tỉnh) âm mưu ám hại Ðức Giáo Chủ (cấp Nam Bộ) đang trên đường thi hành công vụ hòa giải ở miền Tây… Sao ông Trí không chút nóng lòng binh vực lẽ phải cho Huynh trưởng của mình và đàn cháu tín đồ bơ vơ bị người uy hiếp, máu đổ thịt rơi? Trong khi đó ông Trí là một sĩ quan cao cấp của Hà Nội! Ông Trí đối với Ðức Huỳnh Giáo Chủ và tín đồ Hòa Hảo không một chút tình nghĩa như thế, chẳng biết tự hổ thẹn hay sao, mà còn xưng hô “sư thúc, sư bá”với ai nữa?
    Tóm lại, Nguyên Hùng không biết về Ðức Huỳnh Giáo Chủ như thế nào và qui tắc lập giáo ra sao, lại đi dàn dựng ông Mười Trí làm “Sư Thúc Hòa Hảo” thay mặt Ðức Giáo Chủ dẫn dắt tín đồ, trong khi ông Trí không hội đủ những điều kiện làm cho tín đồ Hòa Hảo kính phục. Nguyên Hùng dù có dàn dựng câu chuyện thế nào chăng nữa đối với tín đồ Hòa Hảo, chỉ là hành động “Múa rìu qua mắt thợ” vậy thôi!

    2/. VẤN ÐỀ HỌC LỰC CỦA ÐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO.

    Nguyên Hùng viết: “… Phạm Công Tắc là công chức ngành quan thuế Pháp, còn, Huỳnh Phú Sổ chỉ học tới lớp nhì trường quận…”(trang 282 hàng 6). Nguyên Hùng đánh giá thấp về học lực của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Hùng biết một, chớ không biết hai!
    Kinh nghiệm trên lịch sử thế giới chứng minh về tài năng của con người có hai phần:
    a/. Hạng Thường Nhân: Hạng thường nhân được đánh giá trình độ cao, thấp qua văn bằng cử nghiệp.Văn bằng cao, tài năng cao; văn bằng thấp, tài năng thấp. Căn cứ theo đó người ta cắt đặt việc làm cho mỗi người trong các tổ chức và guồng máy quốc gia. Ðó là hạng thường nhân. Nhưng đôi khi chưa phải như thế. Mà còn trái lại.
    b/. Hạng Siêu Nhân: Hạng siêu nhân không căn cứ vào văn bằng cử
    nghiệp đánh giá tài năng. Mà phải định nghĩa: tài năng là gì? Là biết được việc mà người khác không thể biết, và làm được việc người khác không thể làm được. Ðó là tài năng của hạng siêu nhân. Hạng siêu nhân khi sinh ra tự nhiên các Ngài thông minh, không cần phải tốt nghiệp trong một trường sở nào, như trường hợp: Thái Tử Sĩ Ðạt Ta, Khổng Trọng Ni, Hạng Thác và các vị khác .v.v…Ðiều đáng nhắc thêm, là ngày gần đây, như trường hợp Ðức Phật Thầy Tây An, một nông dân ít học ở Nam Bộ đứng ra thành lập mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và tài năng trị bệnh, ứng đối với các chư tăng thiền đức không ai bì kịp. Và Ðức Huỳnh Giáo Chủ ở sông vịnh Vàm Nao (Nam phần) 20 tuổi đứng ra khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, về tài năng, thuyết pháp, sáng tác Sấm kinh và trị bệnh phi thường. Và chỉ trong một thời gian ngắn thu phục hằng triệu tín đồ. Trong giới tín đồ
    a/. Hạng Thường Nhân: Hạng thường nhân được đánh giá trình độ cao, thấp qua văn bằng cử nghiệp. Văn bằng cao, tài năng cao; văn bằng thấp, tài năng thấp. Căn cứ theo đó người ta cắt đặt việc làm cho mỗi người trong các tổ chức và guồng máy quốc gia. Ðó là hạng thường nhân. Nhưng đôi khi chưa phải như thế. Mà còn trái lại.
    b/. Hạng Siêu Nhân: Hạng siêu nhân không căn cứ vào văn bằng cử nghiệp đánh giá tài năng. Mà phải định nghĩa: tài năng là gì? Là biết được việc mà người khác không thể biết, và làm được việc người khác không thể làm được. Ðó là tài năng của hạng siêu nhân. Hạng siêu nhân khi sinh ra tự nhiên các Ngài thông minh, không cần phải tốt nghiệp trong một trường sở nào, như trường hợp: Thái Tử Sĩ Ðạt Ta, Khổng Trọng Ni, Hạng Thác và các vị khác .v.v… Ðiều đáng nhắc thêm, là ngày gần đây, như trường hợp Ðức Phật Thầy Tây An, một nông dân ít học ở Nam Bộ đứng ra thành lập mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và tài năng trị bệnh, ứng đối với các chư tăng thiền đức không ai bì kịp. Và Ðức Huỳnh Giáo Chủ ở sông vịnh Vàm Nao (Nam phần) 20 tuổi đứng ra khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, về tài năng, thuyết pháp, sáng tác Sấm kinh và trị bệnh phi thường. Và chỉ trong một thời gian ngắn thu phục hằng triệu tín đồ. Trong giới tín đồ của Giáo Chủ gồm có: Các cụ đồ nho,Tây học, Luật sư, Bác sĩ và thi sĩ ,v.v… Hơn nữa, trong tòa nhà Phật Giáo có biết bao nhà tu Hiển Ðạo. Vấn đề nầy Kinh Phật cho biết: Nhà tu khi dừng được long ham muốn, bình lặng vọng tâm thì thức A Lại Da (tàng thức chứa đựng sự học hỏi nhiều đời ) sẽ hiện bày sáng suốt; cũng như mặt nước hồ trong lặng, được thấy rõ bóng trăng thanh. Ðây là thực tế khoa học mà Nguyên Hùng và số người đứng ngoài ngõ đạo không thể thấy biết được sự thật ấy. Huống chi Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo là một vị Phật, một vị Bồ Tát lâm phàm, thì việc văn bằng cử nghiệp đối với Giáo Chủ không thành vấn đề. Bởi: “Cái diệu lý nhà Phật đối với mặt văn tự, không quan thiết gì hết”.
    Tóm lại, Nguyên Hùng đem sự ít học đánh giá Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, chẳng qua là Nguyên Hùng chưa mở rộng tầm kiến thức thấy được lịch sử thế giới cổ kim và những gì báu lạ trong tòa nhà Phật Giáo đó thôi. Và do sự đố kỵ của thói thường phàm tục.

    3/. CHUYỆN VIẾT SẤM GIẢNG TRƯỚC NGÀY KHAI ÐẠO.

    Nguyên Hùng nói: “ Trước ngày khai Ðạo Huỳnh Phú Sổ ghé Phước Sanh Ðường tìm Sáu Sửu nhờ xem qua quyển Sấm Giảng do Sổ biên soạn và nếu được thì nhờ chuyển về báo Dân Chúng trên Sài Gòn xuất bản” (trang 232 ). Và:“Trong thời gian Ðông Dương Ðại Hội, Sáu Sửu được đảng đưa qua Rạch Giá chuẩn bị cướp chánh quyền vào năm 1940” ( trang 233 hàng 6). Nguyên Hùng nói sai sự thật xa lắm!
    a/.Căn cứ theo lời Nguyên Hùng nói, Sáu Sửu là người cán bộ cao cấp của Cộng Sản, Ðức Huỳnh Giáo Chủ là người tôn giáo. Ðọc qua đoạn văn Nguyên Hùng viết, chúng tôi không biết phải nghĩ sao? Nguyên Hùng là người ở thế giới nầy, hay ở thế giới khác? Nếu ở thế giới nầy,
    thì ai cũng biết sự khác biệt giữa hai học thuyết: Vô thần cộng sản, hữu thần tôn giáo. Sáu Sửu là người cộng sản, Ðức Giáo Chủ là người tôn giáo, hai tư tưởng bất đồng. Trong khi đó có rất nhiều người đồng một tư tưởng về tôn giáo và sẵn sàng lo việc in ấn Sấm Giảng, sao Ðức Giáo Chủ không cậy nhờ, mà phải đi cậy nhờ Sáu Sửu xem qua bản thảo và lo việc in ấn? Thật phi lý!
    b/.Vấn đề viết Sấm Giảng:
    -Quyển thứ nhứt (1) Giáo Chủ viết xong vào khoảng tháng 7 năm Kỷ Mão (1939 ),
    -Quyển Nhì viết ngày 12 tháng 9, -Quyển Ba cũng trong năm Kỷ Mão, và - Quyển Tư viết vào ngày 20 tháng 9 năm Kỷ Mão (1939).
    Nghĩa là bốn quyển Sấm Giảng viết tại Thánh Ðịa Hòa Hảo từ tháng 7 đến cuối tháng 9 năm Kỷ Mão là xong. Còn Ðức Giáo Chủ khai đạo ngày 18 tháng 5 năm Kỹ Mão, tức Giáo Chủ viết bốn quyển Sấm Giảng xong “sau” ngày khai đạo trên bốn tháng. Nguyên Hùng nói Ðức GiáoChủ viết Sấm Giảng “trước”ngày khai đạo là sai!
    c/. Về Sấm Giảng và những bài thơ văn khác, khi Ðức Giáo Chủ viết, hoặc ứng khẩu thành bài nào, thì có thư ký và những tín đồ hầu cận với bổn phận lo sao chép, lưu giữ, in ấn và truyền bá v.v…Chớ Ðức Giáo Chủ đâu có đi làm những chuyện nầy! Và chúng tôi chỉ biết các báo: NAM KỲ, QUẦN CHÚNG và PHỤC HƯNG…trong thời đó thường đăng tải bài vở của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, chớ chưa nghe báo DÂN CHÚNG nào ở Sài Gòn có thể sẵn sàng về việc in ấn Sấm Giảng cả!
    ---
    (1) Ðang khi đi dạo Lục Châu, Ðức Giáo Chủ viết bài “cho cô tư Cứng ở Hòa Hảo mất đồ”. Bài này đề ngày 17 tháng 7 Kỷ Mão (1939). Nên căn cứ theo đây chúng ta có thể kết luận: Ðức Giáo Chủ viết quyển nhứt trong vòng tháng 7 Kỷ Mão (1939)
    Tóm lại, Nguyên Hùng nói, Ðức Giáo Chủ cậy nhờ Sáu Sửu xem, lo việc xuất bản, và Ngài viết Sấm Giảng “trước”ngày khai đạo là điều không hợp lý. Và chỉ có những người không biết gì về Phật Giáo Hòa Hảo mới tin thôi!

    4/. CHUYỆN THẦY GIÁO NÓI VIẾT SẤM GIẢNG CHẲNG KHÓ.

    Nguyên Hùng viết: “Thầy giáo nói tiếp:- Viết Sấm Giảng chẳng khó khăn gì đâu. Chính tôi đây cũng đặt được vài câu:…Chú em nghe vài câu nầy nghiệm xét thế nào?
    Lũ thầy đám hay bày trò khỉ,
    Mượn kinh luân tụng mướn lấy tiền.
    Chốn Diêm đình ghi tội liên miên,
    Mà tăng chúng nào đâu có rõ.
    Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mỏ,
    Từ xưa nay có mấy ai thành?
    Làm hiền lành hơn tụng hơ hà,
    Hãy tưởng Phật hay hơn ó ré.
    Tu vô vi chẳng cúng chè xôi
    Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót.
    Tăng với chúng ưa ăn đồ ngọt
    Nên bày ra cúng kiếng hoài hoài.
    Ăn không hết lo dành lo cất
    Ðem bạc trăm cúng Phật làm chi?
    Phật Tây phương vốn tánh từ bi
    Ðâu túng thiếu mà quơ mà tởi?...” (trang 92 ).

    Ðọc qua 16 câu trên, có hai điều cần phải xét:
    a/. Ông thầy giáo kia danh tánh gì?
    Nơi sinh quán và thường trú ở đâu? SaoNguyên Hùng không nói rõ? Căn cứ theo tài liệu của Nguyên Hùng nói: Vấn đề “viết Sấm Giảng chẳng khó”. Xin đính chánh: Người biết tự trọng danh dự mình và có lương tâm đoái với đoàng bào xã hội, nói đến việc viết Sấm Giảng hay sách báo, phải cho đây là điều“ ất khó”. Vì tác phẩm của mình cho ra đời, sẽ đánh giá nhân phẩm của mình, và việc lợi, hại cho nền văn hóa nghìn thu . Muốn cho ra đời một tác phẩm nào, ta phải tự lượng biết khả năng của ta có thể làm được việc đó chăng?
    Các vị Giáo Chủ, các tôn giáo sang tác Thánh kinh được mọi người tôn kính và truyền tụng lâu dài. Cũng như Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo viết ra bộ Sấm Giảng từ trước đến nay có biết bao lần tái bản và phiên dịch ra ngoại ngữ truyền]bá trên thế giới, nhưng cũng chưa đáp
    ứng đủ nhu cầu. Thời gian Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tự do truyền bá có hơn 30 phái đoàn quốc gia trên thế giới đến Tổ Ðình xin thỉnh Thánh Kinh Phật Giáo Hòa Hảo (Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ). Và có biết bao học giả trong và ngoài nước viết bài tán dương quyển Thánh Kinh Phật giáo Hòa Hỏa như:
    - Triết gia Phạm Công Thiện, viết đề:
    ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÀ MOÄT TRIẾT GIA VIỆT NAM .
    - Tiến sĩ Lý Khôi Việt, viết đề: HUỲNH PHÚ SỔ VÀ CHÚNG TA.
    - Tiến sĩ Phạm Cao Dương, viết đề:pH ẬT GIÁO HÒA HẢO NHƯ MỘT NHÀ VẬN Ð ÔNG DÂN TỘC.
    - Giáo sư Cao Thế Dung, viết đề: VIỆT TÍNH VÀ VIỆT TÌNH TRONG HÀNH ÐỘNG VÀTƯ TƯỞNG HUỲNH PHÚ SỔ.
    - Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần, viết đề: GIÁO PHÁI MIỀN NAM NHÌN QUA LĂNG KÍNH XÃ H ỘI HỌC.
    - Tiến sĩ Lê Hiếu Liêm, viết quyển: BỒ TÁT HUỲNH PHÚ SỔ.\Và tên tuổi Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo còn được ghi trong bộ ÐẠI TỰ ÐIỂN BÁCH KHOA ở Anh quốc v.v… Và còn biết bao nhân vật quan trọng khác trong quốc nội cũng như hải ngoại kính mộ và phiên dịch truyền bá quyển Thánh Kinh (Sấm Giảng) của Ðức Huỳnh Giáo Chủ mà khuôn khổ quyển sách nầy không cho phép chúng tôi dẫn thêm.
    b/. Chuyện ông thầy giáo mạo nhận 16 câu Sấm Giảng trên do chính ông viết. Nguyên Hùng tưởng đâu chuyện “lấy vải thưa che mắt Thánh dễ lắm sao?” Có thể Nguyên Hùng đem chuyện nầy nói với những người ở miền không có đạo Phật Giáo Hòa Hảo, những người tối tâm
    không biết gì về tôn giáo, may chăng họ mới nghe! Chớ Nguyên Hùng làm sao dối gạt mấy triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được! Vì đây là 16 câu trong Sấm Giảng Quyển Nhì do Ðức Huỳnh Giáo Chủ viếtmngày 12 tháng 9 năm Kỷ Mão (1939) tạiThánh Ðịa Hòa Hảo. Dài 476 câu. NguyênHùng trích ra các câu thứ 328…đến câu thứ 367. Trong giới tín đồ thuần thành của đạo Phật Giáo Hòa Hảo họ đã thuộc lòng, chớ đâu có xa lạ gì với những câu Sấm Giảng nầy!
    Nguyên Hùng nên biết: “Hiến Pháp”của nhà nước, người cán bộ nhất là giới cán bộ cao cấp vẫn am hiểu rành rõ, không ngoại nhân nao có thể tráo trở chương mục trong đó được. Thì quyển Sấm Giảng của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đối với tín đồ thâm sâu giáo lý, không ai mạo nhận một câu nào trong đó được đâu! Ðây là lẽ tự nhiên, không cần phải biện luận nhiều!
    Tóm lại, một tác phẩm chân chính và Sấm Giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ viết, được mọi người quí trọng và ngày càng thêm sáng tỏ. Ðó là chuyện rất khó! Ngược lại, hạng gian dối viết, vẫn bị người đời ruồng bỏ và lu mờ. Ðó là chuyện rất dễ làm lì saø được. Và chuyện ông thầy giáo mạo nhận 16 câu của Ðức Giáo Chủ, nó ví như trường hợp Thủ Tướng Việt Nam ban hành đạo luật rõ ràng, lại nói của phường vô danh tiểu tử nào đó làm ra…Có thể được ư? Nguyên Hùng sử dụng cây bút bướngbỉnh vô cùng!

    5/. VẤN ÐỀ HỌC THUỐC NAM VÀ SƯU TẦM SẤM GIẢNG.

    Nguyên Hùng viết: “Trong ba năm trường, Cậu Tư miệt mài học thuốc nam và sưu tầm Sấm Giảng” (trang 132, hàng 1). Nguyên Hùng cho biết rằng trước ngày khai đạo, Ðức Giáo Chủ có lên bảy núi “học thuốc nam và sưu tầm Sấm Giảng”. Ðây là lối tuyên truyền sai sự thật! Bởi sau khi đậu tiểu học ở Tân Châu, Ðức Giáo Chủ bị bịnh hoạn triền miên nên Ngài phải nghỉ học, về nhà lo thuốc thang. Và Ðức Giáo Chủ có tánh đặc biệt không như các thanh niên khác. Ngài không thích việc đàn ca hát xướng, không thích giao du với bạn bè mà thường tìm nơi thanh vắng để “mặc tưởng trầm tư”. Trạng thái nầy đối với bộ óc của người không thông kim bác cổ, họ cho Ngài là người bệnh hoạn, đãng trí, hoặc bị ông bà hành xác v.v…Nhưng không! Ðây chỉ là một hiện tượng diễn tiến đương nhiên của những nhà phát minh khoa học, những bậc kỳ nhân và những vị cao Tăng hiền đức chuẩn bị đưa ra cho đời một phương án lớn lao, một Triết học siêu việt để phụng sự cho nhân loại!
    a/. Vấn Ðề Học Thuốc Nam:
    Nguyên Hùng cho rằng Ðức Giáo chủ lên núi học thuốc nam. Sao Nguyên Hùng không nói rõ Giáo Chủ học với ông thầy tên chi? Ở động am nào? Nguyên Hùng nói vu vơ, ai tin!
    Nguyên Hùng nghe chúng tôi kể:
    -Phương pháp trị bệnh của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, cũng như Ðức Phật Thầy Tây An xưa, không có sách và thầy nào dạy được. Vì nó không như thang danh tánh dược theo Ðông y hay Tây y. Mà là một phương pháp chữa trị phi thường, như đức Giáo Chủ cho biết:
    “… Phương pháp của ta tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam. Trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ đạo qui căn gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu củaTiên gia độ bịnh cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư vị với Trâm quan”. (Sứ Mạng)
    Như vậy, phương pháp trị bịnh của Ðức Giáo Chủ, Ngài dùng “Huyền diệu của Tiên gia”, chớ đâu phải như phương pháp trị bịnh của các lương y thong thường. Ngài chỉ cho bịnh nhân uống giấy vàng, bông trang, bông thọ, nước lã, ăn trái cam, và dùng roi trúc đánh v.v…mà được lành bệnh như trường hợp:
    - Ông Tạ Quốc Bửu, cựu Hương cả ở làng Hòa Bình (Bạc Liêu) mắc phải bệnh trên mặt nổi sần lên, lở như lác, đã chữa trị đủ phương thuốc Ðông, Tây không hết. Ông Bửu đến viếng Ðức Giáo Chủ tại nhà Hương Bộ Thạnh (Nhơn Nghĩa - Cần Thơ) nhờ Giáo Chủ chữa trị. Giáo Chủ chỉ
    cho uống một chai nước lã, vài ngày sau liền da lại như cũ!
    -Bà Chung Bá Khánh, tín đồ ở Bạc Liêu đau ruột. Bác sĩ Cao Triều Lợi lập tức chuyển bà lên Sài Gòn để giải phẩu. Ðến Sài Gòn bà vào nhà thương Saint Paul, các Bác sĩ ở đây đều công nhận bà bị bệnh đau ruột. Người ta chích thuốc cho gom mủ đặng hôm sau giải phẩu. Ðức Giáo Chủ hay tin bèn sai người đem cho bà.,Khánh một trái cam, dặn rằng: ăn hết trái cam thì hết bệnh. Bà Khánh ăn hết trái cam, ngủ ngon giấc một đêm, sángm ngày sau caùi quầng đỏ nơi bụng bà Khánh tiêu mất, khỏi giải phẩu, bà được lành bệnh. Trường hợp n ầy làm cho các Bác sĩ
    phải bóp trán suy nghĩ. Còn nhiều cách trị,.bệnh thần diệu khác nữa. Nhưng khuôn khổ quyển sách nầy không cho phép chúng tôi kể thêm. Cách chữa bệnh của Ðức Giáo Chủ phi thường như thế, đâu có sách và thầy nào dạy về phương pháp trị bệnh như trên. Nói đến phương pháp thần diệu nầy, có lẽ Nguyên Hùng và một số người không tin sự thật. Nhưng đây là chuyện thực tế mà những người hầu cận bên Giáo Chủ đã chứng kiến. Nguyên Hùng và số người kia không hơn các Bác sĩ: Trần Văn Tâm (Sài Gòn), Trần Lũy (Rạch Giá), Ðào Tuấn Kiệt (Long Xuyên), Ðỗ Văn Viễn (Châu Ðốc) và những nhà trí thức khác đều phải cúi đầu khâm phục và suy tôn Giáo Chủ làm Thầy.
    b/. Vấn Ðề Sưu Tầm Sấm Giảng:
    Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo không có lên núi sưu tầm Sấm Giảng.
    Việc sáng tác Sấm Giảng là do Ngài viết ra. Có thể nói đây là cuộc chỉnh pháp đúng với chân truyền của Ðức Phật Thích Ca. Và cũng là một triết học mới thích nghi với trình độ tiến bộ của nhân loại, như Ðức Giáo Chủ sáng tác các quyển:
    - Quyển Nhứt: Giáo Chủ tả lại chuyện Ngài đi dạo lục châu hóa ra đủ hạng người: khi già, lúc trẻ, buôn bán, tàn tật, ăn xin… để thức tỉnh người đời hồi tâm hướng thiện
    - Quyển Nhì: Giáo Chủ đề cập đến cảnh nước nhà bị ngoại bang thống trị, sưu thuế nặng nề, dân tình nghèo đói. Và nền đạo Phật giáo thì bị phái Thần Tú bày ra âm thinh sắc tướng, tạo chùa cao Phật lớn làm cho chánh pháp suy đồi.Người tu không chịu tìm Phật trong tâm, mãi chạy theo ảo ảnh bên ngoài nên công phu tu hành khó chứng đắc.
    - Quyển Ba: Ðức Giáo Chủ cho biết, Ngài đã tiêu diêu thoát tục, nhưng vì thương chúng sanh mê khổ nên Ngài phải trở lại đem đạo cứu đời. Và Ngài dạy người tu không phải đợi vào chùa am non núi tu mới thành. Mà phải lo đền đáp Tứ Ân, ăn ở hiền lành, giữ mình trong sạch thì sau mới được ngồi trên sen báu.
    - Quyển Tư: Giáo Chủ cảnh giác việc gõ mỏ tụng kinh Phạn ngữ mà không thông nghĩa lý. Và Ngài giảng về Tam Bành, Lục Tặc, Ngũ Uẩn, Bát Chánh Ðạo, Tứ Diệu Ðế và Bát Nhẫn…
    - Quyển Năm: Giáo Chủ ý thức người Phật tử phải có trách nhiệm đối với tiền đồ Phật giáo gặp lúc truân chuyên . Ðồng thời Ngài tuyên dương pháp môn Tịnh Ðộ, dẫn thêm tiểu sử Phật Thích Ca, Bát Khổ, Thất Tình, Lục Dục, Ngũ Trược, Thập Ác. Và những bài thi văn khác Giáo Chủ tùy theo trường hợp hoặc đáp họa, hoặc viết trước mặt mọi người, hoặc ứng khẩu thành thơ v.v…Nên không thể nói Ðức Giáo Chủ sưu tầm học hỏi ở đâu về tài năng sáng tác nầy! Ðối với Thánh Kinh của các bậc kỳ nhân ở vùng bảy núi, các vị trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương như bài: Thập Thủ Liên Hoàn, Giác Mê, và Sấm Truyền Ðức Phật Thầy Tây An. Quyển Ðồ Thư của Ðức Bổn Sư Ngô Lợi, Giảng Tà Lơn của Ðức Cử Ða, và Sấm Giảng Người Ðời của ông Sư Vãi Bán Khoai v.v…Thì ngoài sự chuyển kiếp trùng hợp và nòng cốt Tứ Ðại trọng ân ra, chúng ta thấy Sấm Giảng Thi Văn của Ðức Huỳnh Giáo Chủ về mặt văn chương, chỉnh lý Phật pháp và chương trình lập giáo có phần khoa học hơn. Như vậy, việc sáng tác Sấm Giảng Thi Văn của Ðức Huỳnh do ở chỗ trầm tư mặc tưởng, ở chỗ tư duy, tự Ngài đã hiển đạt được diệu lý cao siêu của nhà Phật viết ra thôi. Chớ Ðức Huỳnh Giáo Chủ không lên bảy núi sưu tầm Sấm Giảng. Mà có sưu tầm nghiên cứu giáo lý của Ðức Bổn Sư Ngô Lợi và Ðức Phật Thầy Tây An đi nữa, đó cũng chỉ là phương thức lập giáo của chư Tổ (Phật giáo) xưa, vị sau theo vị trước. Và chính Chúa Giê Su sang lậpThiên Chúa giáo cũng chỉ dựa vào giáo lý Ki Tô giáo vậy.
    Tóm lại, căn cứ theo thực tế và tài liệu giáo sử, thì Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo không lên Bảy Núi học thuốc nam và sưu tầm Sấm Giảng chi cả. Bởi phương pháp trị bệnh và việc sáng tác Sấm Giảng Thi Văn của Giáo Chủ siêu việt và khoa học hơn các vị trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Nguyên Hùng nói trong tiết mục nầy đều sai trật hết.

    6/. DÂN Ở VÙNG BẢY NÚI MÊ TÍN VÀ ÍT HỌC.

