KHÁNG LUẬN về quyển 'DÒNG SÔNG THƠ ẤU'

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Buile, 14/7/16.

  1. Buile

    Buile Member


    KHÁNG LUẬN về quyển 'DÒNG SÔNG THƠ ẤU'
    của tác giả Nguyễn Quang Sáng, tái bản năm 1996.

    [​IMG]

    ‘ÐỪNG TIN NHỮNG GÌ
    NGUYỄN QUANG SÁNG NÓI’

    LỜI NÓI ÐẦU
    Thời gian gần đây nhiều người tín đồ 5 tôn giáo, nhất là Phật Giáo Hòa Hảo vô cùng phẫn uất khi đọc quyển “Dòng sông thơ ấu” của tác giả Nguyễn Quang Sáng mạ lỵ 5 tôn giáo và Ðức Huỳnh Giáo Chủ không tiếc lời.
    Nguyễn Quang Sáng ngang nhiên giẫm nát trên danh dự Ðức Huỳnh Giáo Chủ được thì nhiều triệu đồng bào tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn Quang Sáng có nhân đạo chi đâu! Và Nguyễn Quang Sáng cũng không thể dụng cây bút gian tra bóp méo lịch sử của Ðức Huỳnh Giáo Chủ được, vì xưa nay sự thật vẫn thắng gian trá.
    Tuy nhiên, lúc quốc gia khuynh đảo cũng như khi thanh bình phải cần đến sức đoàn kết đồng bào các giới trong công cuộc “cứu quốc” và “kiến quốc”, Nguyễn Quang Sáng lại phá vỡ sức đoàn kết của dân tộc. Nguyễn Quang Sáng có biết lỗi mình và trách nhiệm một cán bộ đi sai với đường lối bình định đất nước và văn hiến chăng?
    Là một công dân sống với chế độ Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng… Nguyễn Quang Sáng ỷ mình là cán bộ nhà nước, viết sách báo mạt sát các tôn giáo. Quan niệm Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng của Nguyễn Quang Sáng như thế đó sao?
    Hành động của Nguyễn Quang Sáng là hành động của một nhà văn không thấy biết được chỗ lợi, hại quốc gia và công ơn Tổ Tiên ta đã đổ biết bao xương máu để đổi lấy tự do cho nòi giống!
    Chúng tôi nói thẳng với Nguyễn Quang Sáng rằng: không có một nhà ái quốc nào điềm nhiên lúc quốc gia của mình bị xâm lăng giày xéo; cũng như không có một tín dồ trung thành nào lãnh đạm trước danh dự Thầy Ðạo mình bị ngoại nhân chà
    đạp. Trình độ dân trí ngày hôm nay không còn hèn nhát như ngày nào nữa. Chúng tôi chỉ biết cúi đầu
    trước “công lý” và “trách nhiệm”. Ngoài ra ai cũng như ai thôi!
    Mời Nguyễn Quang Sáng và đồng chí, đồng nghiệp của Nguyễn Quang Sáng nghe chúng tôi kháng luận!

    CHƯƠNG MỘT: KHÁNG LUẬN
    1. PHẬT GIÁO HÒA HẢO KHÔNG PHẢI CÁI TÚI NHƯ NGUYỄN QUANG SÁNG NÓI.
    Nguyễn Quang Sáng viết:“Theo tôi được biết thì bây giờ, đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một cái túi đựng các phe chánh trị của người Pháp, người Nhựt, bọn Ðệ Tứ cũng nhảy vô. Có một số đảng viên Cộng Sản vì phải trốn tránh cái lưới mật thám của Pháp, Nhựt hoặc vì thất chí hoặc vì muốn giành lại quần chúng, cũng đã vào đạo. Không hiểu cái cớ sự của đạo nầy rồi sẽ ra sao? (trang 85).
    Nguyễn Quang Sáng chưa thấy được chỗ “tồn vong” của một quốc gia, và lẽ “thịnh suy” của một tôn giáo… Một quốc gia được tồn tại là nhờ có một chánh sách lành mạnh và mọi tầng lớp người trong xã hội: chánh trị, tôn giáo, dân tộc theo về. Trái lại, là diệt vong. Một tôn giáo được hưng thịnh là nhờ có nền giáo lý sáng tỏ và quần chúng trí thức, nho gia, chánh trị, tây học qui đầu. Trái lại là suy yếu. Như thế, Phật Giáo Hòa Hảo được các giới người trong xã hội qui đầu đông đủ, nào phải bất lợi cho Phật Giáo Hòa Hảo đâu!
    Nguyễn Quang Sáng tưởng rằng người vào đạo rồi ai muốn làm gì thì tự ý làm hay sao? Phật Giáo Hòa Hảo có tôn chỉ, mục đích, yếu pháp, giới luật đâu đó hẳn hòi…Tôn giáo còn có tổ chức qui mô, giáo quyền củng cố, những kẻ vào đạo làm sai luật đạo phải bị loại ra khỏi đạo và được coi như người ngoại đạo. Dù cho đạo bị mất giáo quyền chăng nữa, những kẻ giả dối ẩn mình trong đạo làm sai tôn chỉ và thương tổn cho đạo, tức bị tín đồ trí thức phản đối họ ngay!
    Số người hoặc thất chí hoặc lánh nạn theo đạo…Vì đạo là cửa từ bi mở rộng, sẵn sàng tế độ cho bất cứ một chúng sanh nào biết hồi tâm cải thiện.
    Nguyễn Quang Sáng cho rằng có số người vào đạo để giành lại quần chúng… Rất lầm! Muốn giành lại quần chúng đâu phải dễ, dù là tay cáo già, nói láo cho hay, lừa bịp cho giỏi đi nữa mà tài đức non kém, hành đạo tầm thường, giới luật chẳng tinh nghiêm thì những tín đồ trí thức nào ai có phục. Trường hợp ông Huỳnh Văn Trí, một sĩ quan cao cấp của Hà Nội về miền Tây tự xưng “Sư Thúc Hòa Hảo” với ý đồ chánh trị đẩy mạnh công tác “Mặt trận giải phóng miền Nam” chống lại Ngô Triều. Thử hỏi tín đồ Hòa Hảo có ai theo? Và tín đồ Hòa Hảo có liên quan với ông Trí thì các báo chí và mạng lưới mật thám của Ngô Ðình Diệm họ có bỏ qua đâu!
    Chuyện Ðức Huỳnh Giáo Chủ tham gia vào Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ và quân đội Hòa Hảo hợp tác với Việt Minh chống thực dân Pháp trước thời gian Ðức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Ðốc Vàng. Ðó chẳng qua là ý thức sự đoàn kết rất cần thiết cho phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ ngoại xâm. Và Phật Giáo Hòa Hảo là cửa từ bi mở rộng, sẵn sàng tế độ cho bất cứ một chúng sanh nào lâm trong cảnh khổ biết hồi tâm cải thiện trở về với đạo lo việc tu hiền. Nào như Nguyễn Quang Sáng tưởng nghĩ sai lầm là Cộng Sản lồng vào để giành lại quần chúng và lèo lái Phật Giáo Hòa Hảo đâu!
    Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chúng tôi tuy hiền mà minh, tuy thật mà sáng và có kinh nghiệm các bài học cũ về trường hợp những chiếc mặt nạ rơi! Sao Sáng vội bày trò ăn cơm “Hồng Lạc” đập nồi “Hùng Vương” như thế?
    Ðối với người Nhựt, dù có công giải giúp Ðức Huỳnh Giáo Chủ khỏi bị Pháp dời Giáo Chủ qua Lào. Nhưng Ðức Giáo Chủ thừa hiểu nước cờ chánh trị của Nhựt như thế nào rồi. Ðức Giáo Chủ cho biết:
    Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại,
    Của cọp rồng trên dãy đất ta.
    Một mai cọp đã lìa nhà,
    Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng.”

    Trường hợp ông Trần Văn Soái (Tổng Tư Lịnh quân đội Hòa Hảo) ký hiệp định liên quân với Pháp chống lại Việt Minh (1947-1954), nguyên nhân do Việt Minh (Bửu Vinh, quân sự tỉnh An Giang) âm mưu ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại Ðốc Vàng Hạ (16-4-1947) đưa Hòa Hảo vào tử lộ, đương nhiên các nhà chỉ huy quân đội Hòa Hảo phải dụng kế “kinh quyền” để tự vệ cho đoàn thể mình. Chớ nào phải Pháp lẫn vào nội bộ Hòa Hảo, lèo lái Hòa Hảo theo đường lối chánh trị của Pháp đâu. (chúng tôi sẽ nói rõ phần nầy ở chương mục sau). Phật Giáo Hòa Hảo có phân ra nhiều nhiệm kỳ, cũng như Cao Ðài có nhiều chi, Phật giáo có nhiều tông. Nhưng tông, chi nào cũng giữ theo giáo lý căn bản của vị giáo chủ mình . Ðây là chuyện thông thường trong lịch sử, đâu có chi đáng kể. Nguyễn Quang Sáng nói : “Không hiểu cái cớ sự của đạo nầy rồi sẽ ra sao ?” Thì đây, cái cớ sự của đạo Phật Giáo Hòa Hảo ra như vầy:
    Ðức Huỳnh Giáo Chủ là bậc siêu phàm, với nền giáo lý sáng tỏ và được các giới người trong xã hội theo về đông đủ nên dù giáo chủ vắng mặt, và trải qua bao lần pháp nạn, song Phật Giáo Hòa Hảo vẫn giữ được sức “tự tồn”. Tín đồ từ hai triệu, tăng lên ba, bốn, năm triệu… cùng rộng truyền đến các quốc gia trên thế giới. Và Sấm kinh Phật Giáo Hòa Hảo được các văn nhân, học giả trong và ngoài nước phiên dịch, tán dương Ðức Giáo Chủ là một triết gia, Bồ Tát...
    Và đã trải qua bao thời kì nhiễu nhương binh lửa nhưng trên một con đường thủ đơ Sài Gịn hai chữ “Hịa Hảo”vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” luơn.
    Thưa Nguyễn Quang Sáng “cái cớ sự của đạo Phật Giáo Hòa Hảo” chúng tôi ra như thế đó!

    2. VẤN ÐỀ QUÂN CHỦ, DÂN CHỦ, MUỐN LÀM VUA VÀ KHÙNG.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Trào lưu nầy mà muốn giữ chế độ Quân Chủ…” “Vua của họ là Huỳnh Phú Sổ… muốn làm vua? Thật là thằng khùng” (trang 149).

    a. Vấn đề quân chủ, dân chủ.
    Nguyễn Quang Sáng không thấy được lẽ cao xa của Ðức Huỳnh Giáo Chủ! Bởi Phật Giáo Hòa Hảo dung hợp tinh hoa đạo Khổng và đạo Phật. Ðạo Khổng có đạo “quân thần” (chúa, tôi), đạo Phật có ân “quốc vương”. Nói đến quân thần và quốc vương, tức chỉ cho chế độ “quân chủ”. Dựa vào hai nền đạo học kể trên lập giáo, đương nhiên Ðức Huỳnh Giáo Chủ không thể tách xa những yếu tố thông dụng ấy. Và đây cũng là tâm lý đối với quần chúng trong vấn đề chuyển hướng phù hợp với trào lưu mới ( dân chủ) hầu đưa trình độ quốc dân tiến bộ đều đặn mà Ðức Giáo Chủ đang làm.
    Và trong Sấm kinh Ðức Huỳnh Giáo Chủ tán dương công cuộc cách mạng của Châu Võ Vương:
    “Trụ kia bạo ác phải nhường,
    Võ Vương hữu đức đường đường trị dân.”

    Lại nữa, hồi tháng 11 năm 1946, lúc Ðức Huỳnh Giáo Chủ ở chiến khu 7 (miền Ðông), Ngài mạnh dạn tuyên bố trước quốc dân: Ðối với các đồng chí hiện đang cùng tôi đeo đuổi một chương trình Dân Chủ Xã Hội, tôi tuyên bố luôn sát cánh với họ để chung lo gầy dựng một nước Việt Nam công bình và nhân đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước Dân Chủ tiền tiến trên hoàn cầu”. (Báo quần chúng).
    Những yếu điểm nói trên, chứng minh rằng Ðức Giáo Chủ đặt nặng đường lối Dân chủ nhiều rồi!
    Nhưng, dù Quân chủ hay Dân chủ, chế độ nào cũng có lợi và có hại. Nếu Quân chủ mà minh quân, nhân đạo thì dân chúng được nhờ. Bằng ám muội, bất công thì vi hại cho muôn dân. Chế độ Dân chủ cũng thế. Nếu thật chất Dân chủ thì dân được tự do hạnh phúc. Ngược lại, độc tài bè phái thì thiên hạ phải chịu cảnh lầm than!

    b. Muốn làm vua và khùng.
    Nguyễn Quang Sáng căn cứ vào đâu cho rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ muốn làm vua?
    Bậc thoát tục như Ðức Huỳnh Giáo Chủ và những tâm hồn thâm sâu giáo lý nhà Phật, đã am hiểu lẽ “vô thường”, các thứ danh lợi như nước bọt, mây bèo… và nỗi khổ sanh, già, bịnh, tử đặt trên cuộc đời mỗi người ; không một ai thoát khỏi ! Cho nên trường danh lợi, ngôi vua chúa đối với các Ngài không có ý nghĩa chi hết.Thái tử Sĩ Ðạt Ta, vua Trần Nhân Tông và lắm người tài cao học rộng tách rời danh lợi, tìm đạo giải thoát…
    Vả lại, cái địa vị uy quyền kia xây đắp bằng xương máu của biết bao người ! Hình dung cảnh sát hại lẫn nhau để củng cố địa vị vô thường, quả tim của những con người thâm nhập đạo từ bi rất đau lòng, ghê tởm ! Dù các Ngài có ra làm chánh trị cũng chỉ vì trách nhiệm công dân và phương tiện tế độ chúng sinh . Chớ không phải để thỏa lòng tham dục như hạng thường nhân.
    Bởi lẽ:
    “Ðạo là tế độ chúng sanh,
    Nước nghèo dân khổ bao đành ngó lơ.”

    Quan niệm tạm thời cứu quốc xong trở về vị trí tu hành, Ðức Giáo Chủ cho thi sĩ Việt Châu và mọi người biết, trên đường từ miền Tây trở về Sài Gòn, hồi mùa Hè năm Ất Dậu (1945):
    “Ðền xong nợ nước thù nhà,
    Thiền môn trở gót Phật Ðà nam mô.”

    Tư tưởng những tâm hồn thâm sâu giáo lý nhà Phật và Ðức Huỳnh Giáo Chủ như thế. Không thể nói Ðức Huỳnh Giáo Chủ ham muốn làm vua được ! Ðối với Nguyễn Quang Sáng thì khác hơn . Vì người đứng vào lãnh vực vô thần, không rõ lẽ vô thường, không tin có Thiên đường, Ðịa ngục, có linh hồn. Sống tranh đấu, mạnh đặng, yếu thua, chết mất; miễn sao cho toại lòng ham muốn của mình thôi! Như thế Nguyễn Quang Sáng mới là hạng người ham muốn làm vua.
    Và đường lối quân chủ lập hiến, dân chủ đầu phiếu; Ðức Huỳnh Giáo Chủ áp dụng đâu đó rõ ràng… Nguyễn Quang Sáng không hiểu biết chỗ dụng ý của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, vội nặng lời phỉ báng, thì dù ai cũng phải công nhận Nguyễn Quang Sáng mới chánh cống là thằng khùng!

    3. CON HOANG VÀ QUÁI THAI.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “ Lịch sử như một khúc quanh, lịch sử đã đẻ ra một đứa con hoang. Nói đúng hơn, đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một cái quái thai của lịch sử đó…” (Trang 81)
    Nguyễn Quang Sáng nói xấu đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tức chỉ thẳng Ðức Huỳnh Giáo Chủ làm việc không có hệ thống minh bạch. Nguyễn Quang sáng nghe chúng tôi trả lời!
    Thế nào gọi là đứa con hoang?
    Ðứa con hoang là không ai biết được căn gốc cha nó, hoặc ngỗ nghịch đi hoang, dòng họ không ai nhìn nhận. Trường hợp Ðức Huỳnh Giáo Chủ không phải thế. Vì;
    -Về lãnh vực tôn giáo, Ðức Huỳnh Giáo Chủ xuất thân từ trong tòa nhà Phật giáo. Trên mặt báo QUẦN CHÚNG, ngày 14-11-1946 Ðức Huỳnh Giáo Chủ xác nhận: “Ðối với toàn thể tín đồ Phật giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Ðức Phật Thích Ca”.
    -Về lãnh vực chánh trị, Ðức Huỳnh Giáo Chủ cho biết: Ðối với các đồng chí hiện đang cùng tôi đeo đuổi một chương trình Dân Chủ Xã Hội, tôi tuyên bố luôn luôn sát cánh với họ để chung lo gầy dựng một nước Việt Nam côngbình và nhân đạo, một nước Việt Nam tương xứng với các nước dân chủ tiền tiến trên hoàn cầu”. (Báo Quần Chúng ngày 14-11-1946).
    Tiếp theo đó tại Sài Gòn hồi tháng 8 năm 1946, Hòa Hảo được thành lập Ðệ Tứ Sư Ðoàn, do đại hội các nhà chỉ huy quân sự kháng Pháp quyết nghị.
    Vào ngày 2 tháng 9 năm 1946, tướng Huỳnh Văn Trí, các nhà chỉ huy quân sự, chánh trị đại biểu các đoàn thể triệu tập Ðại hội tại Bà Quẹo (Sài Gòn) để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp. Ðức Huỳnh Giáo Chủ được đại hội bầu làm Chủ Tịch Mặt Trận, ông Vũ Tam Anh làm Phó Chủ tịch, ông Lê Trung Nghĩa làm Ủy Viên thông tin,
    Nguyễn Bình, Huỳnh Văn Trí, Lê Văn Viễn được dự vào Ban Chấp Hành Trung Ương và thành lập Ủy Ban Quân Sự tối cao…
    Ðến tháng 10 năm 1946, Ðức Huỳnh Giáo Chủ được Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ mời Ngài giữ chức vụ Ủy Viên Ðặc Biệt trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.
    Sau hết, khoảng thượng tuần tháng 4 dl năm 1947 Ðức Huỳnh Giáo Chủ từ chiến khu 7 (miền Ðông), trở về chiến khu 9 (miền Tây) để hòa giải vụ xung đột giữa Việt Minh với Hòa Hảo do Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ yêu cầu . Và cũng trong chuyến đi nầy, Việt Minh âm mưu ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ, Ngài vắng mặt luôn.
    Nói rõ hơn, đứng vào lãnh vực tôn giáo: Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một đệ tử trung thành của Ðức Phật Thích Ca. Ðứng vào lãnh vực chánh trị: Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một chiền sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Và Ngài được giữ những chức vụ then chốt theo nguyên tắc “danh chánh ngôn thuận”. Cho đến khi Giáo Chủ thọ nạn cũng trên đường thi hành công vụ “chánh đại quang minh”. Như vậy, đâu có lý do nào cho rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ là một đứa con hoang của lịch sử được! Trái lại, Nguyễn Quang Sáng một con người căn gốc không minh bạch và ở trong một tổ chức đối nghịch nào đó, chớ không phải một cán bộ của nhà nước. Nếu cán bộ của Nhà nước thì Nguyễn Quang Sáng không thể viết sách hủy báng tôn giáo, phá hoại sự đoàn kết dân tộc. Và hành động bất lợi của Nguyễn Quang Sáng, Nhà nước cũng không công nhận. Vì nhìn nhận té ra Nhà nước chủ trương chia rẽ tình dân tộc sao? Như thế, hồ sơ lý lịch của Nguyễn Quang Sáng không hợp pháp lý. Không hợp pháp lý, Nguyễn Quang Sáng mới là đứa con hoang của lịch sử vậy!
    Thế nào là quái thai? Quái thai là hình tướng quái lạ, thứ gì không giống thứ gì! Ðức Huỳnh Giáo Chủ đang giảng dạy giáo lý giải thoát chúng sanh ở Thiền lâm, gặp hồi quốc gia khuynh đảo, Ngài rứt áo cà sa mặc nhung y lên đường cứu quốc. Ðây là bổn phận công dân đáp ân ngọn rau tấc đất. Và là giải pháp phương tiện phổ tế chúng sanh của chư Bồ Tát thực tiển trong quãng đời hành đạo của các Ngài. Hôm nay, Ðức Huỳnh Giáo Chủ noi theo con đường sáng tỏ ấy thì không thể gọi là quái thai của lịch sử được!
    Ngược lại, Nguyễn Quang Sáng là một con người quái lạ, cán bộ không ra cán bộ. Cán bộ phải tôn trọng tinh thần đoàn kết dân tộc. Song Nguyễn Quang Sáng đả phá tôn giáo, tổn thất nhân tâm làm bất lợi cho nhà nước, không ai cho là cán bộ tốt của nhà nước được. Và Nguyễn Quang Sáng không phải là kẻ địch thù, nếu địch thù thì đâu có giữ chức vụ Phó Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội và Chủ Tịch Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh!
    Hành động quái lạ của Nguyễn Quang Sáng, cổ kim chưa từng thấy. Nguyễn Quang Sáng đúng thật là cái quái thai của lịch sử vậy!

