GIÁO-LÝ TỪ-BI và TINH-THẦN ÁI-QUỐC có thể dung-hóa được chăng? Trong những ngày gần đây, có vài học-giả, một ở đất thần-kinh và một ở hải ngoại, sau khi theo dõi ĐUỐC TỪ-BI, đã biên thư về Tòa-soạn hỏi tôi mấy vấn-đề thuộc phạm-vi tôn-giáo. Trong đó có đoạn đề-cập đại ý là Giáo-Lý Từ-Bi và Tinh-Thần Ái-Quốc mà Phật-Giáo Hòa-Hảo có lần thực-hiện trên hành-động, trong thời-gian qua, có thể xem là mâu-thuẫn với nhau chăng ? Tôi có trả lời cho chư thiện trí-thức ấy và đã được quý vị xem như là thỏa đáng rồi. Tuy nhiên, vừa qua, suốt một ngày tròn giải-đáp những câu phỏng-vấn của ông Nguyễn-Trọng-Nhân, Giáo-sư triết học – một thanh-niên có triển-vọng là một nhà thông-thái, rất chịu khó trong việc tìm-tòi – có dịp cùng tôi hạnh-ngộ tại tỉnh-lỵ Mỹ-Tho, Giáo-sư cũng lại đề-cập một câu hỏi giống y như thắc-mắc vừa nêu trên và cho rằng đó là thắc-mắc chung của nhiều bậc thức-giả, đồng thời ngỏ ý muốn tôi trả lời công-khai trên mặt báo. Để thỏa-mãn yêu-cầu của Giáo-sư Nguyễn-Trọng-Nhân và cũng để rộng đường phát-huy Giáo-Lý, tôi hân-hạnh cầm bút viết bài nầy. * Từ-bi không có nghĩa cầu an, tiêu-cực Phần đông thường hiểu Từ-bi là thể-hiện của đức-tính hòa-nhã, nhu-mì, và nếu cần, có thể cứ ù-lì, bất động. Người ngoài cuộc, có tinh-thần đối kháng, còn cho từ-bi là ngồi thừ ra đó, cứ “từ-bi vi Phật”, ai chết mặc ai, ai gây-gỗ trối kệ, ai làm gì cũng phải, thấy sao hay vậy, chẳng nói không rằng... Nhận-xét đó càng sai xa giáo nghĩa uyên-áo (sâu-xa, kín-đáo) của thiền-môn. Chư Phật từng dạy rằng: “Từ năng dữ nhứt thiết chúng-sanh chi lạc; Bi năng bạt nhứt thiết chúng-sanh chi khổ.” Có nghĩa: Từ là phải dành cho tất cả chúng-sanh niềm vui; còn Bi là phải cứu cái khổ cho hết thảy các loài. Đã phải ra sức cứu khổ cho chúng-sanh, phải làm cho chúng-sanh được an vui, không bị ai đè lưng, bóp cổ, tránh được đói rét hoành-hành, khỏi mắc phiền-não bủa-vây, thì từ-bi là hiện thân của xả-kỷ, lợi tha, nào có phải đâu là cầu an, tiêu-cực! * Giáo-Lý Từ-Bi và Tinh-Thần Ái-Quốc có thể dung-hóa được chăng. Chẳng những không tiêu-cực mà ta phải thẳng-thắng nói rằng từ-bi còn có nghĩa tích-cực là đằng khác! ̶ Tích-cực dìu-dắt, dạy-dỗ người kém hơn mình với tất cả lòng từ, không để cho mọi người lạc-lầm vào đường tội-lỗi, khiến họ tránh được mọi khổ đau, cùng khốn, xây-dựng một con người đúng với chân thân chân tính con người của nó; để khi con người toàn thiện thì xã-hôi hài-hòa, quốc-gia an-lạc, thế-giới đại-đồng, cùng vui cùng sống trong nhân-ái, bình-đẳng, tự-do với nhau. ̶ Tích-cực chống trả mọi hờn-ghen, ghét-bỏ của nội tâm, mọi đàn-áp bất công có thể rắc gieo tai-họa cho dân lành vô tội, rồi đem tánh bi mà bao-dung, thương- xót, tha-thứ cả đến những người mưu hại mình, khiến cho mọi hiềm-nghi, xú-ác bị tuyệt diệt, mọi tàn-hại, giết-chóc bị rẻ khinh; nếp sống hòa-hảo, ấm no, do đó mà tự-nhiên sinh sôi, nẩy nở. Vậy kẻ nào muốn thực-hiện cho trọn-vẹn giáo