“LÀNG HÒA HẢO” Một địa danh cần phải được phục hồi!

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Ngoctruc, 20/9/16.

  1. Ngoctruc

    Ngoctruc Member


    “LÀNG HÒA HẢO”
    một địa danh cần phải được phục hồi!


    [​IMG]

    Đây là một trong những vấn đề trọng đại đối với toàn thể tín đồ PGHH! Bởi không có người tín đồ nào kính Thầy trọng Đạo mà không cảm thấy chạnh lòng đau xót khi cái địa danh mà Đức Tôn Sư mình đã lựa chọn để giáng trần và mở khai nền Đạo, nay đã bị xóa tên trên bản đồ hành chánh!

    Nơi đây, người cầm bút tự thấy không cần phân tích, lý giải sâu hơn những dẫn chứng về các dữ kiện lịch sử của một ngôi làng chứa đựng một Thánh tích và gía trị văn hóa tâm linh muôn đời bất diệt của vùng đồng bằng sông Cửu Long, một vùng “Tiền Tam giang, Hậu Thất Lỉnh” nhiệm mầu của quê hương tổ quốc. Vì lẽ, chúng tôi muốn dành sự hiểu biết nầy cho các giới khách quan, bất luận người Việt Nam hay ngoại quốc, nếu có học và nghiên cứu sử địa VN, cũng đều hiểu rõ địa danh làng Hòa Hảo đã được hình thành cách nay gần 150 năm, qua các đời Vua nhà Nguyễn và cũng là lúc các chính quyền thực dân Pháp chiếm lỉnh toàn bộ (03) ba tỉnh còn lại của Nam kỳ Lục tỉnh.

    Do đó, chỉ xin đề cập khái quát qua một vài sự kiện, đặc điểm chính yếu của địa danh mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì ảnh hưỡng và tên tuổi của chính nó, đã vượt không gian và thời gian đi vào lịch sử, không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc nội, mà còn có cả năm châu bốn biển biết đến.

    - Về địa hạt văn hóa, an sinh xã hội: Đây là một ngôi làng giữa ba con sông, tức Sông Tiền (Tiền giang) và sông Hậu (Hậu giang), hợp lưu với con sông Vàm Nao tạo thành như một bán đảo, thuộc địa phận Tân châu – Châu đốc, nằm trong khu vực địa linh của Thất Sơn huyền bí, nay lại là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú tân, tỉnh Angiang, một lãnh địa có nhiều đặc điểm thuận lợi, bởi các điều kiện địa lý, thủy văn, thổ nhưỡng và nhất là yếu tố con người có được cuộc sống hài hòa, từ ái phản ảnh đúng nghĩa với cái tên mang nội hàm đầy triết lý của nó là: HÒA HẢO!, điểm trội nỗi nữa là dù dân chúng khắp nơi tụ cư về đây rất đông đảo, trù mật, sống chen chúc nhau trên tinh thần tương thân, tương trợ, trong tình nghĩa yêu thương chan hòa đạo đức, không có chuyện tranh hơn tranh thua với nhau vì lợi quyền nhỏ nhoi, ít kỷ! Ngay như tệ nạn xã hội ít bao giờ có mặt hay tồn tại ở đây... Được mô tả là một địa phận yên bình, chiến tranh ít khi xảy ra qua các thời kỳ binh đao khói lửa của đất nước. Chính vì thế mà các chuyên gia ngoại quốc khi nghiên cứu thực địa cũng như khách tham quan du lịch đến đây họ đều có chung một nhận xét và đánh gía: “Đây qủa thật là một thiên đường tại thê”!

