Giai Đoạn Hoạt Động và Khuyến Nông của Đức Thầy

Thảo luận trong 'Tiểu-Sử và Sứ-Mạng của Đức Huỳnh Giáo Chủ' bắt đầu bởi Buile, 17/1/12.

  1. Buile

    Buile Member


    Tổ Chức Hàng Ngũ

    ***
    Thầy vẫn biết tham vọng của quân phiệt Nhựt muốn thực hiện cái mộng làm chủ Ðông Á, Ngài đã biết rỏ thâm tâm của họ, khi chiếm Ðông Dương.. Thay vì tuyên bố cho các phần đất thuộc địa nầy được độc lập, giao trả quyền cai trị lại cho dân bổn xứ, họ chỉ thi hành sách lược "dịch chủ tái nô", nghĩa là họ thay thế địa vị của bọn thực dân cũ để xây dựng chế độ thực dân mới của họ mà thôi.
    Ðức Thầy đã thổ lộ tâm tư trong hai câu đối:

    Trương Tiên tá Hớn phi thần Hớn,
    Quan Thánh cư Tào bất đế Tào.

    Ngài sở dĩ đi với Nhựt là để khỏi bị Pháp mưu hại mà thôi. Ngài sống với Nhựt cũng như Quan Công xưa kia sống với Táo Tháo trong lúc thất thủ để chờ cơ hội thoát ly.
    Phương chi Ngài biết trước thời cơ, thế nào quân Nhựt vận số cũng không chịu nổi cuộc phản công của Ðồng Minh hết năm Dậu (1945) Có lẩn Ngài nói với các tín đồ là:
    “Người Nhựt không ăn hết nửa con gà”.Như vậy Ngài đã biết trước Nhựt chỉ tồn tại hết nửa năm Dậu mà thôi (1945). Do thấu rõ máy huyền cơ nên chi Ngài đã âm thầm lo liệu để kịp kỳ ứng phó với tình thế.

    Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.

    Từ ngày Ðức Thầy ra đời cho đến khi bị đưa đi lưu cư nhiều nơi, không có khoảng thời gian nào rỗi rảnh để cho Ngài sắp xếp nền đạo thành một tổ chức có hệ thống. Mãi cho đến khi được đưa về Sài Gòn, nương náu trong vòng bảo vệ của Hiến Binh Nhựt, nghĩa là từ ngày dời về căn nhà ở đường Lefèvre, Ngài mới rảnh trí để lo sắp xếp nội bộ và tổ chức thành các Ban Trị Sự.
    Mặc dầu gọi là Ban Trị Sự để điều hành công việc Đạo và có danh là tôn giáo là Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng về tổ chức chưa dựa vào điều lệ hay nội qui nào. Ngài chỉ chọn lựa trong hàng tín đồ thuần thành, những người có đạo hạnh và uy tín trong vùng rồi chỉ định làm Hội Trưởng Tỉnh bộ, Quận bộ hay Thôn bộ. Người được chọn sẽ tùy tiện giới thiệu thêm người khác. Thành thử trong Ban Trị Sự chưa có con số chức sắc nhứt định.
    Đó là tình trạng các Hội Trưởng trong Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo lúc Ðức Thầy còn bị ràng trong vòng bảo vệ Hiến Binh Nhựt.
    Do sự tổ chức rời rạc ấy mà trong lúc Ðức Thầy đi kinh lý miền Tây, cuộc tiếp rước không được nhứt trí và xảy ra những điều phiền toái làm cho Ngài khó xử trí khi có nhiều tín đồ giành nhau đón Ngài về nhà mình.
    Ðến khi được công khai hoạt động, nhứt là để chấm dứt tình trạng tổ chức rời rạc, Ngài mới nghĩ đến sự chỉnh đốn lại các Ban Trị Sự và tổ chức thành hệ thống.
    Mặc dầu không có điều lệ, Ðức Thầy cũng đã có ý niệm về hình thức Ban Trị Sự gồm có những chức vụ nào
    . Ðại để một Ban Trị Sự gồm có 1 Hội Trưởng, 1 Phó Hội Trưởng, 1 Thơ ký, 1 Thủ bổn, 1 viên tổ chức, 1 viên liên lạc, 1 viên tuyên truyền, một số kiểm soát và cố vấn.
    Sau khi chỉnh đốn xong cơ cấu các cấp Tỉnh, Ngài mới nghĩ đến sắp xếp cơ quan Trung Ương. Cứ như được biết khoảng tháng 5 năm 1945, Ban Trị Sự Trung Ương được thành hình trong đó Ðức Thầy giữ chức Chánh Hội Trưởng, còn ông Lương Trọng Tường giử chức Chánh Thơ Ký (1). Ngoài ra còn được biết quí ông Trần Văn Tâm, La Văn Thuận và một số khác nữa, lãnh các chức vụ trong Ban Trị Sự Trung Ương.
    *(1) Cứ như được biết Ðức Thầy có cấp cho ông Tường giấy chứng minh thư chức Chánh Thư Ký, nhưng vài hôm sau thì thâu hồi lại..

    Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội.

    Thật ra thì khi Ngài về ở căn nhà đường Lefèvre, Ngài đã dự thảo chương trình thống hợp các tông phái Phật Giáo thành một lực lượng lấy tên là Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội.
    Trong bài Hiệu Triệu của Việt Nam Ðộc Lập Vận động Hội, Ngài đã có lời kêu gọi thống nhứt giới tu hành theo Phật đạo như sau:

    "Các bực Tăng Sư, Thiền đức! Các Cụ có nhớ chăng? Trên lịch sử Việt Nam thời xưa, nhà đại đức Khuôn Việt dầu khoác áo cà sa rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh vác non sông.
    "Từ khi người Pháp qua chiếm đất ta, bề ngoài gọi rằng cho ta tự do tín ngưỡng, nhưng bên trong dùng đủ mọi cách âm thầm chia rẽ và phá hoại cho tín đồ nhà Phật không có sức đoàn kết chấn hưng hầu bài trừ cái lưu lệ dị đoan mê tín.
    "Ðã vậy lại không có cơ quan tuyên truyền thống nhứt, cũng chẳng có trường chung đào luyện Tăng Sư, các cụ nên biết: hễ nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi, nước còn nền đạo được phát khai rực rỡ”.


    Ðể cụ thể hóa sự đoàn kết, Ngài thành lập Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội với tôn chỉ liên hiệp các tông phái đạo Phật, các nhà sư, các nhà trí thức có xu hướng về Phật Giáo, để:
    1.- Tìm cách nâng cao tinh thần đạo Phật.
    2. -Tìm những phương tiện cứu giúp kẻ nguy nàn vì thời cuộc
    hiện tại gây ra.
    3. -Giúp đỡ lẫn nhau trong việc quan, hôn, tang tế.
    4. - Binh vực lẫn nhau trong sự tín ngưỡng tự do.
    Ðể đạt mục đích trên, Hội sẽ tổ chức ba đặc ban:
    a)- Ban nghiên cứu đạo Phật gồm có những nhà sư, những nhà thông thái để hằng ngày tra cứu kinh điển dịch sách hay viết sách nói về đạo Phật.
    b)- Ban huấn luyện và truyền bá gồm có các nhà sư, cư sĩ trí thức hoạt động được hội phái đi các nơi giảng giải đạo Phật cho đại chúng, hoặc giả mở trường dạy đạo Phật.
    c)- Ban chẩn tế gồm có các nhà hảo tâm thiện nam tín nữ hoạt động chuyên lo cứu giúp kẻ nghèo nàn đói khó, tật bịnh, hoặc giả thành lập các nhà dưỡng lão hay nuôi kẻ mồ côi người tàn tật.
    Nếu có thể được, mua trữ thuốc men vải sồ, lúa gạo để dành cho cuộc phước thiện.
    Vẫn tưởng Hội sẽ được các nhà sư hưởng ứng, nhưng trái lại, vì tinh thần "riêng chùa riêng Phật" nên Hội đành chết non.

    Đi khuyến nông.

