GIẢI ĐÁP NGHI VẤN Về 02 câu hỏi của một vị nhân sĩ ‘Ngoại Tôn’ liên quan đến Đức Huỳnh Giáo Chủ trong biến cố của ngày 25/02 nhuần, năm Đinh hợi (1947) tại Đốc vàng, tỉnh Đồng Tháp. Kính thưa: Chư quý đồng đạo PGHH trong và ngoài nước. Tôi rất hân hạnh được một vị nhân sĩ chưa từng biết nhau có tên là Hải Đăng (không rõ địa chỉ) đã gởi đến cho bút giả 01 phong thư trong đó có đặt ra 02 câu hỏi liên quan đến Đức Thầy chúng ta trong biến cố của ngày 25/02 nhuần, năm Đinh Hợi (16/04/1947) tại Ba Răng - Đốc Vàng, nay thuộc xã Tân Phú, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Kể ra bút giả cũng còn được cái duyên phúc lớn với Phật Pháp, cho nên dù đã trãi qua 28 năm chịu cảnh tù đày gian khổ, tưởng đã bỏ xác trong lao tù chứ còn đâu tiếp cận, gần gũi bạn bè và chư đồng đạo trong tình nghĩa thân thương nồng ấm bên mái nhà Đạo Pháp như hôm nay. Thậm chí cho đến giờ phút nầy, đôi khi còn có cái cảm giác như là giấc mộng. Tất cả sự hiện hữu hôm nay là nhờ ơn đức của Tổ Tiên và Thầy Tổ gia hộ, ban phước lành cho những đứa con luôn thành tâm, nhứt nguyện sống, chết vì lý tưởng quốc gia dân tộc và cho con đường chân lý bất diệt của Đức Thầy đã soi sáng và chỉ giáo. Nguồn an ủi, khích lệ lớn nhất đối với tôi là được quý đồng đạo cả trong và ngoài nước thường trực tiếp hay gián tiếp gặp nhau qua đường dây điện thoại và cũng như trên diễn đàn không gian Đạo Tràng để trao đổi, nhắc nhở nhau trên bước đường hành đạo tu tiến. Ngoài ra tôi cũng có dịp tiếp xúc với các giới Phật tử và các nhà Sư của Phật giáo để trao đổi và đã thông nhau một số điễm có tính chất khác biệt về mặt hình thức. Chẳng hạn như phương thức thờ phượng và công phu lễ bái v.v… Riêng các thức giả, các nhà nghiên cứu thì hầu hết họ đều muốn tham khảo về Thân Thế và Sự Nghiệp của Đức Thầy, như trường hợp của vị nhân sĩ hôm nay là một điển hình. Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi qua bút thoại. Thưa ông bạn Hải Đăng; Tôi rất lấy làm vinh hạnh và cảm kích qua lời lẽ chân tình, tế nhị của bạn trên tinh thần thiết tha học hỏi, nhất là bạn đang nghiên cứu, tìm hiểu rõ ràng chân xác hơn về Thân thế và Sự nghiệp khai đạo cứu thế của Đức Thầy chúng tôi nói riêng và các đấng Giáo Chủ của các Tôn Giáo nói chung như lời trình bày của bạn. Mục đích của bạn là cần tham cứu các sự kiện, bỗ sung nguồn tư liệu cho công trình biên khảo để có thể thực hiện tác phẫm ‘Địa Phương Chí’ về các tôn giáo hiện hữu ở Việt Nam. Do đó, tôi cũng không quản ngại tài hèn sức kém của một người dù đã ở vào cái tuổi xem xem “Bát thập cổ lai hy”, nhưng tôi vẫn sẳn sàng chia sẻ với bạn bằng tất cả những gì mà tôi thấy và hiểu qua ba lãnh vực sau: - Dữ kiện lịch sử; - Khảo sát thực địa; và - Sự cảm nhận về yếu tố tín ngưỡng – tâm linh. * Hỏi. Câu 1: Dựa vào tài liệu sách, báo và Kinh Sấm thì rõ ràng Đức Huỳnh Giáo Chủ (ĐHGC) là bậc “Sanh nhi tri” hay “ Bất học nhi tri”, là bậc minh triết thấy xa hiểu rộng, nhưng thế sao tôi thấy trong lá thư gởi về cho 02 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ lại có chỗ bị gạch xóa? Có phải chăng trong tình huống cảm thấy có sự nguy hiễm đến bản thân, nên tinh thần của Ngài cũng bị dao động, mất bình tĩnh như những người bình thường khác?. * Hỏi. Câu 2: Cũng theo sử liệu của quý Tôn Giáo thì ĐHGC đã biết trước biến cố sẽ xãy ra trong phiên hợp do Bửu Vinh mời, vào ngày 25/02 nhuần, năm Đinh Hợi (1947), nhưng cớ sao Ngài vẫn chấp nhận đi tham dự để phải lãnh lấy cái hậu quả bi thảm như vậy, nhất là cái chết quá đau thương cho một số môn đồ đi theo để bảo vệ Ngài? !! - Đáp. Câu 1: Để trả lời câu hỏi nầy, bút giả xin tạm chia ra làm bốn vế dưới đây nhằm để cho việc phân giải được rõ ràng theo trình tự của từng vấn đề, tránh sự phức tạp và nhập nhằng khó phân biệt và khó hiểu: a- ĐHGC là bậc “Sinh nhi tri” hay “Bất học nhi tri”; b- Tại sao trong bức thư gởi về cho 02 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ lại có chữ bị gạch xóa?; c- Phải chăng ĐHGC cũng bị dao động và sợ hãi như những người bình thường khác?; và d- Về cái chết đau thương cho ba cận vệ của Ngài?! - Đáp. a)- Vâng!. ĐHGC là Đấng “Sanh nhi tri” hay “ Bất học nhi tri”, đại Giác, đại Ngộ. Ngài đã đạt đến bậc “ vô học” của hàng Thượng Thủ Bồ Tát, tức là đã vượt lên trên hạng “hữu học” của nhân thế. Ngày là vị hoạt Phật lâm phàm tế độ sanh linh trong thời kỳ mạt hạ nầy theo sắc lịnh của Thiên Đình và nhị vị Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật Tổ A Di Đà như chính Ngài đã từng xác nhận: - Lời văn tao nhã hữu tình, Bởi vưng sắc lịnh Thiên đình sai ta. - Thừa vưng sắc lịnh của Trời, Cùng ông Phật Tổ giáo đời khuyên dân. Và : - Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn, Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp. - Muốn tu tĩnh nay đà gặp cuộc, Đức Di Đà truyền mở đạo lành. Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh, Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy.v.v… Đó là những yếu tố khẳng định ĐHGC là vị Bồ Tát bổ xứ thị hiện xuống trần thực thi sứ mạng hoằng pháp độ sinh do lịnh bề trên giao phó. Ngài là bậc siêu phàm quán thế: “Thượng thông thiên văn, Hạ đạt địa lý, Trung quán nhân sự”, như Ngài đã biểu tỏ: Khùng toán biết âm dương kết liễu, Khùng huyền cơ, khùng đạo Thích Ca. v.v… Nơi đây chúng ta cần đi sâu vào một số chi tiết để hiểu vấn đề một cách chân xác và thấu đáo hơn, bút giả xin đơn cử một dài dẫn chứng cụ thể về Thân thế của ĐHGC trước khi Ngài khai lập nền Đạo, để từ đó chúng ta mới có đủ cơ sở nhìn nhận Thiên Tài “Bất học nhi tri” trên bình diện hiện thực và trạng thái siêu nhiên của Ngài. b)- Thân thế và những biểu hiện siêu phàm trước khi ĐHGC Khai sáng mối Đạo PGHH. Đức Huỳnh Giáo Chủ, thế danh là Huỳnh Phú Sổ, sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi. Ngài được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu khá giả và có địa vị nhất định của xã hội đương thời. Bởi Thân sinh của Ngài là một vị Cả đương niên trong Ban Hương chức Hội tề của làng Hòa Hảo, tức là ông Huỳnh Công Bộ (ông Cả Bộ) và Thân mẫu là bà Lê Thị Nhậm (về sau được toàn thể tín đồ PGHH tôn danh là Đức Ông và Đức Bà ) Khi đến tuổi học, Đức ông đưa Ngài lên nhập học ở quận Tân Châu (Châu Đốc) và cho ở trọ tại nhà ông Ba Sánh thuộc bà con thân thiện. Song Ngài chỉ học hết chương trình bậc tiểu học, nghĩa là sau kỳ thi lấy bằng Tiểu học (certijicat d’eslementaires), Ngài đã phải rời ghế nhà trường về nhà để phụ tiếp trông coi việc đồng áng với gia đình, nhất là cơ thể của Ngài đã xuất hiện một chứng bịnh lạ. Thế rồi không lâu sau chứng bịnh bắt đầu khởi phát, hoành hành từ năm Ngài 15 tuổi, một chứng bịnh (bị hượt tinh) hầu như bất trị đối với danh y ở thời kỳ ấy. Cho nên dù gia đình có đủ điều kiện thuốc thang chạy chữa cho Ngài, nhưng xuyên suốt 5- 6 năm ròng rã điều trị hết Đông đến Tây y tất cả đều vô hiệu! Rồi bổng một ngày tự nhiên Ngài đã hết bịnh và mạnh khỏe như người bình thường trước sự ngạc nhiên của gia đình và mọi người. Bấy giờ là tháng tư năm Kỷ Mão (1939), ĐHGC đang bước vào tuổi 21, tính theo âm lịch và tròn 20 tuổi tính theo dương lịch (1919 - 1939). Vừa thoát bệnh, điều trước hết Ngài nói với Đức Ông và Đức Bà là cần phải thực hiện chuyến đi viếng núi Tà Lơn (bokor), thuộc tỉnh Cần Giọt (campot- campuchia), giáp biên địa của Hà Tiên- Rạch giá. VN. Mục đích cuộc hành trình tiên khởi rất quan trọng nầy Đức Giáo Chủ chỉ dành riêng cho Đức Ông bởi 02 lý do chính:- Thứ nhất: Ngài muốn tạo cơ hội cho Đức Ông có dịp chứng kiến tận mắt một thế giới linh thiêng, huyền bí để chiêm ngưỡng, lễ bái, và Thứ hai: Để tạo niềm tin cho Đức Ông nhận ra Ngài là đấng Siêu Phàm xuống thế để hóa độ chúng sanh chứ không phải tà ma quỷ ám như tâm trạng hoài nghi, lo lắng hiện hữu của Đức Ông. Sự thật, khi thoạt nghe qua ý định của một đứa con mới vừa vượt qua chứng bệnh ngặt có tính bất bình thường và nay lại đưa ra một sự việc rất lạ lẫm, kỳ hoặc như thế nầy, làm cho Đức Ông vô cùng băn khoăn lo nghĩ và bán tính, bán nghi không biết phải nói gì và giải quyết thế nào cho ổn thỏa. Vì bao ý nghĩ dồn dập vì những trở ngại khó khăn đã hiện ra trong tâm trí của Đức Ông với một cuộc đăng sơn mang tính phiêu lưu đầy nguy hiễm như vậy. Điều trước mắt là một địa bàn hoàn toàn xa lạ chưa một lần đặt chân tới. Hơn nữa, là một khu vực hoang vu, núi non hiễm trở, rừng thiên nước độc, và hùm beo thú dữ… Đó là chưa nói tới yếu tố con người. Nghĩa là người dân cao miên bản địa họ vốn đã không thích người nước ngoài lai vãng đến đây, nhất là người Việt Nam không rành ngôn ngữ của họ! Biết được ý nghĩ phân vân lo ngại của Đức Ông, Đức Giáo Chủ liền giải trình cho Đức Ông rõ tất cả đường đi nước bước từ chân núi đến tận chót đỉnh, và phải trãi qua bao nhiêu chùa am, hang động.v.v… Ngài kể vanh vách từng tên và địa điễm, làm cho Đức Ông có phần yên tâm, bớt được nỗi đắng đo lo nghĩ nên ông đã bằng lòng chấp nhận một chuyến đi để xác minh cụ thể. Rồi mọi thực tế đã diễn ra trước sự chứng kiến bằng tai nghe mắt thấy của Đức Ông. Coi như tất cả những gì mà ĐHGC trình bày đều hiện thực không sai chút nào. Ngoài ra, Đức Ông còn ghi nhận thêm 02 sự kiện cụ thể nhưng rất huyền bí, đó là khi thấy ĐHGC giao dịch bằng tiếng miên rất sõi với dân địa phương qua mỗi lần tiếp xúc trên đường đi. Và khi đi, Đức Ông có mang theo mấy ổ bánh mì để phòng khi bị đói. Đức Giáo Chủ khuyên Đức Ông nên dứt bỏ và bảo rằng: “Đi núi có đói khát gì mà Ông Cả phải lo”! Mà thật vậy! Khi Đức Ông vừa kêu đói thì ĐHGC chỉ xuống suối dùng tay bụm từng bụm nước cho Đức Ông dùng. Điều kỳ diệu là khi uống nước xong Đức ông cảm thấy tinh thần nhẹ nhàng, khỏe khoắn không còn biết đói khát gì nữa - Lời của Đức Ông thuật lại. Và theo như lịch trình đã định, chuyến đi phải mất 8 ngày mới có thể đi giáp hết những nơi trọng yếu cần phải đến như các chùa chiền, am, điện… cổ kính đã tồn tại tự ngàn xưa và trãi qua biết bao thế hệ người sung ngưỡng, kính phụng. Chính các ông cao đồ của Đức Phật Thầy Tây An như ông Đạo Ngoạn là 1 trong 12 vị Đại đệ tử (Thập nhị hiền thủ) của Ngài cũng đã từng đến đây hành hương, lễ bái chư Phật, các vị linh Thần và các bậc Tiên Thiên tu hành chứng ngộ tại đây như trường hợp của ông Cử Đa triều Nguyễn chẳng hạn… Đó là lý do mà ĐHGC muốn tạo cơ hội cho Đức Ông đến đây để lễ bái, vọng cầu giải căn, giải quả. Song vì lý do sức khỏe nên Đức Ông chỉ đi được có 03 ngày không thể tiếp tục được nữa, buộc ĐHGC đành phải đưa Đức Ông xuống núi để ra về. Về đến Tân Châu, ĐHGC và Đức Ông cùng nghỉ đêm tại nhà của ông Ba Sánh, và sáng hôm sau ĐHGC đưa Đức Ông lên xe về Hòa Hảo, còn Ngài ở lại đi thẳng vào chùa của cô Năm Hỷ ở xã Long Phú, nằm bên trục lộ xã Phú Vĩnh và Châu Giang qua tỉnh lỵ Châu Đốc. Nơi đây ĐHGC gặp một bà ở độ tuổi trung niên, quê ở làng Long Kiến, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang đang ngồi chực sẳn ở đây để được diện kiến Ngài, mặc dù cả hai bên đều chưa có dịp biết nhau. Ấy vậy mà hai bên tỏ ra như người đã từng thân quen từ thuở nào. Chúng ta hãy nghe câu chuyện đối đáp sau đây để nhận ra có sự sắp đặt vô hình và Thiên Tư quán chúng của Đức Giáo Chủ xuyên qua câu hỏi bất chợt đầu tiên đối với bà nầy: - Sao cô biết tôi đến đây mà chờ? - Bạch Thầy có chư Thần mách bảo! - Ba (3) tờ giấy bạch (giấy trắng không có chữ, giống như “ Vô tự Kinh” vậy) được lưu truyền lại có còn không? - Bạch Thầy, vì không hiểu được giá trị cao siêu của bảo vật nên con đã cho hết 2 tờ do có người đến thiết tha cầu thỉnh, giờ chỉ còn lại có 01 mà thôi! - Đức Giáo Chủ liền giảng giải cho bà nghe và dặn dò: Cô hãy bảo trọng gìn giữ, đến khi nào thấy lộ chữ vàng là cô sẽ hiểu những cơ mầu của Bề Trên dạy bảo.v.v… Qua câu chuyện trao đổi, bà nầy liền quỳ xuống tạ lỗi việc làm của mình đối với Ơn Trên và cầu xin Đức Thầy tha tội. Đức Giáo Chủ ôn tồn bảo bà đứng dậy và phán rằng: “Ít ngày nữa cô hãy xuống tại Hòa Hảo gặp tôi để nhận Kinh Giảng về xem mà lo tiếp tục tu hành”. – Viết y nội dung theo lời kể của ông Nguyễn hồng Châu, quê ở xã Phú Lâm, cách quận lỵ Tân Châu 16 km, tuyến đường đi xuống Chợ Vàm xã Phú An và xã Hòa Hảo, ông là cựu Hội Trưởng BTS Giáo Hội PGHH quận Tân Châu, bởi ông đã trực tiếp đến gặp bà Năm Hỷ (chủ chùa) tường thuật lại, vì chính bà nầy là người mục kích từ đầu đến cuối của câu chuyện. Đoạn rồi Đức Giáo Chủ đi qua cồn Phú Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ngày nay, để viếng thăm người chị ruột thứ Hai (cô Hai Đê) và trị bịnh cho mấy đứa cháu, đồng thời Ngài còn chữa trị cho một số bịnh nhân ở địa phận nầy. Và sau mấy hôm lưu lại nơi đây để giải quyết một số công việc theo nhu cầu, rồi Ngài phải từ giả, lên đường trở về Hòa Hảo cho kịp ngày khai cơ mở đạo đúng theo cơ định của lý Thiên Đình. Còn phần Đức Ông khi về đến nhà trong niềm hân hoan, phấn khởi liền tuyên bố với gia đình và mọi người rằng: “Tôi đã gặp vàng thiệt rồi bà con ơi”! Ngoài ra Đức Ông còn bày tỏ tâm sự của mình cho mọi người nghe, đại khái là nhờ có chuyến đi nầy nên ông mới thật sự yên tâm và tin tưởng ĐHGC là vị Phật sống ra đời cứu thế, chứ trước đây ông cứ nghĩ rằng Đức Giáo Chủ chỉ là dạng ông lên bà xuống mà thôi. Thế rồi chỉ hơn tuần lễ sau, đúng vào ngày 18 tháng năm Kỷ Mão - 1939, ĐHGC đã đích thân thiết trí một bàn hương áng trước sân nhà (sau được gọi là Tổ Đình, vì là nơi phát xuất nền Đạo) làm lễ tế cáo Hoàng Thiên để Ngài trân trọng tuyên bố Khai Sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, như Ngài đã biểu thị qua hai câu trong bài Dặn Dò Bổn Đạo: Tháng năm mười tám rõ ràng, Cùng khắp xóm làng ai cũng cười reo.v.v… Đây là một tông phái truyền thừa của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lấy danh xưng là Đạo PGHH. Có nghĩa là một Tôn Giáo Đạo Phật được ghép chung với địa danh làng Hòa Hảo để được trở thành danh xưng là Đạo PGHH. Sở dĩ Đức Giáo Chủ dùng danh xưng nầy với dụng ý bao gồm cả 02 ý nghĩa: rộng và hẹp hay lý và sự: - Sự: (nghĩa hẹp) Để biểu trưng sắc thái đặc thù của một Tôn Giáo Đạo Phật mang tính thời đại, cũng như để dễ phân biệt với các tông phái khác như: Phái Trúc Lâm Yên Tử; Phái Vô Ngôn Thông và Phái Thảo Đường .v.v… - Lý: (nghĩa rộng): Hai chữ Hòa Hảo vừa dung hợp chữ Hòa trong triết lý của Tam Giáo( Phật- Lão- Khổng) và vừa mang một ước mơ, hoài bảo của Đức Giáo Chủ về một thế giới đại đồng hòa hợp như Ngài đã từng biểu tỏ; Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo, Nhà Phật con Tiên hé miệng cười. và: Mãng chờ trông bá tánh thảnh thơi, Khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo. Trên đây chỉ lược dẫn một vài sự kiện điển hình cho bước đầu khi Đức Giáo Chủ chưa chính thức thành lập Đạo để chứng minh cụ thể Ngài là bậc đại giác Đại ngộ “Sanh nhi tri” hay “Bất học nhi tri” như chúng ta đã hiểu. Và để đi sâu hơn phần chi tiết, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm những gì mà Ngài đã báo trước và mặc khải những cơ mầu về diễn biến tình hình thời cuộc trên các lãnh vực xã hội, đất nước và Thế giới qua Sấm – Thi mà Ngài đã sáng tác, hoặc trực tiếp thuyết giáo sau ngày hoằng khai Đại Đạo. c)- Tiên báo về Đại Thế Chiến thứ II, sẽ diễn ra trên phạm vi Thế giới. Trong lúc nhân dân Châu Âu vừa thoát qua cuộc đệ nhất Thế chiến điêu tàn đổ nát vào mấy thập niên trước ( 1914 – 1918 ), những tưởng đã được ổn định làm ăn sinh sống trong không khí thanh bình. Nhưng họ đâu có ngờ đươc rằng một cuộc Đại Thế Chiến thứ hai cực kỳ thảm khốc sẽ xảy ra trên toàn châu lục của họ. Cũng như thế giới dù có nhiều nước đã và đang phải đối đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của Chủ Nghĩa Thực Dân đi tìm thuộc địa. Song đó chỉ nằm trong phạm vi lãnh thổ của một số quốc gia, chứ nó không mang tính toàn cầu do một số nước có tham vọng muốn làm bá chủ. Trong khi đó có ai biết được ở cái đất nước xa xôi nhỏ bé nằm bên bờ Viễn Đông lại có một vị Hoạt Phật vừa mới xuất hiện ra đời mở Đạo, đã thấu hiểu tất cả những gì sẽ xãy ra cho thế giới nhân loại, mà vị siêu nhân ấy chẳng ai khác, đó chính là ĐHGC! Ngài đã báo trước từ lúc khởi đầu cho đến kết thúc cuộc chiến tranh đệ nhị bằng một đoạn Sấm Giảng (quyển I) như sau: Mèo kêu bá tánh lao xao, Đến chừng rồng, rắn máu đào chỉnh ghê. Con ngựa lại đá con dê, Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao. Khỉ kia cũng bị xáo xào, Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng!. Đọc qua đoạn Sấm giảng nầy, hầu hết tín đồ xúm nhau bàn tán và tự hỏi: Dù sao thì đất nước ta vốn đã và đang nằm trong bối cảnh chiến tranh do thực dân Pháp gây nên, nó là thực trạng hiển nhiên rồi, nhưng vì sao Đức Thầy lại phải đề cập, nhắc nhở như vậy? Có phải Ngài muốn cảnh báo cho chúng ta biết rằng chánh quyền đô hộ Pháp đang chuẩn bị mở một chiến dịch đại quy mô táo bạo và ác liệt hơn nhằm để quét sạch các lực lượng đối kháng hiện đang làm cản trở công cuộc thống trị của bọn chúng? Và chiến dịch nầy phải được hoàn thành dứt điiễm vào năm Dậu- 1945? v.v… Thực ra với tâm phàm trí tục của con người làm sao đoán định được những lời Sấm ngôn thuộc lãnh vực huyền cơ của các Đấng siêu nhân khi thực tế chưa xãy ra!? Thế rồi chỉ hơn 02 tháng sau, người ta mới vỡ lẽ câu nói của Ngài đã trở thành hiện thực, tức Đại Thế Chiến thứ II bùng nổ vào tháng 9 năm 1939 (nhằm ngày tháng 7 âl ) do trục Tam Cường (Nhật, Đức, Ý) phát động làm nghiêng ngửa hoàn cầu, gây nên thảm trạng “…Cảnh sông máu núi xương tha thiết…” cho Thế giới nhân loại, đúng như lời tiên tri của Đức Giáo Chủ “… Mèo kêu bá tánh lao xao…” Và cuộc Đại thế chiến kéo dài đến 07 năm (1939 – 1945) mới được chấm dứt đúng năm Ất Dậu, ứng với câu “Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng” của Đức Giáo Chủ. Chắc bất cứ ai trong chúng ta cũng đều biết nước Nhật hùng cường ôm giấc mộng làm bá chủ Châu Á, nhưng kết cục phải trả giá đắt cho cuồng vọng của mình bởi 02 quả bom của Hoa Kỳ (đại diện cho đồng minh) ném xuống Quảng Đảo và Trường Kỳ, buộc Minh Trị Thiên Hoàng phải thúc thủ bó tay ra lời tuyên bố đầu hang vô điều kiện vào ngày 14- 08 - 1945. Thêm một giai thoại nói về “Nhựt Bổn ăn không hết con gà”. Ngày 9- 3- 1945, Nhật đảo chánh Pháp để chiếm quyền cai trị ở bán đảo Đông Dương từ tay Pháp. Có một số tín đồ vì quá lo sợ cho số phận của dân tộc, đất nước nên đến bày tỏ với Đức Giáo Chủ: Bạch Thầy, bọn Nhật nó làm hùng làm hổ như vậy làm sao dân ta sống nỗi, thưa Thầy? – Đức Giáo Chủ cười vui và trả lời một câu ẩn dụ và hình ảnh rằng: “Nhật nó làm dữ vậy chớ nó ăn không hết con gà đâu mà các ông phải lo”! Mà thật vậy! Dù Nhật Bổn nói riêng, và cả trục Tam Cường nói chung, có làm mưa làm gió thế nào chăng nữa, cũng phải bị cáo chung đúng vào năm Dậu mà thôi, vì đó là cơ trời đã định! d)- Một ẩn dụ về tình trạng đất nước bị chia đôi. Đầu mùa hè năm 1945, tại căn nhà số 38, đường Miche (Sài Gòn) với quan cảnh nhộn nhịp kẻ lui người tới như có vẻ bận rộn bởi mỗi người, mỗi nhóm đều có nhiệm vụ, công việc khác nhau, chủ yếu là tín đồ các nơi đến viếng thăm ĐHGC sau thời gian nhớ nhung xa cách. Riêng nhóm của các ông Lương Trọng Tường, Nguyễn Ngọc Tố, Bác sĩ Trần Lũy và ông Tham Tá Ngà, chức sắc đạo Cao Đài Tây Ninh, hầu như túc trực ở đây, (nhất là ông Lương Trọng Tường) để phục vụ kịp thời những công việc cần cấp cho Đức Giáo Chủ. Đến lúc tan khách, chỉ còn khoảng mươi người ở lại chờ nhận Huấn Thị của Ngài để thực hiện Chương trình thành lập cơ sở Ban Trị Sự (BTS) ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Phần. Nhân dịp nầy, ông Bác sĩ Trần Lũy có đề cập vấn đề Dịch lý, Tướng số và Thuật ký tự để thỉnh ý Đức Giáo Chủ phân giải. Ông hỏi: Bạch Thầy, người ta thường bảo; điều tối kỵ của chữ ký tên là không nên gạch ngang chữ thập ở chữ đầu của chữ ký; nhưng sao chúng con thấy đầu chữ ký của Thầy lại bị cắt ngang ở giữa như vậy có bị ảnh hưởng gì đến số mệnh của mình không, thưa Thầy? Đức Giáo Chủ ung dung bảo: “Các ông lại bị rơi vào cái thế giới dị đoan mê tín nữa rồi! Thầy nói cho các ông hiểu, chữ ký của Thầy khởi đầu là chữ “S” đã bị cắt ngang ra làm 02 thì mấy ông muốn hiểu sao thì hiểu”. Câu chuyện diễn ra đơn giản chỉ có thế. Mọi người đều không hiểu Thầy mình muốn ám chỉ điều gì, và vì thấy Đức Thầy quá mệt mỏi bởi dồn dập đủ thứ công việc nên không ai thưa hỏi gì thêm nữa. Thế nhưng, trong thâm tâm người ta vẫn biết không có lời nói, cử chỉ hay bất cứ việc làm nào dù lớn hay nhỏ của Đức Giáo Chủ mà không hàm chứa ý nghĩa cảnh tỉnh, giáo huấn hay cơ mầu, mật nhiệm cả. Song vì trình độ kiến thức hữu hạn của con người trong nhất thời, không thể hiểu và giải mã được những mật ngôn, sấm ngữ của Đấng Siêu Nhân mà chỉ chờ xem để kiểm chứng qua thực tế mà thôi! Thật vậy, rồi thời gian cứ dần trôi mãi đến 09 năm sau người ta mới nhận rõ câu nói hình tượng ấy của Đức Giáo Chủ đã hiển bày, là đáp số hiện thực như sự mong mỏi chờ đợi hay thắc mắc của mọi người. Đó là ngày 20/ 07/ 1954, Hiệp Định Genève ký kết để chia cắt đất nước hình chữ “S” ra làm 02 miền Nam, Bắc, ứng với chữ ký tên bị cắt ngang ở giữa của Đức Giáo Chủ mà Ngài dùng nó để ẩn dụ - toàn bộ câu chuyện do ông Nguyễn Ngọc Tố (Họa đồ Tố), cựu phó Hội Trưởng BTS Trung Ương Giáo Hội PGHH nhiệm kỳ I tường thuật. e)- Nói về cục diện thay đổi giữa 2 cường quốc (Pháp – Mỹ) ở bán Đảo Đông Dương. Để trỏ ngầm việc Hoa kỳ sẽ thay chân Pháp ở Việt Nam hay nói chung là bán Đảo Đông Dương (Việt – Miên – Lào), nhằm mục đích ngăn chặn làn sóng đỏ của chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế dùng Bắc Việt làm tiền đồn hầu nhuộm đỏ toàn khu vực phía Nam Châu Á, theo chiến lược của 2 quan thầy Liên Xô và Trung Cộng, đã được Đức Giáo Chủ tiết lộ qua ẩn từ của 2 câu Sấm Giảng (quyển I) sau đây: “Hết đây rồi đến dị kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha…” Thay vì Ngài nói trắng ra: “Hết Tây rồi đến Hoa Kỳ…” song Ngài phải nói lệch như vậy là vừa giữ kín máy Thiên cơ và cũng vừa tránh đi sự xôn xao bàn tán sẽ thấy đến tai bọn mật thám Pháp luôn bám sát theo dõi mọi hoạt động của Ngài. Mà thật vậy! Vì xét thấy thực lực của Pháp ở Đông Dương và Thế giới đã đến hồi suy yếu trầm trọng từ kinh tế, chính trị và tiềm lực quân sự không còn đủ khả năng thực hiện vai trò ngăn chận và đối kháng với sức mạnh bành trướng của quốc tế Cộng Sản, nên buộc Hoa Kỳ phải bỏ rơi Pháp ở trận địa cuối cùng là Điện Biên Phủ để nhảy vào vòng chiến nhằm nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo Thế giới tự do. Bởi trên thực