PHẬT THẦY TÂY AN và NGUYỄN HUỆ

Thảo luận trong 'Sách Kinh' bắt đầu bởi TTT, 16/12/16.

  1. TTT

    TTT Member


    PHẬT THẦY TÂY AN và NGUYỄN HUỆ

    ***

    Sách nhằm phản ảnh với quyển “THÂN THẾ PHẬT THẦY TÂY AN VÀ NGỌC HÂN CÔNG CHÚA QUA KIM CỔ KỲ QUAN” của cư sĩ Sripolieu, tập 1 xuất bản Ngày 8-11-1986.

    LỜI NÓI ÐẦU

    Thời gian qua nhiều người bàn tán về quyển sách “THÂN THẾ PHẬT THẦY TÂY AN và NGỌC HÂN CÔNG CÔNG CHÚA” của tác giả cư sĩ Sripolieu, cho rằng Phật Thầy Tây An là con của Nguyễn Huệ và Mộ Bà ở Cái Nai là mộ của Công Chúa Ngọc Hân.v.v…
    Với số người am tường về Bửu Sơn Kỳ Hương thì bác bỏ tài liệu nói trên . Ngược lại, có số người tin lầm và phân vân trước ngã ba đường.
    Ðể làm sáng tỏ vấn đề nầy, chúng tôi cho ra đời tác phẩm: “PHẬT THẦY TÂY AN VÀ NGUYỄN HUỆ”.
    Dù đã ăn nằm trong tòa nhà tôn giáo, nhưng văn nghiệp chưa phải là sở trường của tác giả, đương nhiên khi biên soạn không thể hoàn toàn đúng hết được . Mong rằng các bậc cao minh và những cây bút vô tư của lịch sử, vì công lý và nền văn hóa nước nhà mà điểm xuyết lại cho .


    Miền Tây Nam Việt, mùa Ðông năm Mậu Dần (1998).
    Bình Nguyên

    CHƯƠNG MỘT

    1/. GIẢ THUYẾT CỦA CỐ HỌC GIẢ HỒ HỮU TƯỜNG BỊ THẤT BẠI.

    Cư sĩ Sripolieu viết: “Tuy nhiên có một số ít vị bô lão còn sống cũng như cố học giả Hồ Hữu Tường khi còn sanh tiền đã đưa ra giả thuyết Phật Thầy Tây An chính là con út của vua Quang Trung và bà Ngọc Hân công chúa.
    Ngài đã thoát sự tru di gia tộc của Gia Long lánh nạn vào miền Nam, thay tên đổi họ lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tiếc rằng giả thuyết trên chỉ căn cứ vào lời truyền khẩu của các vị tiền bối, chớ không có một quyển kinh sách nào viết lại chứng minh, do đó nó không đủ sức thuyết phục các nhà sử học Việt Nam.” (trang 2)
    “Cái mà học giả Hồ Hữu Tường thất bại là ông chỉ căn cứ theo lời truyền khẩu của người xưa kể lại mà không có sách vở nào viết để chứng minh giả thuyết của ông. Người viết đã tình cờ khám phá ra giả thuyết của ông có một phần sự thật đã được chứng minh trong quyển KIM CỔ KỲ QUAN theo những mẫu tự mà ông Ba đã xử dụng.” (tập 1 trang 231).
    Tục ngữ có câu: “Nói có sách, mách có chứng”, là một câu châm ngôn muôn đời không ai có thể phủ nhận được . Cho nên giả thuyết cố học giả Hồ Hữu Tường cho rằng Ðức Phật Thầy Tây An là con út của vua Quang Trung và bà Ngọc Hân công chúa đã bị thất bại, vì nó không có chứng cứ thực tế để làm sáng tỏ giả thuyết của ông . Cư sĩ Sripolieu đã nhận biết điều nầy. Nhưng thiết tưởng cư sĩ cũng không làm gì khác hơn cụ Tường được. Bởi lẽ:
    Cụ Hồ Hữu Tường là một học giả lỗi lạc, đã từng sống trên vũ đài chánh trị, đã từng ngồi trên cổ chiếu văn học sử nước nhà. Và rất quen thuộc với địa hạt tôn giáo, các vị giáo chủ, cùng các tu sĩ trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương như cụ Tường đã nhận:
    “Vốn sanh trưởng trong một gia đình nhiễm nặng về truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương từ năm đời, tác giả không khỏi lấy nhãn tuyến của Bửu Sơn Kỳ Hương mà rọi đường theo hướng đạo ấy đã vạch”. (Phi Lạc Sang Tàu trang 7)
    Ðối với các sấm truyền trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương và bộ Kim Cổ Kỳ Quan của ông Ba Thới không còn xa lạ gì với cụ Tường cả. Cụ Tường là người được sống trong hoàn cảnh : “ Cận thủy tri ngư, cận sơn tri điểu”. Nhưng tại sao cụ Tường không thu góp tài liệu trong đó như cư sĩ Sripolieu, lại để cho mình thất bại chua cay? Trường hợp nầy chúng tôi xin đề nghị: những nhà cầm bút và cư sĩ Sripolieu nên lấy đó làm một bài học kinh nghiệm ở đời.
    Nếu nói thời thế không cho phép là càng sai sự thật . Vì căn cứ theo cư sĩ Sripolieu, thì Ðức Phật Thầy là dòng dõi Tây Sơn ẩn trốn nhà Nguyễn, mà Pháp rút quân khỏi Việt Nam, chánh quyền nhà Nguyễn hoàn toàn tan rã năm 1954 . Dòng dõi Tây Sơn đã qua hồi tai nạn . Lúc đó cụ Tường vẫn còn mạnh khỏe sống ở Sài Gòn, sao cụ không tìm được tài liệu chính xác để làm sáng tỏ cho giả thuyết của mình . Mà cụ đành phải chịu thất bại?
    Có lẽ ý thức được tầm quan trọng nầy nên các văn nhân, học giả như: giáo sư Trịnh Vân Thanh (viết bộ Thành Ngữ Ðiển Tích và Danh Nhân Tự Ðiển), Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu (viết quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm) đã nói về sử liệu Ðức Phật Thầy Tây An và ngôi mộ Phật Mẫu ở Cái Nai trong phạm vi chân thật theo tầm mức khả năng của mình . Nên các ông không hề bị sự phản đối mà vẫn được đa số người tín dụng; mặc dù tài liệu trong tác phẩm của các ông chưa mấy đầy đủ về mọi chi tiết.
    Dựa vào dữ kiện nói trên, chúng tôi xin kết luận rằng : Cư sĩ Sripolieu không thể thành công hơn cố học giả Hồ Hữu Tường trong giả thuyết Ðức Phât Thầy Tây An làdòng dõi vua Quang Trung Nguyễn Huệ như trong quyển “ Thân Thế Phật Thầy Tây An và Ngọc Hân Công Chúa” của cư sĩ đã viết.

    2/. Ý NGHĨA ÐỊA DANH TÒNG SƠN.