nghĩa từ-bi, nhứt định không phải là kẻ cầu an, tiêu-cực, chỉ biết buông-xuôi dòng đời cho ngày tháng, muốn trôi giạt bồng-bềnh bất cứ về đâu... * Ái-quốc không có nghĩa bài ngoại, hiếu sát Trong bốn ân mà Phật dạy, có ân quốc vương thủy thổ. Bởi vì có đất nước ta mới có chỗ cư-trú, sống còn; và có quốc vương, theo quan-niệm thời xưa, ta mới có an-ninh trật-tự. Do đó mà người tu Phật, không thể không bảo-vệ biên-cương, không thể không mang ơn người sáng quốc. Cho nên các sơn môn thiền chủ thời Đinh, Lê, Lý, Trần tuy đã ăn nằm trong cửa Phật, từng thấm-nhuần ý-nghĩa từ-bi, nhưng cũng không hề lãng quên bổn-phận cần vương, cứu chúng. Đại-sư Khuông-Việt đã tận-tụy khuông phò vua Đinh, Thiền-sư Vạn-Hạnh đã thông mưu với Đại-tướng Đào-Cam-Mộc khuynh phúc nhà Lê, Tuệ-Trung Thượng-Sĩ Trần-Quốc-Tảng đã quyết tử với quân Nguyên, Trúc-Lâm nhất tổ Tĩnh-Tuệ Giác-Hoàng (nguyên là vua Trần-Nhân-Tông) đã chủ-trương phá quân Mông-Cổcầm binh chinh-phạt Chiêm-Thành, v.v... Những hành-động đó há không biểu-lộ cụ-thể tinh-thần ái-quốc của các tu-sĩ hay sao? Tuy nhiên, ái-quốc không có nghĩa bài ngoại, hiếu sát, và nhất là nhà tu-hành càng không nên quên chủ-nghĩa từ-bi bác-ái của mình. Thật vậy, vua Trần-Nhân-Tông (về sau là Trúc-Lâm nhất tổ) đã ngậm-ngùi khi nhìn thấy chiếc đầu lâu khô héo của tướng giặc Toa-Đô. Thắng không kiêu, bại Giáo-Lý Từ-Bi và Tinh-Thần Ái-Quốc có thể dung-hóa được chăng? không nản, và không bao giờ nhà vua để cho quân dân làm khó dễ khách kiều-cư vô tội trú-ngụ trên đất nước mình giữa khi người Tàu xâm-lăng bờ-cõi. Vậy ái-quốc nhất định không phải chống ghét kẻ ngoài, và không vì chóa mắtlợi-quyền mà hăng-sai sát-phạt. * Ái-quốc là một cạnh khía của Từ-bi Như trên đã thấy, Từ là phải tìm cho chúng-sanh niềm vui và Bi là phải xót thương và phải làm sao cứu khổ cho mọi người. Nếu nước mất thì người dân mất hết niềm vui, phải bị xích cùm ràng-buộc, chết hại thảm-thương, người có lòng từ-bi đâu nỡ thấy đồng-chủng mình bị kẻ xâm-lăng giày-xéo! Phương chi “hễ nước mất thì cơ-sở của Đạo phải bị lấp-vùi; nước còn nền Đạo được phát khai rực-rỡ” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1945 – Hiệu-Triệu). Cho nên cứu quốc cũng là một hình-thức bảo-vệ tín-ngưỡng nữa. Trong tứ đại trọng ân, riêng về ân đất nước, Đức Huỳnh Giáo-Chủ đã dạy các tín-đồ của Ngài rằng: “Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất nước, quê-hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ-dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy bổn-phận phải bảo-vệ đất nước khi bị kẻ xâm-lăng giày-đạp. Rán nâng-đỡ xứ sở quê-hương lúc nghiêng-nghèo, và làm cho đượctrở nên cường-thạnh. Rán cứu-cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống-trị. Bờ-cõivững-lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy-sinh cho xứ-sở. Thảng như không đủ tài-lực đảm- đương việc lớn, chưa gặp thời-cơ giúp-đỡ quê-hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ-suất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại-địch gây sự tổn-hại đến đất nước. Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy.” (Quyển 6 – Những điều sơ-lược cần biết của kẻ tu-hiền– Ân Đất Nước). Như vậy, ái-quốc còn là một cạnh khía của từ-bi. Đã vì chánh-nghĩa, vì đức hiếu sanh, hiếu hòa của một sắc dân, của một giống nòi mà đứng ra tự-vệ, chế-ngự, kiềm-hãm, không để cho có sự tàn-hại, bức-áp của một sắc dân khác, và tránh cho họ cái tội cướp nước, sát nhân, thì không có gì là trái với định-luật thiên-nhiên cả. Giáo-Lý Từ-Bi và Tinh-Thần Ái-Quốc có thể dung-hóa được chăng? * Giáo-Lý Từ-Bi và Tinh-Thần Ái-Quốc cùng dung-hóa một cách thích-đương Bởi quan-niệm đất nước là hệ-trọng cho kiếp sống của con người, nên khi nó bị xâm-lăng, Đức Huỳnh Giáo-Chủ đã tự mình thực-hiện cứu nguy tổ-quốc bằng cách “Rứt áo cà-sa khoác chiến-bào” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1946 – Riêng Tôi). Ngài đã nấc giọng buồn than giữa hồi non sông nghiêng ngửa: “Yêu nước bao đành trơ mắt ngó, Thương đời chưa vội ẩn non cao.” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1945 – Yêu Nước) Và sau đó, Ngài quả-quyết lên đường cứu nước: “Tăng-sĩ quyết chùa, am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông-pha.” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1945 – Tặng Thi-sĩ Việt-Châu) Để trả lời một câu hỏi của ký-giả Hồn-Quyên trên báo Nam-Kỳ, số ra ngày 29-11-1946, về Lý-tưởng chánh-trị có liên-quan gì với Giáo-Lý nhà Phật không? Đức Huỳnh Giáo-Chủ đã làm sáng-tỏ rõ-rệt vấn-đề nầy: “Theo sự nhận-xét của tôi về giáo-lý nhà Phật do nơi Đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật đã khai-sáng lấy Chủ-nghĩa từ-bi bác-ái đại-đồng đối với tất cả chúng-sanh làm nòng-cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách-mạng triệt-để về tư-tưởng; vì những câu: “Nhứt thiết chúng-sanh giai hữu Phật tánh” và “Phật cũng đồng nhứt thể bình-đẳng với chúng-sanh”. Đã có những sự bình-đẳng về thể-tánh như thế mà chúng-sanh còn không bằng được Đức Phật là do nơi trình-độ giác-ngộ của họ không đồng-đều, chớ không phải họ không tiến-hóa ngang hàng với chư Phật được. Nếu trong cõi nhơn-gian nầy còn có chúng-sanh tiền-tiến áp-bức những chúng-sanh lạc-hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo-lý chơn-chánh ấy. Giáo-lý đó, Đức Thích-Ca Mâu-Ni không áp-dụng được một cách thiết-thực trong đời của Ngài là do nơi hoàn-cảnh xã-hội của Ấn-Độ xưa không thuận-tiện. Thế nên, Ngài chỉ phát-dương cái tinh-thần đó mà thôi. Ngày nay, trình-độ tiến-hóa của nhơn-loại đã tới một mực khả-quan, đồng thời với tiến-bộ về khoa-học thì ta có thể thực-hành giáo-lý ấy để thiệt-hiện một xã-hội công-bằng và nhơn-đạo. Thế nên, với cái tâm-hồn bác-ái, từ-bi mà tôi đã hấp-thụ, tôi sẽ điều-hòa với phương-pháp tổ-chức xã-hội mới, để phụng-sự một cách thiết-thực đồng-bào và nhơn-loại.” (Thi Văn GL năm 1946 – Ông Hồn-Quyên vào Chiến-Khu phỏng-vấn Đức Huỳnh Giáo-Chủ). Chắc chư quý độc-giả không còn ai nghi-ngờ gì nữa, sự dung-hóa thích-đươnggiữa giáo nghĩa từ-bi và tinh-thần ái-quốc.