Cái giá của sự tức giận Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa. Bà cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm làmthành tật này. Nhưng mỗi khi tức giận lên thì chính bà cũng không thể khống chế được tâm mình. Một hôm, có người góp ý với bà: “Chùa gần đây có một vị thiền sư, ông là một cao tăng đức trọng, sao bà không đến xin cho một lời chỉ giáo, biết đâu có thể giúp hóa giãi những phiền não cho bà.” Bà ta cảm thấy lời khuyên hữu lý, nên đã đến tham vấn với thiền sư nói trên. Trước mặt Thiền sư bà thổ lộ hếttâm trạng của mình, bằng một thái độ rất thành khẩn.. và mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư.. im lặng nghe bà kể hết sự tình, chờ cho bà ấy nói hết ý, Vị Thièn sư mới dẫn bà đi vào một thiền phòng.. Sau đó vị Thiền sư thản nhiên lặng lẽ đứng lên khóa cửa thiền phòng và rời khỏi nơi đó mà không một lời chỉ bảo đến bà ta. Trong khi bà ta một lòng muốn được nghe lời chỉ dạy của thiền sư.. nhưng không ngờ hành động thiền sư đã khóa nhốt bà ta trong thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà tức tối la hét ỏm tỏi lên, cũng như thói thường bà ta buông những lời nhục mạ quái ác! Cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, hình như bặt nhiên không ai nghe thấy lời nào cả.. Lúc lâu không còn chịu đựng được nữa, nên bà thay đổi thái độ, giờ chỉ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, gần như mặc kệ bà tiếp tục nói gì thì cứ nói. Qua thời gian khá lâu thiền phòng trở nên vắng lặng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà nữa. Ngay lúc đó, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của vị thiền sư: “Bà có tức giận không?” Thế là bà ta lại trở nên giận dữ trả lời: “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, mà tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.” Thiền sư ôn tồn đáp: “Kể cả nơi chính mình, bà cũng không chịu buông tha, thì làm sao bà có thể tha lỗi cho người khác được chứ?” Nói xong thiền sư lại im lặng. Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi tiếp: “Bà có còn giận không?” Bà ta trả lời: “Hết giận rồi!” “Tại sao hết giận!” Thiền sư hỏi: “Tôi giận thì có ích gì chứ? không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao?” Thiền sư nói với vẻ lo lắng: “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay đi. Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta 'y lại như câu hỏi trước' , bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận!” Thiền sư nói: “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.” Sau một hồi lâu, bà ta lại chủ động hỏi thiền sư: “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không?” Thiền sư mở cữa bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có một động tác như vô tình đánh đổ đi ly nước trên tay... Động thái này làm bà như chợt hiểu; "Thì ra nếu mình không giận hờn, thì làm gì có phiền não, bực tức? Đề tâm trống không, không bịvật gì khơi động, thì làm gì có tức tối? Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận nổi lên? Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau và gây cho những người xung quanh cũng theo đó mà buồn phiền. Lúc tức tối, giận hờn,Tâm khiến cái miệng, buông lời quái ác, mà số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm về mình. "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai', chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sanh. Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người, hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ ngu muội! Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ích lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phài khốn khó như ta bắt gặp thường ngày. Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho chânmình khó chịu. Thế thì mình nên lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ hẳn đôi giày? Trong khi chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát? Ngoài ra về phương diện y-học sự tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.. cụ thể là những chứng bệnh và nó sẽ gây tai hại như sau : 1. Nám da Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt. Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố. 2. Lão hóa tế bào não Khi một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như như bị trúng thuốc độc vậy. Lời khuyên: (Như trên) 3. Loét dạ dày Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày. Lời khuyên: Mát-xa vùng bụng khi căng thẳng 4. Thiếu máu cơ tim Một lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường. Lời khuyên: Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường. 5. Gan bị tổn thương Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng. Lời khuyên: Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố. 6. Kích thích tuyến giáp Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp. Lời khuyên: Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu. 7. Hại phổi Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi. Lời khuyên:Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn. 8. Tổn thương hệ thống miễn dịch Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh lệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Lời khuyên:Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu. 5 bí quyết tha thứ giúp xóa nỗi tức giận Nhân vô thập toàn. Không ai lại không có lỗi. Vì vậy, sự tha thứ luôn cần thiết, mọi nơi và mọi lúc. Càng tha thứ càng giảm bớt sự thù hận. Sự tha thứ không chỉ tốt cho tinh thần mà còn tốt cho thể lý – ngăn ngừa bệnh. Giáo sư tâm lý học Everett Worthington, thuộc ĐH Virginia Commonwealth (Mỹ), nói rằng sự tha thứ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có “máu cừu địch” dễ bị béo phì – các yếu tố gây bệnh tiểu đường và bệnh tim. Các nghiên cứu của Viện Sức khỏe cộng đồng tại California cho thấy rằng mức thù hận cao gây nguy cơ tử vong gấp đôi so với các nguyên nhân khác. Ngoài lợi ích về tinh thần, sự tha thứ còn lợi ích về thể lý. Nhất cử lưỡng tiện. Tâm lý gia Worthington nói: “Sự tha thứ có thể làm giảm nguy cơ bị các chứng rối loạn liên quan stress như hệ miễn nhiễm hoạt động sai chức năng, rối loạn tự miễn nhiễm. Ông đưa ra 5 bí quyết tha thứ sau đây: * Nhường nhịn: Luôn tích cực nhường nhịn, vì “một câu nhịn, chín câu lành”, để tránh lăng nhục người khác hoặc trở thành nạn nhân. Nhường nhịn không có nghĩa là thua kém hoặc yếu thế! * Cảm thông: Tự đặt mình vào vị trí của người khác để dễ cảm thông và khách quan nhìn nhận vấn đề. Nếu không cảm thông thì không thể tha thứ. * Vị tha: Bạn rất hạnh phúc khi được tha thứ, vậy hãy trao tặng món quà tha thứ cho người khác. Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho mình! * Cân nhắc: Điều này giúp bạn không quá lố, suy nghĩ và cân nhắc để xử lý tốt nhất trong mọi tình huống. * Kiềm chế: Luôn biết kiềm chế “cái tôi”. Sự im lặng có vẻ “lạnh lùng” nhưng lại có thể giúp bạn tránh tức giận và sợ hãi. Nhờ vậy mà bạn mặc nhiên tha thứ.