    Bắt đầu từ năm 1944 trận thế chiến thứ hai trở nên ác liệt do Ðồng Minh phản công thắng lợi ở mặt trận Thái Bình Dương. Việt Nam bị phong tỏa, hàng hóa không nhập cảng được trở nên khan hiếm đắt đỏ, trái lại lúa gạo vì không xuất cảng được nên mất giá rẻ mạt. Trong lúc đồng bào miền Bắc thiếu gạo ăn thì ở Sài Gòn người Nhựt dùng lúa thế cho than chụm các nhà máy điện. Vì giá lúa quá rẻ, nông gia bắt đầu bỏ ruộng hoang, xoay qua làm nghề khác. Tình hình nông nghiệp lâm nguy.
    Ðể cứu vãn tình thế, người Nhựt yêu cầu Ðức Huỳnh Giáo Chủ đi khuyến nông, vì chúng biết Ngài có ảnh hưởng rất lớn vùng châu thổ sông Cửu Long là vùng đất phù sa màu mỡ, vựa lúa của miền Nam, trong lúc bình thường đã sản xuất chẳng những dư sức nuôi miền Trung miền Bắc mà còn thừa thải xuất cảng ra nước ngoài đem lại cho nước nhà một nguồn ngoại tệ rất lớn.
    Ðức Thầy nhận lời đi khuyến nông, trước là khuyến khích nông dân, sau là cũng cố hàng ngũ. Hơn thế nữa, riêng Ngài cũng cảm thấy có nhiệm vụ thiêng liêng đối với dân tộc, nên chi Ngài đứng ra cổ võ đồng bào miền Nam, ngoài việc tăng gia sản xuất còn chung sức, nào tiền, nào gạo chở ra cứu giúp đồng bào ruôt thịt trong cơn nguy nàn..
    Cuộc hành trình mệnh danh là cuộc Khuyến nông, kéo dài trong hai tháng, đi khắp các tỉnh miền Tây Nam Việt, diễn thuyết 107 nơi, số người đến nghe trùng trùng điệp điệp…
    Từ bấy lâu nay số người mộ đạo: đã tự qui y mặc dầu chưa hề gặp Ngài, cũng có người nghe danh cảm mộ mà chưa từng biết mặt, nay nghe tin Ngài về thì vô cùng hân hoan phấn khởi, và đây cũng là dịp cho Ngài thăm viếng an ủi tín đồ bấy lâu nay xa cách. Sự vui mừng của anh em tín đồ trông mong Ngài không còn bút mực nào tả cho hết. Người ta tự dựng lên những cổng chào ở mỗi chặng đường và dài theo lộ đặt bàn hương án tỏ lòng kính mộ.. Trên đường Ngài đi qua, già trẻ nữ nam sắp hàng theo hai bên vệ đường làm thành hàng rào dài, đứng chực chờ cả ngày cả buổi, không quản nắng mưa miễn sao được tận mặt chiêm ngưỡng. Sự diện kiến vị Phật tại thế gây cho mọi người sự xúc cảm trào dâng… Mổi khi Ngài lướt qua hàng lớp người, có những cụ già vui mừng đến rơi lệ dầm dề, nghẹn ngào không nói được thành tiếng.
    Và một khi Ngài đi qua…Anh chị em ùn ùn đạp xe hoặc kéo bộ chạy theo tạo thành một quang cảnh tấp nập gây trở ngại cuộc lưu hành không ít. Thấy thế, Ngài ra lịnh cho ai ở đâu thì nên tiếp rước ở đó, chớ không được đi sang qua thôn làng khác.. Mặc dầu có lịnh cấm nhưng cũng có số người vì quá hâm mộ nên khi hay tin đã khéo léo tìm cách đi đến nơi trước, bằng đường thủy thay hoặc đường bộ.
    Vì số người đến đón quá đông nên cuộc tiếp rước phải tổ chức ở những địa điểm công cộng rộng rãi: Thường là sân vận động, đình, chùa hay những khoản đất trống…
    Ở mỗi địa điểm tập họp, người ta có dựng một diễn đài cao để cho mọi người bốn bề phía nào cũng xem thấy, cho dầu ở thật xa cũng trông thấy hình dáng, gương mặt hay bộ tịch lúc Ngài lên thuyết giảng, Có điều thật lạ lung (mà cho đến nay chưa ai có thể giải thích được) là nhiều buổi thuyết giảng với con số nhiều ngàn người tham dự, khoảng cách bao quanh rất rộng lớn, (không có máy phóng thanh) mà ai ai cũng nghe mồn một từ lời của Ngài… Khi Ngài cất tiếng thì đâu đó đều lặng im, khung cảnh trở nên trang nghiêm phăng phắt dầu xa gần cũng thế..Với giọng nói thanh tao, trong trẻo, hấp dẫn lạ thường, vừa hùng hồn vừa truyền cảm. Ai nghe cũng xúc động, có lúc mủi lòng rơi lệ, lúc thì phấn khởi hân hoan…
    Ngài nói thao thao bất tuyệt, ai ai cũng nhận Ngài có tài hùng biện, nói rất khỏe, nói không vấp váp, nói có mạch lạc, hấp dẫn...
    Có khi Ngài phải đăng đàn 3, 4 điạ điểm cùng ngày, nói ngót hai ba tiếng đồng hồ mà không thấy dáng điệu mệt mỏi, không tiếng khan. Dời chỗ nhiều lần như thế mà không nơi nào diễn giảng giống nơi nào, người nghe với trình độ nào cũng thấy thích thú..
    Ngài ám thông tâm lý nên nói rất phù hạp mọi căn cơ, khi thì với giọng bình dị khi thì văn vẻ cao siêu. Do đó người nghe không thấy chán, mặc dầu đứng lâu 2, 3 tiếng đồng hồ, càng nghe càng thấy cảm phục, say mê.
    Bất cứ đề tài nào, Ngài cũng nói trôi chảy, Ngài thông suốt diển cảnh đồng bào đói khổ, chết chóc ngoài Bắc, hết sức thê thảm, cùng những lời thiết tha kêu gọi nông dân nỗ lực cấy cày, đến những giáo lý cao siêu của nhà Phật, đề tài nào Ngài cũng diễn giảng thao thao bất tuyệt, nhả ngọc phun châu, càng lúc càng thu hút đông người đến nghe, đổ xô như nước lũ…
    Trong thời gian "khuyến nông” có vài việc làm cho Ngài không vui là anh em tín đồ tranh nhau rước Ngài về nhà riêng. Cho được công bằng, khỏi mất lòng người nầy, được lòng người khác, Ngài chỉ chấp nhận đến các nơi cơ sở của Đạo, bằng không thì đến nơi công cộng..