    Nguyên Hùng nói: “…Dân ở vùng nầy ít học lắm…Vì ít học nên xứ nầy là nơi thuận tiện nhất cho những đạo giáo phát sanh và truyền bá. Nếu chú em đến đây vào ngày 25 tháng tư âm lịch thì sẽ thấy dân đi dự vía Bà ở núi Sam mới là hết hồn. Không riêng dân vùng nầy mà là dân tứ xứ về đây…”(trang 91, hàng13). Có phải Nguyên Hùng ám chỉ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mê hoặc đồng bào ít học ở vùng Bảy Núi chăng? Vì Bửu Sơn Kỳ Hương xuất phát ở vùng Bảy Núi? Và Bửu Sơn Kỳ Hương với Phật Giáo Hòa Hảo nguồn gốc vẫn là “một”. Nguyên Hùng đánh giá Bửu Sơn Kỳ Hương tức Phật Giáo Hòa Hảo cũng phải bị đánh giá luôn.
    Những đạo giáo chân chính, cũng như giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương, và Phật Giáo Hòa Hảo vẫn khác biệt với tổ chức mê tín nói trên .Theo Bửu Sơn Kỳ Hương, thì người tu hành phải lo trau sửa tâm tánh mình cho trong sạch, trì niệm Di Ðà, làm điều phước thiện. Và tìm Phật trong tâm ta, không tìm kiếm ở ngoài cho khó nhọc. Vì ma Phật cũng ở tại lòng mình. Ðức Phật Thầy Tây An cho biết:
    “Lọc lừa thì đặng nước trong,
    Ma Phật trong lòng nào phải tìm đâu”
    (Giác Mê).

    Về mặt xử thế, người tín đồ Bửu Sơn
    Kỳ Hương phải lo đền đáp Tứ Ân. Như Ðức Phật Thầy dạy:
    “Loài cầm thú còn hay biết ổ,
    Huống chi người nỡ bỏ tứ ân”

    (Giác Mê).

    Ðến lượt Phật Giáo Hòa Hảo, tôn chỉ hành đạo, Ðức Huỳnh Giáo Chủ dạy không khác với Ðức Phật Thầy. Về việc trau tâm sửa tánh, Giáo Chủ dạy ma Phật cũng tại lòng ta:

    Cái chữ tâm là quỉ hay ma,
    Tiên hay Phật cũng là tại nó”

    (Quyển Tư).
    Và cũng không cần tìm kiếm bên ngoài:

    “Phật tại tâm chớ có đâu xa,
    Mà tìm kiếm ở trên Non Núi”.

    (Quyển Nhì).

    Về việc thờ cúng, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo dạy rành:
    “Ngoài việc thờ Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn tích”. Về việc học, Ðức Giáo Chủ cũng ân cần dạy:
    …Sự học hành không làm trở ngại cho đạo đức. Trái lại, nhờ nó mà mình biết được rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo. Nó tránh cho mình những sự lạc lầm, bỏ các điều dị đoan mê tín. Nó làm cho mình dẹp bỏ những điều huyễn hoặc, không bàn bạc những chuyện xa vời (như tiên đoán thiên cơ chẳn hạn”).

    “… Vả lại, sự hiểu biết về khoa học,
    không cản trở sự tu hành và nó giúp cho

    mình nghiên cứu Phật đạo một cách rành rẽ”.
    (Quyển Sáu )

    Như vậy, giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như Phật Giáo Hòa Hảo vẫn đi đúng với chân truyền Phật giáo, và không trái ngược với bước tiến của khoa học…Hơn nữa, số người ít học, mê tín dị đoan nơi nào cũng có, chớ đâu phải ở vùng Bảy núi, như Nguyên Hùng đã nói: “Không riêng dân ở vùng nầy mà dân tứ xứ về đây”. Số người tổ chức cơ sở mê tín họ là phạm nhân, số tham dự hỗ trợ là đồng lõa, cả hai đều có tội. Vì hành động mê tín đó ảnh hưởng cho trình độ dân trí, làm suy giảm tiềm lực tiến bộ quốc gia. Song lỗi nầy không phải hoàn toàn người dân ở vùng Bảy núi, và một tôn giáo nào. Vì người dân và tôn giáo không đủ tư cách ngăn cấm. Mà phải nói: lỗi nầy do ở chánh quyền. Bởi chánh quyền mới có đủ tư cách giải quyết vấn đề. Nếu không có lợi chi cho chánh quyền, chưa chắc tổ chức mê tín nầy được tự do duy trì them mãi! Và lỗi nầy phần lớn cũng do ở Nguyên Hùng, một nhà văn đã thấy biết tai hại như vậy, và có đủ tư thế xuyên tạc đạo giáo khá nhiều, nhưng số người mê tín vẫn được an nhiên trước luật pháp. Sao Nguyên Hùng không dùng cây bút vô tưcảnh giác tổ chức mê tín nầy để cứu vãn và nâng cao trình độ dân trí? Như thế, có phải chăng Nguyên Hùng đắc tội bởi không ý thức và chểnh mảng trách nhiệm của mình là một nhà văn đối với sự nghiệp văn hóa quốc gia mà tiền nhân chúng ta đã dày công bồi đắp!
    Tóm lại, vấn đề mê tín, Nguyên Hùng đỗ lỗi cho người dân ở vùng bảy núi và có liên quan đến tôn giáo là việc sai lầm. Phải nói lỗi nầy do ở số người không ý thức khoa học, không thâm sâu về Phật giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương cùng Phật Giáo Hòa Hảo. Và do chánh quyền vì quyền lợi cá nhân mà dung dưỡng, và do Nguyên Hùng không ý thức và bê tha trách nhiệm quan trọng của mình đối với sự nghiệp văn hóa đó thôi!

    7/. NGƯỜI NAM KỲ ÐẶT NẶNG VỀ ÐẠO GIÁO HƠN LÀ TINH THẦN YÊU NƯỚC.

    Nguyên Hùng cho rằng: “Người Nam Kỳ nặng về đạo giáo hơn là tinh thần yêu nước” (trang 142- hàng 20). Ðiều nầy chứng tỏ trình độ hiểu biết về đạo giáo của Nguyên Hùng rất kém- không hiểu gì về đạo giáo cả. Nguyên Hùng tưởng đâu am của ông đạo Bảy, cái chùa của xác cô Ba, chuyên việc nuôi con nít, cúng sao hạn, cho phù, mở ếm v.v…là
    đạo giáo hay sao? Nguyên Hùng lầm! Ðây là một số tà đạo, mê tín, không đủ yếu tố gọi là “đạo giáo” được.

    “Ðạo giáo” là gì? Ðạo giáo cũng gọi là tôn giáo, laø một tổ chức từ thiện, có một nền giáo lý cơ bản với số tín đồ đông đủ. Các chức sắc của tổ chức ấy có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ đi theo con đường sáng suốt của Ðạo, lo làm những việc có lợi phước cho xã hội đồng bào và giải thoát tâm linh. Ðó gọi là đạo giáo. Ðạo giáo không đi ngược với sự tiếnbộ của khoa học. Thế là đạo giáo chân chính. Ngược lại là tà giáo. Người nặng về đạo giáo, phần nhiều họ tin tưởng có địa ngục, Thiên đường, có Trời có Phật, có luật nhân quả báo ứng như aûnh tùy hình. Cộng thêm với sự kiên sợ luật pháp ở thế gian nên họ ít làm điều tội ác. Trái lại, kẻ không nặng về đạo giáo, họ không tin có thiên đường địa ngục, có Trời có Phật, có nhân quả báo ứng; sống tranh đấu maïnh đặng yếu thua, chết là hết, họ chỉ sợ luật pháp ở thế gian thôi. Song luật phaùp ở thế gian họ có thể, quỉ quyệt tránh lách được nên phần nhiều họ vẫn làm những việc gian ác luôn. Cho nên người biết đặt nặng về đạo giáo, họ là những công dân tốt, yêu nước thật sự và có lợi cho nền an ninh trật tự quốc gia. Trái lại, phần nhiều là phường bất hảo, và không thật sự đóng góp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Tuy nhiên đạo giáo đối với chánh trị: Chánh trị lo giữ gìn đất nước, lo cho dân cơm no áo ấm, độc lập, tự do. Ðạo giáo lo việc tu sửa con người ăn ở hiền lành, trừ bỏ lòng tham ác, lo làm những điều có ích cho xã hội đồng bào. Nhưng chánh trị thì dùng mưu lược đối chọi với địch quân, và hình luật phạt phải nhận khi hành động của họ đã có kết quả xấu, đạo giáo mở rộng tình thương nhân loại chúng sinh.Và dùng giới luật nghiêm minh, giáo lý chơn chánh dẫn dắt con người trở về đường lành, tức đạo giáo chận đứng cái nhân không để sanh ra quả xấu. Như vậy, giữa chánh trị và đạo giáo chân chính cùng gặp nhau trên đường phụng sự thiết thực cho đồng bào và nhân loại. Chánh trị thiếu đạo giáo ủng hộ, chánh trị khó bình định quốc gia; đạo giáo thiếu chaùnh trị hỗ trợ, đạo giáo không thể hưng thịnh. Ông Thanh Sĩ, một cao đồ của ÐứcHuỳnh Giáo Chủ có câu:
    “Chánh trị phải lấy dân làm trước,
    Tôn giáo cần mở cuộc độ dân.”
    Gương hạnh các Ðại Sư, Thiền Ðức thời Ðinh, Lê ,Lý, Trần và kỳ nhân trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, và Ðức Huỳnh Giáo Chủ đaõ chứng minh cho tinh thần yêu nước của những con người đã ăn nằm trong tòa nhà Phật giáo.
    Tóm lại, Nguyên Hùng cho rằng: “Người Nam Kỳ nặng về đạo giáo hơn về tinh thần yêu nước”. Ðó là cách nhìn phiến diện, chưa phải một nhà chánh trị và một nhà văn sâu sắc, thấy biết được chỗ lợi hại, suy thịnh quốc gia.

    8/. NGUYÊN HÙNG NÓI VIỆT CHÂU TIẾP TAY VIẾT SẤM GIẢNG VỚI THẦY.

    Nguyên Hùng nói: “… Việt Châu khen hay và tình nguyện tiếp tay viết Sấm Giảng với Thầy”. (trang 140, hàng 25). Nguyên Hùng cho rằng, Việt Châu tình nguyện tiếp tay viết Sấm Giảng với Thầy. Có phải chăng Nguyên Hùng nói Ðức Giáo Chủ không đủ khả năng tự viết được Sấm Giảng, phải nhờ Việt Châu tiếp tay. Còn Việt Châu chỉ là một thi nhân như bao nhiêu thi nhân khác. Và đã bị tử hình lâu rồi, tức Sấm Giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ cũng không có chi quý gía. Nghĩa là Nguyên Hùng cố ý diệt tư tưởng những người tin nơi Sấm Giảng giáo lý của Ðức Huỳnh Giaùo Chủ! Nhưng Nguyên Hùng nào biết những câu ca dao, thành ngữ xưa không ai biết của tác giả nào, người đời nghe có lý họ còn tin tưởng truyền tụng thay. Huống chi Sấm Giảng Giáo Lý do vị giáo chủ siêu phàm viết ra, là một kho tàng quý báu, một công thức chỉ dẫn người đời trở về với lẽ sống theo luân thường đạo lý, đem lại phước lợi cho đồng bào và nhân loại, thì làm sao tiêu diệt! Ngày giờ nào trên thế gian nầy còn có người biết trọng luân thường đạo lý, và công lý biết trọng lẽ phải, thì ngày giờ đó quyển Sấm Giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ vẫn được người trọng dụng luôn! Vả lại, Việt Châu mới quy y với Ðức Giáo Chủ sau khi Ðức Giáo Chủ khi đi khuyến nông vào mùa Hè năm Ầt Dậu (1945). Còn Ðức Giáo Chủ viết Sấm Giảng xong hồi năm 1939. Nghĩa là Giáo Chủ viết Sấm Giảng trước thời gian Việt Châu biết và quy y với Ðức Giáo Chủ là 6 năm, thì làm sau có chuyện Việt Châu tiếp tay viết Sấm Giảng với Thầy cho được! Xin nói đại cương về trường hợp Việt Châu quy y với Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo:
    Sau vụ đói làm thiệt hại gần hai triệu đồng bào miền Bắc. Người Nhựt thừa hiểu uy tín của Ðức Huỳnh Giáo Chủ ở miền Tây Nam Bộ, nên họ yêu cầu Ngài đi khuyến nông để trấn an dân chúng. Suốt thời gian hai tháng, kể từ ngày 10 tháng 6 đến thượng tuần tháng 8 dl 1945 Ðức Giáo Chủ đi khắp các tỉnh miền Tây diễn thuyết, khuyếch trương nông nghiệp, củng cố nền kinh tế nước nhà v.v…Cùng ngồi trên xe với thi sĩ Việt Châu (mà Ðức Giáo Chủ vừa mới thu phục tại Sa Ðéc) trên đường từ miền Tây về Sài Gòn. Ðức Giáo Chủ bảo Việt Châu làm thơ tả cảnh. Thấy Việt Châu nặng óc không ra thơ, Giáo Chủ liền ứng khẩu ngâm bài thơ “Tặng Thi Sĩ Việt Châu” như dưới đây:

    “Xe về chở theo chàng thi sĩ,
    Bảo làm thơ mãi nghĩ không ra.
    Vậy mà giữa chốn phồn hoa,
    Vang danh thi sĩ hiệu là Việt Châu.
    Quen thói viết thơ sầu thơ cảm,
    Không dìu dân hắc ám qua truông.
    Ngâm nga giọng quá u buồn,
    Làm cho độc giả quay cuồng mê ly.
    Theo dõi gót từ bi mấy bữa,
    Phàm tâm kia đã rửa hay chăng?
    Ðang cơn sóng dậy đất bằng,
    Thi nhân đứng ngó để Taêng Sĩ làm.
    Tăng Sĩ quyết chùa am bế cửa,
    Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
    Ðền xong nợ nước thù nhà,
    Thiền môn tr ở gót Phật Ðà Nam mô.
    Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật,
    Bụi hồng trần rứt sạch cửa Không.
    Chuông linh ngân tiếng đại đồng,
    Ta bà thế giới sắc không một màu.
    Sài Gòn đến, trống lầu đã trở,
    Ðề huề nhau cửa mở xuống xe,
    Khuyến nông chấm dứt mùa Hè”.

    (Trên đường về Sài Gòn, tháng 8 năm Ất Dậu1945).

    Chứng kiến trường hợp nầy, Việt Châu vô cùng kính phục Ðức Giáo Chủ là bậc “Thần Thơ”. Nghĩa là xe vừa đến Sài Gòn đậu lại, tai nghe bên lầu có tiếng trống trở canh, cửa mở, mọi người đều xuống xe; cuộc khuyến nông đến đây chấm dứt vào mùa Hè, thì Ðức Giáo Chủ ngẫu nhiên kết bài thơ đúng với thời điểm, chớ không có việc sắp đặt trước.
    Sau khi nhận xét về tài năng, phẩm hạnh về Ðức Huỳnh Giáo Chủ là bậc siêu phàm, Việt Châu không ngần ngại cúi đầu suy tôn Ðức Giáo Chủ làm Thầy. Và sẵn sàng hy sinh đời mình theo tôn sư trên đường chánh nghĩa. Như vậy, chúng ta thấy tài văn thơ của Việt Châu kém xa Ðức Giáo Chủ, cần gì Giáo Chủ phải đi nhờ Việt Châu tiếp tay với Ngài về vấn đề nầy.Và cũng không có yếu tố nào để nói Việt Châu có liên quan đến việc sáng tác Sấm Giảng của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo được.
    Tóm lại, căn cứ theo thời gian tính và tài văn thơ giữa Giáo Chủ và Việt Châu, đã chứng tỏ Sấm Giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, do chính tay Ðức Giáo Chủ viết. Chớ không có Việt Châu nào tiếp tay vào đó. Nguyên Hùng bịa đặt chuyện nầy thật là trơ trẻn voâ cùng!

    9/. NGUYÊN HÙNG VIẾT VỀ HỌC LỰC CỦA ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ HAI CHỒ KHÁC NHAU.

    Nguyên Hùng nói: “Vợ chồng Cả Bộ ở làng Hòa Hảo khổ tâm về cậu con trai mang chứng bịnh nan y trị đủ thầy đủ thuốc mà không hết. Cậu ấy rất thong minh, đậu sơ học dễ dàng tại Tân Châu nhưng vì bịnh phải bỏ học”. (trang 129-hàng 11). Và cũng trong quyển nầy Nguyên
    Hùng lại nói: “Huỳnh Phú Sổ chỉ học tới lớp nhì trường quận …” (trang 282- hàng 6)

    Tại sao lạ vậy? Sơ học hay tiểu học cũng có nghĩa là bậc học thấp nhất theo học chế mới. Nếu đã đậu “sơ học” thì đâu còn ngồi học lớp nhì ? Và nếu chỉ học tới lớp “nhì” thì đâu có đậu “sơ học” cách dễ dàng?
    Ðọc tác phẩm nầy chúng tôi lấy làm phân vân, không biết cá nhân Nguyên Hùng viết, hay có nhiều nhân vật khác cộng tác? Nếu cá nhân Nguyên Hùng viết, thì cây bút của Nguyên Hùng không chơn thật, giữ trước hở sau đủ thứ! Còn có nhiều nhân vật khác cộng tác, tức đây là số người phức tạp, sử dụng cây bút có nhiều chỗ cẩu thả, không biết tự trọng phẩm giá của tập thể mình!
    Tóm lại, chỉ có một việc học lực của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo là điều dễ biết, giáo sử đã ghi chép rõ ràng mà trong quyển “Sư Thúc Hòa Hảo” của Nguyên Hùng chỗ nói vầy, chỗ nhận khác, thì những chuyện khác khó hơn, cao xa hơn, Nguyên Hùng làm sao rõ đặng?

    10/. TRẠNG TRÌNH VÀ BỘ THÁI ẤT THẦN KINH.

    Nguyên Hùng nói: “Trong thời gian làm đường ở vùng tam giác Nhà Bàng, Tri Tôn, Tịnh Biên, Mười Trí được dịp tiếp xúc với nhiều hạng người hiếm có… Khi rảnh rỗi họ tập võ hoặc ngâm nga Sấm Trạng
    Trình…” (trang 89). “Tóm lại, Sấm Trạng Trình có thể do một tay nào đó mượn uy tín của Trạng Trình để tung ra tập thơ với ý đồ riêng tư… Và ngày nay có một số người cũng mượn cái gọi là Sấm Trạng Trình để làm ra một số Sấm Giảng khác, cũng với một ý đồ riêng tư nào đó…” (trang 91). Nếu muốn nghiên cứu về việc đánh cướp xưởng mộc Bình Lợi, tiệm vàng Khánh Vân, hoặc các vụ cướp ở những nơi khác, và việc bị đày ra Côn đảo, vượt biển về đất liền v.v…Nguyên Hùng dựa theo tài liệu cung cấp của ông Mười Trí thì phải, vì đây là nghề quen thuộc của ông Trí. Nhưng muốn nghiên cứu về bộ Thái Ất Thần Kinh, và cụ Trạng Trình, Nguyên Hùng lại đi thu thập tài liệu do ông Mười Trí cung cấp, đó là chỗ sai lầm rất lớn, bởi một chuyện rất xa lạ với ông Mười. Ông Mười biết gì về vấn đề nầy mà Nguyên Hùng căn cứ theo lời ông, rồi bình luận nhảm nhí, lôi thôi!
    Hơn nữa, chuyện Thái Ất Thần Kinh (Trạng Trình 1491-1585) là chuyện lịch sử, trên bốn thế kỷ qua có biết bao văn nhân, sử gia, học giả tài cao, nhưng chưa thấy ai bày bác, nay chỉ có Nguyên Hùng mà thôi. Nguyên Hùng có hơn những bậc tiền bối kia chăng? Tôi quả quyết rằng Nguyên Hùng không hơn được! Mà phải nói trình độ nghiên cứu của Nguyên Hùng còn non kém đó! Bằngchứng như:
    - Bốn câu thơ của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, Nguyên Hùng lại nói của Trần Quốc Toản. -Tám câu thơ của bà bóng vô danh tiểu tốt nào đó, Nguyên Hùng lại bảo là của Ðức Thầy.
    - Bốn quyển Sấm Giảng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ viết xong năm 1939, còn Việt Châu, Ðức Giáo Chủ mới thu phục hồi mùa Hè năm 1945, Nguyên Hùng lại nói Việt Châu phụ trách viết Sấm Giảng với Ðức Giáo Chủ. - Ông Năm Lửa là đệ tử của Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, Nguyên Hùng lại nói đệ tử của Ðức Phật Thầy v.v…
    Tóm lại, chuyện về Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo mới trong thế kỷ hiện tại đây, có nhiều chỗ Nguyên Hùng luận biện sai bét! Thì với bộ “Thái Ất Thần Kinh” trên bốn trăm năm về trước, Nguyên Hùng lại qua mặt các văn nhân, sử gia, học giả bình luận chỗ đúng sai…
    Thật là một việc lố bịch vô cùng!

    11/. GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN HẦU VÀ NHÀ SƯU KHẢO HUỲNH MINH NÓI VỀ ÐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO.

    Nguyên Hùng nói: “Lúc bấy giờ các nhà thơ đã tô son trét phấn cho ÐứcThầy. Giáo sư Nguyễn Văn Hầu và nhà sưu khảo Huỳnh Minh cho rằng tính đến năm Quý Mão 1939. Bửu Sơn Kỳ Hương được 90 nămvà trải qua bốn vị giáo chủ, đó là PhậtTrùm (1868-1872), Bổn Sư Ngô Lợi (1878-1890), Sư Vãi Bán Khoai (1901-1902) và Ðức Huỳnh Giáo Chủ (1939). Như vậy Huỳnh Phú Sổ đã nghiễm nhiên trở thành giáo chủ mấy triệu tín đồ miền Tây Nam Kỳ” (trang 157-hàng 17 ). Và “Việt Châu đem thuyết tận thế với quỉ vương ra đời hù dọa thúc giục những người dân ít học theo đạo để được yên thân. Người nầy hù dọa người kia, thế rồi cả xóm cả làng ráp nhau xin quy y thọ phái…”(trang 159 ). Nguyên Hùng cho rằng, nhờ giáo sư Nguyễn Văn Hầu với nhà sưu khảo Huỳnh Minh tô son trét phấn, và Việt Châu hù dọa nên người ta ráp nhau theo đạo. Ðức Thầy nghiễm nhiên trở thành giáo chủ.
    Nguyên Hùng nhận xét sai lầm thiển cận! Ðức Giáo Chủ khai đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939. Ba năm sau tín đồ tăng lên hai triệu người, Ngài đã trở thành vị Giáo Chủ của một tôn giáo lớn ở Việt Nam.
    Hơn 15 năm sau (1955), các học giả Nguyễn Văn Hầu, Huỳnh Minh, Phan Bá Cầm v.v…mới sưu khảo tài liệu viết sách nói về Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo. Ðó là chuyện sau nầy, chớ đâu phải nhờ các học giả ấy viết sách sơn phết mà Ðức Thầy mới trở thành một vị Giáo Chủ! Còn Việt Châu ở đây chúng tôi nói rõ lại: Thời gian Ðức Giáo Chủ khai sang đạo Phật Giáo Hòa Hảo (1939), Việt Châu là một đóa hoa đã bừng hương sắc trên làng thơ ở Thủ đô (Sài Gòn). Việt Châu chưa hề quen biết với Ðức Giáo Chủ. Ðến thời gian Ðức Giáo Chủ đi khuyến nông (1945) Ðức Giáo Chủ mới thu phục Việt Châu tại Sa Ðéc. Nghĩa là sau khi Ngài đã trở thành một vị Giáo Chủ trên 5 năm rồi, Việt Châu mới trở về với Ðức Giáo Chủ. Như vậy, không thể nói nhờ Việt Châu tuyên truyền mà người ta quy y theo đạo đông đủ được. Nguyên Hùng nên biết: Một công ty sản xuất vật liệu tốt, một tổ chức uy tín
    đầy đủ mới được bảo đảm lâu dài, thì một mối đạo chân chính mới được càng ngày thêm sáng tỏ. Ngược lại, dù có sơn phết thế nào cũng phải chịu suy hoại sụp đổ và lu mờ trong bóng tối của thời gian. Ðó là định luật tự nhiên đào thải của tạo hóa kia mà!
    Nguyên Hùng nói:“Tính đến năm Quý Mão 1939. Bửu Sơn Kỳ Hương được 90 năm”. Không đúng. Vì Quý Mão, là tên các năm âm lịch như: 43,103, 163, 1903, 2023… Còn Kỷ Mão: 19, 79, 139, 1819, 1879, 1939, 1999, 2059… Như vậy, nếu tính theo thiên can, địa chi thì năm Quý Mão đâu có năm âm lịch nào là 1939. Phải nói năm Kỷ Mão 1939 mới đúng hơn.
    Tóm lại, Nguyên Hùng chưa nghiên cứu rộng về sách sử cổ kim, chưa tìm hiểu sâu xa về Ðức Huỳnh Giáo Chủ và giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo như thế nào. Nên cây bút của Nguyên Hùng trở thành miệng lưỡi của một người thiếu phụ kémhọc và thất vọng đành phải thốt ra những lời nông cạn quanh quẩn trong chỗ ganh ghét bậc “tài đức” vậy thôi!

    12/. NHỮNG CÂU THƠ KHÔNG PHẢI CỦA ÐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO.

    Nguyên Hùng viết: “Năm 1939 Ðạo Tư khai sáng đạo Hòa Hảo, Quản Ngượt thấm thía mấy câu trong Sấm Giảng sau đây:
    - Cuộc trần thế khuyên ai phải gẫm,
    Danh mà chi, lợi lắm mà chi.
    Bã công danh như bọt nước có ra gì
    Mồi phú quý như vầng mây tan hiệp.
    - Người tu có đất để cày,
    Có non có nước, có thầy độ thân
    - Bây giờ bổn đạo thì đông,
    Nữa sau chở một thuyền vông không đầy.
    (trang 164)
    - Ai chết trước được mồ được mả
    Ai chết sau thì rã thây thi.
    (trang 166)
    “… Và Ðức Thầy cũng có hai câu thơ
    truyền tới bổn đạo:
    - Xin đừng oán ghét Việt Minh
    Việt Minh là mặt trận của mình về sau.”