tế không ai có thể phủ nhận là Thế Chiến thứ hai kết liễu, một trật tự Thế giới mới được thiết lập. Nghĩa là Thế giới mới đã được phân chia thành hai thực thể, hai cực chính trị đối kháng. Một bên là Hoa Kỳ lãnh đạo khối tự do, tư sản. Và bên kia là các nước cộng sản, đứng đầu là Liên Xô đi theo học thuyết Tam Vô chủ nghĩa của Marx – Lénin, đúng như những gì mà Đức Giáo Chủ đã báo trước v. v… g)- Thiên tài hùng biện và sáng tác Thơ – Văn. Nếu xét về bình diện tâm lý xã hội học, thì cái thông bệnh của người đời thường hay xưng hô, tự cao tự đại, dưới mắt họ là không ai hơn mình. Nhưng ngược lại, lắm lúc Đức Giáo Chủ đã biểu tỏ đức khiêm cung, tự hạ mình như người bình thường chất phác, thể hiện bằng những lời lẽ rất từ tốn của Ngài như: “… Xác ta vốn là người quê dốt, Nên mở mang chưa được mấy rành..,” và: “…Ta cũng chẳng hoàn toàn thông thạo, Nhưng phân cùng bổn đạo xa gần…” hoặc: “… Ta là kẻ tu hành thiển kiến, Xét thế trần luận biện đôi điều…” Tuy nhiên, đến khi cần thiết phải thể hiện cho người đời rằng Ngài là bậc siêu phàm quán thế, là đấng toàn tri, toàn năng trên mọi lãnh vực, mà trước hết là tài văn bút và biện thuyết thuộc hàng siêu phàm bạt chúng, nhằm để thuyết phục niềm tin cho sanh chúng thấy được sự mầu nhiệm của Đấng cứu thế mà quy về với chân lý Phật pháp thì Ngài luôn mạnh dạn và sẳn sàng bày tỏ: ‘… Miệng nhích môi đầy văn tao nhã, Hạ bút thần thơ đã đề khai…” Sự thật là thế đấy! Điều được kiểm chứng cụ thể là toàn bộ Sấm Giảng và Thi Văn giáo lý gồm 6 quyển trong đó có quyển Tôn Chỉ Hành Đạo và các bài Thi Thơ xướng họa… với nhiều thể loại khác nhau. Chính tự tay Ngài sáng tác, và luôn luôn Ngài viết trước sự chứng kiến của nhiều người. Ngài viết một mạch không ngưng nghỉ, không dùng giấy nháp và không bao giờ bị tẩy xóa. Nhất là sáng tác Sấm giảng, mỗi quyển có cả 5 - 7 trăm câu cũng thế. Ngoài ra, Ngài còn đi du thuyết hàng trăm địa điểm từ miền Đông đến miền Tây Nam phần với nhiều đề tài và lãnh vực khác nhau. Chính các chính trị gia tên tuổi như: Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu… và có cả Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Cao Đài) đã trân trọng mời ĐHGC lên diễn đàn diễn thuyết về tình hình hiện tại của đất nước và thế giới. Các buổi thuyết trình nầy được diễn ra tại chiến khu rừng Chà Là (Hốc Môn – Tây Ninh) vào tháng 10 năm 1945, lúc Ngài phải đi lánh nạn tại đây do trước đó tên việt gian Trần Văn Giàu tổ chức mưu sát Ngài tại ngôi nhà số 38, đường Miche – Sài gòn vào ngày 09/09 năm 1945.! Ngoài ra còn có các vị đồ Nho, các nhà chính trị, Tôn giáo và các văn gia học giả… đến tiếp xúc, trao đổi và cật vấn Đức Giáo Chủ về các lãnh vực Tôn giáo, chính trị, triết học Đông – Tây và các Học thuyết của Hégel, Karl – Marx, Dé mocrít, Darvin.v.v… đều được Ngài giải đáp tận tường, thấu tình đạt lý khiến cho mọi người đều cảm phục trước tài năng siêu việt của Ngài, thậm chí còn có người xin thọ giáo quy y tại chỗ. Đến như vào tháng 10 năm 1946, ông Mười Trí (Huỳnh văn Trí) cùng với ông Tư Ty, và ông Tư Đức trong Ban Chỉ huy của Chi đội 4 ở Mặt Trận Vườn Thơm - Bình Chánh, đã bị quân Pháp mở cuộc tấn công lớn đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng buộc phải chuyển quân đến Bình Hòa rồi Quéo Ba. Nơi đây các ông mới tổ chức buổi lễ để tế các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì Dân tộc và Đất nước. Chính ông Mười Trí đã đích thân đến mời ĐHGC tham dự. Điều vô cùng tệ hại của Ban tổ chức là không chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ quan trọng nầy. Vì chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là bắt đầu vào lễ mà vẫn chưa có bài Diễn văn và Điếu văn để khai mạc. Đây không hiểu có phải chăng trong Ban tổ chức vì quá bận rộn công việc nên không có thì giờ làm kịp, nhất là trong bối cảnh quá rấp rút và khó khăn, hoặc họ có dụng ý muốn nhân cơ hội nầy để thử nghiệm thêm về Thiên tài quán thế của Đức Giáo Chủ (?!) Thế là ông Mười Trí trịnh trọng đến thỉnh nhờ Ngài viết hộ cho bài Văn Điếu, trước sự hiện diện đông đủ quan khách dự lễ. Đức Giáo Chủ trong tư thế rất bình thản, không một chút do dự, Ngài bảo ông Mười Trí đem giấy, bút ra và Ngài viết một mạch đã xong bài Văn Điếu dài 47 câu theo thể thơ song thất lục bát. Tất cả mọi người vỗ tay hoan nghênh Thần văn, Thánh bút của Ngài. Đây là những án văn bất hủ, đóng góp phong phú vào kho tàng văn học nước nhà (Bài Văn Điếu mang tựa đề “ Tế Chiến Sĩ Trận Vong ở Vườn Thơm” trong Thi Văn giáo lý toàn bộ. trg 423). Câu chuyện nầy được cụ Lương Trọng Tường, là Hội Trưởng BTS Trung Ương Giáo Hội PGHH nhiệm kỳ I, kể lại cho chúng tôi nghe nhân dịp Lễ Tế Chiến Sĩ tử vì Đạo Pháp và Dân tộc tại trụ sở Trung Ương Giáo Hội, vào ngày 11 tháng 5 âl năm 1966. Cụ Lương Trọng Tường là 01 trong những người luôn sát cánh để phục vụ Đức Giáo Chủ một cách kính cẩn và chu đáo. Ông là kỷ sư Trắc Địa, thuộc nhóm Caravel, từ Hoàng Phố Trung Hoa quốc gia về nước… năm 1947, khi Đức Giáo Chủ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (gọi tắc là Đảng Dân Xã), Ngài cắt cử cho Cụ Lương Trọng Tường chịu trách nhiệm Liên tỉnh miền Tây Nam Bộ. GIẢI ĐÁP NGHI VẤN ( Phần II ) VẾ 2: Hỏi: - Tại sao lại thấy trong bức thư gởi về cho 02 ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ có chỗ bị gạch xóa…? Đại ý muốn hỏi rằng; như vậy có vì mâu thuẫn về Thiên tài “Bất học nhi tri” của Ngài không? Trả lời: - xin xác định không có gì gọi là mâu thuẫn hay trái lại với những thực tế khách quan về Thiên tài xuất chúng của Đức Huỳnh Giáo Chủ cả! Chúng ta hãy chịu khó quy chiếu, kiểm chứng lại quá trình hoằng pháp độ sinh của Ngài xuyên suốt hơn 07 năm ròng rã phải đối phó, chịu đựng vô vàn gian nan thử thách. Thế mà Ngài còn phải tận dụng, tranh thủ thời gian, bất kẻ đêm ngày để vừa sáng tác hàng ngàn câu thi thơ, sấm kệ bằng nhiều thể loại, cũng như vừa phải tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các thành phần qua nhiều lãnh vực khác nhau. Chưa hết, Ngài còn phải đi du thuyết hằng trăm địa điểm ở các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Phần, có cả hằng triệu người hưởng ứng đến dự nghe bằng tất cả tinh thần ái mộ và kính phục Thiên tài hùng biện đa văn quãng kiến hy hữu của Ngài. Điều đặc biệt xin được nhắc lại ở đây, đó là khi viết lách, Ngài đều viết trước mặt mọi người. Ngài viết luôn một mạch từ đầu cho đến cuối bài; không dùng giấy nháp; không bao giờ bị tẩy xóa và nhất là không nặng đầu bóp trán như người bình thường, cho dù có những bài dài cả 5-7 trăm câu cũng vẫn thế. Ấy vậy mà chưa hề bị sai sót một lỗi nào từ câu văn, nghĩa lý thậm chí về mặt chính tả! v.v… Sở dĩ trong bức Thánh lịnh của Đức Giáo Chủ viết và gởi về cho 02 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ lại có chữ bị gạch xóa, đó chẳng qua vì có lý do ẩn khuất và bất bình thường nào đó, ví dụ như Ngài muốn viết để phản ảnh trung thực một vài sự kiện của biến cố vừa mới xãy ra, thế nhưng vì phía Bửu Vinh thấy rằng bất lợi nên họ yêu cầu Ngài gạch bỏ?!... Thật ra chúng ta hãy xem đây như một ẩn số, chỉ có người trong cuộc mới có câu trả lời đích xác mà thôi! Vế 3: Hỏi: Có phải chăng Đức Giáo Chủ cũng bị dao động, mất bình tĩnh vì sợ hãi…? Trả lời: Trước hết xin khẵng định rằng: Đức Giáo Chủ chưa hề biết sợ hãi với bất cứ tình huống hiểm nguy nào! Bằng chứng là ngay từ lúc bước đầu khai đạo, chánh quyền đương cuộc địa phương thường có thái độ trực tiếp hoặc đánh tiếng răn đe, hăm dọa dưới nhiều hình thức, nhưng Ngài vẫn tự nhiên, bình thản không hề tỏ ra có chút gì gọi là nao núng, lo sợ trước những áp lực, khủng bố tinh thần như vậy. Chẳng những thế, Ngài còn biết trước ý định và kế hoạch của bọn chúng sẽ bắt Ngài tách rời chiếc Nôi của Nền Đạo, nhằm mục đích cách ly Ngài ra khỏi vùng ảnh hưởng đối với quần chúng. Điều rất dễ hiểu là chánh quyền Pháp quá lo ngại sự bành trướng thanh thế như vũ bão chưa có tiền lệ của những tổ chức chính trị và Tôn Giáo hiện hữu ở Việt Nam. Vì chỉ thời gian có mấy tháng mà Ngài đã thu hút hằng vạn người từ các nơi đổ xô tìm đến để tự phát nguyện quy y vào Đạo mỗi lúc càng đông như đi trẫy hội. Do đó, Đức Giáo Chủ đã dặn dò Đức Ông và Ông Út (Bào đệ của Đức Ông) cùng đông đảo tín đồ, gồm có cả các Ông Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Hoàng Diệp,Trần Văn Truyền. v.v…coi như báo cho mọi người cùng biết vụ việc sẽ xãy ra để không phải bị bất ngờ, hoang mang và lo sợ, Ngài bảo: “Người ta sẽ đưa tôi đi xa, vậy các ông chuẫn bị tinh thần để chịu đựng thử thách”! Rồi cái gì đến nó phải đến, đúng như sự báo trước của Đức Giáo Chủ! Giữa lúc Ngài đang phải bận rộn với bao nhiêu công việc. Vừa lo sáng tác Kệ Giảng, cứu chữa bịnh nhân, và vừa giảng đạo giác ngộ ngộ quần sanh thì đột nhiên có nhân viên thuộc hạ của Đốc Phủ xứ Lê Tấn Mẫm xuất hiện đến trình giấy mời Ngài về công sở tỉnh Châu Đốc (thường gọi là Tòa Bố) để làm việc gấp, trước sự lo âu, nhốn nháo của hằng ngàn tín đồ chứng kiến. Và khi đưa Ngài về đến tỉnh, có lẽ chính quyền cũng lo ngại sự bức xúc của tín đồ có thể gây bất lợi về mặt an ninh trật tự, cho nên họ phải gấp rút hoàn tất hồ sơ để chuyển Ngài đi ngay xuống tỉnh Sa Đéc giao cho tên Cò Bazin (tên cò nổi tiếng của sở mật thám miền Tây Nam phần) để tên nầy làm nhiệm vụ dò xét, theo dõi hành vi hoạt động Tôn Giáo của Đức Giáo Chủ, đồng thời cũng để chờ xem sự phản ứng của giới tín đồ ra sao. Công việc tiếp theo là bọn chúng thực hiện cuộc sát hạch trình độ am hiểu chân lý Phật Đạo, và những gì thuộc lãnh vực siêu huyền bí của Ngài để xác định có đúng sự thật như dư luận đồn đãi hay không. Tất nhiên một cuộc trắc nghiệm được dàn cảnh diễn ra với sự có mặt của vợ chồng tên Cò và các tay chân bộ hạ của y. (có lẫn cả số tín đồ sở tại khi nghe Đức Giáo Chủ bị đưa xuống đây, họ cũng giã dạng xin phép được vào tham dự, trong đó có ông hai Sáng, sau nầy là Hội Trưởng BTS Giáo Hội PGHH tỉnh Sa Đéc, nhiệm kỳ I: 1964-1965). Mở đầu là lời phát biểu của tên Cò BAZIN. Đại khái ông ta trình bày như để phân trần và trấn an Đức Giáo Chủ về lịnh đột xuất di chuyển Ngài xuống đây, để rồi ông ta kết luận bằng những lời lẽ ôn hòa, nhã nhặn và qua đó ông ta yêu cầu Đức Giáo Chủ viết tặng cho họ một bài giảng để xem và làm kỷ niệm. Đó là ý đồ của bọn chúng muốn thẻ thách tài năng ứng phó của Ngài trong trường hợp đột ngột thế thôi. Điều nầy cũng làm cho một số tín đồ hiện diện không khỏi phật phồng hồi hợp dù biết rằng Thầy mình có thừa huyền năng để ứng biến trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nầy nó mang tính rất là đặc biệt, vì đây là lần đầu khi phải đối diện với một sĩ quan mật vụ vô cùng nguy hiểm, khét tiếng cả khu vực miền Tây Nam Việt. Cho nên với phàm tâm trí đoản họ không khỏi lo âu, không hiểu Thầy mình có bị nao núng, suy xiển gì trước đối cảnh bất ngờ, xa lạ nầy không(?) Lúc nầy Đức Giáo Chủ đang ngồi ở trạng thái ung dung bình thản khi nghe tên Cò có lời yêu cầu như vậy Ngài tỏ ra rất vui vẻ và bảo tên Cò cho người đem giấy bút ra, Ngài liền viết luôn một mạch đã xong bài giảng (bài Sa Đéc) dài 172 câu, làm cho vợ chồng tên Cò và mọi người có mặt đều tỏ lòng kính phục Thiên tài văn bút siêu việt của Ngài. Riêng các tín đồ của Đức Giáo Chủ ngụy trang để được dự thính họ đều hết sức mừng vui phấn khởi như trút nhẹ nỗi âu lo trĩu nặng trong tâm tư vào những phút giây căng thẳng đợi chờ! Trên đây căn cứ theo lời tường thuật của ông hai Sáng, là một trong những tín đồ may mắn được mục kích từ đầu đến cuối của vụ việc. quan trọng hơn nữa là sự phản ảnh của bà vợ người Việt của Cò Ba Zin, vì bà nầy phát hiện qua Thần cách phi phàm và những trạng thái siêu nhiên, huyền bí của Đức Giáo Chủ nên bà ta đã trực tiếp đến thỉnh cầu Ngài thu nhận cho bà ta được thọ giáo quy y vào Đạo. Và cũng nhờ tư thế của bà ta mà tất cả mọi người từ đó được tiếp cận Ngài một cách thoải máy không còn bị phiền hà, sách nhiễu của bọn lính bảo vệ, vì thế nên bá tánh khắp nơi được dịp tấp nập đến đây ngày càng đông đảo, tạo nên một không khí rộn rịp làm cho tên Cò quá lo sợ nên chỉ lưu trú Đức Giáo Chủ 05 ngày, ông ta đã phải khẩn cấp làm tờ trình để di chuyển Ngài đi một nơi khác nữa nhằm để giảm nhẹ một phần trách nhiệm đối với thượng cấp. Còn nội dung bài Sa Đéc của Đức Giáo Chủ viết, bút giả xin lược dẫn một số nét chính sau đây: Đối với Đức Giáo Chủ thì: Bước chông gai đường đủ sõi sành, Đành tách gót lìa quê hương dã, Ta cũng chẳng lấy chi buồn bã, Bởi sự thường của bực siêu nhơn. Dù gian lao dạ sắt chẳng sờn, Miễn sanh chúng thong đường giải thoát. Cơn giông tố mịt mù bụi cát, Chẳng nao lòng của Đấng Từ Bi. Vì thiên đình chưa mở hội thi, Nên lão phải phiêu lưu độ chúng… Và Ngài còn nhấn mạnh: Ta còn thương, thương trò liệu điệu, Chớ cũng mừng được dịp phổ thông… Đối với bổn đạo của Ngài thì: Đứng trước cảnh huống Thầy, Trò phải chia ly, ngăn cách bởi hoàn cảnh áp chế quyền lực của chính quyền, làm cho hầu hết tín đồ phải xôn xao, rúng động vì lo ngại cho số phận của Đức Giáo Chủ, nên Ngài phải lên tiếng trấn an, nhắn nhủ mọi người hãy yên tâm lo tu dưỡng vì đây là do cơ trời sắp đặt để thử thách lòng người, như Ngài đã bảo: Tiếng sấm sét bên tai xốc xáo, Cả muôn người ngơ ngáo hỏi han. Nay thân Thầy cũng đặng bình an, Khuyên bổn đạo đừng than lắm tiếng. Tuy xa đường có lời luận biện, Bởi bút thần bay luyện khắp nơi. Ngọc nhờ lau, ngọc mới rạng ngời, Kim mài giũa, kim kia mới bén… Chính vì lẽ ấy mà Đức Giáo Chủ đã không quên dặn dò, khuyến dậy tất cả bổn đạo của Ngài hãy nên bình tỉnh, mà làm tổn thương sa sút đến tâm đạo của mình, bởi công hạnh của người tu bao giờ cũng phải biết lợi dụng nghịch cảnh để chế ngự, cải sửa tâm tánh mê si, sân hận của mình. Bởi, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. ta hảy nghe lời khuyến thuyết của Ngài: Khắp bá tánh chớ nên bực tức, Bởi nạn tai vừa mới vấn vương. Chốn Liên Đài bát ngát mùi hương, Nhờ chổ ấy mới thi công đức. Dạy con cả nào đâu than cực, Tiếng làm Thầy phải nặng đôi vai. Việc khó khăn lắm lúc khôi hài, Ấy cũng bởi thày lay ông tạo. Ông nhồi quả cho người hành đạo, Lúc nguy nàn thối chí cùng chăng (?) Nếu bền lòng vị quả cao thăng, Chẳng chặt dạ bỏ lăn Phật, Thánh… Tựu trung lại thời gian bị lưu trú ở đây dù chỉ có 05 ngày nhưng Đức Giáo Chủ cũng có dịp cứu chữa cho nhiều con bịnh hiểm nghèo coi như bất trị, đồng thời Ngài còn đem đạo lý giác ngộ cho hằng ngàn người tỉnh ngộ quy căn theo về với chân lý huyền thâm của Phật Đạo. Như thế những tưởng đã yên, song chỉ có sáu ngày sau (12 tháng tư đến 18 tháng tư năm Canh thìn) họ đưa Đức Giáo Chủ qua Kinh Sáng Xà No (Rạch So Đũa), làng Nhơn Nghĩa – Cần Thơ, và chỉ định cho Ngài ở tại nhà ông Hương Bộ Võ Mậu Thạnh để họ đễ bề quảnlý, giám sát. Thời gian đây gần hai tháng, xem như Đức Giáo Chủ có thêm cơ hội truyền bá Chánh Pháp đi sâu vào quảng đại quần chúng ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu khát vọng Đạo Pháp ở nơi xa xôi hẻo lánh mà từ lâu nay Ngài hằng quan tâm trăn trở… “kẻ xa xôi từ văn chẳng tới, người láng giềng tiếng kệ nhàm tai…” cho nên chủ tâm, hoài bảo của Ngài làm thế nào có dịp đi khắp đó đây để phổ cập đạo lý giác ngộ quần sanh thì hôm nay đúng cơ duyên đã đến. vì: “… Càng đi càng biết nhiều nơi, Càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông …” Thậm chí Ngài còn ước mơ” “… Biết làm sao lên lưng bạch hạc, Bay cả trờ tỏ ý từ bi…” Nhìn chung, bất kỳ ở đâu và hoàn cảnh nào, nếu có bước chân của Ngài đặt tới đều có người mộ Đạo rầm rộ tìm đến, không ngại khó khăn và bất chấp sự ngăn cản của chánh quyền. Chính vì lẽ ấy mà công việc giáo hóa độ đời của Ngài luôn luôn bận rộn cả ngày lẫn đêm hầu như rất ít có thời giờ để nghỉ ngơi thư thả! Thường thì có 03 công việc căn bản cần phải giải quyết và đáp ứng, chẳng hạn như; Trị Bịnh, Thuyết Giảng đạo lý, và sáng tác Kinh Giảng. Chỉ riêng ở đây thôi Ngài đã trước tác hằng chục bài Thi, Thơ các loại và hằng ngàn câu Sấm Kệ, đó là chưa kể các bài Thi, Thơ xướng họa trực tiếp với các nhà Túc Nho ở địa phương và từ nơi khác đến. Và. Để đánh dấu những ngày đầu đặt chân đến đây, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã viết bài Đến Làng Nhân Nghĩa (Cần Thơ), theo thể thơ song thất lục bát sâu đây: “ Vui mừng gặp chốn hiền lương, Dốc lòng mở cửa Phật đường độ dân. Làng Nhân Nghĩa để chân đến chốn, Thấy dương trần trà trộn tà tâm. Oai thần đem đạo huyền thâm, Nhiệm mầu phổ độ âm thầm ai hay. Mẹo đã đến rồng bay vơi vẩn, Khắp hoàn cầu nghịch lẫn cùng nhau. Lê dân tuôn giọt máu đào, Rã rời phụ tử máu đào nhuộm tuôn. Thương quá sức bắt cuồng tâm não, Quyết cứu đười dùng đạo phổ thong. Ước mơ cho được đại đồng, Tràn trề khắp cả Lạc Hồng thảnh thơi…” Ngoài ra, Đức Giáo Chủ cũng làm 10 bài Thi dành riêng cho ông Hương Bộ Thạnh mang ý nghĩa đại khái là vừa đánh thức, khuyến tấn con đường giác ngộ tu tỉnh cho ông nầy, đồng thời Ngài cũng có chút ví von để trước vui về dáng cách ăn mặc của ông qua lời diễn đạt của Ngài sau đây: “ Hương đăng thơm nức quá nhẹ nhàng, Bộ đời còn kẹt nỗi hùm lang. Thạnh thay thời vận đưa khùng đến, Đạo đức bày khai bũa khắp làng. Hương Bộ mang soi bận áo dà, Đêm ngày rước khách khắp gần xa. Nhơn dân bá tánh đều trông thấy, Hương Bộ mang soi bận áo dà. Áo dà Hương Bộ bận mang soi, Ai có tức cười hãy đến coi. Dòm riết chú chàng vùng mắc cỡ, Áo dà Hương Bộ bận mang soi…” Để rồi Ngài không quên nhắc nhở, đánh thức ông trên bước đường lập thân hành đạo hầu trở về với căn xưa cội cũ, vì ở tiền kiếp ông nầy đã từng gieo giống lành với Phật pháp và cùng có nhân duyên kết ngộ với Ngài nên hiện nay mới được thụ hưởng cuộc sống giàu sang chức tước như thế, do đó Ngài bảo: “…Võng dù sao chẳng rán mà tu, Gặp được người xưa phước bổ bù. Bởi trước giữ gìn nền đạo đức, Bảng vàng chói rạng chẳng hề lu…” Và: “… Rày mừng gặp được lúc ban ân, Duyên trước ngày nay mới có phần. Hãy rán dặn lòng lo trung hiếu, Đến chừng gặp hội có Tiên Thần.” v.v… Và cuối cùng vì Đức Giáo Chủ đã biết trước ý định nhà đương cuộc Pháp đang chuẩn bị di chuyển Ngài đi nơi khác, nên Ngài đã sáng tác bài Từ Giả Làng Nhơn Nghĩa và 02 bai Thi thất ngôn là Ngao Ngán Tình Đời vào ngày Rằm tháng 6 năm Canh thìn (14/7/1940) để thay lời tạm biệt. Việc nầy khiến cho ông Hương Bộ Thạnh và hầu hết bổn đạo ở đây đều hết sức ngạc nhiên, nên ông ta đến hỏi thẳng với Ngài: Bạch Thầy, trong lúc ở đây rất thuận lợi cho Thầy giảng đạo cứu đời, mọi người từ các nơi quy tụ đến đây để được diện kiến và lãnh giáo quy ngưỡng theo Thầy, và bên cạnh còn có con đùm bọc chở che nhưng sao tự nhiên Thầy muốn đi nơi khác, nhất là chưa có lịnh của Pháp? Đức Giáo Chủ bình thản chỉ trả lời bằng câu ngắn gọn; “Những vì nó đến thì con và bổn đạo sẽ hiểu”! Vì biết những gì của Thầy mình nó ra một cách úp mở đều là lời tiên tri về hậu vận nhưng cả ông Hương Bộ và tín đồ có mặt chỉ nghe và buồn lo, bởi không biết điều gì hung hay kiết sẽ xãy ra nên mọi người đều im lặng trong lo âu, hồi hợp và chờ đợi! Và rồi chưa đầy hai tuần sau ngày 29 tháng 06 năm Canh thìn (ngày 28/7/1940) bất ngờ người ta thấy có đoàn xe của Pháp đến để chở Ngài đi, bấy giờ mọi người mới nhận ra giá trị của lời tiên báo trên đây của Ngài. Nghĩa là Đức Giáo Chủ đã biết trước sự việc xãy ra nên Ngài đã chuẩn bi sẵn sàng mọi việc để lên đường theo lịnh bắt buộc. Vì kiểm chứng kết quả thực tiễn, chánh quyền Pháp vẫn thấy tình hình không ổn, bởi ngay cả ông Hương Bộ Thạnh là một viên chức tai mắt được tin cậy ở hạ tầng cơ sở, nhưng nay đã trở thành một tín đồ ngoan đạo làm cho cả bộ máy cầm quyền không khỏi lung túng và bối rối trước một kế hoạch gần như phản tác dụng. Để rồi bọn chúng viện cớ thần kinh của Đức Giáo Chủ có vấn để cần phải chuyển đi trị liệu. Vậy là họ đưa Ngài ra bịnh viện Cần Thơ hết mấy hôm để gọi là kiểm tra, xét nghiệm. Thực ra đó chỉ là cái trò lừa bịp để đánh lạc hướng dư luận mà thôi. Tất nhiên họ thử dàn cảnh như vậy để lấy cớ đưa thẳng Ngài ra nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn (Bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh tâm thần) để giao cho Y Sĩ trưởng bệnh viện Trần Văn Tâm giám định, hay nói trắng ra là để cầm chân theo dõi! Lúc đầu, ông Trần Văn Tâm nhất thiết phải căn cứ theo hồ sơ bệnh lý của DocTeur Favot, Giám đốc bệnh viện Cần Thơ phê chuyển. Nên ông Y Sĩ Tâm có thái độ coi thường Đức Giáo Chủ như những bệnh nhân mất trí khác. Nhưng khi tiếp cận đi sâu vào thực tế thì ông ta mới nhận ra Ngài là một bậc Siêu Nhân chứ không phải tầm thường như người Pháp gán ghép. Vì qua những lần trao đổi có tính cách dò xét, trắc nghiệm trên nhiều lãnh vực từ đạo học của Tam Giáo đến khoa học, chính trị, xã hội và có cả địa hạt siêu hình học.v.v… tất cả đều được Ngài giải đáp trôi chảy và thông suốt, nên cuối cùng ông y sĩ Trưởng nầy phải bái phục và xin thọ giáo quy y vào Đạo. Và từ đây y sĩ Trần Văn Tâm được đứng vào hàng cao đệ của Đức Giáo Chủ. Ông luôn sẵn sàng dấn thân nhập cuộc vào bất kỳ phương diện nào khi Đức Giáo Chủ và giao phó. Và cũng chính vì lòng nhiệt thành tôn Sư trọng Đạo của ông, nên khi thành lập Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo, ông là người ưu tiên được Đức Giáo Chủ chỉ định giữ nhiệm vụ Đại Diện BTS Trung Ương, mở đầu cho một hệ thống tổ chức BTS các cấp từ Trung Ương đến địa phương ngay thời điểm vô cùng gay go, căng thẳng, và hỗn tạp của đất nước. Phải thấy rằng: Đây là cái Ban Trị Sự đầu tiên và mới lạ từ tên gọi (Ban Trị Sự) cho đến các chức danh (chức sắc) gồm đủ các bộ phận chuyên môn như Hội Trưởng, Chánh thơ ký, Cố vấn, rồi Ban Tổ chức, Ban Kiểm soát, Ban Phổ thông Giáo lý, Ban Xã hội, Ban Chẩn tế, Ban Huấn luyện và Truyền bá.v.v… những danh từ mang tính thời đại, coi như một phát kiến Tân Kỳ của Đức Giáo Chủ. Khai nguyên một cơ cấu tổ chức trên lãnh vực Tôn Giáo PGHH vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam! Một tổ chức có nề nếp quy cũ; có Nội Quy- Điều Lệ và Tôn chỉ, mục đích sơ bộ do Đức Giáo Chủ đề ra làm cơ sở bước đầu cho mọi hoạt động Giáo Sự trong tình huống cấp bách và nóng bỏng của thời cuộc. Và đây là mô hình nền mống then chốt cho các hệ thống tổ chức Giáo Hội qua các thời kỳ đã qua và hiện nay. Tưởng cũng nên hiểu thêm về một phiên hợp đặc biệt và khẩn cấp do Đức Giáo Chủ triệu tập, mục đích để Ngài phân tích diễn biến tình hình thời sự của đất nước, liên quan đến sự mất còn của các Tôn Giáo, và các lực lượng quốc gia bài ngoại, bởi chủ nghĩa Cộng