*Giáo-Lý Từ-Bi và Tinh-Thần Ái-Quốc có thể dung-hóa được chăng? Nhưng người tu không được vịn vào cớ ái-quốc mà để cho lợi-danh cám-dỗ Tuy lăn xả vào đời để cứu dân giúp nước, những bậc chân tu tiêu-biểu đứng-đắn cho đạo Phật không bao giờ để lợi-danh cám-dỗ. Nếu họ vì sự cần-thiết lắm mà phải đứng ra hoạt-động cứu quốc, thì đó chỉ là thực-hiện bổn-phận công-dân, chỉ là trường-hợp tự-vệ, không phải vì danh-vọng hão-huyền, không phải vì mang nặng tư-tưởng võ-trang, mà mục-đích tối thượng cũng chỉ là muốn đem lại phúc-lợi cho toàn dân. Và bao giờ họ cũng cố đem chủ-nghĩa từ-bi bác-ái mà thi-thố trước mọi người. Ta hãy xem qua, lời của Đấng Cha Lành khuyên-bảo đàn con dại,sau ngày chế-độ xâm-lược bị cáo-chung : “Hỡi tất cả thiện-nam tín-nữ ! ... Đạo Phật là Đạo Từ-Bi Bác-Ái, dĩ đức háo sanh khoan-hồng đại-độ; tuy tình thế đổi thay chớ tấm lòng nhơn chẳng đổi. Vậy hãy coi toàn dân cũng như anh em một nhà, mong họ liên-kết với chúng ta để kiến-thiết lại quê-hương cùng nền Đạo-nghĩa. Những kẻ bạo-tàn từ trước đến, giờ, nay đã ăn-năn giác-ngộ thì hãy dĩ đức nhiêu-dung tội trạng của họ, để sau nầy quốc-gia định-đoạt, còn mình chỉ khuyên họ trở lại đường lành, chớ chẳng nên làm điều gì thái quá mà động đến từ-tâm của chư Phật. Mong các người hãy tuân theo ...” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1945 – Huấn-Lịnh) Chẳng những thế, đối với những kẻ đã cố tâm mưu hại Đức Huỳnh Giáo-Chủ và dùng mọi thủ-đoạn để tàn-sát tín-đồ của Ngài, Ngài vẫn mở lượng từ-bi, kêu gọi buông-tha, hỉ-xả: “Đồng-bào ai nỡ dứt tình, Mà đem chém giết để mình an vui. Dù lúc trước nếm mùi cay đắng, Kẻ độc-tài đem ‘tặng’ cho ta. Sau nầy tòa-án nước nhà, Sẽ đem kẻ ấy mà gia tội hình. Lúc bây giờ muôn binh xâm-lược, Đang đạp-giày non nước Việt-Nam. Thù riêng muôn vạn cho cam, Cũng nên gác bỏ để làm nghĩa công. Khắp Bắc Nam Lạc-Hồng một giống, Tha-thứ nhau để sống cùng nhau...” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1946 – Tiếng chuông cảnh-tỉnh) Thật không còn gì nhân-ái cho bằng! Thật chẳng có gì mâu-thuẫn được, giữa từ-bi và ái-quốc ! Chung quy, việc cứu nước chỉ là một phương-tiện trong một giai-đoạn để bảo- vệ quốc-gia, đồng-bào và tự-do tín-ngưỡng mà thôi. Khi thái-bình trở lại, tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo, liền trở về vị-trí nhà tu để được thẳng tiến vào cõi siêu-hình, giải-thoát, như lời Đức Tôn-Sư phán dạy: “Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền-môn trở gót Phật-Đà Nam-mô. Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng-trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại-đồng, Ta-bà thế-giới sắc không một màu.” (Thi Văn Giáo-Lý năm 1945 – Tặng Thi-sĩ Việt-Châu) NGUYỄN-VĂN-HẦU