    (trang 347)
    Mười hai câu thơ trên đây bốn câu đầu trong bàiTỈNH THẾ VĂN của một tácgiả vô danh xưa, chớ không phải của Ðức Huỳnh Giáo Chủ viết ra. Và tám câu kế tiếp là những câu bắt vần không sang nghĩa, không ai chịu trách nhiệm tác giả. Chớ nào phải của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo sáng tác! Ðối với sách khoa học, sách Thánh hiền và Kinh, Luật nhà Phật, Ðức Giáo Chủ dạy tín đồ tìm đọc cho mở mang trí huệ. Nhưng trong LỜI TÂM HUYẾT Ðức Giáo Chủ viết tại Sài Gòn hồi mùa Hè năm Ất Dậu (1945) Ngài dạy: “ Phải coi chừng những bài giả của bọn khác mạo nhận là của Thầy”. Cho nên người tín đồ thuần thành của đạo Phật Giáo Hòa Hảo rất dè dặt về những bài vở của người khác giả mạo, làm rối sự tín ngưỡng chân chính. Nguyên Hùng học được mấy câu bắt vần của bà bóng vô danh nào ở đâu, rồi cho rằng của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyên Hùng tưởng dễ gạt tín đồ Hòa Hảo lắm sao? Lại còn thêm cái quái lạ nữa:
    - Người tu có một ý nghĩa cao quý, chớ đâu phải tu mong cho có đất, có ruộng để cày! Nhà tu mong ước lợi lộc cho cá nhân mình tầm thường như thế sao?
    - Việc chết trước, chết sau, đặng mồ đặng mả, hoặc rã thây thi, đâu có ý nghĩa gì đối với nhà Tu. Và Mặt Trận là gì? Có phải Mặt Trận là nhiều đoàn thể chính trị nhỏ hợp thành một lực lượng lớn, có một lập trường tranh đấu quyết liệt.
    Sở dĩ, thời gian qua (1945-1954), Hòa Hảo có tổ chức chánh trị là trách nhiệm công dân đối với giặc Pháp xâm lược nước ta, và cũng là phương tiện người tín đồ Phật giáo trả nợ Tứ Ân, khi “Ðền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Ðà Nam Mô…” Và Việt Minh là gì mà tín đồ Hòa Hảo phải dụng họ làm mặt trận cho mình về sau?
    Tóm lại, cây bút của Nguyên Hùng rất nông cạn, tín đồ Hòa Hảo nay đã trưởng thành, không dối gạt được đâu!

    13/. ÔNG NĂM LỬA KHÔNG PHẢI ÐỆ TỬ CỦA PHẬT THẦY.

    Nguyên Hùng nói: “Ông Mười Trí không có ảo tưởng Năm Lửa sẽ ngã về mình vì ngày xưa hắn chỉ là một đệ tử của Phật Thầy, còn bây giờ hắn đã trở thành một loại lãnh chúa có quyền sinh sát”. (trang 297-hàng 17).
    Ông Năm Lửa chính là đệ tử của Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ. Nguyên Hùng nói ông Năm Lửa là đệ tử của Ðức Phật Thầy là sai! Ðành rằng, các văn nhân, học giả nghiên cứu Ðức Phật Thầy Tây An chuyển kiếp trở lại là Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ. Nhưng trên thực tế, Ðức Phật Thầy Tây An là Ðức Phật Thầy Tây An, Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ là Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ. Không ai có thể nói: Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ khai sang đạo Phật Giáo Hòa Hảo tại Tòng Sơn, tịch ở chùa Tây An (núi Sam). Và cũng không ai nói Ðức Phật Thầy mở đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tại Thánh địa Hòa Hảo, và vắng mặt do vụ biến cố tại Ðốc Vàng Hạ bao giờ!
    Tóm lại, Phật Thầy là Ðức Phật Thầy Tây An, vị giáo tổ của tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ðức Thầy là Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Còn ông Năm Lửa là đệ tử của Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ. Nguyên Hùng nói ông Năm Lửa “một đệ tử của Phật Thầy là sai!

    14/. VẤN ÐỀ QUÂN SƯ VIỆT CHÂU.

    Nguyên Hùng nói: “Theo quân sư Việt Châu, Huỳnh Phú Sổ cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của giới trí thức miền Tây. Việt Châu thấy được tác dụng ngòi pháo mở màng một phong trào của giới trí thức. Việc gì có giới trí thức chen vào là nhất định phải được “xôm trò”. ( trang 160-hàng
    29 ). Nguyên Hùng cho rằng Việt Châu là quân sư của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo.
    Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa danh từ “quân sư” như thế nào? Theo xưa, quân sư là thầy của nhà vua, người chỉ vạch đường lối chánh trị cho nhà vua trong việc “bình định đất nước”. Thời nay, quân sư là vị Tham mưu trưởng, sắp đặt kế hoạch để chiến thắng địch quân. Nghĩa là người được tôn kính và uy quyền nhất trong một đơn vị. Như vậy, nếu nói Việt Châu là quân sư của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, thì tại sao:
    - Trong giới tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo,nhất là những nhân vật sống gần gũi với Ðức Giáo Chủ, không một ai hay biết Việt Châu là quân sư của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo? Mà chỉ có Nguyên Hùng là kẻ không gần núi, không gần nước mà biết rành về việc cá chim?
    - Nếu nói Việt Châu là quân sư của Ðức Giáo Chủ, thì tại sao Giáo Chủ có thẩm quyền chỉ thị choViệt Châu trong những công tác trước mặt mọi tín đồ ?
    - Nếu nói Việt Châu là quân sư của Ðức Giáo Chủ, tức Giáo Chủ phải kính nể Việt Châu. Nhưng sau khi đọc qua bài thơ Giáo Chủ tặng thi sĩ Việt Châu không cóchỗ nào Giáo Chủ kính nể Việt Châu. Mà Giáo Chủ chê tài thi thơ của Việt Châu qua những câu:

    “ Xe về chở theo chàng thi sĩ,
    Bảo làm thi mãi nghĩ không ra,
    Vậy mà giữa chốn phồn hoa,
    Vang danh thi sĩ hiệu là Việt Châu!”

    Và Ngài trách Việt Châu: “quen thói viết thơ sầu cảm” làm cho độc giả quay cuồng đầu óc chớ không lo cứu giúp đồng bào trong cảnh đói rách lầm than:
    “ Quen thói viết thơ sầu thơ cảm,
    Không dìu dân hắc ám qua truông,
    Ngâm nga giọng quá u buồn,
    Làm cho độc giả quay cuồng mê ly!”

    Và Ðức Giáo Chủ còn hỏi Việt Châu đi theo Ngài mấy bữa, đã rửa sạch tâm phàm tục hay chăng? Hay đứng trước cái dũng chỉ huy đơn vị của mình hiên ngang trước làn tên ngọn giáo. Qua các trận Hàm Tử Quan, Chương Dương Ðộ…Quân Mông Cổ khiếp sợ khi nghe đến tên Trần Quốc Toản, vị anh hùng trẻ tuổi trong quân đội Việt Nam.
    b/. Căn cứ theo sách “ Trần Triều Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục”, một quyển sách nói về Ngài Tuệ Trung (Trần Quốc Tảng), và các tài liệu Phật giáo xưa nay chưathấy chỗ
    ---
    (1) Trần Nhân Tôn(1279-1293) vua thứ 3
    nhà Trần, tên úy là Khâm, con vua Trần Thánh Tôn, được nhường ngôi làm vua. Khoảng năm 1279-1293 Vua Trần Nhân Tôn một nhà vua minh quân nhờ có vua cha, và các tướng tài như : Trần QuốcTuấn- Hưng Ðạo Vương vạch chỉ đường lối chính trị “định quốc an dân”.
    Sau nhà vua tu Phật, về Yên Tử Sơn ẩn dật nghiên cứu pháp thiền. Vua Nhân Tôn là một trong
    phái Trúc Lâm Tam Tổ.
    1- Giác Hoàng, tức Trần Nhân Tôn.
    2- Pháp Loa, tức Hỷ Lai.
    3- Huyền Quang, tức Lý Ðạo Thành.
    Tam Tổ thường trú nơi chùa Yên Tử (Quảng
    Yên) nên người đời thường truyền tụng câu :
    “Dù ai dốc chí tu hành,
    Có về Yên Tử mới đành lòng tu”. Đâu có sách nào ghi chép “Tăng Sĩ” là danh hiệu của
    Trần QuốcToản bao giờ!
    c/. Nếu Nguyên Hùng cho rằng bốn câu thơ kia của Trần Quốc Toản, chúng ta thử đọc lại bài thơ của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo “Tặng Thi Sĩ Việt Châu” trên đường từ miền Tây về Sài Gòn năm Ất Dậu (1945) như dưới đây:
    (xem bài Tặng Thi Sĩ Việt Châu )
    Ðọc qua bài “Tặng Thi Sĩ Việt Châu”, chúng ta thấy danh từ Thi sĩ Việt Châu, cùng đi một chiếc xe với một vị Giáo Chủ ứng khẩu tặng thi sĩ bài thơ nầy. Vậy thi sĩ Việt Châu cùng đi trong một chiếc xe với vị Giáo Chủ ứng khẩu thành thơ đó là ai? Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, hay Trần QuốcToản? Trần QuốcToản sinh năm 1252, mệnh chung 1313, đời nhà Trần (Trần Nhơn Tông). Còn Thi sĩ Việt Châu ngồi trên xe làm thơ với Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo hồi mùa Hè năm 1945.
    Nghĩa là sau thời gian Trần Quốc Toản mệnh chung 632 năm rồi, thì làm sao có chuyện Việt Châu làm thơ với Trần QuốcToản được? Chỉ có Việt Châu - Nguyễn Xuân Thiếp và Tăng Sĩ Phật Giáo Hòa Hảo ngồi trên một chiếc xe từ miền Tây về Sài Gòn trong dịp “Khuyến Nông” vào mùa Hè năm Ất Dậu 1945 đó thôi.
    Nguyên Hùng nói bốn câu thơ trên của Trần Quốc Toản là điều tráo trở, sai lạc vô cùng!

    16/. ÔNG NĂM LỬA ÐÁNH QUAN CHỦ TỈNH BẠC LIÊU.

    Nguyên Hùng viết: “Một hôm đưa thằng Tây chủ tỉnh Bạc Liêu đi Sóc Trăng, Năm Lửa ngủ gục lái vô đám chuối khi ôm cua Phú Lộc. Ðang lim dim bỗng bị thắng gắp thằng Tây chúi mũi tới
    trước. Hắn tức giận xáng cho tên tài xế ngủ gục hai bạt tay đích đáng. Năm Lửa nổi cơn giận, chụp mi-ni-quên đập thằng Tây quẹo ba sườn. Sau sáu tháng tù, Năm Lửa nhảy ra đứng bến xe đò làm công cho chủ hảng Sáu Thành”(trang 165).
    Có phải Nguyên Hùng nói: Ông Năm Lửa đứng bến xe đò làm công cho người khác là hèn lắm phải không? Không đâu! Các bậc vĩ nhân xưa trong lúc chưa gặp thời, đôi khi cũng phải sống trong cảnh hàn vi, vất vả kia mà! Quan chủ tỉnh là một sĩ quan cao cấp của Pháp rất có uy quyền. Dù cho chế độ nào và thời nào cũng vậy. Một sĩ quan cao cấp đi ra đường tức phải có phòng vệ theo sát bên chân, đâu phải quan chủ tỉnh người Pháp đi có một mình mà ông Năm Lửa muốn đập quẹo ba sườn chừng nào cũng được? Và người tài xế của một sĩ quan cao cấp nước Pháp, phải là kẻ phe phái lân cận đáng tin của Pháp. Ông Năm Lửa làm gì có đủ điều kiện được
    vào làm tài xế cho một quan chủ tỉnh Pháp? Thử hỏi một tỉnh ủy Việt Nam ở đất Miên, có thể tin dùng một tài xế lạ mặt của người Miên chăng? Vả lại, người Việt Nam đập một sĩ quan cao cấp của Pháp quẹo ba sườn, chỉ lảnh có sáu tháng tù, rồi vẫn được ngang nhiên đứng bến xe đò, làm anh chị trước một đô thị lớn . Và chính sách của thực dân Pháp đối với Việt Nam là người dân
    bị trị nhân đạo như thế đó ư?

    17/. VẤN ÐỀ QUAN THƯỢNG ÐẲNG ÐẠI THẦN.

    Nguyên Hùng viết: “Quan Thượng Ðẳng đại thần là Lễ Thành Hầu tức Chưởng Binh Lễ, quý danh là Nguyễn Hữu Cảnh, một tướng tài của vua Gia Long, có công với đồng bào miền Nam. Năm 1699, Cảnh dẹp loạn, đóng quân tại cù lao cây sao được đặt tên là cù lao ông Chưởng.
    Còn như quan cựu thần là hai ông Chài Lịch tức Nguyễn Trung Trực và Ðức Cố Quản tức Trần Văn Thành đã chỉ huy nghĩa quân chống Pháp khi triều đình hèn yếu dâng nốt ba tỉnh miền Tây cho thực dân Pháp”.(trang 166). Nguyên Hùng lầm! Nguyễn Hữu Cảnh (có bản chép Nguyễn Hữu Kính) hiệu Hắc Hổ, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là công thần của chúa Nguyễn Phước Chu (1674-1725)- vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh- Ông là quan kinh lược đất Chân Lạp, có công bình định nước ấy. Nên phải nói Nguyễn Hữu Cảnh là một tướng tài của chúa Nguyễn Phước Chu mới đúng. Nếu nói Nguyễn Hữu Cảnh là tướng tài của vua Gia Long (1802-1819) trị vì sau chúa Nguyễn Phước Chu (1691-1725) gần một trăm năm, Nguyễn Hữu Cảnh đã chết mất lâu rồi, còn đâu làm tướng cho vua Gia Long được. Nguyên Hùng cho rằng: Nguyễn Hữu Cảnh là quan “Thượng Ðẳng Ðại Thần” càng trật xa! Luận thuyết của Nguyên Hùng căn cứ vào đâu? Lịch sử nước ta xưa nay chưa thấy vị quan nào khi đền nợ nước xong, được sắc chỉ nhà vua phong “Quan Thượng Ðẳng Ðại Thần” bao giờ! Chỉ có Nguyễn Trung Trực vị anh hùng dân tộc hưởng ứng chiếu Cần Vương (1861) của vua Tự Ðức lên đường tùng quân kháng Phaùp. Và hy sinh cả gia đình luôn đến bản thân vì nước vì vua là TRUNG. Tình cảnh đau thương cực độ, vẫn bình tĩnh am tường thời thế, chọn cho mình một cái chết “thành nhân”, danh thể chói chan trên lịch sử là TRÍ. Ðủ gan mật, dùng sức một chống mười, với chiến công thiêu hủy chiếc chiến hạm Pháp tại dòng sông Nhật Tảo (11-12-1864). Và đánh tan bộ binh Pháp ở Rạch Giá (15-6-1866) là DŨNG. Ðau lòng vì mẹ bị quân thù hành haï, đành phải nạp mình chuộc mẹ để báo đáp công ân sanh dưỡng là HIẾU.
    Một con người đương độ 30 tuổi, lâm trong tình cảnh dầu sôi, lửa bỏng lại không rối trí giữ được TRUNG, TRÍ, DŨNG và HIẾU với mẫu thân, tức cảm động lòng Trời. Nên sau khi Nguyễn Trung Trực bị Pháp hành quyết (ngày 28-8-1868) tại Rạch Giá, vua Tự Ðức vô cùng thương tiếc, sắc phong: THƯỢNG ÐẲNG ÐẠI THẦN và được thờ tại đình Vĩnh Thanh Vân (Kiên Giang). Do đó người đời gọi Nguyễn Trung Trực là THƯỢNG ÐẲNG ÐẠI THẦN. Và các nơi cơ sở tôn nghiêm thuộc Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo đều có thờ Ngài. Ðồng thời Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo cũng dùng tên Nguyễn Trung Trực cho bộ đội kháng Pháp để các chiến sĩ noi theo gương cao quí của vị anh hùng bất khuất ở miền Nam. Vì thế, nên danh từ “Quan Thượng Ðẳng Ðại Thần” là chỉ cho vị anh hung Nguyễn Trung Trực, chớ không còn ai khác hơn nữa cả.
    Vấn đề Chài Lịch: Ông Nguyễn Trung Trực còn có tên là: Nguyễn Văn Lịch, và Quản Chơn. Ðành rằng, khi chưa tùng quân, Nguyễn Trung Trực sống bằng nghề chài lưới, nên có thể
    người ta gọi ông là Chài Lịch. Nhưng người dân Việt Nam, nhất là người dân miền Nam không ai dám gọi là Chài Lịch. Vì gọi Chài Lịch nghe qua gần như xem thường và mất sự tôn trọng đấng anh hùng đáng kính .
    Hơn nữa, theo niên kỷ ông Nguyễn Trung Trực đối với người đời nay, Ngài đáng bậc sơ, cố của chúng ta. Nguyên Hùng lại vô lễ, gọi Chài Lịch nầy, Chài Lịch nọ… Thật là kẻ hổn láo, mất dạy, không biết gì về lẽ phép, thượng hạ tôn ti! - Nguyên Hùng nói: “…Còn như quan cựu thần là hai ông Chài Lịch tức Nguyễn Trung Trực và Ðức Cố Quản tức Trần Văn Thành đã chỉ huy nghĩa quân chống Pháp…”(trang 166). Nguyên Hùng nói không đúng! Quan cựu thần là chỉ chung cho các vị quan trung đã hy sinh vì tổ quốc. Cho nên người tôn giáo thường khấn nguyên các ngôi thờ tôn kính: “Chư quan cựu thần” (các quan cựu thần), hoặc “Trăm quan cựu thần” (trăm chỉ cho số nhiều). Chớ đâu phải tổ quốc tri ân và đồng bào lễ kính chỉ có hai ông
    Nguyễn Trung Trực và Ðức Cố Quản mà thôi!
    Tóm lại, hoặc vô tình kém hiểu biết về lịch sử, hoặc cố ý lừa bịp mọi người nên Nguyên Hùng viết sai hai triều đại Nguyễn Phước Chu với Gia Long. Và không rành ý nghĩa Quan Thượng Ðẳng Ðại Thần. Nguyên Hùng dụng cây bút thiếu lễ độ đối với vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, bậc đáng tôn kính trên lịch sử Việt Nam.

    18/. NGUYÊN HÙNG THAY TỪ ÐỔI Ý CỦA ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.

    Trong bài ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ TUYÊN BỐ (Báo QUẦN CHÚNG ngày 14-11-
    1946).
    Ðức Giáo Chủ Phật Giá Hòa Hảo nói:
    “ Ðối với các đồng chí hiện đang cùng tôi đeo đuổi một chương trình Dân Chủ Xã Hội, tôi tuyên bố luôn luôn sát cánh với họ để chung lo gầy dựng một nước Việt Nam công bằng và nhân đạo,
    một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ tiền tiến trên hoàn cầu…”
    Nguyên Hùng sửa lại:
    “ Ðối với dân chúng đang cùng tôi theo đuổi một chương trình dân chủ xã hội, tôi tuyên bố luôn luôn sát cánh với họ để chung lo gầy dựng một nước Việt Nam công bình và nhân đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước tiền tiến trên hoàn cầu” (trang 201-hàng 9).
    Ðức Giáo Chủ nói: “Ðối với các đồng chí”, đồng chí, là những người đồng một chí hướng chánh trị với Ngài, có nghĩa là chỉ chung cho những người có tinh thần ái quốc chống giặc Pháp. Nhưng Nguyên Hùng sửa lại: “Ðối với dân chúng”. Dân chúng là chỉ chung cho giới nhân dân.Với dụng ý Nguyên Hùng tuyên truyền cuộc tranh đấu của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo không cùng cộng tác với những nhà ái quốc hiện thời trên lập trường chống đế quốc Pháp. Mà Giáo Chủ chỉ nắm một số dân chúng (tín đồ) làm hậu thuẫn với ý đồ tranh đấu vì quyền lợi vương bá cho cá nhân của Ngài. Những lời của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đã được đăng tải trên mặt báo QUẦN CHÚNG ngày 14-11-1946. Ðã được công bố trước quốc dân, các đảng
    phái chánh trị quốc gia, và các cấp Trung Ương, tỉnh, quận, xã, thuộc về tổ chức Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo lưu giữ hẳn hòi. Nay Nguyên Hùng ngang nhiên “thay từ, đổi ý” chẳng biết sỉ nhục, thì có việc man trá nào mà Nguyên Hùng chẳng dám viết ra trong quyển sách nầy!

    19/. ÐÈN TRÍ.

    Nguyên Hùng viết: “Trong lúc cao hứng Sổ cất tiếng ngâm: Huỳnh hôn đèn trí soi đường…
    Tới đây Sổ ngừng lại giải thích: - Huỳnh hôn cũng là hoàng hôn, là chiều tối…Ðèn trí dạ ánh sáng của sư thúc. Ý Thầy muốn nhắn nhủ các con là khi gặp tối tăm phải theo sư thúc Mười Trí.
    Nghe rõ chưa?”(trang 245). Nguyên Hùng nói láo! Các tài liệu kể cả trong và ngọai đạo, luôn đến những tín đồ kỳ cựu hầu cận bên Ðức Huỳnh Giáo Chủ, không một ai nhìn nhận chuyện
    nầy! Và Nguyên Hùng chỉ viết một phần câu (vế), lại không đủ chữ và tròn hai câu trong một ý, làm sau hiểu được ý nghĩa Ðức Giáo Chủ muốn nói gì?
    Câu Giảng trên trong bài“ Diệu Pháp Quang Minh” của Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Nguyên Hùng viết thiếu và sai. Hãy viết lại như vầy mới đủ câu, trọn ý và mới hiểu nghĩa chính xác:

    “Lúc huỳnh hôn đèn trí soi đầy,
    Tìm nẽo thẳng đi về Cực Lạc”.

    Tạm giải:
    - Huỳnh hôn: Cũng gọi là hoàng hôn, lúc trời nhá nhem tối. Ðây ý nói giữa lúc giáo pháp nhà Phật bị lu mờ.
    - Ðèn trí: Là trí huệ ví như ngọn đèn soi sáng cho người đi tìm đạo không bị lầm đường lạc lối.
    - Nẽo thẳng: Ðường thẳng, tức chỉ cho chánh pháp của Ðức Phật và giáo lý của Ðức Huỳnh Giáo Chủ.
    - Cực Lạc: Ðọc tròn là Cực Lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà. Cõi ấy yên vui không còn phiền não, sinh tử khổ. Ðại ý hai câu trên nói: giữa lúc Phật Pháp bị lu mờ, khó phân tà chánh. Người
    tu phải tận dụng trí huệ tìm đúng chân truyền chánh phaùp của Ðức Phật maø tu hành mới được cứu cánh về cõi yên vui Cực Lạc. Hai câu trên có nghĩa như thế. Chớ Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đâu có dạy tín đồ của Ngài theo ông Mười Trí! Và Nguyên Hùng cũng đã tường thuật:
    “Mười Trí thích rượu…” (trang 219-hàng 2). Vậy tín đồ theo ông Mười Trí làm gì? Theo để tập nhậu nhẹt, gia đình bất ổn, cha mẹ phiền hà, và phạm vào giới luật Ðạo phải “bị coi như người ngoại đạo” ư? Và Ðức Giáo Chủ dạy tín đồ: “Tìm nẽo thẳng đi về Cực Lạc”, quốc độ của
    Phật “Di Ðà”, chớ Ngài đâu có dạy theo ông Mười Trí để lúc lâm chung linh hồn được về Hà Nội làm chi? Vì Hà Nội đâu phải là thế giới trọn lý tưởng của tín đồ Phật giáo?

    20/. XUẤT XỨ BÀI THƠ TIẾNG SÚNG BÊN LẦU.

    Nguyên Hùng viết: “Tết năm đó, năm Bính Thân (1946) Sổ là khách của gia đình Mười Trí cùng bộ đội Bà Quẹo đóng ở vùng Vĩnh Lộc. Tâm sự ngổn ngang Sổ làm bài thơ tiếng súng bên lầu:
    Nước non tan vỡ bởi vì đâu?
    Riêng một ta mang nặng khối sầu
    Lòng những hiến thân mưu độc lập
    Nào hay tai họa ập bên đầu
    Thất bại đâu làm dạ núng nao
    Non sông bao phủ khí anh hào
    Phen nầy cũng quyết đền nợ nước
    Máu giặc nguyền đem nhuộm chiến bào
    Rứt áo cà sa khoác chiến bào
    Hiềm gì nghịch cảnh quá thương đau
    Bên rừng tạm gởi thân cô quạnh
    Nhìn thấy non sông suối lệ trào.

    (trang 186).

    Nguyên Hùng viết sai về xuất xứ và sửa ý bài thơ “Tiếng Súng Bên Lầu” của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo.
    Chúng tôi xin đính chánh:-
    Ðêm mùng 4 tháng 8 năm Ất Dậu (9-9-1945). Trần Văn Giàu cho thuộc hạ bao vây căn phố lầu, tức văn phòng Ðức Giáo Chủ tại số 8 góc đường Sohier.Miche Sài Gòn, và bắt nhiều nhân vật trọng yếu c ủa PGHH. Chỉ có Ðức Huỳnh Giáo Chủ thoát khỏi. Qua ngày sau, Ðức Giáo Chủ từ Gia Ðịnh đi Biên Hòa, kế tiếp đi Long Thành ở trong một vườn trà quế giữa rừng. Và sau đó Ngài phải giả ra người thượng (man di) đi đến Cỏ Mai (Bà Rịa), và đi sâu vào rừng chà là ở ẩn. Trường hợp nầy Ðức Giáo Chủ mới sáng tác bài thơ “Tiếng Súng Bên Lầu”:

    “Nước non tan vỡ bởi vì đâu?
    Riêng một ta mang nặng khối sầu,
    Lòng những hiến thân mưu độc lập,
    Nào hay tai họa áp bên lầu.

    Bên lầu tiếng súng nổ vang tai,
    Trời đất phụ chi kẻ trí tài.
    Mưu quốc hóa ra người phản quốc,
    Ngàn thu mối hận dễ nào phai.

    Từ ấy lao mình vượt khổn nguy,
    Băng rừng lội suối giả man di.
    Ngày mong ải Bắc oan nầy giải,
    Ðem sức ra nâng lá quốc kỳ.

    Nhưng khổ càng mong càng vắng bặt,
    Trời Nam tràn ngập lũ Tây di.
    Biết bao đồng chí phơi xương máu,
    Thức giả nhìn nhau hỏi tội gì?

    Vì tội không đành phụ nước non,
    Phô bày tiết tháo tấm lòng son.
    Ngăn phường sâu mọt lừa dân chúng,
    Chẳng nệ thân danh nỗi mất còn.

    Nếu mất thôi đành xong món nợ,
    Nay còn há dễ ngó lơ sau?
    Dọc ngang chí cả dù lao khổ,
    Thất bại đâu làm dạ núng nao.