Sản đang giấu mặt, núp dưới chiêu bài quốc gia để ngấm ngầm sử dụng mọi thủ đoạn gian manh, thâm độc vừa phát huy thanh thế và vừa tìm đủ mọi cách triệt hạ Tôn Giáo và các tổ chức, Đảng Phái quốc gia yêu nước. Về mặt nổi thì chủ trương, chính sách của Chánh quyền Thực dân Pháp cũng không nằm ngoài mục tiêu và mục đích tương tự. Đó là hai đối thủ, hai gọng kềm cực kỳ nguy hiểm luôn chĩa mủi dùi vào hai lực lượng đối kháng (Tôn Giáo và các Chính Đảng yêu nước) nếu không khéo sẽ bị diệt vong dưới bàn tay đầy sắt máu của bọn chúng. Chính vì thế cho nên công việc gấp rút cần phải làm hiện nay là thành lập ngay một hệ thống tổ chức lấy danh nghĩa là Ban Trị Sự và chọn một người Đại Diện để nắm giữ vai trò điều hành lâm thời cho cơ quan đầu não nầy. Để rồi sau đó sẽ bổ sung nhân sự đầy đủ theo nhu cầu nguyên tắc tổ chức. Thành phần dự hội gồm có 40 đại biểu, đại diện cho các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Phần. Sau khi bàn bạc, thảo luận có 03 nhân vật được cử tọa giới thiệu, đề cử gồm có các ông: Lương Trọng Tường, Lâm Thơ Cưu và Y Sĩ Trần Văn Tâm. Không khí phòng hợp có được sự hân hoan, phấn khởi hiện rõ trên nét mặt của mỗi người, và tất cả đều im lặng để lắng nghe và chờ đợi Thánh Ý phán quyết của Đức Giáo Chủ. Bấy giờ bằng đôi mắt đầy thần lực của Ngài nhìn lướt qua mọi người như để gởi gấm niềm tin vào một tương lai Đạo Pháp sẽ có một ngày phát hưng rực rỡ, làm cho tất cả mọi người trong phòng hợp đều có cái cảm giác như có luồng điện chạy khắp cơ thể. Rồi với giọng nói trầm ấm và chẫm rãi Ngài đã phân tích từng nhân vật (03 ứng viên) được đề cử đại ý như sau: Nếu xét về trình độ học vấn, thì ông Lương Trọng Tường là người đứng đầu bảng. Tuy nhiên, ông Tường hiện còn đương chức Chỉ huy trưởng của Đệ Tứ Sư đoàn Dân Quân nên không thể kiêm chức bên Ban Trị Sự được; - ông Lâm Thơ Cưu, dù có trình độ học lực và có công lớn với Ngài và đoàn thể, song ông là người có mối thân quen mật thiết với Chánh quyền Nhật, cho nên Ngài báo cho mọi người biết là nước Nhật sẽ bị bại trận và Pháp sẽ trở lại nắm quyền ở Đông dương. Vậy nếu để ông Chủ Cưu nắm giữ chức năng trọng yếu nầy sẽ là cái gay trong mắt của Pháp; và: - Ông Y Sĩ Trần Văn Tâm, chính thống là người của Pháp đào tạo. Hiện ông ấy đang phục vụ trong bộ máy hành chánh sự nghiệp, với chức năng Y Sĩ Trưởng của một trong những bệnh viện lớn ở Sài Gòn, chuyên khoa điều trị bệnh tâm thần. Lẽ cố nhiên là có lương cao, bổng hậu của Mẫu Quốc Pháp đài thọ theo chính ngạch biên chế. Do đó, dù hôm nay ông có quy ngưỡng theo Đạo chăng nữa thì đó cũng thuộc quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, luật pháp không cho quyền ngăn cản và can thiệp. Nhưng xét về bản chất, tình cảm và trách nhiệm thì ông Tâm vẫn còn chịu lệ thuộc và ảnh hưởng gắn chặt với chánh quyền chưa thể tách rời, ngoại trừ ông bị kỹ luật hoặc ông xin về hưu sớm. Do các yếu tố thuận lợi vừa nêu, nên Đức Giáo Chủ đã chính thức chỉ định ông Trần Văn Tâm đảm nhiệm chức vụ nầy để điều hành bộ máy hoạt động giáo vụ, đồng thời làm lá chắn để trùm che cho đoàn thể Tôn Giáo trong giai đoạn đầy cam go thử thách nầy. Một tràng pháo tay phấn khởi và tán đồng qua Thánh Ý phân tích và quyết định anh minh của Đức Giáo Chủ. Nhờ cơ duyên nầy, nên sau đó bà vợ của ông Tâm liên hệ với cơ quan Xuất bản Pháp được in ấn quyển Sấm Giảng và Thi Văn Giáo Lý đầu tiên được kết tập từ năm 1939 đến thời điểm 1945, để phổ biến rộng rãi cả trong Nội bộ và Ngoại giới. Thật là một thành tích đáng lưu vào Sử Vàng của Đạo. Bởi trước đây công tác nầy chỉ thực hiện bằng hình thức thủ công, nghĩa là sau khi Đức Giáo Chủ viết xong rồi có người chép lại từng bản để phân phát cho mọi người, đúng là một kỳ công, nói lên tinh thần thiết tha mộ đạo chân thành của bá tánh thập phương. Tất cả sự kiện trên đây đều do 02 ông Trần Kim Thiện, Trưởng Nam của ông Y Sĩ Trần Văn Tâm, và ông Võ Văn Bổn, con trai cả của ông Võ Văn Hườn (Tám Hườn) cựu Hội Trưởng BTS Giáo Hội PGHH xã Nhơn Nghĩa (nằm trên địa bàn của xã Bình Long) quận Châu Phú – Châu Đốc, thuật lại. Riêng trường hợp của ông Trần Kim Thiện, vào năm 2016 ông từ nước Pháp về Việt Nam để thăm lại bà con tộc họ và viếng mộ ông bà, cha mẹ ở Sài Gòn. Đến lúc ông lên đường về Pháp thì có người bạn của ông là ông Tô Văn Bé (con của ông Tô Bá Hộ) đến tiễn chân ông ra tận phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng có một điều lấy làm tiếc là đến lúc gần lên máy bay ông ta mới tiết lộ cho ông Bé biết là trước đây Đức Thầy có tặng riêng cho cha của ông 10 bài Thi rất đặc biệt, hiện ông ta còn đang lưu giữ. Nghe qua điều nầy, ông Bé rất vui mừng như sắp được món quà vô giá, nên ông ngõ ý xin ông Thiện cho mượn đặng chép lại hoặc photo ngay để xem và làm vật kỹ niệm. Thế nên ông Thiện đã từ chối hẳn với lý do “Vật Gia Bảo không thể phổ biến”! Ông Tô Văn Bé hiện nay đã sang qua Miến Điện để nghiên cứu về Phật học và lo tu tâm dưỡng tánh theo hạnh thoát ly. Đến đây, chính quyền Thực Dân Pháp đã phải rút thêm bài học kinh nghiệm vô cùng chua chát bởi họ không thể lường đo, tính toán được những diễn biến của thực tế hoàn toàn ngược lại với dự tưởng của họ. Nghĩa là họ không hể nào ngờ được ông y sĩ Tâm, kể cả người gác cổng Bệnh Viện (gardian) cũng đều quy phục và hết lòng tín phụng theo sự chỉ giáo của Đức Giáo Chủ. Như vậy bài toán thực nghiệm của họ đã qua 03 lần thất bại một cách não nề cay đắng! Vấn đề đã làm bàng hoàng, nhức nhói cho bộ phận tham mưu kế hoạch đề ra giải pháp, phương hướng Thực hiện cho cả bộ máy cầm quyền của Pháp. Cái tai hại lớn lao về tầm nhìn, nếp nghĩ của họ là chỉ dừng lại theo phạm trù duy lý và duy ý chí, tức họ luôn luôn dựa vào quyền lực chủ quan nên không thể đoán định và đánh giá được những trạng thái siêu hình nằm ngoài các sự vật hiện hữu của Tôn Giáo. Vì bọn họ cứ đinh ninh rằng dùng biện pháp cưỡng chế như vậy chắc chắn sẽ vô hiệu hóa hay ít nhất cũng sẽ làm chùn bước tinh thần tín ngưỡng của quần chúng.Và sự mở rộng ảnh hưởng của Đức Giáo Chủ. Nhưng bọn chúng đã lầm tưởng vì Trời cao có mắt. Mọi mưu tính gian ác của con người đều không khỏi vượt qua định luật công bằng và nhân quả của cơ Trời định đoạt. Ví như Khổng Minh Gia Cát đã dụ được ca con Tư ã Ý vào Thượng Phương Cốc để hỏa thiêu như vào lò “bát quái” chứ có còn con dường nào khác để thoát thân! Thế nhưng, bổng nhiên có đám mưa to đổ ập xuống dập tắt ngọn lửa kinh hồn bạt vía giúp cho cha con và quân sĩ của Tư Mã Ý thoát nạn một cách an toàn. Khổng Minh ngồi trên núi nhìn xuống, chỉ còn biết ngữa mặt nhìn Trời và thốt lời than thở với ý nghĩa mệnh Trời bất khả cưỡng: “Nhơn nguyện như thử như thử, Thiên lý vị nhiên vị nhiên”!!! Hiện tình nầy chính quyền Pháp phải một phen nữa lúng túng và bối rối trước những biện pháp đưa ra đều bị bẽ gãy khi áp dụng vào thực tiễn, mà hiện tại vẫn chưa có phương án nào khả thi đạt kết quả hữu hiệu hơn, cho nên rốt lại thì họ cũng lập lại vết xe cũ, nghĩa là họ chuyển Ngài xuống Bạc Liêu, một địa bàn xa tít gần như tận cùng của miền Tây Nam của đất nước. Mục đích của họ cũng không ngoài vấn đề cô lập để làm gián đoạn các mối quan hệ vốn có ở những nơi quen thuộc. Đặc biệt ở xứ sở Bạc Liêu nầy nó có những trở ngại khó khăn nhất định so với các nơi khác, có 02 lý do để giải thích: Thứ nhất: Vì ngôn ngữ bất đồng và phong tục tập quán cũng không giống như người Thuần Việt, bởi ở thời điểm nầy đa số cư dân ở đây là người Cao Miên (Khmer Krom) và người Minh Hương (người Triều Châu, Trung Quốc) đến như ca dao có câu: “ Con sông nước chảy lờ đờ, Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu” Thứ hai: Trong 2 sắc dân nầy họ vốn đã có truyền thống tín ngưỡng lâu đời của 02 Tôn Giáo, tức Phật giáo và Nho giáo. – Phái Nam Tông hay Phật giáo Tiểu Thừa thuộc ảnh hưởng của người Campuchia, và Nho giáo hay đạo Khổng là tín ngưỡng của người Minh Hương. Như vậy ở đây sẽ không có môi trường thuận lợi cho các Tôn Giáo khác chen chân! Ngoài ra, dụng ý của Pháp còn xem đây như là một phép thử cuối cùng để lượng giá và đúc kết hiệu quả của một kế sách để từ đó họ sẽ sử dụng một đối sách tối hậu táo bạo hơn. Tất nhiên đó là quyền hành tự do sanh sát của một đế quốc thống trị, đang xâu tóm quyền lực trong tay nên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng họ đã quên rằng, cái huyền năng vô hình và những huyền bí siêu nhiên của các Đấng phi phàm cứu thế sẽ vô hiệu và vượt qua tất cả những ràng buộc và mưu ma chước quỷ của nhân thế, mà bài học nhan nhản trước mắt họ là đã qua 03 lần thất bại là một ví dụ điển hình. Và cho dù lần nầy hay tiếp diễn thêm nhiều lần khác chăng nữa nếu các Bậc siêu phàm vẫn thấy thời cơ chưa đến lúc phải dừng lại trong sứ mạng cứu đời của các Ngài, thì mọi hình thức câu lưu trói buộc hoặc hãm hại các Ngài đều phải tan biến như bông bống bọt mà thôi! Và, giờ đây bọn họ lại quên một sự kiện cách nay hơn một năm, vào khoảng tháng sáu năm Canh Thìn- 1940, lúc còn đang ở tại nhà ông Hương Bộ Thạnh, Đức Giáo Chủ có làm Đơn xin Chánh quyền cho Ngài được xuống tỉnh Bạc Liêu để trú ngụ tại nhà ông của ông Hội Đồng Ngô Quang Điều nhưng không được chấp thuận. Đức Giáo Chủ có làm mấy bài Thi để diễn tả trường hợp nầy: “… Giấy phép xin về tỉnh Bạc Liêu, Ngụ nơi gia trạch Hội Đồng Điều. Lòng trông chánh phủ cho hay chẳng, Khó dễ làm gì, việc bấy nhiêu?...” Như vậy có phải là vì họ bị động về biện pháp chăng? Hoặc vì họ quá chủ quan, ỷ lại vào khả năng quản lý và quyền lực khống chế của chánh quyền sở tại? Bằng chứng là khi đưa Đức Giáo Chủ đến đây thì có viên xếp công an tỉnh đã trực tiếp chỉ định cho Ngài chỉ được tạm trú ngụ tại tư thất của ông Võ Văn Giỏi, là Ký Lục của Soái Phủ Nam Kỳ, và làm theo lịnh cấm nghiêm ngặt, không được tiếp xúc giao dịch với bên ngoài, nhất là truyền bá giáo lý. Coi như là hình thức quản thúc tại gia. Nhưng đó chỉ là mưu sách tính toán của họ mà thôi. Họ đâu biết rằng đức tin của con người là sức mạnh vạn năng, không có bất cứ mãnh lực nào có thể cản ngăn hay bóp chết nó được. Cho nên chỉ có 02 ngày sau, khi được tin Đức Giáo Chủ bị chuyển từ Sài Gòn đến Bạc Liêu thì người ta đã chứng kiến cái quan cảnh rộn rịp của từng tốp người từ các nơi kéo đến để kính viếng Đức Ngài như đi xem hội chợ. Đến mức Đức Giáo Chủ còn phải ngõ lời khuyên: “Bổn đạo không nên đến thăm Thầy đông đảo thế nầy vì có lịnh cấm và cơ quan mật vụ đang theo dõi và gây khó khăn cho Thầy. Vậy nên Bổn đạo thay vì đến thăm Thầy ở đây mà hãy đến viếng Mộ Bà ở Cái Nai (*) coi như thăm Thầy vậy”! Nhưng rồi tốp nầy vừa giãn ra thì các tốp khác lại đến, cứ thế mà tiếp diễn như sóng lượn. (*- đề cập ngôi Mộ Bà ở Cái Nai là Đức Giáo Chủ muốn gợi ý và nhắc khéo cho Bổn đạo biết đó là Ngôi Mộ của Phật Mẫu, là Thân Mẫu của Đức Phật Thầy Tây An (Tiền thân của Ngài) chớ đừng lầm tưởng đó là Mộ của bà Ngọc Hân công chúa theo tin đồ nhảm hoặc do một vài tác phẩm hư cấu một cách hoang tưởng vô căn cứ. Sự kiện nầy đã được Đức Giáo Chủ nói rõ cho ông Lâm Thơ Cưu và số đông tín đồ ở Bạc Liêu đều nghe và thuật lại). Thật ra, không ai có thể nghĩ được rằng xứ sở Bạc Liêu là một địa bàn phức tạp hầu như không có chỗ dành cho các Tôn Giáo khác bám trụ, bởi các lý do đã được giải thích trên đây. Cộng thêm biện pháp cấm đoán và kiểm soát gắt gao của chánh quyền. Nhưng khi Đức Giáo Chủ bị cưỡng chế đến đây như một hấp lực diệu kỳ đã thu hút hằng triệu tín đồ quy phục theo về với Đạo. Và cũng chính nơi đây Ngài đã thu nhận số tín đồ thuộc tầng lớp thị dân trí thức, như các ông Võ Văn Giỏi (Ký Giỏi), Trần Văn Nhựt (Dật Sĩ), Huỳnh Văn Nhiệm (Tú Tài Nhiệm), Chung Bá Khánh (một điền chủ có du học ở Pháp về) và ông Hội Đồng Điều .v.v… Sự thành công, đắc thế của Đức Giáo Chủ càng làm đau đầu nhức nhói cho chính quyền đương cuộc Pháp. Lại thêm một thực tế phũ phàng, cay đắng nữa, đó là trường hợp của ông ký Giỏi. Họ luôn thắc mắc vì sao và động cơ nào đã thúc đẩy ông Ký Giỏi đương kim là một viên chức tầm cỡ trong bộ máy cầm quyền, được đào tạo chính quy ở Học Viện Hành Chánh Đông Dương; có lương cao bổng hậu và có cuộc sống sung túc theo quan niệm thực dụng và duy lý của phương Tây, mà nay lại trở thành một tín đồ rất mực trung kiên và là một trợ thủ đắc lực của Đức Giáo Chủ trong công tác phát huy nền Đạo, trong khi chính quyền đã và đang dồn nỗ lực để ngăn chận và triệt tiêu?! Đó mới thấy oai đức thiêng liêng của một vị Hoạt Phật ra đời để tế độ chúng sanh và sự mầu nhiệm của Phật Giáo!. Rồi đến, một biến cố ngày 09/9/1945, xảy ra do Trần Văn Giàu một tên gian hùng, sắt máu của Đệ Tam Quốc Tế cộng sản khoát áo quốc gia, đã dùng uy thế của Tổng Bộ Việt Minh (một bộ phận ngoại vi của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa miền Bắc) và được sự trợ lực của Thực Dân Pháp, đem lực lượng công an võ trang (gọi là Quốc Gia Tự Vệ Cuộc) đến bao vây Trụ Sở PGHH tại số 8, đường Sonier, nằm bên cạnh góc đường Miche Sài Gòn. Mục đích của bọn họ là mưu sát Đức Huỳnh Giáo Chủ theo mật lịnh của Hồ Chí Minh, nằm trong chủ trương, kế hoạch triệt tiêu các lãnh tụ và các nhà chí sĩ đối lập yêu nước mà họ đã từng làm như Phan Bội Châu, vợ chồng Bác Sĩ Hồ Vĩnh Ký – Nguyễn Thị Sương, Tạ Thu Thâu.v.v... Riêng Tạ Thu Thâu là thầy dạy của Trần Văn Giàu. Rồi đến Lý Đông A, Trương Tử Anh, Hồ Văn Ngà (bạn chí thân của Trần Văn Giàu)… Tất cả đều bị giết dưới bàn tay sát thủ của Đảng Cộng Sản, mà hầu hết các nhân vật tên tuổi hoạt động ở miền Nam đều bị hạ sát bởi tên khát máu Trần Văn Giàu! Trường hợp nầy, trước khi thực hiện ý đồ, Trần Văn Giàu đã có gặp và nói chuyện trực tiếp với Đức Giáo Chủ qua đường dây điện thoại. Khi đã năm chắc Ngài có mặt tại văn phòng, ông ta liền ra lịnh cho toán lính đã bố trí sẵn ập đến vây chặt Trụ Sở, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của toán lính võ trang bảo vệ văn phòng, nên bọn họ chỉ ó ré, hâm hở ở vòng ngoài, chẳng có tên nào dám nổ súng hoặc xâm nhập vào bên trong cả. Lúc nầy Đức Giáo Chủ đang đứng ở trên lầu nhìn xuống, Ngài bảo anh lính cận vệ đứng bên cạnh Ngài, đi xuống bảo tất cả không được chống trả và hãy mở cửa cho họ vào. Thế là toán lính Quốc Gia Tự Vệ Cuộc mặc sức ùa vào tự do lục soát khắp nơi mà vẫn không tìm thấy Đức Giáo Chủ ở đâu?. Họ nào có biết Đức Giáo Chủ đã hóa thân bằng hình thái khác thì làm thế nào họ tìm cho được. Cuối cùng họ đành phải rút quân ra về và bắt theo một số người đưa lên xe và chở đi. Trong khi đó những người còn lại đều đồng loạt chạy lên lầu để xem Đức Giáo Chủ ở đâu, thì cũng đúng lúc Ngài cũng từ trên lầu khoan thai bước xuống làm cho tất cả đều thở phào và reo vui mừng rỡ. Có một số tín đồ không khỏi thắc mắc và bực tức khi thái độ ngang tàng, hống hách của đám công an võ trang của Trần văn Giàu, nên họ đến bộc bạch với ngài rằng: đứng trước tình huống hiểm nguy mất, còn như vậy mà Ngài không cho các anh em bảo vệ chống chống trả lại, mà còn ra lịnh mở cửa cho bọn chúng vào một cách ngang nhiên như chỗ không người?! Đức Giáo Chủ ôn tồn phân giải cho mọi người nghe đại để là nếu chúng ta hơn thua với họ, chẳng những là làm tổn thương đến tinh thần đoàn kết quốc gia mà còn làm lợi cho kẻ thù xâm lược. Vấn đề nầy đã được Đức Giáo Chủ hằng tỏ rõ lập trường vì dân, vì nước cho nên Ngài luôn luôn kêu gọi toàn dân và các chiến sĩ ở tuyến đầu hãy đặt tinh thần đoàn kết dân tộc và quyền lợi đất nước lên trên hết. Và cần gát bỏ mối hiềm riêng để dốc tâm lo đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ giang san bờ cõi. Đó là mục đích và mục tiêu tối thượng cần phải đạt tới. Điển hình như chính bản thân Ngài dù đã thoát qua một biến cố phũ phàng, cay đắng và nguy hiểm, song Ngài vẫn không lấy đó làm thù hận, mà Ngài xem đó như là một điều đáng tiếc cho đại cuộc quốc gia. Đồng thời Ngài đã chứng tỏ lòng từ bi bác ái của một Đấng Giáo Chủ phi phàm. Ta hãy nghe lời thiết tha kêu gọi Đoàn Thanh niên ái quốc và toàn dân qua nội dung bài Hồi Chuông Cảnh Tỉnh sau đây: Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn chiến sĩ, Mở lòng ra thương nghĩ sanh linh. Đồng bào ai nỡ dứt tình, Mà đem chém giết để mình an vui. Dù lúc trước nếm mùi cay đắng, Kẻ độc tài đem tặng cho ta. Sau nầy tòa án nước nhà, Sẽ đem kẻ ấy mà gia tội hình. Lúc bấy giờ muôn binh xâm lược, Đang đạp vày non nước Việt Nam. Thù riêng muôn vạn cho cam, Cũng nên gát bỏ để làm nghĩa công. Và Ngài đã không ngớt lời nhắc nhở: Khắp Bắc Nam Lạc hồng một giống, Tha thứ nhau để sống cùng nhau. Quý nhau từng giọt máu đào, Để đem máu ấy tưới vào địch quân….” Ngài còn nhấn mạnh để chỉ ra cái tai hại cực kỳ lớn của tình trạng nồi da xáo thịt: “…Đồng bào nỡ giết nhau chi, Bạn duật tương trì lợi lũ ngư ông”. v.v… Về phía Trần Văn Giàu, sau khi tìm bắt Đức Giáo Chủ không được có lẽ ông ta tức tối, đứng ngồi không yên nên ông ta vẫn ra lịnh duy trì các lực lượng ở lại bao vây Trụ Sở, vì ông ta cho rằng Đức Giáo Chủ vẫn còn ẩn lánh đâu đó chứ chưa kịp đi đâu xa, mà quả nhiên như vậy. Nghĩa là sau khi sự biến xảy ra thì người nhà của cô Năm Tournier liền lên lầu phía sau nhà bắt thang cho Đức Giáo Chủ bước qua để tạm ẩn nơi đây. (Vì Trụ Sở BTS/PGHH nằm ở số 8, đường Sonier bên cạnh căn nhà số 38, đường Miche của cô Năm Tournier, và trụ sở của Hiến binh Nhật cũng nằm trên con đường nầy). Sáng sớm ngày hôm sau, 10/9/1945, ông Lâm Ngọc Thạch (con của ông Lâm Thơ Cưu), người đã được Đức Giáo Chủ gửi đi du học ở Nhật từ năm 1942, về làm việc ở Trường Mỹ Nghệ, Gia Định. Được tin Đức Giáo Chủ lâm nạn, ông ta liền tức tốc đi xuống Sài Gòn, đến ngay khu vực trụ sở để quan sát tình hình, rồi ông ta đi ngay đến nhà cô Năm Cò ở đường Farinolle, và cũng rất mai là lại gặp cô Năm Tournier cũng có mặt tại đây không ngoài mục đích để tìm phương giải cứu Đức Giáo Chủ thoát khỏi vòng vây của Trần Văn Giàu. Cô Năm Tournier đã báo cho cô Năm Cò và Lâm Ngọc Thạch biết là Đức Giáo Chủ còn đang ở tại nhà cô. Thế là kế hoạch giải cứu đầy kịch tính do Lâm Ngọc Thạch vẽ ra được tiến hành. Tuy nhiên, ông Thạch cho biết còn 02 vấn đề cần giải quyết gấp không được chậm trễ, đó là phải kiếm cho bằng được người tài xế có đủ bản lãnh và tin cẩn, và cần một người trong nội bộ đi lên Biên Hòa để báo cho ông Ngô Văn Ký, tức Phán Ký đương kim là Hội Trưởng BTS/PGHH tỉnh Gia Định biết để ông nầy sắp xếp mọi việc an toàn cho Đức Giáo Chủ đi lánh nạn. Đứng trước tình thế nguy cấp như vậy, cô Năm Cò liền bảo người con trai yêu quý nhứt của gia đình (con trai độc đinh) đi theo lái xe cho ông Thạch. Còn việc đi gặp ông Phán Ký thì cô Năm Tournier cũng sẵn sàng đảm trách, nhưng cô nầy không rành nhà ông ấy. Khi mọi việc sắp dặt xong, ông Thạch và cậu con trai của cô Năm Cò vừa tròn 25 tuổi liền phóng xe lên đường thì cũng đúng lúc ông hai Cống đi xe máy từ cầu Ông Lãnh lên, coi như 02 bên gặp nhau trong trường hợp bất ngờ, nếu không muốn nói dường như có sự sắp đặt của Ơn Trên. Ông Thạch liền báo ngay cho ông Hai Cống biết rõ vụ việc và giao trọng trách cho ông nầy đến gặp ông Phán Ký ở Biên Hòa để thực hiện đúng theo kế hoạch. Về phần mình thì ông Thạch phải đích thân đến gặp viên Trung sĩ Hiến binh Nhật là Yori để mượn chiếc xe của Kempetai, anh Trung sĩ nầy đồng ý ngay, nhưng khi trình lên thì Thiếu Ta Hara cho mượn chiếc xe khác cũng có trương cờ Nhật đàng hoàng. Ông Thạch thì mặc nguyên bộ (Complete) y phục của Hiến binh Nhật và mang gươm dài như lực lượng Cảnh Vệ thực thụ của Hoàng Gia vậy. Bấy giờ ông Thạch cho xe chạy thẳng đến nhà của anh lính Hải Quân Nhật nằm liền nhà với cô Năm Tournier để rước Đức Giáo Chủ lên xe chạy đi, trong khi toán lính của Trần Văn Giàu vây chặt và chặn xe lại, tài xế vẫn bấm còi và nhấn ga vọt tới, làm cho toán lính phải vẹt ra vì sợ bị cán. Trên xe còn có 02 người nữ tín đồ có mang theo 01 bộ đồ của đàn bà để Đức Giáo Chủ cải trang, nhưng Ngài không sử dụng mà chỉ mặc nguyên y phục của Ngài. Thế là ông Thạch và những người trên xe đều thở phào với niềm vui như dược bay bổng vì đã vượt qua những giây phút hãi hùng đầy căng thẳng và ngột thở! Lúc nầy chỉ còn là cho xe chạy thẳng đến điểm hẹn. Nơi đây đã có ông Phán Ký ứng trực đón Đức Giáo Chủ và đưa Ngài lên xe ngựa đi thẳng vào chiến khu miền Đông. Coi như một cuộc giải vây đầy gian nan nguy hiểm, nhưng cũng rất tài tình và ngoạn mục đã vượt qua. Đánh dấu một khúc quanh thứ hai, sau sự kiện tháng 10 năm 1942, Toàn quyền Đông Dương Pháp, lưu đày biệt xứ Đức Giáo Chủ ở Ai Lao (nước Lào), lại đưa Ngài vào trang sử Mới trên bước đường cứu dân độ thế và trách nhiệm cao cả đối với non sông Tổ Quốc. Ngài đã gởi gấm tâm sự u uẩn của Ngài qua các vần Thi sau đây để nói lên bầu nhiệt huyết dạt dào thương dân mến nước của Ngài nhưng phải gánh chịu những mưu toan hãm hại của bọn vô thần phản quốc” “ Nước non tan vỡ bởi vì đâu? Riêng một ta mang nặng khối sầu. Lòng những hiến thân mưu độc lập, Nào hay tai họa áp bên lầu. Bên lầu tiếng súng nổ vang tai, Trời đất phụ chi kẻ trí tài. Mưu quốc hóa ra người phản quốc, Ngàn thu mối hận dễ nào phai. Từ ấy lao mình vượt khổn nguy, Băng rừng lội suối giả man di. Ngày mong ải bắc oan nầy giải, Đem sức ra nâng lá quốc kỳ.”v.v… Trên đây là lời tường thuật của 02 ông Lâm Ngọc Thạch và Nguyễn văn Khoảnh (Sáu Khoảnh ở Gia Định) là người bảo vệ đứng bên cạnh Đức Giáo Chủ ở trên lầu của trụ sở lúc biến cố xảy ra, và được Ngài bảo đi xuống để ban khẩu lịnh của Ngài cho toán lính bảo vệ văn phòng không được chống trả… Nơi đây chúng ta cần điểm lại để ghi nhận công lao, thành tích to lớn, cũng như cái khó và hiểm nguy trong cơn nguy biến của ông Lâm Ngọc Thạch, bởi tự thân đơn độc mà ông đã vạch ra kế hoạch giải cứu an toàn cho Đức Giáo Chủ có thể so sánh như Triệu Tử Long đơn kỵ (một người một ngựa) cứu Chúa trong truyện Tam Quốc Chí của La Quán Trung vậy! Vì lúc nầy các nhân vật lớn của đoàn thể Tôn Giáo đều đã được Đức Giáo Chủ phái đi hoạt động giáo sự khắp nơi trên toàn quốc, mà vụ việc lạ xảy ra quá bất ngờ và chớp nhoáng không kịp trở tay! (Chỉ còn lại 03 nhân vật là ông Lương Trọng Tường và 02 ông Bí Thơ (thơ ký riêng) của Đức Giáo Chủ là ông Huỳnh Hữu Thiện và Cao Bá Hấn, nhưng tất cả đều bị bắt. Giả dụ còn lại thì cũng chẳng giải quyết được gì khi các toán lính của Trần Văn Giàu luôn 24/24 ở vòng ngoài như Thiên La Địa Võng! (số người bị Trần Văn Giàu bắt đưa đi chỉ mấy ngày sau đều được trả tự do nhờ sự can thiệp của chánh quyền Nhật). Do các yếu tố quan trọng như đã dẫn trên, bút giả xin mở dấu ngoặc ở đây để đưa