    Cư sĩ Sripolieu nói:
    “Phật Thầy quê quán ở làng Tòng Sơn và khi ra mở đạo cũng ở làng Tòng Sơn nầy. Nay có chùa Tòng Sơn ở đó. Người bổn địa thường nói : “Tòng Sơn là căn gốc ông bà”. Tòng Sơn có hai nghĩa:
    1. Tòng là cây tòng (tùng) và Sơn là núi, núi có rừng Tòng.
    2. Tòng có nghĩa là theo, nghĩa là theo núi, theo sơn . Xét về mặt địa dư, Tòng Sơn là một làng nằm cạnh sát bờ sông Tiền và không có núi non chi cả và cũng chẳng có rừng tòng. Vậy ta thấy nghĩa thứ hai hợp lý hơn, tức theo núi, theo sơn tức là theo Tây Sơn”. (trích quyển Thân Thế Phật Thầy Tây An của cư sĩ Sripolieu tấp trang 43).
    - “Ta không rõ đích xác làng Tòng Sơn do Phật Thầy đặt tên hay có người đặt trước. Dù đúng hay không, ta vẫn thấy sự xuất hiện của Ngài ở đây hoàn toàn có một ý nghĩa ẩn tàng, ám chỉ Ngài thuộc dòng dõi Tây Sơn. Ta nên liên tưởng đến bài Ai Tư Vản, bà Ngọc Hân công chúa viết:
    “Tưởng lời di chúc thiết tha,
    Khác nào lên tiếng, thức mà cũng mê
    Buồn thay nhẻ, xuân về hoa nở
    Mối sầu riêng ai gở cho xong
    Quyết liều mong vẹn chữ TÒNG
    Trên rừng nào ngại giữa vòng nào e.”
    (trang 44 tập 1)
    Ðoạn văn trên cư sĩ Sripolieu cho rằng: hai chữ Tòng Sơn, có nghĩa là theo Tây Sơn và trong bài Ai Tư Vản của bà Ngọc Hân có chữ TÒNG cùng đồng với ý nghĩa đó.
    Nhận xét của cư sĩ Sripolieu rất sai. Vì theo tài liệu của cư sĩ, thì Ðức Phật Thầy Tây An đang bị pháp luật nhà Nguyễn truy nã gắt gao, Phật Thầy phải thay tên đổi họ trốn tránh rày đây mai đó, mong cho thân được yên ổn là mừng lắm rồi . Ngài đâu có dại gì phô bày tông tích mình ra để mang tai họa hay sao ? Và đã nói là sợ, là trốn lại phơi bày tông tích ra, thì đâu có sợ, đâu có trốn ? Không sợ, không trốn thì chứng tỏ Phật Thầy là người ngoại cuộc, không liên quan gì đến vụ án Tây Sơn . Không liên quan đến vụ án Tây Sơn, tức Phật Thầy không phải là con của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công chúa!
    Cư sĩ Sripolieu nói trong bài “Ai Tư Vản” bà Ngọc Hân điếu vua Quang Trung Nguyễn Huệ, có ẩn chữ Tòng. Thật sự trong bài “Ai Tư Vản” không có câu nào ẩn chữ Tòng hết. Mà dầu có ẩn chữ Tòng chăng nữa, thì chữ Tòng đây có nghĩa “Tòng phu”, chỉ cho đạo vợ chồng đó thôi . Bởi xuất xứ bài nầy trong trường hợp bà Ngọc Hân đang đau khổ cảnh ly biệt với chồng, dĩ nhiên bà nói đến đạo “tòng phu”, chớ không có ý nghĩa nào khác hơn nữa cả!
    Về địa danh, thì chuyện lâu đời chúng ta làm sao biết hết ý nghĩa được.
    Thí dụ: Làng Tòng Sơn, cư sĩ Sripolieu định nghĩa: Tòng là theo; sơn là Tây Sơn . Tòng Sơn là theo Tây Sơn. Còn những địa danh lân cận khác như: Rạch Cái Nai, thì cái gì là cái? Ở đây toàn là Nai cái, chớ không có Nai đực và trâu bò gì hết hay sao? Và làng Mỹ Hiệp, cái gì là Mỹ, cái gì là Hiệp? Mỹ Hiệp là liên hiệp với Mỹ mà trong thời gian đó đâu có Mỹ vào, làm sao liên hiệp với Mỹ được?
    Bởi vậy, công lý không cho phép chúng ta cưỡng biện lý lẽ mơ hồ để căn cứ theo đây làm tài liệu đóng góp cho suy luận quan trọng về tiểu sử Ðức Phật Thầy, một bậc có hàng triệu nhà tai mắt đang cúi đầu tôn kính, tin theo…

    3/. PHẬT THẦY HỌ HOÀNG HAY HỌ LÊ VÀ QUYỂN GIẢNG.

    TÒNG SƠN:
    Cư sĩ Sripolieu viết:
    “ Căn cứ vào mộ bia ở núi Sam Phật Thầy tên Ðoàn Minh Huyên . Nhưng nếu ta đọc trên bàn thờ tổ đường ở Mộ Bà Cái Nai, nơi mẹ của Phật Thầy ta lại thấy thờ hai họ Hoàng (Huỳnh) và họ Lê, mà không thấy có họ Ðoàn là họ cha của Phât Thầy và chẳng biết mộ cha Ngài ở đâu; đáng lẽ Ngài phải mang họ Hoàng hay họ Lê mới đúng.
    Ðạo Phật Thầy là đạo đặt nặng tứ trọng ân, trong đó có ân cha mẹ đứng đầu . Vậy tại sao không thấy Ngài thờ họ Ðoàn là họ của cha Ngài; trong khi phong tục thờ cúng ông bà của dân tộc ta là chế độ phụ hệ, lấy họ cha là hệ tộc . Chính vì thế mà có Sấm giảng nói Phật Thầy là Lê Hướng Thiện . Lấy họ mẹ.” (trang 45, 46 sách tập 1).
    Theo nhận xét của cư sĩ Sripolieu, căn cứ vào bàn thờ tổ đường ở Mộ Bà Cái Nai và quyển giảng Tòng Sơn để xác định cho họ của Ðức Phật Thầy Tây An như trên, là một điều hết sức sai lầm. Bởi:
    a/. Bàn thờ nơi ngôi Mộ Bà Cái Nai có ghi họ Lê và họ Hoàng không phải bàn thờ thân Mẫu của Ðức Phật Thầy từ xưa lưu lại . Bàn thờ đó chính là bàn thờ ông quan phủ Bỉnh (người sinh quán tại Cái Tàu Thượng ) một con người đương thời theo chánh quyền Pháp cai trị nước ta. Vấn đề nầy chúng tôi sẽ nói vào một chương mục sau.
    b/. Vấn đề Sấm giảng nói Phật Thầy Tây An tên Lê Hướng Thiện: Trong các tài liệu xưa nay thuộc hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, chúng ta chưa thấy tài liệu nào nói Ðức Phật Thầy là họ Lê; chỉ có quyển giảng “Tòng Sơn” đề cập thôi.
    Ðại cương quyển giảng Tòng Sơn nói:
    Thân phụ của Ðức Phật Thầy là Thầy cai, tên Sử, họ Lê. Ðức Phật Thầy tên Lê Hướng Thiện (trong đây không thấy nói rõ tên họ thân mẫu của Ðức Phật Thầy). Một hôm Phật Thầy cùng mẹ đi góp lúa ruộng, bà thương dân nghèo, bớt cho tá điền năm giạ lúa để làm giống. Khi về nhà số lúa thu bị thiếu, ông Cai Sử đánh và đuổi mẹ con Phật Thầy ra khỏi nhà. Từ đây Ngài cùng mẹ với chiếc xuồng bần đi bán trầu cau nuôi sống. Sau thời gian mẹ mất, Phât Thầy tu thành Phật trị bệnh cho bá tánh rất tài. Tiếng vang đến tai một vị quan người Pháp, mời Phật Thầy về nhà chữa trị bệnh cho một bà Ðầm. Phật Thầy nói bệnh nhân kia tới số, nên Ngài không chịu cứu chữa. Ông Tây nổi giận, bắt Phật Thầy bỏ vào củi sắt, quăng xuống sông…
    Quyển giảng “Tòng Sơn” thời gian năm 1940 về trước, chúng ta thường nghe người dân các tỉnh miền Tây nước ta còn đọc. Nhưng sau nầy những nhà tai mắt trong đạo xét thấy không hợp lý về thời gian, nên gạt bỏ nó ra khỏi hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương lâu rồi!
    Theo sử liệu Phật giáo chứng minh: những vị Bồ Tát, những bậc vĩ nhân thì cha mẹ phải là bậc nhân từ phước đức, mới sinh được quí tử (1). Ông cai Cử như Giảng Tòng Sơn nói, thì ông là con người đầy lòng ít kỷ, hung bạo, sống trên mồ hôi nước mắt của dân nghèo, làm gì sinh được một vị cứu tinh nhân loại trong buổi hạ ngươn nầy?
    Vả lại, Ðức Phật Thầy tịch ngày 12 tháng 8 al năm 1856. Còn Pháp hoàn toàn chiếm ba tỉnh miền Tây (2) của ta vào 24 tháng 6 năm 1867. Tính ra, Ðức Phật Thầy tịch trước người Pháp làm chủ tình hình ba tỉnh miền Tây (Nam bộ) là 11 năm, lúc đó đâu có chánh quyền Pháp, thầy cai tên Sử? Ðâu có bà Ðầm đau, và ông Tây bắt Phật Thầy quăng xuống sông?
    Như vậy, quyển Giảng Tòng Sơn là một giả thuyết hoang đường, không hợp với chân lý và thời gian. Chúng ta không lấy đó xác định cho tên họ của Ðức Phật thầy như một thiểu số người và cư sĩ Sripolieu đã lầm tưởng.