    4. CHÚ NHỎ CHÉP KINH, CÔ HAI THẢO ĂN TRẦU, ÐỨC THẦY ÐI GIẢNG ÐẠO, ÔNG MƯỜI THAY MẶT THẦY.

    Nguyễn Quang Sáng nói: “- Ra ngoài cây xoài mà coi, có chú nhỏ đang quỳ chép kinh của Thầy, cần mẫn hết sức.” (trang 67) . –“ Cái tuổi mười ba của tôi làm gì ra tiền . Năm 1945 ấy, năm kinh tế cái gì cũng khan hiếm.” (trang 71) .-“Cô Hai Thảo, cô ngoài ba mươi tuổi, người gầy, môi mỏng, miệng lúc nào cũng ăn trầu, môi lúc nào cũng đỏ. Gần đây nhắc đến cô, cha tôi nói : cái con nhỏ đó mà nói tới đạo thì cái miệng của nó cứ xoen xoét.” (trang 69). –“Ðã lên tới nơi rồi mà má tôi vẫn chưa gặp được mặt Ðức Thầy. Hỏi thăm mới biết Ðức Thầy đi vắng… Ði giảng đạo ở Bến Tre,
    Bạc Liêu.” – “Thầy đi vắng nhưng còn đệ tử của Thầy gọi là ông Mười, ông thay mặt Thầy .” (trang 65).
    Lẽ ra chúng tôi không quan tâm chuyện nhỏ nhặt của Nguyễn Quang Sáng nói . Nhưng đây là dụng ý đầu độc tư tưởng rất tinh vi, nên buộc lòng chúng tôi phải đính chánh.

    - Ðức Thầy không đi giảng đạo ở Bến Tre…
    Thời gian Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo, Ngài vẫn có mặt ở Tổ Ðình luôn. Ðến ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn (1940), Pháp cho nhân viên công sự đến Tổ Ðình dời Ðức Giáo Chủ qua tòa bố Châu Ðốc, rồi họ đưa Ngài đi Sa Ðéc, Cần Thơ… Chớ Ðức Giáo Chủ không hề đi thuyết pháp ở Bến Tre, Bạc Liêu hay một nơi nào xa xôi. Lý do:
    1. Bá tánh bốn phương tìm đến Tổ Ðình rất đông, Ðức Giáo Chủ bận việc trị bịnh, thuyết pháp, sáng tác kinh giảng, đáp họa thi thơ, và trả lời với những nhà trí thức, về Phật học, khoa học và chánh trị v.v…
    2. Thiên hạ quy về Tổ Ðình ngày thêm tấp nập, người Pháp lo sợ Giáo Chủ dấy dân làm loạn như chuyện ông đạo Quốc ở Châu Ðốc vừa qua, thì họ đâu có để cho Ðức Giáo Chủ tự do đi lại đó, đây.

    - Việc in ấn Kinh Giảng:
    Ðức Giáo Chủ kêu gọi:
    “Ai làm phước in ra mà thí,
    Thì được nhiều hạnh phúc sau nầy.”
    (Quyển Tư)
    Một lời của Ðức Giáo Chủ kêu gọi, có hàng ngàn người, nhất là các vị điền chủ, trí thức sẵn sàng ủng hộ thì việc in ấn phát hành Kinh Giảng rất đầy đủ ! Nào phải như bài vở của số người mê tín tà đạo nói bắt vần vô nghĩa, không mấy ai hưởng ứng mà phải mượn từ đứa nhỏ chép tay truyền bá!

    - Chuyện cô Hai Thảo ăn trầu:
    Chuyện cô hai Thảo ăn trầu, nói đạo miệng “xoen xoét” cũng không đúng sự thật. Ðành rằng ăn trầu là tục lệ thời xưa. Nhưng say trầu rượu cũng như cờ bạc là điều không hợp giới luật đạo.
    Sau ngày Giáo Chủ vắng mặt, giới luật đạo không còn nghiêm khắc như hồi Giáo Chủ còn hiện tiền. Nhưng trải qua hơn nữa thế kỷ rồi, tín đồ Hòa Hảo có một người nào ăn trầu miệng nói đạo “xoen xoét” lại đi truyền đạo chăng ? Huống chi thời Ðức Giáo Chủ còn trực tiếp hoằng pháp ở Tổ Ðình, tín đồ tinh tấn tu hành, giới luật đạo nghiêm chỉnh hơn!

    - Vấn đề ông Mười thay mặt Thầy:
    Theo giáo sử và những cô bác hầu cận bên Ðức Huỳnh Giáo Chủ, thì ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (04-7-1939) Ðức Giáo Chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo tại Tổ Ðình (Thánh địa Hòa Hảo).
    Phương thức độ đời của Ðức Giáo Chủ có ba cách, gọi là “Tam độ nhứt như”:
    1. “Trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ đạo quy căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ.”
    2. “Dưới dùng huyền diệu của Tiên gia trị bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư Vị với Trăm Quan.”
    3. “Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,
    Chấp bút thần tả ít bổn kinh.”
    Trong ba phương thức độ đời nói trên, ngoài bậc siêu phàm như Ðức Huỳnh Giáo Chủ, không có ông Mười phàm tục nào đủ tài năng “thay mặt Ðức Thầy” đặng cả, dù cho thân sinh của Ðức Giáo Chủ cũng vậy. Lại nữa, người được thay mặt Ðức Thầy, thì uy tín rất lớn trong tôn giáo. Tại sao hầu hết tín đồ Hòa Hảo không hề nghe biết ông Mười ấy là ai? Phi lý!

    5. THUỐC ÐỘC.
    Nguyễn Quang sáng nói: “…Dù khuất trong doi, sóng vẫn vỗ vào bờ. Ngồi bập bênh trên lái ghe, giọng của tôi hòa trong tiếng sóng.
    Ngồi khùng trí đoái nhìn cuộc thế,
    Thấy dân mang sưu thế mà thương.
    Chăng qua là Nam Việt vô Vương,
    Nên tai ách xảy ra thảm thiết.
    Nam Mô A Di Ðà Phật.

    Tôi lại đọc, đọc được bốn năm câu, chú hai Ðiền đệm vào “A Di Ðà Phật” sau nầy gẫm lại lời lẽ trong những câu kinh ấy như thuốc độc, thuốc độc ấy bay lên khi thành tiếng ngấm vào người . Nếu tâm hồn của con người mà thấy được, thì chắc tôi thấy tâm hồn chú hai Ðiền bị tím dần theo từ lời của kinh sấm. Tôi thấy tôi với chú đã xa nhau rồi.” (trang 68 )
    Nguyễn Quang Sáng, một nhà văn phải hiểu về triết học. Mà “tâm” và “tư tưởng” thuộc về Triết học. Tâm, ví như đất; tư tưởng, ví như giống. Ðất ấy gieo giống tốt, thì bông trái tốt, giống xấu thì bông trái xấu…
    Những câu kinh sấm Phật Giáo Hòa Hảo là những lý lẽ tốt, cải thiện tâm tánh con người sống theo luân thường đạo lý, có lợi cho đời.
    Ngoài công cuộc giải thoát tâm linh, và những điều quan trọng khác Kinh Sấm Phật Giáo Hòa Hảo còn cải sửa con người cách ăn nết ở hằng ngày, như là:

    1 . Về Bản Thân:
    - “Việc hung dữ hãy nên xa lánh,
    Theo gương hiền trau sửa làm người.”

    (Quyển Nhì).
    - “Chốn tửu điếm ta nên xa lánh,
    Tứ đổ tường đừng có nhiễm vào.”
    (Quyển Tư)
    Và:
    -“Khuyên chúng sanh bỏ tánh biếng lười,
    Phải sốt sắng làm ăn cần thiết.”

    (Quyển Tư)

    2 . Gia Ðình:
    A). Ðạo làm con đối với cha mẹ:

    “Mẹ cha là kẻ trọng ân,
    Dưỡng nuôi báo hiếu lúc thân yếu già.”

    Và đối với nội, ngoại hai bên :
    “Biết lễ nghĩa kính yêu cùng cô bác,
    Nội tông cùng ngoại tổ với cậu dì.”

    ( Không Buồn Ngủ)

    b). Bổn phận làm cha mẹ:
    “Lỗi lầm chớ có hùng hào
    Ðừng chưởi đừng rủa đừng cào đừng bươi .
    Ðem lời hiền đức tốt tươi
    Ðặng mà giáo hóa vàng mười chẳng hơn.
    Cũng đừng gây gổ giận hờn
    Cho con bắt chước sạ dươn mới là.”

    (Quyển Ba)

    3 . Cách Ðối Xử Với Chòm Xóm:
    -“Nhịn xóm chòm cô bác mới cao.”
    (Quyển Tư)
    -“Ở chòm xóm đừng cho nhơ bợn
    Khỏi mất lòng tất cả mọi người.”
    (Quyển Nhì)

    4 . Biết Xét Lỗi Mình:
    “Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ,
    Bắt lỗi người phải xét lỗi mình.
    Vậy mới là phải bậc công bình,
    Nẻo chánh trực chí người quân tử.”

    (Quyển Tư)

    5. Không Mê Tín Dị Ðoan:

    “Cậu cô chú bác đừng coi bói,
    Theo lối dị đoan mất bạc đồng.”

    (Khuyên Bỏ Dị Ðoan)

    6. Thương Trung Ghét Nịnh:
    “Thương trung thần ghét nịnh mặt lì.”
    Và:
    “Kẻ nghĩa khí thiên kim vạn lượng,
    Lũ nịnh thần sách sử nào khen.”

    (Diệu Pháp Quang Minh)

    7. Thương Người:

    “Hãy thương xót những người tàn tật,
    Thấy nghèo hèn chớ khá khinh cười.”

    (Quyển Nhì)
    Và:
    “Rán bắt chước làm theo Phật Thánh,
    Nếu thiệt người thì biết thương người.”

    (Quyển Tư)
    Những câu kinh sấm của Phật Giáo Hòa Hảo kể trên với những lý lẽ đạo đức tốt, thâm nhập vào tâm con người là điều phước lợi cho bản thân, gia đình, xã hội. Không ai có thể bày bác được cả! Nguyễn Quang Sáng lại nói: “Nếu tâm hồn con người mà nhìn thấy được, thì chắc tôi thấy tâm hồn chú hai Ðiền bị tím dần theo từ lời của kinh sấm . Tôi thấy tôi với chú hai Ðiền xa nhau rồi.” (trang 68)
    Sao vậy? Nếu tâm hồn ông hai Ðiền thâm nhập từ câu kinh sấm, tức ông hai Ðiền đã cải thiện trở thành con người tốt. Tại sao Sáng lại khác xa với ông Ðiền? Có phải chăng sự vật trên đời luôn luôn có đối tượng: trắng đối với đen, tốt đối với xấu, mà tâm ông Ðiền tốt, tâm Sáng xấu nên phải khác xa chăng? Và kinh nghiệm cho biết: những người ngay thẳng thích trăng sáng để dạo cảnh giải trí; còn số đạo tặc lại kỵ bóng trăng, vì trở ngại cho hành động bất lương của họ. Nguyễn Quang Sáng đố kỵ với kinh sấm của Ðức Huỳnh Giáo Chủ cũng chỉ vì ý nghĩa ấy thôi!

    6. NGUYỄN QUANG SÁNG NHẬN LẦM ÐỀN THỜ THOẠI NGỌC HẦU.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “…Phải nói đến cái chợ làng của tôi mới được. Cái làng tôi, làng Mỹ Luông là nơi qua lại của các con đường…” (trang 24)
    “…Cái đình làng tôi thờ ai, chẳng ai biết. Theo tôi, bà nội tôi kể, đình làng thờ ông Chưởng Cơ, tức là Thoại Ngọc Hầu….” (trang 7)
    Nguyễn Quang Sáng nói sai sự thật. Chúng tôi xin đính chánh. Thoại Ngọc Hầu là tước vị của đấng công thần đời nhà Nguyễn, tên Nguyễn Văn Thoại. Người làng Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (Trung phần). Ông vào Nam theo Nguyễn Ánh lập nhiều chiến công nên sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, Thế Tổ nhà Nguyễn (1802), phong Nguyễn Văn Thoại chức: “Chưởng Cơ Thượng Ðạo Ðại Tướng Quân Thống Chế.” Và ông có công đào kinh Ðông Xuyên (Thoại Hà). Kinh nầy nối liền Long Xuyên và Rạch Giá. Rồi đến đào kinh Vĩnh Tế… làm lợi cho nền kinh tế, thương mại và việc an ninh quốc phòng. Ông thọ bệnh và mất vào năm 1829 niên hiệu Minh Mạng thứ 10, được phong làm “Ðô Ðốc” tước “Thoại Ngọc Hầu”. Vua lấy tên ông đặt tên núi là Thoại Sơn, sông là Thoại Hà để ghi nhớ ông đã đào kinh Ba Thê.
    Ðể tưởng nhớ công ân một vì Ðại Tướng thanh liêm, cần mẫn và hiến trọn đời mình cho đất nước, đồng bào ở vùng núi Sập (Long Xuyên) lập đền thờ ông tại đây cho hậu thế nhìn theo chiêm bái. Chớ đình Mỹ Luông đâu phải đền thờ Thoại Ngọc Hầu! Và đình nầy không có sắc thần chính thức, theo lệ chỉ thờ Thần Hổ và Thành Hoàng bổn cảnh mà thôi.
    Xưa nay lập miếu võ tôn thờ là để tri ân một vị nào đáng kính, phải là nơi sinh quán, nơi hy sinh và nơi mang nhiều công nghiệp của vị đó. Chẳng hạn như Ðức Phật Thầy Tây An thờ ở chùa Tòng Sơn (nơi sinh quán); Nguyễn Trung Trực thờ ở đình Vĩnh Thanh Vân (nơi hy sinh), Thoại Ngọc Hầu phải lập đền thờ ở vùng núi Sập mới hợp lý. Vì nơi đây ông có nhiều công sức trong công việc đào kinh. Chớ làng Mỹ Luông đâu có liên quan gì đến Thoại Ngọc Hầu!
    Hơn nữa, muốn tìm tài liệu một nhân vật nào, ta phải căn cứ các kỳ lão trong vùng, hoặc sử sách. Sáng chỉ nghe lời bà nội kể, một bà lão thông thường, thì không hội đủ điều kiện cung cấp tư liệu sáng tỏ về lịch sử một nhân vật mệnh chung thời gian cách xa bà lão hằng trăm năm . Và ta cũng đừng tưởng lầm rằng chức Chưởng Cơ giữa Thoại Ngọc Hầu với chức Chưởng Binh Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh- Vì chức Chưởng Binh là cấp bậc của các võ quan cao cấp thời nhà Nguyễn; cũng như chức Ðại Tướng ở nước ta hiện nay. Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650, mất năm 1700. Ông vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu dẫn binh chinh phạt Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp, mở rộng bờ cõi Nam phần rộng lớn như ngày hôm nay. Ông được vua phong chức Chưởng binh Lễ thành hầu. Sau này, ông được phong Thượng đẳng đại thần và được thờ trong Thái miếu. Ông Thoại Ngọc Hầu sau ông Nguyễn Hữu Cảnh 120 năm.
    Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng ghi chép đình Mỹ Luông nơi thờ Thoại Ngọc Hầu là sai lạc lắm đó.

    7. TƯ CHÀY VỒ.

    Nguyễn Quang Sáng nói:
    - “Phải nói đến cái chợ làng của tôi mới được . Chợ làng tôi, làng Mỹ Luông là nơi qua lại các con đường…” (trang 24)
    - “Làng tôi là làng sau cùng được giải phóng. Cái đồn Bảo An của lính Hòa Hảo có thằng đại đội trưởng ngoan cố… Nó có biệt danh là Tư Chày Vồ. Nó đánh người bằng chày vồ bằng sắt, một đầu sơn xanh, một đầu sơn đỏ, gọi là đầu sinh đầu tử. Ðánh bằng đầu đỏ là đánh cho đến chết, đánh bằng đầu xanh là còn để chừa cho cái mạng sống…”(trang 19 )
    Theo nguyên tắc khởi tố và tòa tuyên án một tội nhân nào, phải nói rõ lý lịch tội nhân ấy. Vậy thằng Tư chày vồ tên họ là gì? Sinh quán tại đâu? Lại nữa, Sáng nói Tư Chày vồ đại đội trưởng Bảo An Hòa Hảo, mà trong bốn tướng lãnh Hòa Hảo, thằng Tư Chày vồ đó ở trong đơn vị nào?
    Tội ác của Trương Quang Ngọc và Nguyễn Ðịnh Tình làm phản ( đêm 26-9-1888 ) bắt vua Hàm Nghi nạp cho Pháp vì ham giải thưởng 500 lượng bạc… Chuyện sấu Năm Chèo do ông Bùi Văn Tây (Ðình Tây) nuôi để sút chuồng mùa nước nổi lên phá dân ở đồng Láng Linh (Châu Ðốc) trên trăm năm người ta còn hiểu rành tung tích. Còn chuyện thằng Tư Chày vồ ở làng Mỹ Luông (An Giang) mới đây (1975 ) sao không ai biết? Luôn đến sách báo cũng không thấy đăng tải chuyện nầy. Mà chỉ có Nguyễn Quang Sáng viết nói vô bằng chứng đó thôi!
    Người có đôi phần kiến thức chắc ai cũng không còn lạ gì với lối tuyên truyền dụng ý của Nguyễn Quang Sáng như thế nào rồi!

    8. NGƯỜI TU THEO ÐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI ÐỂ TÓC VÀ MẶC ÐỒ DÀ.

    Sáng nói: “Ðàn bà bới tóc, đàn ông cũng bới tóc, có người tóc chưa đủ để bới thì xỏa xuống tận vai. Quần áo ai cũng một màu, màu dà.”(trang 64 )
    Sáng cho rằng người tu theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo ai cũng phải bới tóc, mặc đồ dà. Sáng nói sai! Các cụ đồ nho, các tôn giáo khác cũng có người bới tóc. Bởi nó thuộc về phong tục, chớ không phải thuộc về tôn giáo. Và tu là tu, để tóc là để tóc; không phải để tóc mới gọi là tu. Và mặc đồ dà cũng vậy. Tùy theo ý thích và hoàn cảnh của mỗi người, luật đạo không bắt buộc! Nếu Nguyễn Quang Sáng cho rằng, tu theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo phải bới tóc, mặc đồ dà. Thử hỏi, trên thực tế dù thời trước hay thời nầy trong số tín đồ Hòa Hảo vẫn có người làm Bác sĩ, Luật sư, giáo chức, Sĩ quan… cũng đều phải bới tóc mặc đồ dà hết ư ?
    Trong Tôn chỉ hành đạo (Quyển Sáu ) Ðức Huỳnh Giáo Chủ có dạy rành vấn đề này.

    9. ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHÔNG TU Ở CHÙA TÂY AN.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Chùa Tây An đứng xéo đầu bờ triền núi, trước chùa là cổng, cạnh chùa là tháp, sau chùa là vườn cây tĩnh mịch âm u.” (trang 83).
    - “Huỳnh Phú Sổ đã lên trị bịnh và tu ở chùa nầy. Ðến ngày trở về lập ra đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Ðã bắt chước như vậy.” ( trang 84 ).
    Sáng cho rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ lên trị bịnh và tu ở chùa Tây An rồi trở về bắt chước lập ra đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Sáng nói sai. Nghe chúng tôi đính chánh.
    a/. Căn cứ theo Giáo sử và những tín đồ kỳ cựu, thì Ðức Huỳnh Giáo Chủ không tu ở chùa nào cả. Và cũng không học đạo ở chùa Tây An. Bởi chùa Tây An thời gian nầy (1939 ) do các sư phái Lâm Tế trụ trì, chuyên thờ tượng cốt, tụng kinh, gõ mõ, xin xâm, bói quẻ… Cách hành đạo đối kỵ với tư tưởng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ, thì Ngài đâu có chịu đến để nhập chúng hòa tu, và bắt chước theo đây mà lập giáo.