ra ý kiến đề nghị với cơ quan lãnh đạo Giáo Hội PGHH cả trong lẫn ngoài nước, cũng như các sử gia của Đạo cần đặc biệt quan tâm để cập nhật, bổ sung vào trang sử vàng của Tôn Giáo dành cho các gia đình và cá nhân sau đây đã làm nên một thành tích trọng đại đối với Đức Tôn Sư. Bởi họ đã dám hy sinh dấn thân vào chỗ chết để giải vây cho Đức Thầy thoát khỏi bàn tay sát thủ của tên ma đầu Trần Văn Giàu và Mặt Trận Việt Minh phản quốc: -Trước hết, phải kể đến công lao ngời sáng của gia đình cụ Lâm Thơ Cưu- Một gia đình mẫu mực đã hết lòng trung kiên vì Thầy Tổ và Đạo pháp. Nếu trước đây vào tháng 10 năm 1942 ở Bạc Liêu, khi được tin Đức Thầy phái ông Biện Hùm đến báo cho ông biết về mật lịnh của Toàn quyền Đông Dương Pháp sẽ đưa Ngài sang nước Lào, coi như một biện pháp lưu đày biệt xứ thì, Chính cụ Lâm Thơ Cưu là người đứng mũi chịu sào, đã dùng thân thế và tài trí của mình để cứu nguy cho Đức Thầy thoát nạn. Rồi hôm nay, một biến cố vô cùng nguy hiểm cho số phận của Đức Thầy thì người giải nguy cho Ngài chẳng ai khác hơn là ông Lâm Ngọc Thạch là con trai của cụ Lâm Thơ Cưu. Phải nói rằng một cuộc giải vây thần kỳ và hoàn hảo trong tình huống hiểm nguy có thể dẫn đến cái chết mỏng manh như đường tơ kẻ tóc!; Ông Ngô Văn Ký (Phán Ký) ở Biên Hòa, đương kim là Hội Trưởng BTS GH PGHH tỉnh Gia Định. Ông là người thực hiện bước 2 của kế hoạch do ông Lâm Ngọc Thạch đề ra. Nghĩa là sau khi ông Lâm Thơ Cưu đưa Đức Giáo Chủ ra khỏi chỗ nguy hiểm thì trách nhiệm của ông là đón rước và chuẩn bị đầy đủ phương tiện để đưa Ngài vào chiến khu một cách an toàn; Cô Năm Tournier, là người đàn bà can đảm và kính Thầy trọng Đạo nên đã dám giấu giữ Đức Thầy trong nhà để tránh sự truy sát của bọn lính Trần văn Giàu; Cô Năm Cò, chỉ có đứa con trai yêu quý duy nhứt cũng thuộc dạn “cậu ấm, cô chiêu” Nhưng cũng đã sẵn sàng cho đi lái xe để góp sức cứu nạn Đức Thầy trước nanh vuốt của bọn tay sai khát máu của Trần Văn Giàu. Nếu có gì trắc trở cái chết sẽ đến rất dễ dàng như trở bàn tay! Đặc biệt là trường hợp của ông Phan Văn Cống (Hai Cống) giữa lúc ông Lâm Ngọc Thạch đang miên man lo nghĩ tìm cho được một người tin cẩn đi lên Biên Hòa gặp ông Phán Ký để lo chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch đón và đưa Đức Thầy vào chiến khu trong tình trạng cấp bách, không thể trì hoãn, chờ đợi. May đâu được gặp ông nầy trên bán lộ, ông chạy chiếc Mô – Bi-Lết từ cầu ông Lãnh đi lên, mục đích của ông là đến trụ sở để thăm viếng Đức Thầy. Coi như” Buồn ngủ gặp được chiếu manh”, nếu không phải có sự sắp đặt của Ơn Trên thì làm gì có sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy!? Ngoài ra, chúng ta cũng không thể quên công ơn lớn lao của cơ quan Hiến binh Nhật đã nhiệt tình che chở và giúp đở chúng ta trên nhiều phương diện, quan trọng nhất là Đức Thầy đã qua 2 lần lâm nạn nếu không có bàn tay trợ giúp của Nhật thì không thể nào vượt qua được, kể cả số người bị Trần Văn Giàu bắt đi trong đó có 3 nhân vật tên tuổi là cụ Lương Trọng Tường là chỉ trưởng Đệ Tứ Sư Đoàn Dân Quân và 2 ông Bí Thơ (thơ ký riêng) của đức Thầy là ông Cao Bá Hấn và ông Huỳnh Hữu Thiện! Đến đây bút giả xin đóng lại dấu ngoặc để bước sang phần đề mục nầy. Tóm lại, tuy có phải đối diện với những cơn nguy kịch cực kỳ nguy hiểm đến tính mệnh như đã nêu trên, nhưng Đức Giáo Chủ vẫn luôn luôn thể hiện thái độ bình thãn và tỉnh táo, không tìm thấy ở Ngài có bất cứ trạng thái nào bị coi là bối rối, núng nao hay sợ hãi. Điều rất dễ thấy và dễ nhìn nhận ở Ngài qua hiện tượng của 02 biến cố lớn lao được chứng minh một cách rõ ràng, cụ thể sau đây: Thứ nhất: Vụ việc xãy ra vào tháng 10/1942 tại Bạc Liêu. Chính Đức Giáo Chủ đã biết trước ý đồ và mật lịnh khẩn cấp của Toàn quyền Đông Dương Pháp đã xuống quyết định lưu đày biệt xứ Ngài ở Ai Lao bởi bọn chúng coi đây là biện pháp cuối cùng không còn cách nào hơn để chọn. Đứng trước cảnh huống vô cùng gay go, hiểm hóc như vậy nếu là người thế tục ở bất cứ giai tầng nào trong xã hội cũng đều phải cấp bách lo liệu việc cao bay xa chạy, chứ nào mấy ai dám chần chừ, chậm trễ để phải lãnh lấy thảm họa vào thân!? Tuy nhiên, đối với Đức Giáo Chủ thì Ngài rất tự nhiên, bình tỉnh và còn bảo ông Biện Hùm đi tìm ông Lâm Thơ Cưu để bàn tính kế hoạch tháo gỡ. Điểm đặc biệt cần suy nghĩ khi xe của ông Chủ Cưu đến nhà của ông Ký Giỏi ( ngày 12/10/1942) để rước và đưa Đức Giáo Chủ đi được một khoảng đường thì cũng là lúc đoàn xe công an của Pháp đến đây để bắt Ngài đi theo kế hoạch đã định! Và: Thứ hai: Ngài phải lãnh lấy Khi các toán lính của Trần văn Giàu đến vây chặt trụ sở và súng 02 bên đã nổ, Trong khi Đức Giáo Chủ vẫn bình tỉnh đứng trên lầu nhìn xuống và ra lịnh cho ông Sáu khoảnh đi xuống để bảo lực lượng bảo vệ không được chống trả mà phải mở cửa cho họ vào. Rồi qua ngày hôm sau, ông Lâm Ngọc Thạch mượn xe của Hiến binh Nhật đến để rước Ngài ra khỏi vòng vây khép kín của Trần Văn Giàu. Và tuy rằng trên xe có đem sẵn bộ trang phục nữ để Ngài cãi dạng, song Ngài vẫn không sử dụng mà chỉ mặc nguyên y phục của Ngài, và vẫn ngồi tự nhiên như bao nhiêu người khác, mà lẽ ra phải ngồi ở tư thế ẩn mặt để tránh sự nhận diện của hằng chục cặp mắt nghiệp vụ phát hiện. Như vậy có phải chăng Đức Giáo Chủ đã mặc nhiên cho chúng ta biết rằng tất cả đó là do cơ trời sắp định để rồi mọi việc cũng sẽ qua đi chớ chẳng có gì phải băn khoăn, lo nghĩ! Ví như Đức Jesus đã biết trước Ngài phải lãnh lấy cái khổ hình trên cây Thánh giá do bọn ác quỷ sa tăng phá Đạo hãm hại. Chính Ngài đã cầu xin Đức Chúa Trời cho Ngài được thọ lãnh bằng một hình thức khác nhằm tránh đi cái nhục hình đau đớn cho thể xác và gây xúc động cho các con chiên. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn không cho và bắt buộc Chúa Jesus phải nhận cái hình phạt như thế để gánh tội cho nhân loại chúng sanh, mệnh Trời là thế đấy! Thật ra, với các Ngài là những Đấng cứu thế có đủ huyền năng, tự tại vô ngại thì có sá gì những gian lao khổ nạn của xác phàm mà phải bận tâm lo sợ!!! Rút lại, xuyên suốt thời gian 02 năm rưởi trôi qua (từ tháng 4/1940 đến tháng 10/1942) chánh quyền Pháp đã cưỡng bức cư trú Đức Giáo Chủ qua 04 tỉnh khác nhau, song tất cả đều vỡ mộng. Sở dĩ chính sách của Pháp muốn bóp chết Đạo PGHH nói riêng và các Tôn Giáo có truyền thống tín ngưỡng ở bản địa nói chung, xuất phát từ 2 yếu tố chính sau đây: Thứ nhất: chủ trương của Pháp là muốn dành quyền độc chiếm cho Thiên Chúa Giáo do bọn đưa sang để thực hiện phương châm” Tôn Giáo đi trước, nhà nước theo sau”. Nghĩa là: ý đồ của chúng là muốn nâng tầm đạo Công Giáo lên hàng Quốc Giáo nhằm xâu tóm cả 2 lãnh vực tinh thần (Tôn Giáo) và chính trị (cầm quyền) theo chiến lược lâu dài ở các nước Thuộc địa; và: Thứ hai: Vì nếu trên bình diện Tôn Giáo còn gieo rắc ảnh hưởng sâu rộng đối với quảng đại quần chúng là còn mối đe dọa vô cùng lớn cho sự an toàn quyền lực cai trị của họ, mà nguy hiểm nhất là thực lực của tôn giáo PGHH. Bởi Tôn Giáo nầy có một vị Giáo Chủ đang hiện hữu là bậc siêu phàm quán chúng. Dù tuổi đời còn quá trẻ, và chỉ mới khai sinh nền Đạo nhưng tôn giáo nầy đã chiếm kỹ lục cả không gian và thời gian phát triển vượt bực, vì đã có bao nhiêu triệu tín đồ tự nguyện quy phục và răm rấp tuân hành theo sự hướng đạo của Ngài. Đó là nguyên nhân tất yếu để bọn họ tìm đủ cách triệt tiêu một đối tượng nguy hiểm cho thế lực cầm quyền của họ thế thôi! Đối với hiện tình kế hoạch thực thi đều bị lũng đoạn và nghịch đảo như vậy nhà cầm quyền Pháp đã phải tập trung nghiên cứu và điều chỉnh phương hướng để thay đổi biện pháp cho thích hợp với tình huống. Vì bọn chúng đã thấy quá rõ việc áp dụng biện pháp rập khuôn sơ cứng theo lối mòn đã qua dứt khoát sẽ không thể nào đạt được tiêu điểm tối hậu theo nhu cầu mong muốn, nếu không muốn nói là bị phản tác dụng! Hay nói rõ hơn, nếu cứ mãi duy trì bằng hình thức ấy, chẳng những sẽ không cầm chân được Đức Giáo Chủ mà trái lại, mà còn tạo thêm cơ hội tốt nhất cho Ngài bành trướng ảnh hưởng càng lớn mạnh vào đại chúng. Bởi Ngài đã nói rõ: “… Càng đi càng biết nhiều nơi, càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông…” Chính vì thế cho nên Toàn quyền Đông Dương Pháp xuống mật lịnh cấp thiết phải đưa Ngài sang Ai Lao (nước Lào), giống như trường hợp mà họ đã từng làm đối với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Giáo Chủ Đạo Cao Đài) đã bị bọn chúng đày ra đảo Madagascar ở tận eo biển Châu Phi và Ấn Độ Dương vào năm 1940 . Chỉ có vậy mới mong cắt đứt được mối liên hệ mật thiết với quần chúng trên địa quốc nội. Dù biết rằng nước Lào có cùng biên địa với nước ta, cùng nằm trong Liên Bang Đông Dương (Việt- Miên – Lào). Nhưng ở thời điểm của thập niên 30- 40, đa số người dân nông thôn ở Miền Tây Nam Phần khi nghe đến cái tên của nước nầy, người ta cứ tưởng chừng như ở tận phương trời xa xăm nào đó, chứ có biết đâu là Lân Bang láng gieengB. Lý do là do đường xá lưu thông qua lại không có. Ngoại trừ đường sông và một vài con lộ ở mạn Bắc do chính quyền Pháp khai mở, thiết lập nhưng chỉ dành riêng cho bọn chúng sử dụng mà thôi. Do đó, nếu Đức Giáo Chủ bị đưa sang thì mọi sự liên hệ, gặp gỡ coi như hoàn toàn bị cắt đứt! Thế nhưng Đức Giáo Chủ đã biết được ý định nầy. Trong khi mọi người, kẻ cả ông Ký Giỏi cũng đều yên tâm vì chưa phát hiện có dấu hiệu gì đáng khả nghi mà chỉ thấy bầu không khí rất yên ổn và thuận lợi với quang cảnh kẻ tới người lui rất nhộn nhịp phấn khởi. Nhưng bổng dưng Đức Giáo Chủ gọi ông Biện Hùm đến để nói rõ cho ông nầy biết về mật lịnh của Toàn quyền Đông Dương Pháp như vậy nên Ngài bảo ông Biện Hùm hãy đi tìm ngay ông Lâm Thơ Cưu để lo liệu công việc. Ông Biện Hùm liền tức tốc lên Sài Gòn gặp ông Chủ Cưu (vì công việc Đạo sự do Đức Giáo Chủ giao phó nên lúc bấy giờ ông Chủ Cưu thường ứng trực ở Sài Gòn nhiều hơn ở quê nhà Mỹ Hội đông) Và cùng lúc còn có các ông Lương Trọng Tường, Bùi Văn Trung, ông Cả Vi và ông Hội Đồng Ngô Quang Điều cùng nhau bàn định phương cách để giải nguy. Theo ý kiến của ông Lâm Thơ Cưu thì chỉ có cách là phải nhờ uy thế can thiệp của Nhật mới ổn và kết quả mà thôi. Ngoài ra, không còn con đường nào khác. Tất cả đều tán thành sáng kiến nầy của ông Lâm. Ông Lâm Thơ Cưu còn nói thêm rằng, đây là vấn đề hết sức hệ trọng và nhạy cảm, nên ông nói với mọi người nên ở nhà chờ đợi, chỉ để ông và ông Biện Hùm đi gặp và làm việc trực tiếp với Kempeitai, là sĩ quan Chánh Sở Hiến Binh Nhật mà thôi. Vì chỗ thân tình với nhau, nên khi gặp ông Chủ Cưu đến, Viên Cò hiến binh nầy tỏ ra rất vui vẻ và niềm nở qua cái bắt tay đầy thân thiện. Và sau khi nghe hết đầu đuôi vụ việc do ông Chủ Cưu trình bày, viên sĩ quan Nhật liền tuyên bố sẵn sàng trợ giúp trên mọi phương diện có thể. Đoạn rồi ông ta đi mượn giùm chiếc xe và cấp luôn một Tài Xế là Thượng Sĩ Kishi để vừa làm nhiệm vụ lái xe, đồng thời cũng vừa để ứng phó những bất trắc trên đường đi. Thế là xe bắt đầu khởi hành trực chỉ xuống nhà ông Ký Giỏi vào ngày 12 tháng 10 năm 1942 để rước Đức Giáo Chủ về Sài Gòn lánh nạn,thì ngay sau đó cũng là lúc đoàn xe công an mật vụ Pháp đến để bắt Đức Giáo Chủ đưa đi theo như kế hoạch đã định. Những tưởng đã yên chuyện, nào ngờ đến giờ phút chót cũng vẫn còn vướng phải cái tai nạn rắc rối, cũng giống như Thầy trò Tam Tạng còn phải gánh thêm cái nạn 82 trên đường đi thỉnh kinh về trong truyện huyền thoại Tây Du Ký vậy. Cái lỗi là do anh tài xế Nhật, thay vì đi lên hướng Bắc để về Sài Gòn thì anh ta lại chạy theo hướng Nam xuống Cà Mau. Đến khi biết lộn đường phải quày xe trở lại, nhưng xe vừa đến Tắc Vân thì lại bị hỏng, cũng may là nhờ có anh tài xế Nhật đã nhanh nhẹn đến gặp ông Bang Trưởng Triều Châu mượn được chiếc xe để tiếp tục lên đường về Sài Gòn. Trong khi đó thì lực lượng an của Pháp đã bố trí chốt chặn ở ngả ba Trung Lương thuộc tỉnh Mỹ Tho để chận bắt cả người và xe áp giải về về trụ sở mật vụ của Pháp ở Bót Catina Sài Gòn. Tại đây, cũng nhờ sự phản đối quyết liệt táo bạo của anh tài xế Nhật nên bọn Pháp phải mời Đại Diện của Tòa đại Sứ Nhật đến để giải quyết mọi việc mới được êm xuôi, và viên Đại Diện Nhật liền nắm tay Đức Giáo Chủ ra xe để đưa thẳng Ngài về trụ sở Hiến binh Nhật ở số 168 đường Le jebire Sài Gòn mục đích để bảo vệ an toàn cho Ngài được tự do hành đạo mà không bị chi phối bởi chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Thực ra đây cũng nằm trong sách lược khôn ngoan của chánh phủ Hoàng Gia Nhật được thể hiện qua Vị Đại Sứ Minota ở Việt Nam. Điều dễ cảm nhận là chánh phủ Nhật đã thấy quá rõ thực lực hùng hậu của khối tín đồ PGHH, nhất là Thần Cách và oai Đức siêu phàm của Đức Giáo Chủ, nên họ tìm đủ cách mua chuộc, lấy cảm tình để làm hậu thuẫn cho chính sách Đại đông Nam Á của chúng, bởi nước Việt Nam năm ở vị thế chiến lược, là cửa khẩu đi vào khu vực miền Nam Á Châu. Nhờ thế mà tấn bi kịch trong chính sách kềm tỏa và bóp nghẹt của Pháp đã được hoàn toàn giải tỏa và khép lại, nhường chỗ cho Đức Giáo Chủ bước sang một vận hội mới trong sứ mạng khuếch khai nền Đạo và góp phần vào công cuộc đánh đuổi ngoại xâm để bảo vệ non sông bờ cõi. Thế nhưng, ấy cũng là một thực trạng đau lòng cho đân tộc và đất nước đang lâm vào một khúc quanh lịch sử, một hiểm họa “ một cổ hai tròng” bởi hai quyền lực chính trị, hai cường quốc đều là hai kẻ xâm lăng. Dù biết rằng họ đang là kẻ thù của nhau và, có thể họ sẽ sẵn sàng thanh toán nhau vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều trước mắt là họ còn phải nương tựa vào nhau vì tình thế và quyền lợi của mỗi bên. Cho nên, hai bên đã thỏa thuận ký mật ước với nhau để được cộng sinh và cộng hưởng. Nhật muốn lợi dụng Pháp như một bình phông che chắn và hứng chịu mọi sự đề kháng của các phong trào bài ngoại. Và hơn nữa, Nhật cũng muốn duy trì bộ máy hoạt động của Pháp trong giai đoạn giao thời, quá độ nầy, mục đích để làm bàn cho công cuộc thống trị của họ trong mai hậu. Bởi dẫu sao Pháp cũng có một quá trình 80 năm đô hộ ở cái xứ sở nầy, trong khi nước Nhật chỉ mới một sớm một chiều đặt chân lên một đất nước hoàn toàn xa lạ, tất nhiên sẽ không tránh khỏi tình trạng khó khăn, bỡ ngỡ. Và ngoài ra, Nhật cũng cần có sự hòa hoãn như vậy để được rãnh tay lo tiếp tục thực hiện sách lược thôn tính một số nước còn lại ở phía Nam Châu Á. Đối với Pháp thì càng cần hơn về một giải pháp đề huề như vậy để được yên thân và chờ cơ hội. Thế yếu của Pháp hiện giờ là vì ở Chính quốc đã bị Đức Quốc Xã (Hitler) đánh cho tan tành đại bại buộc Thống Chế Petain phải ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính vì lẽ ấy cho nên Pháp đành phải chấp nhận tương nhượng trong tư thế bị lép vế hơn Nhật. Đã vậy nhưng Pháp vẫn còn ngoan cố đeo đuổi cái tham vọng điên cuồng, chưa chịu trả nền độc lập tự chủ cho 3 nước bán đảo Đông Dương. Còn Nhật dù ở cái thế thương phong nhưng cũng phải nương tay với Pháp để đôi bên cùng có lợi, hay nói đúng hơn là để nhờ cậy. Tuy nhiên, đã đến lúc Nhật thấy cần phải dứt dây Pháp để chiếm độc quyền hầu lo đối phó với tình hình mới đang có dấu hiệu bất lợi. Thế nên ngày 9/3/1945, cánh quân đội Nhật đã chính thức tuyên bố hủy bỏ hiệp ước để đảo chánh Pháp trên toàn cõi 3 nước Đông Dương. Coi như gần ngót 05 năm, khi đoàn quân viễn chinh Nhật từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tràn xuống Lạng Sơn, tỉnh biên giới cực Bắc của Việt Nam, ngày 22/9/1940, cho đến giờ phút nầy Nhật mới hoàn toàn chiếm lĩnh quyền thống trị từ tay Pháp. Có 02 lý do được lý giải sau: Thứ nhứt: Nhật lo ngại rằng khi Pháp nắm được cái thế suy yếu của trục Tam Cường chắc chắn Pháp sẽ hất cẳng Nhật để tiếp tục nắm quyền cai trị cho nên Nhật ra tay trước và: Thứ hai: Nhật phải tạo cho mình một thế đứng vững vàng, hùng mạnh như vậy để chuẫn bị đổi đầu với phe Đồng Minh. Trong khi đó, đảng CSVN đã lợi dụng cơ hội “ Đục nước béo cò” do lành tụ Hồ Chí Minh đảm trách, với tư cách là thành viên của Đệ Tam Quốc Tế đưới sự chỉ đạo thống lãnh của Liên Xô. Cái lợi thế của họ là luôn được bảo trợ trên nhiều phương diện. Từ tiền bạc vật chất, vũ khí khí tài cho đến đào tạo cán bộ, và điểm quan trọng nhất là được Liên Xô chỉ dẫn, cung cấp các dữ kiện, diễn biến tình hình về sách – chiến lược, tức hướng đi của các siêu cường (Mỹ, Anh, Liên Xô) trong chiến tranh và sau khi kết thúc xuyên qua hai cuộc hội nghị Postdam và Yalta. Phải thấy rằng, đảng CSVN là đứa học trò trung thành và ngoan ngoãn của quan Thầy Liên Xô, là lượn sóng ngầm ngụy trang qua lớp áo Mặt Trận Việt Minh chống Pháp. Thực chất là họ chờ thời cơ dùng bạo lực để cướp chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu Công Sản hóa toàn cầu. *** GIẢI ĐÁP NGHI VẤN (Phần II) VẾ 2: Hỏi: - Tại sao lại thấy trong bức thư gởi về cho 2 ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ có chỗ bị gạch xóa…? Đại ý muốn hỏi rằng; như vậy có vì mâu thuẫn về Thiên tài “Bất học nhi tri” của Ngài không?
(Tiếp theo phần I) Xin xác định không có gì gọi là mâu thuẫn hay trái lại với những thực tế khách quan về Thiên tài xuất chúng của Đức Huỳnh Giáo Chủ cả! Chúng ta hãy chịu khó quy chiếu, kiểm chứng lại quá trình hoằng pháp độ sinh của Ngài xuyên suốt 8 năm ròng rã phải đối phó, chịu đựng vô vàn những gian nan thử thách. Thế mà Ngài còn phải tận dụng, tranh thủ thời gian, bất kể đêm ngày để vừa sáng tác hàng ngàn câu thi thơ, sấm kệ bằng nhiều thể loại, cũng như vừa phải tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các thành phần qua nhiều lãnh vực khác nhau. Chưa hết, Ngài còn phải đi du thuyết hằng trăm địa điểm ở các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Phần, có cả hằng triệu người hưởng ứng đến dự nghe bằng tất cả tinh thần ái mộ và kính phục Thiên tài hùng biện đa văn quãng kiến hy hữu của Ngài. Điều đặc biệt xin được nhắc lại ở đây, đó là khi viết lách, Ngài đều viết trước mặt mọi người. Ngài viết luôn một mạch từ đầu cho đến cuối bài; không dùng giấy nháp; không bao giờ bị tẩy xóa và nhất là không nặng đầu bóp trán như người bình thường, cho dù có những bài dài cả 5-7 trăm câu cũng vẫn thế. Ấy vậy mà chưa hề bị sai sót một lỗi nào từ câu văn, nghĩa lý thậm chí về mặt chính tả! v.v... Sở dĩ trong bức Thánh lịnh của Đức Giáo Chủ viết và gởi về cho 2 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ lại có chữ bị gạch xóa, đó chẳng qua vì có lý do ẩn khuất và bất bình thường nào đó, ví dụ như Ngài muốn viết để phản ảnh trung thực một vài sự kiện của biến cố vừa mới xảy ra, thế nhưng vì phía Bửu Vinh thấy rằng bất lợi nên họ yêu cầu Ngài gạch bỏ?!... Thật ra chúng ta hãy xem đây như một ẩn số, chỉ có người trong cuộc mới có câu trả lời đích xác mà thôi! Vế 3: Hỏi: Có phải chăng Đức Giáo Chủ cũng bị dao động, mất bình tĩnh vì sợ hãi…? Trước hết xin khẵng định rằng: Đức Giáo Chủ chưa hề biết sợ hãi với bất cứ tình huống hiểm nguy thử thách nào! Bằng chứng là ngay từ lúc bước đầu khai đạo,chánh quyền đương cuộc địa phương thường có thái độ trực tiếp hoặc đánh tiếng răn đe, hăm dọa dưới nhiều hình thức, nhưng Ngài vẫn tự nhiên, bình thản không hề tỏ ra có chút gì gọi là nao núng, lo sợ trước những áp lực, khủng bố tinh thần như vậy. Chẳng những thế, Ngài còn biết trước ý định và kế hoạch của bọn chúng sẽ bắt Ngài tách rời chiếc Nôi của Nền Đạo, nhằm mục đích cách ly Ngài ra khỏi vùng ảnh hưởng cố định đối với quần chúng. Điều rất dễ hiểu là chánh quyền Pháp quá lo ngại sự bành trướng thanh thế như vũ bão chưa có tiền lệ của những tổ chức chính trị và Tôn Giáo hiện hữu ở Việt Nam. Vì chỉ thời gian có mấy tháng mà Ngài đã thu hút hằng vạn người từ các nơi đổ xô tìm đến để tự phát nguyện quy y vào Đạo mỗi lúc càng đông như đi trẫy hội. Do đó, Đức Giáo Chủ đã dặn dò Đức Ông và Ông Út (Bào đệ của Đức Ông) cùng đông đảo tín đồ, gồm có cả các Ông Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Hoàng Diệp,Trần Văn Truyền. v.v... coi như báo cho mọi người cùng biết vụ việc sẽ xãy ra để không phải bị bất ngờ, hoang mang và lo sợ, Ngài bảo: "Người ta sẽ đưa tôi đi xa, vậy các ông hãy chuẫn bị tinh thần để chịu đựng thử thách"! Rồi cái gì đến nó phải đến, đúng như sự báo trước của Đức Giáo Chủ! Giữa lúc Ngài đang phải bận rộn với bao nhiêu công việc. Vừa lo sáng tác Kệ Giảng, cứu chữa bịnh nhân, và vừa giảng đạo giác ngộ quần sanh thì đột nhiên có nhân viên thuộc hạ của Đốc Phủ xứ Lê Tấn Mẫm xuất hiện đến trình giấy mời Ngài về công sở tỉnh Châu Đốc (thường gọi là Tòa Bố) để làm việc gấp, trước sự lo âu, nhốn nháo của hằng ngàn tín đồ chứng kiến. Và khi đưa Ngài về đến tỉnh, có lẽ chính quyền cũng lo ngại sự bức xúc của tín đồ có thể gây bất lợi về mặt an ninh trật tự, cho nên họ phải gấp rút hoàn tất hồ sơ để chuyển Ngài đi ngay xuống tỉnh Sa Đéc giao cho tên Cò Bazin (tên cò nổi tiếng của sở mật thám ở miền Tây Nam phần) để tên nầy làm nhiệm vụ dò xét, theo dõi hành vi hoạt động Tôn Giáo của Đức Giáo Chủ, đồng thời cũng để chờ xem sự phản ứng của giới tín đồ ra sao. Công việc tiếp theo là bọn chúng thực hiện cuộc sát hạch trình độ am hiểu chân lý Phật Đạo và những gì thuộc lãnh vực cao siêu huyền bí của Ngài để xác định có đúng sự thật như dư luận đồn đãi hay không. Tất nhiên một cuộc trắc nghiệm được dàn cảnh diễn ra với sự có mặt của vợ chồng tên Cò và các tay chân bộ hạ của y. (có lẫn cả số tín đồ sở tại khi nghe Đức Giáo Chủ bị đưa xuống đây, họ cũng giã dạng xin phép được vào tham dự, trong đó có ông hai Sáng, sau nầy ông là Hội Trưởng BTS Giáo Hội PGHH tỉnh Sa Đéc, nhiệm kỳ I (1964-1965). Mở đầu là lời phát biểu của tên Cò BAZIN. Đại khái ông ta trình bày như để phân trần và trấn an Đức Giáo Chủ về lịnh đột xuất di chuyển Ngài xuống đây, để rồi ông ta kết luận bằng những lời lẽ ôn hòa, nhã nhặn và qua đó ông ta yêu cầu Đức Giáo Chủ viết tặng cho họ một bài giảng để xem và làm kỷ niệm. Đó là ý đồ của bọn chúng muốn thử thách tài năng ứng phó của Ngài trong trường hợp đột ngột thế thôi. Điều nầy cũng làm cho một số tín đồ hiện diện không khỏi phật phồng hồi hợp dù biết rằng Thầy mình có thừa huyền năng để ứng biến trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nầy nó mang tính rất là đặc biệt, vì đây là lần đầu khi phải đối diện với một sĩ quan mật vụ vô cùng nguy hiểm, khét tiếng cả khu vực miền Tây Nam Việt. Cho nên với phàm tâm trí đoản họ không khỏi lo âu, không hiểu Thầy mình có bị nao núng, suy xiển gì trước đối cảnh bất ngờ, xa lạ nầy không?. Lúc nầy Đức Giáo Chủ đang ngồi ở trạng thái ung dung bình thản khi nghe tên Cò có lời yêu cầu