    4/. CƯ SĨ SRIPOLIEU NHẬN LẦM ÐẠO CỦA PHẬT THẦY LÀ ÐẠO TIÊN.

    Cư sĩ Sripolieu viết:
    “Riêng chiếm non Bồng một cảnh Tiên,
    Tu trì pháp đạo khác màu thiền;
    Nước kinh rửa sạch lòng phàm tục,
    Bùa Phật dành dưng kẻ thiện duyên .
    Ðạo Phật Thầy là đạo Tiên chớ không phải Thiền Tông, vì đạo Tiên còn phải xuống trần cứu dân, cứu nước khi lâm nguy. Như chuyện Khương Tử Nha tu tiên trong
    __
    (1) Trường hợp ông Cổ Tẩu (cha của vua Thuấn) có thể là ngoại lệ, còn nhiều nghi vấn, nên không xác định được vấn đề .
    (2) -Ngày 20-6-1867, Pháp chiếm Vĩnh Long.
    -Ngày 22-6-1867, Pháp chiếm Châu Ðốc.
    -Ngày 24-6-1867, Pháp chiếm Hà Tiên.

    cung Ngọc Hư vâng lệnh thầy là Ngươn Thỉ Thiên Tôn mà xuống giúp nhà Châu dựng nghiệp 800 năm . Cho nên Phật Thầy tự xưng là Tây An cư sĩ.” (trang 40 sách tập 1)
    Cư sĩ Sripolieu nhận sai ý nghĩa hai câu thơ trong bài “Thập Thủ Liên Hoàn” của Ðức Phật Thầy như đã chép ở trên, nên cư sĩ cho đạo của Ðức Phật Thầy là đạo Tiên khác với đạo Thiền Tông Phật giáo.
    a/. Ý nghĩa bốn câu thơ của Ðức Phật Thầy chúng tôi xin nhận xét:
    - Cảnh Tiên hay non Bồng: ở đây chỉ cho cảnh núi non yên tĩnh, mà xưa kia người chán đời thường về ẩn dật nơi ấy để tu hành. Chớ không phải người nào tu ở núi cũng là tu theo đạo Tiên hết.
    Ðức Thích Ca ở núi Hy-Mã-Lạp-Sơn, Trí Khải Ðại Sư lập đạo ở núi Thiên Thai và Hy Vận Thiền Sư tu ở núi Hoàng Bá… đều là những người tu Phật.
    - Khác màu thiền: Ðây ý nói tông chỉ đạo của Ðức Phật Thầydạy tín đồ: ăn ngay, ở thẳng, làm lành lánh dữ, tự làm tự sống, không thọ của đàn na tín thí, và lo đền đáp tứ trọng ân . Về nghi thức thờ phượng Ngài dạy thờ một tấm trần Ðiều . Ngoài bông hoa, nước lã và nhang đèn trên bàn thờ Phật, không còn bày vẽ món chi thêm nữa. Ðây khác hẳn với những chùa chiền: đúc Phật lớn, chùa cao, âm thinh sắc tướng, tạo lầu kho xá mã và chuyên việc tụng kinh mướn.
    Về ý nghĩa nầy ông Ba Thới, một cao đồ trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương nói rõ:
    “Thương là thương đạo có căn,
    Ghét là thiệt ghét sãi tăng chùa chiền.”
    (Tiền Giang)
    Và:
    “Tu thiền nghĩ thiệt nhiều công,
    Tu mong làm mướn tu không Phật Trời.”
    (Thừa Nhàn)
    b/. Theo cư sĩ Sripolieu nhận xét, chỉ có đạo Tiên như Khương Thượng mới giúp nước lúc lâm nguy. Còn đạo Phật cơ hồ như tiêu cực trong tĩnh mịch vô vi. Nhận xét nầy không đúng với chủ trương đạo Phật. Ðạo Phật xưa nay lấy tứ ân làm trọng. Trong đó có ân quốc vương (nay đổi lại là ân đất nước). Người tín đồ nhà Phật ngoài công việc giải thoát khỏi bể trầm luân, còn có trách nhiệm một công dân đối với Tổ quốc mình khi bị xâm lăng giày xéo. Thế nên, các Ðại sư nước ta xưa kia vẫn phải bế cửa Thiền môn để bảo vệ nước nhà trong hồi quốc gia khuynh đảo.
    Ðồng một tư tưởng nầy, nhà ái quốc đáng kính Phan Chu Trinh đã nói trong một bài diễn thuyết năm 1907.
    “Tôn giáo luyện cho ta đức hy sinh, xem nhẹ tánh mạng, phá sản vì đạo; không có tinh thần tôn giáo, chúng ta không biết được cương thường, xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ lấy cái lợi của riêng mình. Nầy bà con thử nghĩ: đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy? Quân Nguyên thắng cả Á và Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà đến nước ta thì bại tẩu? Nào bị cướp sáo ở Chương Dương độ, nào bị bắt trói ở Hàm Tử Quan, rồi ôm hận ở trận Vạn Kiếp, chịu nhục ở trận Bạch Ðằng???”

