Biển chết, cá chết...và thái độ của ta?

Thảo luận trong 'Thảo-Luận' bắt đầu bởi TTT, 23/6/16.

  1. TTT

    TTT Member

    Biển chết, cá chết...và thái độ của ta?
    This Sharing Buttons chết (Lc 9,22; 9,44; 18,32-33) nhưng giờ đây, Đức Giêsu mới đối diện với cái chết của Người với tất cả sự khủng khiếp của nó đang thấm dần vào từng đường gân thớ thịt và cả tinh thần của Người. Người cảm nhận từng giây phút, sự sống đang rời bỏ Người cho đến hơi thở cuối cùng.
    [Nhưng Đức Giêsu biết vì sao Người lại chọn cho mình cái chết, biết vì sao Chúa Cha lại để Người phải chết, và vì sao nhân loại cần đến sự chết của Người (Lc 24,45-47).
    Kinh nghiệm cận kề cái chết của Đức Giêsu nhiều người cũng đã có, nhưng thường họ không chấp nhận, họ dãy dụa muốn vùng thoát. Cái chết đối với con người quả là ghê sợ. Nó cắt đứt tất cả mọi mối tương quan của họ với thế giới này, mọi vấn đề, mọi tình nghĩa, mọi ước mơ, mọi hy vọng… Nó đẩy họ đi vào chốn hư vô của sự vô tri. Một đi không trở lại.
    Biết cái chết đến với mình, cảm xúc thật hỗn độn, lý trí khó kiên vững và thường có những hành vi không tự chủ được, như cố trốn tránh, cố phản kháng một thực tại đang đến, đang dần lộ hình với mình.
    Anh phi công trên chiếc tiêm kích “bị sự cố” hôm 14/6 rơi xuống biển đã có những giây phút cận kề cái chết, khi anh loay hoay gỡ mình khỏi đám dây dù quấn chặt thân mình. Bản năng sinh tồn thúc đẩy, trong tâm trí anh lúc đó chỉ có một điều: Phải cố thoát ra, phải sống… cho đến khi lực bất tòng tâm, đành thúc thủ… Trong những giây cuối của cuộc đời, không ai có thể biết anh nghĩ gì, hướng về ai.
    Chín anh lính đi tìm đồng đội cũng không ngờ đó là ngày cuối của cuộc đời, mỗi người phải đối diện với cái chết của chính mình khi máy bay “bị sự cố”. Sự cố gì, chỉ có các anh biết, nhưng không ai còn sống để kể lại, trừ anh phi công lái máy bay tiêm kích may mắn sống sót sau ba ngày lênh đênh trên biển, được ngư dân cứu sống kia có thể kể nguyên do vì sao, nhưng không chắc anh sẽ được cho phép kể, cũng không chắc lời anh kể là đúng sự thật vì sẽ có những áp lực khống chế.
    Có lẽ “chỉ có nguyên nhân” gây ra hai vụ rớt máy bay làm thiệt mạng mười người lính mới biết tường tận, nhưng có tường thuật lại không? Không chắc.
    Mười người lính ra đi, để lại phía sau mười gia đình đau khổ, tan nát tâm hồn bao người thân. Mọi hy vọng vỡ vụn. Không thể đảo ngược tình thế. Ai có ngờ! Không ai ngờ!
    Đức tổng Giám mục Giuse Ngô Quang kiệt trong chuyến thăm và tặng quà tại Vũng Áng, sáng 16.6.2016[​IMG]
    Ngài thấy cái chết đầy bi thương, oan khuất đang bao trùm cả vùng rộng lớn. Những người con của Chúa với đồng bào Miền Trung đang sống trong cảnh tang tóc, bế tắc. Những con người biết mình đang sống, nhưng không biết sống được bao lâu nữa, không biết chất độc nào đang ngấm vào cơ thể mình và đã ngấm bao nhiêu, đang tàn phá phủ tạng nào, và khi nào mới đổ bịnh, không biết vì sao mình và gia đình của mình lại phải chịu nỗi đau thương khốn cùng này, không biết tương lai mình và gia đình rồi sẽ ra sao. Đấy là những con người thấp thoáng thấy được cái chết đang dần đến với mình, như trò chơi trốn tìm của trẻ, biết mình sẽ bị “vồ lấy” nhưng không biết khi nào. Cái “án tử” lơ lửng giữa đầu. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Ai sẽ phải trả giá cho việc này?