như vậy Ngài tỏ ra rất vui vẻ và bảo tên Cò cho người đem giấy bút ra, Ngài liền viết luôn một mạch đã xong bài giảng (bài Sa Đéc) dài 172 câu, làm cho vợ chồng tên Cò và mọi người có mặt đều biểu tỏ lòng kính phục Thiên tài văn bút siêu việt của Ngài. Riêng các tín đồ của Đức Giáo Chủ ngụy trang để được dự thính họ đều hết sức mừng vui phấn khởi như trút nhẹ nỗi âu lo trĩu nặng trong tâm tư vào những phút giây căng thẳng đợi chờ! Trên đây căn cứ theo lời tường thuật của ông hai Sáng, là một trong những tín đồ may mắn được mục kích từ đầu đến cuối của vụ việc. Quan trọng hơn nữa là sự phản ảnh từng chi tiết của bà vợ người Việt của Cò Ba Zin, vì bà nầy phát hiện qua Thần cách phi phàm và những trạng thái siêu nhiên, huyền bí của Đức Giáo Chủ nên bà ta đã trực tiếp đến thỉnh cầu Ngài thu nhận cho bà ta được thọ giáo quy y vào Đạo. Và cũng nhờ tư thế của bà ta mà tất cả mọi người từ đó được tiếp cận Ngài một cách thoải máy không còn bị phiền hà, sách nhiễu của bọn lính bảo vệ, vì thế nên bá tánh khắp nơi được dịp tấp nập đến đây ngày càng đông đảo, tạo nên một không khí rộn rịp làm cho tên Cò quá lo sợ nên chỉ lưu trú Đức Giáo Chủ 5 ngày, ông ta đã phải khẩn cấp làm tờ trình để di chuyển Ngài đi một nơi khác nữa nhằm để giảm nhẹ một phần trách nhiệm đối với thượng cấp. Còn nội dung bài Sa Đéc của Đức Giáo Chủ viết, bút giả xin lược dẫn một số nét chính sau đây: Đối với Đức Giáo Chủ thì: Bước chông gai đường đủ sõi sành, Đành tách gót lìa quê hương dã, Ta cũng chẳng lấy chi buồn bã, Bởi sự thường của bực siêu nhơn. Dù gian lao dạ sắt chẳng sờn, Miễn sanh chúng thông đường giải thoát. Cơn giông tố mịt mù bụi cát, Chẳng nao lòng của Đấng Từ Bi. Vì thiên đình chưa mở hội thi, Nên lão phải phiêu lưu độ chúng… Và Ngài còn nhấn mạnh: Ta còn thương, thương trò liệu điệu, Chớ cũng mừng được dịp phổ thông… Đối với bổn đạo của Ngài thì: Đứng trước cảnh huống Thầy, Trò phải chia ly, ngăn cách bởi quyền lực áp chế quyền của chính quyền, làm cho hầu hết tín đồ phải xôn xao, rúng động vì lo ngại cho số phận của Đức Giáo Chủ, nên Ngài phải lên tiếng trấn an, nhắn nhủ mọi người hãy yên tâm lo tu dưỡng vì đây là do cơ trời sắp đặt để thử thách lòng người, như Ngài đã bảo: Tiếng sấm sét bên tai xốc xáo, Cả muôn người ngơ ngáo hỏi han. Nay thân Thầy cũng đặng bình an, Khuyên bổn đạo đừng than lắm tiếng. Tuy xa đường có lời luận biện, Bởi bút thần bay luyện khắp nơi. Ngọc nhờ lau, ngọc mới rạng ngời, Kim mài giũa, kim kia mới bén… Chính vì lẽ ấy mà Đức Giáo Chủ đã không quên dặn dò,khuyến dậy tất cả bổn đạo của Ngài hãy nên bình tỉnh, đừng vì cảnh biến mà làm tổn thương sa sút đến tâm đạo của mình, bởi công hạnh của người tu bao giờ cũng phải biết lợi dụng nghịch cảnh để chế ngự, cải sửa tâm tánh mê si, sân hận của mình. Bởi "Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. ta hãy nghe lời khuyến thuyết của Ngài: Khắp bá tánh chớ nên bực tức, Bởi nạn tai vừa mới vấn vương. Chốn Liên Đài bát ngát mùi hương, Nhờ chỗ ấy mới thi công đức. Dạy con cả nào đâu than cực, Tiếng làm Thầy phải nặng đôi vai. Việc khó khăn lắm lúc khôi hài, Ấy cũng bởi thày lay ông tạo. Ông nhồi quả cho người hành đạo, Lúc nguy nàn thối chí cùng chăng (?) Nếu bền lòng vị quả cao thăng, Chẳng chặt dạ bỏ lăn Phật, Thánh.v.v... Tựu trung lại thời gian bị lưu trú ở đây dù chỉ có 5 ngày nhưng Đức Giáo Chủ cũng có dịp cứu chữa cho nhiều con bịnh hiểm nghèo coi như bất trị, đồng thời Ngài còn đem đạo lý giác ngộ cho hằng ngàn người tỉnh ngộ quy căn theo về với chân lý huyền thâm của Phật Đạo. Như thế những tưởng đã yên, song chỉ có sáu ngày sau (12 tháng tư đến 18 tháng tư năm canh Thìn) họ đưa Đức Giáo Chủ qua Kinh Sáng Xà No (Rạch So Đũa), làng Nhơn Nghĩa – Cần Thơ, và chỉ định cho Ngài ở tại nhà ông Hương Bộ Võ Mậu Thạnh để họ dễ bề quản lý, giám sát. Thời gian ở đây gần hai tháng, xem như Đức Giáo Chủ có thêm cơ hội truyền bá Chánh Pháp đi sâu vào quảng đại quần chúng ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu khát vọng Đạo Pháp ở nơi xa xôi hẻo lánh mà từ lâu nay Ngài hằng quan tâm trăn trở: "… kẻ xa xôi từ văn chẳng tới, người láng giềng tiếng kệ nhàm tai…” cho nên chủ tâm, hoài bảo của Ngài làm thế nào có dịp đi khắp đó đây để phổ cập đạo lý giác ngộ quần sanh thì hôm nay đúng cơ duyên đã đến. vì: “… Càng đi càng biết nhiều nơi, Càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông …” Thậm chí Ngài còn ước mơ” “… Biết làm sao lên lưng bạch hạc, Bay cả trờ tỏ ý từ bi…”. Nhìn chung, bất kỳ ở đâu và hoàn cảnh nào, nếu có bước chân của Ngài đặt tới đều có người mộ Đạo rầm rộ tìm đến, không ngại khó khăn và bất chấp sự ngăn cản của chánh quyền. Chính vì lẽ ấy mà công việc giáo hóa độ đời của Ngài luôn luôn bận rộn cả ngày lẫn đêm hầu như rất ít có thời giờ để nghỉ ngơi thư thả! Thường thì có 3 công việc căn bản cần phải giải quyết và đáp ứng, chẳng hạn như; Trị Bịnh, Thuyết Giảng đạo lý, và sáng tác Kinh Giảng. Chỉ riêng ở đây thôi Ngài đã trước tác hằng chục bài Thi, Thơ các loại và hằng ngàn câu Sấm Kệ, đó là chưa kể các bài Thi, Thơ xướng họa trực tiếp với các nhà Túc Nho ở địa phương và từ nơi khác đến. Và. Để đánh dấu những ngày đầu đặt chân đến đây, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã viết bài Đến Làng Nhân Nghĩa (Cần Thơ), theo thể thơ song thất lục bát sâu đây: “ Vui mừng gặp chốn hiền lương, Dốc lòng mở cửa Phật đường độ dân. Làng Nhân Nghĩa để chân đến chốn, Thấy dương trần trà trộn tà tâm. Oai thần đem đạo huyền thâm, Nhiệm mầu phổ độ âm thầm ai hay. Mẹo đã hết rồng bay vơi vẩn, Khắp hoàn cầu nghịch lẫn cùng nhau. Lê dân tuôn giọt máu đào, Rã rời phụ tử máu đào nhuộm tuôn. Thương quá sức bắt cuồng tâm não, Quyết cứu đời dùng đạo phổ thông. Ước mơ cho được đại đồng, Tràn trề khắp cả Lạc Hồng thảnh thơi…” Ngoài ra, Đức Giáo Chủ cũng làm 10 bài Thi dành riêng cho ông Hương Bộ Thạnh mang ý nghĩa đại khái là vừa đánh thức, khuyến tấn con đường giác ngộ tu tỉnh cho ông nầy, đồng thời Ngài cũng có chút ví von để trêu vui về dáng cách ăn mặc của ông qua lời diễn đạt của Ngài sau đây: “ Hương đăng thơm nức quá nhẹ nhàng, Bộ đời còn kẹt nỗi hùm lang. Thạnh thay thời vận đưa khùng đến, Đạo đức bày khai bũa khắp làng. Hương Bộ mang soi bận áo dà, Đêm ngày rước khách khắp gần xa. Nhơn dân bá tánh đều trông thấy, Hương Bộ mang soi bận áo dà. Áo dà Hương Bộ bận mang soi, Ai có tức cười hãy đến coi. Dòm riết chú chàng vùng mắc cỡ, Áo dà Hương Bộ bận mang soi…” Để rồi Ngài không quên nhắc nhở, đánh thức ông trên bước đường lập thân hành đạo hầu trở về với căn xưa cội cũ, vì ở tiền kiếp ông nầy đã từng gieo giống lành với Phật pháp và cùng có nhân duyên kết ngộ với Ngài nên hiện nay mới được thụ hưởng cuộc sống giàu sang chức tước như thế, do đó Ngài bảo: “…Võng dù sao chẳng rán mà tu, Gặp được người xưa phước bổ bù. Bởi trước giữ gìn nền đạo đức, Bảng vàng chói rạng chẳng hề lu…” Và: “… Rày mừng gặp được lúc ban ân, Duyên trước ngày nay mới có phần. Hãy rán dặn lòng lo trung hiếu, Đến chừng gặp hội có Tiên Thần…” v.v… Và cuối cùng vì Đức Giáo Chủ đã biết trước ý định nhà đương cuộc Pháp đang chuẩn bị di chuyển Ngài đi nơi khác, nên Ngài đã sáng tác bài Từ Giả Làng Nhơn Nghĩa và 2 bài Thi thất ngôn là Ngao Ngán Tình Đời vào ngày Rằm tháng 6 năm canhThìn (14/07/ 1940) để thay lời tạm biệt. Việc nầy khiến cho ông Hương Bộ Thạnh và hầu hết bổn đạo ở đây đều hết sức ngạc nhiên, nên ông ta đến hỏi thẳng với Ngài: Bạch Thầy, trong lúc ở đây rất thuận lợi cho Thầy giảng đạo cứu đời, mọi người từ các nơi quy tụ đến đây để được diện kiến và lãnh giáo quy ngưỡng theo Thầy, và bên cạnh còn có con đùm bọc chở che nhưng sao tự nhiên Thầy muốn đi nơi khác, nhất là chưa có lịnh của Pháp? Đức Giáo Chủ bình thản chỉ trả lời bằng câu ngắn gọn;” Những vì nó đến thì con và bổn đạo sẽ hiểu”! Vì biết những gì của Thầy mình nó ra một cách úp mở đều là lời tiên tri về hậu vận nhưng cả ông Hương Bộ và tín đồ có mặt chỉ nghe và buồn lo, bởi không biết điều gì hung hay kiết sẽ xãy ra nên mọi người đều im lặng trong lo âu, hồi hợp và chờ đợi! Và rồi chưa đầy hai tuần sau ngày 29 tháng 06 năm canh thin (ngày 28/7/1940) bất ngờ người ta thấy có đoàn xe của Pháp đến để chở Ngài đi, bấy giờ mọi người mới nhận ra giá trị của lời tiên báo trên đây của Ngài! Nghĩa là Đức Giáo Chủ đã biết trước sự việc xãy ra nên Ngài đã chuẩn bi sẵn sàng mọi việc để lên đường theo lịnh bắt buộc! Vì kiểm chứng kết quả thực tiễn, chánh quyền Pháp vẫn thấy tình hình không ổn, bởi ngay cả ông Hương Bộ Thạnh là một viên chức tai mắt được tin cậy ở hạ tầng cơ sở, nhưng nay đã trở thành một tín đồ ngoan đạo làm cho cả bộ máy cầm quyền không khỏi lung túng và bối rối trước một kế hoạch gần như bị phản tác dụng. Để rồi bọn chúng viện cớ thần kinh của Đức Giáo Chủ có vấn để cần phải chuyển đi trị liệu. Vậy là họ đưa Ngài ra bịnh viện Cần Thơ hết mấy hôm để gọi là kiểm tra, xét nghiệm. Thực ra đó chỉ là cái trò lừa bịp để đánh lạc hướng dư luận mà thôi. Tất nhiên họ thử dàn cảnh như vậy để lấy cớ đưa thẳng Ngài ra nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn (Bệnh viện chuyên khoa điều trị bệnh tâm thần) để giao cho Y Sĩ trưởng bệnh viện Trần Văn Tâm giám định, hay nói trắng ra là để cầm chân theo dõi! Lúc đầu, ông Trần Văn Tâm nhất thiết phải căn cứ theo hồ sơ bệnh lý của DocTeur Favot, Giám đốc bệnh viện Cần Thơ phê chuyển. Nên ông Y Sĩ Tâm có thái độ coi thường Đức Giáo Chủ như những bệnh nhân mất trí khác. Nhưng khi tiếp cận đi sâu vào thực tế thì ông ta mới nhận ra Ngài là một bậc Siêu Nhân chứ không phải tầm thường như người Pháp gán ghép. Vì qua những lần trao đổi có tính cách dò xét, trắc nghiệm trên nhiều lãnh vực từ đạo học của Tam Giáo đến khoa học, chính trị, xã hội và có cả địa hạt siêu hình học.v.v... tất cả đều được Ngài giải đáp trôi chảy và thông suốt, nên cuối cùng ông y sĩ Trưởng nầy phải bái phục và xin thọ giáo quy y vào Đạo. Và từ đây y sĩ Trần Văn Tâm được đứng vào hàng cao đệ của Đức Giáo Chủ. Ông luôn sẵn sàng dấn thân nhập cuộc vào bất kỳ phương diện nào khi Đức Giáo Chủ cần và giao phó. Và cũng chính vì lòng nhiệt thành tôn Sư trọng Đạo của ông, nên khi thành lập Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo(1945), ông là người ưu tiên được Đức Giáo Chủ chỉ định giữ nhiệm vụ Đại Diện BTS Trung Ương, mở đầu cho một hệ thống tổ chức BTS các cấp từ Trung Ương đến địa phương ngay trong thời điểm vô cùng gay go, căng thẳng và hỗn tạp của đất nước. Phải thấy rằng: Đây là Ban Trị Sự đầu tiên và mới lạ từ tên gọi (Ban Trị Sự) cho đến các chức danh (chức sắc) gồm đủ các bộ phận chuyên môn như Hội Trưởng, Chánh thơ ký, Cố vấn, rồi Ban Tổ chức, Ban Kiểm soát, Ban Phổ thông Giáo lý, Ban Xã hội, Ban Nghiên cứu, Ban Chẩn tế, Ban Huấn luyện và Truyền bá.v.v... những danh từ mang tính thời đại, coi như một phát kiến Tân Kỳ của Đức Giáo Chủ, Khai nguyên một cơ cấu tổ chức trên lãnh vực Tôn Giáo PGHH vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam! Một tổ chức có nề nếp quy cũ; có Nội Quy - Điều Lệ và Tôn chỉ, mục đích sơ bộ do Đức Giáo Chủ đề ra làm cơ sở bước đầu cho mọi hoạt động Giáo Sự trong tình huống cấp bách và nóng bỏng của thời cuộc. Và đây còn là mô hình làm nền mống then chốt cho các hệ thống tổ chức Giáo Hội qua các thời kỳ đã qua và hiện nay. Tưởng cũng nên hiểu thêm về một phiên hợp đặc biệt và khẩn cấp do Đức Giáo Chủ triệu tập, mục đích để Ngài phân tích diễn biến tình hình thời sự của đất nước, liên quan đến sự mất còn của các Tôn Giáo, và các lực lượng quốc gia bài ngoại, bởi chủ nghĩa Cộng Sản đang giấu mặt, núp dưới chiêu bài quốc gia để ngấm ngầm sử dụng mọi thủ đoạn gian manh, thâm độc vừa phát huy thanh thế và vừa tìm đủ mọi cách triệt hạ Tôn Giáo và các tổ chức, Đảng Phái quốc gia yêu nước. Về mặt nổi thì chủ trương, chính sách của Chánh quyền Thực dân Pháp cũng không nằm ngoài mục tiêu và mục đích tương tự. Đó là hai đối thủ, hai gọng kềm cực kỳ nguy hiểm luôn chĩa mủi dùi vào hai lực lượng đối kháng (Tôn Giáo và các Chính Đảng yêu nước) nếu không khéo sẽ bị diệt vong dưới bàn tay đầy sắt máu của bọn chúng. Chính vì thế cho nên công việc gấp rút cần phải làm hiện nay là thành lập ngay một hệ thống tổ chức lấy danh nghĩa là Ban Trị Sự và chọn một người Đại Diện để nắm giữ vai trò điều hành lâm thời cho cơ quan đầu não nầy. Để rồi sau đó sẽ bổ sung nhân sự đầy đủ theo nhu cầu nguyên tắc tổ chức. Thành phần dự hội gồm có 40 đại biểu, đại diện cho các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Phần. Sau khi bàn bạc, thảo luận có 3 nhân vật được cử tọa giới thiệu, đề cử gồm có các ông: Lương Trọng Tường, Lâm Thơ Cưu và Y Sĩ Trần Văn Tâm. Không khí phòng hợp có điều gì hân hoan, phấn khởi hiện rõ trên nét mặt của mỗi người, và tất cả đều im lặng để lắng nghe và chờ đợi Thánh Ý phán quyết của Đức Giáo Chủ. Bấy giờ bằng đôi mắt đầy thần lực của Ngài nhìn lướt qua mọi người như để gởi gấm niềm tin vào một tương lai Đạo Pháp sẽ có một ngày phát hưng rực rỡ, làm cho tất cả mọi người trong phòng hợp đều có cái cảm giác như có luồng điện chạy khắp cơ thể. Rồi với giọng nói trầm ấm và chẫm rãi Ngài đã phân tích từng nhân vật (3 ứng viên) được cử tọa đề cử đại ý như sau: - Nếu xét về trình độ học vấn, thì ông Lương Trọng Tường là người đứng đầu bảng. Tuy nhiên, ông Tường hiện còn đương chức Chỉ huy trưởng của Đệ Tứ Sư đoàn Dân Quân nên không thể kiêm chức bên Ban Trị Sự được; - ông Lâm Thơ Cưu, dù có trình độ học lực và có công lớn với Ngài và đoàn thể, song vì ông là người có mối thân quen mật thiết với Chánh quyền Nhật, cho nên Ngài báo cho mọi người biết là nước Nhật sẽ bị bại trận và Pháp sẽ trở lại nắm quyền cai trị ở Đông dương. Vậy nếu để ông Chủ Cưu nắm giữ chức năng trọng yếu nầy sẽ là cái gay trong mắt của Pháp; và: - Ông Y Sĩ Trần Văn Tâm, chính thống là người của Pháp đào tạo. Hiện ông ấy đang phục vụ trong bộ máy hành chánh sự nghiệp, với chức năng Y Sĩ Trưởng của một trong những bệnh viện lớn ở Sài Gòn, chuyên khoa điều trị bệnh tâm thần. Lẽ cố nhiên là có lương cao, bổng hậu của Mẫu Quốc Pháp đài thọ theo chính ngạch biên chế. Do đó, dù hôm nay ông có quy ngưỡng theo Đạo chăng nữa thì đó cũng thuộc quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, luật pháp không cho quyền ngăn cản và can thiệp. Nhưng xét về bản chất, tình cảm và trách nhiệm thì ông Tâm vẫn còn chịu lệ thuộc và ảnh hưởng gắn chặt với chánh quyền chưa thể tách rời, ngoại trừ trường hợp ông bị kỹ luật hoặc ông xin về hưu sớm. Do các yếu tố thuận lợi vừa nêu, nên Đức Giáo Chủ đã chính thức chỉ định ông Trần Văn Tâm đảm nhiệm chức vụ nầy để điều hành bộ máy hoạt động của Ban Trị Sự, đồng thời làm lá chắn để trùm che cho đoàn thể Tôn Giáo trong giai đoạn đầy cam go thử thách nầy. Một tràng pháo tay phấn khởi và tán đồng qua Thánh Ý phân tích và quyết định anh minh của Đức Giáo Chủ. Nhờ cơ duyên nầy, nên sau đó Đức Giáo Chủ đã bảo bà vợ của ông Tâm liên hệ với cơ quan Xuất bản Pháp được in ấn quyển Sấm Giảng và Thi Văn Giáo Lý đầu tiên được kết tập từ năm 1939 đến thời điểm 1945, để phổ biến rộng rãi cả trong nội bộ và Ngoại giới. Thật là một thành tích đáng lưu vào Sử Vàng của Đạo. Bởi trước đây công tác nầy chỉ thực hiện bằng hình thức thủ công, nghĩa là sau khi Đức Giáo Chủ viết xong rồi có người chép lại từng bản để phân phát cho mọi người, đúng là một kỳ công, nói lên tinh thần thiết tha mộ đạo chân thành của bá tánh thập phương. Tất cả sự kiện trên đây đều do 2 ông Trần Kim Thiện, Trưởng Nam của ông Y Sĩ Trần Văn Tâm, và ông Võ Văn Bổn, con trai cả của ông Võ Văn Hườn (Tám Hườn) cựu Hội Trưởng BTS Giáo Hội PGHH xã Nhơn Nghĩa (nằm trên địa bàn của xã Bình Long) quận Châu Phú – Châu Đốc, thuật lại. Riêng trường hợp của ông Trần Kim Thiện, vào năm 2016 ông từ nước Pháp về Việt Nam để thăm lại bà con tộc họ và viếng mộ ông bà, cha mẹ ở Sài Gòn. Đến lúc ông lên đường về Pháp thì có người bạn của ông là ông Tô Văn Bé (con của ông Tô Bá Hộ) đến tiễn chân ông ra tận phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng có một điều lấy làm tiếc là đến lúc gần lên máy bay ông ta mới tiết lộ cho ông Bé biết là trước đây Đức Thầy có tặng riêng cho cha của ông 10 bài Thi rất đặc biệt, hiện ông ta còn đang lưu giữ. Nghe qua điều nầy, ông Bé rất vui mừng như sắp được món quà vô giá, nên ông ngõ ý xin ông Thiện cho mượn đặng chép lại hoặc photo ngay để xem và làm vật kỹ niệm. Thế nên ông Thiện đã từ chối hẳn với lý do “Vật Gia Bảo không thể phổ biến”!. Ông Tô Văn Bé hiện nay đã sang qua Uc Chau để nghiên cứu về Phật học và lo tu tâm dưỡng tánh theo hạnh xuất gia. Đến đây, chính quyền Thực Dân Pháp đã phải rút thêm bài học kinh nghiệm vô cùng chua chát bởi họ không thể lường đo, tính toán được những diễn biến của thực tế hoàn toàn ngược lại với dự tưởng của họ. Nghĩa là họ không thể nào ngờ được ông y sĩ Tâm,kể cả người gác cổng Bệnh Viện (gardian) cũng đều quy phục và hết lòng tín phụng theo sự chỉ giáo của Đức Giáo Chủ. Như vậy bài toán thực nghiệm của họ đã qua 3 lần thất bại một cách não nề cay đắng! Vấn đề đã làm bàng hoàng, nhức nhói cho bộ phận tham mưu kế hoạch đề ra giải pháp, phương hướng... Thực hiện cho cả bộ máy cầm quyền của Pháp. Cái tai hại lớn lao về tầm nhìn, nếp nghĩ của họ là chỉ dừng lại theo phạm trù duy lý và duy ý chí, tức họ luôn luôn dựa vào quyền lực chủ quan nên không thể đoán định và đánh giá được những trạng thái siêu hình nằm ngoài các sự vật hiện hữu của Tôn Giáo. Vì bọn họ cứ đinh ninh rằng dùng biện pháp cưỡng chế như vậy chắc chắn sẽ vô hiệu hóa hay ít nhất cũng sẽ làm chùn bước tinh thần tín ngưỡng của quần chúng.Và sự mở rộng ảnh hưởng của Đức Giáo Chủ. Nhưng bọn chúng đã lầm tưởng vì Trời cao có mắt. Mọi mưu tính gian ác của con người đều không khỏi vượt qua định luật công bằng và nhân quả của cơ Trời định đoạt. Ví như Khổng Minh Gia Cát đã dụ được cha con Tư mã Ý vào Thượng Phương Cốc để hỏa thiêu như vào lò “bát quái” chứ có còn con đường nào khác để thoát thân! Thế nhưng, bổng nhiên có đám mây to đổ ập xuống dập tắt ngọn lửa kinh hồn bạt vía giúp cho cha con và quân sĩ của Tư Mã Ý thoát nạn một cách an toàn. Khổng Minh ngồi trên núi nhìn xuống, chỉ còn biết ngữa mặt nhìn Trời và thốt lời than thở với ý nghĩa mệnh Trời bất khả cưỡng:” Nhơn nguyện như thử như thử, Thiên lý vị nhiên vị nhiên”!!! Hiện tình nầy chính quyền Pháp phải một phen nữa lúng túng và bối rối trước những biện pháp đưa ra đều bị bẽ gãy khi áp dụng vào thực tiễn, mà hiện tại thì vẫn chưa có phương án nào khả thi đạt kết quả hữu hiệu hơn, cho nên rốt lại thì họ cũng lập lại vết xe cũ, nghĩa là họ chuyển Ngài xuống Bạc Liêu, một địa bàn xa tít gần như tận cùng của miền Tây Nam của đất nước. Mục đích của họ cũng không ngoài vấn đề cô lập để làm gián đoạn các mối quan hệ vốn có ở những nơi quen thuộc. Đặc biệt ở xứ sở Bạc Liêu nầy nó có những trở ngại khó khăn nhất định so với các nơi khác,có 2 lý do để giải thích: - Thứ nhất: Vì ngôn ngữ bất đồng và phong tục tập quán cũng không giống như người Thuần Việt, bởi ở thời điểm nầy đa số cư dân ở đây là người Cao Miên (Khmer Krom) và người Minh Hương (người Triều Châu, Trung Quốc) đến như ca dao có câu: “ Con sông nước chảy lờ đờ, Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu” - Thứ hai: Trong 2 sắc dân nầy họ vốn đã có truyền thống tín ngưỡng lâu đời của 2 Tôn Giáo, tức Phật giáo và Nho giáo. – Phái Nam Tông hay Phật giáo Tiểu Thừa thuộc ảnh hưởng của người Campuchia, và Nho giáo hay đạo Khổng là tín ngưỡng của người Minh Hương. Như vậy ở đây sẽ không có môi trường thuận lợi cho các Tôn Giáo khác chen chân! Ngoài ra, dụng ý của Pháp còn xem đây như là một phép thử cuối cùng để lượng giá và đúc kết hiệu quả của một kế sách để từ đó họ sẽ sử dụng một đối sách tối hậu táo bạo hơn. Tất nhiên đó là quyền hành tự do sanh sát của một đế quốc thống trị,đang xâu tóm quyền lực trong tay nên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng họ đã quên rằng, cái huyền năng vô hình và những huyền bí siêu nhiên của các Đấng phi phàm cứu thế sẽ vô hiệu và vượt qua tất cả những ràng buộc và mưu ma chước quỷ của nhân thế, mà bài học nhan nhản trước mắt họ là đã qua 3 lần thất bại là một ví dụ điển hình. Và cho dù lần nầy hay tiếp diễn thêm nhiều lần khác chăng nữa nếu các Bậc siêu phàm vẫn thấy thời cơ chưa đến lúc phải dừng lại trong sứ mạng cứu đời của các Ngài, thì mọi hình thức câu lưu trói buộc hoặc hãm hại các Ngài đều phải tan biến như bong bóng bọt mà thôi! Và, giờ đây bọn họ lại quên một sự kiện cách nay hơn một năm, vào khoảng tháng sáu năm Canh Thìn - 1940, lúc còn đang ở tại nhà ông Hương Bộ Thạnh, Đức Giáo Chủ có làm Đơn xin đến Chánh quyền cho Ngài được xuống tỉnh Bạc Liêu để trú ngụ tại nhà ông của ông Hội Đồng Ngô Quang Điều nhưng không được chấp thuận. Đức Giáo Chủ có làm mấy bài Thi để diễn tả trường hợp nầy: “… Giấy phép xin về tỉnh Bạc Liêu, Ngụ nơi gia trạch Hội Đồng Điều. Lòng trông chánh phủ cho hay chẳng, Khó dễ làm gì, việc bấy nhiêu?...” Như vậy có phải là vì họ bị động về biện pháp chăng?, hoặc vì họ quá chủ quan, ỷ lại vào khả năng quản lý và quyền lực khống chế của chánh quyền sở tại? Bằng chứng là khi đưa Đức Giáo Chủ đến đây thì có viên xếp công an tỉnh đã trực tiếp chỉ định cho Ngài chỉ được tạm trú ngụ tại tư thất của ông Võ Văn Giỏi, là (Ký Lục của Soái Phủ Nam Kỳ), và kèm theo lịnh cấm nghiêm ngặt, không được tiếp xúc giao dịch với bên ngoài, nhất là truyền bá giáo lý. Coi như là hình thức quản thúc tại gia. Nhưng đó chỉ là mưu sách tính toán của họ mà thôi. Họ đâu biết rằng đức tin của con người là sức mạnh vạn năng, không có bất cứ mãnh lực nào có thể cản ngăn hay bóp chết nó được. Cho nên chỉ có 2 ngày sau, khi được tin Đức Giáo Chủ bị chuyển từ Sài Gòn đến Bạc Liêu thì người ta đã chứng kiến cái quan cảnh rộn rịp của từng tốp người từ các nơi kéo đến để kính viếng Đức Ngài như đi trẩy hội. Đến mức Đức Giáo Chủ còn phải ngõ lời khuyên:” Bổn đạo không nên đến thăm Thầy đông đảo thế nầy vì có lịnh cấm và cơ quan mật vụ đang theo dõi và gây khó khăn cho Thầy. Vậy nên Bổn đạo thay vì đến thăm Thầy ở đây mà hãy đến viếng Mộ Bà ở Cái Nai (*) coi như thăm Thầy vậy”! Nhưng rồi tốp nầy vừa giãn ra thì các tốp khác lại đến, cứ thế mà tiếp diễn như sóng lượn.