    Lộ trình khuyến nông:

    -Khởi hành tại Sài Gòn ngày mồng 1 tháng 5 năm Ât Dậu, nhằm ngày 10-06-1945, đi thẳng xuống Cần Thơ rồi đến -Cái Răng, -Sóc Trăng, -Bãi Xào.
    -Sau khi thuyết giảng tại Sóc Trăng và Bãi Xào, phái đoàn đến Bạc Liêu ngày mồng 6 tháng 5 năm Ât Dậu tức ngày 15-06-1945. Ðến đây Ngài nghỉ ở nhà ông Võ Văn Giỏi (ký Giỏi).
    -Chiều ngày mồng 7 tháng 5 Ât Dậu, Ngài thuyết giảng tại đình Tân Hưng trong châu thành Bạc Liêu.
    -Ngày mồng 8 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài khuyến nông ở Vĩnh Châu và chiều lại thuyết giảng tại Sóc đồn làng Hưng Hội.
    -Ngày sau tức ngày 9 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài đi thăm Linh Quang Tự của ông Chung Bá Khánh dựng trong đồn điền của ông ở làng Vĩnh Lợi và thuyết pháp rồi nghỉ trưa ở đây. Chiều lại Ngài trở về nhà ông Võ Văn Giỏi ở Bạc Liêu. Trong thời gian ở Bạc Liêu, Ngài có đi -Hòa Bình, -Gia Rai và -Cà Mau.
    -Ngày 12 tháng 5 Ât Dậu nhằm ngày 21-6-1945 phái đoàn từ giã Bạc Liêu đi Rạch Giá, trải qua -Vị Thanh, -Giồng Riềng, và đến -Rạch Giá ngày 16 tháng 5 năm Ât Dậu, ở nhà ông Nguyễn Công Hầu.
    Hôm sau, ngày 17 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài đi -Cái Sắn, -Tân Hội rồi trở về Rạch Giá, nghỉ hai ngày 19 và 20.
    Ngày 21 tháng 5 năm Ât Dậu, Ngài đi -Sóc Xoài và -Ba Hòn bằng ghe máy.
    -Trong thời gian ở Rạch Giá, Ngài diễn giảng tại rạp Hòa Lạc và đến thăm đình thờ Quan ---
    -Thượng đẳng đại Thần Nguyễn Trung Trực và quan Phó Cơ Ðiều tại làng Vĩnh Thanh Vân trong châu thành Rạch Giá.
    Từ giã Rạch Giá, phái đoàn đi Hà Tiên nơi đây đã có sẵn xe của ông Phán Hồ Viết Long và thầy thuốc Ðỗ văn Viễn chực chờ, rước về Châu đốc thì được tin Hà Tiên bị Ðồng Minh dội bom. Ngài vừa ghé nhà ông Phán Long thì chợ Châu đốc có báo động. Ngày ấy Ngài dùng cơm nhà thầy thuốc Viễn và nghỉ đêm ở đó.
    -Sáng hôm sau, Ngài thuyết giảng tại sân vận động, trưa lại Ngài đi Bình Di thuyết giảng tại làng Khánh Bình.
    -Hôm sau Ngài thuyết giảng ở Tịnh Biên rồi bận về có ghé -Xà Tón, -Thới Sơn, -Nhà Bàn. Khi tới núi Sam Ngài có viếng mộ Phật Thầy..
    -Ngày hôm sau Ngài đến thuyết giảng tại chợ Cái Dầu làng Bình Long.
    Bữa sau Ngài qua -Tân Châu, thuyết giảng tại sân vận động, dùng cơm trưa nhà ông quan Hữu Kim, rồi đi -Hồng Ngự, thuyết giảng tại nhà Hương Sư Sộ, Hội Trưởng Ban trị Sự quận Hồng Ngự. Chiều lại Ngài về tới Hòa Hảo ngày 20 tháng 5 năm Ât Dậu, nhằm ngày 5-7-1945.