    Thất bại đâu làm dạ núng nao,
    Non sông bao phủ khí anh hào.
    Phen nầy cũng quyết đền ơn nước,
    Máu giặc nguyện đem nhuộm chiến bào”.

    (Miền Ðông, năm 1946).

    Bởi tình cảnh khắc nghiệt đó, Ðức Giáo Chủ mới sáng tác bài thơ “Tiếng Súng Bên Lầu” như trên. Chớ thời gian Ðức Huỳnh Giáo Chủ đóng quân ở chiến khu 7 miền Ðông gần ông Mười Trí, Ngài vẫn đứng trên cương vị một giáo chủ, một nhà lãnh đạo có hằng ngàn quân sĩ, đâu có chi gọi là: “Nào hay tai nạn áp bênmlầu?” Ðâu có chi gọi là: “Riêng một ta mang nặng khối sầu?” Và đâu có chi gọi là: “Mưu quốc hóa ra người phản quốc?” Và đâu có chi gọi là: “Băng rừng lội suối giả man di” để ẩn lánh nơi chốn rừng sâu? Hơn nữa, theo qui tắc văn chương, người ta lấy ý hoặc lời ở nội dung trong một bài thơ nào đó, để tựa đề cho bài thơ ấy. Mà bài thơ nầy, tựa đề là “Tiếng Súng Bên Lầu”, gồm có sáu bài: bài thứ nhứt, thứ nhì là “Tứ cú”, bài thứ ba là “Bát cú”, bài thứ tư, thứ năm, thứ sáu là “Tứ cú”. Nguyên Hùng lấy bài “tứ cú” thứ nhất, bỏ bài “tứ cú” thứ nhì, thì đâu có những từ: “Bên lầu tiếng súng nổ vang tai” để lấy đó đặt cho tựa đề là: “Tiếng Súng Bên Lầu?” Và bài thứ ba với câu: “Rứt áo cà sa khoác chiến bào”, mà Nguyên Hùng chép đó, nó chỉ là một trong bốn bài Tứ cú: “Riêng Tôi” của Ðức Giáo Chủ sang tác tại miền Ðông năm 1946, chớ không phải đứng chung trong bài “Tiếng Súng Bên Lầu”, Nguyên Hùng gán ghép trong bài “Tiếng Súng Bên lầu” là điều không đúng sự thật.
    Tóm lại, chỉ vì dụng ý thấp hèn, Nguyên Hùng cố tình sắp xếp và sửa ý trong những câu thơ của Ðức Giáo Chủ. Nhưng Nguyên Hùng không nắm được xuất
    xứ và ý tứ nội dung bài “Tiếng Súng Bên Lầu”, nên hành động của Nguyên Hùng có thể nói, là hành động của một con người “vẽ cọp không xong, giống hình chó đói”, chớ có ý nghĩa gì đâu!

    21/. NGUYỄN VĂN TÂY TỔ CHỨC ÐẠI HỘI TRẢ THÙ HÒA HẢO.

    Cũng trong quyển nầy (trang 161-162- 163), đại ý Nguyên Hùng nói: Việt Châu tổ chức đêm nói chuyện tại nhà Chín Thời (Cần Thơ ) để Ðức Giáo Chủ tiếp chuyện với giới trí thức Tây đô. Trong số người tham dự đó có Nguyễn Văn Tây - cán bộ cao cấp trong Ủy Ban tỉnh Cần Thơ
    -Sau đêm nói chuyện, tín đồ Hòa Hảo tuyên truyền làm tăng uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ…Tứclý, đồng chí Tây tổ chức đại hội thanh niên ngày 6 tháng 8 năm 1945 mời và nhờ Giáo Chủ chỉ thị cho tín đồ Hòa Hảo tham dự Ðại Hội đông đủ để trả thù đêm tiếp chuyện vừa qua!
    ----
    (1) Vì Nguyên Hùng diễn tả dài dòng, nên chúng tôi chỉ tóm lược đại ý thôi. Căn cứ theo thời gian tính, Nguyên Hùng nói sai sự thật. Vì:
    - Hồi 07 giờ sáng ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn 1940 Pháp dời Ðức Giáo Chủ qua tòa bố Châu Ðốc? Vài giờ sau họ đưa Ngài xuống Sa Ðéc, tại sở mật thám Bazin để tra xét Ngài. Sau đó họ cấm không cho Ðức Giáo Chủ truyền đạo ở tỉnh nầy.
    - Ngày 18 tháng 4 năm Canh Thìn (1940) anh em tín đồ thỉnh Ðức Giáo Chủ về tỉnh Cần Thơ. (Nhà Hương Bộ Thạnh làng Nhơn Nghĩa).
    - Ngày mùng 4 tháng 7 năm Canh Thìn. Ðức Giáo Chủ bị Pháp dời về nhà thương Chợ Quán để khám nghiệm coi Ngài có bệnh thần kinh không.
    - Ngày 19 tháng 5 năm Tân Tị (1941). Ðức Giáo Chủ được đưa đi xuống tỉnh Bạc Liêu ở nhà ông Võ Văn Giỏi, sở cảnh sát tuần thành ở đây có trách nhiệm theo dõi Ngài.
    - Ngày mùng 2 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (tháng 10 năm 1942) Nhựt rước Giáo Chủ về Sài Gòn ở sở Hiến Binh Nhựt hai tháng. Và kể từ đây Ðức Giáo Chủ bước lên vũ đài chánh trị luôn cho đến khi Ngài vắng mặt, chớ Ngài đâu có trở về Cần Thơ ở nhà Hương Bộ Thạnh nữa. Thời gian Nguyễn Văn Tây tổ chức Ðại Hội Thanh Niên ngày 6 tháng 8 năm 1945, lúc đó Ðức Giáo Chủ ở Sài Gòn, thì cuộc tổ chức Ðại Hội Thanh Niên đâu có trùng hợp với thời gian Việt Châu tổ chức
    Giáo Chủ nói chuyện tại nhà Chín Thời (Cần Thơ năm1940). Chẳng lẽ cách bốn năm sau Nguyễn Văn Tây mới tổ chức Ðại Hội Thanh Niên để trả thù ư? Và Ðức Giáo chủ thu phục Việt Châu tại Sa Ðéc năm Ất Dậu (1945). Như vậy, thời gian Ðức Giáo Chủ ở Cần Thơ (1940)
    Việt Châu chưa hề quy y quen biết với Ðức Giáo Chủ, thì làm gì có bàn tay Việt Châu tổ chức
    đêm nói chuyện ở nhà Chín Thời (Cần Thơ) ? Trở lại vấn đề đồng chí Nguyễn Văn Tây. Nếu Nguyễn VănTây là nhà ái quốc chân chính, biết đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi cá nhân, tức Tây phải biết quý trọng nhân tài, và đủ nhiệt tình ủng hộ bất cứ một nhân tài nào đồng tư
    tưởng chống ngoại xâm để giữ gìn tổ quốc. Trái lại, đồng chí Tây tham dự đêm nói chuyện tại nhà Chín Thời, làm tăng uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Tây lại ganh hiền ghét ngõ, lập mưu gian dối, tổ chức Ðại Hội lợi dụng lòng tốt của Ðức Giáo Chủ và tín đồ Hòa Hảo nhiệt liệt ủng hộ Ðại
    Hội đông đủ để trả thù đêm nói chuyện tại nhà Chín Thời làm cho mình được tăng trưởng uy tín hơn. Như vậy, chứng tỏ đồng chí Nguyễn Văn Tây chưa phải là một cán bộ tốt, biết đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lợi cá nhân mình! Và người cán bộ bất cứ là một đảng chánh trị nào, dùng mưu kế lừa bịp quân địch, dành thắng lợi cho quốc gia. Ðó là người cán bộ chân chính, đáng kính! Ngược lại, đồng chí Tây dụng mưu kế lừa bịp đồng bào và những con người có tinh thần yêu nước để làm cho thỏa mãn long dạ nhỏ hẹp cá nhân. Ðây là kẻ gian xảo, có tốt lành chi đâu mà Nguyên Hùng phải vẽ vời ca tụng? Còn chuyện Ðức Giáo Chủ và tín
    đồ Hòa Hảo nhiệt liệt ủng hộ Ðại Hội để tăng thêm uy lực hầu đóng góp vào công cuộc kháng Pháp. Dù sao cũng vẫn là chỗ tốt lòng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ và chư tín đồ Hòa Hảo đối với việc trọng đại quốc gia thì không có công lý nào cho đây là bị nhục nhã được. Chỉ có dụng ý
    bất chánh của Nguyễn Văn Tây mới là nhục nhã thôi, và hành động nhỏ hẹp trả
    thù của đồng chí Nguyễn Văn Tây là nguyên nhân gây ra thảm họa độc tài và bao cảnh nồi da xáo thịt! Lẽ ra Nguyên Hùng nên dùng cây bút vô tư đả phả hành động chẳng tốt của Nguyễn Văn Tây mới phải! Ngược lại, Nguyên Hùng còn tán đồng khen ngợi…Như thế bảo sao chẳng có những phần tử thối nát trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, và diễn ra những tấn tuồng đau thương khốc liệt sau nầy!
    Tóm lại, Nguyên Hùng nói: Việt Châu tổ chức cho Ðức Huỳnh Giáo Chủ tiếp chuyện cùng giới trí thức tại nhà Chín Thời và những chuyện phức tạp như Nguyên Hùng đã nói. Căn cứ theo thời gian tính, thì câu chuyện không đúng sự thật. Và Nguyên Hùng ca ngợi hành động Nguyễn
    Văn Tây lại càng sai trật hơn. Vì đây là hành động tiểu nhân, gieo họa đau thương cho đất nước mà chúng ta đã thấy trên lịch sử nhân loại xưa nay ghi chép nhiều rồi!

    22/. ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHÔNG TÁ TÚC VỚI GIA ÐÌNH MƯỜI TRÍ.

    Nguyên Hùng nói: “…Còn Sổ thì tá Túc với gia đình Mười Trí. Xuân Ðinh Hợi
    (1947) đến. Lúc đó Sổ ở Bình Hòa với gia đình Mười Trí” (trang 226-hàng23).
    Thời gian kháng Pháp ở chiến khu 7 miền Ðông (bưng biền) Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đóng quân gần với quân đội ông Mười Trí (Lãnh tụ quân đội Bình Xuyên), cùng ông Lê Văn Viễn và trung đoàn 25 (Mười Phiệt) v.v… Sau đó, vì các tỉnh miền Tây giữa Việt Minh và Dân Xã có việc xô xát lẫn nhau, nên Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo phải từ miền Ðông trở về miền Tây để hòa giải vụ nầy. Trung đoàn 25 cũng phân tán đi công tác các nơi. Ông Lê Văn Viễn với một số binh sĩ Bình Xuyên kéo quân ra thành hợp tác với Chánh phủ của thủ Tướng Trần Văn Xuân. Còn ông Mười Trí ở lại đó tiếp tục kháng chiến cho đến ngày Bắc Việt ký hiệp định Giơ Neo (20-7-1954), ông Trí tập kết ra Bắc. Và lãnh nhiều công tác khác…
    Nói rõ hơn, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo chỉ đóng quân nơi chiến khu 7 (miền Ðông), gần với đơn vị của ông Mười Trí thôi. Không có một lý do nào Giáo Chủ phải đi tá túc với gia đình Mười Trí, bỏ hàng ngàn binh sĩ của Ngài không ai chỉ đạo trong một chiến khu đầy nguy hiểm!
    Nguyên Hùng còn nói: “Sổ cho lien lạc về miền Tây kéo Năm Lửa lên miền Ðông để theo Thầy liên lạc với các giáo phái. Năm Lửa đưa một trung đội bảo vệ cùng đi với mình…Trung đội bảo vệ của Năm Lửa đóng sát bên văn phòng chi đội 4…” (trang 91).
    Như vậy ông Năm Lửa chỉ vỏn vẹn có một trung đội, vẫn đi thong thả từ miền Tây lên miền Ðông. Và Ðức Giáo Chủ di binh từ miền Ðông về miền Tây không ai ngăn chặn được Ngài trong việc đi lại, thì Ngài muốn ở đâu, đi đâu lại không được? Và trung đội bảo vệ của ông Năm Lửa đóng gần “chi đội 4” sao Ðức Giáo Chủ không ở với trung đội bảo vệ của mình, lại đi tá túc với gia đình Mười Trí làm chi cho mất tự do? Xưa nay có một vị lãnh đạo, chỉ huy mà không ở nơi đơn vị của mình lúc phải đương đầu với địch quân nơi trận tuyến, lại đi ở tạm nhờ với một đơn vị hay một gia đình người khác chăng? Và có thuyết tuyên truyền rằng: Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo cõng con ông Mười Trí chạy trốn khi giặc Pháp ruồng bố. Ðã là một vị lãnh đạo, và chỉ huy hằng ngàn quân sĩ, việc bảo vệ tính mạng binh sĩ của mình và chiến thắng địch quân
    là việc lớn, sao Giáo Chủ không quan tâm đến trách nhiệm quan trọng của Ngài mà phải lo đi cõng con ông Mười Trí chạy trốn giặc ư??? Tánh mạng tồn, vong của hằng ngàn quân sĩ quan trọng, hay việc cõng con ông Mười Trí chạy trốn giặc quan trọng? Nếu Giáo Chủ có cảm tình với gia đình ông Mười Trí, thì cho một chiến sĩ cõng con ông Trí chạy giặc chẳng đặng hay sao, mà Ngài phải đi làm những việc tầm thường không đáng mặt nhà lãnh đạo như thế? Thật là một luận thuyết tuyên truyền láo khoét hạ thấp danh dự của Ðức Giáo Chủ vô cùng phi lý! Hơn nữa, Dân Xã và Việt Minh đang hồi gay cấn. Ông Trí là cán bộ của Việt Minh, làm gì ông Trí dám chứa chấp Giáo Chủ Hòa Hảo trong đơn vị của ông? Nếu ông Trí làm như vậy liệu có thể ông Trí được yên thân không? Trong khi bàn cờ chánh trị lúc đó, hễ “nghi” thì chết!
    Tóm lại những dữ kiện trên, chứng tỏ Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo chỉ đóng quân gần với đơn vị ông Mười Trí thôi. Nguyên Hùng tả tỉ mỉ cảnh Giáo Chủ tá túc với gia đình Mười Trí là chuyện hoàn toàn bịa đặt để hạ thấp uy tín của Ðức Giáo Chủ, chớ không đúng sự thật như cây bút của Nguyên Hùng dày công diễn tả.

    23/. VẤN ÐỀ NHÁT ÐỈA VÀ ĂN THỊT.

    Nguyên Hùng nói: “Ngồi không cũng chán, Sổ cùng tham gia công việc lặt vặttrong đơn vị như theo chị Mười đi hái củi trâm bầu bình bát về nấu cơm. Một hôm Sổ bị đỉa cắn, ông gỡ ra và trước khi Ném xuống bỗng nảy ra một trò đùa, ông đưa con đỉa sát mặt chị Mười:
    - Chị biết con nầy là con gì không?
    Chị Mười rất sợ đỉa, đang cầm một nắm trâm bầu khô chị quất mạnh vào cánh tay của Sổ…Nhưng Sổ cười ngất:
    - Xin lỗi, tôi không biết chị sợ đỉa…”
    (trang 188).
    “… Ðêm đó không có gì ăn, bộ đội giết chó giải quyết vấn đề bao tử.
    Sổ lắc đầu khi Mười Trí mời “ cầm đủa”. Mười Trí cười:
    - Thầy Tư ngại gì mà không cầm đủa? Ngày xưa Ðức Thích Ca cũng đã uống sữa nai để tu đến ngày đắc đạo… Ngày nay Thầy Tư cũng phải ăn mà sống. Có sống mới cứu đạo, cứu đời theo hoài bảo của Thầy Tư chớ… Sổ chịu cầm đủa nhưng ăn không mạnh miệng”. (trang 208).
    Nguyên Hùng nông cạn quá! Ðứng vào cương vị Ðức Huỳnh Giáo Chủ, điều hành một bộ máy Trị sự Trung ương Giáo hội có mấy triệu tín đồ, và lãnh đạo hằng vạn binh sĩ chống xâm lăng nơi chiến khu. Lại còn biết bao việc rắc rối về chánh trị hiện tình trong nước, nhất là việc bất ổn ở Nam Bộ. Ðặt lại hoàn cảnh của Nguyên Hùng, Nguyên Hùng có rảnh roãi “ngồi không chaùn” chăng? Chắc Nguyên Hùng là như thế đó! Chớ không biết gì về trách nhiệm của mình hơn nữa ư?
    Vấn đề nhát đỉa: Chúng tôi rất thông cảm cho Nguyên Hùng, một con người bạc phước, không được sự giáo dục của gia đình nên Hùng không biết chút gì về tư cách con người. Hạng thường nhân họ còn biết trọng tư cách của họ thay! Huống chi địa vị một vị giáo chủ, một vị lãnh đạo hằng ngàn quân sĩ lại đi hành động như trẻ nít, nhát đỉa giỡn mặt với một người đàn bà như thế?
    Những nhân vật quan trọng về chánh trị trong Nam Bộ thời đó, như Ung Văn Khiêm, Hoàng Quốc Việt và Nguyễn Bình…có thể hành động mất lịch sự như vậy chăng?
    Vấn đề ăn thịt chó: Ăn thịt chó là điều kỷ luật Ðạo, Ðức Giáo Chủ triệt để nghiêm cấm tín đồ. Và trong lúc ông Mười Trí mời Giáo Chủ, ông Trí còn giữ lễ phép gọi danh từ “Thầy Tư”, tức ông Trí vẫn kiêng nể Ðức Giáo Chủ. Ðã kiêng nể thì đâu có quyền gì ép buộc Giáo Chủ. Ông Trí không có quyền lực ép buộc, thì Ðức Giáo Chủ đâu có vị ông Trí để phạm kỷ luật Ðạo làm cho ngoại nhân đánh giá và trong tín đồ không kính sợ Ngài cùng khinh lờn kỷ luật của Ngài nghiêm cấm! Ví như chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ luật nghiêm cấm binh sĩ trộm cắp. Nhưng có kẻ mất dạy nói rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, ăn trộm gạo của dân. Nguyên Hùng mới nghĩ sao? Có tin những lời ấy là sự thật chăng? Viết sách nói những gì cao thượng, có liên quan về văn hóa, đạo đức. Ðó là việc làm của nhà văn. Trái lại, Nguyên Hùng nói nhưõng chuyện nhát đỉa, ăn thịt
    chó…Không ai tra khảo, Hùng tự cung chiêu những gì chất chứa trong thâm tâm hận thù chẳng tốt . Ðây là bài học xưa nay trên lịch sử đã sử dụng rất nhiều! Nguyên Hùng ngậm máu phun Trời, Trời không dơ. Trái lại, Nguyên Hùng phải bị mặt miệng mình dơ bẩn đó thôi!

    24/. VIỆC VU KHOÁNG HÒA HẢO CƯỚP CHÁNH QUYỀN TỈNH CẦN THƠ.

    Nguyên Hùng nói: “Việt Châu quyết định cướp chánh quyền ở tỉnh Cần Thơ. Ngày lịch sử đó được định vào ngày 9 tháng 9. Việt Châu và ban tổ chức đã bí mật gởi chỉ thị đi các nơi ra lệnh đưa lực lượng võ trang về tỉnh lỵ Cần Thơ cướp chánh quyền… Ngày 8 tháng 9 Ba Dự đến trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo làm việc với đại diện Hòa Hảo là Chung Bá Khánh một địa chủ lớn ở Baïc Liêu và Tú tài Thiều, phó chủ tịch nhân dân Cần Thơ. Tại đây, Việt Châu khoe vừa đi dự Hội NghịTân Trào và có ghé Huế dự lễ thoái vị của Bảo Ðại. Biết Ba Dự thuộc nhóm
    giải phóng, Việt Châu vui vẻ tiết lộ: Ngày mai Phật Giáo Hòa Hảo sẽ biểu tình ở Cần Thơ với các khẩu hiệu:
    1 – Ủng hộ chánh phủ Trung Ương, do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
    2 – Tẩy uế những phần tử thối nát trong Ủy Ban nhân dân Nam Bộ.
    3 – Võ trang quần chúng…” (trang 175 )
    Nguyên Hùng đổ tội cho Hòa Hảo tổ chức cướp chánh quyền tỉnh Cần Thơ, không đúng! Nguyên Hùng nghe chúng tôi nói: Ðứng trước tình thế bất ổn trong guồng máy kháng chiến Nam Bộ, khiến cho những nhà trí thức vaø các đoàn thể ái quốc chân chính bất mãn, làm suy giảm sự
    đoàn kết chống xâm lăng giữ gìn cương thổ quốc gia. Ðể áp dụng quyền công dân dưới chế độ Tự Do Dân Chủ, Hòa Hảo tổ chức cuộc biểu tình có xin phép Ủy Ban Hành Chánh tỉnh Cần Thơ. Với ba khẩu hiệu:
    1 – Võ trang quần chúng.
    2 – Tẩy uế những phần tử thối nát trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.
    3 – Ủng hộ triệt để chánh phủ Việt Minh.
    Ðiều 1 và 3, Hòa Hảo biểu dương lực lượng ủng hộ chánh phủ Việt Minh, mà Ủy Ban Hành Chánh tỉnh Cần Thơ thuộc hệ thống của chánh phủ Việt Minh, đương nhiên ban tổ chức cuộc biểu tình của Hòa Hảo vẫn ủng hộ. Không thể cho đây là chủ trương lật đổ chánh quyền được!
    Ðiều 2, đòi cải tổ guồng máy Nam Bộ là quyền hạn của công dân theo đường lối Tự Do Dân Chủ, đóng góp sức mình trong công cuộc cứu quốc, thì có chi gọi là trái phép? Và cướp chánh quyền? Hơn nữa, Ba Dự là người của Việt Minh mà trong quyển “Sư Thúc Hòa Hảo” tác giả Nguyên Hùng cho biết: “ Tháng 6-1946
    liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ được thống nhất do đồng chí Ung Văn Khiêm làm bí thư, đồng chí Ba Dự phụ trách ủy viên thường trực, mặt trận Việt Minh…” (trang 212-hàng 11 ). Nếu Hòa Hảo cố ý cướp chánh quyền tức phải giữ bí mật, làm cho bên chánh quyền không đề phòng để tấn công bất ngờ, dại gì họ phải xin phép với chánh quyền, và Việt Châu (Hòa Hảo) lại
    đi tiết lộ với Ba Dự (Việt Minh) trước ngày biểu tình làm chi cho bại lộ bí mật của mình? Và nếu Hòa Hảo có ý định cướp chánh quyền, thì phải cướp chánh quyền Sài Gòn mới có uy lực ở miền Nam với đồng minh và Pháp trong thời đó! Chớ cướp chánh quyền tỉnh Cần Thơ có lợi gì cho Hòa Hảo? Dù sao cấp lãnh đạo Hòa Hảo vẫn là những người am hiểu về chánh trị kia mà! Và nếu Hòa Hảo có ý định cướp chánh quyền, họ sẽ huy động lực lượng võ trang các tỉnh về đây, thì
    chánh quyền tỉnh Cần Thơ khó thể bảo đảm được. Và cũng không thể bắt trọn những yếu nhân trong tổ chức cuộc biểu tình nầy dễ dàng như thế đâu! Và nếu Hòa Hảo thật sự tổ chức cướp chánh quyền tỉnh Cần Thơ, thì chánh quyền Trung Ương không thể để cho Ðức Huỳnh Giáo Chủ yên ổn và cũng không có chuyện mời Ngài tham gia với chức vụ Ủy Viên Ðặc Biệt Hành Chánh Nam Bộ.
    Tóm lại, cuộc biểu tình do Hòa Hảo tổ chức tại Cần Thơ, ngày 8 tháng 9 năm1945 có nghĩa là để biểu dương lực lượng ủng hộ chánh phủ Việt Minh chống thực dân Pháp.
    ---
    (1) Nguyên Hùng nói ngày 9 tháng 9 không đúng.
    Ngày 8 mới đúng. Và đòi cải tổ Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ lành mạnh làm cho cuộc tranh đấu dành độc lập quốc gia mau đem lại thắng lợi cuối cùng! Không thể cho rằng, Hòa Hảo cướp chánh quyền tỉnh Cần Thơ vô lý như Nguyên Hùng đã“Vu khống” trong quyển sách nầy!

    25/. VẤN ÐỀ TRƯỚC KHI VIỆT CHÂU ÐI HỘI NGHỊ TÂN TRÀO.

    Nguyên Hùng viết: “Cuối tháng 10 năm 1944 Việt Châu lấy bí danh là Lý Phú
    Xuân tháp tùng phái đoàn giải phóng ra Bắc dự hội nghị Tân Trào chuẩn bị tổng khởi nghĩa…” (trang 171- hàng 16). Và: “Tổng bộ Việt Minh hợp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8, cướp chánh quyền tại Hà Nội đúng thời cơ Bảo Ðại thoái vị trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu tại Huế…” (trang 173 - hàng 8). Tại sao Nguyên Hùng nói trái ngược nhau như thế? Bảo Ðại “thoái vị” ngày 24 tháng 8 năm 1945 mà phái đoàn đi ra Bắc dự hội nghị “Tân Trào” cuối tháng 10 năm 1944? Phái đoàn đi trước ngày hội nghị 9 tháng để làm gì? Chẳng lẽ đường đi từmSài Gòn ra Hà Nội tới 9 tháng ư? Và Việt Châu mới được Giáo Chủ thu nhận tại Sa Ðéc trong dịp Ngài đi “Khuyến Nông” hồi tháng 7 năm 1945 (cuối Hè Năm Ất Dậu). Như vậy thời gian tháng 10 năm 1944, Việt Châu chưa trở về với Ðức Giáo Chủ, thì làm gì có vụ Việt Châu đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo đi hội nghị Tân Trào như Nguyên Hùng đã nói?
    Nguyên Hùng phỏng đoán sai lầm, thi sĩ Việt Châu tên thật là Nguyễn Xuân Thiếp, trước khi đi hội nghị Tân Trào, Ðức Giáo Chủ dùng chữ lót của Ngài đặt cho Việt Châu là Nguyễn Phú Xuân, chớ đâu có tên Lý Phú Xuân! Nguyên Hùng căn cứ tài liệu nào làm Biện-pháp-chứng cho rằng thi sĩ Việt Châu là Lý Phú Xuân? Tại sao trong giới tín đồ Hòa Hảo hằng triệu người không biết chuyện nầy, mà Nguyên Hùng là kẻ ngoại nhân lại biết rành như thế? Vô lý!
    Nguyên Hùng còn nói: “… Lúc đó Sổ ở Bình Hòa với gia đình Mười Trí…” (trang 226 - hàng23).
    Nguyên Hùng là tay bỉnh bút có danh tiếng trên làng văn.... Ðối với Ðức Huỳnh Giáo Chủ là hạng người chính giới trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ phía sau có hằng triệu tín đồ và niên kỷ đáng chú, bác… Nguyên Hùng vô lễ gọi bằng Sổ nầy, Sổ nọ. Người ta có thể đánh giá:
    1 – Nguyên Hùng là con người kém về giáo dục từ lúc nhỏ ở gia đình.
    2 – Nguyên Hùng là một nhà văn, văn thì phải ôn hòa, lễ độ mà cổ nhân nói: “Văn di tải đạo” từ thế hệ nầy đến thế hệ khác, làm cho dân mến, dân theo nước nhà tiến bộ. Ngược lại, Nguyên Hùng thì “Văn di tải oán” khiến cho dân chán, dân xa. Nguyên Hùng nghĩ sao: Tâm lý, chính
    trị một con người cán bộ của nhà nước như thế ư!