(*- đề cập ngôi Mộ Bà ở Cái Nai là Đức Giáo Chủ muốn gợi ý và nhắc khéo cho Bổn đạo biết đó là Ngôi Mộ của Phật Mẫu, là Thân Mẫu của Đức Phật Thầy Tây An (Tiền thân của Ngài) chớ đừng lầm tưởng đó là Mộ của bà Ngọc Hân công chúa theo tin đồn hoặc do một vài tác phẩm hư cấu một cách hoang tưởng vô căn cứ. Sự kiện nầy đã được Đức Giáo Chủ nói rõ cho ông Lâm Thơ Cưu và số đông tín đồ ở Bạc Liêu đều nghe và thuật lại). Thật ra, không ai có thể nghĩ được rằng xứ sở Bạc Liêu là một địa bàn phức tạp hầu như không có chỗ dành cho các Tôn Giáo khác bám trụ, bởi các lý do đã được giải thích trên đây. Cộng thêm biện pháp cấm đoán và kiểm soát gắt gao của chánh quyền. Nhưng khi Đức Giáo Chủ bị cưỡng chế đến đây như một hấp lực diệu kỳ đã thu hút hằng triệu tín đồ quy phục theo về với Đạo. Và cũng chính nơi đây Ngài đã thu nhận số tín đồ thuộc tầng lớp thị dân trí thức, như các ông Võ Văn Giỏi (Ký Giỏi), Trần Văn Nhựt (Dật Sĩ ), Huỳnh Văn Nhiệm (Tú Tài Nhiệm), Chung Bá Khánh (một điền chủ có du học ở Pháp về) và ông Hội Đồng Ngô Quang Điều .v.v... Sự thành công, đắc thế của Đức Giáo Chủ càng làm đau đầu nhức nhói cho chính quyền đương cuộc Pháp. Lại thêm một thực tế phũ phàng, cay đắng nữa, đó là trường hợp của ông ký Giỏi. Họ luôn thắc mắc vì sao và động cơ nào đã thúc đẩy ông Ký Giỏi đương kim là một viên chức tầm cỡ trong bộ máy cầm quyền, được đào tạo chính quy ở Học Viện Hành Chánh Đông Dương; có lương cao bổng hậu và có cuộc sống sung túc theo quan niệm thực dụng và duy lý của phương Tây, mà nay lại trở thành một tín đồ rất mực trung kiên và là một trợ thủ đắc lực của Đức Giáo Chủ trong công tác phát huy nền Đạo, trong khi chính quyền đã và đang dồn nỗ lực để ngăn chận và triệt tiêu?! Đó mới thấy oai đức thiêng liêng của một vị Hoạt Phật ra đời để tế độ chúng sanh và sự mầu nhiệm của Phật Giáo!. Rồi đến, một biến cố ngày 9/9/1945, xảy ra do Trần Văn Giàu một tên gian hùng, sắt máu của Đệ Tam Quốc Tế cộng sản khoát áo quốc gia, đã dùng uy thế của Tổng Bộ Việt Minh (một bộ phận ngoại vi của Cộng sản Việt Nam thuộc chi bộ Cộng Sản quốc Tế) và được sự trợ lực của Thực Dân Pháp, đem lực lượng công an võ trang (gọi là Quốc Gia Tự Vệ Cuộc) đến bao vây Trụ Sở PGHH tại số 8, đường Sonier, nằm bên cạnh góc đường Miche Sài Gòn.Mục đích của bọn họ là mưu sát Đức Huỳnh Giáo Chủ theo mật lịnh của Hồ Chí Minh, nằm trong chủ trương, kế hoạch triệt tiêu các lãnh tụ và các nhà chí sĩ đối lập yêu nước mà họ đã từng làm như Phan Bội Châu, vợ chồng Bác Sĩ Hồ Vĩnh Ký – Nguyễn Thị Sương, Tạ Thu Thâu.v.v... Riêng Tạ Thu Thâu là Thầy dạy của Trần Văn Giàu. Rồi đến Lý Đông A, Trương Tử Anh, Hồ Văn Ngà (bạn chí thân của Trần Văn Giàu)… Tất cả đều bị giết dưới bàn tay sát thủ của Đảng Cộng Sản, mà hầu hết các nhân vật tên tuổi hoạt động ở miền Nam đều bị hạ sát bởi tên khát máu Trần Văn Giàu! Trường hợp nầy, trước khi thực hiện ý đồ, Trần Văn Giàu đã có gặp và nói chuyện trực tiếp với Đức Giáo Chủ qua đường dây điện thoại. Khi đã năm chắc Ngài có mặt tại văn phòng, ông ta liền ra lịnh cho toán lính đã bố trí sẵn ập đến vây chặt Trụ Sở, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của toán lính võ trang bảo vệ văn phòng, nên bọn họ chỉ ó ré, hâm hở ở vòng ngoài, chẳng có tên nào dám nổ súng hoặc xâm nhập vào bên trong cả. Lúc nầy Đức Giáo Chủ đang đứng ở trên lầu nhìn xuống, Ngài bảo anh lính cận vệ đứng bên cạnh Ngài, đi xuống bảo tất cả không được chống trả và hãy mở cửa cho họ vào. Thế là toán lính Quốc Gia Tự Vệ Cuộc mặc sức ùa vào tự do lục soát khắp nơi mà vẫn không tìm thấy Đức Giáo Chủ ở đâu?. Họ nào có biết Đức Giáo Chủ đã hóa thân bằng hình thái khác thì làm thế nào họ tìm cho được. Cuối cùng họ đành phải rút quân ra về và bắt theo một số người đưa lên xe và chở đi. Trong khi đó những người còn lại đều đồng loạt chạy lên lầu để xem Đức Giáo Chủ ở đâu, thì cũng đúng lúc Ngài cũng từ trên lầu khoan thai bước xuống làm cho tất cả đều thở phào và reo vui mừng rỡ. Có một số tín đồ không khỏi thắc mắc và bực tức khi thái độ ngang tàng, hống hách của đám công an võ trang của Trần văn Giàu, nên họ đến bộc bạch với ngài rằng: đứng trước tình huống hiểm nguy mất, còn như vậy mà Ngài không cho các anh em bảo vệ chống chống trả lại, mà còn ra lịnh mở cửa cho bọn chúng vào một cách ngang nhiên như chỗ không người?! Đức Giáo Chủ ôn tồn phân giải cho mọi người nghe đại để là nếu chúng ta hơn thua với họ, chẳng những là làm tổn thương đến tinh thần đoàn kết quốc gia mà còn làm lợi cho kẻ thù xâm lược. Vấn đề nầy đã được Đức Giáo Chủ hằng tỏ rõ lập trường vì dân, vì nước cho nên Ngài luôn luôn kêu gọi toàn dân và các chiến sĩ ở tuyến đầu hãy đặt tinh thần đoàn kết dân tộc và quyền lợi đất nước lên trên hết. Và cần gát bỏ mối hiềm riêng để dốc tâm lo đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ giang san bờ cõi. Đó là mục đích và mục tiêu tối thượng cần phải đạt tới. Điển hình như chính bản thân Ngài dù đã thoát qua một biến cố phũ phàng, cay đắng và nguy hiểm, song Ngài vẫn không lấy đó làm thù hận, mà Ngài xem đó như là một điều đáng tiếc cho đại cuộc quốc gia. Đồng thời Ngài đã chứng tỏ lòng từ bi bác ái của một Đấng Giáo Chủ phi phàm. Ta hãy nghe lời thiết tha kêu gọi Đoàn Thanh niên ái quốc và toàn dân qua nội dung bài Hồi Chuông Cảnh Tỉnh sau đây: Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn chiến sĩ, Mở lòng ra thương nghĩ sanh linh. Đồng bào ai nỡ dứt tình, Mà đem chém giết để mình an vui. Dù lúc trước nếm mùi cay đắng, Kẻ độc tài đem tặng cho ta. Sau nầy tòa án nước nhà, Sẽ đem kẻ ấy mà gia tội hình. Lúc bấy giờ muôn binh xâm lược, Đang đạp vày non nước Việt Nam. Thù riêng muôn vạn cho cam, Cũng nên gát bỏ để làm nghĩa công. Và Ngài đã không ngớt lời nhắc nhở: Khắp Bắc Nam Lạc hồng một giống, Tha thứ nhau để sống cùng nhau. Quý nhau từng giọt máu đào, Để đem máu ấy tưới vào địch quân….” Ngài còn nhấn mạnh để chỉ ra cái tai hại cực kỳ lớn của tình trạng nồi da xáo thịt: “…Đồng bào nỡ giết nhau chi, Bạn duật tương trì lợi lũ ngư ông”. v.v... Về phía Trần Văn Giàu, sau khi tìm bắt Đức Giáo Chủ không được có lẽ ông ta tức tối, đứng ngồi không yên nên ông ta vẫn ra lịnh duy trì các lực lượng ở lại bao vây Trụ Sở, vì ông ta cho rằng Đức Giáo Chủ vẫn còn ẩn lành đâu đó chứ chưa kịp đi đâu xa, mà quả nhiên như vậy. Nghĩa là sau khi sự biến xảy ra thì người nhà của cô Năm Tournier liền lên lầu phía sau nhà bắt Thang cho Đức Giáo Chủ bước qua để tạm ẩn nơi đây. (Vì Trụ Sở BTS PGHH nằm ở số 8, đường Sonier bên cạnh căn nhà số 38, đường Miche của cô Năm Tournier, và trụ sở của Hiến binh Nhật cũng nằm trên con đường nầy). Sáng sớm ngày hôm sau, 10/9/1945, ông Lâm Ngọc Thạch (con của ông Lâm Thơ Cưu), người đã được Đức Giáo Chủ gửi đi du học ở Nhật từ năm 1942, về làm việc ở Trường Mỹ Nghệ, Gia Định. Được tin Đức Giáo Chủ lâm nạn, ông ta liền tức tốc đi xuống Sài Gòn, đến ngay khu vực trụ sở để quan sát tình hình, rồi ông ta đi ngay đến nhà cô Năm Cò ở đường Farinolle, và cũng rất mai là lại gặp cô Năm Tournier cũng có mặt tại đây không ngoài mục đích để tìm phương giải cứu Đức Giáo Chủ thoát khỏi vòng vây của Trần Văn Giàu. Cô Năm Tournier đã báo cho cô Năm Cò và Lâm Ngọc Thạch biết là Đức Giáo Chủ còn đang ở tại nhà cô. Thế là kế hoạch giải cứu đầy kịch tính do Lâm Ngọc Thạch vẽ ra được tiến hành. Tuy nhiên, ông Thạch cho biết còn 2 vấn đề cần giải quyết gấp không được chậm trễ, đó là phải kiếm cho bằng được người tài xế có đủ bản lãnh và tin cẩn, và cần một người trong nội bộ đi lên Biên Hòa để báo cho ông Ngô Văn Ký, tức Phán Ký đương kim là Hội Trưởng BTS PGHH tỉnh Gia Định biết để ông nầy sắp xếp mọi việc an toàn cho Đức Giáo Chủ đi lánh nạn. Đứng trước tình thế nguy cấp như vậy, cô Năm Cò liền bảo người con trai yêu quý nhứt của gia đình (con trai độc đinh) đi theo lái xe cho ông Thạch. Còn việc đi gặp ông Phán Ký thì cô Năm Tournier cũng sẵn sàng đảm trách, nhưng cô nầy không rành nhà ông ấy. Khi mọi việc sắp dặt xong, ông Thạch và cậu con trai của cô Năm Cò vừa tròn 25 tuổi liền phóng xe lên đường thì cũng đúng lúc ông hai Cống đi xe máy từ cầu Ông Lãnh lên, coi như 2 bên gặp nhau trong trường hợp bất ngờ, nếu không muốn nói dường như có sự sắp đặt của Ơn Trên. Ông Thạch liền báo ngay cho ông Hai Cống biết rõ vụ việc và giao trọng trách cho ông nầy đến gặp ông Phán Ký ở Biên Hòa để thực hiện đúng theo kế hoạch. Về phần mình thì ông Thạch phải đích thân đến gặp viên Trung sĩ Hiến binh Nhật là Yori để mượn chiếc xe của Kempetai, anh Trung sĩ nầy đồng ý ngay, nhưng khi trình lên thì Thiếu Ta Hara cho mượn chiếc xe khác cũng có trương cờ Nhật đàng hoàng. Ông Thạch thì mặc nguyên bộ (Complete) y phục của Hiến binh Nhật và mang gươm dài như lực lượng Cảnh Vệ thực thụ của Hoàng Gia vậy. Bấy giờ ông Thạch cho xe chạy thẳng đến nhà của anh lính Hải Quân Nhật nằm liền nhà với cô Năm Tournier để rước Đức Giáo Chủ lên xe chạy đi, trong khi toán lính của Trần Văn Giàu vây chặt và chặn xe lại, tài xế vẫn bấm còi và nhấn ga vọt tới, làm cho toán lính phải vẹt ra vì sợ bị cán. Trên xe còn có 2 người nữ tín đồ có mang theo 1 bộ đồ của đàn bà để Đức Giáo Chủ cải trang, nhưng Ngài không sử dụng mà chỉ mặc nguyên y phục của Ngài. Thế là ông Thạch và những người trên xe đều thở phào với niềm vui như dược bay bổng vì đã vượt qua những giây phút hãi hùng đầy căng thẳng và ngột thở! Lúc nầy chỉ còn là cho xe chạy thẳng đến điểm hẹn. Nơi đây đã có ông Phán Ký ứng trực đón Đức Giáo Chủ và đưa Ngài lên xe ngựa đi thẳng vào chiến khu miền Đông. Coi như một cuộc giải vây đầy gian nan nguy hiểm, nhưng cũng rất tài tình và ngoạn mục đã vượt qua. Đánh dấu một khúc quanh thứ hai, sau sự kiện tháng 10 năm 1942, Toàn quyền Đông Dương Pháp, lưu đày biệt xứ Đức Giáo Chủ ở Ai Lao (nước Lào), lại đưa Ngài vào trang sử Mới trên bước đường cứu dân độ thế và trách nhiệm cao cả đối với non sông Tổ Quốc. Ngài đã gởi gấm tâm sự u uẩn của Ngài qua các vần Thi sau đây để nói lên bầu nhiệt huyết dạt dào thương dân mến nước của Ngài nhưng phải gánh chịu những mưu toan hãm hại của bọn vô thần phản quốc! “ Nước non tan vỡ bởi vì đâu? Riêng một ta mang nặng khối sầu. Lòng những hiến thân mưu độc lập, Nào hay tai họa áp bên lầu. Bên lầu tiếng súng nổ vang tai, Trời đất phụ chi kẻ trí tài. Mưu quốc hóa ra người phản quốc, Ngàn thu mối hận dễ nào phai. Từ ấy lao mình vượt khổn nguy, Băng rừng lội suối giả man di. Ngày mong ải bắc oan nầy giải, Đem sức ra nâng lá quốc kỳ.”.v.v... Trên đây là lời tường thuật của 2 ông Lâm Ngọc Thạch và Nguyễn văn Khoảnh (Sáu Khoảnh ở Gia Định) là người bảo vệ đứng bên cạnh Đức Giáo Chủ ở trên lầu của trụ sở lúc biến cố xảy ra, và được Ngài bảo đi xuống để ban khẩu lịnh của Ngài cho toán lính bảo vệ văn phòng không được chống trả… Nơi đây chúng ta cần điểm lại để ghi nhận công lao, thành tích to lớn, cũng như cái khó và hiểm nguy trong cơn nguy biến của ông Lâm Ngọc Thạch, bởi tự thân đơn độc mà ông đã vạch ra kế hoạch giải cứu an toàn cho Đức Giáo Chủ có thể so sánh như Triệu Tử Long đơn kỵ (một người một ngựa) cứu Chúa trong truyện Tam Quốc Chí của La Quán Trung vậy! Vì lúc nầy các nhân vật lớn của đoàn thể Tôn Giáo đều đã được Đức Giáo Chủ phái đi hoạt động giáo sự khắp nơi trên toàn quốc, mà vụ việc lạ xảy ra quá bất ngờ và chớp nhoáng không kịp trở tay! (Chỉ còn lại 3 nhân vật là ông Lương Trọng Tường và 2 ông Bí Thơ (thơ ký riêng) của Đức Giáo Chủ là ông Huỳnh Hữu Thiện và Cao Bá Hấn, nhưng tất cả đều bị bắt. Giả dụ còn lại thì cũng chẳng giải quyết được gì khi các toán lính của Trần Văn Giàu luôn vây chặt 24/ 24 ở vòng ngoài như Thiên La Địa Võng! (số người bị Trần Văn Giàu bắt đưa đi chỉ mấy ngày sau đều được trả tự do nhờ sự can thiệp của chánh quyền Nhật) Do các yếu tố quan trọng như đã dẫn trên, bút giả xin mở dấu ngoặc ở đây để đưa ra ý kiến đề nghị với cơ quan lãnh đạo Giáo Hội PGHH cả trong lẫn ngoài nước, cũng như các sử gia của Đạo cần đặc biệt quan tâm để cập nhật, bổ sung vào trang sử vàng của Tôn Giáo dành cho các gia đình và cá nhân sau đây đã làm nên một thành tích trọng đại đối với Đức Tôn Sư. Bởi họ đã dám hy sinh dấn thân vào chỗ chết để giải vây cho Đức Thầy thoát khỏi bàn tay sát thủ của tên ma đầu Trần Văn Giàu và Mặt Trận Việt Minh phản quốc: - Trước hết, phải kể đến công lao ngời sáng của gia đình cụ Lâm Thơ Cưu- Một gia đình mẫu mực đã hết lòng trung kiên vì Thầy Tổ và Đạo pháp. Nếu trước đây vào tháng 10 năm 1942 ở Bạc Liêu, khi được tin Đức Thầy phái ông Biện Hùm đến báo cho ông biết về mật lịnh của Toàn quyền Đông Dương Pháp sẽ đưa Ngài sang nước Lào, coi như một biện pháp lưu đày biệt xứ thì, Chính cụ Lâm Thơ Cưu là người đứng mũi chịu sào, đã dùng thân thế và tài trí của mình để cứu nguy cho Đức Thầy thoát nạn. Rồi hôm nay, một biến cố vô cùng nguy hiểm cho số phận của Đức Thầy thì người giải nguy cho Ngài chẳng ai khác hơn là ông Lâm Ngọc Thạch là con trai của cụ Lâm Thơ Cưu. Phải nói rằng một cuộc giải vây thần kỳ và hoàn hảo trong tình huống hiểm nguy có thể dẫn đến cái chết mỏng manh như đường tơ kẻ tóc!; - Ông Ngô Văn Ký (Phán Ký) ở Biên Hòa, đương kim là Hội Trưởng BTS GH PGHH tỉnh Gia Định. Ông là người thực hiện bước 2 của kế hoạch do ông Lâm Ngọc Thạch đề ra. Nghĩa là sau khi ông Lâm Ngọc Thạch đưa Đức Giáo Chủ ra khỏi chỗ nguy hiểm thì trách nhiệm của ông là đón rước và chuẩn bị đầy đủ phương tiện để đưa Ngài vào chiến khu một cách an toàn; - Cô Năm Tournier, là người đàn bà can đảm và kính Thầy trọng Đạo nên đã dám giấu giữ Đức Thầy trong nhà để tránh sự truy sát của bọn lính Trần văn Giàu; - Cô Năm Cò, chỉ có đứa con trai yêu quý duy nhứt cũng thuộc dạn “ cậu ấm, cô chiêu”. Nhưng cũng đã sẵn sàng cho đi lái xe để góp sức cứu nạn Đức Thầy trước nanh vuốt của bọn tay sai khát máu của Trần Văn Giàu. Nếu có gì trắc trở cái chết sẽ đến rất dễ dàng như trở bàn tay! - Đặc biệt là trường hợp của ông Phan Văn Cống (Hai Cống) giữa lúc ông Lâm Ngọc Thạch đang miên man lo nghĩ tìm cho được một người tin cẩn đi lên Biên Hòa gặp ông Phán Ký để lo chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch đón và đưa Đức Thầy vào chiến khu trong tình trạng cấp bách, không thể trì hoãn, chờ đợi. May đâu được gặp ông nầy trên bán lộ, ông chạy chiếc Mô – Bi-Lết từ cầu ông Lãnh đi lên, mục đích của ông là đến trụ sở để thăm viếng Đức Thầy. Coi như” Buồn ngủ gặp được chiếu manh”, nếu không phải có sự sắp đặt của Ơn Trên thì làm gì có sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy!? - Ngoài ra, chúng ta cũng không thể quên công ơn lớn lao của cơ quan Hiến binh Nhật đã nhiệt tình che chở và giúp đở chúng ta trên nhiều phương diện, quan trọng nhất là Đức Thầy đã qua 2 lần lâm nạn nếu không có bàn tay trợ giúp của Nhật thì không thể nào vượt qua được, kể cả số người bị Trần Văn Giàu bắt đi trong đó có 3 nhân vật tên tuổi là cụ Lương Trọng Tường là chỉ huy trưởng Đệ Tứ Sư Đoàn Dân Quân và 2 ông Bí Thơ (thơ ký riêng) của đức Thầy là ông Cao Bá Hấn và ông Huỳnh Hữu Thiện! Đến đây bút giả xin đóng lại dấu ngoặc để bước sang phần kết luận của đề mục nầy. Tóm lại, tuy có phải đối diện với những cơn nguy kịch cực kỳ nguy hiểm đến tính mệnh như đã nêu trên, nhưng Đức Giáo Chủ vẫn luôn luôn thể hiện thái độ bình thãn và tỉnh táo, không tìm thấy ở Ngài có bất cứ trạng thái nào bị coi là bối rối, núng nao hay sợ hãi. Điều rất dễ thấy và dễ nhìn nhận ở Ngài qua hiện tượng của 2 biến cố lớn lao được chứng minh một cách rõ ràng, cụ thể sau đây: - Thứ nhất: Vụ việc xãy ra vào tháng 10 /1942 tại Bạc Liêu. Chính Đức Giáo Chủ đã biết trước ý đồ và mật lịnh khẩn cấp của Toàn quyền Đông Dương Pháp đã xuống quyết định lưu đày biệt xứ Ngài ở Ai Lao bởi bọn chúng coi đây là biện pháp cuối cùng không còn cách nào hơn để chọn. Đứng trước cảnh huống vô cùng gay go, hiểm hóc như vậy nếu là người thế tục ở bất cứ giai tầng nào trong xã hội cũng đều phải cấp bách lo liệu việc cao bay xa chạy, chứ nào mấy ai dám chần chừ, chậm trễ để phải lãnh lấy thảm họa vào thân!? Tuy nhiên, đối với Đức Giáo Chủ thì Ngài rất tự nhiên, bình tỉnh và còn bảo ông Biện Hùm đi tìm ông Lâm Thơ Cưu để bàn tính kế hoạch tháo gỡ. Điểm đặc biệt cần suy nghĩ khi xe của ông Chủ Cưu đến nhà của ông Ký Giỏi ( ngày 12/10/1942) để rước và đưa Đức Giáo Chủ đi được một khoảng đường thì cũng là lúc đoàn xe công an của Pháp đến đây để bắt Ngài đi theo kế hoạch đã định! Và: - Thứ hai: Khi các toán lính của Trần văn Giàu đến vây chặt trụ sở và súng 2 bên đã nổ... Trong khi Đức Giáo Chủ vẫn bình tỉnh đứng trên lầu nhìn xuống và ra lịnh cho ông Sáu khoảnh đi xuống để bảo lực lượng bảo vệ không được chống trả mà phải mở cửa cho họ vào. Rồi qua ngày hôm sau, ông Lâm Ngọc Thạch mượn xe của Hiến binh Nhật đến để rước Ngài ra khỏi vòng vây khép kín của Trần Văn Giàu. Và tuy rằng trên xe có đem sẵn bộ trang phục nữ để Ngài cãi dạng, song Ngài vẫn không sử dụng mà chỉ mặc nguyên y phục của Ngài, và vẫn ngồi tự nhiên như bao nhiêu người khác , mà lẽ ra phải ngồi ở tư thế ẩn mặt để tránh sự nhận diện của hằng chục cặp mắt nghiệp vụ phát hiện. Như vậy có phải chăng Đức Giáo Chủ đã mặc nhiên cho chúng ta biết rằng tất cả đó là do cơ trời sắp định để rồi mọi việc cũng sẽ qua đi chớ chẳng có gì phải băn khoăn, lo nghĩ! Ví như Đức Jesus đã biết trước Ngài phải lãnh lấy cái khổ hình trên cây Thánh giá do bọn ác quỷ sa tăng phá Đạo hãm hại. Chính Ngài đã cầu xin Đức Chúa Trời cho Ngài được thọ lãnh bằng một hình thức khác nhằm tránh đi cái nhục hình đau đớn cho thể xác và gây xúc động cho các con chiên. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn không cho và bắt buộc Chúa Jesus phải nhận cái hình phạt như thế để gánh tội cho nhân loại chúng sanh, mệnh Trời là thế đấy! Thật ra, với các Ngài là những Đấng cứu thế có đủ huyền năng, tự tại vô ngại thì có sá gì những gian lao khổ nạn của xác phàm mà phải bận tâm lo sợ!!! Rút lại, xuyên suốt thời gian 2 năm rưởi trôi qua (từ tháng 4/1940 đến tháng 10/1942) chánh quyền Pháp đã cưỡng bức cư trú Đức Giáo Chủ qua 4 tỉnh khác nhau, song tất cả đều vỡ mộng. Sở dĩ chính sách của Pháp muốn bóp chết Đạo PGHH nói riêng và các Tôn Giáo có truyền thống tín ngưỡng ở bản địa nói chung, xuất phát từ 2 yếu tố chính sau đây: - Thứ nhất: chủ trương của Pháp là muốn dành quyền độc chiếm cho Thiên Chúa Giáo do bọn đưa sang để thực hiện phương châm "Tôn Giáo đi trước, nhà nước theo sau”. Nghĩa là: ý đồ của chúng là muốn nâng tầm Thiên Chúa Giáo lên hàng Quốc Giáo nhằm thâu tóm cả 2 lãnh vực tinh thần (Tôn Giáo) và chính trị (cầm quyền) theo chiến lược lâu dài ở các nước Thuộc địa; và: - Thứ hai: Vì nếu trên bình diện Tôn Giáo còn gieo rắc ảnh hưởng sâu rộng đối với quảng đại quần chúng là còn mối đe dọa vô cùng lớn cho sự an toàn quyền lực cai trị của họ, mà nguy hiểm nhất là thực lực của tôn giáo PGHH. Bởi Tôn Giáo nầy có một vị Giáo Chủ đang hiện hữu là bậc siêu phàm quán chúng. Dù tuổi đời còn quá trẻ, và chỉ mới khai sinh nền Đạo nhưng tôn giáo nầy đã chiếm kỹ lục cả không gian và thời gian phát triển vượt bực, vì đã có bao nhiêu triệu tín đồ tự nguyện quy phục và răm rấp tuân hành theo sự hướng đạo của Ngài. Đó là nguyên nhân tất yếu để bọn họ tìm đủ cách triệt tiêu một đối tượng nguy hiểm cho thế lực cầm quyền của họ thế thôi! Đối với hiện tình kế hoạch thực thi đều bị lũng đoạn và nghịch đảo như vậy nhà cầm quyền Pháp đã phải tập trung nghiên cứu và điều chỉnh phương hướng để thay đổi biện pháp cho thích hợp với tình huống. Vì bọn chúng đã thấy quá rõ việc áp dụng biện pháp rập khuôn sơ cứng theolối mòn đã qua dứt khoát sẽ không thể nào đạt được tiêu điểm tối hậu theo nhu cầu mong muốn, nếu không muốn nói là bị phản tác dụng! Hay nói rõ hơn, nếu cứ mãi duy trì bằng hình thức ấy, chẳng những sẽ không cầm chân, cô lập được Đức Giáo Chủ mà trái lại, mà còn tạo thêm cơ hội tốt nhất định cho Ngài bành trướng ảnh hưởng càng lớn mạnh vào đại chúng. Bởi Ngài đã nói rõ: “… Càng đi càng biết nhiều nơi, càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông…” Chính vì thế cho nên Toàn quyền Đông Dương Pháp xuống mật lịnh cấp thiết phải đưa Ngài sang Ai Lao (nước Lào), giống như trường hợp mà họ đã từng làm đối với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Giáo Chủ Đạo Cao Đài) đã bị bọn chúng đày ra đảo Madagascar ở tận eo biển Châu Phi và Ấn Độ Dương vào năm1940. Chỉ có vậy mới mong cắt đứt được mối liên hệ mật thiết với quần chúng trên địa phận quốc nội. Dù biết rằng nước Lào có cùng biên địa với nước ta, cùng nằm trong Liên Bang Đông Dương (Việt- Miên – Lào). Nhưng ở thời điểm của thập niên 30- 40, đa số người dân nông thôn ở Miền Tây Nam Phần khi nghe đến cái tên của nước nầy, người ta cứ tưởng chừng như ở tận phương trời xa xăm nào đó, chứ có biết đâu là Lân Bang láng giềng. Lý do là do đường xá lưu thông qua lại không có. Ngoại trừ đường sông và một vài con lộ ở mạn Bắc do chính quyền Pháp khai mở, thiết lập nhưng chỉ dành riêng cho bọn chúng sử dụng mà thôi. Do đó, nếu Đức Giáo Chủ bị đưa sang thì mọi sự liên hệ, gặp gỡ coi như hoàn toàn bị cắt đứt! Thế nhưng Đức Giáo Chủ đã biết được ý định nầy. Trong khi mọi người, kẻ cả ông Ký Giỏi cũng đều yên tâm vì chưa phát hiện có dấu hiệu gì đáng khả nghi mà chỉ thấy bầu không khí rất yên ổn và thuận lợi với quang cảnh kẻ tới người lui rất nhộn nhịp phấn khởi. Nhưng bổng dưng Đức Giáo Chủ gọi ông Biện Hùm đến để nói rõ cho ông nầy biết về mật lịnh của Toàn quyền Đông Dương Pháp như vậy nên Ngài bảo ông Biện Hùm hãy đi tìm ngay ông Lâm Thơ Cưu để lo liệu công việc. Ông Biện Hùm liền tức tốc lên Sài Gòn gặp ông Chủ Cưu (vì công việc Đạo sự do Đức Giáo Chủ giao phó nên lúc bấy giờ ông Chủ Cưu thường ứng trực ở Sài Gòn nhiều hơn ở quê nhà Mỹ Hội đông) Và cùng lúc còn có các ông Lương Trọng Tường, Bùi Văn Trung, ông Cả Vi và ông Hội Đồng Ngô Quang Điều cùng nhau bàn định phương cách để giải nguy. Theo ý kiến của ông Lâm Thơ Cưu thì chỉ có cách là phải nhờ uy thế can thiệp của Nhật mới ổn và kết quả mà thôi. Ngoài ra, không còn con đường nào khác. Tất cả đều tán thành sáng kiến nầy của ông Lâm. Ông Lâm Thơ Cưu còn nói thêm rằng, đây là vấn đề hết sức hệ trọng và nhạy cảm, nên ông nói với mọi người nên ở nhà chờ đợi, chỉ để ông và ông Biện Hùm đi gặp và làm việc trực tiếp với Kempeitai, là sĩ quan Chánh Sở Hiến Binh Nhật mà thôi. Vì chỗ thân tình với nhau, nên khi gặp ông Chủ Cưu đến, Viên Cò hiến binh nầy tỏ ra rất vui vẻ và niềm nở qua cái bắt tay đầy thân thiện. Và sau khi nghe hết đầu đuôi vụ việc do ông Chủ Cưu trình bày, viên sĩ quan Nhật liền tuyên bố sẵn sàng trợ giúp trên mọi phương diện có thể. Đoạn rồi ông ta đi mượn giùm chiếc xe và cấp luôn