    Trên đường về Hòa Hảo, Ngài cho ghé ghe máy thăm ông Năm Hiệu. Ngài lên tới nhà thì ông Năm Hiệu đã tắt thở trước 10 phút.
    -Ngài dặn trong gia đình ngày mai (27-5-Ât Dậu) khi Ngài thuyết giảng ở Chợ Vàm về sẽ an táng.
    Đêm về Hòa Hảo anh em tín đồ tụ lại đông đảo đón Ngài, xếp hàng từ trong nhà Ðức Ông ra đến đại lộ, lên đến chợ Cái Tắc (Mỹ Lương), Ðức Thầy phải đi bộ cho anh em thấy mặt qua ánh sáng của chiếc đèn măng sông do một ngưới xách theo.
    -Sáng ngày 27 tháng 5 Ât Dậu, Ngài diễn đài chợ Vàm Láng Phú An, tổ chức tại sân vận động. Buổi trưa Ngài dùng cơm nhà Hương Hào Phỉ.
    Trên đường về, Ngài có ghé đưa linh cửu ông Năm Hiệu ra phần mồ.
    -Chiều ngày hôm đó, Ngài thuyết giảng tại đình Hòa Hảo.
    Trong mấy ngày ở Hòa Hảo, Ngài có làm lễ đem lư hương từ Tổ đình xuống chùa An Hòa Tự, nhằm ngày 30 tháng 5 Ât Dậu.
    -Sáng ngày mồng 1 tháng 6 năm Ât Dậu, Ngài qua Năng Gù nơi đây có xe Ban Trị Sự tỉnh Long Xuyên đón Ngài rước về tỉnh lỵ Long Xuyên, tới đây độ 11giờ trưa.
    -Ngày mồng 2 tháng 6 năm Ât Dậu, Ngài đi Vĩnh Trạch và- Núi Sập.
    -Ngày 3 tháng 6 năm Ât Dậu, Ngài đi thuyết giảng ở Chợ Mới.
    -Ngày 4 tháng 6, Ngài đi Mỹ Lương.
    -Ngày 5 tháng 6, Ngày đi Ðốc Vàng, chiều trở về Mỹ Hội đông. Sáng hôm sau Ngài thuyết giảng tại sân vận động của làng này rồi về Long Xuyên và thuyết giảng tại công sở làng Mỹ Phước (Châu thành Long Xuyên).
    -Ngày hôm sau, Ngài đi Cái Sắn.
    -Hôm sau, Ngài đi Thốt Nốt (thuyết giảng tại sân vận động củ phía nhà cô Bảy Lánh)) và chiều trở về nghỉ tại Long Xuyên đến 11 giờ đêm.. Ngài đi luôn về Cần Thơ để hôm sau thuyết giảng tại sân vận động.
    Bữa sau, Ngài đi Xà No thăm Hương bộ Thạnh rồi thuyết giảng tại Cái Tắc. Liên tiếp Ngài đi –
    -khuyến nông tại Phụng Hiệp và -Cái Răng. Và mấy ngày sau đó, Ngài đi thuyết giảng ở -Trà Mơn, -Ô Môn, -Cờ Ðỏ.
    Sau Cần Thơ, Ngài đi -Sa đéc, -Cao Lãnh, -Vĩnh Long, -Tam Bình, -An Trường, -Trà Vinh, -Càn Long đến -Bến Tre rồi trở về Sài Gòn.
    Mặc dầu, cuộc khuyến nông kéo dài trong 2 tháng nhưng không nơi nào Ngài ở lâu. Ngài chỉ đi thoáng qua cho anh em tín đồ được trông thấy Ngài cho thỏa lòng bấy lâu mong ước. Tuy Ngài đã đi rồi, nhưng anh em vẫn ghi đậm hình dáng của Ngài vào tâm não, nhứt là lời vàng tiếng ngọc của Ngài đã khuyến giáo. Anh em đa số đến thuộc nằm lòng những đoạn trong bài khuyến nông và nòng nả thi hành theo lời của Ngài tha thiết kêu gọi:

