Huyền Thoại Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Thảo luận trong 'Tin-Tức' bắt đầu bởi Hhuynh, 30/11/23.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator

    HUYỀN THOẠI THÍCH TUỆ SỸ


    Hôm nay, ngày 29 tháng 11, giới Tăng ni và Phật tử Việt Nam đã tổ chức cung đón Xá lợi của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Thích Tuệ Sỹ (5 tháng 4 năm 1945 – 24 tháng 11 năm 2023), tục danh Phạm Văn Thương, là một vị Hòa thượng, học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ CS Việt Nam. Ngài là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ngài được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.

    Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch có vẻ như khép lại một trang sử sôi động, đầy lãng mạn của Phật giáo Việt Nam, kể từ phong trào Chấn hưng Phật giáo, với sự thành lập An Nam Phật học tại miền Trung vào năm 1932, do các nhà sư và các trí thức nho học lẫn “Tây” học, chủ trương. Với Chấn hưng Phật giáo, Phật giáo Việt Nam bắt đầu tiếp nhận kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội từ phương Tây, những lĩnh vực không hề mâu thuẫn với cốt lõi của Phật giáo do Đức Thích Ca thành lập. Phật giáo Việt Nam cũng bắt đầu tách việc cúng bái, tế lễ… ra khỏi việc tu tập của tăng sĩ và đại chúng.

    Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm, một phật tử ở Mỹ cho rằng tính cách, tri thức, và đạo đức, lòng quả cảm (vô úy) của Hòa thượng Tuệ Sỹ là một chỗ dựa cho giới trí thức Phật giáo Việt Nam hiện nay, giữa một thời thế mà họ cho là có quá nhiều điều đáng trách đối với Phật giáo Việt Nam, từ việc nghi thức lễ lạt luộm thuộm, cho đến chỉ lo kiếm tiền ở các chùa chiền. Là một người đấu tranh không mệt mỏi cho sự tự do tôn giáo. Hòa thượng Tuệ Sỹ đã bị chính quyền Cộng sản kết án tử hình năm 1988, cùng với Thầy Lê Mạnh Thát (sau đổi thành án chung thân). Điều này, theo Tiến sĩ Liêm, “đã trở nên một minh chứng cho ý lực nơi chữ Dũng của nhà Phật. Tức là Phật pháp không tách lìa khỏi thế gian. Tinh thần vô úy - không sợ hãi - của Thầy với bản án đó lại càng gia tăng cường độ ám ảnh cho giới Phật Tử về lòng can đảm trước những thử thách hiện sinh mà đã từ lâu cảm họ thấy bất lực trước thế cuộc”.

    Năm 1988, trước khi phải thả Ngài do áp lực của dư luận thế giới, chính quyền Việt Nam đã ép Hòa thượng Tuệ Sỹ bị ép phải viết thư xin khoan hồng cho Chủ tịch nước, Hòa thượng Tuệ Sỹ đã khảng khái từ chối: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Cộng sản đã phải chịu thua sau khi Ngài tuyệt thực 10 ngày. Tinh thần bất khuất này đã là minh chứng xác thực nhất cho lời Ngài truyền dạy đệ tử:” Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực.”.

    Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, “Vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay” (Phạm Thiên Thư), đã không còn nơi cõi trần ô trọc và điêu linh này nữa! Xin vĩnh biệt một huyền thoại!
     
    Sửa lần cuối: 12/12/23

Chia sẻ trang này