một Tài Xế là Thượng Sĩ Kishi để vừa làm nhiệm vụ lái xe, đồng thời cũng vừa để ứng phó những bất trắc trên đường đi. Thế là xe bắt đầu khởi hành trực chỉ xuống nhà ông Ký Giỏi vào ngày 12 tháng 10 năm 1942 để rước Đức Giáo Chủ về Sài Gòn lánh nạn,thì ngay sau đó cũng là lúc đoàn xe công an mật vụ Pháp đến để bắt Đức Giáo Chủ đưa đi theo như kế hoạch đã định. Những tưởng đã yên chuyện, nào ngờ đến giờ phút chót cũng vẫn còn vướng phải cái tai nạn rắc rối, cũng giống như Thầy trò Tam Tạng còn phải gánh thêm cái nạn 81 trên đường đi thỉnh kinh về trong truyện huyền thoại Tây Du Ký vậy. Cái lỗi là do anh tài xế Nhật, thay vì đi lên hướng Bắc để về Sài Gòn thì anh ta lại chạy theo hướng Nam xuống Cà Mau. Đến khi biết lộn đường phải quày xe trở lại, nhưng xe vừa đến Tắc Vân thì lại bị hỏng, cũng may là nhờ có anh tài xế Nhật đã nhanh nhẹn đến gặp ông Bang Trưởng Triều Châu mượn được chiếc xe để tiếp tục lên đường về Sài Gòn. Trong khi đó thì lực lượng an ninh của Pháp đã bố trí chốt chặn ở ngả ba Trung Lương thuộc tỉnh Mỹ Tho để chận bắt cả người và xe áp giải về về trụ sở mật vụ của Pháp ở Bót Catina (Sài Gòn). Tại đây, cũng nhờ sự phản đối quyết liệt táo bạo của anh tài xế Nhật nên bọn Pháp phải mời Đại Diện của Tòa đại Sứ Nhật đến để giải quyết mọi việc mới được êm xuôi, và viên Đại Diện Nhật liền nắm tay Đức Giáo Chủ ra xe để đưa thẳng Ngài về trụ sở Hiến binh Nhật ở số 168 đường Le jebire Sài Gòn mục đích để bảo vệ an toàn cho Ngài được tự do hành đạo mà không bị chi phối bởi chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Thực ra đây cũng nằm trong sách lược khôn ngoan của chánh phủ Hoàng Gia Nhật được thể hiện qua Vị Đại Sứ Minota ở Việt Nam. Điều dễ cảm nhận là chánh phủ Nhật đã thấy quá rõ thực lực hùng hậu của khối tín đồ PGHH, nhất là Thần Cách và oai Đức siêu phàm của Đức Giáo Chủ, nên họ tìm đủ cách mua chuộc, lấy cảm tình để làm hậu thuẫn cho chính sách Đại đông Nam Á của chúng, bởi nước Việt Nam năm ở vị thế chiến lược, là cửa khẩu đi vào khu vực miền Nam Á Châu .Nhờ thế mà tấn bi kịch trong chính sách kềm tỏa và bóp nghẹt của Pháp đã được hoàn toàn giải tỏa và khép lại, nhường chỗ cho Đức Giáo Chủ bước sang một vận hội mới trong sứ mạng khuếch khai nền Đạo và góp phần vào công cuộc đánh đuổi ngoại xâm để bảo vệ non sông bờ cõi. Thế nhưng, ấy cũng là một thực trạng đau lòng cho đân tộc và đất nước đang lâm vào một khúc quanh lịch sử, một hiểm họa “một cổ hai tròng” bởi hai quyền lực chính trị, hai cường quốc đều là hai kẻ xâm lăng. Dù biết rằng họ đang là kẻ thù của nhau và, có thể họ sẽ sẵn sàng thanh toán nhau vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều trước mắt là họ còn phải nương tựa vào nhau vì tình thế và quyền lợi của mỗi bên. Cho nên, hai bên đã thỏa thuận ký mật ước với nhau để được cộng sinh và cộng hưởng. Nhật muốn lợi dụng Pháp như một bình phông che chắn và hứng chịu mọi sự đề kháng của các phong trào bài ngoại. Và hơn nữa, Nhật cũng muốn duy trì bộ máy hoạt động của Pháp trong giai đoạn giao thời, quá độ nầy, mục đích để làm bàn cho công cuộc thống trị của họ trong mai hậu. Bởi dẫu sao Pháp cũng có một quá trình 80 năm đô hộ ở cái xứ sở nầy, trong khi nước Nhật chỉ mới một sớm một chiều đặt chân lên một đất nước hoàn toàn xa lạ, tất nhiên sẽ không tránh khỏi tình trạng khó khăn, bỡ ngỡ. Và ngoài ra, Nhật cũng cần có sự hòa hoãn như vậy để được rãnh tay lo tiếp tục thực hiện sách lược thôn tính một số nước còn lại ở phía Nam Châu Á. Đối với Pháp thì càng cần hơn về một giải pháp đề huề như vậy để được yên thân và chờ cơ hội. Thế yếu của Pháp hiện giờ là vì ở Chính quốc đã bị Đức Quốc Xã( Hitler) đánh cho tan tành đại bại buộc Thống Chế Petain phải ra tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính vì lẽ ấy cho nên Pháp đành phải chấp nhận tương nhượng trong tư thế bị lép vế hơn Nhật. Đã vậy nhưng Pháp vẫn còn ngoan cố đeo đuổi cái tham vọng điên cuồng, chưa chịu trả nền độc lập tự chủ cho 3 nước bán đảo Đông Dương. Còn Nhật dù ở cái thế thương phong nhưng cũng phải nương tay với Pháp để đôi bên cùng có lợi, hay nói đúng hơn là để nhờ cậy. Tuy nhiên, đã đến lúc Nhật thấy cần phải dứt dây Pháp để chiếm độc quyền hầu lo đối phó với tình hình mới đang có dấu hiệu bất lợi. Thế nên ngày 9/3/1945, cánh quân đội Nhật đã chính thức tuyên bố hủy bỏ hiệp ước để đảo chánh Pháp trên toàn cõi 3 nước Đông Dương. Coi như gần ngót 5 năm, khi đoàn quân viễn chinh Nhật từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tràn xuống Lạng Sơn, tỉnh biên giới cực Bắc của Việt Nam, ngày 22/9 /1940, cho đến giờ phút nầy Nhật mới hoàn toàn chiếm lĩnh quyền thống trị từ tay Pháp. Có 2 lý do được lý giải sau: - Thứ nhứt: Nhật lo ngại rằng khi Pháp nắm được cái thế suy yếu của trục Tam Cường chắc chắn Pháp sẽ hất cẳng Nhật để tiếp tục nắm quyền cai trị cho nên Nhật ra tay trước và: - Thứ hai: Nhật phải tạo cho mình một thế đứng vững vàng, hùng mạnh như vậy để chuẫn bị đổi đầu với phe Đồng Minh. Trong khi đó, đảng csVN đã lợi dụng cơ hội “Đục nước béo cò” do lãnh tụ Hồ Chí Minh đảm trách, với tư cách là thành viên của Đệ Tam Quốc Tế đưới sự chỉ đạo thống lãnh của Liên Xô. Cái lợi thế của họ là luôn được bảo trợ trên nhiều phương diện. Từ tiền bạc vật chất, vũ khí khí tài cho đến đào tạo cán bộ, và điểm quan trọng nhất là được Liên Xô chỉ dẫn, cung cấp các dữ kiện, diễn biến tình hình về sách – chiến lược, tức hướng đi của các siêu cường (Mỹ, Anh, Liên Xô) trong chiến tranh và sau khi kết thuc xuyên qua hai cuộc hội nghị Postdam và Yalta. Phải thấy rằng, đảng CSVN là đứa học trò trung thành và ngoan ngoãn của quan Thầy Liên Xô, là lượn sóng ngầm ngụy trang qua lớp áo Mặt Trận Việt Minh chống Pháp. Thực chất là họ chờ thời cơ dùng bạo lực để cướp chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu Công Sản hóa toàn cầu. Cái khổ và cái khó của các lực lượng quốc gia chân chính lúc nầy là vừa đối đầu với kẻ thù xâm lược mà vừa phải lọc lừa, chống đở với bọn giặc nội chiếm đang khoát áo quốc gia để ngấm ngầm tìm cách triệt tiêu các Đảng phái và Tôn giáo để năm lấy vai trò độc quyền đảng trị, mà đạo PGHH hầu như là nạn nhân số một của cái đảng quái thai của thời đại nầy. Đứng trước bối cảnh nhập nhằng đan xen đầy phứt tạp như vậy đã tạo ra biết bao gian lao, trắc trở cho phía cánh hữu đang ra sức chống đở và tìm điểm tựa để đấu tranh bài Pháp, đồng thời còn phải lo đối phó để thanh lọc thành phần khuynh tả đang dấu hình và mượn tay Pháp để sát phạt và khuynh đảo chính trường. Song vì “lực bất tòng tâm” cho nên mọi cố gắng đều bất thành hay nói cách khác là vẫn ở trong tình trạng bị cô đơn và tự lực! Cái khó cho các lực lượng quốc gia là muốn bám chặt vào Nhật mới có đủ khả năng về tiềm lực quân sự để đánh Pháp. Nhưng rất tiếc là Nhật chưa thật sự sẵn sàng giúp đở trên bình diện chính sách ở cấp quốc gia mà chỉ hỗ trợ theo kiểu đơn lẻ thuộc cảm tình phe nhóm mà thôi. Thậm chí khi Nhật đảo chính Pháp lên nắm chính quyền rồi mà cũng vẫn chưa chịu trao trả độc lập chủ quyền cho Việt Nam, mà Nhật chỉ chấp nhận cho độc lập qua một chính quyền theo thể chế Quân Chủ lập hiến do ông Hoàng Bảo Đại giữ ngôi Quốc Trưởng, và một Nội Các Chính phủ đứng đầu là ông Trần Trọng Kim giữ chức Thủ Tướng. Thực chất của chính phủ nầy như để tượng trưng, làm bù nhìn chứ không có thực quyền, bởi tất cả hoạt động của bộ máy đều phải chịu qua hệ thống giám sát của Toàn quyền Đông dương Nhật. Dưới toàn quyền còn có Thống Sứ điều hành và kiểm soát chặt chẻ guồng máy hành chính quốc gia.Điển hình miền Bắc còn có Thống Tsukamoto và miền Nam thì có Thống Đốc Minota.v.v... Riêng trường hợp của Đức Giáo Chủ dù đang được chính quyền Nhật ưu đãi, bảo trợ nhưng Ngài không lấy đó làm hãnh diện hay tự hào mà Ngài luôn luôn cổ vũ, hun đúc tinh thần, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của giới trẻ và các lực lượng quốc gia yêu nước, hãy nên vận dụng sức mình để giải cứu nước nhà.Không nên thụ động ngồi chờ, quá trông cậy vào người khác, nhất là đặt kỳ vọng vào sự trợ giúp từ nước ngoài mà trước mắt là Nhật Bản. Điều nên hiểu là, bất cứ quốc gia nào trên trái đất nầy khi làm gì họ cũng đều ưu tiên đặt quyền lợi cho nước họ là trên hết cả. Cho nên Đức Giáo Chủ hằng bảo rằng:” cho dù Nhật Bổn (con Rồng) có đánh đổ Pháp (con Cọp) để nắm quyền cai trị thì chắc gì nước Nhật sẽ thật sự trao trả nền độc lập chủ quyền cho đất nước chúng ta!?” Vì thế cho nên Ngài đã hơn một lần khuyến cáo, nhắc nhở: “…Thanh niên nghĩa vụ phi thường, Phận là phải biết yêu thương giống nòi. Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại, Của cọp, rồng trên dãy đất ta. Một may cọp đã lìa nhà, Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng? Vậy anh em hãy chung lưng lại, Dùng sức mình đánh bại kẻ thù. Tỏ ra khí phách trượng phu, Vung Long Tuyền Kiếm tận tru gian thần. Xưa nước đã bao lần khuynh đảo, Được cứu nguy nhờ máu anh hùng. Hy sinh báo quốc tận trung, Đem bầu nhiệt huyết so cùng sắt, gang, Việt Nam là giống Hồng bàng, Muôn đời xa lánh tay nàn diệt vong.” (Trích trong bài Gọi Đoàn Thanh Niên, Đức Giáo Chủ viết tại Sài Gòn năm 1943). Thật quả không sai! Bằng chứng là khi Nhật đảo chánh Pháp lên nắm chính quyền thì họ có thực sự giúp chúng ta có được toại nguyện đâu? Tức là họ cũng chỉ chấp nhận cho chúng ta thành lập chánh phủ coi như có hình thức tượng trưng thôi. Bởi chính phủ mà không có thực quyền vì họ vẫn còn nắm cáng,nào có khác chi thời còn Pháp thuộc, Pháp vẫn còn duy trì chế độ quân quyền để cho ông Bảo Đại vẫn còn tại vị ở ngôi Hoàng Đế cai trị khu vực miền Trung. Như vậy có ứng với câu Sấm mà Đức Giáo Chủ đã có lời báo trước chưa?: Một may cọp đã lìa nhà, Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng? Vì thế nên Ngài đã khẵng định vì tình thế bắt buộc nên Ngài phải tạm mượn uy thế của Nhật nhằm để tránh cái vạ khống chế và áp lực nặng nề của Pháp mà thôi. Ta hãy nghe lời bày tỏ về lập trường quan điểm của Ngài khi được Nhật đưa đến để bảo vệ Ngài: “ Trương Tiên tá Hớn phi thần Hớn, Quan Đế cư Tào bất đế Tào!”. Điểm lại công cuộc hoằng hóa độ sinh, từ ngày mở khai nền đạo đến nay, Đức Giáo Chủ đã phải trãi qua biết bao cuộc thử thách đầy cam go, gian khổ như Ngài đã bày tỏ: “… Muốn lập đạo có câu thành bại, Sự truân chuyên của khách thiền môn. Khắp sáu châu nức tiếng người đồn, Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh…” D -VỀ BA CÁI CHẾT ĐAU THƯƠNG CHO BA NGƯỜI CẬN VỆ…?! Vấn đề cần được minh giải qua 2 trạng thái siêu nhiên (Hình Nhi Thượng) và hiện thực ( Hình Nhi Hạ). Nhưng điều trước hết, xin được xác quyết rằng: Từ Đức Giáo Chủ cho đến ba người cận vệ, không có một ai bị giết chết trong vụ mưu sát nầy! Lý do sẽ được dẫn trình bằng những chứng minh qua các dữ kiện cụ thể sau đây: *- Những Hiện Tượng Được Kiểm Chứng Trước Khi Đức Giáo Chủ Đi Dự Hợp Và Thọ Nạn. - Thứ Nhất: Trường hợp của ông Võ Văn Trường, một trong những cận vệ tin cẩn của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Khi Đức Giáo Chủ quyết định phải về miền Tây để hóa giải những cuộc xung đột đẫm máu đã xảy ra giữa Việt Minh và Hòa Hảo, xuất phát từ sau sự kiện ngày 9/9/1946 do Trần Văn Giàu vây bắt Đức Giáo Chủ tại văn phòng, đường Sohier – Miche Sài Gòn. Mặc dù hầu hết các nhân vật trọng yếu của các lực lượng quân sự cũng như chính trị đều muốn Ngài ở lại miền Đông để cùng với họ lo củng cố và mở rộng trận tuyến kháng Pháp, bởi họ luôn đặt Ngài ở vị thế tối quan trọng, coi như linh hồn không thể thiếu của phong trào. Tuy nhiên, vì nhận thấy sự nhất quyết của Ngài nên không ai dám bàn tán và ngăn cản. Thế là khoảng xế chiều hôm ấy, ngày 5/4/1947 (14 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi) Đức Giáo Chủ đi từ giả mọi người để lên đường. Cuộc hành trình vì sứ mạng cao cả của Đức Giáo Chủ được mô tả hết sức gian nan, nguy hiểm, vì phải trãi qua chặng đường dài hằng trăm cây số, xuyên qua những cánh đồng hoang dã với bao song ngòi chi chít, thuộc địa phận các tỉnh Tây Ninh, Mộc Hóa - Kiến Tường và Đồng Tháp Mười lầy lội… Nhất là quân Pháp đang mở chiến dịch lùng sục, càn quét khắp nơi mà Đức Giáo Chủ là đối tượng số 1 trong tầm ngắm của bọn chúng. Như vậy phải mất 2 ngày đêm mới đến được ngọn kinh Ba Răng để Ngài nghĩ ngơi ở xóm nhà tín đồ sở tại, đồng thời Ngài đặt văn phòng làm việc tại tư gia của ông Bí Thư Ban chấp hành Đảng Dân Xã Thôn Tân Phú. Được biết trong đoàn đi nầy có các ông Nguyễn Văn Tố (Họa đồ Tố), Hương Quản Chiến, Cao Bá Hấn, Lâm Thế Xương (chỉ huy trưởng Đại Đội 2), Lê Phát Khuynh (Tham mưu trưởng Đại Đội 3), Huỳnh Hữu Thiện (thơ ký văn phòng) ông Lê Trường Sanh.v.v. Lúc nầy chi đội 30 của ông Nguyễn Giác Ngộ và lực lượng lưu động số 2 của ông Trần Văn Soái khi về đến đây đã được lệnh của Đức Giáo Chủ chỉ nên đóng quân, lập căn cứ ở xã Phú Thành để phòng vệ từ xa cho công cuộc hòa giải của Ngài, chứ không cần phải bám sát hiện trường. Và mấy hôm sau, Đức Giáo Chủ nhận được thư mời của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên phụ trách miền Nam của Tổng Bộ Việt Minh, Kiêm Thanh Tra chánh trị miền Tây Nam Bộ mời Ngài dự hợp tại chợ Ba Răng vào buổi sang, ngày 15/4/1947 (24 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi), Đức Giáo Chủ đã nhận lời. Bấy giờ Ngài gọi ông Võ Văn Trường đến và bảo:” Thầy sắp đi dự hợp, con không được đi theo mà phải chuẫn bị đi về gia đình ngay để lo làm ăn sinh sống và lo tu hiền, không được tham gia vào bất kỳ tổ chức nào từ quân sự đến chính trị”! Nghe qua lời phán của Đức Giáo Chủ làm cho ông Trường hết sức bàng hoàng, lo lắng và tự nghĩ, bởi ông là một trong những người luôn sát cánh để bảo vệ an toàn cho Đức Giáo Chủ nhưng không hiểu vì sao mà hôm nay Ngài chẳng những không cho đi theo mà còn bảo phải về nhà chỉ lo tu(?!). Bao nhiêu câu hỏi đầy ắp trong đầu mà không tìm ra lời giải. Rốt lại ông cũng đành phải chấp hành Thánh lệnh, thu xếp hành trang lên đường trong tâm trạng buồn lo man mác! - Thứ Hai: Trường hợp của ông Cao Bá Hấn, Thơ ký riêng của Đức Giáo Chủ. Đúng vào ngày hẹn, Đức Giáo Chủ đã chọn và chỉ định 9 người được đi theo Ngài để dự hợp, gồm có các ông Lâm Thế Xương (chỉ huy trưởng Đại Đội 2), Huỳnh Hữu Thiện (Thơ ký văn phòng), bốn ông cận vệ và 3 ông phu trạo (chèo ghe), nếu kể luôn Đức Giáo Chủ thì trên ghe có tất cả là 10 người. Khi đoàn người đi phó hội xuống ghe thì đã thấy có ông Cao Bá Hấn (Cậu Ba Hấn) đã ngồi sẵn ở đây từ bao giờ rồi, mặc dù ông không nằm trong danh sách được chọn, nên Đức Giáo Chủ bảo:” Con không được đi mà phải ở lại! Còn số Kinh sách mà Thầy giao, con hãy tức tốc về trao lại cho Ông Cả (Đức Ông thân sinh Đức Thầy) phân nửa và con hãy về An Hòa Tự để chờ Thầy”. Theo sự ghi nhận của 2 ông Lê Trường Sanh và Hương Quản Chiến thì tâm trạng của ông Cao Bá Hấn lúc ấy đã hiện lên một nét buồn khó tả. Từ dưới ghe bước lên bờ cảm thấy hết sức nặng nề, và khi chiếc ghe của Đức Thầy vừa rời khỏi bến, ông liền bày tỏ tâm sự đại khái với mọi người rằng: Đã trãi qua bao nhiêu năm trường lặn lội theo Thầy, có lúc vào sanh ra tử ông đều có mặt để phụng sự, bảo vệ Thầy coi như một tấc không rời. Thế mà nay đi dự phiên hợp rất gay go, nguy hiểm như vầy mà Thầy lại không cho đi theo để làm bổn phận, cho nên ông chỉ còn tự nghĩ, chắc có lẽ mình còn thiếu duyên, thiếu phúc gì đây nên không được chọn. Song vì Huấn thị của Thầy đâu dám làm trái, nên ông liền chuẫn bị sắp xếp hành lý, và nói lời từ giả anh em đồng đạo chiến hữu, rồi một hình một bong thui thủi đi thẳng về Tổ Đình Hòa Hảo để trao số Kinh sách cho Đức Ông đúng theo lời chỉ giáo của Đức Tôn Sư. Bấy giờ chiếc ghe chở Đức Giáo Chủ và đoàn người đi dự hợp đã cặp bến chợ Ba Răng lúc 7 giờ sáng, ngày 15/4/1947 (25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi), có Trần Văn Nguyên ứng trực tại đây để đón tiếp và đưa Ngài lên trạm nghỉ ở một căn phố thuộc gia đình người Việt gốc Hoa. Nhưng vì thấy có hằng ngàn người mà đa số là tín đồ PGHH, khi nghe Đức Giáo Chủ về đây họ đều tìm đến để được gặp Ngài, nên tất cả đang lóng ngóng chờ. Chính vì vậy mà chỉ có 15 phút sau Đức Giáo Chủ đã phải tranh thủ bước lên diễn đàn với giọng nói hung hồn quả cảm, Ngài thiết tha kêu gọi tinh thần yêu thương đoàn kết và hãy chấm dứt tình trạng xung đột nhau để cùng chung sức, chung lòng lo đánh đuổi kẻ thù xâm lược ngõ hầu giành lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Và Trần Văn Nguyên cũng đứng lên tiếp lời Đức Giáo Chủ để trình nội dung tương tự, để rồi 2 bên lại tiếp tục đi đến những địa điễm khác, trong đó Đức Giáo Chủ và Trần Văn Nguyên có hội kiến để cùng viết bản Hiệu Triệu để phổ biến rộng rãi vào quần chúng. Mục đích để bày tỏ tinh thần và quan điểm hợp nhất giữa hai bên. Qua hôm sau, ngày 16/4/1947 (ngày 25 tháng 2 nhuần Đinh Hợi), Đức Giáo Chủ và Trần Văn Nguyên tiếp tục chương trình đi hòa giải cho đến giữa trưa thì có Bửu Vinh xuất hiện để xin được gặp Đức Giáo Chủ. Trong cuộc gặp chớp nhoáng nầy chỉ để Bửu Vinh trình bày, thưa gởi với Đức Giáo Chủ xuyên qua vụ việc Hòa Hảo đã sát phạt Việt Minh ở Lấp Vò – Sa Đéc vừa qua, và tình hình vẫn còn đang tiếp diễn ở nhiều nơi khác. Do đó, ông ta khẩn thiết yêu cầu Ngài đến dự buổi hợp đặc biệt vào tối nay tại địa điễm đã chuẫn bị sẵn để giải quyết cấp thời tình hình đã và đang sôi bỏng. Và cùng lúc ấy Trần Văn Nguyên cũng mới vừa nhận được bức điện văn của thượng cấp mời Đức Giáo Chủ trở ra miền Đông để dự buổi hợp khẩn cấp gồm nhiều thành phần lãnh đạo các tổ chức quân sự và chính trị tham dự, nhưng Đức Giáo Chủ khước từ vì lý do đã hẹn với Bửu Vinh vào tối nay. - Thứ Ba: Vấn đề của ông Phan Văn Tỷ (Mười Tỷ), là một trong bốn ông cận vệ được đi theo để bảo vệ Đức Giáo Chủ. Dù trời mới vừa chập tối, nhưng Ba Răng hôm nay trời tối đen như mực của một đêm trăng khuyết hạ tuần. Bầu không gian quạnh vắng chìm trong màn đêm u tịch của một vùng mật khu chiến địa. Một không khí im lặng đáng sợ như báo hiệu một nguy cơ chẳng lành cho phái đoàn đi phó hội. Bấy giờ Đức Giáo Chủ đã cho ghe rời bến và đi được một khoảng đường thì bất giác Ngài cất tiếng hỏi: "Giá như đêm nay có biến cố xảy ra thì ai là người biết đường về căn cứ Phú Thành (chỗ đóng quân của 2 ông Trần Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ) ? Mọi người trên ghe đều im lặng, chỉ có ông Mười Tỷ giơ tay trả lời:” Dạ thưa Thầy, con biết”! Đức Giáo Chủ liền tiếp lời:” Ừ, thì cứ nhắm hướng Sao Cày mà đi thôi”. (Chính vì nhờ cái biết nầy nên ông Mười Tỷ mới được bảo toàn mạng sống để chạy về cấp báo cho 2 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ sau sự biến xảy ra…) *- Sự Kiện Tại Nơi Hợp. Thế là đúng 07 giờ tối, Đức Giáo Chủ cũng vừa tới điễm hẹn, chính Bửu Vinh phải thân hành cầm đèn pin xuống tận bến để tiếp đón và đưa Ngài lên một ngôi nhà ngói thoáng rộng, có bộ ghế trường kỹ ở giữa nhà với 2 hàng ghế 2 bên và một chiếc đèn dầu mờ nhạt vừa đủ ánh sáng cho gian phòng làm việc hoặc hội hợp thế thôi. Đức Giáo Chủ ngồi ghế bên phải ở đầu bàn đối diện với Bửu Vinh, và phía ngoài cửa có bốn anh cận vệ đứng 2 bên để canh phòng. Trước khi phiên hợp triển khai thì Đức Giáo Chủ lấy giấy bút ra viết nhanh mấy chữ trao cho ông Thơ ký Huỳnh Hữu Thiện đang đứng sau lưng Ngài, nội dung chỉ để bảo ông Thiện và ông Ngô Trung Hưng (tức ông Lâm Thế Xương), chỉ huy trưởng Đại Đội 2) phải rời ngay khỏi phòng hợp và đi xuống ghe chờ lịnh. Tức thì 2 ông vừa đi xuống tới ghe thì nghe hằng loạt tiếng súng máy nổ vang… các ông nầy mới biết là sự biến đang xảy ra. Tất cả năm người ở dưới ghe đều nóng lòng muốn xông lên để cùng được sống, chết với Thầy. Nhưng ông Thiện và ông Hưng kịp suy nghĩ ra rằng, ý của Đức Thầy đã quyết định không cho mình ở lại dự hợp mà phải xuống ghe chờ lịnh, rõ ràng là Ngài muốn bảo toàn mạng sống cho hai người. Vả lại, cả năm người ở dưới ghe chỉ duy nhất có khẩu súng lục của ông Hưng thì chống trả được gì, trong khi phía đối phương đã có mưu đồ sẵn, nghĩa là họ đã có võ trang toàn là súng trường và súng liên thanh bắn xối xả như mưa thì năm ông nầy có muốn manh động gì thì cũng chỉ có cách liều mạng, đem khối thịt làm bia đỡ đạn một cách oan uổng chứ có cứu nguy, che chở được gì cho Đức Thầy đâu mà toan tính!? Hơn nữa vụ việc xảy ra bất ngờ và chớp nhoáng không kịp trở tay, vì vậy nên không có cách nào khác hơn là buộc lòng lo tìm đường để tẩu thoát mà thôi. Sự việc xảy ra đúng 7 giờ 30 phút, và kết cuộc chỉ có năm người và ông Mười Tỷ được thoát nạn chạy về căn cứ Phú Thành để cấp báo hung tin cho 2 ông Trần Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ, còn Đức Giáo Chủ và ba ông cận vệ đang bị kẹt trong trận đồ nên chưa rõ số phận ra sao. *_ Sự Kiện Sau Biến Cố. Khi nghe tin sét nầy, tất cả mọi người như bấn loạn. Hằng loạt tiếng Tù Và báo động thổi lên nghe vang dội hòa lẫn tiếng gào thét thất thanh và lửa căm hờn bừng lên sôi sục qua những tiếng hô to: “ giết! giết! Hãy quét sạch bọn chúng để trả thù cho Thầy”, làm xôn xao, náo động cả khu vực của vùng quê đêm vắng. Tức thì 2 đội quân võ trang của ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ cùng với lực lượng bán võ trang của Đảng Dân Xã và hầu hết tín đồ PGHH ở đây đều nhứt tề xung phong và ồ ạt kéo đi trong khí thế như cuồng phong bão táp. Thế nhưng, đoàn quân dân vừa kéo đi được một đổi thì bỗng có người phi ngựa (*) đến trước đoàn người cất tiếng gọi: "Ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ đâu, hãy đến đây để nhận Thánh lịnh của Đức Thầy”. Hai ông nầy liền đến nhận bức Thánh lịnh, nội dung nguyên văn như sau: Ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ. Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động. Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chỗ. Sáng ngày tôi cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau. Phải triệt để tuân lệnh. Ngày 16/4/1947, 9 giờ đêm. ( có ký tên). (*) Phụ ghi:- Về câu chuyện Đức Giáo Chủ trao lá thư cho người phi ngựa, tức ông Sáu Lăng để trực tiếp chuyển giao cho 2 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ đã được chính ông nầy lược kể sau đây: Sau biến cố xảy ra, cả làng nầy không ai ngủ được, nhất là người tín đồ PGHH khi nghe biết vụ việc hệ trọng có lien quan đến Đức Thầy của mình, nên họ hết sức quan tâm theo dõi và họ đều nhìn thấy Đức Thầy trong bộ y phục quần trắng, áo dài đen không đội khăn đóng, và Bửu Vinh mặc quân phục màu xanh, áo 3 túi trong đó có còn nhiều người khác nhưng không rõ là ai cũng cùng đi đến một địa điễm ở gần nơi xảy ra vụ việc. Được biết là Bửu Vinh muốn tạo một không gian thích hợp hơn để cho Đức Thầy thực hiện quyết định của Ngài là cần cấp phải viết ngay Lá Thư như một Huấn Lịnh, nhằm mục đích vừa trấn an và vừa ngăn chận không cho 2 ông Trần Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ động binh đi tiếp cứu hay trả thù. Đây là một việc làm chứng tỏ lòng từ bi, bác ái vô biên của một Đấng siêu phàm cứu thế, hầu để tránh được một cuộc xô xát đẫm máu tức khắc sẽ diễn ra trong đêm nay. Điều nầy, Đức Thầy còn đánh đúng vào huyệt đạo mong cầu và tâm lý đầy lo âu, sợ hãi của Bửu Vinh. Nên ông ta đã lộ rõ sự nôn nóng và đốc thúc Đức Thầy cần khẩn cấp thực hiện cho kịp thời, vì nếu chậm trễ thì một hậu quả cực kỳ nguy hiểm cho cả 2 bên. Đức Thầy liền viết xong ngay lá thư và lên tiếng hỏi: "Ở đây có ai là tín đồ PGHH không? ". Lúc nầy tôi cùng với các anh Thôi và anh Mùi đang đứng chung với số người ở ngoài đường để theo dõi sát mọi diễn biến của tình hình, khi nghe Đức Thầy hỏi như vậy, tôi liền trả lời: “Dạ thưa có!” – Ông tên gì?, Đức Thầy hỏi lại. – Dạ con tên là Sáu Lăng. Tôi đáp. – Vậy ông cầm lá thư nầy hỏa tốc đến căn cứ Phú Thành để trao tận tay cho 2 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ. Và ngay từ bây giờ, nếu có ai hỏi ông tên gì, thì hãy trả lời là tên Phước nghe chưa!” – Con xin dâng lời dặn bảo của Đức Thầy! Bấy giờ người ta cùng không ngờ được rằng, Bửu Vinh đã tìm đâu được 1 con ngựa chực sẵn để giao cho tôi đi kịp lúc. Khi tôi đã làm xong nhiệm vụ và cấp thời quay trở về để báo lại với Đức Thầy. Ngài tỏ vẻ rất hài lòng và Đức Thầy không quên bảo tôi và các đồng đạo hiện diện hãy yên tâm về lo tu hiền để Thầy đi làm sứ mạng thiêng liêng cho non sông tổ quốc và muôn loại chúng sinh. Rồi Đức Thầy giơ tay lên chào tạm biệt mọi người để cùng đi với phái đoàn theo hướng chợ Ba Răng. Và từ giờ phút ấy tôi không còn biết Đức Thầy đi đâu và làm gì, coi như bặt vô âm tín! Nhưng tôi khẵng định là Đức Thầy không bị giết! Bằng chứng hiển nhiên là sau vụ việc xảy ra, Đức Thầy vẫn còn bình thản viết bức thư trước sự hiện diện của Bửu Vinh và mọi người. Chính tôi là người đại diễm phúc được Đức Thầy giao nhiệm vụ mang bức thư ấy đi báo tin cho đến lúc quay về để báo lại cho Đức Thầy thì vẫn thấy Ngài đang bận rộn làm việc với nhóm Bửu Vinh, chứng tỏ rằng không có gì tổn hại đến Thánh Thể của Ngài cả. Duy có một điều mà tôi ghi nhận được là nhìn thấy chiếc áo dài của Ngài mặc có bị cháy một số lỗ có lẽ do đạn bắn mà thôi. Nhưng sau đó đã được ông Mười Đũ, là chủ nhà của buổi hợp, xác nhận cái thành ghế của chiếc ghế mà Đức Thầy ngồi hợp bị bắn bể nát ra từng mảnh vụn.v.v... –(hết phần phụ ghi) Trở lại sự việc, khi cầm bức Thánh Thư ở trạng thái không mấy bình tĩnh, ông Trần Văn Soái liền đọc trước hằng ngàn người đang nôn nóng chờ đợi. Đọc xong, ông Trần Văn Soái gọi ngay ông luật sư Mai Văn Dậu để xem coi có đúng là thủ bút của Đức Giáo Chủ không, thì ông Dậu đã xác nhận hoàn toàn là đúng. – Bởi vì ông Dậu đã bao năm làm việc gắn bó với Đức Giáo Chủ qua chức vụ Đổng Lý Văn Phòng do Ngài cắt cử, nên ông Dậu đã hiểu rõ từng nét chữ và chữ ký của Ngài. Một quang cảnh thê lương, ảm đạm đã hiện ra sau khi nghe bức Thánh Lịnh, mọi người như chết lặng! Bầu không khí căn thẳng và nặng nề như ngạt thở. Rất nhiều người òa lên khóc nức nỡ vì nỗi thương Thầy, và vì uất hận mối căm thù không được trả, bởi lịnh tối thượng phải tuân hành. Giờ đây,các lực lượng võ trang và bán võ trang đều phải hạ lịnh lui quân, cũng như hầu hết tín đồ tham gia trận địa để báo thù, đành phải thất thểu ra về trong căm hờn uất nghẹn!!! Sau sự kiện nầy, cả hai phía PGHH và Việt Minh (Cộng Sản) đã hoàn toàn cắt đứt chương trình hòa giải bởi đã trở thành hai thái cực không đội trời chung. Và cũng vì dã tâm lật lọng man trá của phía Việt Minh, nên chỉ một tháng sau, ông Trần Văn Soái buộc phải chấp nhận ký kết bản Hiệp Ước Liên Quân với Pháp tại Cần Thơ, ngày 18/5/1947 do Đại Tá Cluzet Tư lệnh miền Tây đại diện. Mục đích để có đủ phương tiện và uy thế để bảo vệ tín đồ, và có khả năng chiến đấu chống lại bè lũ gia nô phản quốc của Đệ Tam quốc tế cộng sản dưới quyền lãnh đạo của Liên Xô. Đây là nhu cầu tất yếu cho một giải pháp tình thế không còn con đường nào khác để chọn. Nhìn chung, trong bối cảnh đất nước hiện đang bị dồn ép vào cái thế chân tường, cho nên không chỉ riêng trường hợp của ông Trần Văn Soái mà đạo Cao Đài đã dẫn đầu trong việc ký kết hợp tác với Pháp vào ngày 8/1/1947 để tìm sinh lộ trước sự khủng bố ác nghiệt của Việt Minh Cộng Sản. Ngay cả các lãnh tụ kế thừa của các chánh đảng như Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Duy Dân Đảng…Thậm chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của cố lãnh tụ Nguyễn Thái Học đã bị Thực dân Pháp đánh dẹp vào năm 1930 ở Yên Bái, nhưng giờ đây cũng phải sống và làm việc trong bộ máy cai trị của Thực dân nhằm để thoát khỏi hiểm họa diệt vong dưới bàn tay đầy sắt máu của cộng sản. Điều thực tế hiển nhiên mà lịch sử phải thừa nhận rằng; đất nước chúng ta hiện đang bị lâm vào cái thế lưỡng đầu thọ địch, tức phải lo đối phó, chống đở với 2 loại kẻ thù xâm lược đó là Thực dân Pháp, thuộc khối tư bản, và chủ nghĩa vô sản Mác Xít dưới quyền lãnh đạo của Liên Xô, mà tình trạng trớ trêu, cay nghiệt đối với các thành phần quốc gia yêu nước hiện nay nếu muốn được tồn tại thì điều bắt buộc là trong hai phải chọn một. Cho nên, đứng trên bình diện lập trường và quan điểm cần phải so sánh chọn lựa thì thà rằng dựa vào Pháp để còn hy vọng có một ngày không xa sẽ giành lại nền độc lập tự chủ cho giang san tổ quốc trước tinh thần đấu tranh đòi hỏi của dân tộc, và trước trào lưu xu thế thay đổi của cục diện thế giới. Điều chứng kiến trước mắt là cuộc chiến tranh thứ hai kết thúc, các cường quốc xâm chiếm lục địa đều đã trao trả chủ quyền cho các nước bị trị, điển hình là Thực dân Pháp đã phải trao trả độc lập cho hằng chục nước ở lục địa đen (Châu Phi). Ngược lại, nếu đồng tình chạy theo xu hướng cộng sản quốc tế, núp dưới bóng Đảng Cộng Sản Đông Dương và còn khoát chiếc áo mặt trận Việt Minh để thực hiện chiến lược không biên giới, có nghĩa là không dừng lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, theo học thuyết Tam Vô chủ nghĩa của Mác Xít, nhằm ngấm ngầm thôn tính 3 nước Đông Dương nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung, theo mưu đồ chiến lược nhuộm đỏ toàn cầu của quan thầy Liêng Bang Xô Viết. Chủ trương của họ là phải tiệt diệt các thành phần duy tâm tín ngưỡng tôn giáo và khuynh hướng bảo vệ lý tưởng quốc gia dân tộc. Chính vì thế mà chấp nhận hợp tác với họ là đồng nghĩa với bán nước, và vĩnh viễn bán cả quốc hồn, quốc túy cho bọn vô thần chủ nghĩa ngoại lai vong bản! Do đó, mong rằng các sử gia và các nhà bình giả cần có cái nhìn khách quan và chính chắn hơn trong giai đoạn phức tạp của đất nước, để trang sử Việt không bị hiểu và đánh giá một cách thiên lệch một chiều, nhất là sự xuyên tạc đầy ác ý của thành phần bất đồng chính kiến. Xin trở lại trường hợp của ông Cao Bá Hấn (Thơ ký riêng của Đức Giáo Chủ) và ông Võ Văn Trường (cận vệ của Ngài): - ÔNG CAO BÁ HẤN, sinh năm: 1922, tại ấp Phước Hòa, xã Thành Triệu, tổng Bảo Ngãi, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thân sinh của ông là cụ Cao Bá Trứ, thuộc phả hệ dòng "Cao Bá” như Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ.v.v... Ông quy y thọ giáo trực tiếp với Đức Huỳnh Giáo Chủ vào năm 1944 tại căn phố lầu số 8, đường Sohier – Sài Gòn. Ông là người văn ôn võ luyện, thông rành 3 sinh ngữ như Pháp – Hoa – Nhật, và võ nghệ thuộc hàng có đẳng cấp, nên ông được Đức Giáo Chủ thu dụng làm Thơ ký riêng cho Ngài. Xuyên suốt mấy năm trường hoạt động từ địa hạt chính trị đến tôn giáo, ông vẫn luôn sát cánh bên Đức Giáo Chủ cho đến khi không được Ngài chọn lựa cho đi dự hợp, nên ông đành phải sắp xếp hành trang đi ngay về xã Hòa Hảo (Tổ Đình) để trao số kinh sách cho Đức Ông theo lời chỉ bảo của Đức Tôn Sư yêu kính. Tâm trạng của ông lúc nầy luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng, ngồi đứng không yên chỉ vì một cuộc hợp mang tính mờ ám, với một đối tượng gian manh nguy hiểm. Bài học đích đáng của ngày 9/9/1945 vẫn còn nóng hổi chưa xóa được, thì nay làm thế nào có thể tin được đối với cái bọn hung thần ác quỷ nầy. Quả đúng không sai! Chỉ 2 ngày sau, ông được tin dồn dập báo về cho Đức Ông là Đức Giáo Chủ đã bị Bửu Vinh ám hại làm cho ông bị choáng váng, đầu óc ông như muốn điên lên. Ông vội vã đi ngay qua Phú Thành đến nỗi không kịp thưa trình và xin lịnh của Đức Ông. Đến đây ông đã trực tiếp gặp ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ mục đích để biết rõ sự tình, đồng thời ông có ý định gia nhập vào 2 lực lượng nầy để xung phong quyết tử báo thù. Nhưng than ôi! Mọi việc đều đã được an bày khi xem qua nội dung bức Thánh Lệnh của Đức Giáo Chủ. Thế là cùng đường hết cách, không còn cửa để thực hiện ý định, đành phải thúc thủ bó tay trong ngọn lửa căm hờn đang rực cháy! Buộc ông phải quay về để báo lại cho Đức Ông về bi kịch đã xảy ra, giữa lúc đã có hằng ngàn người từ các nơi quy tụ về đây để chờ lịnh của Đức Ông bởi họ đang trong tư thế sẵn sang hy sinh chiến đấu một mất một còn để rữa hận. Đoạn rồi sau đó mấy hôm, ông đến thưa trình với Đức Ông, Đức Bà và từ giả mọi người để thực hiện ý nguyện thoát ly, mai danh ẩn tích nơi vùng địa linh của Bảy Núi với quyết tâm tu luyện chờ Thầy. Trên vai chỉ một túi hành trang gọn nhẹ và một hình, một bóng cô đơn, ông ra đi trong niềm đau và nước mắt!!! Để hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp và những giai thoại ly kỳ đầy kịch tính về ông Cao Ba [FONT="]Hấn [/FONT](cậu Ba Hấn) lúc ông đang tu hành ở núi Ông Cấm, tức một cuộc va chạm đối đầu với tên giả danh phản đạo Mười Ngợi, lấy biệt danh là Nguyễn Long Châu để dẫn đến cái chết đau thương cho ông tại ngôi An Hòa Tự (Chùa Thầy) ở Thánh Địa Hòa Hảo, đêm 13 tháng 5 Đinh Dậu, 1957. Người cầm bút sẽ dành riêng ở một bài khác để cống hiến cho quý độc giả. - ÔNG VÕ VĂN TRƯỜNG, sinh năm 1912, làng Phú An, quân Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Nay thuộc xã Phú An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ông là người đã sớm giác ngộ quy vào đạo ngay từ lúc Đức Giáo Chủ hoằng khai Đại Đạo tại xã Hòa Hảo và ông được Ngài chọn làm cận vệ từ năm 1943 vì ông rất giỏi võ nghệ. Ông là một trong những người phản ảnh lại diễn tiến cuộc hành trình của Đức Giáo Chủ từ miền Đông về miền Tây để hòa giải tình hình xung đột giữa Việt Minh và PGHH, kể cả sự kiện ngày 9/9/1945 do Trần Văn Giàu tổ chức để mưu sát Đức Giáo Chủ tại trụ sở đường Sohier – Miche Sài Gòn. Sau khi không được Đức Giáo Chủ chọn cho đi dự hợp, ông rất thất vọng buồn bã và lo lắng nhưng không còn cách nào khác hơn là phải khăn gói về quê để lo làm ăn sinh sốn và lo tu hiền theo lời dặn bảo của Đức Giáo Chủ. Thế nhưng, chỉ mấy ngày sau ông được tin Đức Giáo Chủ Thọ Nạn, lòng ông nóng lên như lửa đốt! Ông muốn gia nhập vào đoàn người đang rầm rộ kéo đi cả trên bộ lẫn dưới thuyền để quyết tâm rữa hận, song vì ông nhớ lời dặn bảo của Đức Thầy nên ông dừng ngay ý định. Sau sự kiện nầy, ông đã tự nguyện gởi thân vào chốn am thiền lo tu luyện cho trọn vẹn đạo nghĩa tớ Thầy. Ông đã vào chuat An Thạnh (An Thạnh Tự tại Mương Chùa), xã Phú An để tu than hành đạo cho đến ngày ông tạ thế vào năm 1967, hưởng dương 55 tuổi. Hiên thân bằng quyến thuộc của ông không còn ai ở đây. Bởi ông đã xa xứ từ thuở nhỏ, nghĩa là phải theo cha mẹ đi tìm phương sinh kế ở vùng Biển Hồ Campuchia. Vả lại ông sống độc thân không lập gia đình sinh con nối giỏi. Nhờ có phúc duyên lớn với Phật pháp nên ông được Thần linh báo mộng cho ông biết là có Phật giáng thế ở làng Hòa Hảo và mách bảo ông cần đến sớm thọ giáo cho kịp lúc. Bấy giờ ông đem hết câu chuyện qua nhiều đêm nằm mơ như vậy trình kể cho cha mẹ và cả gia đình được nghe để rồi ông xin phép được hồi hương để thực hiện ý nguyện vào đạo tu hành. Thế là từ khi ông thọ giáo quy y, ông đã tình nguyện theo chân phụng sự Đức Giáo Chủ và hết lòng trung kiên Vì Thầy, Vì Đạo Pháp đến giờ phút cuối đời Theo lời kể của bà con ở đây thì ông là người hành đạo rất tinh nghiêm, tịnh hạnh nên ông đã chứng ngộ huệ tâm biết trước mọi việc xảy ra trong tương lai. Ví dụ như trường hợp dân làng ở đây đã thống nhất với nhau kẻ công người của để bắt cây cầu tại Mương Chùa cho tiện đường giao thong đi lại. Nhưng chỉ có riêng ông không đồng tình và ông còn khuyên mọi người không nên làm, bởi phí công và mất tiền của bà con đóng góp mà sẽ không sử dụng được bao lâu rồi cũng bị phá bỏ. Chẳng những vậy mà ông còn cho biết thêm là người ta sẽ xây lại ở đây một hệ thống óng cống (đập) chứ không bắt cầu. Ý kiến của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều người. Họ cho rằng ông nói theo cái kiểu “ tướng ứng” hơi sức đâu mà nghe cho mệt. Thế nhưng người ta đâu có ngờ được rằng chỉ chưa đầy 2 tháng sau thì có lịnh của chính quyền đương cuộc Pháp ở quận Tân Châu thong báo sẽ mở rộng, nâng cấp con tỉnh lộ từ Tân Châu xuống đến xã Hòa Hảo. Thế là cây cầu không đạt chuẩn nầy dĩ nhiên phải bị hủy bỏ để thay vào đây một cái đập được thiết kế bằng hệ thống óng cống nhằm mục đích điều tiết nước phục vụ cho hàng ngàn mẫu đất canh tác lúa và hoa mầu. Bấy giờ người ta mới nhận ra lời nói của ông Trường là lời tiên tri không sai một mải. Để tóm kết phần nầy, bằng câu hỏi đặt ra là lý do vì sao giữa 2 ông Cao Bá Hấn và ông Võ Văn Trường đều là người vừa trung kiên vì Thầy, vì Đạo lại vừa nặng mang tinh thần ái quốc, sẵn sàng dấn thân nhập cuộc chống giặc ngoại xâm và bọn vô thần quỷ đỏ để cứu lấy nước nhà đang bị ngửa nghiêng khuynh đảo, ngõ hầu đền đáp đạo lý Tứ Ân mà Đức Giáo Chủ đã xương minh chỉ giáo. Thế nhưng Ngài lại không cho nhập cuộc, bởi lý do Ngài biết ông Trường đã có duyên căn với con đường liễu ngộ đạo quả, cũng như trường hợp của ông Ký Giỏi ở Bạc Liêu cũng thế. Còn ông Cao Bá Hấn thì phải chịu cái căn nghiệp vắn số nên Ngài bảo "Con hãy về An Hòa Tự chờ Thầy”. Đó mới thấy Phật pháp tùy duyên là chỗ ấy. Nghĩa là Đức Giáo Chủ đã biết số phận và căn cơ của mỗi người mà Ngài có những phương pháp phù hợp để hóa độ theo đúng phương châm “ Tùy phong hóa dân sanh phù hạp…” cũng như vị lương y tùy bịnh mà chẫn trị. Và do đó, nếu trên cõi đời nầy không có mẫu số chung nào áp dụng cho tất cả mọi người thì Phật pháp cũng thế! Đến đây xin tóm kết phần cuối của vấn đề Đức Giáo Chủ và ba người cận vệ có bị sát hại (giết chết) trong vụ mưu sát nầy không, sẽ được chứng minh khái quát qua các sự kiện và chứng liệu cụ thể sau đây: 1)- Trước khi đi dự hợp, Đức Giáo Chủ đã sắp xếp và chuẫn bị sẵn sàng về thành phần nhân sự, ai được đi và ai ở lại. Nghĩa là Ngài đã biết trước biến cố phải xảy ra nên Ngài chọn những người được đi phải bảo đảm an toàn tánh mạng cho họ. Cụ thể như trong đoàn người cùng đi theo Ngài từ miền Đông về có cả hằng trăm người gồm có những nhân vật tên tuổi và cả 2 lực lượng võ trang của ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ, ai cũng đều tha thiết muốn được đi nhưng Ngài dứt khoát không cho; 2)- Ngay khi chuẫn bị vào giờ hợp, Đức Giáo Chủ đã viết mấy dòng chữ để bảo ông Huỳnh Hữu Thiện (Thơ ký văn phòng) và ông Ngô Trung Hưng (Chỉ huy trưởng Đại Đội 2) phải rời ngay khỏi phòng hợp đi xuống ghe để chờ lịnh. Điều nầy là một minh chứng hùng hồn rằng Ngài đã biết trước giờ hành động của Bửu Vinh nên Ngài mới ra mật lệnh như vậy để bảo đảm mạng sống cho 2 ông nầy. Và cũng như trường hợp của ông Mười Tỷ Đức Giáo Chủ cũng muốn giả vờ hỏi nếu có biến cố xảy ra thì ai là người biết đường về căn cứ Phú Thành (nơi đóng quân của 2 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ) trên ghe đều im lặng, chỉ có ông Mười Tỷ lên tiếng “Dạ thưa Thầy, con biết”. Chính vì vậy mà ông thoát chết để làm một nhân chứng sống tường thuật lại đầu đuôi của vụ việc xảy ra. Như vậy, xét trên bình diện thực tế thì vụ việc xảy ra như là sự bất ngờ, nhưng thực chất thì Đức Giáo Chủ đều đã biết trước cho nên tất cả đã được Ngài chuẫn bị trong tư thế sẵn sang cho mọi tình huống; 3)-Sau biến cố xảy ra, Đức Giáo Chủ vẫn còn ung dung tiếp tục ngồi thương thảo với Bửu Vinh ở một địa điễm khác nằm ở bên kia song ( Kinh Ba Răng), đồng thời Ngài còn bình thản viết bức thư gởi cho 2 ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ để trực tiếp trao tận tay ông Sáu Lăng đi chuyển thư ( phần nầy xin xem qua lời kể của ông Sáu Lăng như đã dẫn trên)… Và: 4)-Riêng tình trạng của 3 ông cận vệ còn lại thì đã có nhiều giả thuyết đặt ra và có nhiều nguồn tin bàn tán khác nhau. Người thì cho rằng đã bị giết chết, kẻ thì cho rằng hãy còn sống, nhưng tựu trung không ai trưng dẫn được lý do và bằng chứng. Riêng bút giả xin nêu ra các chứng liệu bằng giấy trắng mực đen và bằng các cuộc tham khảo và trực tiếp phỏng vấn với những nhân vật có lien quan đến sự việc để cho đồng đạo và công luận rộng đường xét đoán và đánh giá sự thực hư của vấn đề với các chứng lý sau: -Thứ nhất: Vào đầu năm 1964, khi Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội được hình thành để tái phục hoạt giáo sự sau bao nhiêu năm phải bị đình đốn bởi chế độ kỳ thị Tôn Giáo của nền Đệ I VNCH do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Bấy giờ Ban Trị Sự Trung Ương đã ban hành một thong cáo mang số 10/BTS/TƯ/TC, đề ngày 15/4/1964 gởi đến các cấp giáo hội trên toàn quốc, nội dung mục đích là phải truy tìm cho bằng được tên tuổi, địa chỉ và thân nhân gia đình của 3 ông cận vệ nầy để BTS-TƯ Giáo hội vinh danh và ghi vào sử vàng của đạo. Tuy nhiên, xuyên suốt 4 năm qua 2 nhiệm kỳ Giáo hội (1964- 1966 và 1966 – 1968) vẫn không có sự phản hồi nào từ các cấp Giáo hội, cho đến đồng đạo các nơi đã tình nguyện kiếm tìm cũng vẫn không tìm ra được thân nhân và gia đình, tộc họ của 3 ông! Và: -Thứ hai: Chính người cầm bút đã trực tiếp đến gặp ông Mười Tỷ cho rõ đích xác về 3 ông nầy vì là tình động đội, cùng làm nhiệm vụ bảo vệ Đức Giáo Chủ, tất nhiên họ phải biết nhau hơn ai hết. Cuộc gặp và trao đổi được diễn ra như sau: - Thưa chú, chú có thể cho cháu biết tên họ và quê quán của ba ông vệ sĩ cùng đi với chú để bảo vệ Đức Thầy trong cuộc hợp tại Ba Răng không ? - Tôi cũng không được biết nữa, vì tất cả đều bất ngờ do Đức Thầy chỉ định nên chỉ biết nhau lần đầu khi xuống ghe mà thôi! - Vậy chú có biết chắc rằng ba ông nầy đã bị giết chết không? - Theo tôi nghĩ thì chắc có lẽ là như vậy, vì lúc đó có một toán người của Việt Minh từ ở ngoài đi vào và có 2 người đi thẳng đến chỗ tôi đang đứng. Và chỉ trong tít tắc là một loạt súng máy nổ vang, hai tên nầy liền dung dao găm xông tới đâm tôi, nhưng nhờ tôi lanh mắt và giỏi võ nên mới thoát nạn, và tôi có bắn trả lại một loạt súng tiểu lien (súng Thomson). Chính vì tình huống đột biến phải đối phó với sự sống chết trong gan tấc như vậy coi như mạnh ai nấy lo, thành thữ tôi cũng không dám khẵng định ba ông ấy còn sống hay đã chết! Thế rồi, người cầm bút còn phải đích thân đi gặp các cựu Thiếu Tướng Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán); ông Lê Quang Liêm, cựu Tham mưu trưởng lực lượng Nghĩa quân cách mạng của cựu Thiếu Tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt); ông cựu Đại Tá Trần Kiều (Bùi Văn Mạnh), phụ tá kiêm Tham mưu trưởng lực lượng Nguyễn Trung Trực của cựu Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ, và ông Văn Phú (Nguyễn Văn Chuyên), phụ tá Đặc vụ ngoại giao cho cựu Trung Tướng Trần Văn Soái.v.v. Mục đích để hỏi cho rõ đơn vị nào cắt cử, biệt phái ba ông cận vệ nầy đi theo bảo vệ Đức Thầy trong cuộc dự hợp hòa giải với Bửu Vinh. Nhưng tất cả đều nhận được câu trả lời là không có !!! Như vậy, vấn đề được đặt ra là ba con người nầy xuất phát từ đâu mà ngoài Đức Giáo Chủ ra thì không còn ai được biết cả ??! Coi như một hiện tượng siêu nhiên bao trùm sự huyền bí ngoài tầm suy luận của tất cả mọi người! Rốt lại chỉ còn căn cứ vào các chứng liệu cụ thể đã lược dẫn trên đây làm cơ sở để xét đoán và đánh giá vụ việc mà thôi. Do đó, bút giả xin đưa ra quan điểm theo sự cảm nhận của mình, dựa vào các chứng liệu cụ thể trên đây, đồng thời kết tố tín ngưỡng tâm linh để đi đến kết luận rằng: Ba ông cận vệ nầy không có người nào bị giết chết cả, đây chỉ là hiện tượng thuộc ở dạng Thị Hiện hóa thân để đi theo trợ duyên trợ pháp cho Đức Giáo Chủ trong sứ mạng hoằng pháp độ sinh chứ không phải là nhục thể trần tục như nhiều người thường hiểu. Điều nầy đã được minh chứng bởi một Thầy ba Tớ mà Đức Giáo Chủ đã nhiều lần nói tới: “… Khùng thời ba Tớ một Thầy, Giảng dạy dẫy đầy rõ việc thiên cơ…” Và hơn nữa, hiện tượng nầy còn được chứng minh qua những trường hợp thay hình đỗi dạng của các Ngài trong thời điểm đi dạo lục châu (sáu tỉnh Nam Kỳ) để thức tỉnh bá gia bằng nhiều hình thức, như: “... Đến đây Thầy Tớ hóa mười, Nói nói cười cười bán thuốc sơn đông…” “…Yêu dân lòng nọ chẳng sờn, Thầy hát Tớ đờn dạy cũng khắp nơi…” “… Dạy rồi Thầy Tớ liền đi, Biên Hòa đến đó vậy thì xem qua…” Tóm lại, điều có thể dễ nhận đó là tại sao trong số 9 người đi theo Đức Giáo Chủ khi bị kẹt lại chỉ trúng có ba người mà không phải là con số khác, chẳng hạn 1 người, 2 người hoặc nhiều hơn nữa??? Đó là điều chứng tỏ sự cơ mật nhiệm mầu do Đức Giáo Chủ sắp đặt, ứng như lời xác định của Ngài về “Một Thầy ba Tớ"! Đây rõ ràng Đức Giáo Chủ chỉ mượn biến cố nầy để Thầy trò vắng mặt như Ngài đã từng báo trước: “… Từ nay cách biệt xa ngàn, Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy. Giữa chừng đờn nỡ đứt dây, Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa…” “… Thấy trong bá tánh ngẩn ngơ, Nay Thầy xa Tớ bơ vơ một mình…” “… Rán nghe lời dạy của Thầy, Để chừng đến việc kiếm Thầy khó ra…” Thưa ông bạn Hải Đăng, Trên đây là lời giải đáp theo sở kiến của riêng tôi. Nếu bạn xét thấy còn điều gì thắc mắc cần trao đổi them, tôi sẽ sẵn sang đón bạn trên tinh thần chia sẻ. Thật ra tôi cũng chỉ là người tín đồ thuộc dạng bình thường trong Tôn Giáo PGHH. Trên tôi còn có những bậc trưởng lão cao kiến, nếu có gì vượt qua tầm hiểu biết của mình, tôi sẽ thỉnh ý họ để làm thế nào đáp ứng được những gì mà bạn cần thiết. Kính chúc bạn may mắn và đạt thành ý nguyện! Thân ái chào bạn. Cửu Long, ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Hợi. ( 2019) Bút giả, LAM SƠN