    5/. XIN XÁC NHẬN ÐẠO CỦA PHẬT THẦY LÀ ÐẠO PHẬT.

    a/. Danh hiệu: Danh hiệu Ngài là Phật Thầy, thì đạo của Ngài là đạo Phật, chớ không nói là đạo Tiên, hay đạo Thánh gì được? Cũng như quốc tịch ông A chữ Việt đứng đầu, thì ông A vẫn là người Việt Nam, không thể nói ông A là người Triều Tiên, hay Thái Lan gì đặng!
    b/. Căn cứ trong bài “Giác Mê” của Ðức Phật Thầy trong ấy có câu:
    “Khát thì uống nước Tào-Khê,
    Ðói ăn ma-phạn tối về canh tân.”
    Tào-Khê (địa danh) nơi Ðức Lục Tổ Huệ Năng hoằng pháp Thiền Tông. Nên nói đến Tào-Khê tức ám chỉ cho đạo của Ðức Phật Thầy là truyền thống dòng Thiền Tông Phật giáo rồi đó.
    c/. Về kinh sách đạo Tiên, chúng ta chưa thấy kinh nào đề cập đến danh từ “Cư sĩ”. Cho đến quyển “Thanh Tịnh Kinh” là một quyển kinh căn bản của Ðức Thái Thượng Lão Quân thuyết, vẫn chưa thấy chỗ nào có danh từ cư sĩ bao giờ. Ngược lại tổ chức đạo Phật, luôn kết nạp hai hạng người: xuất gia (tu sĩ) và tại gia (cư sĩ), mà Ðức Phật Thầy lấy danh hiệu Ngài là “Tây An cư sĩ”, tức tự nhận Ngài thuộc về hạng tại gia cư sĩ theo hệ thống Phật Giáo vậy.
    d/. Căn cứ theo Sấm Truyền.
    Trong Sấm Truyền “Ðức Phật Thầy Tây An”, Ðức Phật Thầy xác nhận đạo của Ngài là đạo Phật Thích Ca, như câu :
    “Nhiệm mầu vui đạo Thích Ca,
    Thiền môn hứng chí Di Ðà lòng chuyên.”
    (trang 68)
    Tuy nhiên, ở đây chúng tôi xin mở ngoặc để nói về hai bộ truyện “Tây Du”và “Phong Thần”, tức là hai bộ sách triết lý đạo Phật và đạo Tiên.
    Truyện Tây Du do Ngài Khưu Trường Xuân (tu Tiên) viết, truyện Phong Thần do Ngài Bạch Vân Thiền Sư (tu Phật) viết.
    Hai Ngài mượn cốt truyện tu sĩ Trần Huyền Trang đi Tây Phương thỉnh kinh, và Khương Tử Nha chỉ huy quân đội cách mạng đánh bại chế dộ khắc nghiệt (Trụ Vương), giải phóng dân tộc Trung Hoa để nói lên triết lý đạo Phật và đạo Tiên v.v…
    Ngài KhưuTrường Xuân viết bộ truyện Tây Du tỏ cho Bạch Vân Thiền Sư và tăng chúng biết rằng, dù Ngài tu Tiên nhưng vẫn am hiểu triết lý cao siêu mầu nhiệm của đạo Phật . Chớ sự thật trên thực tế không có Tề Thiên Ðại Thánh náo loạn Thiên Cung, Sa Tăng lấy sọ người làm xâu chuổi mang cồn kềnh trên cổ, và Bát Giới ham ăn, mê ngũ, thích gái .v.v…
    Và Ngài Bạch Vân Thiền Sư viết bộ Phong Thần để chứng tỏ cho Khưu Trường Xuân và giới người tu Tiên biết rằng, Ngài tu Phật, nhưng vẫn am hiểu lý ngũ hành sanh khắc bát quái biến di của đạo Tiên.v.v…Chớ không có Dương Tiển với “Thất thập nhị huyền công”, bắt yêu trừ quái bảo vệ Võ Vương. Và cũng không có Long Tu Hổ một chân nhảy nhót tới đâu liệng đá cục ầm ầm như mưa bấc, làm cho tướng binh nhà Trụ dập xương, lỗ đầu . Và cũng không có trận dữ của Tiên Triệt Giáo trang bị bốn gươm linh (1) bốn cửa, chém đầu binh tướng và chư Thần, Tiên như chém chuối.v.v…
    Vả lại, truyện Phong Thần ngoài triết lý đạo Tiên và trách nhiệm một vị tướng tài năng Khương Thượng đối với quốc gia Trung Hoa. Nó còn có ý nghĩa khôi hài : nói chuyện trên trời, dưới đất, nói cho hả giận, và nói cho bỏ ghét, như: Dương Nhậm có đôi mắt thần dòm thấu dười đất, rượt Trương Khuê thất kinh chạy sảng sốt cũng không khỏi, bị một chày nát sọ. Còn Na Tra rùng mình một cái biến ra ba đầu sáu tay, gặp binh tướng Trụ Vương xông tới đâm, đánh túi bụi, làm cho tướng giặc đứa lủng hông, đứa lẻo cổ. Và bọn Hồ Ly (phe Ðắc Kỷ) hóa ra Tiên ông, Tiên cô ăn tiệc say xỉn rồi để ló đuôi chồn.v.v…
    Dựa vào những điểm cốt yếu nói trên, chúng ta thấy luận thuyết của cư sĩ Sripolieu cho rằng : đạo của Ðức Phật Thầy Tây An là đạo Tiên, là một điều tham khảo rất hời hợt, và một luận thuyết sai lạc với triết lý đạo Tiên và đạo Phật . Chúng ta đoán quyết và minh định rằng: đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Ðức Phật Thầy Tây An là đạo Phật, đủ những chứng cứ và đúng với chân lý Phật gia không thể giải thích khác hơn!

    6/. ÐẠO QUỐC VƯƠNG.