    26/. BỐN TƯỚNG HÒA HẢO.

    Nguyên Hùng viết: “…Trong bốn tướng nầy không ai phục ai, các vụ đụng độ xảy ra gần như mỗi ngày, Thầy mất nhiều thì giờ để dàn xếp…” (trang 198- hàng25 )
    “… Các tướng tách riêng để xưng hùng xưng bá, tự động rút quân về xứ sở lập văn phòng chỉ huy riêng. Năm Lửa hùng cứ Cái Vồn, Ba Ngộ chiếm cù lao Ông Chưởng, Hai Ngoán trụ bộ đội tại Cái Dầu, còn Ba Cụt ở Thốt Nốt…” (trang 190 -,hàng 11). Chủ ý của Nguyên Hùng cho độc giả biết: bốn tướng Hòa Hảo rất tầm thường, hay đụng độ nhau, không kiêng gì Giáo Chủ. Và tự đem quân mỗi người chiếm cứ một nơi để xưng hùng xưng bá. Chớ không có một ý nghĩa gì khác hơn. Muốn phán đoán hành động đúng sai của bốn tướng Hòa Hảo, Nguyên Hùng phải tìm hiểu thời “ÐỆ NHỊ THẾ GIỚICHIẾN TRANH” 1939-1954 trận đại chiến khắp 4 châu: Âu, Á, Úc, Phi do Anh, Pháp tuyên chiến với Ðức, Nga; ngày 27-9-1940 trục phát xít: Nhựt, Ðức, Ý ra đời. Ngày 25-4-1945 hội nghị ở “Cựu Kim Sơn”. Ngày 30-1-1945 có tin Hít Le tự tử. Ngày 2-9-1945 Nhựt đầu hàng vô điều kiện. Kết liễu “ÐỆ NHỊ THẾ GIỚI CHIẾN TRANH”.

    Nếu chẳng đặng vậy, thì chỗ phán đoán của Nguyên Hùng vẫn sai sự thật. Theo “nhân sinh quan” của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, có Tứ ân mà ân đất nước là ân thứ hai. Người tín đồ Hòa Hảo không thể quên được. Nên khi đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm, dĩ nhiên người tín đồ Hòa Hảo phải thi hành bổn phận công dân, cùng đồng bào mình đứng lên diệt giặc cứu nước. Nhưng chưa đánh lui quân giặc, giành lại chủ quyền độc lập quốc gia, thì bỗng nhiên Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, vị lãnh đạo tối cao của đoàn thể bị Bửu Vinh ám hại tại Ðốc Vàng Hạ ngày 16-4-1947. Ðoàn thể Hòa Hảo không ai chỉ đạo, lại chịu cảnh lưỡng đầu thọ địch! Trường hợp bất đắc dĩ, ông Năm Lửa phải tạm ký hiệp định “Liên Quân”với Pháp.
    Mỗi tướng lãnh Hòa Hảo giữ an ninh một vùng có giáo dân. Ông Hai Ngoán vùng Bảy núi, Châu Ðốc, Cái Dầu, Láng Linh… Ông Năm Lửa, vùng Cái Vồn, Cái Răng, Phụng Hiệp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Ðéc, Long Xuyên để bảo vệ an ninh tín đồ Hòa Hảo, đạo Phật và đồng bào thoát ly vùng chiến về đây sinh sống v.v…Các tướng và binh sĩ Hòa Hảo vẫn đoàn kết mật thiết, từ lương thực, quân đội họ hết lòng giúp đỡ binh vực lẫn nhau khi bị đối phương đánh phá.

    Sự mất đoàn kết của Nam Bộ: Lê Văn Viễn và binh sĩ Bình Xuyên tách khỏi chiến khu 7, kéo quân ra thành. Phạm Công Tắc ra mặt với Pháp để bảo vệ chư tín đồ và Tòa Thánh Tây Ninh, ông Năm Lửa cũng ký Hiệp định Liên Quân với Pháp để tự vệ cho đoàn thể Hòa Hảo. Trường
    hợp nầy, Vệ Quốc Ðoàn Việt Minh bị suy giảm chủ lực kháng chiến ở miền Nam. Ðây là bài học trước mắt. Bốn tướng và binh sĩ Hòa Hảo họ đã kinh nghiệm có thừa về vấn đề như đã kể trên. Nguyên Hùng chưa thạo việc đời! Bất cứ một tổ chức chánh trị nào và thời đại nào, trong khi tranh đấu nguy hiểm, họ luôn cần nhiều bàn tay nội bộ chung sức. Thời gian xong việc, ngồi không an hưởng, nếu có nghịch lẫn nhau chăng là ở lúc nầy! Ðây là lẽ thường trên lịch sử xưa nay như thế! Thì bốn tướng Hòa Hảo họ đâu có dại gì chia rẽ lẫn nhau trong khi họ đang đứng
    “trong cảnh lưỡng đầu” đầy nguy hiểm. Hơn nữa, bốn tướng và binh sỉ Hòa Hảo họ cùng tôn kính một Thầy, phụng thờ một đạo và cùng sống trong cảnh ngộ, thì đâu có lý do gì họ phải thù nghịch lẫn nhau,
    Tóm lại, bốn tướng và binh sĩ Hòa Hảo chỉ làm bổn phận một công dân đối với quốc gia khi hữu sự. Vì hoàn cảnh dã man khắc nghiệt, đương nhiên bắt buộc họ phải tạm “liên quân” với Pháp để bảo vệ cho đồng đội và vùng đất đạo của mình. Ðồng thời chờ cơ hội thuận tiện tranh đấu cho nền độc lập quốc gia. Với dụng ý chính nghĩa của họ vẫn được ghi trên lịch sử. Chớ không như cây bút gian dối của Nguyên Hùng hạ nhục người trong chương mục nầy.
     
  2. TTT

    TTT Member


    27/. ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ TỪ GIÀ ÐÌNH MƯỜI TRÍ.


    Nguyên Hùng nói: “…Chiếc ghe bốn chèo của Huỳnh Phú Sổ tách bến Bình Hòa. Vợ chồng Mười Trí vaø mấy đứa con đứng trên bờ lưu luyến nhìn theo. Sổ đưa tay vẫy rồi ngoảnh maët thật nhanh để không ai thấy mấy giọt nước mắt trên má. Ông xúc cảm thật sự. Gia đình Mười Trí đối với ông như bát nước đầy”. (trang 208-hàng 1). Theo đây Nguyên Hùng cho rằng, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo rất tầm thường, trước giờ tạm biệt bạn bè, Giáo Chủ cũng đổ lệ như ai. Nhận xét của Nguyên Hùng quá nông nổi. Bởi lẽ:
    a – Bậc anh hùng chí cả, mà dù cho hạng thanh niên thường nhân đi nữa, khi đã ý thức trách nhiệm đối với quốc gia, quyết tâm lên đường nhập ngũ, họ cũng không đến đổi hèn yếu như thế. Nếu họ có hèn yếu đa tình, đa cảm, thì họ chỉ quanh quẩn với gia đình, chớ không dám đem thân vào chỗ chiến trường. Mà dám đem thân vào chỗ chiến trường, tức những con người đó, họ có đủ can đảm, không đến đổi đổ lệ trong khi giả biệt bạn bè. Có lẽ Nguyên Hùng đã từng chứng kiến cấp lãnh đạo của Nguyên Hùng như thế đó ư?
    b – Vì chánh sách đàn áp của người Pháp đối với tôn giáo, nên Ðức Giáo Chủ phải xa gia đình suốt 05 năm (1940-1945). Nơi xứ lạ Giáo Chủ vẫn nhớ quê nhà, nhớ anh em và cha mẹ già như Ngài tự thán:

    “Tổ đường còn một cành huyên,
    Từ đường hôm sớm luống phiền chờ trông.
    Hai em thiểu trí thơ đồng,
    Chị đà an phận theo chồng đàng xa.
    Từ mang một tấm áo dà,
    Mùi thiền đã thắm ơn nhà lợt phai.”

    (Tự Thán).
    Mùa Hè năm Ất Dậu (1945) nhân dịp đi khuyến nông các tỉnh miền Tây (Nam phần) Ðức Giáo Chủ ghé thăm nhà (Tổ Ðình) vài hôm, Giáo Chủ từ giả ra đi! Suốt 5 năm trường xa cách, nay Ðức Bà (Thân mẫu của Ðức Giáo Chủ) vừa gặp mặt con (Giáo Chủ) đôi ngày, lại phải chia lìa. Tình mẫu tử Ðức Bà khóc nức nở và chạy theo nắm vạt áo Giáo Chủ kéo lại! Giáo Chủ trầm lặng nhìn mẹ với mặt buồn thương mẹ, và nhẹ nhàng gở tay mẹ ra, bảo người dắt mẹ vào nhà! Ðức Giáo Chủ nhìn theo bóng mẹ già lần cuối cùng, rồi Ngài bước lên xe với đoàn tùy tùng, xe chạy từ từ khuất bóng. Tình mẫu tử trước phút ra đi vĩnh biệt, Giáo Chủ nhìn mẹ với vẻ trầm buồn, chớ không hề sa nước mắt! Tình gia đình ông Mười Trí đối với Giáo Chủ có bằng tình mẫu tử của Ðức Giáo Chủ chăng, mà khi từ giả gia đình Mười Trí Giáo Chủ phải tuôn rơi nước mắt?
    c – Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đã bị Trần Văn Giàu quyết hại, và đến Bửu Vinh dùng thủ đoạn thâm độc tại Ðốc Vàng Hạ, trong khi ông Mười Trí nắm trong tay cả binh đoàn hùng mạnh. Nhưng ông Mười Trí vẫn làm lơ trước cảnh Giáo Chủ bị hại. Như thế thì giữa Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo với ông Mười Trí có mối thâm tình chi đâu maø khi từ giả nhau, Ðức giáo Chủ đến đổi phải không cầm giọt lụy?
    d – Nguyên Hùng nói: “…Sổ đưa tay vẫy, rồi ngoảnh mặt thật nhanh để không ai thấy mấy giọt nước mắt trên má. Ông xúc cảm thật sự” Căn cứ vào đâu, Nguyên Hùng biết được Giáo Chủ “rơi mấy giọt nước mắt trên má”? Nói gia đình ông Mười Trí tường thuật, thì sai! vì số người đứng trên bờ, Giáo Chủ ở dưới ghe cách xa làm sao thấy được mấy giọt nước mắt trên má của Giáo Chủ? Giọt nước mắt, chớ đâu phải cái khăn, cái nón gì mà người đứng trên bờ thấy được rõ ràng? Còn nói người đi cùng trong ghe với Giáo Chủ tường thuật lại, càng vô lý hơn nữa! Vì số người đi trong ghe với Giáo Chủ là những anh thư ký, phòng vệ, nhân viên ruột thịt của Ngài, lại đi thuật chuyện chẳng đẹp này với người ngoài ư ?
    Tóm lại, Nguyên Hùng cho rằng, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo khi từ giã gia đình Mười Trí, Ngài rơi nước mắt. Ðó là câu chuyện Nguyên Hùng bịa đặt để hạ thấp danh dự của Ðức Giáo Chủ quá đổi, phi lý theo chỗ dụng ý gian dối của Nguyên Hùng đó thôi! Chứ theo sử liệu PGHH, ÐứcThầy nào có tá túc nhà Mười Trí.

    28/. NGUYÊN HÙNG DÙNG CÂU THAY THẦY ÐỔI CHỦ, PHẢN TRỤ ÐẦU CHÂU KHOÂNG HỢP LÝ.

    Nguyên Hùng nói: “… Ðược sự che chở của Kemphitei. Huỳnh Phú Sổ rất hảnh diện. Pháp không dám động đến sợi long chân của ông. Nhưng có người chê ông “thay thầy đổi chủ, phản Trụ đầu Châu”. (trang 143-hang23 ). Nguyên Hùng dùng câu: “Thay thầy đổi chủ, phản Trụ đầu Châu” để mạ lỵ Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo thật quá đáng. Tội mất giáo dục nầy không thể thứ tha! Nhưng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang đi trên con đường từ bi hướng thượng nên phaûi gìn “đức nhẫn”. Và bởi nhớ câu người ta nói: “ Ði trên đường mỗi khi nghe tiếng chó sủa,
    anh dừng chân lại, thì biết bao giờ đi cho đến đích”. Ðiều nầy, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo cũng dạy:

    “Xá chi lời Ðạo Chích tục thô,
    Kẻ ngu xuẩn khi người nhân đức”.

    (Diệu Pháp Quang Minh)
    Và:

    “Tha thứ kẻ lỗi lầm ngu xuẩn”.
    (Quyển Năm).
    Dù phải nhẫn, đó là phép xử sự của con nhà tôn giáo. Nhưng việc đính chánh lẽ phải trái, đúng sai vẫn là trách nhiệm thiêng liêng đối với Thầy, Ðạo, người tín đồ không thể thờ ơ!
    Vậy, căn cứ vào đâu Nguyên Hùng cho rằng: Pháp là thầy, là chủ của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo? Pháp đã quyết tâm tiêu diệt Phật Giáo Hòa Hảo. Và là kẻ thù của dân tộc. Mà Ðức Giáo Chủ đã thốt lên câu:

    “Chỉ quân Tây thề một tiếng rằng,
    Thà cam chết, không làm dân bị trị”.

    (Tặng Chiến Sĩ Bình Xuyên).
    Và:

    “Thù giặc Pháp làm người phải trả,
    Trừ tham quân bởi quá ngang tàng”.

    (Tế Chiến Sĩ Trận Vong ở Vườn Thơm).
    Như thế, Pháp là thầy, là chủ của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, hay là kẻ thù của Ngài? Vẫn biết rằng, ông Năm Lửa (Hòa Hảo) có “liên quân” với Pháp. Nhưng đây là trường hợp ngoài ý muốn không thể làm khác hơn.
    Câu thành ngữ “Phản Trụ đầu Châu” dùng để chỉ kẻ phản lại người thân tiếp tay với kẻ thù mà hại người thân. Trong các tài liệu lịch sử không có tài liệu nào chứng minh rằng, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo thân với Pháp bao giờ! Chính Nguyên Hùng cũng xác nhận: “Ngày xưa Thầy chống Pháp” kia mà! (trang 336-hàng 24). Sao ở đây Nguyên Hùng cho Pháp là người thân của Ðức Giáo Chủ? Phi lý! Ðối với người Nhựt, Ðức Giáo Chủ thừa hiểu họ lợi dụng Ngài trên thế cờ chánh trị. Nhưng tình thế buộc Ngài phải “Tương kế, tựu kế” để chờ thời cơ thuận tiện giải phóng quê hương . Ðó là điều Giáo Chủ đaõ trù liệu trước. Và thái độ dè dặt của Ngài cho biết:

    “Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại,
    Của cọp, rồng trên dãy đất ta.
    Một mai cọp đã lìa nhà,
    Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng”.

    (Gọi Ðoàn Thanh Niên).
    Tóm lại, dù người Nhựt có công giải cứu Ðức Giáo Chủ khỏi bàn tay kềm kẹp của thực dân Pháp. Nhưng Giáo Chủ vẫn không tin người Nhựt tốt bụng với Ngài. Mà đây chỉ là chỗ dụng ý của GiáoChủ, của các nhà chánh trị thường dung trước tình thế khẩn trương trong hồi binh lửa. Nguyên Hùng dụng lời không hợp lý. Một nhà văn có lương tâm, nhất định không có hành động bỉ ổi nầy!

    29/. KHÔNG CÓ BỌN PHÒNG NHÌ CÀI VÔ TỔ CHỨC HÒA HẢO.

    Nguyên Hùng nói: “… Ðại úy Savani Trưởng phòng nhì Pháp bố trí bốn điệp viên rành nghề chui vào nghĩa quân Hòa Hảo. Hãy liếc qua sơ đồ bốn tên nầy:
    “1 – Thành Nam…được cài vô bộ đội Năm Lửa ngay từ đầu …” (trang 190- hang 24 ).
    “2 – Văn Phú …làm tham mưu cho Năm Lửa…” (trang 191-hàng 2 ).
    “3 – Sĩ Thanh … được cài vô bộ đội lưu động của Ba Cụt…” (trang 191-hg 13).
    “4 – Trần Kiều… chui vào bộ đội Nguyễn Giác Ngộ…” (trang 191-hàng 16).
    Nguyên Hùng cho rằng những nhân vật nói trên là phòng nhì Pháp cài vô quân đội Hòa Hảo để xui giục Hòa Hảo nghịch với Việt Minh, làm lợi cho Pháp v.v… Luận thuyết của Nguyên Hùng ma mị quá! Bởi một tổ chức kháng Pháp, đương nhiên phải có số quần chúng (nông công) và
    số trí thức (Thành Nam, Văn Phú, Sĩ Thanh, Trần Kiều v.v…) số trí thức nầy được học ở các trường sở nơi thành thị, hoặc ở nước Pháp. Là vì trường sở của nước ta thời đó phải chịu ảnh hưởng sự giáo dục về văn hóa Pháp rất nhiều. Sau khi ra trường số trí thức kia có người ra làm việc cho Pháp, có người ra hải ngoại, có người trở về theo Việt Minh, Cao Ðài và Hòa Hảo lo kháng Pháp đòi lại chủ quyền độc lập quốc gia. Nếu Nguyên Hùng cho rằng số có học thức nói trên do phòng nhì Pháp cài vô quân đội Hòa Hảo, thì số có học thức ở trong tổ chức của Việt Minh cũng do phòng nhì Pháp cài vô chăng? Và nếu Nguyên Hùng cho rằng số người phòng nhì Pháp cài vô tổ chức Hòa Hảo để xui giục Hòa Hảo nghịch với Việt Minh, làm lợi cho Pháp. Thử hỏi, nếu Việt Minh không dung mọi thủ đoạn giết hại tín đồ, những nhân vật quan trọng của Phật Giáo Hòa Hảo và âm mưu ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ, thì làm sao có chuyện Hòa Hảo nghịch với Việt Minh trong thời gian đó? Và Nguyên Hùng cho rằng, phòng nhì Pháp cài số người nói trên vào tổ chức Hòa Hảo, với mục đích làm lợi cho Pháp, thì khi Pháp về nước vai tuồng số người kia chấm dứt. Nhưng tại sao họ vẫn ở trong tổ chức Hòa Hảo, và trung thành lo tìm mọi cách duy trì cùng phát huy giáo lý cho đến ngày họ nhắm mắt? Phòng nhì Pháp cài số người ấy vào tổ chức Hòa Hảo đểmlàm lợi cho Phật Giáo Hòa Hảo như thế sao?
    Tóm lại, Nguyên Hùng cho rằng số người có học thức nói trên do phòng nhì Pháp cài vô trong tổ chức Hòa Hảo để xui Hòa Hảo nghịch với Việt Minh. Ðây là một luận thuyết sai lầm dối mị. Luận thuyết nầy chỉ để cho Nguyên Hùng làm tài liệu lừa bịp những phần tử nông cạn đó thôi!

    30/. ÐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO KHÔNG YÊU SÁCH CÁC TỈNH MIỀN TÂY.

    Nguyên Hùng nói: “… Theo Việt Châu, Huỳnh Phú Sổ đòi Việt Minh phải giao bốn tỉnh miền Tây cho Hòa Hảo. Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ không chấp nhận mọi yêu sách vô lý như vậy” (trang 174-hàng 24 ). Ðể làm sáng tỏ vấn đề nầy, chúng tôi xin đối kháng:
    a/. Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ là những người có học thức hay quê dốt? Ðương nhiên phải có học thức mới gánh vát nổi công cuộc chánh trị đầy gay cấn trong thời đó. Ðã có học thức, thì về qui tắc hành chánh phải được sắp xếp đâu đó có thứ lớp; cẩn thận để báo cáo lên thượng cấp và lưu giữ hồ sơ hầu đối chiếu khi có việc cần…Như vậy, việc Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo dùng “yêu sách” đòi làm chủ các tỉnh miền Tây là việc quan trọng nhất về chánh trị. Nguyên Hùng
    muốn đổ tội cho người phải có đủ bằng chứng:Ðức Giáo- Giáo Chủ dùng yêu sách nầy trong phiên hợp ở tại đâu? Thời gian nào và có ai chứng ký biên bản, hoặc chứng từ được đưa ra trước pháp lý rõ ràng chăng? Nguyên Hùng nói không “biện chứng”, tức là tội “vu khống” mất lương tâm!
    b/. Theo đường lối tranh đấu của Ðức
    Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo, luôn luôn chủ trương thống nhất đất nước. Và Nam, Bắc vẫn là một; không có sự chia rẽ miền nầy, tỉnh nọ, như trong bài ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ công bố trên mặt Báo QUẦN CHÚNG NGÀY 14-11-1946 với mục đích tham chánh của Giáo Chủ:
    “1 – Ðể tỏ cho quốc dân và chánh phủ thấy rằng chúng tôi chủ trương thống nhất lãnh thổ và độc lập quốc gia.
    2 – Ðể biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem lại thắng lợi cuối cùng.
    3 – Ðể tỏ cho các đảng phái thấy rằng chúng tôi không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu quốc”. Ba yếu điểm Ðức Giáo Chủ công bố như trên đủ xác nhận rằng, Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo không dùng yêu sách đòi làm chủ riêng các tỉnh miền Tây. Vì nếu Giáo Chủ có dụng yêu sách đòi làm chủ riêng các tỉnh miền Tây, thì Ngài đâu dám mạnh dạn tuyên bố trên mặt báo với chánh phủ, Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ và trước quốc dân như thế! Vả lại, yêu sách có nghĩa là đòi hỏi với điều kiện có tánh cách căng thẳng. Nếu Giáo Chủ căng thẳng với Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, thì Ngài đâu có sẵn sàng tham chánh và cũng không được mời giữ chức vụ Ủy Viên Ðặc Biệt Nam Bộ. Và Ngài cũng không được sự cảm tình của các giới chánh khách tôn giáo, quân chính và các vị chỉ huy liên khu Bình Xuyên.
    c/. Ðối với tinh thần đoàn kết thống nhất lãnh thổ và độc lập quốc gia, không chia cắt ranh giới Nam, Bắc đã được biểu lộ qua những vần thơ của Ðức Giáo Chủ:
    “- Từ Nam ra Bắc xa ngàn,

    Nhưng lòng phải một mới toàn mưu hay.”
    (Tặng Ðoàn Thanh Niên Ái Quốc).
    “- Ðừng chia lìa Bắc tổ Nam tông,

    Chỉ biết giống Lạc Hồng thượng cổ”.
    (Nang Thơ Cẩm Tú).
    Trong Ban Chấp Hành Trung Ương Dân Xã Ðảng, trước tiên gồm có chín nhân vật. Trong đó có sáu nhân vật [SUP](1)[/SUP] giữ chức vụ quan trọng là người ngoài tôn giáo Hòa Hảo, chỉ có ba nhân vật Hòa Hảo yểm trợ thôi. Và trong Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo vẫn có nhân vật người miền Bắc giữ chức vụ trọng yếu trong guồng máy Trị Sự v.v… Với tinh thần thật sự đoàn kết chống xâm lăng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ như thế tại sao ở Sài Gòn đêm mùng 4 tháng 8 năm Ất Dậu ( 9-9-1945 ) Trần Văn Giàu khủng bố Ðức Giáo Chủ. Từ đây Ngài phải di cư đến Biên Hòa, Cỏ May ( Bà Rịa) và đi sâu vào rừng Chà Là để ẩn thân. Trước hoàn cảnh bi đát, Ðức Giáo Chủ vẫn mong được giải oan để đem sức mình nâng đỡ ngọn cờ tổ quốc. Như Ngài đã nói:
    ---
    (1) - Tổng Bí Thư: Nguyễn Bảo Toàn ( nhân sĩ )

    - Ủy Viên Ngoại Giao: Nguyễn Văn Sâm ( nhân sĩ )
    - ỦY Viên Chánh Trị: Trần Văn Ân ( nhân sĩ )
    - Ủy Viên Tuyên Huấn: Lê Văn Thu ( nhân sĩ )
    - Ủy Viên: Lâm Văn Tết ( nhân sĩ )
    - Ủy Viên: Ðỗ phong Thuần ( nhân sĩ )
    - Ủy Viên: Trần Văn Tâm (PGHH)
    - Ủy Viên Liên Lạc: Lê Văn Thuận (PGHH)

    - Ủy Viên: Huỳnh Giáo Chủ (PGHH)

    “Từ ấy lao mình vượt khổn nguy,

    Băng rừng lội suối giả man di;
    Ngày mong ải Bắc oan nầy giải,
    Ðem sức ra nâng lá quốc kỳ”.

    (Tiếng Súng Bên Lầu).
    Và quan niệm của Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo là, sau khi nước nhà được độc lập, Ngài sẽ trở về với vị trí tu hành như Ngài cho biết:
    “Ðền xong nợ nước thù nhà,
    Thiền môn trở gót Phật Ðà nam mô”
    .
    (Tặng Thi Sĩ Việt Châu).
    Tóm lại, những lý lẽ trên đây, chứng minh rằng, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo luôn luôn chủ trương thống nhất lãnh thổ và nền độc lập quốc gia. Chớ không như Nguyên Hùng “vu khống” Giáo Chủ dùng yêu sách đòi làm chủ các tỉnh miền Tây. Nguyên Hùng đem tâm lượng của bậc quân tử đạo đức, so với bụng dạ của hạng tiểu nhân tham ác. Ðó là điều sai lầm đáng tiếc!

    31/. NGUYÊN HÙNG BẢO ÐỨC THẦY DẠY HỢP TÁC VỚI NHỰT.

