Nghi-Thức Tôn-Giáo Bài THỨ BA

Thảo luận trong 'Trao-Đổi Đạo Vị' bắt đầu bởi Hhuynh, 30/11/23.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO

    KHÓA ĐÀO-TẠO GIẢNG-VIÊN TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ ( Sơ Cấp)
    Môn học:Nghi-Thức Tôn-Giáo

    Bài THỨ BA
    NGHI-THỨC Cầu nguyện (ÁP DỤNG CHO TANG-LỄ HÔN LỄ ) ​

    I- Cách trang-trí nghi-tiết để cầu nguyện.
    II- Cầu nguyện cho người đau ốm , hoạn nạn .
    III- cầu nguyện cho người chết.
    IV - Hôn lễ.

    Trong sự giao-tiếp hàng ngày, Đồng Đạo thường thường phải đến cầu nguyện cho người xung quanh lúc đau ốm hoạn nạn , cho người chết hoặc đi đưa đám, v.v ... vì thế chúng ta cần nắm vững bài học cầu nguyện, cùng cách tổ chức lễ nghi đúng theo lời phán dạy của Đức Thầy, hầu có sự nhứt trí trong hàng tín đồ của Ngài.

    Là tín đồ P.G.H.H., chắc không ai không thấu triệt chủ trương của Đức Huỳnh-Giáo-Chủ về nghi-lễ là chuộng đơn giản về hình thức. Ngài khuyến dạy mọi người"chẳng nên bày ra tiệc lễ linh-đình làm cho tốn kém nhiều tiền làm cho trở nên nghèo khổ hoặc" những điều nào xét ra giản-tiện, ít lãng phí thì làm".
    Chúng ta có bổn phận thừa hành tôn ý của Đức Thầy, nên về tổ chức lễ nghi trong Tôn-giáo, chúng ta nên chú trọng ở tính- chất thuần khiết, gian-dị. Hơn nữa một lễ long-trọng không do nơi hình thức bài bố cầu kỳ mà chỉ ở sự khéo léo của Ban Tổ Chức. Phải cố gắn làm thế nào để biểu hiện được sự trang-nghiêm tôn -kính, cho thích thời hợp cảnh là ta đạt được mục đích vậy.

    I - Cách trang trí nghi tiết cầu nguyện:
    Để trang-trí nghi-tiết cầu nguyện hay trong lúc đưa đám thì đặt giữa nhà hay giữa sân một bàn hương án . Bàn này gồm có một lư hương, ba chén bông, ba chung nước lã , hai chơn đèn hai bên và thấp hương đèn trong suốt thời -gian hành lễ. Phía trước bàn, bên dưới lư hương nêu một bản nhỏ ghi danh tánh, số tuổi, bệnh nhân, nạn nhân hay người qua đời. (Tuyệt đối không cúng chè xôi hay trái cây ở đây)
    Bàn đưa đám cũng trang hoàng như trên , nhưng phải thêm phương tiện cho dễ di chuyển.

    Thời gian cầu nguyện cho người đau ốm , hoạn nạn thường tổ chức vào buổi tối.
    II- Cầu nguyện cho người đau ốm, hoạn nạn:
    Trước hết là người trong gia đình bệnh-nhân hoặc nạn-nhân,
    sau đó là thân bằng quyến thuộc tuần tự nam theo nam,nữ theo nữ,hoặc từng người hoặc từng đợt 3,4 người mà cầu nguyện, ai nấy y -phục chỉnh-tề và sau khi kỉnh lễ bàn thờ Cửu Huyền Thất-Tổ xong,liền đứng " trước bàn hương-án chấp tay, hay chấp
    hương đưa lên trán, quỳ xuống niệm:
    Nam mô Bổ-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (ba lần)
    Nam mô A-Di-Đà Phật (ba lần)​
    Vái: Phật Tổ Phật Thầy nay mình thành tâm cầu nguyện cho tên...(tên người bệnh hay hoạn nạn) nhờ ơn Đức Phật từ-bi hỉ-xả cho bệnh nhân được mau giải hết quả căn tiêu tan bệnh tật(lạy bốn lạy).
    Nếu là người bị tai-nạn thì câu sau hết nguyện :"Cho tên…
    .. tai qua nạn khỏi".
    Luân phiên nhau cầu nguyện nhiều lượt như trên.