    Cư sĩ Sripolieu viết:
    “Ðạo quốc vương có vợ có chồng,
    Có con có cái nối dòng an bang
    Tu tuyệt tự là tu tang…”
    “Ðạo Phật Thầy là đạo quốc vương, là cư sĩ tại gia, có vợ con để nối dòng giống cho dân tộc, Tổ tiên, chớ không phải là tu tuyệt tự, ly gia cắt ái, bỏ phế gia đình, bỏ đất nước. Vậy ta có thể hiểu một cách chính xác rằng Phật Thầy không phải là một nông dân mồ côi cha bình thường mà là một kẻ tử tù đang bị bao vây và truy nã .”
    (tập 1 trang 41)
    Về bài thơ trên, cư sĩ Sripolieu viết sai, phải viết nhu vầy mới đúng :
    “Tu Quốc Vương có vợ có chồng,
    Có con có cái nối dòng an bang;
    Tu tuyệt tự bất kế tu tang .”
    ( Kim Cổ Kỳ Quan trang 85 ).
    Chúng tôi xin đính chánh: cư sĩ Sripolieu nhận xét sai ý nghĩa ba câu thơ của ông Ba nói trên.
    Chúng ta phải biết ông Ba viết quyển Kim Cổ Kỳ Quan trong trường hợp nào, mới thấy chỗ dụng ý sâu kín của ông Ba. Ðiều nầy chắc cư sĩ Sripolieu cũng biết:
    __
    (1) Bốn gươm linh đó là: “Chẳng phải vàng đồng với sắt gan, Nguyên xưa ở núi Linh San, Há không nước lửa rèn chui bén, Sẵn có âm dương chế luyện toàn . Hãm Triệt hai cây sát khí, Lục Tru một cập chiếu hào quang, Thần Tiên muôn kiếp tuy linh hiển, Gặp bốn gươm nầy cũng đứt ngang .”
    Về triết lý, bốn gươm ấy chỉ cho Tửu, Sắc, Tài, Khí. Các đạo sĩ xưa nay tu Tiên, hay tu Phật, cũng bỏ mạng vì nó rất nhiều.

    Ông Ba là một nhà chí sĩ truyền thống của phong trào Cần vương kháng Pháp. Chính thời gian ông Ba sáng tác quyển Kim Cổ Kỳ Quan là thời gian ông Ba phải sống trong hoàn cảnh đau thương cực độ: Ðức Cố Quản bị mất tích, nghĩa quân Cần vương tan rã, kẻ chết người bị tù đày, và chính bản thân ông Ba đang mang nặng vết thương ở cổ.v.v…Cho nên, trong tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan của ông Ba, bao giờ cũng nói lên nỗi lòng phẩn uất, ưu tư và trù liệu mọi mưu kế trong công cuộc lớn lao: đánh đuổi quân thù xâm lược, giải phóng đồng bào khỏi ách nô lệ của thực dân.
    Trước tình cảnh nầy, ông Ba đâu có vui, rảnh chi mà nói đến việc gia đình, con vợ theo lối thường tình như mọi người như cư sĩ Sripolieu lầm tưởng?
    Muốn hiểu ý nghĩa sâu kín ba câu thơ trên của ông Ba, chúng ta không thể hời hợt được, mà phải hiểu là:
    - “Tu Quốc Vương” : Biết đâu thâm ý của ông Ba chỉ cho công cuộc đánh đuổi quân Pháp dành lại chủ quyền độc lập quốc gia. Dù là hạng thường dân, hay giới người đạo sĩ cũng góp phần đáp ân đất nước (quốc vương) trong lúc nầy hơn bao giờ hết.
    - “Vợ chồng”: Biết đâu ông Ba nói; giữa dân và quân phải một lòng một dạ, khắn khít với nhau mới làm nên việc lớn. (đồng vợ đồng chồng, tát biển Ðông cũng cạn).
    - “Con cháu nối dòng”: Biết đâu ông Ba nói: từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở phải tổ chức có hệ thống, đoàn kết chặt chẽ, tiếp nối nhau kháng chiến trường kỳ mới có thể giải phóng quốc gia được.
    - “Tu tuyệt hậu bất kế tu tang”: Biết đâu ông Ba nói: không khéo để cho kế hoạch tổ hức bị địch quân tiêu diệt, thì nước nhà phải bị điêu linh tan biến.
    Hơn nữa, ông Ba là đệ tử của ông Hai Trần Văn Nhu, ông Hai Nhu là đệ tử của Ðức Phật Thầy. Theo phép đạo, ông Ba gọi Ðức Phật Thầy bằng sư ông ( Thầy của Thầy mình), mà Ðức Phật Thầy lại tu theo lối tuyệt hậu, không vợ, con . Nếu ông Ba bài bác lối tu tuyệt hậu, té ra ông Ba vô lễ với sư ông của mình hay sao? Nhất định hiểu theo nghĩa thông thường nầy không đúng. Bởi lẽ, lòng trung nghĩa của ông Ba như son đỏ, vẫn tràn đầy qua Thánh kinh Kim Cổ Kỳ Quan. Không thể nào ông Ba dùng ngòi bút phản kháng hành vi tu theo lối tuyệt hậu, không vợ con của sư Ông mình!
    Và chúng ta nên biết, chữ “kế” là kế sách hay, khéo được dùng trong trường hợp “kinh quyền”, chiến lược đánh giặc. Chớ việc gây tạo vợ chồng, sanh con đẻ cháu là việc rất tầm thường; kẻ khùng khùng, mát mát (mad mad) cũng vẫn biết, và còn biết giỏi hơn nữa, cần chi phải có mưu kế mới biết được việc ấy!
    Lấy đó mà xét, chúng ta có thể kết luận: ba câu thơ trên, ông Ba không theo ý nghĩa thông thường con cháu, mà thâm ý của ông Ba chỉ cho công cuộc tổ chức các cơ cấu cách mạng giải phóng quốc gia khỏi nạn của người Pháp đang thống trị dân tộc ta đó thôi!
    Ở đây cư sĩ Sripolieu vô tình hay cố ý nói sai chỗ dụng ý của ông Ba.

    7/. MẸ PHẬT THẦY VÀ PHẬT THẦY KHAI SÁNG ÐẠO BỬU SƠN

    KỲ HƯƠNG:
    Cư sĩ Sripolieu nói:
    “Bộ Kim Cổ Kỳ Quan được coi như một “Thánh kinh” do mẹ Phật Thầy và Phật Thầy khai sáng năm Kỷ Dậu 1849” (tập 1 trang 13).
    Theo cư sĩ, thời gian Ðức Phật Thầy Khai đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đã có bàn tay cộng tác của thân mẫu Ngài. Nhận xét nầy không chứng cứ, trái sự thật.
    Vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1849 nghĩa là sau khi Ðức Phật Thầy về tạm trú nơi Ðình Thần làng Tòng Sơn, Ngài đã khai lý lịch trước sự chứng kiến của nhân dân và chánh quyền sở tại. Khi ấy có ông Ðoàn Văn Viên và ông Ðoàn Văn Ðiểu (anh chú bác) là nhân chứng sự thật trong vấn đề khai báo nầy.
    Từ độ đó Ðức Phật Thầy đi đến đâu? Hành động những gì? Bị tai nạn ra sao? Trường hợp Ngài được trả tự do về ngụ núi Sam, và lập trại ruộng.v.v…Người trong môn phái của Ngài đều biết, sử liệu ghi chép rõ ràng. Cho đến các vị Ðại đệ tử, thậm chí những trường hợp ông Ðình Tây nuôi con sấu mình toàn màu đỏ (năm chèo), rồi phá chuồng đi, người ta cũng rành rõ luôn. Hà tất chi là mẫu thân của Ðức Phật Thầy, địa vị quan trọng tối cao trong tông phái mình, lại cộng tác lo việc độ đời với Thầy mình mà cả môn nhân trong hệ phái không hề hay biết chi về Bà?
    Căn cứ vào đó, chúng ta quả quyết rằng, thân Mẫu của Ðức Phật Thầy đã viên tịch trước thời gian Phật Thầy khai đạo, thì không thể nói mẹ Phật Thầy và Phật Thầy khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được?
    Luận thuyết của cư sĩ Sripolieu cho rằng mẹ Phật Thầy và Phật Thầy khai đạo là luận thuyết thiếu yếu tố căn bản, khó tin!