    *. Nguồn gốc chùa Tây An.
    Chùa Tây An không phải do Ðức Phật Thầy lập, mà do quan Tổng Ðốc An Giang tên Doãn Uẩn, người tín mộ đạo Phật, thành lập ngôi chùa nầy vào khoảng năm 1847 (đời Thiệu Trị thứ 7). Quan Tổng Ðốc thành lập ngôi chùa nầy để kỷ niệm ngày ông trấn nhậm ở đây trước khi ông về bản xứ. Ông ghép chữ đầu huyện Tây Xuyên đến huyện cuối cùng của tỉnh An Giang là An Xuyên, đặt cho hiệu chùa là “Tây An”. Và chùa đã được triều đình công nhận, cho phép các sư phái Lâm Tế ở trụ trì .
    Khi Phật Thầy được triều đình trả tự do và chấp thuận cho về ở đây hành đạo. Nhưng Ngài cũng phải khép mình theo hệ thống của phái Lâm Tế thôi. Thế nên Ðức Phật Thầy phải đi mở trại ruộng các nơi để phương tiện cho tín đồ có công ăn việc làm và tạo cơ sở thực hiện đúng theo tôn chỉ hành đạo của Ngài.

    *. Ðức Huỳnh Giáo Chủ là Phật Thầy Tây An chuyển kiếp.
    Sở dĩ, người ta tin rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ là Phật Thầy Tây An chuyển kiếp. Là vì:
    - Trong bài Sứ Mạng của Ðức Huỳnh Giáo Chủ có nói: Tuy là nhơn dân mới rõ pháp mà tưởng rằng ta thượng xác cởi đồng chớ có dè đâu chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế. Và Ðức Huỳnh Giáo Chủ cho biết Ngài cũng không phải là ai xa lạ:
    - “Khùng thời quê ngụ núi Sam .”
    Ðồng thời Phật Thầy còn tiên tri thời gian Ngài trở lại:
    - “Chừng nào trâu rống dưới sông,
    Lòng ông bảy chợ thì ông trở về .”
    Và Ngài chỉ gốc cây dầu mục ở chùa Tây An Cổ Tự (Long Kiến-An Giang) nói rằng:
    - “Chừng nào gốc mục đâm chồi,
    Ta vâng sắc lệnh phản hồi trần gian .”

    Ðúng vậy, năm 1939 Ðức Huỳnh Giáo Chủ ra đời thì lòng sông Ông Chưởng có đủ bảy cái chợ. Và các thuyền đò người ta dùng ống tù và bằng sừng trâu thổi (trâu rống) để làm hiệu rước khách . Cũng vào độ đó gốc cây dầu mục đã từ lâu, lại mọc lên một cái chồi, chừng năm tấc (1).
    - Ðức Phật Thầy trước ngày viên tịch, có trao cho đệ tử của Ngài là ông đạo Thắng một bài thơ bát cú và dạy phải cẩn mật lưu lại cho con cháu để đối chiếu. Nếu sau này có ai viết được bài thơ y như vậy, đó là Ngài trở lại. Ðến khi Ðức Huỳnh Giáo Chủ ra đời ở Tổ Ðình, ông Bảy Còn (cháu nội ông đạo Thắng), người được giữ bài thơ đó, đến viếng Giáo Chủ, thì Ngài viết bài thơ bát cú trao cho ông Bảy không sai một chữ với bài thơ ông Bảy lưu giữ.
    Do đó nên các nho gia, học giả và chư tín đồ công nhận Ðức Huỳnh Giáo Chủ chính là Phật Thầy Tây An chuyển kiếp.
    Tóm lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ không có trị bịnh và tu ở chùa Tây An; chùa nầy cũng không phải do Ðức Phật Thầy lập. Ðức Huỳnh Giáo Chủ chính là Ðức Phật Thầy chuyển kiếp, tôn chỉ hành đạo của Ngài khác hẳn ở chùa Tây An. Sáng cho rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ tu ở chùa Tây An rồi trở về bắt chước lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo là điều sai lầm vớ vẩn đáng tiếc. (1) Gốc cây dầu mục trước cửa Tây An Cổ Tự thôn Long Kiến, Chợ Mới, An Giang.

    10. NGUYỄN QUANG SÁNG KHÔNG PHÂN BIỆT ÐƯỢC HAI VỊ GIÁO CHỦ.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “…Tôi nhìn lên khán đài từ xa cách hơn hai trăm thước. Tôi thấy người mà tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo gọi là Ðức Phật Thầy, ông Huỳnh Phú Sổ bước lên khán đài. Ông mặc quần áo trắng, áo vạt hồ màu cánh gián, tóc chấm ngang vai chẳng khác gì một cô gái…”( trang 98 )
    Nguyễn Quang Sáng gọi đây là khán đài tức dụng từ cẩu thả. (vì khán là trông xem, đài là chỗ xây cất lên cao để ngồi trông xem; còn diễn đài là đài cao để diễn thuyết cho công chúng nghe) nên phải nói là diễn đài mới đúng!
    Sáng cho rằng, người đứng trên khán đài “là Ðức Phật Thầy”. Nguyễn Quang Sáng chưa phân biệt được ai là “Ðức Phật Thầy”, ai là “Ðức Thầy”. Ðức Phật Thầy tên Ðoàn Minh Huyên (1807-1856) là giáo tổ tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ðức Thầy tên Huỳnh Phú Sổ (1919-1947) là giáo chủ đạo Phật Giáo Hòa Hảo.
    Người đứng trên diễn đài là Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ đi khuyến nông khắp các tỉnh miền Tây. Ngài đến khuyến nông tại sân vận động xã Mỹ Luông ngày 4 tháng 6 năm Ất Dậu (1945). Còn Ðức Phật Thầy Ðoàn Minh Huyên viên tịch năm Bính Thìn (1856). Nghĩa là Ðức Phật Thầy viên tịch trước khi Ðức Thầy đi khuyến nông là 89 năm, thì làm sao nói Ðức Phât Thầy đứng trên diễn đài cho được!
    Lại nữa, Sáng nói Ðức Huỳnh Giáo Chủ mặc áo vạt hồ màu cánh gián cũng không đúng. Vì áo “vạt hò” chớ không phải “vạt hồ” (áo vạt hò là thân áo phía trước choàng từ hong bên nây qua hong bên kia mà gài nút). Ðây là thường phục nhà tu theo đạo Phật mặc nó hằng ngày. Ca dao có câu:
    Thương trò may áo cho trò,
    Thiếu đinh, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu bâu.
    Căn cứ những nhân vật hầu cận Giáo Chủ trong chuyến đi khuyến nông nầy, khi lên diễn đài Ðức Giáo Chủ mặc quốc phục (áo dài khăn đống) theo nghi lễ quan trọng trong thời ấy.
    Tóm lại, danh từ và cách ăn mặc của hai vị giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo và Bửu Sơn Kỳ Hương là chuyện thông thường, Nguyễn Quang Sáng lại phóng tác sai lầm, nói chi đến chuyện cao viễn của tôn giáo, Nguyễn Quang Sáng làm gì hiểu được mà phán đoán hàm hồ!

    11. BÁC TÁM BỈNH LẬP ÐẠO.
    Nguyễn Quang Sáng nói:
    - “Bác Tám Bỉnh một con người mưu sĩ. Hồi bác lên Tân Châu lập nghiệp, Tân Châu đã có sẵn một tiệm chụp hình rồi, rất lớn. Tiệm của bác mới mở, không bằng người ta. Ðể hại người ta, để làm cho người ta sạt nghiệp, bác mới mướn một thằng du côn…” (trang 105 )
    - “Bác cũng lập đạo… Những tín đồ của bác đến cầu cơ đều xin gặp được người thân đã mất…” (trang 111 )
    -“Có nói chuyện với thằng Cường, tôi mới biết nó có nhiều ý nghĩ lạ và nó khôn lớn hơn tôi nhiều…”
    - “Ðạo của ba mầy ai theo?”
    - “Người nào không biết thì theo” (trang 112)
    - “Bác Tám bằng Thầy Tư Huỳnh Phú Sổ không ?
    - Ba tao thua. Tao nghe ba tao với chú chín cầu cơ nói với nhau là đạo của Thầy Tư là đạo hạng nhứt thì đạo của mình cũng phải hạng nhì. Thầy Tư có một triệu tín đồ, ít nhứt mình cũng có vài vạn .” (trang 113)
    Theo lời Nguyễn Quang Sáng kể trên, tức có cái dụng ý nói cho mọi người biết, những nhà lập giáo như Ðức Huỳnh Giáo Chủ đều là tay “mưu sĩ”, dối gạt người, ai không biết thì theo. Và nếu đem so với đạo của Bác Tám Bỉnh thì đạo của Ðức Huỳnh Giáo Chủ không có chi cao quí.
    Là một nhà văn, ngoài qui tắc thông thường văn nghiệp, nhà văn phải biết ít nhiều về tôn giáo. Khi muốn phán đoán về Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn Quang Sáng phải am tường lịch sử của vị giáo chủ và giáo lý tôn giáo nầy như thế nào. Có vậy mới giữ được phẩm giá một nhà văn!
    Nguyễn Quang Sáng nghe chúng tôi đối kháng:
    Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo hồi mùa hè năm Kỷ Mão (1939). Về tôn danh của đạo Phật Giáo Hòa Hảo:
    Phật Giáo: Ðạo nầy là đạo Phật, Ðức Giáo Chủ cho biết:
    Ðạo vô vi của Phật ân cần,
    Nối theo chí Thích Ca ngày trước .

    (Quyển Tư)
    Hòa Hảo: Là địa danh, nơi lập giáo và sinh quán Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Ngài nói:
    Hòa thôn Hảo cảnh xứ chi ta,
    Tạm dắt nhân sanh khỏi ái hà.

    (Hai Mươi Tháng Chạp)
    Vấn đề lấy địa danh làm tôn danh đã có trên lịch sử Phật giáo, như: Trí Khải Ðại Sư lập đạo ở núi Thiên Thai nên gọi là Thiên Thai Tông.
    Tôn danh Phật Giáo Hòa Hảo, có nghĩa: đạo nầy là đạo Phật, khai sáng tại làng Hòa Hảo (Nam phần Việt Nam). Ngoài ra, Ðức Huỳnh giáo chủ thường ký biệt danh là Hòa Hảo nên tôn giáo này mang danh là Phật Giáo Hòa Hảo.
    Theo nguyên tắc pháp lý, một chánh đảng cũng phải có đảng danh, một mối đạo cũng phải có tôn danh.
    Vậy tôn danh đạo của bác tám Bỉnh là gì? Ðạo nầy khai sáng tại Tân Châu (Châu Ðốc) sao người dân ở Nam Bộ không ai biết? Ðây đủ chứng tỏ rằng, Nguyễn Quang Sáng dựng lên cốt chuyện để tạo cớ làm giảm uy tín tôn giáo và Ðức Huỳnh Giáo Chủ, chớ thật sự không có đạo nào của bác tám Bỉnh cả!
    Chuyện nầy, Nguyễn Quang Sáng làm được, chớ lương tâm chúng tôi không làm được. Và Ðức
    Giáo Chủ chúng tôi cũng dạy: “ Ðối với những người theo tôn giáo khác, không nên đụng chạm đến cách thức tu hành của họ . Nhất là không ỷ đông hiếp đáp và nói xấu người ta.” (Quyển Sáu)

    12. NHỮNG TỬ THI TRÔI SÔNG.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Còn những cái thây khác, từ cù lao ông Chưởng theo con nước trôi ra, từ miệt trên trôi xuống, chẳng ai biế…” (trang 192) . “…Và anh cũng thấy đó. Hòa Hảo bắt Việt Minh giết thả trôi sông…” (trang 197).
    Nguyễn Quang Sáng cho rằng, những tử thi trôi sông, do Hòa Hảo sát hại, không đúng sự thật. Thời gian nầy (1945), ở miền Nam ta nền an ninh không bảo đảm, chánh quyền thay đổi vô chừng. Trong khoảng thời gian ấy, không có chánh quyền chính thức chấp chánh. Ngoài vụ quân phiệt và Việt Minh xô xát, còn lắm vụ thù oán cá nhân, côn đồ cướp của giết người. Nào là nông dân nổi dậy trả thù địa chủ bất nhân, bọn tề xã làm tay sai cho giặc Pháp bức hiếp dân chúng từ lâu. Nào là vụ bắt Việt gian cho mò tôm, như thiếu nhi ở hương thôn trong thời ấy hát:
    Cờ tam sắc dính phẩn bay mùi thúi,
    Cờ Việt Nam dính chuối bay mùi thơm
    Bắt Việt gian thúc ké cho mò tôm…”
    Và nay nghe có người chết trong đồng, mai thấy tử thi trôi sông, có những tử thi từ miệt trên biên giới trôi xuống… Ngoài đường lúc trời xẩm tối có tốp người mang đao kiếm, súng ống đi qua lại, không biết đó là phe nào! Họ muốn bắt giết ai vẫn tự do, không ai dám tiếp ai. Và cũng chẳng biết chánh quyền ở đâu để báo cáo. Dù rằng thời gian nầy Hòa Hảo thành lập Bảo An đội để bảo vệ thôn xóm. Nhưng đã bị Việt Minh khủng bố lo trốn tránh không kịp, đâu còn nói đến trách nhiệm an ninh.
    Và ở miền Tây, Hòa Hảo bị Pháp bắt giết rất nhiều. Chẳng hạn như chúng đóng đồn tại nhà Hội Ðồng Tự (Lấp Vò) có thằng tây chín ngón, thường đêm giết tín đồ Hòa Hảo thả trôi sông. Sanh mạng con người lúc nầy không hơn con kiến!
    Vả lại, thời đó Việt Minh đã có du kích, Cộng Hòa Vệ Binh và bộ đội vũ trang lưu động các nơi. Còn Hòa Hảo chỉ có Bảo An đội không súng đạn, thì không thể bắt giết Việt Minh dễ dàng đâu! Hơn nữa không thấy dấu chân người Hòa Hảo nào đến miền Bắc, mà lúc đó ở miền Bắc đồng bào chết rất khủng khiếp, rồi cũng đổ tội cho Hoà Hảo nữa sao?
    Tóm lại, cảnh người chết phức tạp năm 1945 ở miền Nam ta là việc thường trong thời loạn mà bất cứ một quốc gia nào và thời loạn nào, người dân mất nước cũng phải chung chịu thảm trạng đó thôi.

    13. QUÝ TƯỚNG CỦA ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Còn Ðức Thầy, tao đã thấy hình rồi, đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà, nước da xanh lớt cái mặt chết yểu…” (trang 79).
    Nguyễn Quang Sáng một nhà văn xấc láo, miệng nói mà tâm trí không phân biệt được chỗ đúng sai, phải trái về lời nói của mình! Thấy hình ảnh bằng giấy làm sao biết được nước da “hồng hào” hay “xanh lớt”?
    Theo lời của ông, bà giáo sư Trần Văn Hậu ở Cần Thơ tường thuật: Hồi mùa Hè năm Ất Dậu (1945), Ðức Giáo Chủ đến khuyến nông ở Phụng Hiệp. Trong lễ tiếp rước Giáo Chủ, các học sinh chen lấn nhau nhìn Giáo Chủ và đồng loạt “hoan hô ông Tư Hòa Hảo đẹp trai…!” Những tín đồ hầu cận Ðức Giáo Chủ cũng cho biết: Giáo Chủ có một tướng mạo khôi ngô, một sắc diện nghiêm đẹp khác hơn hạng thường nhân. Và trong quyển “ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” do văn hóa Hà Nội xuất bản năm 1981, tác giả Phan Quang, một nhà văn nổi tiếng và là một cán bộ cao cấp của nhà nước đương thời, ông Quang nói: “ Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chân dung người sáng lập giáo phái, mà người tín đồ kính cẩn gọi là Huỳnh Giáo Chủ. Từ khung ảnh lồng kính một khuôn mặt thanh niên đường nét thanh tú đẹp như con gái, với mái tóc đen dài xỏa chấm đến vai dịu dàng nhìn tôi.” (trang 160).
    Cũng đồng văn nhân và cán bộ của nhà nước. Nhưng tác giả Phan Quang khi bình phẩm về hình ảnh Ðức Huỳnh Giáo Chủ, với những lời lẽ lễ độ, ngợi khen. Trái lại, Nguyễn Quang Sáng thốt ra những lời thô tục, mạ lỵ Ðức Giáo Chủ! Lấy đó mà xét, đủ thấy rằng Nguyễn Quang Sáng có ác ý ganh tỵ cá nhân, chỉ biết nói theo bản năng hèn thấp của mình. Chớ không có chút gì gọi là đạo đức cao thượng, so với tác giả Phan Quang như chúng tôi đã trình bày ở trên!

    14. TƯỚNG CƯỚP BÌNH XUYÊN VÀ UỐNG ÁT XÍT.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Nó có nhiều “tích tắc” lạ lắm, không biết ai dạy cho nó hay tự nghĩ ra chẳng biết. Ví dụ như vầy: Lúc ở Sài Gòn, có một tín đồ kề cận, gốc là tướng cướp của Bình Xuyên, ngựa theo đường cũ, anh ta ăn cướp. Huỳnh Phú Sổ gọi anh ta về, nói với tín đồ xung quanh là sẽ nghiêm trị. Nó bảo nó sẽ giam tín đồ tội lỗi đó. Nhưng nhà giam đâu mà giam? Còng đâu mà còng? Nó giam như vầy: Nó lấy một sợi chỉ may quần áo của mình đây nè, rồi tự tay thắt thành một cái vòng, vòng vào cổ chân của tội nhân, còn đầu kia thì buộc vô cái cột giường. Chỉ có vậy mà tín đồ đồn tên tướng cướp võ nghệ đầy mình mà không bứt nổi sợi dây của Thầy…” (trang 99). “…Nhựt nó thử bằng cách cho Thầy uống át xít. Thầy bưng chén át xít lên, Thầy biết, nhưng Thầy vẫn uống, uống như nước trà. Uống xong Thầy vẫn ngồi đàm đạo với bọn chúng. Quân Nhựt sợ quá, mới lấy kiếng hiển vi rọi lên ngực Thầy xem ruột gan Thầy có suy giảm gì không, thì chúng thấy trong ngực Thầy có ba ông Phật. Họ đặt ra như vậy mà vẫn có người tin…” (trang 84)..
    Chuyện tướng cướp và uống át xít nói trên là do Nguyễn Quang Sáng đặt ra, với ác ý tuyên truyền làm giảm uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ.
    Thời gian quân Pháp và Nhật xâm chiếm nước ta. Pháp đàn áp tôn giáo gắt gao, bắt Ðức Giáo Chủ đưa đi an trí nhiều nơi. Chúng còn định dời Ngài qua Lào. Chưa kịp thi hành quỉ kế, đêm mùng 2 tháng 9 Nhâm Ngọ ( 10-1942 ), Sở Hiến binh Nhật đến Bạc Liêu chở Ðức Giáo Chủ về Sài Gòn (phòng thương mại) với dụng ý chính trị của người Nhật. Chớ đâu phải họ muốn quy y thọ giáo gì mà phải thử nghiệm để phân biệt phàm, thánh giả chơn! Và Ðức Huỳnh Giáo Chủ cũng thừa hiểu vấn đề nầy, Ngài nói:
    “Nay chẳng lẽ ngồi coi thắng bại,
    Của cọp, rồng trên dãy đất ta.
    Một mai cọp đã lìa nhà,
    Biết rồng có chịu buông tha chăng cùng.”