    III- Cầu nguyện cho người chết:
    a) cầu nguyện lúc ở tại nhà:
    Mỗi người quỳ trước bàn Phật, niệm:
    Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (ba lần)
    Nam Mô A - Di Đà Phật (ba lần)
    vái : Phật Tổ Phật Thầy, nay mình thành tâm cầu nguyện cho tên...(tên người chết), nhờ ơn Đức Phật từ-bi cứu độ vong-linh được thoát chốn mê-đồ,vãng sanh miền Cực-Lạc". (lạy bốn lạy)
    Rồi lại bàn vong trước linh-cữu (nếu người chết lớn tuổi hơn mình thì lạy, nhỏ hơn thì nguyện vái và xá thôi). Nơi đây có thể chấp tay hộ niệm:
    Nam Mô Tây Phương Cực-Lạc Thế Giới Tam Thập Lục Vạn Ức, Nhứt Thập - Nhứt Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bá Đồng Danh Đồng Hiệu Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Vong Linh A-Di-Đà Phật",
    Nếu người chết là nhà sư thì câu chót đọc: Tiếp Dẫn Đạo Sư A-Di-Đà Phật".
    b) cầu nguyện lúc đi đưa:
    Theo sự sắp xếp của Ban Tổ Chức (tang-gia), tất cả những người đưa đám (y phục cũng như lúc cầu nguyện) đều vào hàng bên nam, bên nữ, sắp hàng đôi hoặc hàng tư, tùy đường rộng hẹp.
    Mỗi người thắp một cây hương, chấp vào ngực vừa đi vừa niệm thầm bài “Nam Mô Tây Phương Cực-lạc..." như đã đề cập ở trên cho đến khi tới mộ phần.
    JCần giữ sự im-lặng, dù là trong tang-quyến cũng đừng khóc kể, để lo hộ-niệm cho vong-linh người chết được siêu-thoát
    c) Cách sắp xếp lễ đưa đám:
    1/ Đi đường
    - Đi đầu đám táng là một bàn Phật, trang-hoàng như vừa - đề cập ở phầnI.
    Theo sau bàn Phật là linh-cữu. - Kế linh-cữu là tang-quyến, thân nhân người quá vãng.
    - Người đưa đám nói theo sau các thân bằng quyến thuộc kể trên (1)..
    2/ Đến mộ phần
    Đến mộ phần, bàn Phật được đặt trước đầu mộ để cho mọi người theo thứ-tự làm lễ sau cùng. Lễ xong, quan-tài bắt đầu hạ nguyệt thì lui ngay bàn Phật tại chỗ.(Không nên khiêng trở về). Chỉ đem lư-hương bàn vong về để thờ người chết mà thôi.
    d) Khai mộ:
    Theo cổ-lệ, sau khi an táng ba hôm thì tang gia đem lễ-vật đến mộ phần người quá vãng làm lễ khai-mộ, tục gọi là mở cửa mả.
    1Đức Thầy từng phán dạy nên giữ lấy mỹ-tục thuần-phong, nhưng phải giản-dị-hóa, mọi nghi-thức rườm-rà, nhuộm mùi dị-đoan mê-tín (2).
    Vậy đến ngày khai-mộ ta nên sắm hương hoa, trái cây hay trà bánh đến mộ phần cùng vái đất đai, thần-hoàng bổn-cảnh để xin Chư Thần hoan-hỉ cho tang-gia gởi phần xác thịt của kẻ qua đời tại chỗ ấy là đủ rồi.
    Tóm lại trong việc hiếu sự của cháu con đối với lúc ông bà hay cha mẹ qua đời, nếu có thể làm được y như lời Đức Thầy thì quý báu vô cùng, bởi Ngài dạy :
    . "Cháu con báo hiếu, theo nhà Phật,
    Cha mẹ qua đời thủ lễ chay".

    IV- Hôn lễ:
    Về hôn lễ, Đức Thầy đã phán dạy tín-đồ:
    "Bổn-phận cha mẹ phải lựa chọn đôi bạn cho con một cách xứng đáng bằng sự quan-sát tường tận đức tánh đôi trai gái. Không nên ép uổng con mình quá đáng vì như thế làm cho khốn-khổ về sau, nhưng cũng không nên để cho chúng quá tự-do mà thiếu sự kinh-nghiệm làm cho đời chúng phải hư hỏng",
    " Nên bỏ tục-lệ thách giá đòi tiền và đòi lễ vật. Thông-Gia hai bên không nên làm khó cho nhau. Cũng chẳng nên bày ra tiệc lễ linh-đình, tốn kém nhiều tiền làm cho trở nên nghèo khổ".
    Thế nên hôn-lễ vẫn cử-hành theo mỹ-tục xực nay, nhưng về. cách thức tổ-chức, nên tránh mọi nghi-tiết rườm-rà.
    Khi hành lễ để đưa dâu hoặc khi rước dâu về đến nhà, thông-gia hai bên và đôi tân-nhân nên cầu nguyện trước bàn Tam Bảo:

    a/ Thông-gia cầu nguyện :
    Cha mẹ đôi bên có thể nguyện như sau :
    Nam mô Ta-bà Giáo-Chủ Bồn-Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (ba lần)
    Nam Mô A-Di-Đà Phật (ba lần)
    Vái: Phật. Tổ Phật Thầy, nay mình thành tâm cầu nguyện cho tên... (đôi tân-nhân). Nhờ Ơn Trên Đức Phật từ-bi hộ-độ cho vợ chồng chúng nó được bền duyên tơ tóc và Bồ-đề tâm tăng-trưởng (lạy bốn lạy).

    b/ Đôi tân-nhân cầu nguyện.
    Đôi trẻ cũng cầu nguyện trước bàn Tam Bảo đại ý như vầy :
    Nam mô Ta-Bà Giáo -Chủ Bồn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (ba lần)
    Nam mô A-Di-Đà Phật (ba lần)
    Vái: Hôm nay là ngày lễ thành-hồn của chúng con( có thể vái tên họ hai người) cầu xin Ơn Trên Đức Phật từ-bi gia hộ cho thiện duyên chúng con được ngày thêm bền chặt, suốt đời mong được hưởng phước lành của chư Phật ban cho.(nguyện vái xong lạy bốn lạy).
     

Chia sẻ trang này