    Nguyên Hùng nói: “…Chống Pháp là yêu nước. Thầy dạy hợp tác với Nhật chống Pháp vì Pháp là kẻ thù không đội trời chung, còn Nhật dầu gì cũng là da vàng mũi xệp như ta…” (trang 159-hàng 16 ).
    Chỉ có cậu mất trí bị nhốt nơi trại tâm thần muốn nói, cứ nói theo cuồng trí của nó. Chớ một cô bán cá nơi gốc chợ, muốn nói điều chi cũng phải nói có đầu có đuôi, chứng cứ! Nguyên Hùng căn cứ vào tài liệu nào dám nói: “Thầy dạy hợp tác với Nhật chống Pháp?” Nguyên Hùng so mình với cậu mất trí và cô bán cá, thấy mình thuộc về hạng người nào? Sỡ dĩ, Nhựt lưu ý đến Ðức Huỳnh Giáo Chủ vì Ngài có quảng đại quần chúng ủng hộ. Họ có ý mời Ðức Giáo Chủ về Sài Gòn để nhờ sự cộng tác của Ngài. Hay mật tin nầy, Pháp định dời Ðức Giáo Chủ lên Lào, nhưng Pháp chưa kịp thi hành độc kế thì đêm mùng 2 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (10-1942 ) Sở Hiến Binh Nhựt xuống Bạc Liêu chở Giáo Chủ về Sài Gòn. Vì ban đêm lộn đường nên về đến Trung Lương, Công an Pháp chận lại. Nhựt phản kháng dành Giáo Chủ đưa về Sài Gòn ở tại Sở Hiến Binh Nhựt. Ở đây hai tháng, Ngài dời về căn phố số 168 đường Lefevre (sau dời qua kế đó số 150).
    Ðức Giáo Chủ thừa hiểu dụng ý của người Nhựt. Nhưng trường hợp bất khả kháng nên Ngài phải tạm ở đây chờ thời cơ thuận tiện. Ngài tiên tri: “Nhựt ăn không hết con gà!” Quả thật tháng 8 năm Ất Dậu (1945) Nhựt đầu hàng đồng minh rút quân ra khỏi Việt Nam.
    Vả lại, cũng nhờ cơ hội nầy, Ðức Giáo Chủ mới được đi “khuyến nông” thăm viếng tín đồ và củng cố Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo khắp cá tỉnh miền Tây.
    Nếu Nguyên Hùng cho rằng Ðức Giáo Chủ theo Nhựt, dạy tín đồ hợp tác với Nhựt để chống Pháp. Thì ông Mười Trí, một cán bộ quân sự cao cấp của Hà Nội năm 1943 ông Trí nhờ Ba Dương giới thiệu vào làm việc cho sở Hải quân Nhựt.
    Như thế, ông Trí cũng thật sự theo Nhựt đem số đồng đội của mình hợp tác với Nhựt để chống Pháp ư?
    Nguyên Hùng “vu khống” Ðức Giáo Chủ Phật Giáp Hòa Hảo theo Nhựt, dạy tín đồ hợp tác với Nhựt để chống Pháp là chuyện độc đoán sai lầm. Và không hiểu chỗ dụng ý cao xa của Ðức Giáo Chủ dùng để giữ vững lập trường giải phóng quốc gia khỏi họa xâm lăng mà Ngài phải đương đầu với hoàn cảnh “Lưỡng hổ tranh hùng” trên đất nước ta trong thời đó!

    32/. VẤN ÐỀ THẦY CHỐNG PHÁP, TRÒ LIÊN QUÂN VỚI PHÁP.


    Nguyên Hùng nói: “…Mười Trí vạch trần những kẻ tự nhận là “Hiền thủ” của Ðức Thầy đã phản lại Thầy. Ngày xưa Thầy chống Tây bị giam cầm, an trí khắp nơi. Chừng Tây trở lại Thầy theo chi đội 4 kháng chiến. Ngày nay “đệ tử ruột” lại theo Tây đi khủng bố đồng bào”. (trang 366).
    Trên đây ông Mười Trí xác nhận Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo chống Tây. Nhưng tại sao Bửu Vinh ám hại Ðức Giáo Chủ, ông Mười Trí không thanh minh lẽ phải cho Ðức Giáo Chủ, và trước cảnh trò xa Thầy bị người uy hiếp. Ông Mười Trí lại còn vu khống và lên án: “Ðệ tử ruột lại theo Tây đi khủng bố đồng bào”? Kẻ cầm đuốc đốt nhà, ông Mười Trí không dám phanh phui; người chạy chết cháy lưng, phỏng trán, ông Trí lại kết tội? Thật cách phán đoán không minh chánh chút nào cả. Ông Mười Trí nhẫn tâm với tín đồ Hòa Hảo như thế đó ư?
    Thử hỏi, nếu bên Việt Minh thật sự đoàn kết để chống xâm lăng, không sát hại nhiều nhân vật trọng yếu của Hòa Hảo . Không dụng mưu thâm độc ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại Ðốc Vàng thì đâu có chuyện ông Năm Lửa ký hiệp định “liên quân” với Pháp. Và dùng chủ lực đánh đuổi Việt Minh ra khỏi vùng đất đạo. Lỗi nầy nguyên nhân do ai gây ra???
    Tuy nhiên phải nói: Ông Trần Văn Soái “liên quân”với Pháp, chớ không thể nói theo Pháp được. Vì lien quân có nghĩa là quân đội hỗ trợ lẫn nhau khi chiến đấu với địch quân nơi trận tuyến đó thôi.
    Bởi lẽ, sau khi Ðức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt, quân đội Hòa Hảo phải chịu cảnh “lưỡng đầu thọ địch”. Ra ngoài bị Pháp tấn công, vô bưng bị Việt Minh chận đánh! Trước hoàn cảnh trò lạc Thầy và nạn chết chóc đồng môn diễn ra mỗi ngày khắp các tỉnh miền Tây khủng khiếp! Ðương nhiên tình đoàn thể phải binh vực lẫn nhau. Vì thế, nên ông Trần Văn Soái phải ký hiệp định “liên quân” với Pháp để tự vệ cho đoàn thể mình .

    Bản hiệp định liên quân như dưới đây:
    Ðiều 1: Tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được bảo đảm tự do tín ngưỡng trên khắp miền Tây Nam Việt.
    Ðiều 2: Quân đội Phật Giáo Hòa Hảo dưới sự chỉ huy của ông Trần Văn Soái tự Năm Lửa được quyền bảo vệ tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chống lại Việt Minh, hoặc bằng phương diện cơ hữu, hoặc phối hợp hành quân với quân đội Pháp.
    Ðiều 3: Về mặt hành chánh, tổ chức Hòa Hảo tôn trọng luật lệ chung, các ngyện vọng của Hòa Hảo được tôn trọng, Phật Giáo Hòa Hảo được quyền có đại diện tương xứng với dân số trong các Hội Ðồng Lâm Thời cấp Tổng và Tỉnh .
    Ðiều 4: Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo từ chối mọi cộng tác với Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo.
    Ðiều 5: Quân lực Hòa Hảo gồm có: các đơn vị lưu động dân quân cách mạng Dân Xã Ðảng đặt dưới sự chỉ huy của ông Trần Văn Soái. Các đội Bảo An, tự vệ được võ trang bởi Tỉnh Trưởng, hoạt động theo quy chế địa phương .Sự chỉ huy của tất cả các đơn vị nầy hoàn toàn do sĩ quan Hòa Hảo đảm nhận.
    Ðiều 6: Chi tiết điều hành vấn đề võ trang và tiếp liệu.
    Ðiều 7: Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi họ thấy cần.
    Ðiều 8: Các chi tiết về hành quân phối hợp .
    Ðiều 9: Tín đồ và quân lực Hòa Hảo thông báo mọi tin tức về tình hình địch cho nhà cầm quyền quân sự và hành chánh.
    Ðiều 10: Các văn phòng liên lạc được đặt tại Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Ðốc, Sa Ðéc, Vĩnh Long với nhiệm vụ phối trí.
    Ðiều 11: Quân lực Hòa Hảo có quân kỳ màu dà với bốn chữ “PGHH”, quân sĩ cũng đội nón màu dà.
    Ðiều 12: Bản hiệp định nầy có giá trị cho đến khi Giáo Chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ trở về sẽ trình lên Ngài phê chuẩn.
    Ðiều 13: Không một văn kiện nào khác được ký kết ở cấp địa phương, nếu không có sự đồng ý của những người ký hiệp định nầy.
    Ngày 18 tháng 5 năm 1947
    Ký tên: Trần Văn Soái và Culuzet.
    Chuyện ông Trần Văn Soái ký hiệp định liên quân với Pháp nói trên là lẽ đương nhiên về phép “kinh quyền” xưa nay các nhà chỉ huy quân sự dùng trong những trường hợp bất trắc đối với địch quân nơi chiến trận chớ không phải theo Pháp. Nếu theo Pháp thì từ tổ chức hành chánh, quân sự phải theo khuôn rập của Pháp. Nhưng ở đây về tổ chức hành chánh, quân sự, quân phục, quân kỳ và sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy quân đội Hòa Hảo vẫn y như cũ.
    Vả lại, theo công lý, thì ai cũng có quyền bảo vệ đồng bào mình trước hiểm họa xâm lăng, cũng như binh vực đoàn thể mình khi nguy biến. Ðây là lẽ đương nhiên trách nhiệm phải làm của những con người trung nghĩa. Không có tòa án nào kết tội sai quấy cả!
    Ngoài ra, đâu phải chỉ riêng ông Trần Văn Soái (HòaHảo) liên quân với Pháp mà Thiên Chúa Giáo, Cao Ðài cũng hòa với Pháp để tự vệ vùng đất đạo. Và tướng Lê Văn Viễn (Bình Xuyên) cũng kéo quân ra thành hợp tác với chánh phủ Trần Văn Xuân hầu bảo toàn quân lữ của mình.
    Hơn nữa, khi quân Pháp trở lại nước ta, các tổ chức quân sự, chánh trị quốc gia không cộng tác với Việt Minh và Pháp, thì Bắc Việt lại ký hiệp ước sơ bộ (6-3-1946) cho quân đội Pháp đổ bộ lên miền Bắc Việt Nam. Và tháng 7 năm 1946, quân đội Bắc Việt với sự yểm trợ của quân đội Pháp khủng bố tàn sát các lãnh tụ và hàng ngàn chiến sĩ kháng Pháp… Như thế sao ông Mười Trí không gán tội cho Hà Nội theo Pháp khủng bố các đảng phái quốc gia???
    Tóm lại, không luận là ông Mười Trí hay bất cứ một ai gán tội cho Hòa Hảo theo Pháp là sai. Vì đây là trường hợp “bất đắc dĩ”, dù cho nhà chỉ huy quân sự nào khi gặp phải tình thế khẩn trương nầy cũng phải dụng phép “kinh quyền” tiến thoái chớ không thể giải quyết khác hơn .
    - Trần Văn Soái, Tổng Tư Lệnh quân đội Phật Giáo Hòa Hảo
    - Culuzet, Ðại Tá Tư Lệnh miền Tây Nam Việt, nhân danh chánh phủ Pháp.

    33/. VẤN ÐỀ PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI.

    Thành lập tại Sài Gòn tháng 4 năm Ất Dậu (1945).- MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT:
    Thành lập ngày 14 tháng 8 năm 1945.
    Nguyên Hùng viết:“Trước khi lên đường ra Bắc dự hội nghị Tân Trào của Tổng Bộ Việt Minh Việt Châu để lại một chương trình hoạt động cho Huỳnh Phú Sổ trước nhất là thành lập“ VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI”, với mục đích thống nhất các giáo phái cùng một gốc đạo Phật . Nếu thực hành được kế hoạch nầy thì địa vị lãnh tụ đạo giáo của Huỳnh Phú Sổ sẽ được nâng cao. Bước thứ hai là thành lập “MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT” liên kết với đảng“VIỆT NAM QUỐC GIA ÐỘC LẬP” của nhóm Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân… ý đồ của Việt Châu là củng cố thế lực của Hòa Hảo và Huỳnh Phú Sổ để khi cướp chánh quyền có thể thành lập một tiểu vương quốc Hòa Hảo ở miền Tây”.(trang 71).
    - Vấn Ðề Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội.
    Nguyên Hùng, nhà chánh trị như ông phải mở rộng tầm thính giác, vượt không gian và thời gian hầu kinh nghiệm cổ kim thế giới mà làm việc! Trí não ông quanh quẩn như thế sao?
    Mời Nguyên Hùng bình tĩnh nghe chúng tôi nói:
    - Công cuộc lãnh đạo quốc-gia phải biết dụng phép “kinh quyền”, “tiến, thoái”. Cũng như điều hành một tôn giáo phải lấy phương-tiện làm đầu. Bỏ phép kinh quyền, phương tiện thì đâu còn gọi là sáng suốt đạo đức.
    Ngược dòng lịch sử trên 25 thế ky, quốc-gia và tôn-giáo lắm lúc thăng trầm… Nếu các nhà lãnh đạo bo bo giữ cái ích kỷ, thì quốc gia và tôn giáo đối với đồng bào nhân loại có nghĩa chi đâu?
    Các triều đại: Ðinh, Lê, Lý, Trần muôn dân an cư lạc nghiệp, nước ta có thể gọi là quốc- đạo, dân tộc hùng cường chống Bắc địch thắng Chương-Dương-Ðộ, Hàm-Tử-Quan, Vạn-Kiếp và Bạch-Ðằng…Lưỡng Quảng trong tương lai có thể về ta và mở đầu cho cuộc Bắc tiến vinh quang.
    a/. Nhưng rồi đạo Phật nước ta tới hồi suy thoái. Nhất là thời Pháp thuộc [SUP](1)[/SUP] Phật giáo nước ta xuống dốc hơn. Bởi chư Tăng Ni bày ra thinh âm sắc tướng làm cho chánh Pháp lu mờ :
    “Ðạo Phật vốn ngàn xưa rạng mõ,

    Nay lu mờ bị mõ cùng chuông.”
    (Thiên Lý Ca).
    b/. Dị đoan mê tín:
    “Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi,

    Chớ có đốt tốn tiền vô lý.”
    (Quyển Tư).
    ---

    (1) Thời Pháp thuộc, tức là thời gian giặc Pháp cai trị nước ta gần 100 năm (96 năm ).
    - Khoảng tháng 7 năm Mậu Ngũ (1858) Pháp cùng quân đội I-Pha-Nho đem mười bốn chiến thuyền đánh chiếm Ðà Nẵng. Ðây là lần đầu tiên.
    - Ngày 20 tháng 6 năm Ðinh Mão (1867). Pháp chiếm thành Vĩnh Long . Và liên tiếp trong 5 ngày Hà Tiên, An Giang, Rạch Giá, Châu Ðốc bị Pháp chiếm luôn. Ðất nước ta từ đây hoàn toàn lệ thuộc về tay người Pháp thống trị.
    - Ðến ngày 20 tháng 7 năm Giáp Ngũ (1954) Pháp ký hiệp định Giơ Neo rút quân khỏi Việt Nam, trước sự giám sát của Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc. Như vậy, Pháp thống trị Việt Nam ta 96 năm (1858-1954). Ông Ba Nguyễn Văn Thới, trong Kim Cổ Kỳ Quan có câu:
    “Hồi năm Mậu Ngũ thấy Tây,
    Bước qua Giáp Ngũ không Tây ai cầm”.

    Hoặc:
    “Cậu, cô, chú, bác đừng coi bói,
    Theo lối dị đoan mất bạc đồng.

    (Khuyên Bỏ Dị Ðoan).
    c/. Ðiều hại đáng kể hơn là thiếu hội nghiên cứu phiên dịch kinh điển, làm cho đa số người tụng kinh mà không hiểu nghĩa để tu hành:
    “Quá mắc mỏ bởi chưng Phạn ngữ,

    Nên người đời khó kiếm cho ra.
    Mõ chuông bày đọc tụng ó la,
    Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý”.

    (Quyển Tư).
    d/. Và buồn thay khi nhìn lại cửa Già Lam thiếu tổ chức, đoàn kết. Chùa chiền là nơi quyền lợi cho tăng đồ, chính pháp suy yếu từng địa phương. Người ta chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chuông chùa để biết giờ giấc trong lúc đêm khuya canh vắng.

    “Cả tăng đồ trong nước chia lìa,
    Riêng Pháp Bảo, riêng chùa, riêng Phật”.

    (Quyển Năm).
    Tình trạng Phật giáo Việt Nam bị xuống dốc trầm trọng, mà Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã tự nhận trách nhiệm của Ngài phải làm gì với Phật giáo trước cảnh nguy cơ?
    Trên mặt báo QUẦN CHÚNG ngày 14-11-1946, Ðức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:“… Tôi một đệ tử trung thành của đạo Phật…”
    Dĩ nhiên Ngài phải có trách nhiệm:
    “Chấn hưng Phật giáo học đường”.
    (Thu Ðã Cuối).
    Hầu đáp lại nhu cầu thực tế trên bước tiến đại lộ từ bi. Vả lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo trên 7 năm. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939 -1947). Thi sĩ Việt Châu mới qui đầu với Giáo Chủ trong dịp Ngài đi khuyến nông (mùa Hè năm Ất Dậu 1945). Thử hỏi công việc Giáo Chủ làm hằng ngày, trước và sau thời Việt Châu qui y theo về với Giáo Chủ như: sáng tác thi thơ, giảng giải về Phật học, chánh trị và những bài thư chữ hán đáp họa với các cụ đồ nho. Thì Việt Châu nào bày vẻ cho Ðức Giáo Chủ làm?
    Nguyên Hùng có tỉnh cơn ác mộng và tài khoác lác của mình chưa?
    - Vấn Ðề Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp:
    Bởi Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ có nhiều phức tạp, nội bộ không thật sự đoàn kết và có thể đi đến chỗ tan rã…
    Tướng Huỳnh văn Trí (Bình Xuyên) chỉ huy trưởng Vệ Quốc Ðoàn triệu tập hội nghị bất thường tại Bà Quẹo, ngày 2-4-1946 có đại diện chính trị các nhóm và các vị chỉ huy quân sự: Phạm Thiều, Nguyễn Bình, Phan Ðịnh Công, Mai Thọ Trân thay mặt Việt Minh. Cũng nhiều nhân vật khác trong giới Quốc gia ( thay thế Ủy Ban Hành Chánh và Kháng Chiến Nam Bộ). Hôm sau có tướng Nguyễn Hòa Hiệp và Ðức Huỳnh Giáo Chủ tham dự.
    Cuộc thảo luận kéo dài ba ngày đêm, mọi người đều tán đồng giải pháp liên hiệp, không phân biệt tôn giáo, chính trị để huy động chủ lực chống xâm lăng.
    Ðức Huỳnh Giáo Chủ (Biệt hiệu Hoàng Anh) được đại hội bầu làm Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp. Ông Vũ Tam Anh làm phó chủ tịch, ông Lê Trung Nghĩa làm Ủy viên thông tin. Các tướng Huỳnh Văn Trí, Nguyễn Bình, Lê Văn Viễn, Dương Văn Ngà, Lại Hữu Tài, Bác vật Hồ Ngọc Chiếu… được tham dự Ban Chấp Hành Trung Ương và thành lập Ủy Ban Quân Sự tối cao.
    Mặt trận kháng chiến đóng tại làng Vĩnh Lộc (miệt Bà Quẹo 18 thôn vườn trầu) và có một tờ báo bí mật là tờ TỰ DO.
    Trước sự tham dự của các đại biểu, các đoàn thể:

    * Ðại diện các đoàn thể tôn giáo:
    - Ðức Huỳnh Giáo Chủ, Phật Giáo Hòa Hảo.
    - Lê Văn Tỵ đại diện Cao Ðài Tây Ninh .
    - Huỳnh Thơ Hương, đại diện Cao Ðài Hậu Giang.
    - Lê Văn Hậu, đạ diện Tịnh Ðộ Cư Sĩ .
    - Linh Mục Nguyễn Bá Sang, đại diện Thiên Chúa Giáo.
    * Ðại diện các đoàn thể chánh trị:
    - Phạm Thiều, đại diện phòng chánh trị khu 7.
    - Trần Văn Sâm, đại diện Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
    - Mai Thọ Trân, thay mặt Hà Huy Giáp đại diện Tổng Công Ðoàn và kỳ Bộ
    Việt Minh.
    - Nguyễn Văn Sâm , Nguyễn Bảo Toàn lãnh tụ và tổng thư ký Việt Nam
    Quốc Gia Ðộc Lập.
    - Phạm Hữu Ðức, Nguyễn Văn Nhân Ðại diện Huỳnh Long Ðảng.
    * Ðại diện các lực lượng quân sự:
    - Lê Trung Nghĩa, đại diện lực lượng kháng chiến
    - Phạm Ðịnh Công, thay mặt Nguyễn Bình khu trưởng khu 7.
    - Huỳnh Văn Trí chỉ huy trưởng Vệ Quốc Ðoàn Bà Quẹo kim đại diện lien chi Bình Xuyên.
    - Lại Hữu Tài, đại diện Vệ Quốc Ðoàn địa phương Sài Gòn, Chợ Lớn.
    - Phạm Hữu Ðức, chỉ huy trưởng chi đội 5 Vệ Quốc Ðoàn.
    - Vũ Tam Anh, chỉ huy trưởng đệ nhị sư đoàn dân quân cách mạng.
    - Huỳnh Tấn Chùa, chỉ huy trưởng chi đội 12 Vệ Quốc Ðoàn.
    - Châu Tỷ, chỉ huy trưởng du kích địa phương Sài Gòn, Chợ Lớn.
    - Lâm Văn Ðức, chi đội trưởng chi đội 25.
    - Nguyễn Văn Ðội, chi đội 7 đổi lại Trung đoàn 307.
    - Nguyễn Văn Mười, chi đội trưởng chi đội 8 Lực, Cao Ðài kháng chiến
    Tây Ninh.
    Sau ba ngày thảo luận, mọi người đồng ý lấy nghị quyết thành lập “Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp” với mục đích huy động các đoàn thể, tôn giáo, chánh trị và quân sự thành một chủ lực chống xâm lăng.
    * Thành phần ban chấp hành mặt trận:
    - Chủ Tịch: Hoàng Anh (Bí danh Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo).
    - Phó Chủ Tịch: Vũ Tam Anh.
    - Thư Ký: Mai Thọ Trân.
    - Tuyên Truyền: Lê Trung Nghĩa.
    - Ủy Viên quân sự: Huỳnh Văn Trí.
    - Cố Vấn: Phạm Thiều, Phạm Hữu Ðức, Trần Văn Lâm v.v…
    Ngoài ra, còn thành lập một ủy ban quân sự đặt trách tại làng Vĩnh Lộc (Bà Quẹo, 18 thôn vườn trầu). Và một tờ báo Tự Do làm cơ quan tranh đấu. Nhìn vào thành phần ban tổ chức “Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp” trong phiên hợp ngày 20-4-1946, chúng ta thấy rằng, do đại biểu các giới: Tôn giáo, chánh trị và quân sự chọn người tài đức bầu Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo làm Chủ Tịch Mặt Trận, chớ không phải Giáo Chủ tự tôn, tự đặt chức vụ cho Ngài mà Nguyên Hùng bày bác Giáo Chủ thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với dụng ý mưu lợi cá nhân!
    Tóm lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ đề ra Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội, cốt để chỉnh lý đạo Phật cho đúng với chánh pháp vô vi của Ðức Phật Thích Ca. Và Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, là do các đại biểu của đại hội bầu Ðức Giáo Chủ làm Chủ Tịch Mặt Trận để củng cố chủ lực kháng Pháp ở miền Nam Việt Nam! Nào phải do Giáo Chủ triệu tập đại hội và tự tôn Ngài! Nguyên Hùng bảo Giáo Chủ nghe theo Việt Châu đề ra “Viêt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội” và “Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp” để xoay trở cuộc diện với mưu đồ chánh trị là sai! Nguyên Hùng nhận xét nông nổi và độc đoán. Phải nói ngay thẳng rằng, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo hoan hỷ nhận chức vụ là do các đại biểu của quốc dân trong phiên đại hội ngày 24-4-1946 tại chiến khu 7 trao trách nhiệm quan trọng cho Giáo Chủ theo nguyên tắc“pháp lý” và “danh chánh ngôn thuận” mới đúng hơn!

    34/. NGUYÊN NHÂN XUNG ÐỘT GIỮA VIỆT MINH VÀ GIÁO PHÁI.