    8/. DẠY CON THÀNH PHẬT.

    Cư sĩ Sripolieu nói:
    “Người góa phụ có được quí tử sau làm Thầy đã từng cao bay xa chạy, trước ra Bắc, sau vào Nam theo kế của Quỉ Cốc Tiên Sanh (La Sơn Tiên Sanh), người đó là Như Ý Hoàng Hậu. Bà đã vào Tây Nam Việt mà ở “đậu” vất vả để dạy con thành một vị Phật sau nầy.” (tập 1 trang 128)
    Cư sĩ Sripolieu cho rằng: Mẹ Ðức Phật Thầy dạy Ðức Phật Thầy thành một vị Phật sau nầy.
    Theo thông lệ, dù một người kém trí đến đâu chăng nữa, cũng vẫn biết muốn dạy ai làm nên một nghề nghiệp chi trước hết người dạy phải rành nghề nghiệp đó. Như vậy, mẹ Ðức Phật Thầy dạy Ðức Phật Thầy thành Phật, thì đương nhiên bà phải thành Phật trước đã. Khi bà đã thành Phật, thì thành tích của một vị Phật khi trụ thế, đến lúc nhập Niết Bàn, phải vang lừng trên lịch sử. Tại sao mẹ Ðức Phật Thầy đã thành Phật mà trong môn nhân hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, và các văn nhân, học giả trong và ngoài nước không một ai hay biết gì về Bà? Nếu Bà không thành Phật, thì đâu có đủ điều kiện dạy con thành Phật được?
    Cư sĩ Sripolieu nói mẹ Ðức Phật Thầy dạy con thành Phật là chuyện vớ vẩn vô cùng!

    9/. TRẦN ÐỎ VÀ ÁO TRẮNG KHĂN ÐIỀU.

    Cư sĩ Sripolieu nói:
    “Từ một vị công chúa, một bà Hoàng Hậu phú quí, Bà phải bỏ chuổi vòng để giả dạng một người đàn bà góa bụa bần hàn tu hành, thờ tấm trần điều đỏ, ám hiệu của người áo vải khăn đào.
    Chính vì thế ở miền Nam mới có câu ca dao :
    Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
    Nhờ người áo trắng khăn điều vắt vai.”
    (tập 1 trang 174 – 175).
    Theo cư sĩ Sripolieu: tôn chỉ của đạo Ðức Phât Thầy thờ tấm Trần Ðiều và người áo trắng khăn Ðiều, ấy chỉ cho bà Ngọc Hân công chúa. Ðây là ám hiệu của chủ nghĩa Tây Sơn.
    Nhận xét nầy rất sai!
    Bởi lẽ, nước ta thời xưa chẳng những quí bà, quí ông mới ăn trầu mà luôn đến các cô gái cũng vậy. Các cô khi ra đường cũng phải dùng miếng trầu để xã giao với bạn bè. Nên ca dao Việt Nam ta mới có câu:
    “Ra đi mẹ có dặn rằng,
    Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.
    Và trước khi muốn bày tỏ một điều chi, người ta cũng phải vui vẻ mời ăn trầu rồi mới bắt đầu tâm sự:
    “Miếng trầu kể hết nguồn cơn,
    Muốn xem đây, đó thiệt hơn tỏ bày.”
    (ca dao)
    Ðã là ăn trầu, dĩ nhiên các ông phải chít trên đầu một chiếc khăn màu đỏ, và quí bà, quí cô cũng phải vắt chiếc khăn màu ấy trên vai để lau miệng cho hợp với màu trầu đỏ ( cổ trầu).
    Như vậy tôn chỉ đạo của Ðức Phật Thầy thờ tấm trần đỏ, vẫn có một ý nghĩa cao thượng khác hơn. Và “áo trắng khăn điều” là chỉ chung cho phong tục thời trang của hàng phụ nữ xưa, chớ nó không ám chỉ riêng cho bà Ngọc Hân, hay một nhân vật nào cả.
    Vả lại, cư sĩ Sripolieu cho rằng bà Ngọc Hân đang bị lệnh triều đình nhà Nguyễn truy nã gắt gao, bà trốn vào miền Nam thay tên đổi họ, hủy hoại nhan sắc để lánh nạn. Ðược tạm yên thân, thì bà đâu có dại gì phô trương ra cái biểu hiệu nguy hiểm của mình để tự rước lấy tai họa?
    Như thế, cư sĩ Sripolieu bảo tông chỉ đạo Phật Thầy thờ tấm trần Ðiều, là ám hiệu ngọn cờ đỏ của chủ nghĩa Tây Sơn. Và “áo trắng khăn điều” là chỉ cho bà Ngọc Hân công chúa. Người tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương dù đa số là nông dân chất phác, nhưng cũng không thể công nhận được, vì nó là một luận thuyết cưỡng lý, thiếu căn bản thực tế.

    10/. LẬP ÐẠO CHO CON.

    Cư sĩ Sripolieu nói:
    “Bà như con chim luôn nhớ rừng, con vượn phải lìa cành trên non . Chính bà Ngọc Hân công chúa đã lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cho con qua hai câu :
    Tiếc thời nhớ thuở Bông Ðiều,
    Không ai tưới nước mai chiều héo khô”
    (tập 1 trang 175)
    Như chúng ta từng biết: kẻ làm cha mẹ tạo lập: ruộng vườn, nhà cửa, cơ xưởng để lại cho con cháu thì có. Nhưng đó là về mặt vật chất của hạng thường nhân. Còn về mặt tinh thần của các bậc siêu nhân: dựng nước, lập đạo và xây đấp nền văn hóa, thì tự nơi con tim, bộ óc tài năng của chính các Ngài tạo lập. Chớ không có cha mẹ nào tạo lập việc phi thường ấy cho con cháu bao giờ!
    Lịch sử đã chứng minh:
    - Về phương diện quốc gia như ông: Hoa-Thịnh-Ðốn (1), Tôn-Văn (2) và ông Lê Lợi (3).
    - Về phương diện tôn giáo như: Ngài Trí Khải Ðại Sư ở Trung Hoa (thế kỷ thứ 6), Ðức Nguyệt Liên Bồ Tát ở Nhựt (thế kỷ thứ 13) và Ðức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo ở Việt Nam (thế kỷ 20)
    - Về phương diện văn hóa: như ông Tô Ðông Pha, Lương Khải Siêu (Trung Hoa), Nguyễn Du và Nguyễn Văn Hầu ( Việt Nam) không có một vị nào cha mẹ tạo lập sự nghiệp phi thường cho các Ngài cả.
    Thế nên, Ðức Phật Thầy lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như trường hợp các vị tự lập vĩ nghiệp tinh thần nói trên, chớ nào có bàn tay cha mẹ trực tiếp trong việc tạo lập ấy bao giờ!
    Tóm lại, cư sĩ Sripolieu cho rằng mẹ của Ðức Phật Thầy lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cho con là trái với lý tự nhiên của lịch sử nhân loại. Và đi xa với thực tế về quãng đời hành đạo của Ðức Phật Thầy, một vị hoạt Phật đối với chúng sinh, nhứt là đối với dân tộc Việt Nam trong thời hạ ngươn mạt pháp nầy.