    (Gọi Ðoàn Thanh Niên.)
    Chuyện tướng cướp Bình Xuyên: Tướng cướp đó lý lịch thế nào, sao Nguyễn Quang Sáng không nói rõ? Tố cáo người mà không biết rành lý lịch, một nhà văn lại đi làm chuyện hàm hồ như thế sao?
    Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tin Ðức Huỳnh Giáo Chủ, là tin ở chỗ tài năng xuất chúng, trí huệ siêu phàm.
    Dưới đây chúng tôi xin tạm kể một vài trường hợp:
    a. Bác sĩ Trần Lũy (Rạch Giá) hỏi: “Ông có thể cho tôi biết quan niệm của ông về thuyết Darwinisme không?”
    Ðức Giáo Chủ ung dung hỏi lại: “Phải ông muốn hỏi tôi về vấn đề ông Darwinisme cho rằng thỉ tổ của loài người là khỉ chăng? Ngài lý luận tiếp:
    - Ồ! tưởng chuyện gì, chớ chuyện đó cũ mèm và dễ hiểu quá. Nếu quả thật khỉ là thỉ tổ của loài người thì từ mấy chục ngàn năm nay nó đã thành người hết rồi, trong rừng không còn con khỉ nào. Còn như nói người là biến thân của khỉ cũng như ếch là biến thân của con nòng nọc thì khi sinh ra loài người phải có cái đuôi như khỉ, đến lớn lên cái đuôi đó rụng như đuôi nòng nọc mới phải chớ!”
    b. Ông Hai Mai Văn Chính (nhạc phụ của giáo sư Trần Văn Hậu) đến viếng Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại nhà Hương Bộ Thạnh (Cần Thơ), đang lúc Ðức Giáo Chủ tiếp khách, ông Hai theo dõi phong độ và lời lẽ Ðức Giáo Chủ, ông nhận ngay Giáo Chủ là bậc siêu phàm, và ông bạch thầm trong tâm: Xin Thầy “cứu độ” ông thoát khỏi khổ nghiệp mà ông đang chịu. Biết tâm niệm, Ðức Giáo Chủ xoay lại nhìn ông Hai và nghiêm nghị nói: “Tôi không thể cứu ông được. Ông về tự lo lấy…” Về dọc đường, ông Hai rất buồn và nghĩ rằng: Phật mà không cứu độ mình được, ta còn sống làm chi! Thôi thì về nhịn đói chết cho rồi! Ông Hai vừa đi vừa nghĩ vu vơ, bỗng nghe sau lưng có người kêu nói: Ðức Thầy gọi ông trở lại dạy việc! Ông Hai trở lại, Ðức Giáo Chủ ôn tồn nói: Tôi nói, tôi không “cứu độ” ông được, ông trở về “tự lo lấy”. Có nghĩa là tự ông sám hối, cố gắng tu hành mới thoát khỏi nghiệp khổ, chớ không ai có thể cứu ai được trong khi nghiệp khổ ta không chừa mà cứ tạo thêm. Sao ông nghĩ đến việc nhịn đói, tự tử làm chi. Ðược thân nầy dễ lắm sao?
    Thôi ông về cố gắng lo tu!
    Ông Hai vô cùng kính phục Ðức Giáo Chủ biết rõ tâm niệm của ông. Nên từ đó (1940) ông Hai và luôn cả gia đình dốc chí tu hành, một đời một đạo.
    Còn nhiều việc rất huyền diệu, nhưng rất thực tế như trường hợp Ðức Giáo Chủ thu phục thi sĩ Nguyễn Xuân Thiếp (Việt Châu), Võ Văn Giỏi (cựu thư ký Soái Phủ Nam Kỳ), Luật sư Mai Văn Dậu, và nhà chánh trị như: Phan Bá Cầm, Chung Bá Khánh, Ðỗ Hữu Thiều, Nguyễn Hữu Giáp, Võ Văn Thời, Nguyễn Bảo Toàn, các Bác sĩ Trần Lũy, Ðào Tuấn Kiệt, Hồ Nhựt Tân, Trần Văn Tâm, Ðỗ Cao Viễn…và các cụ đồ nho như thầy Ba Thận, Lương Văn Tốt, Ðặng Thành Tựu…
    Ngoài ra, Ðức Giáo Chủ còn trả lời trôi chảy nhiều câu hỏi về chánh trị, tôn giáo và khoa học, do những nhà trí thức đưa ra, làm cho mọi người đều kính phục. Lại nữa, giáo lý của Ngài khai thị rất sáng tỏ, nhân sinh quan xác thực phù hợp với trình độ chúng sinh trong thời mạt pháp. Chớ không mê tín như chỗ nhận xét nông cạn của Nguyễn Quang Sáng nói ở trên.

    15. DANH TỪ TÒNG SƠN VÀ THỜI ÐỨC PHẬT THẦY, GIẶC PHÁP CHƯA CÓ MẶT TRÊN ÐẤT NƯỚC TA.

    Nguyễn Quang Sáng nói: “Phật Thầy Tây An là ai? Tên thật của ông là Ðoàn Minh Huyên, người sanh ở làng Thọ Sơn tỉnh Sa Ðéc.”
    “ Cũng gần năm trăm năm về trước, Pháp vừa mới cai trị nước ta, ông Ðoàn Minh Huyên đến vùng Trà Bư, Xẻo Môn, Long Kiến… nhằm lúc có bệnh tả. Người chết không sao kể xiết. Tiếng đồn ông về đó vừa truyền đạo vừa trị bệnh cho dân. Nhà cầm quyền Pháp sợ ông khua dân dấy loạn”, nên bắt giữ ông ở chùa Tây An. Từ đó ông lập ra tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương” (trang 83 ).
    Nguyễn Quang Sáng nói sai. Chúng tôi xin đính chánh:
    A,) Ðịa danh: Ðức Phật Thầy sanh quán ở làng Tòng Sơn, chớ nào phải làng Thọ Sơn. Trong đình làng Tòng Sơn trên bàn thờ Ðức Phật Thầy có tấm biển khắc chữ:
    “Ðoàn Phật Sư.”
    (Phật Thầy họ Ðoàn)
    Và một câu đối:
    “Tòng Sơn đắc ngộ Phật,
    Tây An quả giác sư.”

    (Làng Tòng Sơn được hiện Phật,
    Chùa Tây An chứng quả Thầy).
    Và trên thực tế, người dân ở Nam bộ ai cũng nói: đình Tòng Sơn, rạch Tòng Sơn và chùa Tòng Sơn của Phật Thầy. Chớ không nghe ai nói: đình Thọ Sơn, rạch Thọ Sơn và chùa Thọ Sơn của Ðức Phật Thầy bao giờ! Ðồng thời các văn nhân học giả như: Nguyễn Văn Hầu (Thất Sơn Mầu Nhiệm),
    Trịnh Vân Thanh (Danh Nhân Từ Ðiển) và Liêm Châu (Kỳ Tích Núi Sam) .v.v… cũng đồng công nhận Ðức Phật Thầy sinh quán ở làng Tòng Sơn. Nguyễn Quang Sáng nói Ðức Phật Thầy sinh quán ở làng Thọ Sơn, hoàn toàn sai sự thật!
    b.) Nguyễn Quang Sáng nói Ðức Phật Thầy bị Pháp bắt, càng sai:
    - Mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1849) Ðức Phật Thầy về ở đình Tòng Sơn, vào Trà Bư, Xẻo Môn, rồi đến ngụ tại cốc ông Kiến (chùa Tây An Cổ Tự ngày nay) để trị bịnh và truyền đạo. Vì bá tánh bốn phương theo Ngài đông đảo. Sợ Phật Thầy gây bạo loạn, như vụ: “Lâm Sâm” và “ gian đạo sĩ” vừa qua (1840), nên nhà cầm quyền tỉnh An Giang (Tổng Ðốc Huỳnh Mẫn Ðạt) cho cai Trung và đội Bồng đến dời Phật Thầy về tỉnh. Sau khi tra xét kỹ, Triều đình (Thiệu Trị) trả lại tự do và cho phép Ngài truyền đạo. Nhưng điều kiện phải xuống tóc và ở chùa Tây An (núi Sam) cùng quí sư trong phái Lâm Tế mà triều đình đã chính thức nhìn nhận.
    - Căn cứ theo tấm bia nơi phần mộ của Ðức Phật Thầy (núi Sam), Phật Thầy sinh vào giờ ngọ, ngày rằm tháng mười năm Ðinh Mão (1807), tịch giờ Ngọ, ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1856). Pháp đánh ba tỉnh miền Tây của ta ngày 24 tháng 6 năm Ðinh Mão ( 1867). Nghĩa là Ðức Phật Thầy viên tịch trước khi giặc Pháp có mặt ở nước ta là 11 năm, làm gì có chuyện Pháp bắt Ðức Phật Thầy giam giữ ở chùa Tây An được. (1)
    Tóm lại, từ địa danh của Ðức Phật Thầy, Ðức Phật Thầy bị bắt và thời gian tính Nguyễn Quang Sáng không hiểu rành. Môt vị chủ tịch hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh lại non kém trình độ lịch sử đến thế cũng viết sách dạy đời sao? (1) Căn cứ câu thơ xưa của Ðức Phật Thầy tiên tri về chuyện người Pháp đến nước ta đã được người đời truyền tụng:
    Ngày sau tàu chạy trên mây,
    Dưới sông thương mãi ghe đi khỏi chèo.
    Chúng sanh bất luận giàu nghèo,
    Dưới sông tàu chạy, trên bờ xe đưa.
    Nam thanh nữ tú đều ưa,
    Lời Thầy ghi trước để thì sau coi.

    Nghĩa là Ðức Phật Thầy nói trước (lúc Ngài còn tại thế). Ðến thời gian sau nầy (khi Ngày tịch), người Pháp mới có mặt trên đất nước ta.

    16. NGUYỄN QUANG SÁNG GANH TỨC.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “- Nhiều đêm tao tức, tụi mình chừng nầy tuổi mà thua một thằng nhỏ. Mới có mấy năm mà trong tay nó có tới một triệu tín đồ, từ Châu Ðốc, Long Xuyên, Cần Thơ lan dần ra lục tỉnh…” - Tôi để ý thấy Bác Tám Bỉnh luôn gọi Huỳnh Phú Sổ là nó vừa coi thường vừa ghen, vừa tức.” (trang 99).
    Dù Nguyễn Quang Sáng thuật chuyện các đồng chí của Nguyễn Quang Sáng ghen tức. Nhưng phải nói người sáng tác ghen tức thôi!
    Từ gia đình luôn đến xã hội được yên vui, phải cần người tốt. Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai đạo, dạy người làm lành lánh dữ, ăn ở ngay thẳng, biết trọng luân thường đạo lý là người tốt, làm gì phải ghen tức? Thấy người có tài hơn mình sanh lòng ghen tức là tánh xấu của hạng tiểu nhơn làm cho quốc gia điêu đứng nhiều rồi!
    Nguyễn Quang Sáng tự biết: Ai kia đã bao lần nuốt lời “hòa ước”, lại nhẫn tâm làm một chuyện tội ác tày trời, ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ đang trên đường công tác hòa giải vì quyền lợi quốc gia…Như vậy, chưa vừa bụng sao, nay Nguyễn Quang Sáng còn hằn hộc nữa???
    Vả lại, Ðức Huỳnh Giáo Chủ, vị lãnh đạo tối cao một tôn giáo có nhiều triệu tín đồ, có đủ tư cách pháp nhân. Và niên kỷ Ðức Huỳnh Giáo Chủ đáng bậc cô bác, Nguyễn Quang Sáng gọi bằng “thằng nhỏ nầy, thằng nhỏ nọ…”! Nề nếp lễ giáo gia đình của Nguyễn Quang Sáng mất dạy như thế đó ư??? Phần đoàn thể chúng tôi, bởi thâm nhập giáo lý từ bi và tuân chỉ lời Tôn Sư giáo huấn nên những gì dĩ vảng chẳng tốt, chúng tôi đều bỏ qua. Và những chứng từ văn thư, sách báo của Phật Giáo Hòa Hảo, chúng tôi không có một lời ganh ghét, bất cứ một chánh đảng nào, và một giáo phái nào như số người ganh ghét kể trên!
    Tóm lại, lời nói của Nguyễn Quang Sáng, một con người “ganh hiền ghét ngõ” thốt ra, đâu còn gì là công bằng phải trái. Chúng tôi xin miễn biện luận về tiết mục nầy.

    17. NGUYỄN QUANG SÁNG HIỂU LẦM VỀ ÐẠO PHẬT.

    Nguyễn Quang Sáng nói: “- Có một người không hề sợ hãi, như ở một cõi khác, tiếng súng không thể nào vang tới, ấy là bà cố của chúng tôi.
    Bà vẫn đi thơ thẩn trước sân, tay cầm hạt chuổi, môi mấp máy lầm thầm.” (trang 187). “- Bà cố tôi là người già nhất trong làng. Người bà nhỏ, lưng cong, tóc trắng như bông. Suốt ngày bà chỉ cầm chuổi hột, môi mấp máy (chắc là bà đếm) không nói với ai một lời.” (trang 41) “- Ðạo Hòa Hảo cũng đạo Phật, nhưng đạo nhánh đạo nhóc…” (trang 63).
    Bà lão kể trên là hạng thường nhân hay siêu nhân? Nếu thường nhân thì bà cũng biết sợ chết và trốn tránh bom đạn như bao nhiêu người khác. Nếu hạng siêu nhân, đứng trước cảnh bom đạn, tâm bà vẫn thản nhiên, tức công phu tu hành của bà đã chứng đắc bậc “ tâm như như bất động”. Nghĩa là bà đã đắc đạo. Như vậy lúc bà còn sống được bá tánh qui đầu ; khi bà liễu đạo, người ta lập am tự tôn thờ . Nhưng tại sao bà lão chết trong âm thầm lặng lẽ, người dân trong vùng không ai hay biết về bà ? Ðây có phải chuyện phi lý chăng ?
    Tuy nhiên, cốt cán của nhà Phật là đường “Trung đạo”, sinh hoạt “trung dung”, không thái quá, bất cập. Bà lão không trốn tránh bom đạn là thái quá, mê tín, không hợp với giáo lý nhà Phật và khoa học. Vì bom đạn không nể vách sắt tường đồng và xác thân phàm tục của bà lão đâu!
    Lại nữa, nhà tu quanh năm chỉ biết tay cầm tràng hạt, cầu vãng sanh cho riêng mình, đó là đi lạc giáo lý từ bi cứu khổ chúng sinh. Sử chép: Một hôm Phật ngồi tham thiền dưới cội cây, thấy bầy cừu chạy ngang có một con cừu què chạy theo không kịp bầy, nó kêu la thảm thiết. Ðộng lòng thương, Phật bén đứng dậy đến bế con cừu què chạy theo cho nó nhập bầy.
    Như thế, chủ thuyết Phật giáo nhà tu phải thể hiện trên thực tế hằng ngày bằng mọi biện pháp lợi ích chúng sinh dù là việc rất nhỏ. Chớ không thể mắt thấy cảnh khổ của chúng sinh lại điềm nhiên tĩnh tọa, tay cầm tràng hạt, miệng thì thầm niệm chữ Nam Mô mà hợp với giáo lý từ bi được.
    Nói thế, không có nghĩa là phủ nhận cách tu của bà lão. Bởi đây cũng là điều tốt cho Phật tử, nhất là những người già yếu biết tìm điểm tựa cho tâm linh. Mà tôi muốn nói: giáo lý nhà Phật nào phải chỉ có bấy nhiêu thôi; vẫn còn những gì cao quý hơn, thực tế hơn nữa, mới được tồn tại với thời đại khoa học nguyên tử nầy.
    Nguyễn Quang Sáng còn nói: “Ðạo Hòa Hảo cũng đạo Phật, nhưng đạo nhánh đạo nhóc…” (trang 63)
    Nguyễn Quang Sáng chưa thạo việc cổ kim. Dù đạo hay đảng cũng có gốc có ngọn… Theo lịch sử: đạo Phật Giáo Hòa Hảo xuất phát nơi đạo Phật Thích Ca, và chư Tổ thừa kế. Thì Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng từ Mã Khắc Tư (1) và Các Mác, Lê Nin mà ra. Ðó là lẽ đương nhiên, lạ gì phải nói?
    Là nhà văn, phải tìm lý lẽ đạo đức cải thiện tư tưởng con người, xây đắp văn hóa tốt đẹp giúp cho chánh thể lành mạnh. Ðầu óc nhà văn không thể bận rộn chuyện nhỏ nhặc, không đâu…
    Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng chưa thâm sâu giáo lý nhà Phật, không hiểu gì về Phật Giáo Hòa Hảo mà đem việc “tâm như như bất động” của Phật giáo. Và chỗ gốc, ngọn của Phật Giáo Hòa Hảo ra nói, thật đáng buồn cho sự dốt nát và tâm
    (1)Mã Khắc Tư (1818-1883), người Ðức., thỉ tổ cộng sản . Năm 1874 phát biểu tờ cộng sản đảng.
    Chí hèn mọn của Nguyễn Quang Sáng!

    18. BĂNG TREO NGANG ÐƯỜNG.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “ Xóm tôi có đám Hòa Hảo không biết nó muốn cái gì mà vừa treo cờ đỏ sao vàng, vừa treo lá cờ dà. Cờ mình sáng chói, còn cờ họ thấy mà ghê, như cái giẻ rách, mà cũng treo. Lại treo băng ngang qua đường “Ðức Thầy Vạn Tuế”. “ Ðạo Phật Giáo Hòa Hảo Vạn Tuế”. Tôi chạy xe vừa tới cái băng của họ thì tôi xuống xe, tôi dẫn xe đi vòng qua trong vườn quành ra. Có người dòm tôi tưởng tôi điên. Có người thấy làm lạ hỏi: “ Ðường thẳng sao không đi, mà dẫn xe đi vòng vậy anh tư” ? Tôi trả lời: không thấy cái băng treo trên đầu đó sao? Họ cười: “ Cái băng treo trên cây, xe hơi, xe ngựa vẫn chạy qua, đụng đầu anh đâu mà anh sơ.” Tôi thấy họ không hiểu ý tôi nên mới chọc thẳng: “ mấy người có ai dám chui qua cái quần của đàn bà không hà”. Thì nó cũng vậy thôi. Khác gì ?” (trang 149).
    Nguyễn Quang Sáng chà đạp danh dự Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng vô tình làm lộ liễu chân tướng đê tiện của mình cho độc giả chán chê!
    Dù nhà nước hay tôn giáo chuyện treo băng trong các cuộc lễ là chuyện thông thường, có chi phải nặng lời đố kỵ? Và Nguyễn Quang Sáng dụng lời thô bỉ trước mọi người, nhưng Nguyễn Quang Sáng vẫn bình yên. Ðủ chứng minh rằng, tín đồ Hòa Hảo lúc nào cũng hòa nhẫn. Nếu gặp tổ chức khác, không chắc gì bản thân Nguyễn Quang Sáng được an toàn!
    Giả sử, có người tín đồ Hòa Hảo chúng tôi viết sách nói: “ Cờ đỏ sao vàng thấy mà ghê như cái giẻ rách.” Và băng treo ngang đường có dòng chữ: “ Hồ Chí Minh vạn tuế, là cái quần đàn bà.” Thì Nguyễn Quang Sáng mới có thái độ như thế nào? Nhưng tín đồ Hòa Hảo chúng tôi, dù sao cũng hấp thụ được ít nhiều tinh thần cao thượng của tôn giáo, lương tri không cho phép chúng tôi dùng những lời bỉ ổi như Nguyễn Quang Sáng được.
    Hơn nữa, đứng về phương diện chánh trị mà xét : thì ban tổ chức cuộc lễ nầy có treo cờ dà (Hòa Hảo) và cờ đỏ sao vàng (Việt Minh) chứng tỏ rằng, Hòa Hảo lúc nào cũng trọng tinh thần đoàn kết dân tộc, chung lo giải phóng đất nước khỏi họa ngoại xâm. Trái lại, Nguyễn Quang Sáng đố kỵ phỉ báng. Như vậy, đủ thấy cán bộ Việt Minh, lúc nào cũng cố ý chia rẽ tình đồng bào chủng tộc và gây hấn luôn!