    - Về văn hóa tín ngưỡng tâm linh: - Nơi đản sinh của một vị hoạt Phật, là đấng Giáo Chủ ra đời khai mở nền đạo thuộc dòng phái Phật đạo, tức một tôn giáo truyền thừa giáo thuyết của Phật Giáo, nhưng được đơn giản hóa phưong thức hành đạo hay nói rõ hơn, đạo Phật được Việt hóa hoàn toàn từ nghi thức thờ phượng, công phu bái sám cho đến ngôn ngữ, văn tự đều thích nghi, phù hợp với bản địa, không còn bị lệ thuộc và chi phối bởi sự diễn dịch kinh lý bằng văn hóa, ngôn ngữ bên ngoài. Có một đìều cần được nhấn mạnh ở đây, để nhận rõ hơn gía trị một ngôi làng mang tính chất thiêng liêng do máy huyền vi sắp định. Đức Huỳnh Giáo Chủ chọn nơi đây làm chiếc nôi mở khai mối Đạo và dùng địa danh nầy để đặt danh xưng cho tôn giáo cũng đều tuân theo cơ huyền và qui luật vận hành tất yếu của hóa công sắp đặt, chứ không thể nói rằng muốn hay không muốn mà được? Vì thế cho nên ở đây không có vấn đề tự nhiên hay ngẫu nhiên! Điều nầy đã được chứng minh một cách rõ ràng cụ thể qua (04) câu sấm truyền của Đức Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm đã báo trước trên bốn trăm năm trước ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ giáng trần lập Đạo tại làng Hòa Hảo vào năm Kỷ mão (1939).

    “Bắc hữu kim thành tráng
    Nam tạc ngọc bích thành
    Hòa thôn đa khuyển phệ
    Mục gỉa dục nhơn canh”
    Tạm dịch:
    “Phương bắc Thành vàng mạnh
    Phía Nam tợ ngọc Thành
    Làng Hòa nhiều chó sũa
    Có người đi Khuyến nông”
    Và năm Kỷ mão Đức Huỳnh Giáo Chủ xuống trần khai Đạo “Kỷ mão hoằng khai Phật giáng sinh”…

    Như thế rõ ràng là sự ứng hợp và hãy nghe lời minh thị của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

    “Xuống mượn xác nhằm năm Kỷ mão”…
    Và:
    Năm Mèo kỷ mão rõ ràng,
    Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi”
    Vậy thử hỏi đó là gì, nếu không phải do cơ trời xếp đặt?
    Với ngần ấy đặc điểm cực kỳ quan trọng của một địa danh mang cái tên hết sức hòa ái, thân thiện và cao qúy; Một địa danh có tầm ảnh hưởng sâu rộng cả bình diện danh nghĩa, lẫn tính chất thiêng liêng cao cả. Cho nên hầu hết người tín đồ PGHH đều tôn thờ qúy trọng và hết lòng bảo vệ hơn cả chính tính mạng của mình. Tuy nhiên không hiểu gì lý do gì mà nhà nước Cộng sản Việt Nam lại áp dụng một đối sách thảm cảm và bất bình đẳng trong chính sách đối xử! Xóa tên địa danh “Hòa Hảo” trên bản đồ hành chánh ngay trong khi thống nhất được toàn vẹn lãnh thổ…Gây nên sự trăn trở, bức xúc sâu sắc trong tâm tư, tình cảm của hằng hằng, lớp lớp người tín đồ trong tôn giáo PGHH và nhân gian! Do đó có vài vần đề cần đặc ra như sau;

    - Sở dĩ chúng tôi đặt cụm từ “bất bình đẳng trong chính sách đối xử của Chính quyền”… Vì ghi nhận thực tế đã thấy các tôn giáo khác đều giữ được các địa danh nằm ngay trong trung tâm tôn giáo của họ điển hình như: - Tòa Thánh “Tây Ninh” của Cao Đài Giáo, các giáo phận như: - Giáo phận “Đà Lạt”, Giáo phận “Thái Bình”, Giáo phận “Bà Rịa – Vũng tàu” của Thiên Chúa Giáo, v..v…và ngay như các Đình, Chùa, Miếu mạo và Danh lam, Thắng cảnh, cũng đều được nhà nước quan tâm dồn nỗ lực trùng tu, thực dựng nhằm bảo vệ những di tích lịch sử, những đặc thái, đặc trưng văn hóa và văn hiến của Dân tộc. Thế nhưng chỉ riêng có làng Hòa Hảo là vùng đất Thánh của một Tôn giáo nội sinh, là Thánh địa của một trong những Tôn giáo lớn của đất nước mà chẳng hề được trân qúy và bảo vệ… Trái lại còn bị triệt tiêu danh nghĩa trên địa hạt hành chánh! Vậy thì thử hỏi thế nào là không phân biệt, kỳ thị và thế nào là công bằng trong chính sách đối xử?