    Ngày 16/6 vừa qua, sau chuyến đi thăm và cứu trợ ngư dân tại các tỉnh Miền trung, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã xúc động mạnh khi thấy điều mà ngài thuật lại: “Biển giờđã chết. Bờbiển không có sinh vật nào sống, không có con dã tràng, con cua, conốc nào. Những thuyền đánh cá của ngưdân trùm vải trắng như những tấm khăm liệm. Biển chết, du lịch, ngưdân cũng đang chết dần”.
    Chính cái “nguyên nhân” gây ra thảm hoạ ấy phải chịu trách nhiệm, tức là chính phủ và đảng cộng sản, là những người tự cho mình có quyền lãnh đạo, tự giằng lấy quyền điều khiển đất nước, tự làm luật theo ý mình, khoanh vùng, định hướng, cấp phép cho những dự án, những khu công nghiệp phát triển kinh tế theo cái mô hình “định hướng xã hội chủ nghĩa” họ tự đưa ra.
    Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt còn thấy những cái chết sâu xa hơn trong một chế độ độc tải đảng trị này. Cá chết, một thời gian dài sau, khi chất độc tan loãng, cá lại về sinh sống; biển chết hôm nay, nhưng sẽ sống lại mai sau, nhưng đáng sợ nhất là những cái chết về văn hóa, khi con người đánh mất đi tính người, những giá trị làm người, những giá trị làm nên cuộc sống để tạo ra một xã hội mà tính “hoang dã, bầy đàn” là ưu thế; những cái chết về luân lý đạo đức, khi người ta vì tiền tài, địa vị và quyền lực mà bóp nghẹt tiếng lương tâm, suy tôn sự gian dối, bẻ cong cán cân công lý đẩy bao nạn nhân đến bước đường cùng; nhưng cái chết về kinh tế và chính trị gây ra những tổn thất to lớn nhất, hệ tại cả đến sự tồn vong của cả quốc gia, dân tộc, mà việc “cá chết, biển chết” là một dấu hiệu kinh hoàng.

    Nếu người dân các tỉnh Miền Trung đang phải đối diện với cái chết, hay nói khác đi, chính tử thần đang dần đến với họ, khống chế họ trong những cái chết vì nghèo khổ, chết vì đói khát, chết vì bịnh tật, liệu họ có cay đắng chấp nhận chọn cho mình thái độ im lặng đến chết vì cam chịu hoặc buộc phải liên kết lại với nhau để nói lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ đòi quyền căn bản nhất của con người, là được sống và sống dồi dào, quyền được mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho con cháu không?
    Cái chết rồi sẽ đến với hết mọi người, nhưng người biết chuẩn bị, người biết mình phải làm gì, làm thế nào sẽ là người chủ động đến với cái chết của chính mình chứ không để nó đến bất chợt mang mình đi. Biết chết để biết sống là vậy.
    “Con xin phó dâng linh hồn con trong tay Chúa.
    Lạy Chúa, Chúa là Đấng cứu thoát con, là thần chân lý.”

    Số phận đời đời của con ra sao, nếu con chết đang khi đang lạc xa Chúa?
    Lạy Chúa Giêsu đáng mến của con. Trong suốt cuộc đời còn lại của con, xin ban cho con sức mạnh, để con làm được những gì cho Chúa trước khi giờ chết đến.
    Xin cho con sức mạnh, để con chống trả các chước cám dỗ, những thói hư tật xấu, làm cớ cho con sa ngã. Xin cho con lòng nhẫn nại chịu đựng những lời nguyền rủa, mà người khác có thể xúc phạm đến con.
    Vì lòng mến Chúa, con xin tha thứ những lỗi lầm của anh chị em con đối với con, và xin Chúa đổ muôn ơn cho họ như họ mong ước.
    Lạy Đấng Cứu chuộc con! Xin giúp con, vì công nghiệp của Chúa Giêsu, con xin đặt hết tin tưởng vào lời cầu bầu của Mẹ Maria, Mẹ con và là nguồn hy vọng của con.
    (Lời kinh của Thánh Anphong sô trong tác phẩm “Chân lý đời đời”)


    Thứ Tư, 22-06-2016
    Jos. Ngô Văn Kha, C.Ss.R.
     

Chia sẻ trang này