    19. THỜI GIAN ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THAM CHÁNH VÀ ÐỜI TƯ CỦA BỐN TƯỚNG HÒA HẢO.

    Nguyễn Quang Sáng nói: “- Cũng vào ngày tháng năm 1945, ở các nơi khác đang vào mùa thu, ở làng tôi thì mùa nước…” (trang 150) “ở Cần Thơ xảy ra cuộc xung đột đổ máu giữa nhóm Hòa Hảo Năm Lửa với anh em đằng mình.” “- Ðối với Huỳnh Phú Sổ mình vẫn chủ trương đoàn kết, đã mời ông ta vào Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ. Từng tuổi ấy với chức vụ như vậy đâu phải nhỏ. Nhưng vì cái mộng làm vua nên mới gây ra nông nổi nầy.” (trang 159 )
    Trên đây Nguyễn Quang Sáng cố tình nói sai sự thật. Chúng tôi xin đính chánh:

    a. Thời gian Ðức Huỳnh giáo chủ tham chánh:
    Nguyễn Quang Sáng cho rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ được mời vào Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ trước tháng 8 năm 1945 là sai. Bởi:
    Căn cứ theo bài thơ của giáo sư Phạm Thiều (Ủy viên tuyên truyền Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ) khích lệ Ðức Huỳnh Giáo Chủ về vấn đề tham chánh, đề ngày 1 tháng 10 năm 1946 có câu:
    “Sao còn khoắc khoải mối hiềm xưa…”
    Ðức Giáo Chủ đáp:
    “Từ bi đâu vướng mối hiềm xưa…”
    (Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ)
    Mối hiềm xưa, tức chỉ cho em ruột Ðức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh hành quyết ở Cần Thơ, hồi tháng 8 năm 1945. Nếu Ðức Giáo Chủ tham chánh trước tháng 8 năm 1945. Nghĩa là trước ngày em Ngài bị sát hại, thì không thể nói mối hiềm xưa được! Và nếu Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã tham chánh rồi, thì đến tháng 10 năm 1946 (sau hơn một năm) cụ Phạm Thiều đâu còn mời Giáo Chủ tham chánh nữa mà làm chi?
    Lại nữa, trên mặt báo QUẦN CHÚNG đề ngày 14-11-1946, Ðức Huỳnh Giáo Chủ tuyên bố lý do Ngài tham chánh. Chẳng lẽ tham chánh trước tháng 8 năm 1945, mãi đến hơn một năm sau (1946), Ngài mới tuyên bố lý do!
    Những lý lẽ kể trên, đủ xác nhận Ðức Huỳnh Giáo Chủ tham chánh vào Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ cuối năm 1946. Nguyễn Quang Sáng nói Ðức Huỳnh Giáo Chủ tham chánh trước tháng 8 năm 1945 là sai sự thật. Ðã sai sự thật, thì không thể cho rằng Ðức Huỳnh Giáo Chủ vì cái mộng làm vua nên mới gây ra nông nỗi đổ máu ở Cần Thơ.

    b. Công cuộc đổ máu ở Cần Thơ: (xem chương 2 có nói rõ vấn đề nầy)
    c. Hòa Hảo không chủ trương chia làm bốn khối và đời tư của bốn tướng:
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Cái đạo của ông ta bây giờ chia làm bốn khối: Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán, Nguyễn Giác Ngộ. Cả bốn tướng là dân bất hảo, là dân bến xe, dân ăn trộm, dân bán thịt heo và lính mã tà…” (trang 159)
    Nguyễn Quang Sángcho rằng, đạo Hòa Hảo bây giờ (8-1945) chia làm bốn khối là không hợp lý. Vì thời gian tổ chức lực lượng Hòa Hảo gồm có:
    - Bảo An Ðội: Tổ chức vào thượng tuần tháng 8 năm 1945.
    - Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo mới thành lập quân đội võ trang.
    - Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng, thành lập ngày 21-9-1946. Ðảng nầy do các nhà trí thức, ái quốc thành lập, chớ không phải đảng riêng của Hòa Hảo.
    - Dân Quân Cách Mạng Ðệ Tứ Sư Ðoàn, do các vị chỉ huy quân sự triệu tập phiên hợp tại Sài Gòn hồi tháng 8 năm 1946, quyết nghị thành lập bốn sư đoàn (1) chuẩn bị cho cuộc kháng Pháp. Ðệ Tứ Sư Ðoàn do Hòa Hảo đảm trách.
    Thời gian trước tháng 8 năm 1945 Hòa Hảo không có tổ chức quân đội nào cả. Không có tổ chức quân đội, thì không thể nói Hòa Hảo chia làm bốn khối được. Bởi chánh kiến bất đồng mới chia từng khối chống chọi lẫn nhau. Năm 1945 Hòa Hảo chưa có tổ chức quân đội và bốn tướng cũng tôn thờ một thầy, một đạo, thì đâu có lý do nào phân Chia từng khối! Và kinh nghiệm trên trường tranh đấu: -lúc đánh giặc người ta rất cần sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, khi an hưởng thì chia rẽ hại nhau… Chính thời gian ấy, bốn tướng Hòa Hảo đang đương đầu với hoàn cảnh đầy nguy khốn, dù muốn dù không họ cũng phải đoàn kết thành một chủ lực để binh vực lẫn nhau. Chớ đâu có dại gì chia phe rẽ khối làm suy giảm sức mạnh để rước lấy tai họa hay sao?

    Bốn sư đoàn:

    1. Dân Quân Cách Mạng Ðệ Nhất Sư Ðoàn do cựu chiến binh Bình Xuyên đảm trách.
    2. Dân Quân Cách Mạng Ðệ Nhị Sư Ðoàn do Cao Ðài (Phạm Công Tắc) đảm trách.
    3. Dân Quân Cách Mạng Ðệ Tam Sư Ðoàn do Nguyễn Hòa Hiệp (cựu đảng viên Quốc Dân Ðảng) đảm trách.
    4. Dân Quân Cách Mạng Ðệ Tứ Sư Ðoàn do Hòa Hảo đảm trách. Ðây là chính nghĩa chủ lực chống xâm lăng giữ gìn cương thổ.

    d. Ðời tư của bốn tướng Hòa Hảo:
    - Ông Trần Văn Soái (Năm Lửa), dân anh chị, đứng bến xe, hung với người hung, hiền với người hiền, hay binh vực kẻ khó nghèo cô thế. Ông rất kính sợ Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Ngoài việc quân cơ ra, ông còn quan tâm in ấn Sấm Giảng, tu sửa chùa chiền, hội quán… Năm 1952 cùng tùy tùng đến viếng chùa Tòng Sơn, xem mớ tóc của Ðức Phật Thầy, nhớ đến người xưa ông chạnh lòng rơi nước mắt. Và sau lưng Pháp ông ngấm ngầm giúp vũ khí cho tướng Lê Quang Vinh để bảo vệ vùng đất đạo.
    - Ông Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), một đạo sĩ ăn ròng rau trái. Khi quy đầu Ðức Huỳnh Giáo Chủ, ông hết lòng lo việc nước và bảo vệ an ninh cho tín đồ yên ổn tu hành.
    Nguyễn Giác Ngộ, tính người điềm đạm, quân kỷ rất nghiêm. Dù trước kia ông có đi lính cho Pháp, nhưng khi trở về với Ðức Huỳnh Giáo Chủ ông hết lòng lo cứu quốc, bảo vệ tín đồ, tu sửa chùa chiền, mở cơ hoằng pháp, nhất là công cuộc xây cất chùa Tây An Cổ Tự xã Long Kiến.
    - Ông Lê Quang Vinh (Ba Cụt), một thanh niên nông dân võ giỏi, đầy gan mật, chẳng phục uy quyền, gặp bất công thì ra tay nghĩa hiệp. Ngày theo về với Ðức Huỳnh Giáo Chủ, ông được chỉ huy một đơn vị lớn. Khi đụng giặc, ông cầm cờ tiến trước, quân sĩ tiến theo sau. Người ta rất lấy làm lạ về tài đánh giặc của ông mà xưa nay chưa có nhà chỉ huy quân sự nào có tài “bách chiến, bách thắng” như ông! Bản thân ông luôn luôn lưu động, cứu giúp tín đồ trong vùng bán an ninh, chớ ít khi ông ở một nơi nào lâu cả… Bốn tướng Hòa Hảo đâu có tướng nào làm nghề ăn trộm, bán thịt heo…
    Nguyễn Quang Sáng quên rằng, các vị anh hùng xưa kia lúc chưa gặp thời, lại bất phục chánh sách thối nát nào đó, các ông cũng cướp đoạt tài sản của bọn cường hào ác bá để chia cho dân nghèo. Ðây là lẽ đương nhiên của những bàn tay nghĩa hiệp. Trong thời kháng Pháp có lắm nhân vật hảo hán liên quân Bình Xuyên và tướng Huỳnh Văn Trí, một sĩ quan cao cấp của Hà Nội cũng rất rành về vấn đề nầy!
    Ðiều đáng kể hơn nữa, là bốn tướng Hòa Hảo khi chung kết cuộc đời, không có tướng nào lưu lại số tiền nơi các ngân hàng, hay vi la, biệt thự hay tài sản đáng kể cho cá nhân mình, như những tướng tá khác.
    Như vậy, có chi gọi là “bất hảo”? Chỉ có Nguyễn Quang Sáng một nhà văn vi phạm luật “như thật”, quanh quẩn trong chỗ hèn mọn, vu khống chuyện xấu cho người, cắt đứt tình đoàn kết dân tộc, mới đúng là hạng người “bất hảo” mà thôi!
    Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng nói thời gian Ðức Huỳnh Giáo Chủ tham chánh, bốn tướng Hòa Hảo chia làm bốn khối, và đời tư của bốn tướng lãnh Hòa Hảo đều là sai sự thật.

    20. TỐI TRỜI ÐẤT BA NGÀY ÐÊM.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “… người trong đạo họ xầm xì với nhau: trong ba ngày ba đêm tối trời, tối đất ấy, bọn quỷ vương sẽ nghễu nghến đầy đường. Chúng đi qua từng nhà, gọi tên từng người. Nếu ai lên tiếng thì bị chúng hốt hồn.” “ cho nên người trong đạo họ xầm xì với nhau, Thầy dạy phải làm bánh tổ, phải phơi cơm khô để ăn” (trang 90).
    Trong Sấm Giảng Ðức Huỳnh Giáo Chủ cũng có nói về Quỉ Vương (hay Ma Vương). Ở đây dẫn theo sử liệu Ma Vương tuyên thệ phá giáo pháp Phật trước khi Ngài thành đạo.
    Ðức Giáo Chủ nói:
    “Ðạo gần đắc Ma Vương theo khuấy,
    Dùng thần thông nghị lực dẹp tan…”

    (Quyển Năm)
    “Hồi thuở trước Thích Ca Phật Tổ,
    Ngồi tham thiền bị nó ghẹo hoài.
    Mà cũng không rúng động đặng Ngài,
    Nên cố oán phá đời mãi mãi.”

    (Quyển Tư)
    Ðại ý về sự: chỉ có số người vì quyền lợi cá nhân nên đối nghịch với đạo của Ngài. Chớ không có nghĩa là nói ma quỉ hiện hình đi ngoài đường như Nguyễn Quang Sáng nói. Và chuyện tối trời đất ba ngày đêm là chủ trương tuyên truyền phá uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Vì Ngài mở đạo không mấy năm số tín đồ tăng lên hằng triệu người, làm cho quyền lợi của đối phương bị trở ngại nên họ phải tìm mọi cách tuyên truyền những điều bất lợi đó thôi.
    Trước tình trạng ấy (1945) , Ðức Huỳnh Giáo Chủ cho ra bài “Ðính Chánh” để trấn an tinh thần dân chúng:
    “Gần đây lắm kẻ ngoa truyền,
    Một bài Sấm ngữ nơi miền Hậu Giang .
    Nói rằng: tháng tám tai nàn,
    Tối tăm trời đất, tan hoang cửa nhà.
    Kẻ gần cho đến người xa,
    Từ trong thôn xã đến ra thị thành.
    Hại cho quốc kế dân sanh,
    Ruộng đồng tươi đẹp dân đành ngó lơ.
    Thương thay những kẻ ngu khờ,
    Lầm mưu gian trá ngẫn ngơ ưu sầu.
    Hỏi rằng: sấm bởi nơi đâu,
    Nói: ông Hòa Hảo làm đầu truyền ra.
    Buộc lòng tôi phải đính ngoa,
    Cho trong toàn quốc gần xa đều tường.
    Chuyện ấy là chuyện hoang đường,
    Của bọn phá hoại chủ trương hại mình.
    Anh em ta phải đồng tình,
    Nếu gặp “nắm óc” đem trình “công an”.
    Chúng ta giải quyết lẹ làng,
    Ðừng để chuyện huyễn tràn lan ra nhiều.”

    Tóm lại, chuyện tối trời đất ba ngày đêm, quỉ vương xuất hiện… Ðó là chuyện tuyên truyền láo khoét của bọn bất lương phá hoại uy tín Ðức Huỳnh Giáo Chủ, đã bị cảnh cáo lâu rồi ! Nay Nguyễn Quang Sáng còn tiếp diễn bài học cũ mèm đó nữa làm chi? Một nhà văn có thể làm những chuyện thêm thừa phi lý như thế ư?

    21. SỐ NGƯỜI DỐT.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Bà con theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo ở làng mình, có người thì dốt, có người chỉ mới biết đọc biết viết, giỏi lắm thì cũng chỉ tới lớp ba trường làng. Có người không hề đọc được một câu kinh, câu sấm, nghe người khác đọc rồi thuộc lòng. Chữ nghĩa không hiểu lại nói cũng không rành rẽ, hủy, quỷ, ủy cũng nói là quỷ, vương hay dương cũng gọi là dương. Cũng vì vậy mà ai nói xuôi nói ngược gì cũng nghe cũng tin.” (trang 147)
    Nguyễn Quang Sáng cho rằng số người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo là dốt, giỏi lắm cũng chỉ tới lớp ba trường làng để đánh giá chung cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng Sáng có ngờ đâu tự mình nói lên cho độc giả biết trình độ thiển cận của mình! Sáng nên biết: bất cứ một chính đảng hay một tôn giáo nào cũng không tránh khỏi một vài trường hợp thiếu sót của số người kém trình độ văn hóa hưởng ứng buổi ban đầu. Số người Bắc Việt vào Nam thời đó (1945) cũng có người dốt. Thì dù tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo kém học vấn, không phân biệt ý nghĩa cái tiếng như Sáng nói, đó cũng là việc thông thường, không đáng kể! Ðiều đáng kể là ta phải biết là vị lãnh đạo của chính đảng và tôn giáo ấy, có đủ “tài đức” không? “Chương trình” và “giáo lý” ấy có chánh nghĩa và sáng tỏ không? Ðó mới là điều quan trọng khi bình phẩm về đảng hay tôn giáo.
    Những từ thuộc về chánh tả như Sáng nói. Ngoài việc tín ngưỡng đấng siêu phàm ra, căn cứ trên thực tế, Ðức Huỳnh Giáo Chủ tốt nghiệp tiểu học ở Tân Châu. Thì việc cỏn con kia, có nghĩa lý gì đối với trình độ học vấn của Ðức Huỳnh Giáo Chủ và những nhân vật tài năng hầu cận bên Ngài. Ðồng thời hồi tháng 5 dl năm 1945, Phật Giáo Hòa Hảo đã tổ chức Ban Trị Sự Giáo Hội Trung Ương đảm trách ấn hành kinh sấm, dù không dám nói là hoàn toàn chu đáo, nhưng cũng chưa đến nổi sơ xuất về văn phạm như Nguyễn Quang Sáng nói.
    Căn cứ lý lịch của Sáng trong quyển sách nầy, Sáng đã rời khỏi ghế nhà trường năm 13 tuổi. Với tuổi tác đó và thời gian đó, Sáng có thể tốt nghiệp tiểu học thì số tín đồ Cao Ðài, Thiên Chúa, Hòa Hảo trong làng cũng có người tiến bộ hơn Sáng. Sáng lên án tín đồ Hòa Hảo thất học. Ðây là hành động tự cao, vô lễ của một nhà văn đối với đồng bào nơi cố hương!
    Sáng cho rằng tín dồ Hòa Hảo dốt, “ai nói xuôi nói ngược gì cũng nghe cũng tin” thì quyển “Dòng Sông Thơ Ấu” của Sáng vừa cho ra đời đã bị phản đối, đình bản, rồi âm thầm chết dần theo năm tháng! Nếu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo dốt thì đâu có đủ khả năng tự lập tự tồn, tín đồ từ hai triệu, ba triệu, bốn, năm triệu từ trong quốc nội tới hải ngoại như ngày hôm nay.
    Tuy nhiên, vấn đề bất hạnh nầy do xâm lăng Pháp dùng kế sách ngu dân, cả ba miền Nam, Trung, Bắc Việt Nam ta chịu chung, chớ không phải một địa phương nào chịu riêng. Nguyễn Quang Sáng chỉ riêng cho làng Mỹ Luông là sai. Và xâm lược Pháp muốn duy trì Việt Nam ta là thuộc địa làm lợi cho tài nguyên kinh tế cho họ lâu dài.
    Trước tình thế nguy nghèo nô lệ đe dọa ấy, người cán bộ ái quốc yêu dân, mọi hiềm tỵ nên bỏ qua, đặt nền độc lập quốc gia trên hết, làm cho giống dân Hồng Lạc giàu mạnh, “Minh đức tân dân”, theo kịp với các quốc gia tiến bộ trên hoàn cầu. Thế mới gọi trách nhiệm người cán bộ và nhà văn đáng mến!
    Trái lại, xâm lăng Pháp dùng kế sách ngu dân thống trị đồng bào ta. Nguyễn Quang Sáng ngạo nghể dân ngu, dân dốt, thì giặc Pháp là phạm nhân, Nguyễn Quang Sáng là đồng lõa. Cả hai đều là lang sói hại dân, chớ nào có nhân đạo chi đâu. Hành động phạm nhân, đồng lõa ấy là thứ “ảnh ương” huyênh oang trong lúc mưa đêm nước lạnh, không mấy ai thương.

    22. ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHÔNG HỀ NGỒI XE NGỰA.
    Nguyễn Quang sáng nói: “Một lát sau, ông Huỳnh Phú Sổ ngồi trên một chiếc xe ngựa, một con ngựa bạch, không biết là xe của ai, xe sau là xe chở đoàn tùy tùng của ông, chạy trên con đường qua cửa nhà tôi. Chiếc xe của ông như chạy giữa dòng người tín đồ. Có một tốp người chạy trước, không phải ngồi trên xe mà chạy bằng hai chân, người chạy dọc theo hai bên lề, và sau là một đoàn người cắm đầu cắm cổ chạy theo xe của ông.” (trang 98)
    Sáng khéo đặt chuyện khôi hài khinh bỉ Ðức Huỳnh Giáo Chủ và tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thái quá! Sáng tưởng ai cũng tin theo lời Sáng, chớ không ngờ những người am hiểu chuyện đời họ đánh giá quyển sách của Sáng là tài liệu lừa bịp không biết gì sỉ nhục!
    Tháng 5 dl năm 1945, Phật Giáo Hòa Hảo đã thành lập Ban Trị Sự Trung Ương và các cấp trực thuộc. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã có hằng triệu người. Trong số tín đồ có nhiều người sang giàu có xe tàu đầy đủ… Và chiếc xe Renault biển số 609 màu dà (1) của ông phán Hồ Viết Long (Sa Ðéc) dùng để đưa rước Ðức Huỳnh Giáo Chủ trong dịp đi khuyến nông ở đâu mà để Ðức Huỳnh Giáo Chủ ngồi trên một chiếc xe ngựa? Và đoàn tùy tùng luôn cả tín đồ của Ngài, một tổ chức tôn giáo lớn không biết phương tiện nào khác, lại phải cắm đầu cắm cổ chạy bộ theo Ðức Giáo Chủ sao?
    Ðối lại, một tổ chức lớn của Sáng, có xe tàu, có đủ phương tiện, khi tiếp rước một vị lãnh đạo đi kinh lý cũng dùng một chiếc xe ngựa chở vị lãnh đạo tối cao của mình! Và tiếp theo đó, cán bộ các cấp cũng cắm đầu cắm cổ chạy bộ theo hay sao?
    Phi lý! (1) Chiếc xe Renault hiện nay còn lưu giữ nơi An Hòa Tự (Thánh địa Hòa Hảo)

    23. NGUYỄN QUANG SÁNG KHOE LÒNG TỐT VÀ LỪA DỐI CẤP CHỈ HUY.

    Nguyễn Quang Sáng nói: “- Hơn hai mươi người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tay bị trói bằng dây luộc, người nầy chuyền qua người kia thành hai hàng, đi giữa một chiếc xuồng toàn đao kiếm.” (trang 151). “Theo ý cha, mình không nên bắt người ta, làm như vậy chỉ gây thù oán sau nầy gở không nổi.” (trang 152). Một đoạn khác, Nguyễn Quang Sáng nói: “ Vua của họ là Huỳnh Phú Sổ. Cha tôi nắm chặc quả đấm, đấm xuống bàn giận dữ. Muốn làm vua? Ðúng là thằng khùng! (trang 149)
    Tại sao đoạn trên Sáng nói tốt rằng không nên bắt tín đồ Hòa Hảo, vì sợ gây thù oán sau nầy? Ðoạn dưới Sáng lại mạ lỵ Ðức Huỳnh Giáo Chủ và đạo Phật Giáo Hòa Hảo, và ai kia còn gây tội ác tày trời hơn nữa? Chuyện bắt trói tín đồ Hòa Hảo đôi mươi người là chuyện nhỏ trong thời ấy, Sáng bảo không nên làm, vì sợ gây thù oán sau nầy! Còn chuyện lăng mạ danh thể Ðức Huỳnh Giáo Chủ, đạo Phật Giáo Hòa Hảo và tội ác khác là chuyện lớn, sao ai kia và Sáng dám làm? Vả lại, chuyện đang hồi gay cấn (1945) Sáng lại hòa nhã, bảo “không nên làm”. Hôm nay (1985) gần nữa thế kỷ, ngọn lửa uất hận đã tắt đi, Sáng lại đổ dầu đốt lửa thêm? Như thế, đủ chứng tỏ rằng Sáng không thành thật và chủ chiến, chớ chưa chịu chủ hòa!
    Và cũng trong quyển sách nầy, Sáng viết: “Nhưng mà nầy, sao cậu nói dối là cậu không biết chữ? Tôi ấp úng. Anh Hoàng đỡ lời cho tôi. – Dạ, tôi dặn nó. – Sao thế? Tôi sợ anh đưa nó lên văn phòng làm thơ ký.” (trang 214)
    Ðành rằng hai chiến sĩ nói trên (Hoàng Sáng) không đến đổi đáng tội. Nhưng về quân kỷ xưa nay, bất cứ trường hợp nào, người chiến sĩ phải thành thật, không được phép lừa dối cấp chỉ huy. Và cấp chỉ huy dù có cảm tình với đồng đội, cũng phải giữ quân kỷ nghiêm khắc để điều khiển trong quân đội của mình. Ðó là chánh nghĩa, tinh binh. Trái lại, là loạn quân ô hợp. Chuyện nầy đâu có chi tốt và đáng học mà Sáng phải khoe khoang! Vả lại, sự lừa dối chỉ được áp dụng với địch quân nơi chiến trận. Còn đối với đồng bào, đồng đội và trên bình diện giao dịch nó là điều thất sách mà nhà quân sự vả chánh trị sáng suốt không thể dùng! Và quân đội là kỷ luật sắt, Sáng dám qua mặt cấp chỉ huy, thì sự lừa bịp trong quyển “Dòng sông thơ ấu” đối với độc giả là chuyện làm rất dễ dàng của Nguyễn Quang Sáng đó thôi!
    Tóm lại, Sáng tô vẻ tốt cho lý luận hòa nhã của mình. Nhưng Sáng tự bố trí văn từ mâu thuẩn, làm tan vỡ lý luận miễn cưỡng. Và nói dối là sở trường của Nguyễn Quang Sáng từ lúc nhỏ (14 tuổi) ở trong quân đội. Cho đến khi trưởng thành làm một nhà văn cũng sử dụng cây bút theo bản tính gian dối như xưa!
     