    - Điều nghịch lý nữa là căn cứ theo tinh thần Nghị định 26/1999/ND/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/1999 và Quyết định số 21/QĐ-TGCP của Ban Tôn giáo Chính phủ, đề ngày 11/6/1999 đã chấp thuận trên nguyên tắc về Tư cách Pháp nhân cho Ban Đại diện Giáo hội PGHH được tổ chức và hoạt động bình đẳng cùng với các tôn giáo khác trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Như vậy cái địa danh làng Hòa Hảo đương nhiên đã được hợp thức hóa trên danh nghĩa pháp lý không còn gì để luận bàn, chối cãi, nhưng cớ sau lại bị xóa bỏ?

    Thật ra có ai mà không hiểu tôn giáo nầy là Phật Giáo đâu: Nhưng sở dĩ danh từ Hòa Hảo được gắng kết với danh nghĩa Phật giáo là do Đức Huỳnh Giáo Chủ có dụng ý “gồm hai ý nghĩa: -Nghĩa rộng và nghĩa hẹp hoặc Sự.
    - Nghĩa hẹp (Sự): - Đức Huỳnh Giáo Chủ muốn xữ dụng địa danh nầy đặt danh xưng cho tôn giáo là để biểu trưng một sắc thái đăc thù, mục đích để dễ phân biệt, tránh sự nhằm lẫn với Tông phái khác, chẳng hạn như phái Trúc Lâm Yên Tử; Phái Thảo đường và Phái Vô Ngôn Thông…
    - Nghĩa rộng (): - Ở đây Đức Huỳnh Giáo Chủ còn dùng địa danh làng Hòa Hảo với ý nghĩa sâu xa hơn, tức tiêu biểu chữ Hòa trong triết lý của Tam giáo (Phật – Lão - Khổng).

    Đồng thời Ngài muốn nói lên ước mơ, hoài bảo về một thế giới đại đồng hòa hợp, như Ngài đã hằng bày tỏ:

    “Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo,
    Nhà Phật con Tiên hé miệng cười”…
    …Mãng chờ trong bá tánh thảnh thơi,
    Khắp bốn biển liên giây Hòa Hảo”…

    Một địa danh mang ý nghĩa uyên thâm từ hình thức lẫn nội dung, là nơi lý tưởng tôn thờ bất diệt của tôn giáo và đã đi sâu vào cốt tủy của người tín đố PGHH, cho nên họ không bao giờ hài lòng, chấp nhận sự biến mất của nó một cách vô cớ!

    Chúng tôi không thể ngờ được rằng, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã gây nên sự kiện vô cùng nhạy cảm, để gieo vào lòng tín đồ PGHH một ấn tượng nặng nề làm ảnh hưởng không nhỏ niềm tin vào chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của chính quyền, khiến cho người dân có cảm giác không mấy yên tâm về chủ trương của chính quyền! và hầu như muốn tìm cách triệt tiệu nền Đạo nầy bằng kế hoạch tiệm tiến! Nếu đây là sự thật thì qủa nhiên chính quyền vẫn còn chất chứa, nuôi dưỡng quan điểm ác ý, hận thù. Đó là quan điểm sai lầm không còn phù hợp xu thế nội tình của đất nước hôm nay! Nên nhớ rằng, Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự hàn gắng, của đại đoàn kết quốc gia dân tộc và lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Vì thế cho nên, tất cả những gì của hôm qua đều phải được xem là chuyện của qúa khứ và của lịch sử, hãy để nó ngủ yên đừng lay động làm gì cho thêm phiền toái!