    Nguyên Hùng nói: “Nguyên nhân các vụ xung đột là do Tây cho bọn phòng nhì khiêu khích. Chúng trà trộn trong bộ đội giáo phái bắn vào Việt Minh. Nóng mũi ta bắn trả làm đổ máu tùm lum vô tình ta mắc mưu địch. Mặc khác bọn phòng nhì ám hại tín đồ rồi phao tin Việt Minh tiêu diệt giáo phái. Thế là bên đạo ùn ùn lùa bắt Việt Minh trả thù”. (trang 280).
    Nguyên Hùng nên biết: tổ chức hàng ngũ Việt Minh và giáo phái trong đó có rất nhiều nhà trí thức lãnh trọng trách. Ðám phòng nhì Pháp dễ “trà trộn” trong bộ đội giáo phái bắn Việt Minh lấy cớ phao phản cho Việt Minh được sao? Dù đám trẻ nít rong chơi ngoài đường cũng chưa đến đổi ngu ngốc lầm mưu như vậy! Và bọn phòng nhì Pháp “trà trộn” trong giáo phái bắn Việt Minh tạo cớ cho Việt Minh bắn trả lại và ám sát tín đồ rồi phao phản cho Việt Minh tiêu diệt giáo phái. Ngay trong lúc ấy (1945-1947) sao Việt Minh không đem ra bằng chứng vạch rõ bộ mặt nạ tội lỗi đó cho đôi bên không lầm mưu địch để giữ tình đoàn kết được bền chắc, chủ lực lành mạnh đánh đuổi quân xâm lược? Ðể đến hôm nay (1990) trên bốn mươi năm Nguyên Hùng mới thanh minh như thế?
    Nguyên Hùng còn nói:“Bên đạo ùn ùn lùa bắt Việt Minh để trả thuø”. Hùng tưởng Việt Minh như bầy vịt, bên đạo muốn lùa bắt dễ dàng chừng nào cũng được ư? Trong khi đó, Viêt Minh đã có chánh quyền và quân đội ở các địa phương.
    Nguyên Hùng cho rằng:“Bọn phòng nhì ám sát tín đồ rồi phao tin Việt Minh tiêu diệt giáo phái” .Thử hỏi:
    - Việt Minh tử hình những cán bộ cao cấp của Phật Giáo Hòa Hảo như: Chung Bá Khánh, Ðỗ Hữu Thiều, Nguyễn Văn Thời, Nguyễn Hữu Giáp tại vàm Láng Thé (Trà Vinh), ngày 24 tháng 9 năm Ất Dậu (1945).
    - Viêt Minh hành quyết ba nhân vật trọng yếu của Phật Giáo Hòa Hảo như: Nguyễn Xuân Thiếp, Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ của Ðức Huỳnh Giáo Chủ), Trần Văn Hoành (trưởng nam của Tổng Tư Lệnh Trần Văn Soái) tại Cần Thơ ngày 2 tháng 9 năm Ất Dậu ( 7-10-1945 ).
    - Ðêm mùng 4 tháng 8 năm Ất Dậu ( 9-9-1945) Trần Văn Giàu bao vây văn phòng Ðức Giáo Chủ tại số 8 góc đường Sohier Miche, bắt nhiều tín đồ trọng yếu, chỉ có Giáo Chủ thoát nạn.
    - Và đến Bửu Vinh lập mưu ám hại Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo tại Ðốc Vàng Hạ, đêm 25 tháng 2 nhuần năm Ðinh Hợi ( 16-4-1947) v.v…Như thế đều do bọn phòng nhì Pháp “trà trộn” trong bộ đội giáo phái ám sát Ðức Huỳnh Giáo Chủ và tín đồ Hòa Hảo, hay nguyên nhân do ai chủ mưu gây hấn hành động phi nhân đạo nầy???
    Nguyên Hùng muốn biết rõ thêm nguyên nhân các vụ xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo trong thời ấy (1945-1947) do ai gây hấn? Nguyên Hùng phải xét lại: Tại sao lúc đó bên Hòa Hảo số cán bộ trọng yếu bị Việt Minh ám hại rất nhiều. Còn bên Việt Minh số cán bộ cao cấp không hề bị hại. Mà chỉ bị hại một số ít hạ cấp ở các địa phương thôi? Ðiều nầy có phải chứng tỏ rằng, nguyên nhân do bên Việt Minh cố ý gây hấn chăng? Bởi kẻ cố ý đương nhiên họ phải phòng thủ trước nên không thể hại họ được. Do đó, số cán bộ cao cấp bên Việt Minh không bị hại. Trái lại, số lãnh đạo, cán bộ cao cấp bên Hòa Hảo thật tình, tin vào sự hợp tác giữa đôi bên nên không phòng thủ trước. Không phòng thủ trước tức bị đối phương sát hại. Ðiển hình là những nhân vật trọng yếu của Hòa Hảo bị Việt Minh ám hại rất nhiều.
    Còn số người hạ cấp của Việt Minh ở các địa phương bị giết là do một số võ sĩ, được kết nạp vào hàng ngũ Bảo An đội, mà trong khi Ðức Giáo Chủ và những vị lãnh đạo cao cấp bên Hòa Hảo lớp chết, lớp bị Viêt Minh khủng bố tan rã, không ai chỉ đạo khiến cho số võ sĩ ấy không dằn được sự phẩn uất cực độ khiến đôi bên phải đi đến chỗ hành động vô ý thức, nên mới có sự chết chóc số người hạ cấp của Việt Minh ở các địa phương.
    Xét kỹ lại, việc xô xát thời quá khứ kể trên, nguyên nhân do Việt Minh cố ý gây hấn, còn bên Hòa Hảo vô tình, chỉ tự vệ đó thôi! Là công dân biết yêu tổ quốc, những gì đã qua, để cho nó qua luôn, tốt hơn. Nguyên Hùng dàn dựng lý luận của đứa trẻ ranh, mong qua mắt đồng bào, đổ tội cho giáo phái. Không được đâu!

    35/. NGUYÊN HÙNG VIẾT SAI VỀ VỤ ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN ÐỐC VÀNG.

    Nguyên Hùng viết: “…Nghiên cứu về tình hình miền Tây, Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ thấy cách hay nhất là đưa Sổ về miền Tây thuyết phục tín đồ dẹp bỏ hận thù để chung sức chống Pháp.”( trang 242-hàng 20 )

    Và:
    “…Trước khi được thư mời của giáo sư Trần Văn Nguyên, Sổ được biết tại miền Tây đã có thành lập một ban hòa giải các vụ xung đột Việt Minh Hòa Hảo. Ban nầy gồm có ông Hoàng Dự Khương (Việt Minh), linh mục Nguyễn Bá Luật (Công Giáo) và Mai Văn Dậu (Hòa Hảo). Sổ đinh ninh ông Nguyên cũng sẽ lập một ban hòa giải ở khu 8 như thế. Trên mui ghe ống của Sổ cùng bốn vệ sĩ là Mười Tỷ, Dùng, Quắn và Khả. Ghe tới chợ Ba Răng vào tám giờ sáng đã có giáo sư Nguyên đón tại bến. Sổ và Nguyên lần lược nói chuyện trước đồng bào, kêu gọi dẹp thù riêng lo cứu nước. Ðến trưa hai ông về văn phòng Ủy Ban Hành Chánh Long Xuyên đóng trong ngọn Ðốc Vàng (Tân Phú) ăn cơm và nghỉ ngơi, rồi cùng thảo luận hiệu triệu kêu gọi toàn dân đoàn kết chống xâm lăng. Không có giấy báo để in, phải in trên giấy học sinh, in bằng bột nếp. Bản hiệu triệu mang hai chữ ký của Huỳnh Phú Sổ và Trần Văn Nguyên. Ðích thân trưởng ty thông tin đóng ở nhà chủ ấp Bờ. Cuộc thương lượng có mặt Ba Ðôn, bí thư tỉnh ủy Long Xuyên, Ngô Tam Tự ủy viên chính trị (người miền Bắc) Nghĩa-cơm-cháy biệt hiệu được các bạn tù đặt từ Côn Ðảo. Ăn cơm tối xong, bản hiệu triệu cũng in xong. Sổ đóng dấu Ủy Viên đặc biệt của mình ngay dưới chữ ký. Giáo sư Thăng (cũng gọi là Thăng Mập) Ủy viên quân sự của tỉnh được giao công tác phổ biến hiệu triệu nầy. Trước đó là một ngày có lộn xộn ở xã Mỹ Hội Ðông và Nhơn Mỹ. Bảo An Hòa Hảo bắt khoảng 400 Việt Minh giam tại Giồng Bánh Lái. Ban hòa giải định sáng hôm sau qua đó để giải quyết vụ xung đột nghiêm trọng nầy.”
    Nguyên Hùng nói: “… Trước đó một ngày có lộn xộn ở xã Mỹ Hội Ðông và Nhơn Mỹ. Bảo An Hòa Hảo bắt khoảng 400 Việt Minh giam tại Giồng Bánh Lái. Ban hòa giải định sáng hôm sau qua đó để giải quyết vụ xung đột nghiêm trọng nầy.” (trang 243 - hàng 8).
    Vùng Mỹ Hội Ðông và Nhơn Mỹ nói chung là vùng Chợ Mới tín đồ Hòa Hảo 90 phần trăm. Việt Minh hai xã đó đâu có bao nhiêu người mà bị Hòa Hảo bắt nhiều như thế? Vả lại, theo Nguyên Hùng cho biết trong mấy ngày đó hiện trường có đủ mặt Ba Ðôn Bí thư tỉnh Long Xuyên, Ngô Tam Tự Ủy viên chính trị miền Bắc, giáo sư Thăng Ủy viên quân sự tỉnh, Công an, Quốc vệ đội .v.v…thì Bảo An Hòa Hảo lo rút lui không kịp, nào dám chường mặt ra bắt Việt Minh! và giữa lúc nầy phe nào theo phe nấy, Việt Minh dại gì để bị bắt 400 người. Nói như việc trẻ chơi! Phi chơn lý!
    “Cũng trong đêm ấy, đại đội 66 của Bửu Vinh và Ðào Công Tâm đóng tại ngôi nhà ma. Ðây là nhà của hương chủ Hớn mà trước kia, con gái ông thắt cổ tự tử trong nhà, thiên hạ đồn cô hiện hồn về nên ngôi nhà được đặt tên như thế.
    Tám giờ đêm 16 tháng 4 năm 1947, có tin Huỳnh Phú Sổ trốn ra vàm Ðốc Vàng là vùng tạm chiến. Lập tức lệnh báo động được ban cho cac ngành công an quốc vệ đội, công an xung phong. Trưởng ty công an Nguyễn Kim Nha anh em bạn dì với Sổ. Ông Cả Bộ có hai đời vợ, vợ trước sanh được một gái đặt tên là Hai Ðê rồi chết. Vợ sau tên là Lê Thị Nhậm sanh bốn con: Cô Ba Cụt, cậu Tư Xển tức Huỳnh Phú Sổ, kế đó là cô năm Huỳnh Thị Kim Biên và Huỳnh Phú Mậu. Vợ trước của Cả Bộ là dì của Tư Nha. Chị Ba Cụt cùng một tuổi với Tư Nha. Sổ nhỏ hơn Tư Nha năm tuổi. Bởi Tư Nha có bà con với Sổ nên nhiều người nghi ngờ Tư Nha không hết lòng trong việc vây bắt Sổ.
    Quốc vệ đội do đồng chí Mão chỉ huy, công an xung phong do Lâm Thành Ken chỉ huy. Tất cả được huy động chận đón ở những ngõ ngách đưa ra khỏi vùng giải phóng. Vào chín giờ đêm ghe Sổ đi ngang trạm gác. Lính gác gọi nhưng ghe ghé bên Tân Thạnh với ý đồ ra bãi Cái Vạn để về Cù Lao Tây.
    Lính gác chận ghe lại. Bảo vệ Mười Trí bắn một loạt tiểu liên về phía trạm gác. Không bao lâu Bửu Vinh tới. Thấy Sổ lo sợ ông nói:
    Tôi rất tiếc về việc nổ súng vừa rồi tại trạm gác. Mấy anh bảo vệ của ông đã chạy thoát, chắc chắn sẽ loan tin làm lộn xộn mọi người. Tôi đề nghị ông thảo một bức thơ cho bổn đạo an tâm. Tôi có nhiệm vụ bảo vệ ông và đưa ông về Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ. Sổ suy nghĩ một lúc rồi đưa bút máy ra viết:

    ỦY BAN HÀNH CHÁNH VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
    Tỉnh Long Xuyên Ðộc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc

    “ Ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ. Tôi vừa hội hợp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi cùng ông Vinh suýt chết . Chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra. Trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay bị mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động.
    Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.
    Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.
    Phải triệt để tuân lệnh”.
    9 giờ đêm tháng 4 năm 1947
    ký tên Sổ.


    Tình hình bây giờ rất găng. Tỉnh ra lệnh tản cư để tránh thiêt hại vì Bảo An Hòa Hảo có thể qua giải vây cứu Thầy. Ủy ban và tỉnh ủy Long Xuyên hợp khẩn về cách xử lý Sổ. Tất cả đều nhất trí đưa Sổ về Phong Mỹ, tại đây có đại đội Hồ Chí Minh do Nguyễn Văn Thơm, Nguyễn Hoàng và Tư Hiền Ðại chỉ huy. Trong cánh quân 2k còn có ba đại đội nữa, đại đội 66 của Bửu Vinh, Ðào Công Tâm và Nguyễn Văn Danh, đại đội 64 của Trần Thắng và đại đội 21 do Trần Văn Hoài tức Hoài U và Nguyễn Bá chỉ huy. Bốn đại đội trong cánh quân 2k có nhiệm vụ bọc hậu Ðồng Tháp tiến quân ép ra bờ sông Tiền.
    Lẽ ra thì tỉnh phải giao Sổ cho ty công an giữ nhưng vì tình hình đó rất găng. Bảo An Hòa Hảo có thể bạo loạn “cướp tù xa” mà lực lượng công an tỉnh không đủ sức đương cự. Thứ nữa trưởng ty công an Tư Nha là bà con họ hàng với Sổ. Không ai bàn gì với Tư Nha về Sổ. Ý kiến của Tư Nha cũng không được ai chú ý cũng vì lẽ ấy. Tỉnh giao Sổ cho bộ đội vì trong tình huống xấu bộ đội có đủ sức giữ được Sổ. Trong đêm 17 Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh hợp bàn cách giải quyết số phận Sổ. Trong cuộc hợp có Bí thư Tỉnh ủy Ba Ðôn. Trưởng ty công an Tư Nha, Bửu Vinh và Ðào Công Tâm, Hoành, Tư Hiền Ðại v.v…Ba Ðôn thuộc nhóm giải phóng lúc thoái trào đã lặn sâu vào nông dân miền Tây và đạo Hòa Hảo. Ông cho đạo Hòa Hảo là tàng dù che chở cho dân trước sự khủng bố của giặc.
    Tư Nha hoạt động cách mạng từ nhỏ, hai lần bị đày Côn Ðảo, lần đầu năm 1935 đến năm 1936 mãn hạng. Ông bị bắt lần thứ hai vào năm 1940 cho đến cách mạng tháng tám 1945 ta đưa thuyền ra đảo rước về. Bửu Vinh là dân hoàng tộc gọi Bảo Ðại bằng chú nói giọng Huế lai Nam. Còn Ðào Công Tâm là người miền Bắc cũng từ Côn Ðảo về sau 1945. Cuộc hợp của Tỉnh ủy còn một số người nữa, nhưng chung quy chỉ có hai nhóm, nhóm dân chính và nhóm quân sự. Nhóm dân chính muốn giữ Sổ lại để chờ có lực lượng tương đối bảo đảm hộ tống đưa Sổ vào xứ ủy. Họ lo ngại Bảo An Hòa Hảo bạo loạn cướp Thầy. Trong trường hợp đó họ sợ không đủ sức để giữ được Sổ. Vả lại, lúc đó là cao điểm trong tiến quân đối phó bạo loạn Cao Ðài ở miền Ðông, và Hòa Hảo ở miền Tây.
    Tình hình càng thêm rối khi có tin các cánh quân Bảo An Hòa Hảo của Ba Cụt, và Nguyễn Giác Ngộ thọc sâu vào chiến khu với ý đồ giải thoát Sổ.
    Tư Nha cực lực chống lại chủ trương tiến quân đối phó với Hòa Hảo và tâm lý “khử cho xong việc” của nhóm quân sự. Ông cho rằng mạng người lớn lắm, nhất là con người đó biết sợ chết . Ta không nên quyết định một cách quá đơn giản như vậy. Nhưng nhóm quân sự có lý lẽ của họ. Chúng tôi không bảo vệ nổi. Lo đánh đã mệt, sức đâu mà bảo vệ!
    Ba Ðôn cùng một quan điểm với Tư Nha. Ông chủ trương hòa hoãn, hy vọng tình hình sáng sủa hơn.
    Trong khi đó tin Năm Lửa đầu Tây dẫn lính Bảo An đi ruồng bố đụng ai giết nấy để trả thù cho Thầy. Nguyễn Giác Ngộ thì dè dặt hơn vì tin nơi tờ hiệu triệu của Sổ viết trong đêm 16 tháng 4 năm 1947. Ngộ đang lóng ngóng chờ tin. Còn Ba Cụt thì xách bộ đội lưu động thọc sâu vào Hồng Ngự đánh phá ác liệt. Cuộc hợp rất căng giữa hai nhóm dân chính và quân sự. Số phận của Sổ được thảo luận từ đầu hôm đến 01 giờ khuya. Nhóm quân sự thắng thế với chủ trương để Sổ trốn thì hậu quả không thể lường được. Tốt hơn là nên “tùy cơ ứng biến”. Thiểu số phải phục tùng đa số, là nguyên tắc. Những người có mặt trong phiên hợp ký tên vào biên bản.[SUP](1)[/SUP] (trang 251 đến 256).

    36/. NGUYÊN HÙNG DỤNG TỪ KHÔNG ÐÚNG NGHĨA.


    Nguyên Hùng dụng từ không đúng nghĩa. Ngoài bìa quyển Sư Thúc Hòa Hảo nầy, Hùng còn đề tựa là “tiểu thuyết”.
    Tiểu thuyết là do trí tưởng tượng viết ra. Quyển Sư Thúc Hòa Hảo nói về Ðức Huỳnh Giáo Chủ, Ngài Phạm Công Tắc và ông Mười Trí v.v… Ðây là chuyện thực tế thời sự hay lịch sử. Nguyên Hùng gọi “tiểu thuyết”, không đúng!
    Và Nguyên Hùng còn nói: “… Nguyễn Giác Ngộ thì dè dặt hơn vì tin nơi tờ hiệu triệu của Sổ viết đêm 16-4-1947. Ngộ đang lóng ngóng chờ tin.” (trang 256 hàng 8).
    Nguyên Hùng chưa hiểu ý nghĩa của biến từ “Hiệu Triệu” như thế nào? Hiệu triệu là lời kêu gọi quần chúng hưởng ứng một việc gì quan trọng, nhất là việc đất nước . Còn ở đây là một bức thơ, có thể nói là một huấn lệnh Ðức Giáo Chủ gởi cho các tướng sĩ của Ngài, nghiêm cấm việc kéo quân đi báo thù. Nguyên Hùng gọi đây là tờ hiệu triệu là sai.
    Dụng từ không đúng nghĩa, ý tứ sai lầm là sở trường của Nguyên Hùng trong tác phẩm nầy.

    37/. NGUYÊN HÙNG VU KHỐNG ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ TRỐN.
    ---
    (1) Vì phải chép y theo lối hành văn của tác giả dài dòng quá, nên khó thể tóm gọn lại được.

    Nguyên Hùng nói: “…Tám giờ đêm 16 tháng 4 năm 1947, có tin Huỳnh Phú Sổ trốn ra vùng Ðốc Vàng là vùng tạm chiến. Lập tức lệnh báo động được ban cho các ngành công an, quốc vệ đội, công an xung phong…”(trang 252 hàng 28).
    “…Tất cả được huy động chận đón ngõ ngách đưa ra vùng giải phóng …”(trang 253 hàng 11).
    Trong một đoạn khác Nguyên Hùng nói: “… Nghiên cứu về tình hình miền Tây, Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ thấy cách hay nhất là đưa Huỳnh Phú Sổ về miền Tây thuyết phục tín đồ dẹp bỏ thù hận để chung sức chống Pháp. Thư mời Ủy viên đặc biệt Nam Bộ được cấp tốc gởi cho Sổ…” (trang 242 hàng 20).
    Và:“…Ngày 15 tháng 4 năm 1947, Sổ được thư mời của giáo sư Trần Văn Nguyên, Thanh Tra chánh trị miền Nam hợp tại Ba Răng về vấn đề hòa giải các xung đột giữa Hòa Hảo và Việt Minh…” (trang 248 hàng 27).
    Nguyên Hùng cho biết, do Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ và thư mời của giáo sư Trần Văn Nguyên ( Thanh Tra chánh trị miền Nam) mục đích yêu cầu Ðức Huỳnh Giáo Chủ đi hòa giải vụ xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo ở miền Tây. Như vậy, Giáo Chủ đi có công lệnh, thì bất cứ nơi nào ở miền Tây, Ðức Giáo Chủ vẫn có quyền đi lại hà tất phải trốn làm chi!
    Vả lại, trốn tức là sợ, nếu sợ thì Ðức Huỳnh Giáo Chủ không đi dự. Phiên hợp, hoặc phái người khác đi, hoặc đem theo một, hai Ðại đội võ trang ủng hộ có phải an toàn không? Vì lúc đó quân đội Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ có hàng ngàn quân hùng mạnh đóng tại thôn Phú Thành. Chớ Giáo Chủ đâu có đi với một ít người vào sào huyệt của số người mà Ngài đang nghi hoặc! Và Ðức Huỳnh Giáo Chủ định trốn, thì phải bỏ ghe lên bờ đi tắt về Phú Thành nơi đóng quân của Ngài, có quân đội bảo vệ tiện lợi hơn. Chớ mang chi chiếc ghe kềnh càn, chèo quanh co theo lòng rạch, phải bị các trạm gác ngăn chận, và chờ Bửu Vinh đuổi theo bắt lại. Nguyên Hùng là một nhà văn hiện đại nói chuyện phi lý thế ư?
    Và theo Nguyên Hùng, thì do Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ yêu cầu Ðức Giáo Chủ về miền Tây để hòa giải vụ xung đột đôi bên Việt Minh và Dân Xã. Như vậy, Ðức Giáo Chủ đi có công lệnh, thì Ngài được quyền đi lại bất cứ một nơi nào ở miền Tây. Hà tất phải trốn tránh ai?

    38/. NGUYÊN HÙNG VIẾT TRONG GIỜ BIẾN CỐ KHÔNG ÐÚNG SỰ THẬT.

    Nguyên Hùng viết: “…Vào chín giờ đêm ghe sổ đi ngang trạm gác. Lính gác gọi nhưng ghe ghé phía bên Tân Thạnh với ý đồ ra bãi Cái Vạn để về Cù Lao Tây. Lính gác chận ghe lại, Bảo vệ Mười Tỷ bắn một loạt tiểu liên về phía Trạm gác. Không bao lâu Bửu Vinh tới ”(Trang 253, hàng 13). Căn cứ theo bức thơ của Ðức Giáo Chủ gởi về cho ông Trần Văn Soái, ông Nguyễn Giác Ngộ và những người thoát nạn chạy về báo cáo, thì nội dung Nguyên Hùng viết trong giờ biến cố, không đúng! Vì trong thơ, Ðức Giáo Chủ cho biết:
    “Tôi vừa hội họp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố. Tôi và ông Vinh suýt chết” nghĩa là Ðức Giáo Chủ cho biết: Ngài mới vào bàn họp với Bửu Vinh, thì bỗng đâu có sự biến cố xảy ra. Thiếu chút nữa, Ngài và Bửu Vinh phải chết! Nếu lúc đó không có mặt Bửu Vinh, đâu có chi gọi là giữa Ðức Giáo Chủ và Bửu Vinh suýt chết? Và sự biến cố này, xảy ra trong một phiên họp, chớ đâu phải xảy ra nơi “trạm gác”.
    Trong thơ Ðức Giáo Chủ nói rõ thêm “trong mấy anh em phòng hộ không biết chết hay chạy đi đâu”. Còn Nguyên Hùng nói: “Lính gác chặn ghe lại”. Bảo vệ Mười Tỷ bắn một loạt tiểu liên vào phía trạm gác. Không bao lâu Bửu Vinh tới! Nghĩa là Bửu Vinh không có tổ chức bắn giết người phía bên Giáo Chủ. Nếu không có bắn giết, tại sao trong thơ Ðức Giáo Chủ nói: “trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi đâu?” Có bắn giết mới có sống, chết mà chạy tản lạc chớ.
    Và nếu trong giờ biến cố Bửu Vinh có tốt lòng, không bắn giết người phía bên Giáo Chủ. Thử hỏi: trong bốn phòng vệ của Giáo Chủ mất tích hết ba người. Ba người đó còn sống, hoặc chết, hay ở đâu, thời gian thêm 40 năm (1947-1999) sao vẫn bặt vô âm tín?
    Vả lại, anh Mười Tỷ bắn một loạt tiểu liên vào phía bên trạm gác. Phía bên trạm không bắn trả lại, chứng tỏ bên trạm gác không có súng. Nếu có súng ai chịu thua ai. Và vì trong thời đó du kích địa phương phần nhiều chỉ có vũ khí bén cùng một vài trái lựu đạn thô sơ để canh gác chứ không có súng tốt. Khi nào có việc bất thường họ thổi tù và cùng đánh mõ báo động thôi.
    Hơn thế, bốn phòng vệ của Ðức Giáo Chủ trong tay mỗi người đều có tiểu liên (thời đó tiểu liên rất có uy lực), nên phía trạm gác không dám bắn trả lại. Không dám bắn trả lại, tức họ sợ và chạy “tứ tán” hết. Ngay khi ấy Ðức Giáo Chủ và bốn phòng vệ của Ngài vẫn thong thả rút lui về Phú Thành thì vẫn được an toàn. Tội gì Ngài phải ở lại chờ Bửu Vinh tới bắt?
    Tóm lại, Nguyên Hùng nói trong giờ biến cố vụ Ðức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Ðốc Vàng đêm 16-4-47 là hoàn toàn sai sự thật.

    39/. NGUYÊN HÙNG NÓI ÔNG NĂM LỬA ÐẦU TÂY DẮT LÍNH ÐI RUỒNG BỐ.

    Nguyên Hùng nói: “Trong đêm 17 tỉnh Ủy và Ủy ban tỉnh họp bàn cách giải quyết số phận Sổ…”(hàng 31-trang 254)

    “…Nhóm dân chính muốn giữ Sổ lại để chờ có lực lượng tương đối bảo đảm hộ tống đưa về Xứ ủy…”(hàng 15-trang 355).
    “…Trong khi đó tin Năm Lửa đầu Tây dẫn lính Bảo An Hòa Hảo đi ruồng bố đụng ai giết nấy để trả thù cho Thầy” (hàng 6, trang 256)

    Nguyên Hùng nói không đúng sự thật. Ðêm 17-4 -1947, tức sau một đêm vụ biến cố, Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh mới họp…Trong khi đó ông Năm Lửa và Nguyễn Giác Ngộ còn đang đóng quân tại Phú Thành chờ tin tức về vụ biến cố! Ðến ngày 18 tháng 5 năm 1947, nghĩa là sau vụ biến cố hơn một tháng ông Năm Lửa mới ký Hiệp định Liên quân với Pháp tại Cần Thơ.
    Như vậy, ngay trong đêm 17-4 -1947 làm sao có việc nghe tin ông Năm Lửa đầu Tây dẫn lính Bảo an Hòa Hảo đi ruồng bố cho được trong khi ông Năm Lửa vẫn còn đóng quân tại Phú Thành mà ngay trong đêm 16-4-1947 Ðức Giáo Chủ đã viết thơ cấp báo về Phú –Thành cho ông Năm Lửa và Nguyễn Giác Ngộ hay biết về vụ biến cố này.
    Nguyên Hùng dùng lí luận trẻ con viết sai sự thật. Nguyên Hùng nói: “trong khi đó tin năm Lửa đầu Tây dẫn lính Bảo An Hòa Hảo đi ruồng bố đụng ai giết nấy để trả thù Thầy…”(hàng 15 trang 355).
    Thử hỏi ông Năm Lửa nào đang đóng quân tại Phú Thành chờ trông tin tức? Và ông Năm Lửa dù có nóng lòng cũng phải chờ xong phiên họp cấp trên chỉ thị. Luôn cả Bửu Vinh cũng vậy. Khi gặp biến cố xảy ra, cũng phải chờ lệnh thượng cấp chỉ thị mới dám thi hành âm mưu đen tối!
    Nhưng chiều ngày 16-4-47 Trần Văn Nguyên gặp Ðức Huỳnh giáo Chủ và cho biết: là có lệnh Nam Bộ mời Ðức Huỳnh giáo Chủ. Và Trần Văn Nguyên trở về dự phiên họp bất thường ở miền Ðông. Ðức giáo Chủ không đi được lí do phải ở lại hòa giải cuộc xung đột ở miền Tây.
    Trần Văn Nguyên cho biết: 6 giờ chiều đó Nguyên phải đi mới kịp giờ dự hội. Sự vắng mặt của ông Trần Văn Nguyên trong đêm đó, ai cũng phải nói Trần Văn Nguyên đã biết những gì phải xảy ra trong đêm ấy như thế nào rồi.