  2. Buile

    Buile Member


    24. LẤY ÐẤT CHIA CHO DÂN CÀY.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “Ông Tư còn nói là đạo sẽ đánh Tây, lấy lại nước, lấy đất chia cho dân cày. Nói y như Cộng Sản năm bốn mươi.” (trang 62)
    Trong tất cả tài liệu đạo Phật và Phật Giáo Hòa Hảo không có chỗ nào nói về đạo chủ trương phá sản, “lấy đất chia cho dân cày”. Chỉ có Sáng bịa đặt chuyện nầy thôi!
    Tôn giáo có phương pháp bố thí, cũng gọi là “phá sản vì đạo”. Nhưng do lòng tự giác, thương kẻ khó nghèo đem tiền của giúp cho. Người tự tâm hoan hỷ bố thí, kẻ thọ thí biết ơn, nên giữa đôi đàng có tình thương với nhau, làm cho chòm xóm hòa thuận, xã hội yên vui . Trái với chánh sách phá sản của Cộng sản, là dùng uy lực, lấy đất của người nầy, chia cho kẻ kia. Người mất đất, kẻ được đất coi nhau như thù địch, khiến cho tình chòm xóm rời rã, xã hội tan vỡ tình thương.
    Ở đời, tâm lý đa số người dân, chuyện ngoại xâm chiếm đoạt chung cả nước, họ ít phẫn uất. Trái lại điền sản cá nhân của họ bị ai chiếm đoạt họ phẫn uất nhiều hơn. Mà chuyện làm cho chòm xóm phẫn uất, xã hội tan vỡ tình thương, tôn giáo không thể chủ trương chuyện nầy được.
    Hơn nữa, quan niệm cứu quốc của Phật Giáo Hòa Hảo, Ðức Huỳnh Giáo Chủ mạnh dạn tuyên bố :
    Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,
    Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,
    Ðền xong nợ nước thù nhà,
    Thiền môn trở gót Phật Ðà nam mô.”

    Nghĩa là, khi đất nước bị xâm lăng giày xéo, người công dân tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có bổn phận hợp cùng đồng bào đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi nước. Lúc nước nhà độc lập sẽ trở về cương vị nhà tu, không tiến đến việc chủ quyền lãnh đạo quốc gia, thì đâu có đủ tư cách ban hành luật đất đai cho được.
    Tóm lại, Sáng nói: “đạo sẽ đánh Tây, lấy lại nước, lấy đất chia cho dân cày” là hoàn toàn trái với quan niệm của tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo vậy.

    25. NGUYỄN QUANG SÁNG CHỦ TRƯƠNG ÐỘC TÀI GÂY HẤN.
    a. Nguyễn Quang Sáng nói cho Hòa Hảo oán hận Việt Minh.
    - “…Hơn hai mươi người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tay bị trói bằng dây luột, người nầy chuyền qua người kia thành một hàng, đi giữa là một chiếc xuồng toàn đao kiếm. Họ lội nước trên sân chợ, nước ngập đến gối, đến bụng, trước bao nhiêu cặp mắt dòm ngó tò mò và những tiếng xì xào khiến họ cúi gầm mặt xuống sợ sệt, xấu hổ… Họ bị bắt cùng với vũ khí bị giải vào trụ sở Ủy ban, trước là nhà việc của làng. Tôi biết trong trụ sở nhà việc có trại giam. Ai bị đưa vào đó sẽ bị đóng trăn.” (trang 151).
    -“…Còn vụ nầy nữa Hai, ngặt quá, tao theo đạo Hòa Hảo hồi nào ở đâu, nhưng vì tao cũng để râu để tóc, lại là cha thằng Ðiền, mấy ổng cũng coi tao là đạo Hòa Hảo, bắt tao phải nộp vũ khí. Ðao kiếm của thằng Ðiền họ tịch thu hết, tao có gì mà nộp. Tao nói vậy mà không nghe cứ nói tao là mưu đồ đen tối. Túng quá, tao phải đem con dao ra nộp, mấy ổng nói con dao làm cá, chớ không phải vũ khí. Tao biết làm cách nào. Cũng có người họ là đạo Hòa Hảo thiệt, nhưng họ không có vũ khí mà cũng bắt họ phải nộp. Tao nghe có người định đi mướn thợ rèn, rèn một cái để nộp đó Hai…”(trang 162)

    b. Nguyễn Quang Sáng nói cho Việt Minh căm thù Hòa Hảo.
    Nguyễn Quang Sáng nói: -“…Còn những cái thây khác, từ cù lao ông Chưởng theo con nước trôi ra, từ miệt trên trôi xuống, chẳng biết ai. Con sông không thấy xuồng, không thấy ghe, không thấy bườm, chỉ thấy những cái thây trôi lình bình, trôi lên lại trôi xuống với những bầy quạ đen quần theo đáp xuống bay lên quan sát trên mặt sông…”(trang 193).
    -“Và anh cũng thấy đó là Hòa Hảo giết Việt Minh, giết thả trôi sông…” (trang 197)
    Chuyện xung đột trong thời loạn giữa Hòa Hảo và Việt Minh đã hơn nữa thế kỷ trôi qua, đống tro tàn đã nguội lạnh. Nguyễn Quang Sáng cố ý khêu gợi lại xui Hòa Hảo gây hấn với Việt Minh, Việt Minh căm thù và có cớ diệt Hòa Hảo!
    Ðọc kỹ những đoạn văn trên, độc giả hiểu ngay rằng Nguyễn Quang Sáng cố tình bươi xới lại chuyện xưa để gây thảm trạng đau thương thêm nữa. Nếu không có dụng ý man trá đó, Nguyễn Quang Sáng bươi xới lại chuyện đổ máu năm xưa để làm gì? Ðể cho tôn giáo và nhà nước đoàn kết thông cảm với nhau, hay để đôi bên chia rẽ thù hận nhau??? Nguyễn Quang Sáng một nhà văn có lương tâm đối với đồng bào chủng tộc như thế đó ư?

    26. NGUYỄN QUANG SÁNG MỘT NHÀ VĂN TỤC TỈU.
    Nguyễn Quang Sáng viết:
    - “Ð mẹ… mấy bửa nay chiều nào cũng ế.
    - Ð mẹ… buồn quá! anh ngồi phịch xuống, anh ném hai sợi dây cương qua tay tôi.
    - Mượn cái con c… Rồi anh nói một loạt tiếng Nhựt: Dô tô, dô tô nay, dô tô ca, dô tô c…” (trang 37)
    - “Anh lại hát… Ði đù đi, đi đi đu đu .”(trang 38)
    - “ Mê cái con c… Tao ăn mấy bửa rồi.
    - Ð mẹ… mầy không biết tao là ai sao?” (trang 117)
    - “Nếu bây thấy thầy bây đi ỉa mà thơm thì hãy tin là Phật sống, còn như thầy bây mà cũng như tụi bây thì đừng có tin.” (trang 91)
    - “ Coi kìa! Ðĩ cũng lạy thầy.”(trang 97)
    Còn nhiều từ trây trúa tục tỉu, mà ở đây lập lại, chúng tôi cũng thấy ngại lời, vì không quen những tiếng bẩn thỉu của Sáng đã xài.
    Văn thì phải nhã nhặn, thanh cao lễ độ mới phải!
    Khi chúng ta đến một vài nơi bến xe đò, hè phố, gầm cầu… nghe những lời bẩn thỉu, mất giáo của một số người sống ngoài vòng pháp luật, so với tác phẩm của Sáng cũng không hơn không kém gì số người bất hảo ấy! Ðành rằng, dù lối văn thuật sự, nhưng qui củ văn phạm không thể cho phép người cầm bút dùng những lời lẽ đê tiện như thế được! Bởi lẽ, giới người có học thức, dù trước một phiên tòa tuyên án hình luật phạt khổ sai chung thân hoặc tử hình một tội nhân đi nữa, mọi hồ sơ văn kiện cũng phải dụng lời lẽ chính đáng văn chương, chớ không thể dụng những lời trây trúa tục tỉu như, đ.. mẹ, con c… trước công đường.
    Tác phẩm Dòng Sông Thơ Ấu của Nguyễn Quang Sáng tái bản năm 1996, trang bìa có ghi “Tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi” Dành cho thiếu nhi để làm gì? Ðể đầu độc con em chúng ta, rồi năm ba mươi năm nữa, chúng ta ra đường, hoặc đến các nơi công sở nghe những lời tục tỉu: đ mẹ, con c… êm tai lắm ư?
    Nói đến vấn đề nầy, chắc vong hồn song thân của Nguyễn Quang Sáng cũng không vui gì, khi nghe người ta phê bình tác phẩm tục tỉu mất dạy của đứa con mình!
    Ðiều đáng trách nữa, là nhà xuất bản Kim Ðồng Hà Nội chọn tác phẩm bất hảo kể trên, đắp bồi nền văn hóa nước Việt ta, thì còn gì là tương lai sáng đẹp của giống dân Hồng Lạc!
    Người có tinh thần ái quốc, thấy xa, chắc ai cũng phải buồn!


    CHƯƠNG HAI:
    NGUYÊN NHÂN GÂY HẤN


    1. NGUYÊN NHÂN VIỆT MINH VỚI QUÂN ÐỘI HÒA HẢO XUNG ÐỘT THỜI QUÁ KHỨ.
    Nguyễn Quang Sáng nói: “ Ở Cần Thơ vừa xảy ra một cuộc xung đột đổ máu giữa nhóm Hòa Hảo của Năm Lửa với anh em đằng mình.” (trang 159).
    Nguyễn Quang Sáng nhắc đến cuộc xung đột đổ máu năm xưa, tức cố tình khêu gợi lại hận thù thời quá khứ, khiến cho những người không hiểu gây mầm chia rẽ dân tộc. Nhất là con em Hòa Hảo phải hoang mang về việc làm của tiền nhân mình rồi xa dần nguồn cội.
    Tiện đây một lần nữa, chúng tôi xin trả lời đại cương: Nguyên nhân Việt Minh với quân đội Hòa Hảo xung đột thời quá khứ, có hai thời kỳ:

    *Thời kỳ thứ nhứt:
    Tình hình nước ta lúc nầy (1945) vô cùng bối rối, nay thay đổi chánh quyền, mai các đảng phái đối lập bị giải tán, bắt giết. Và nạn cờ bạc, sát nhân thường xảy ra luôn!
    Ðể đối phó với tình hình nói trên, vào thượng tuần tháng 8 dl năm 1945, Ðức Huỳnh Giáo Chủ cho thành lập Bảo An Ðội hầu bảo vệ an ninh trật tự trong thôn xóm cho dân chúng yên ổn làm ăn. Bảo An Ðội là tổ chức thanh niên trong làng, vũ khí bằng cây roi gậy gộc, chớ không có súng đạn.
    Tuy nhiên, cục diện chánh trị miền Nam thối nát, dư luận quần chúng xôn xao về việc chẳng tốt của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.
    Ðể áp dụng quyền tự do dân chủ và bổn phận công dân đối với đất nước lúc lâm nguy, nên mùng 3 tháng 8 năm Ất Dậu (8-9-1945) anh em tín đồ Hòa Hảo tổ chức biểu tình tại châu thành Cần Thơ đưa ra ba khẩu hiệu:
    1. Võ trang quần chúng.
    2. Tẩy uế những phần tử thối nát trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.
    3. Ủng hộ triệt để chánh phủ Việt Minh.
    Cuộc biểu tình nầy có xin phép trước với chánh quyền (Việt Minh) tỉnh Cần Thơ. Nhưng đến ngày chánh quyền không cho trên mười ngàn đồng bào tín đồ Hòa Hảo đi biểu tình. Và bắt ba ông Nguyễn Xuân Thiếp (thi sĩ Việt Châu), Huỳnh Thạnh Mậu (em ruột Ðức Huỳnh Giáo Chủ), và Trần Văn Hoành (trưởng nam ông Trần Văn Soái) v.v…
    Ðiều đình suốt ngày cũng không xong. Thình lình bên Việt Minh bắn xả vào số quần chúng không vũ khí nên đoàn biểu tình phải tan rã. (1)
    Nguyễn Quang Sáng cho rằng cuộc biểu tình nầy đôi bên có đổ máu. Không đúng! Vì đổ máu tức phải có chiến đấu, nếu có chiến đấu thì Hòa Hảo không thể xin phép công khai trước với chánh quyền Việt Minh làm cho bại lộ bí mật của mình ư? Và đoàn biểu tình không có vũ trang làm sao dám chống với chánh quyền đã có Cộng Hòa Vệ Binh và bộ đội ngăn chận các nơi hiểm yếu.
    (1) Căn cứ theo lời những nhân vật có mặt trong cuộc biểu tình. Và Thất Sơn Mầu Nhiệm của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu.
    Ðến ngày mùng 2 tháng 9 năm Ất Dậu (7-10-1945) Việt Minh hành quyết ba ông Thiếp, Mậu, Hoành tại sân vận động tỉnh Cần Thơ.
    Ngày 24 tháng 9 năm Ất Dậu Việt Minh giết các yếu nhân Phật Giáo Hòa Hảo như : Chung Bá Khánh, Ðỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời, Nguyễn Hữu Giáp tại vàm Láng Thé (Trà Vinh) v.v…
    Cũng thời gian nầy tín đồ Hòa Hảo ở các tỉnh miền tây bị đàn áp dã man, chết rất nhiều nhân viên trong Ban Trị Sự và tín đồ các tỉnh! Họ bắt buộc tín đồ Hòa Hảo phải bỏ đạo và không được phép thờ trần dà…
    Ở Sài Gòn, đêm mùng 4 tháng 9 năm Ất Dậu ( 9-10-1945), Trần Văn Giàu cho thuộc hạ bao vây văn phòng Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại nhà số 8, đường Sohier + Miche bắt nhiều nhân vật quan trọng trong Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo. Chỉ có Ðức Huỳnh Giáo Chủ thoát khỏi. (Mặc dù trước giờ phút đó Trần Văn Giàu có gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với Ðức Huỳnh Giáo Chủ để cầm chân Ngài).
    Từ đây Ðức Huỳnh Giáo Chủ phải đến Biên Hòa, Cỏ May (Bà Rịa) và đi sâu vào rừng Chà Là lánh nạn…
    Hành động phi nhân đạo, ganh tỵ tài năng… Bên rừng quạnh quẻ, tức cảnh Ðức Huỳnh Giáo Chủ mượn vần thơ tỏ bày tâm sự:
    “Từ ấy lao mình vượt khổn nguy,
    Băng rừng lội suối giả man di .”

    Và:
    “Nước non tan vỡ bởi vì đâu?
    Riêng một ta mang nặng khối sầu
    Lòng những hiến thân mưu độc lập
    Nào hay tai họa áp bên lầu.”

    Tình cảnh Ðức Huỳnh Giáo Chủ như thế đó! Sinh mạng tín đồ Hòa Hảo như thế kia! Chính đây là nguyên nhân làm cho số võ sĩ trong hàng ngũ Bảo An Ðội không dằn được sự phẩn uất cực độ, phải đi đến chỗ xô xát là lẽ đương nhiên!
    Trên mặt báo QUẦN CHÚNG, ngày 14-11-1946, Ðức Huỳnh Giáo Chủ tuyên bố trước quốc dân:
    …Tôi là một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết tranh đấu để bảo vệ chung cho nòi giống. Tiếc vì một hoàn cảnh đặc biệt đau thương, buộc tôi phải dung mình trong non cao rừng thẳm.
    Lúc ấy, tất cả quần chúng của tôi, Ban chỉ huy cao cấp không còn, Ban chỉ huy địa phương tan rã, họ bơ vơ như chim lạc đàn không nơi nương dựa, mà còn trải qua những giờ phút hãi hùng, rồi nén lòng chờ đợi cứu tinh, rồi tuyệt vọng. Khi quân giặc đến, không ai chỉ đạo cho họ tranh đấu, nỗi lòng hoang mang xui cho những phần tử quá trung thành mà nông nổi, không dằn được khí phẫn uất nên họ đi đến chỗ xung đột vô ý thức…”

    Và trong một phiên hợp ở miền Ðông (khu 7) năm 1946, Ðức Huỳnh Giáo Chủ trả lời trước các nhà chỉ huy quân sự, chánh trị và cụ Phạm Thiều-Ủy viên tuyên truyền Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ-về vấn đề nầy.
    “…Ðứng về mặt tôn giáo, tôi lấy đức hiếu sinh của nhà Phật làm tiêu chuẩn, song tôi đã ra làm chánh trị, thì những cuộc xô xát thương tâm do bên Việt Minh gây ra, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chỉ đứng về phương diện tự vệ mà thôi.”
    Lại nữa, theo tài liệu Thất Sơn Mầu Nhiệm của tác giả Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu cho biết thêm: Ở Bắc bộ các đảng phái quốc gia cũng bị Việt Minh (hiệp với quân đội Pháp) tấn công phải kéo sang Tàu…(trang 270)
    Thì ra, thảm trạng các đảng phái quốc gia ở Bắc Bộ cũng không khác gì ở Nam Bộ trong thời đó.

    *Thời kỳ thứ nhì:
    a./ Ðức Huỳnh Giáo Chủ tham gia vào ủy ban hành chánh Nam Bộ.

    Ðể thể hiện tinh thần đoàn kết đánh xâm lăng giành lại chủ quyền độc lập quốc gia, Ðức Huỳnh Giáo Chủ sẵn sàng xóa bỏ hận thù, nhận lời mời tham gia vào Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, với chức vụ “Ủy Viên Ðặc Biệt”.
    Trên mặt báo QUẦN CHÚNG ngày 14-11-1946, Ðức Huỳnh Giáo Chủ công bố trước quốc dân về lý do Ngài tham chánh:
    1. Ðể tỏ cho quốc dân và chánh phủ thấy rằng chúng tôi chủ trương thống nhứt lãnh thổ và độc lập quốc gia.
    2. Ðể biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem thắng lợi cuối cùng.
    3. Ðể tỏ cho các đảng phái thấy rằng chúng tôi không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu quốc.

    Ðể chấm dứt cuộc đổ máu vô ý thức giữa đôi bên, Ðức Huỳnh Giáo Chủ kêu gọi:
    “Ðồng bào ai nỡ dứt tình,
    Mà đem chém giết để mình an vui.”

    Và :
    Thù riêng muôn vạn cho cam,
    Cũng nên gát bỏ để làm nghĩa công.
    Khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống,
    Tha thứ nhau để sống cùng nhau.
    Quí nhau từng giọt máu đào,
    Ðể đem máu ấy tưới vào địch quân.
    Ðấng anh hùng vang lừng bốn bể,
    Các sắc dân đều nể đều vì.
    Ðồng bào nỡ giết nhau chi,
    Bạng duật tương trì lợi lũ ngư ông.”

    (Tiếng chuông cảnh tỉnh)
    Thời gian nầy Ðức Huỳnh Giáo Chủ đóng quân ở miền Ðông (khu 7), và rất được sự cảm tình với các vị chỉ huy quân sự như Lê Văn Viễn, Huỳnh Văn Trí, Bùi Hữu Phiệt, Trưởng trung đoàn 25 và binh chủng liên quân Bình Xuyên v.v…
    Trong một bài thơ tứ cú, Ðức Huỳnh Giáo Chủ cho biết, Ngài cùng các chiến sĩ ăn tết năm Bính Tuất (1946) ở chiến khu 7:
    “Ngày tết năm nay ở chiến khu,
    Bưng biền gió lốc tiếng vi vu,
    Xa xa súng nổ thay trừ tịch,
    Dân Việt còn mang nặng mối thù.”