    11/. PHẬT THẦY LẬP ÐẠO ÐỂ MƯU VỆ TỬ TÔN.

    Cư sĩ Sripolieu viết:
    “Gian nan dấu tỏ để bày
    Nam mô Bồ Tát đạo Thầy di ngôn.
    Ðạo Thầy mưu vệ tử tôn,
    Biết nghe lời Phật sống khôn thác càng.
    __
    (1) Hoa Thịnh Ðốn (1732-1799) là một nhân tài sáng lập nền cộng hòa Hoa Kỳ và được đắc cử Tổng Thống từ năm 1789-1797. Sau khi đánh bại quân đội Anh Quốc (1781) mãn hai khóa Tổng Thống, ông lui về nhà vui thú điền viên.
    (2) Tôn Văn: tự Dật Tiên, hiệu là Trung Sơn (1866-1925), sinh tại Quảng Ðông, cầm đầu cuộc cách mạng chống Mãn Thanh, giải phóng quốc gia. Ông đã được đắc cử tổng thống Trung Hoa dân quốc, và dùng tài trí kiến thiết đất nước tiến bộ rất đáng kể trong thời ấy.
    (3) Lê Lợi: là Lê Thái Tổ (1428-1433), vị anh hùng dân tộc xã Lam Sơn (Trung Việt), cầm đầu binh đội đánh bại quân nhà Minh (Trung Hoa) giành lại chủ quyền độc lập quốc gia, dựng nên nhà Lê, đặt quốc hiệu là “Ðại Việt”
    (tập 1 trang 37)
    Nội dung hàm ý đạo Phật Thầy Tây An là đạo phu thê để sanh con đẻ cháu nối dõi tông đường, cùng hàm ẩn Tây An là người con trai thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Ngài như con chim không còn nhành đậu, như người mất giang san, đành phải mượn áo tu sĩ mà dạy đạo quốc vương thủy thổ để mưu vệ tử tôn của dòng dõi mình” (tập 1, trang 78)
    Theo cư sĩ Sripolieu thì Ðức Phật Thầy gặp phải trường hợp bất đắc dĩ nên mới mượn áo tu sĩ dạy đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để bảo vệ cho con cháu dòng dõi của Ngài khỏi bị diệt vong do nhà Nguyễn truy nã.
    Cư sĩ Sripolieu đưa lý tưởng từ bi cao thượng của Ðức Phật Thầy vào nước bí của một thế cờ đen tối trên lịch sử! Bởi lẽ:
    Xưa nay các vị nguyên thủ quốc gia lập quốc để bảo vệ chung cho cả đồng bào dân tộc. Các vị giáo chủ lập đạo để tế độ chung cho vạn vật sanh linh, đó là chánh nghĩa, chánh đạo, trái lại là mị dân, tà giáo. Cư sĩ cho rằng Phật Thầy mượn áo tu sĩ dạy đạo để bảo vệ con cháu dòng dõi của Ngài! Có phải cư sĩ đánh giá Phật Thầy là hạng mị dân, tàgiáo chăng?
    Lại nữa, nếu nói Phật Thầy dạy đạo với dụng ý bảo vệ con cháu của Ngài. Thử hỏi con cháu của Ngài là ai? Vào khoảng năm 1945 địa vị nhà Nguyễn đã bị lung lay, nhiều nơi sống ngoài vòng kiểm soát của nhà Nguyễn, nhất là miền Bắc không còn bị nhà Nguyễn nắm chủ quyền. Ðến năm 1954 Pháp ký Hiệp định Giơ neo rút quân về nước, nhà Nguyễn hoàn toàn sụp đổ. Rồi tính ra đến nay (1998) non nửa thế kỷ rồi, sao con cháu của Phật Thầy vẫn bặt vô âm tín? Và cũng không thấy sử sách nào nói đến? Rất đỗi loài thảo mộc vô tri, như cỏ cú bị tảng đá nặng đè, khi giở tảng đá nó còn mọc lên. Hà huống chi loài người? Nhất là hạng quý nhân tài trí đã qua hồi tai nạn lại chẳng biết cất cánh bay cao tìm về tổã cũ hay sao? Nếu chỉ ông Ðoàn Văn Ðiểu và Ðoàn Văn Viên thì không hợp lý. Vì khi Phật Thầy khai lý lịch tại đình thần làng Tòng Sơn thì hai vị này đã hợp lệ trước chánh quyền địa phương của nhà Nguyễn rồi! Cần chi phải dạy đạo để mưu vệ tử tôn, tức vì chuyện cá nhân không phải chánh đạo thì danh thể và tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Ngài đã bị định luật tự nhiên của thời đại đào thải lâu rồi, đâu còn tồn tại sáng tỏ đến hôm nay!
    Chúng ta lắng nghe học giả Lê Văn Siêu nói về Ðức Phật Thầy trong một tờ Nguyệt San năm 1966:
    “Một đồng bằng phì nhiêu có dân cư trù mật như miền Hậu Giang. Nếu không nhờ có giáo lý “Học Phậät Tu Nhân” của Ðức Phật Thầy hóa độ, tức sẽ biến đám dân tứ chiếng quần cư này thành một nơi điếm đàng trụy lạc bởi cái sức trù phú và sung mãn của nó.”
    Và chúng ta hãy tìm hiểu thêm về thơ văn của Ðức Phật Thầy:
    “Riêng chiếm non bồng một cảnh tiên
    Tu trì phép đạo khác màu thiền
    Nước kinh rửa sạch lòng trần tục
    Phù Phật dành dưng kẻ thiện duyên
    Sáu ngã quỷ tăng nhiều chỉ bảo
    Ba đường tội phước khắp răn truyền
    Từ bi đã có lòng siêu độ
    Biển khổ sông mê thấy những phiền
    * * *
    Ðức sánh trùm che bậc thánh hiền
    Ðạo mầu nghĩa nhiệm tấm lòng chuyên
    Lánh nơi thiềng thị tình đời trải
    Gặp lúc thái bình giấc ngủ yên
    Lăng líu tiếng chim kêu náo nức
    Rõ ràng hoa nội trổ tiên thiên
    Trân trân danh lợi cười ai mến
    Riêng chiếm non bồng một cảnh tiên.”
    (Thập Thủ Liên Hoàn)
    Và:
    “Màu thiền đắc ý cũng màu
    Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh”
    (Giác Mê)
    Văn thơ là để giãi bày tâm trạng của tác giả. Ðọc kỹ vần thơ trên, chúng ta thấy tâm trạng Phật Thầy là bậc ung dung tự tại giải thoát, chớ không phải tâm trạng một người đang sống trong hoàn cảnh đau thương vong quốc. Thế nên, nếu kết luận Phật Thầy là con của vua Quang Trung thì sai!
    Về bốn câu thơ của ông Ba nói trong Kim Cổ Kỳ Quan:
    “Gian nan dấu tỏ để bày
    Nam mô Bồ Tát đạo Thầy di ngôn
    Ðạo Thầy mưu vệ tử tôn
    Biết nghe lời dạy sống khôn thác càng”
    Ðại ý ông Ba nói:
    Mô Phật, xin bày tỏ nguyên nhân gian nan của đạo Thầy cho bá tánh được biết: Bởi đạo Thầy là đạo của dân tộc, đặt nặng Tứ Ân. Nên khi Tổ quốc bị ngoại xâm giày xéo, ngoài cương vị tín đồ nhà Phật còn có trách nhiệm công dân phải bảo vệ nền độc lập quốc gia, mưu cầu cuộc sống cho con Hồng cháu Lạc khỏi ách nô lệ của ngoại bang. Ðây là phương hướng đạo Thầy đã vạch. Người tín đồ lúc sống phải khôn ngoan, làm dân quan đất Việt, quyết không làm người dân bị trị; khi thác nguyện làm quỷ thần nước Việt và càng linh thiêng hơn nữa!
    Tử tôn là con cháu, con cháu ở đây có ý nghĩa rộng lớn là chỉ cho nòi giống Tiên Rồng, con Hồng cháu Lạc chớ nào phải chỉ riêng cho con cháu trong một tộc họ gia đình! Hơn nữa, bậc lãnh đạo tinh thần chung cho hàng vạn người lại đặt nặng riêng con cháu mình, ai kính trọng cho? Sao cư sĩ Sripolieu lại nghĩ chi chuyện cạn hẹp như thế?
    Dựa vào những điểm chánh yếu nói trên, chúng ta có thể nói: lập luận của cư sĩ Sripolieu cho rằng Ðức Phật Thầy mượn áo tu sĩ dạy đạo quốc vương thủy thổ là vì mưu lợi cho việc cá nhân của Ngài, lập luận đó không đúng với tư tưởng từ bi của Phật Thầy, và là điều vu khống, bôi nhọ thanh danh một vị hoạt Phật. Luận lý này đứng trước đòn cân công lý của tòa án quốc gia và ánh sáng Phật giáo phải bị bác bỏ!