    Giờ đây xem lại mùa màng,
    Năm rồi miền Bắc tan hoang còn gì.
    Chỉ có xứ Nam kỳ béo bở,
    Cơ hội nầy bỏ dở sao xong.
    Cả kêu điền chủ, phú nông,
    Ðứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang.
    Muốn cứu khỏi tai nàn của nước,
    No dạ dày là chước đầu tiên:
    Nam kỳ đâu phải sống riêng,
    Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung.

    Hoặc là:
    Kẻ phu tá cũng là trọng trách,
    Cứu giống nòi quét sạch non sông:
    Một phen vác cuốc ra đồng,
    Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai.
    Mưa nắng ấy đâu nài thân xác,
    Chí hy sanh dầu thác cũng cam:
    Miễn sao cho cánh đồng Nam,
    Dồi dào lúa chín gặt đem về nhà.
    Chừng ấy mới hát ca vui vẻ,
    Ai còn khi là kẻ dân ngu:
    Không đem được chút công phu,
    Gởi một tấm lòng son nhắc nhủ.
    Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông;
    Nắm tay trở lại cánh đồng,
    Cần lao nhẫn nại Lạc Long cổ truyền.

    Sau chuyến đi Khuyến nông về, đã có nhiều tai biến xảy ra tại Sài Gòn, khiến Ngài vô cùng buồn bã viết ra bài thơ sau đây diễn tả cảnh Ðồng Minh dội bom tàn phá Sài Gòn.

    Lìa Sài Gòn trong vòng hai tháng,
    Khi lộn về tiệm quán tanh banh:
    Bởi chưng pháo lũy phi hành,
    Quăng bom mù quáng tan tành còn chi.
    Ðộng lòng của kẻ từ bi,
    Tây phương tâu lại A Di Phật đà.
    Rằng bên thế giới Ta Bà,
    Chúng sanh tàn sát cũng là vì tham.
    Di đà mở cuộc hội đàm,
    Cùng chư Bồ Tát quyết đem pháp lành.
    Tịnh bình rước khắp chúng sanh,
    Làm cho giác ngộ hiền lành như Ta.
    Công đồng hoạch định san hà,
    Nước ai nấy ở nhà nhà tự do.

    Ðiều được biết là sau khi khuyến nông về, Ngài không trở lại căn nhà ở đường Lefèvre nữa mà đi thẳng lên biệt thự số 38 đường Miche (nay là đường Phùng Khắc Khoan) là nơi anh em tín đồ đã xếp đặt sẵn trong lúc Ngài đi Hậu Giang.

    HH
     

Chia sẻ trang này