    Còn một điều không thể bỏ qua, là trước đó độ một tuần lễ, đích thân Ðức Huỳnh Giáo Chủ đến Tòa Thánh Tây Ninh gặp Ðức Phạm Công Tắc (Cao Ðài). Hai vị giáo chủ hội kiến suốt một ngày đêm! Rồi Ðức Huỳnh Giáo Chủ mới lên đường về miền Tây và thọ nạn!

    b. Ðức Huỳnh Giáo Chủ về miền Tây và thọ nạn.
    - Căn cứ theo lời những nhân vật theo Ðức Huỳnh Giáo Chủ có mặt ở miền Ðông ( khu 7) trong thời gian đó. Và tài liệu giáo sử (1) cho biết: Vì trong bưng bị địch quân đốt phá nên Ðức Huỳnh Giáo Chủ phải di quân về miền Tây .
    - Căn cứ theo lời Nguyên Hùng (2), thì do Ủy
    (1) THẤT SƠN MẦU NHIỆM của tác giả Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu do Từ Tâm xuất bản năm 1972.
    (2) SƯ THÚC HÒA HẢO của tác giả Nguyên Hùng do nhà xuất bản Tổng Hợp Hậu Giang xuất bản năm 1999.
    Ban Hành Chánh Nam Bộ yêu cầu Ðức Huỳnh Giáo Chủ đi hòa giải vụ xung đột giữa Dân Xã với Việt Minh còn tái diễn nhiều nơi ở miền Tây. Nên vào thượng tuần tháng 4 dl năm 1947, Ðức Huỳnh Giáo Chủ từ miền Ðông (khu7) trở về miền Tây (khu 9).
    Về đến Ba Răng (Long Xuyên), gặp Trần Văn Nguyên (Thanh tra chánh trị miền Tây nam bộ). Ðức Huỳnh Giáo Chủ cùng ông Nguyên cho ra nhiều tờ Hiệu Triệu kêu gọi đôi bên Việt Minh và Dân Xã bỏ qua tất cả hận thù để cùng lo việc nước.
    Ngay khi đó Bửu Vinh (Việt Minh) mời Ðức Huỳnh Giáo Chủ dự phiên hợp, và âm mưu ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại nhà ông mười Ðủ thuộc thôn Tân Phú - Ðốc Vàng Hạ, vào lúc 7 giờ 30 đêm 25 tháng 2 nhuần năm Ðinh Hợi (16-4-1947). Bốn phòng vệ (3) của Ðức Huỳnh Giáo Chủ chết ba, còn anh Phan Văn Tỷ thoát khỏi. Vừa lúc đó Ðức Giáo Chủ lẹ tay quạt tắc chong đèn. Trong nhà tối thui, không ai biết Ðức Giáo Chủ đi đâu cả!
    Nghe tiếng súng nổ, tiếng tù và báo động biết có biến cố xảy ra, tất cả binh sĩ Hòa Hảo (đóng quân tại thôn Phú Thành, Long Xuyên cách(3) Bốn phòng vệ : Mười Tỷ, Mùi, Ðông, Mười. chỗ biến cố khoảng 8 cây số ) cương quyết đi báo thù. Nhưng vài giờ sau, có một người tín đồ Hòa Hảo ở gần chỗ bạo hành mang một bức thư phi ngựa tìm đến Phú Thành trao cho các tướng lãnh Hào Hảo, một bức thư mà chính Ðức Huỳnh Giáo Chủ trao tận tay anh.
    Bức thư ấy như vầy:
    “Ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ.
    Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo tin rằng tôi bị bắt hay bị mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động.
    Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chỗ. Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi về sau.
    Phải triệt để tuân lệnh.”
    Ngày 16-4-1947 9 giờ 15 phút đêm
    Có ký tên
    Các tướng, Bộ Tham Mưu và Thư ký văn phòng quan sát thật kĩ thủ bút và chữ ký của Ðức Huỳnh Giáo Chủ nên tất cả đều tuân lệnh án binh bất động. Và ban chỉ huy cho tình báo đi dò xem tin tức khắp nơi, nhưng không ai biết tin Ðức Giáo Chủ ở hà phương.
    Từ đó, quân đội Hòa Hảo mất vị lãnh đạo tối cao, vô cùng nguy khốn. Nghĩa là phải chịu cảnh lưỡng đầu thọ địch. Ra ngoài bị Pháp khủng bố, vô bưng bị Việt Minh chận đánh …Và tín đồ Hòa Hảo ở các tỉnh bị sát hại khủng khiếp! Không nói là người có chân trong quân đội, mà là tín đồ Hòa Hảo thì khó sống. Cho nên lớp thì chạy theo sau lưng quân đội của mình để thoát chết. Lớp tản cư về Thánh Ðịa (Hòa Hảo), dưới sông tấp nập ghe xuồng. Trên bờ, dưới những bóng cây đều có người chen chúc. Cảnh màn trời chiếu đất, đau đói thảm khổ kể không xiết! Lại còn nghe tin Việt Minh sắp kéo về Thánh Ðịa tàn sát nữa…
    Ðứng trước tình thế nguy ngập nầy, các vị chỉ huy quân sự, Bộ Tham Mưu và những yếu nhân Phật Giáo Hòa Hảo khẩn cấp triệu tập đại hội tại Thánh Ðịa Hòa Hảo để tìm kế sách tự vệ cho đoàn thể mình.
    Về kế sách, Ðại hội đưa ra: Trong hai đối phương (Pháp và Việt Minh), phải chống một, tạm hòa một . Chớ không thể chống một lần luôn cả hai địch thủ…
    Cái khó nhất là Ðại hội phải tìm ra biện pháp nào:
    1. Không hành động sai với tiêu chuẩn từ bi Phật giáo và trái Thánh ý Tôn Sư.
    2. Giữ vững lập trường chánh nghĩa trên lịch sử.
    3. Bảo vệ đạo và tín đồ khỏi họa diệt vong.
    Sau ba ngày đóng góp ý kiến chung, Ðại hội quyết nghị: ông Trần Văn Soái -Tổng Tư Lệnh quân đội Hòa Hảo phải tìm mọi biện pháp nghị hòa với Pháp. Biện pháp nầy rất gay cấn, vì đôi bên ai cũng giữ thế chính trị cho mình. Thế nên một tuần lễ, Bộ Tham Mưu và ông Trần Văn Soái mới chịu ký Hiệp định liên quân (1) với Pháp. Liên quân, có nghĩa là quân đội liên minh yểm trợ nhau chống lại địch quân nơi trận chiến. Về tổ chức Hành chánh, Quân đội, Quân kỳ, Quân phục và Sĩ quan Hòa Hảo vẫn y như cũ.
    Sau khi củng cố quân lực xong, bốn tướng Hòa Hảo phân nhiệm bốn vùng:
    - Ông Nguyễn Giác Ngộ ở vùng: Ðịnh Hòa, Chợ Mới, Mỹ Hội Ðông, Mỹ Luông, Long Ðiền, Long Kiến, và một phần trong tỉnh Kiến Phong.
    (1) Xem bản hiệp định liên quân ở trang sau.
    - Ông Trần Văn Soái ở vùng: Cần Thơ, Sa Ðéc, Vĩnh Long, Long Xuyên, Cao Lãnh.
    - Ông Lâm Thành Nguyên ở vùng: Cả Dầu, Láng Linh, Châu Ðốc, Tân Châu, Bình Di, Bắc Nam, Tri Tôn, Bảy núi.
    - Ông Lê Quang Vinh ở vùng: Ô Môn, Cờ Ðỏ, Bằng Tăng, Cần Thơ Bé và lưu động chiến đấu nơi nào có địch.
    Tướng binh Hòa Hảo đang tràn đầy nghĩa khí, chỉ trong một thời gian không đầy sáu tháng đánh lui Việt Minh ra khỏi vùng đất đạo hầu bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tính mạng và ổn định đời sống cho đồng bào, đồng đạo trong các tỉnh miền Tây.
    Nên biết, chẳng những riêng ông Trần Văn Soái -Tổng Tư Lệnh quân đội Hòa Hảo liên quân với Pháp mà Thiên Chúa Giáo, Cao Ðài cũng kéo quân ra mặt Pháp để bảo vệ giáo dân và Tòa Thánh Tây Ninh. Và luôn đến nhà chỉ huy quân sự Lê Văn Viễn (Bình Xuyên) cũng ra mặt Pháp để bảo vệ sinh mạng cho quân sĩ của mình.
    Công cuộc quân đội Hòa Hảo liên quân với Pháp nói trên, đây là lẽ đương nhiên về phép “kinh quyền” mà các nhà chỉ huy quân sự xưa nay dung để đối phó với tình thế bất trắc ở chiến trường… Không thể giải quyết khác hơn!
    Tóm lại, nếu Việt Minh không hành quyết ba yếu nhân: Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành. Không giết các nhân vật quan trọng của Hòa Hảo như: Chung Bá Khánh, Ðỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời, Nguyễn Hữu Giáp… và không vây bắt Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại Sài Gòn.v.v… thì đâu có chuyện xô xát giữa Việt Minh với Hòa Hảo năm 1945!
    Và Bửu Vinh không vay tội ác tày trời mưu hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ tại Ðốc Vàng Hạ (16-4-1947) và đưa tín đồ Hòa Hảo vào tử lộ, thì đâu có chuyện quân đội Hòa Hảo liên quân với Pháp chống lại Việt Minh năm1947.
    Như vậy, đủ
    chứng tỏ, do ai gây hấn? Ai tự vệ? Và những cây bút vô tư của lịch sử ghi chép lỗi nầy do ai?
    Nguyên nhân Việt Minh với quân đội Hòa Hảo xung đột thời quá khứ là như thế đó!


    CHƯƠNG BA
    ÁC Ý CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG


    1. NGUYỄN QUANG SÁNG VỚI Ý ÐỒ TIÊU DIỆT TÔN GIÁO.

    a. Không có quyền lực nào tiêu diệt được tôn giáo:
    Trường hợp nầy chúng tôi xin tóm lược một vài tiết mục như sau:
    Ở đời, dầu việc gia đình hay việc đất nước, những gì bất lợi đã qua, hãy để cho nó qua luôn. Kế sách thêm bạn, bớt thù, không ai phủ nhận được! Nếu Nhật không sáng suốt bỏ qua mối hận thù với Mỹ thì làm sao đưa quốc gia họ đến chỗ cường thịnh như ngày hôm nay! Nhưng Nguyễn Quang Sáng thì trái lại, lúc nào cũng tìm mọi ngụy lý đả phá các tôn giáo và Phật Giáo Hòa Hảo luôn!
    Nguyễn Quang Sáng có biết đâu đa số người trong nước và trên thế giới đã hướng về tôn giáo; dù không tôn giáo nầy, cũng tôn giáo khác… Cho đến thân nhân của cán bộ cộng sản cũng vẫn có người theo tôn giáo tự lâu rồi!
    Lịch sử chứng minh: Trên bình diện quốc gia, nhờ tôn giáo góp sức quốc gia mới được độc lập vững bền. Bằng trái lại, chính thể không được bảo đảm lâu dài. Và kinh nghiệm cho biết : một triều đại có thể tiêu diệt được, khi bộ máy chính quyền bị tan rã, lãnh thổ bị đối phương làm chủ tình hình. Ngược lại, tôn giáo dù bị cường quyền đàn áp, nhưng khó thể làm cho tôn giáo tiêu diệt được. Bởi triều đại thì dụng uy quyền, bổng lộc, cầm chưng cán bộ và trật tự dân chúng theo chánh sách của mình. Khi uy quyền sụp đổ, người ta hết sợ, bổng lộc chẳng còn, người ta không theo, tức triều đại ấy bị diệt ngay. Tôn giáo không phải thế . Vì tôn giáo dạy con người tin có Phật Trời, có luật nhân quả, và luyện cho tín đồ ý thức trách nhiệm, xem nhẹ tánh mạng, phá sản vì đạo v.v… Cho nên dù hình thức tôn giáo bị đàn áp (pháp nạn), nhưng tinh thần tín ngưỡng tôn giáo đã khắc sâu vào tim não của những tín đồ ngoan đạo. Họ luôn luôn kính Chúa, trọng Phật, sợ luật nhân quả và nhất là tinh thần trách nhiệm, cùng đức hy sinh, xem nhẹ tánh mạng… Ðây chính là sức “tự tồn” của tôn giáo mà từ xưa đến nay không có một quyền lực nào tiêu diệt tôn giáo được.
    Chúa Hung Nô (Mihirakula- một dân tộc phía Bắc Trung Hoa, hồi thế kỷ thứ ba tây lịch) ỷ sức mạnh tung hoành trên thế giới, đánh chiếm Ấn Ðộ (50 năm), đập bể bát của Phật, sát hại tăng đồ, thiêu hủy hàng ngàn ngôi chùa. Và còn toan đốt phá cây Bồ Ðề (1) với ý đồ tiêu diệt đạo Phật . Và Tần Thủy Hoàng (221-206 trước tây lịch) dùng bạo lực đốt sách, chôn sống 460 nho sĩ, quyết giải tán Khổng Giáo. Nhưng các bạo chúa ấy có thành công theo ý đồ của họ chưa? Hay chỉ rước lấy tai họa và để lịch sử ghi chép một chánh sách độc tài, phi nhân đạo, lưu lại nghìn thu cho hậu thế chán chê!

    b. Tôn giáo là ngôi trường đào tạo con người mở rộng tình thương:

    Tình thương đem lại sự yên vui hạnh phúc cho con người mà bất cứ hạng người nào cũng phải cần đến tình thương. và Viện từ thiện chăm sóc cho. Kẻ nghèo khó, yếu thế phải cần đến người dư dả và giới hữu quyền thương giúp. Kẻ tội lỗi, bệnh hoạn phải cần đến tòa án khoan hồng và lương y thương tình điều trị.
    Bé mồ côi hay những người già yếu cô độc phải cần đến tình thương của những người tốt bụng
    (1) Cây Bồ Ðề: Nơi Thái Tử Sĩ Ðạt Ta đắc đạo.
    Và các nhà lãnh đạo quốc gia chân chính cũng phải cần đến tình thương của đồng bào các giới và đồng minh ủng hộ! Nhưng tình thương do đâu mà có? Thì đây:
    Chúa Giê Su trọn đời cổ động đạo Bác ái, Phật Thích Ca 49 năm phổ biến giáo lý Từ bi, và Khổng Thánh quanh năm hoằng dương Nhân đạo . Bác ái, Từ bi, Nhân đạo là tình thương của tôn giáo, do các Giáo Tổ đề ra, và các đại đệ tử thừa kế hầu tế độ chúng sanh bớt điều đau khổ!
    Chúng ta thử để ý, phần nhiều những người tàn tật ăn xin bên vệ đường, họ cũng lựa người mang hình thức đạo mà xin. Và tìm nơi xóm tôn giáo nhờ đồng tiền chén gạo của người hảo tâm bố thí . Trong các cuộc cứu trợ chẩn tế, trại cơm từ thiện, phòng thuốc nam và những việc tu kiều bồi lộ, đa số do người tôn giáo đóng góp. Và giới luật đạo còn răn cấm : Sát sanh, cờ bạc, rượu trà, trộm cắp, nuôi điếm, bán á phiện v.v… Ðây chính là biện pháp chận đứng cái nhân, không để con người chịu quả khổ, tức đem lại tình thương cho người vậy.
    Ngoài ra, giới công chức, quân nhân có lòng tốt biết thương người, dù trên thực tế chưa phải là tín đồ tôn giáo nhưng cũng nhờ sự cảm tình hoặc ảnh hưởng gián tiếp về tinh thần tôn giáo nơi ân nhân, hoặc tổ tiên, cha mẹ và anh chị em của họ mà ra.
    Dựa vào những yếu tố nói trên mà xét, dù ai cũng phải công nhận tôn giáo chủ động và ban bố tình thương.
    Loài người thiếu tình thương, nghĩa là ai chết nấy chịu, không ai thương giúp ai, thì nhân loại phải đi đến chỗ diệt vong. Cho nên kẻ có ý đồ tiêu diệt tôn giáo, tức phá hủy tình thương, gây thảm họa cho đời và đắc tội với nhân loại không thể đo lường! Nhưng dung dưỡng tà giáo, giới luật chẳng nghiêm minh, làm suy hoại chánh đạo, thì tai hại cho đời cũng không phải nhỏ đâu!

    c. Diệt tôn giáo tức trợ trưởng lòng tham:
    Con người chỉ vì lòng tham mà từ xưa đến nay trong gia đình cốt nhục tương tàn, ngoài xã hội sát hại lẫn nhau, quốc gia nầy khuynh loát quốc gia nọ, làm cho nhân loại phải chịu cảnh đau thương thêm mãi. Tôn giáo dùng giáo lý rèn luyện con người diệt bỏ lòng tham, bằng cách chỉ cho mọi người thấy rõ vạn vật vô thường; luôn đến xác thân ta cũng do nhân duyên giả hợp, không đâu bền chắc. Và lòng tham, nó là tội ác làm cho con người phải đắm chìm trong bể khổ! Khi con người ý thức được nguyên nhân tai hại đó, họ sẽ giảm bớt và chừa dứt lòng tham. Nếu con người hoặc giảm bớt hoặc chừa dứt lòng tham, tức thảm trạng đau khổ của loài người sẽ được vơi bớt hoặc ngưng dứt ngay.
    Thế nên, một quốc gia không có tôn giáo, con người không am hiểu giáo lý tôn giáo, thì dù cho luật pháp có nghiêm khắc thế nào chăng nữa, cũng không thể chận đứng được số người tham. Bởi những con người cầm đầu luật pháp đa số dẫy đầy lòng tham, làm sao diệt được kẻ tham!
    Vì vậy, những nhà lãnh đạo quốc gia thấy xa, những nhà văn biết rộng, không thể có ý đồ tiêu diệt tôn giáo. Bởi quốc gia thiếu tôn giáo góp sức trong công cuộc rèn luyện con người sống theo đạo đức, thì nạn trộm cướp, sát nhân, bè phái, tham nhũng càng ngày càng tăng trưởng thêm; khó thể trật tự quốc gia yên ổn được.

    d. Tôn giáo là điểm tựa về mặt tinh thần của con người:
    Con người có thể xác và tinh thần. Thể xác nương tựa với gia đình nhà cửa; tinh thần nương tựa với giáo lý tôn giáo. Ða số người trên thế giới tinh thần của họ hướng về tôn giáo thôi ! Nếu tôn giáo bị diệt thì tinh thần con người biết nương tựa vào đâu?
    Ðời người từ lúc ấu thơ cho đến ngày chung cuộc, không một ai được sống suôn sẻ cả. Khi gặp tai nàn đau bệnh, người ta hướng về tôn giáo, nghĩa là nguyện vái Phật Trời gia hộ cho họ tai qua nạn khỏi. Và lúc bị thảm bại, bất đắc mưu cầu, dở dang trên đường hoạn lộ, chán ngán tuồng đời đen bạc, và cảnh buồn lúc về già… người ta lấy giáo lý tôn giáo làm điểm tựa. Nghĩa là an tâm với nghiệp quả, đồng thời mượn lời kinh tiếng kệ gội rửa lòng phàm. Và tìm con đường chân thiện giải thoát tâm linh.
    Nếu tôn giáo bị diệt, thì tinh thần con người không còn điểm tựa lúc khốn cùng, khiến con người dễ sanh nhiều chướng nghiệp, hoặc cau có, hoặc nghiện ngập say sưa. Rồi đi dần đến chỗ cùng quẩn làm những điều bất thiện, liều lĩnh, xấu xa, hoặc loạn trí, quyên sinh.
    Thế, nếu tôn giáo bị diệt, thì tai hại về mặt tinh thần cho nhân loại đâu phải nhỏ! Và đây là chuyện trước mắt, không ai có thể nói khác hơn.

    CHƯƠNG TƯ
    KẾT LUẬN
    Dù đối kháng với quyển “Dòng Sông Thơ Ấu” của tác giả Nguyễn Quang Sáng có nhiều lý lẽ, nhưng tựu trung không ngoài ba phần:
    1. LỊCH SỬ.
    Lịch sử là ghi chép lại việc xảy ra của một người, một nước và một triều đại. Nhờ đó khiến cho hậu tấn ý thức tinh thần đoàn kết dân tộc, nhớ lại nguồn gốc tổ tiên và làm một bài học trong việc xử sự với đời.
    Cho nên nhà viết sử phải chịu trách nhiệm trước công lý về tác phẩm của mình. Và ngàn năm sau người ta còn xét lại lẽ đúng, sai, chân ngụy và đánh giá trọng khinh… Bởi vậy, các sử quan chân chính xưa, thà các ông cam tâm chịu chết, chớ cây bút các ông không thể viết sai sự thật được.
    Nguyễn Quang Sáng thì trái lại. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài chứng cứ:
    - Ðình làng Mỹ Luông không phải nơi thờ quan Chưởng Cơ Thoại Ngọc Hầu. Và làng Mỹ Luông đâu có thằng Tư Chày Vồ Ðại đội trưởng Bảo An Hòa Hảo nào ác ôn đánh giết người bằng chày vồ đầu sanh, đầu tử…
    - Ðức Phật Thầy Tây An viên tịch trước giặc Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Việt ta 11 năm, làm sao có chuyện Pháp bắt Ðức Phật Thầy giam giữ ở núi Sam! Thế mà Nguyễn Quang Sáng viết nói càn bướng, không kể đúng sai sỉ nhục.
    Dù quyển Dòng sông thơ ấu của tác giả Nguyễn Quang Sáng chưa phải bộ lịch sử đầy đủ. Nhưng Nguyễn Quang Sáng không thể chối cãi đây chính là tư liệu. Nếu dùng tư liệu nầy đóng góp vào lịch sử thì đời không còn gì là liêm sỉ, đạo đức. Và tinh hoa nền văn hóa nước nhà phải đi vào con đường đen tối đó thôi!