    CHƯƠNG HAI

    1. ÐÍNH CHÁNH VỀ VỤÏ ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN ÐỐC VÀNG.

    Chúng tôi xin đính chánh đại cương về vụ Ðức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Ðốc Vàng ngày 25 tháng 2 nhuần năm Ðinh Hợi.(16-4-1947). Cuối năm Bính Tuất (1946) Ðức Huỳnh giáo Chủ ra lệnh cho ông Trần văn Soái di chuyển thêm một đạo binh lên miền Ðông (khu 7) để củng cố thực lực ở đây.
    Rồi vì trong bưng bị địch quân đốt phá, và vì việc hòa giải cuộc xung đột giữa Việt Minh và Hòa Hảo, nên Ðức Giáo Chủ phải chuẩn bị cuộc di binh về miền Tây. Vào lúc 9 giờ tối ngày 23 tháng 3 dương lịch năm 1947 đoàn binh của Ðức Giáo Chủ rời khỏi Vàm Vè (khu 7, miền Ðông). Trên mười ngày sau, nghĩa là ngày 6-4-1947 đoàn binh của Ðức Giáo Chủ về tới ngọn rạch Ba Răng. Ðình binh tại Thôn Phú Thành (Long Xuyên). Cuộc di binh này có nhiều trở ngại, nhưng đoàn binh của Ðức Giáo Chủ vẫn được an toàn.
    Ðình quân tại Phú Thành vài hôm thì Ðức Giáo Chủ được thư của Trần Văn Nguyên, Thanh Tra Chánh Trị miền Tây (Việt Minh) mời Ngài hội nghị. Ðức Giáo Chủ nhận lời.
    Vào lúc 7 giờ sáng ngày 24 tháng 2 nhuần năm Ðinh Hợi (15-4-1947) Ðức Giáo Chủ xuống ghe đi dự hội. Cùng với Thơ Ký Huỳnh Hữu Thiện, ông Ðại đội trưởng Chi đội 30,
    bốn phòng vệ và ba người chèo ghe, cộng là mười người. Vũ khí có bốn tiểu liên, và ba súng lục.
    8 giờ sáng đến chợ Ba Răng, có Trần Văn Nguyên xuống bến chợ đón tiếp. Sau mười phút Ðức Giáo Chủ đứng lên kêu gọi đôi bên Việt Minh và Dân Xã gát bỏ hận thù, lo đoàn kết chống xâm lăng. Tiếp theo lời Giáo Chủ, Trần Văn Nguyên cũng kêu gọi đồng bào cùng ý nghĩa như trên.
    Hôm ấy, Ðức Giáo Chủ dùng cơm trưa trong một căn phố gần đó. Lối 12 giờ trưa, Nguyên và một thơ ký xuống ghe cùng đi với Ðức Giáo Chủ đến thăm phòng Ủy Ban Hành Chánh tỉnh Long Xuyên đóng tại rạch Ðốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú).
    Tại đây Ðức Giáo Chủ và Trần Văn Nguyên có thảo nhiều tờ hiệu triệu, kêu gọi hai bên Việt Minh, Hòa Hảo chấm dứt việc xô xác lẫn nhau. Ðồng thời công bố cho đồng bào biết rằng, các vị chỉ huy cao cấp hai bên đã bắt tay nhau lo chống thực dân Pháp.
    Sau khi dùng cơm chiều xong, Ðức Giáo Chủ xuống ghe đến nhà một tín đồ gần đó nghỉ.
    Sáng ngày 25 tháng 2 nhuần năm Ðinh Hợi (16-4-1947), 7 giờ sáng Ðức Huỳnh Giáo Chủ trở lại chỗ cũ hội đàm với Trần Văn Nguyên. Ông Ngô Trung Hưng Ðại đội trưởng, Ðại đội 2/30 và một nhân viên của Nguyên được phái đi hòa giải trong tỉnh Long Xuyên. Ðức Giáo Chủ xuống ghe nghỉ. Khoảng 12 giờ trưa Bửu Vinh kéo Ðại đội 66 của y phục kích xung quanh văn phòng. Và Bửu Vinh gởi cho Ðức Giáo Chủ một bức thơ. Xem thơ xong, Giáo Chủ bước lên văn phòng (trong vòng binh của Bửu Vinh). Bốn phòng vệ của Ðức Giáo Chủ cầm súng đứng bốn góc văn phòng. Lúc tiếp chuyện, Bửu Vinh có một cử chỉ thù hận. Mãi đến 2 giờ chiều, Bửu Vinh đưa ra một tờ báo cáo ở Lấp Vò, Vàm Cống (Long Xuyên). Dân Xã giết Việt Minh nhiều, y yêu cầu Ðức Giáo Chủ đến tận nơi giàn xếp. Ðức Giáo Chủ trả lời: “Ðể rồi tôi sẽ phái người đến đó”. Bửu Vinh buộc Giáo Chủ phải đi. Cuộc bàn cãi đến đây gây cấn. Sau cùng Bửu Vinh cũng nhất định yêu cầu Ðức Giáo Chủ phải đi! Ðức Giáo Chủ ưng thuận. Nhưng điều kiện Bửu Vinh phải đi với Ngài. Bửu Vinh từ chối và trả lời: “Nếu một nhân viên cao cấp của Chánh phủ đi với những người trong đoàn thể Hòa Hảo thì phải có một bộ đội Vệ Quốc đoàn võ trang theo ủng hộ”. Ðức Giáo Chủ trả lời: “Nếu quí ông nói vậy, tại sao tôi có một ít người, không bộ đội ủng hộ mà dám đi trong sào huyệt của quí ông? Như thế quí ông không thành thật!”
    Bửu Vinh trả lời không được, nên chịu đi và mời Ðức Giáo Chủ tới văn phòng của y rồi sẽ đi luôn. Ðức Giáo Chủ nhận lời. Bửu Vinh rút binh ra đóng căn cứ phía ngoài vàm.
    Tiếp theo đó, Trần Văn Nguyên trao cho Ðức Giáo Chủ một mảnh giấy và nói rằng: “Tôi vừa tiếp được điện tín của Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ mời ông và tôi trở về Miền Ðông gắp để dự phiên họp bất thường.” Ðức Giáo Chủ nói: “Tôi không thể trở về miền Ðông dự phiên họp này được, vì cần phải ở lại đây giải quyết cho ổn thỏa những vụ xung đột”. Ông Nguyên cho biết, ông phải đi ngay buổi chiều đó mới kịp giờ. Y lời hẹn Ðức Giáo Chủ xuống ghe đi ra văn phòng Bửu Vinh cùng đoàn tùy viên: 3 người chèo, 4 phòng vệ, thư ký Thiện và ông Ðại đội trưởng Chi đội 30, kể luôn Ðức Thầy là 10 người, vũ trang 4 tiểu liên, 3 súng lục. Ði dọc đường Ðức Giáo Chủ hỏi 4 phòng vệ: “Nếu thả ở đây, anh em có biết đường về Phú Thành không? Anh Mười Tỷ đáp biết và chỉ hướng. Ðức Giáo Chủ gật đầu nói phải và Ngài dạy: Cứ nhắm hướng sao cày chạy về thì đúng.
    Và Giáo Chủ than: “Nay là ngày đau khổ nhứt. Ôi! Sao mà đau khổ quá như vầy?”
    Trời tối đen như mực, đi một đổi xa xa, trên bờ có tiếng kêu ghe ghé, ông Thiện chạy lên cho coi giấy tờ. Thì ra người kêu ghe ghé đó chính là Bửu Vinh. Vinh mời Ðức Giáo Chủ lên văn phòng họp. Giáo Chủ đi với bốn phòng vệ. Còn thư ký Thiện, Ngài không cho theo. Văn phòng đặt trong một ngôi nhà ngói [SUP](1)[/SUP], Ðức Giáo Chủ ngồi giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh, bốn phòng vệ cầm súng đứng bốn góc.
    Khoảng mười phút sau, lối 7 giờ 30 có 8 người lính của Bửu Vinh ở ngoài đi vô chia ra đâm chết ba phòng vệ của Ðức Giáo Chủ. Chỉ có anh Mười Tỷ thoát ra ngoài bắn một loạt tiểu liên, Ðức Giáo Chủ lẹ tay quạt tắt chong đèn, trong văn phòng tối thui, không ai biết Ðức Giáo Chủ đi đâu cả. Tiếng súng nổ dữ dội, tiếng tù và lẫn tiếng mõ báo động một gốc trời. Ông Thiện và ba người chèo ghe chạy về Phú Thành báo tin cho các tướng lãnh hay. Tất cả binh sĩ cương quyết đem hết toàn lực đi báo thù! Nhưng vào lúc 11 giờ khuya có một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở gần chỗ xảy ra cuộc bạo hành đó phi ngựa mang đến Phú Thành một bức thơ chính của Ðức Giáo Chủ trao tận tay, các Tướng Sĩ đành phải tuân lệnh án binh bất động.
    ---
    (1) Nhà Ông Ðủ, thôn Tân Phú, ngọn rạch Ðốc Vàng Hạ, tỉnh Long Xuyên.


    CHƯƠNG BA

    1. CHỦ ÐÍCH TÁC PHẨM SƯ THÚC HÒA HẢO.

    Chủ đích tác phẩm SƯ THÚC HÒA HẢO của tác giả Nguyên Hùng, nội dung tác giả dùng mọi thủ đoạn: tráo trở, vu khống Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Nào là Ðức Giáo Chủ lên Bảy núi học thuốc Nam, Việt Châu viết Sấm Giảng, Ðức Giáo Chủ đòi chủ quyền bốn tỉnh miền Tây, Ðức Giáo Chủ tá túc với gia đình Mười Trí và trốn ra Vàm Ðốc Vàng v.v…
    Nguyên Hùng đừng lầm tưởng tác phẩm của Nguyên Hùng ra đời sẽ phá vỡ uy tín Ðức Giáo Chủ và diệt được tư tưởng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Hành động của Nguyên Hùng trái ngược với những nhà chánh trị cổ kim. Trên bình diện kiến thiết quốc gia, những nhà chánh trị sáng suốt họ chỉ lo cho dân giàu nước mạnh và nâng cao trình độ dân trí. Rồi tự dân chọn lựa đâu là tà chánh, lợi hại, hoặc nên tránh, hoặc nên theo. Chánh trị không ngăn cấm tự do tín ngưỡng, không chen vào nội bộ tôn giáo với một ý đồ đen tối nào cả. Bởi vậy việc tín ngưỡng nó thuộc về bản nguyên tinh thần của con người đã có từ vô thỉ đến giờ, không thể tiêu diệt được.
    Và tôn giáo là một tổ chức “từ thiện” dạy con người lấy tình thương đối xử với nhau. Làm người biết lấy tình thương đối xử với nhau, thì đồng bào và nhân loại mới được yên lành! Ðiều này dù ai cũng phải công nhận và quý trọng.
    Ở đời, hễ cái chi được nhiều người công nhận và quý trọng, tức họ phải lo bảo vệ. Ðược nhiều người lo bảo vệ, không thể có một quyền lực nào tiêu diệt nó được.
    Ðạo Phật, đạo Chúa mấy ngàn năm vẫn trường tồn bởi người ta đã thấy được những cái gì lợi lạc đó, tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo cũng thế. Nên chưa đầy một thế kỷ, số tín đồ từ một triệu, hai triệu, ba triệu và tăng lên bốn, năm triệu… Mặc dù phải trải qua bao lần pháp nạn, nhưng không thể bị diệt dễ dàng đâu. Vì sao? Vì những bậc thức giả ở quốc nội, cũng như hải ngoại đã thấy được chỗ cao quý và vì chư tín đồ đã ý thức được trách nhiệm đối tôn giáo của họ rồi!
    Vả lại, chưa có một nhà lãnh đạo chính trị anh minh nào dám chen vào nội bộ và chạm đến tôn giáo, vì trên thế giới và nước ta, đa số là người tôn giáo. Chính trị chạm tôn giáo tức chạm lòng dân. Chạm lòng dân là độc tài, phi chánh nghĩa. Ðộc tài phi chánh nghĩa, không thể ngồi trên đầu cổ của dân được lâu dài.
    Ðứng vào vị trí của Nguyên Hùng, phải nói Nguyên Hùng là một nhà văn hay nhà chánh trị mới đúng.
    Ðiềm tĩnh, ôn hòa, nhã nhặn, xoa dịu vết thương rạn nứt, làm cho mọi người xóa bỏ hận thù yêu thương nòi giống, đề cao luân lí, rạch rõ đường hướng văn minh tiến bộ…Ðó là nhà văn sáng suốt.
    Dùng kế sách hay khéo đối với cường địch, dụng chánh nghĩa ổn định nhân tâm, thành thật đối với đồng chí, đồng bào, trên bình diện cứu quốc và kiến quốc. Ðó là nhà chánh trị chân chính. Trái lại là mị dân!
    Hơn nữa, đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất phì nhiêu phù sa màu mỡ, và nơi vựa lúa của nước ta. Con người Nam Bộ hiền lành chất phác, năm triệu đồng bào nhân dân tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã tích cực hàng năm đóng góp nghĩa vụ kinh tế quốc phòng cho nhà nước. Với tư cách một nhà văn, một cán bộ lẽ ra Nguyên Hùng phải dùng lời lẽ ôn hòa tình cảm an ủi số nông dân này, để họ vui vẻ cần cù trên đà phát triển tài nguyên quốc gia. Ngược lại, Nguyên Hùng vì một lí do nhỏ hẹp dùng lời vô lễ phỉ báng Giáo Chủ của họ. Làm cho họ phải đau lòng phẫn uất, đương nhiên tình đoàn kết dân tộc bị suy giảm, thương tổn tiềm lực quốc gia. Một nhà văn có lương tâm, một cán bộ biết yêu tổ quốc lại phải hành động mù quáng như thế đó ư?
    Nguyên Hùng dùng mọi lý lẽ lừa bịp độc giả. Nguyên Hùng nên biết: nhà chánh trị có thể dùng sự lừa bịp đối với địch quân ngoài trận tuyến với chiến thuật chớp nhoáng thì được. Còn đối với đồng bào trong nước chỉ có dụng tình thương chân thật, và luật pháp công minh như sợi tơ đường dọc trong khung dệt, đâu ra đó, chớ không thể dụng ý lừa bịp khác hơn.
    Nguyên Hùng thêu vẽ ma mị để đánh tan uy tín Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Hùng tưởng đâu Ðức Giáo Chủ như các ông Ðạo Ðanh, Ðạo Vuốt, Ðạo Ớt,,,rồi phải lu mờ theo năm tháng nên Nguyên Hùng dụng cây bút điêu xảo để giải tán. Không được đâu! Vì Ðức Giáo Chủ khai thị một nền giáo lý đúng với chánh pháp nhà Phật, một “Triết học” thích nghi, “nhân sinh quan” xác thực và tiến bộ song song với khoa học thực tế. Trên thế giới hiện nay có những cao nhân, học giả đang nghiên cứu và tán dương giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo cùng Ðức Giáo Chủ là một Triết gia, một vị Bồ Tát có huệ đức lớn khôn lường.
    Và nghiên cứu thêm giáo sử cùng các vị hầu cận bên Giáo Chủ tường thuật về “Tài năng” của Ðức Giáo Chủ, chúng tôi xin tạm kể một vài trường hợp:
    a/ Lúc Ðức Giáo Chủ ở Bạc Liêu, tại làng Thới Thạnh (Cần Thơ) có xảy ra vụ Lê Văn Nguyên mê tín sát nhân, một vài anh em tín đồ Hòa Hảo bị liên can vụ án. Thân nhân đến cầu cứu với Ðức Giáo Chủ, Ngài bảo về tìm Trạng Sư Thơi giúp cho (mặc dù Giáo Chủ chưa hề biết Trạng Sư Thơi). Mọi người không biết Trạng Sư Thơi ở đâu. Sau khi tìm gặp Trạng Sư Thơi ở Sài Gòn cũng không có chút hy vọng, vì ông Thơi không có trách nhiệm xử vụ án nầy. Nhưng rất may gần ngày xử án, có viên tòa từ bên Pháp qua Việt Nam thay quan tòa cũ và xử lý vụ án trên nên Trạng Sư Thơi có dịp may yêu cầu. Viên tòa Pháp vị tình bạn học xưa. Ðến ngày xử án, Tòa công bố cho thân chủ Trạng Sư Thơi trắng án. Thế là anh em tín đồ khỏi tai nạn.
    b/ Ông Bác Vật (Kỹ sư) Nguyễn Văn Thời (Rạch giá) hỏi Ðức Giáo Chủ:
    -“Giáo Chủ nói độc lập, vậy khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, ai giúp ta thiết lập đường xá, cầu cống để phát triển kinh tế? Và làm sao ta đủ nhân tài, vật liệu để làm những việc trọng hệ ấy? ”
    Ðức Giáo Chủ đáp:
    -“Ông lo là phải. Nhưng sau khi Pháp đi sẽ có các nước văn minh khác trên thế giới giúp ta giải quyết vấn đề đó! ”
    Thật vậy, sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, ta vẫn có các nước văn minh trên thế giới giúp, y như lời Giáo Chủ tiên tri.
    c/ Ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn (1940) Pháp đến Tổ Ðình dời Giáo Chủ về Châu Ðốc. Vài giờ sau họ đưa Ngài xuống Sa Ðéc giao cho sở Mật thám Nam Kỳ thẩm vấn. Lúc đó Viên cò Bazin đi khỏi, tối trở về cò Bazin hỏi Ðức Giáo Chủ: Ông là tác giả mấy quyển giảng nầy phải không? Giáo Chủ nhận chính tay Ngài viết. Cò Bazin không tin khả năng Ðức Giáo Chủ, nên nói: “Nếu thật ông viết, thì ông viết cho tôi coi?”
    Ðức Giáo Chủ không ngần ngại; lấy giấy viết ra viết bài Sa Ðéc ngay trước mặt cò Bazin và một số người khác.
    Bài nầy Ngài viết theo thể thơ “Thất ngôn trường thiên” dài 172 câu. Nội dung Ðức Giáo Chủ nói: vì tình hình đất nước không yên, nên việc truyền bá đạo pháp bị trở ngại và Ngài phải chịu tai nạn. Nơi xứ xa Giáo Chủ tạm gởi ít hàng về tâm sự với tín đồ:
    “Nhìn cuộc thế bộn bề sóng dậy,

    Cửa thiền môn còn hỡi khóa then.
    Nương xứ xa tạm viết với đèn,
    Tỏ tâm sự của người liễu Ðạo.

    Nhưng Giáo Chủ không vì thế mà buồn, bởi đây cũng là thường sự của bậc siêu nhân:
    “Ta cũng chẳng lấy chi buồn bã,

    Bởi sự thường của bậc siêu nhơn.”
    Và các tín đồ khi hay được tin Ðức Giáo Chủ bị Pháp bắt, dường như tiếng sét đánh bên tai. Mọi người đều ngơ ngác, cùng nhau trông ngóng tin Thầy, nên Ngài gởi thơ nầy cho tín đồ hay biết là Thầy cũng được bình an và khuyên mọi người hãy yên tâm:
    “Tiếng sấm sét bên tai xốc xáo,

    Cả muôn người ngơ ngáo hỏi han.
    Nay thânThầy cũng được bình an,
    Khuyên bổn đạo dừng than lắm tiếng.”

    Cò Bazin dù là người có trách nhiệm theo dõi và ngăn cấm việc truyền đạo của Ðức Giáo Chủ, nhưng họ cũng phải khâm phục Giáo Chủ là bậc thiên tài.
    Ngoài ra Ngài không học tiếng Miên, Nhựt mà vẫn nói chuyện với Miên, Nhựt trước sự chứng kiến của mọi người. Song thời giờ không cho phép chúng tôi kể thêm. Thế nên cây bút của Nguyên Hùng không thể làm uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ mất được.
    Tại sao Nguyên Hùng và nhà xuất bản Hậu giang không hồi tưởng lại quốc gia ta đã bao lần khuynh đảo, các anh hùng liệt sĩ ta đã đổ xương máu quá nhiều trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, và dân ta phải chịu cảnh lầm than liên tiếp? Tại sao chúng ta chưa chịu tiến bộ xóa bỏ hận thù? Cứ mãi quanh quẩn trong chỗ thấy biết cạn hẹp, lừa bịp nhau, ghìm nhau tạo thêm mầm chia rẻ, thì biết bao giờ đồng bào ta mới được cùng chung sống với cảnh hạnh phúc thanh bình!

    2. PHẬT GIÁO HÒA HẢO KHÔNG CÓ TỘI MÊ HOẶC ÐỒNG BÀO TIÊU CỰC.

    Theo pháp lý Phật Giáo Hòa Hảo hội đủ điều kiện trở thành giáo hội hợp pháp, có hàng triệu tín đồ, một tổ chức tự do dân cử và một nền giáo lý không trái với tinh thần khoa học.
    Mục đích của đạo Phật Giáo Hòa Hảo HỌC PHẬT và TU NHÂN.
    HỌC PHẬT: Là học theo gương hạnh từ bi và giáo pháp của Phật dạy.
    TU NHÂN: Là hành xử TỨ ÂN.
    1. ÂN TỔ TIÊN, CHA MẸ: Làm người phải lo báo đáp trọng ân nầy trên hai phương diện tinh thần lẫn vật chất.
    2. ÂN ÐẤT NƯỚC: Sống ta phải nhờ ân đất nước nên phải tùy tài tùy sức đóng góp vào công cuộc cứu quốc và kiến quốc.
    3. ÂN TAM BẢO: Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Nhờ Phật, Pháp, Tăng khai sáng cho trí óc ta sáng suốt, rõ lẽ ngụy chơn, tội phước, giải phóng thân tâm. Người Phật tử không thể xao lãng ân nầy.
    4. ÂN ÐỒNG BÀO và NHÂN LOẠI: Trên thực tế, là ai cũng biết đời người không thể sống đơn độc được, mà phải nhờ ân đồng bào và nhân loại mới giải quyết được vấn đề: ăn, mặc, ở, bịnh. Thế nên ân nầy không thể thờ ơ.
    Ngoài ra, giới luật Ðạo còn chỉ thị cho tín đồ sinh sống theo Chánh nghiệp, chừa bỏ rượu trà, cờ bạc, đàng điếm v.v…
    Một con người biết hiếu thảo với Tổ Tiên, cha mẹ; biết trách nhiệm công dân đối với đất nước; biết trọng ân tam bảo và trách nhiệm đối với đồng bào, nhân loại.
    Như vậy, giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo rèn luyện con người tốt. Ngày giờ nào, xã hội loài người trọng dụng con người “xấu”, thì Phật Giáo Hòa Hảo mới tội với đời. Bằng như xã hội loài người còn trọng dụng con người “tốt”, thì Phật Giáo Hòa Hảo vẫn còn có công ân với đồng bào xã hội luôn!

    3. NGUYÊN HÙNG GÁN TỘI ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHÔNG HỢP LÝ.

    Càng đau đớn hơn khi đọc đến đoạn Nguyên Hùng viết:
    “Trong đêm 17, tỉnh Ủy và Ủy Ban tỉnh hợp, bàn giải quyết số phận Sổ…” (Trang 254, hàng 31)
    Chúng tôi thẳng thắng với Nguyên Hùng là Ðức Huỳnh Giáo Chủ không tội tình gì cả! Nguyên Hùng nên biết: Ðấng anh hùng dân tộc, có thể đem thân mình hứng chịu làn tên mũi giáo nơi chiến trận được, chớ không thể để cho “quốc thể” của mình bị nhục nhã được. Thì người tín đồ trung thành Hòa Hảo chúng tôi vẫn nhất định: “đầu chúng tôi rơi khỏi cổ được”, chớ không thể để cho bất cứ một quyền lực nào giẫm nát trên “danh dự” Ðức Tôn Sư chúng tôi.
    Nguyên Hùng nghe chúng tôi nói: Ðức Huỳnh Giáo Chủ là Ủy Viên Ðặc Biệt của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ. Có đạo luật nào cho phép chánh quyền cấp tỉnh được quyền xử lý một Ủy Viên cấp Nam Bộ không? Nếu có, thì chứng tỏ thượng cấp sắp đặt bộ máy Hành Chánh Nam Bộ với ý đồ “đen tối”! Nếu không, thì Ðạo luật ấy bị “đảo quyền”. Cũng như con em trong nhà được quyền xử lý cha anh là điều trái lẽ. Lại nữa, nếu Ðạo luật không cho phép, tức Tỉnh Ủy và Ủy Ban Tỉnh vi phạm tội vượt trên quyền thượng cấp. Và đi ngoài hệ thống tổ chức của Chánh Phủ Trung Ương. Ðã vi phạm tội, thử hỏi thượng cấp có trị tội số phạm nhân đó chưa? Tại sao không xử tội họ là lý do gì? Mà Ủy Ban và Tỉnh Ủy hợp lại xử lý Ðức Huỳnh Giáo Chủ trong khi Ngài trên đường thi hành công vụ hòa giải do Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ yêu cầu. Và Trần Văn Nguyên (Thanh Tra Chánh Trị Miền Tây). Hai bức thư mời Ðức Huỳnh Giáo Chủ họp để giải quyết vấn đề quan trọng quốc gia. Kẻ dã man giẫm nát trên luật pháp lại được dung dưỡng, người thật sự thi hành công vụ lại bị kết tội …Công lý như thế đó ư???
    Tóm lại, quá trình chính trị của Ðức Huỳnh Giáo Chủ: Chánh đại quang minh, Phật Giáo Hòa Hảo là thuyền từ đưa chúng sanh qua bên kia bờ giác ngạn và là cơ sở đào tạo con người tốt, đem lại sự no ấm cho gia đình và quyền lợi quốc gia. Phiên họp đêm 17-4-1947 của Ủy Ban và Tỉnh Ủy Long Xuyên xử lý Ðức Huỳnh Giáo Chủ như Nguyên Hùng đã nói, là phiên họp ngụy tạo bất công trái với đường lối tự do dân chủ. Số người tham ác, đạo đức chưa minh trong phiên hợp đó là phần tử độc tài, phi chánh nghĩa, không đủ tư cách xử lý Ðức Giáo Chủ. Chỉ có lịch sử công minh mới có quyền xét xử lại vụ nầy thôi.

    Thánh Địa Hoa Hảo,
    Cư sĩ NVĐ
     

Chia sẻ trang này