    Thật ra nếu lấy công tâm mà xét thì vấn đề có thể hận hay không là thuộc về tín đồ PGHH chứ nào có phải lả của mặt trận Việt Minh (tiền thân của Cộng sản Việt Nam hiên nay) Bởi PGHH là nạn nhân, là người bị hại! Còn mặt trận Việt Minh là thủ phạm gây ra biến cố đau thương cho tôn giáo PGHH, thì ai mới gọi là thù với hận?! Đối với hầu hết người tín đồ PGHH ngày nay đều có cái nhìn rộng mở khác xưa! Người ta đã sẳn sàng loại bỏ tất cả những gì được coi là ân oán. Để đem lại cuộc sống chan hòa trong tình nghĩa yêu thương, không chỉ dừng lại ở dân tộc, giống nòi mà còn cho cả nhân loại chúng sinh, được chúng minh cụ thể qua các chương trình từ thiện, xã hội rộng khắp và xuyên suốt qua qúa trình hằng mấy thập niên từ quốc nội lẫn hải ngoại. Bởi lẽ họ đã thấu hiểu và thắm nhuần giáo thuyết Từ bi, Nhân ái và luật nhân qủa trả vay trong cái vòng lẫn quẫn của nghiệp báo mà Chư Phật và Đức Huỳnh Giáo Chủ đã hết lời khuyên răng, dạy bảo. Đó là chân lý cuộc sống hằng hữu, đã được khẳng định của hầu hết người tín đồ PGHH hôm nay!

    Vậy một lần nữa chúng tôi mong rằng, trên cương vị lãnh đạo đất nước không nên có cái nhìn lệch lạc hay mặc cảm. ác ý đối với tôn giáo PGHH, để rồi có những động thái luôn gây bất bình, mất thiện cảm với nhau sẽ không có lợi gì cho tinh thần đoàn kết, hòa hợp quốc gia, dân tộc. Đó là kế sách nhân tâm cần phải được đề cao, cân nhắc… Ngoài ra, chúng tôi nghỉ rằng, nhà nuớc nên xem Tôn giáo PGHH như niềm hảnh diện và tự hào của đất nước… vì có được một tôn giáo chính thống ra đời ngay trong lòng dân tộc, nếu điểm lại trên bản đồ thế giới, bao nhiêu quốc gia có được các vị Thánh nhân và chư Phật sống xuất hiện cứu thế, độ dân đâu? Đại khái ở Trung đông (Palestine) có Đức Chúa Jesus Christ. - Ấn Độ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Tổ; - Ở Trung Hoa có Lão - Khổng và sáu vị Tổ và - Việt Nam thì có Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở phía bắc và Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Nam mà thôi.

    Sau cùng, rất mong nhà nước nên xem xét lại vấn đề, để phục hồi cái địa danh thôn Hòa Hảo, là nơi Thánh tích phát sinh nền đạo Dân tộc, là nơi tín ngưỡng thiêng liêng, tôn thờ, chiếm bái muôn đời của tín đồ PGHH, và nó còn là di tích văn hóa lịch sử, tiêu biễu sắc thái đặc thù của dân tộc. Đất nước cần phải đươc tôn trọng và bảo vệ!
    Đó mới là quyêt định đúng đắn và sáng suốt, chứng tỏ chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của chính quyền và qua đó còn một điểm quan trọng cần được nhấn mạnh… đó là nhà nước phải thể hiện cụ thể được chính sách hàn gắng và khép lại qúa khứ, để cùng nhau đoàn kết chung lo xây dựng và kiến thiết quê hương xứ sở.

    Trân trọng.


    Cần thơ, ngày 20-9-2016
    THẤT LĨNH


    *Bổ túc: - Phái Trúc Lân Yên Tử dù đã trải qua cả ngàn năm lịch sử, nhưng vẫn còn được duy trì địa danh “Rừng Trúc” và núi “Yên Tử” trên địa hạt Hành chánh và cả Danh xưng cho môn phái.
     
    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 22/12/22

Chia sẻ trang này