    2. TÔN GIÁO.
    Căn cứ nội dung quyển Dòng sông thơ ấu của tác giả Nguyễn Quang Sáng, chứng tỏ tác giả nông cạn về trình độ tôn giáo. Tác giả lầm tưởng số người nương mình nơi am tự, mượn hình tướng tôn giáo để mưu cầu sự sống. Bày ra coi bói, cầu cúng theo lối dị đoan mê tín là tôn giáo…
    Không! đó là số tà đạo, chẳng những gây tai hại cho tôn giáo mà còn làm thương tổn tiềm lực tiến bộ quốc gia.
    Một tôn giáo phải có đủ những yếu tố:
    a. Vị lãnh đạo (Giáo chủ) phải là toàn năng, toàn thiện về mặt tinh thần.
    b. Giáo lý siêu việt, phù hợp với căn cơ trình độ chúng sinh.
    c. Một tổ chức thực tế, và có qui củ hẳn hòi.
    Ðây là tôn giáo chân chính, đem lại phước lợi cho đời.
    Ngược dòng lịch sử hàng ngàn năm về trước chúng ta thấy tôn giáo tiến bộ trước khoa học :
    Hồi thế kỷ thứ sáu trước kỷ nguyên Tây lịch, tôn giáo đã phát minh: tai và mắt thấy xa vạn dặm. Mãi đến thế kỷ thứ mười tám, khoa học mới chứng minh được và phải công nhận tôn giáo (Phật học) siêu vượt hơn. Tuy nhiên, chỗ diệu lý siêu vượt ấy phải là một con người ăn nằm trong tòa nhà tôn giáo, dày công tu tập mới trực ngộ được. Bởi cái diệu lý nhà Phật, đối với mặt văn từ, không quan thiết gì cả. Lại nữa, giới người tài cao học rộng xưa nay phần nhiều hướng về tôn giáo để tìm những gì cao quý bồi dưỡng cho kiến thức và lý tưởng của mình . Như những nhà “Tôn giáo học”, “Tôn giáo triết học”. Và các văn nhân thi sĩ cũng dùng giáo lý tôn giáo tô điểm cho tác phẩm của các ngài sâu sắc thêm.
    Tôn giáo có giá trị đối với những con người tiến bộ như thế. Chỉ có Nguyễn Quang Sáng bị giam hãm trong bức tường thành kiến, không thấy bầu trời quang đãng bên ngoài nên xử dụng cây bút trái ngược với phương hướng của những bậc thức giả đi trước từ lâu.

    3. CHÍNH TRỊ.
    Theo tâm lý, ở đời không ai muốn kẻ khác giày đạp tổ tiên mình . Nhưng Nguyễn Quang Sáng một văn nhân chính trị hiện đại viết sách mạt sát tổ tiên đồng bào tôn giáo!
    Công cuộc bình định quốc gia, nhà chánh trị phải lấy dân làm gốc. Quản Trọng (1), một nhà chánh trị biết thật sự “ Dĩ dân vi bổn”, một nhân vật chính trị lừng danh thế giới đưa nước Tề từ địa vị chư hầu yếu kém lên làm bá chủ Trung Hoa… Và các nhà lãnh đạo quốc gia sáng suốt cũng phải công nhận: “Chiếm được đất mà không chiếm được lòng dân, thì sớm muộn gì đất cũng phải mất. Chưa chiếm được đất mà chiếm được lòng dân, thì sớm muộn gì đất cũng về mình.”
    Ðường lối của các nhà chính trị biết yêu dân là vậy! Ngược lại chính trị của Nguyễn Quang Sáng thì chưởi xối trên đầu cổ đồng bào tôn giáo!
    Nguyễn Quang Sáng nói: Ðạo Tin Lành là một chiếc tàu vét hết, một đứa con nít cũng không chừa. Ðạo Thiên Chúa: ông cha, bà phước ăn ngỗng quay nhảy nhót với bọn Tây ở dưới tàu cho đến sáng… Ðạo Cao Ðài: “Ðạo mày đui hay sao mà thờ có một con mắt?” Và với đạo Hòa Hảo, thì mạ lỵ Ðức Huỳnh Giáo Chủ là “thằng khùng, thằng nhỏ” v.v…
    (1) Quản Trọng : Người thời Xuân Thu, lúc chưa gặp thời rất lận đận vì khó ai biết được tài ông, khi được trọng dụng, ông đem “sở tồn” làm “sở dụng” giúp Tề Hoàn Công làm nên bá nghiệp.
    Chiêu bài chính trị: vì dân, bởi dân, do dân và tự do hạnh phúc của Nguyễn Quang Sáng như thế đó ư?
    Tuy nhiên, chính trị thật sự đoàn kết đánh xâm lăng giành lại chủ quyền độc lập quốc gia là chánh nghĩa. Ngược lại là mị dân!
    Trước vụ biến cố Ðốc Vàng Hạ (16-4-1947) vài hôm, Ðức Huỳnh Giáo Chủ có lên diễn đài tại chợ Ba Răng kêu gọi Việt Minh và Dân Xã xóa bỏ hận thù để cùng lo việc nước. Tiếp theo lời Giáo Chủ, Trần Văn Nguyên (Thanh Tra Chính Trị Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ) cũng lên diễn đài kêu gọi như Ðức Giáo Chủ. Nhưng ông Nguyên vừa nói, vừa rơi nước mắt… Khi xuống diễn đài Giáo Chủ nhìn ông Nguyên và ôn tồn nói: “Người như ông mới làm chính trị được!” Thì ra Ðức Giáo Chủ đã biết ý nghĩa giọt nước mắt của ông Nguyên như thế nào rồi!
    Ðành rằng, quyển Dòng Sông Thơ Ấu của Nguyễn Quang Sáng có dụng ý chính trị. Song dù có dụng ý thế nào cũng chỉ giẵm bước theo chánh sách “tàm thực” của giặc Pháp đối với nước Việt ta thời Pháp thuộc. Và chính trị của một con người: “ăn cơm Cộng Sản đập nồi Lê Nin”, chớ có tốt lành gì đảng.

    CHƯƠNG NĂM (PHỤ TRANG)
    1. BỬU VINH KHÔNG ÁM HẠI ÐƯỢC ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ.
    Trong chương mục trước có đề cập đến vụ “biến cố” Ðốc Vàng Hạ (16-4-1947). Vấn đề nầy giáo sử và những nhân vật hầu cận Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã nói rõ nhiều. Ở đây một lần nữa, chúng tôi xin góp ý thêm : “Bửu Vinh không ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ”. Bởi những lý do sau đây :

    a. Trong Sấm kinh Ðức Huỳnh Giáo Chủ có tiên tri:

    “Rán nghe lời dạy của Thầy,
    Ðể chừng đến việc kiếm Thầy khó ra.”


    b. Một lần thoát nạn:
    Ðêm mùng 4 tháng 8 năm Ất Dậu (9-9-1945) Trần Văn Giàu cho thuộc hạ bao vây căn nhà số 8 góc đường Sohier + Miche Sài Gòn để bắt Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Nhưng Giáo Chủ thoát nạn dễ dàng. Mặc dù ngay khi đó Trần Văn Giàu gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp để cầm chân Ðức Huỳnh Giáo Chủ.

    c. Trường hợp gặp phải những biến cố của các vị trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương:
    - Ông sư vãi Bán Khoai hóa hiện độ đời ở biên thùy Miên, Việt. Nhất là kinh Vĩnh Tế. Trong hai năm (Tân Sửu-1901 và Nhâm Dần - 1902), rồi ông vắng mặt, không ai biết ông còn mất hay đi về đâu!
    - Ðức Bổn Sư, tên Ngô Lợi, lập đạo HIẾU NGHĨA ở vùng Thất Sơn. Trường hợp tịch diệt: Ngài nằm xuôi tay chân trên giường và dặn đệ tử canh giữ cẩn mật, hẹn đúng một trăm ngày thì Ngài sống lại. Lúc đó Pháp ở Tịnh Biên (Châu Ðốc) hay tin, kéo quân đến bao vây núi Tượng. Ðang nguy rối, bỗng có một mãnh hổ chạy vào gầm hét và cỏng xác Ðức Bổn Sư chạy vô rừng mất biệt luôn.
    - Ðức Cố Quản Trần Văn Thành, người làng Bình Thạnh Ðông (Châu Ðốc) chức vụ: Chánh Quản Cơ dưới triều vua Thiệu Trị và Tự Ðức. Lập chiến khu ở rừng Bảy Thưa (Láng Linh). Ngày 21 tháng 2 năm Quí Dậu (1873) quân Pháp huy động toàn lực bao vây bản doanh Hưng Trung, binh Gia Nghị của Ðức Cố tan rã, đồn Hưng Trung bị Pháp chiếm, binh sĩ lớp tử thương, lớp bị bắt. Riêng phần Ðức Cố, thì mất tích đến ngày nay.

    d. Ðức Huỳnh Giáo Chủ nói chuyện với binh sĩ lần sau cùng:
    Một buổi chiều trước vụ biến cố vài hôm, Ðức Huỳnh Giáo Chủ cùng anh em binh sĩ hóng mát nơi sân lúa sau đồng (thôn Phú Thành). Giáo Chủ nói về cuộc diện chính trị trên thế giới và trong nước cho các binh sĩ nghe. Gần như Ngài ám chỉ Ngài sắp xa tín đồ, và dặn dò anh em dù tình thế ra sao, cũng phải bình tĩnh sáng suốt giữ vững lập trường tự vệ và chánh nghĩa… Lúc đó một số chiến sĩ trẻ tuổi, am hiểu quân sự và võ giỏi, xin tình nguyện theo tăng cường đội phòng vệ cho Giáo Chủ, dù hy sinh tánh mạng anh em cũng sẵn sàng! Nhìn các chiến sĩ với ý nghĩa thương lòng trung dũng, nhưng Giáo Chủ không chấp thuận, chỉ cho phép bốn phòng vệ theo Ngài như trước.

    e. Trên đường đi họp:
    Trên đường đi họp, Ðức Huỳnh Giáo Chủ hỏi một cận vệ: “Bửa nay là ngày mấy âl?” Ðáp: “Ngày 25 tháng 2 nhuần .” Ðức Giáo Chủ than: “Ngày nay là ngày đau khổ nhứt! Ôi! sao mà đau khổ quá vầy!” Và Ngài hỏi bốn phòng vệ: “Có biết đường về Phú Thành không?” Anh Phan Văn Tỷ trả lời: Biết và chỉ hướng… Ðức Huỳnh Giáo Chủ gật đầu nói: “ Phải” và dạy: “Cứ nhắm hướng sao Cày mà chạy về thì đúng .” Thì ra, ba phòng vệ kia chết, anh Phan Văn Tỷ còn sống trở về báo hung tin!
    Những yếu điểm kể trên, chứng tỏ Bửu Vinh không ám hại được Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Và trường hợp Giáo Chủ “biệt vô âm tín”, cũng là chuyện thông thường trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương; hạng phàm nhân không thể lượng được thánh!
    Tóm lại, lẽ chân ngụy vong tồn được kết luận qua nước cờ chính trị : Ðức Huỳnh Giáo Chủ chân thật đến hội họp với Bửu Vinh, hầu tìm mọi biện pháp hòa giải đôi bên để cùng lo cứu quốc, là dụng ý “Dĩ đức vị dân vi quân tử.” Trái lại, Bửu Vinh gian trá, ám hại Ðức Huỳnh Giáo Chủ, là hành động: “Dụng tài thắng đức thị tiểu nhân.” Và oan nầy hận ấy nghìn thu khó phai mờ trên lịch sử!!!


    2. BẢN HIỆP ÐỊNH LIÊN QUÂN:
    Bản Hiệp Ðịnh Liên Quân do ông Trần Văn Soái Tổng Tư Lệnh quân đội Hòa Hảo và CuLuzet-Ðại Tá Tư Lệnh miền Tây Nam Việt nhân danh chánh phủ Pháp ký.

    Nguyên Văn:
    Ðiều 1: Tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đều được bảo đảm tự do tín ngưỡng trên khắp miền Tây Nam Việt.
    Ðiều 2: Quân đội Phật Giáo Hòa Hảo dưới sự chỉ huy của ông Trần Văn Soái (tự Năm Lửa) được quyền bảo vệ tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo chống lại Việt Minh, hoặc bằng phương tiện cơ hữu, hoặc phối hợp hành quân với quân đội Pháp.
    Ðiều 3: Về mặt hành chánh, tổ chức Hòa Hảo tôn trọng luật lệ chung, các nguyện vọng của Hòa Hảo được tôn trọng, Phật Giáo Hòa Hảo được quyền có đại diện tương xứng với dân số trong các Hội Ðồng lâm thời cấp tổng và tỉnh.
    Ðiều 4: Tín đồ Hòa Hảo từ chối mọi công tác với Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo.
    Ðiều 5: Quân lực Hòa Hảo gồm có : các đơn vị lưu động, dân quân cách mạng, Dân Xã Ðảng dưới quyền chỉ huy của ông Trần Văn Soái, các đội Bảo An, Tự Vệ được võ trang bởi Tỉnh trưởng, hoạt động theo quy chế địa phương, dưới hệ thống hành chánh địa phương. Sự chỉ huy tất cả các đơn vị nầy hoàn toàn do sĩ quan Hòa Hảo đảm nhận.
    Ðiều 6: Chi tiết điều hành vấn đề võ trang và tiếp liệu.
    Ðiều 7: Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi họ thấy cần.
    Ðiều 8: Các chi tiết về hành quân phối hợp.
    Ðiều 9: Tín đồ và quân lực Phật Giáo Hòa Hảo thông báo mọi tin tức về tình hình địch cho nhà cầm quyền quân sự và hành chánh.
    Ðiều 10: Các văn phòng liên lạc được đặt tại Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Ðốc, Sa Ðéc, Vĩnh Long với nhiệm vụ phối trị.
    Ðiều 11: Quân lực Hòa Hảo có quân kỳ màu dà với bốn chữ “PGHH”, quân sĩ đội nón cũng màu dà.
    Ðiều 12: Bản hiệp định nầy có giá trị cho đến khi Giáo Chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ trở về sẽ trình lên Ngài phê chuẩn.
    Ðiều 13: Không một văn kiện nào khác được ký kết ở cấp địa phương, nếu không có sự đồng ý của những người đã ký hiệp định nầy.
    Ngày 18 tháng 5 năm 1947
    Ký tên: Trần Văn Soái và CuLuzet

    3. NGUYỄN QUANG SÁNG MẠ LỴ NĂM TÔN GIÁO:
    Quyển “Dòng Sông Thơ Ấu” của tác giả Nguyễn Quang Sáng do nhà xuất bản Kim Ðồng Hà Nội xuất bản năm 1985 mạ lỵ 5 tôn giáo.
    Nguyên văn như dưới đây:
    1./ Phật Giáo:
    “…Muốn thành Phật cũng phải ăn, không thì thành Phật đói…” (trang 99)
    2./. Tin Lành:
    - “…Không phải Thiên Chúa! mà cũng như Thiên Chúa vậy - Ðạo Tin Lành”
    - “…Người ta tới nghe, nó cho ăn kẹo – Nó bỏ bùa bỏ ngãi cho mình ăn mê làm sao? Mê cái con c … tao ăn mấy bữa rồi… Người đến nghe giảng đạo, tôi thấy toàn là lũ trẻ ở chợ, có gần hai mươi đứa, người lớn chỉ có đôi ba người. Người đến nghe có vậy mà sao họ làm rình rang quá! (trang 125)
    - “…Cái đám nầy nó như chuyến tàu vét, nó không muốn để cho ai đứng ngoài, vét từ đứa con nít. Tụi nó là tụi nào? Ðạo Tin Lành thường thường là của tụi Anh, với Mỹ. Anh Mỹ bây giờ là đồng minh nhưng cũng là tụi n…” (trang 127)
    3. Cao Ðài:
    - “…Người ta theo đạo Cao Ðài thì cũng để tóc, quần áo thì toàn trắng: áo trắng, quần trắng, khăn trắng, nón mũ đội trên đầu cũng trắng… Từ Tòa Thánh ở Tây Ninh đến làng tôi quá xa xôi, như bị đuối sức lác đác chẳng có mấy người nhưng lại nổi bậc với đồ trắng… Tuy ít, nhưng dựa vào thế của Nhựt cũng vẫn nghênh ngang…”
    - “…Bộ đạo của mầy đui hay sao mà thờ có một con mắt vậy mầy?” ( trang 129)
    4. Thiên Chúa:
    - “…Tàu chiến của Quân Pháp neo lại giữa sông trên đầu cù lao nã đại bác vào làng tôi lúc chợ vừa mới nhóm.” (trang 186)
    - “…Trong ngày hôm ấy sau những loạt đại bác nổ rùng cả mặt đất. Chúng cho tàu nhỏ đổ quân lên chợ, chiếm lại cù lao Giêng, thu chiếm những tài sản còn lại . Sau này, tôi nghe người lớn kể lại chúng đã cho quân đập bể tất cả cá chậu kiểng trong nhà thờ, lấy ra không biết bao nhiêu vàng, đưa xuống tàu. Và chúng đi lùng đi gom những đứa con trong nhà thờ đang sống rải rác trong dân. Chúng bắt đi những đứa khỏe mạnh, bỏ lại những đứa trẻ tàn tật…” (trang 187-189)
    - “…Bên kia sông nhà thờ cù lao Giêng là nhà thờ lớn, nên hằng năm đến ngày lễ NôEn có một chiếc tàu trắng - có người nói từ Nam Vang, có người nói từ Sài Gòn về-từ trên đầu cù lao đổ xuống, đậu giữa dòng sông và hai cái nhà thờ để làm lễ. Trên tàu toàn là Tây. Ðến giờ làm lễ, sau một hồi chuông dài lan ra trên mặt sông, từ trên chiếc tàu trắng ấy nổ đùng đùng, pháo hoa xẹt lên nổ chùm chùm sáng rực cả một vùng trờ. Rồi sau đó (nghe nói) ông cha bà phước của nhà thờ cù lao Giêng và cả ông cha ở nhà thờ làng tôi đăm xuồng ra, leo lên tàu, cùng với bọn Tây ăn ngõng quay, uống rượu nho và nhảy nhót cho đến sáng.” (trang 174)
    - “…Những đứa con hoang, con mồ côi và tật nguyền, mặc quần áo giống nhau, hằng ngàn đứa đứng xếp hàng trên bãi cỏ, điểm tên vào mỗi buổi sáng. Những đứa nhỏ không cha không mẹ ấy, bị tách ra khỏi cuộc đời, ngày ngày phải quỳ dưới tượng Chúa, lớn lên, không ai được lấy vợ lấy chồng, lẫn quẩn trong vòng tường cao, cái nghĩa địa cũng trong ấy, cạnh bên chẳng đâu xa.” (trang 175)
    5. Hòa Hảo:
    - “…Cậu Tư à! Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ năm nay tuổi đáng bằng con, bằng cháu cậu, cậu nghe lời làm gì cái thằng con nít đ…” (trang 54)
    - “…Tu làm gì cái đạo nhánh đạo nhóc đó. Còn Ðức Thầy tao đã thấy hình rồi, đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà, nước da xanh lợt, cái mặt chết yểu, mầy theo làm gì…” (trang 79)
    - “…Vua của họ là Huỳnh Phú Sổ… Muốn làm vua đúng là thằng khùng.” (trang 149)
    - “…Lịch sử như một khúc quanh, lịch sử đẻ ra một đứa con hoang. Nói đúng hơn, đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một cái quái thai của lịch sử đó…” (trang 81)
    - “… Nầy nhỏ, theo ai thì theo, nhớ đừng theo… Hòa Hảo, Cao Ðài với Thiên Chúa giáo nhe.” (trang 47)

    C
    ư sĩ NGUYỄN VĂN ĐON
     

Chia sẻ trang này