    12/. CƯ SĨ SCRIPOLIEU NHẬN LẦM HAI CÂU LIỄN NƠI BÀN THỜ QUAN PHỦ BỈNH.

    Cư sĩ Scripolieu viết:
    “Bên cạnh bàn thờ Cửu Huyền, cĩ một bàn thờ nhỏ, trên vách cĩ treo một cái khung kiếng, trong là một tờ giấy hồng đơn viết bằng chữ Hán. Ta đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, khung giấy được ghi như sau:
    ĐƯỜNG LÊ HỒNG
    (trái) LÊ LÊ HỒNG HỒNG (phải)
    PHỦ ĐƯỜNG
    CHI PHỦ PHỦ PHÚC
    PHÁI HUỆ
    KHẢI VỊ CHI DO
    HẬU ÂN
    NHÂN TRẠCH

    Tạm giải thích:
    HỒNG LÊ ĐƯỜNG: tổ đường hai họ Hồng và Lê.
    HỒNG PHỦ CHI VỊ: bàn thờ ơng bà thuộc Lê phủ (tập 1, trang 176,177)
    HỒNG ĐƯỜNG PHÚC HUỆ DO ÂN TRẠCH: Phúc và Huệ của họ Hồng do ân trạch tổ tiên dung tưới (do người trước gom nhĩm)
    LÊ PHỦ CHI PHÁI KHẢI HẬU NHÂN: Phái họ Lê giải bày cho hậu nhân được biết.
    Hiểu theo nghĩa đen, nơi đây là tổ đường của hai họ Hồng Lê. Chúng ta nên nhớ Phật Thầy Tây An tên là ĐOÀN MINH HUYÊN, thì chi phái họ Đoàn, phải thờ Đoàn Phủ Chi Vị mới đúng.
    Còn mẹ của Phật Thầy là họ Lê, tín đồ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG ai cũng rõ điều này.
    Chùa của mẹ, sao Phật Thầy lại không thờ họ Đoàn mà lại thờ họ Hồng? Nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy điều mâu thuẫn này. Sự thật, Phật Thầy hay Mẹ Phật Thầy đã mượn hai họ Hồng và Lê để đánh lừa quan chức triều Nguyễn. Ta nên hiểu rộng hơn, đây là nơi thờ họ LÊ thuộc Hồng tộc tức HỒNG LÊ (như HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ). Ta chú ý chữ Chư và Vị kết hợp lại họ Hồng và Lê tức ám chỉ cho họ Hồng Lê (trang 178)
    Câu bên phải:
    “HỒNG ĐƯỜNG PHÚC HUỆ DO ÂN TRẠCH” phải hiểu là: Phúc (Hồ Phi Phúc cha của Nguyễn Huệ). Nguyễn Huệ thuộc Hồng tộc vẫn còn được Chúa Tiên (Bà Ngọc Hân) thờ phượng.
    Câu bên trái:
    “LÊ PHỦ CHI PHÁI KHẢI HẬU NHÂN” phải hiểu: Đây là chi phái của họ Hồng Lê quí tộc giải bày cho người đời sau biết rõ.
    Đĩ là dấu tích bí mật được giải bày khéo léo cho chúng ta biết được Mẹ Phật Thầy chính là Chúa Tiên dịng Hồng Lê đã thờ phụng vua Quang Trung nơi đây…” (trích quyển Phật Thầy Tây An của cư sĩ Scripolieu, tập 1, trang 178)
    Chúng tơi xin đính chánh và tường thuật lại nguồn gốc bàn thờ và hai câu liễn này:
    Mùa xuân năm 1972 nhận thấy tường rào xung quanh ngơi mộ Phật Mẫu bị hư sụp nên ban quản tự Mộ Bà (1) mới tổ chức tu sửa lại cho chắc đẹp hơn. Thời gian ấy, trong thân nhân ơng quan phủ Bỉnh (2) xin cúng hiến cho chùa một số đất ruộng (trên một mẫu, tại vàm Cái Nai), và xin gởi bàn thờ quan phủ vào trong chùa. Hai câu liễn ấy cũng do thân nhân ơng quan phủ ghi chép về họ Hồng và họ Lê là hai họ của ơng và bà phủ Bỉnh. Được vài năm sau, cháu ơng phủ Bỉnh là ơng Lê Văn Ấn xin phần đất đĩ lại để bán cho tá canh (3). Ban Quản Tự sẵn sàng hồn trả số đất ấy lại.
    Chính vì lý do đĩ, hơm nay cư sĩ Scripolieu nhận lầm hai câu liễn trên bàn thờ ơng phủ Bỉnh và bàn giải về việc tộc họ Phật Thầy là họ Lê, họ Hồng và bà Chúa Tiên, vua Quang Trung,v.v…
    Thật ra hai câu liễn này chỉ cĩ ý nghĩa trong phạm vi ơng bà phủ Bỉnh, chớ khơng cĩ liên quan gì đến tộc họ Phật Thầy và Phật Mẫu chi cả. Nếu nắm 1872 khơng cĩ việc hiến đất, khơng cĩ ai đem bàn thờ ơng phủ Bỉnh và hai câu liễn vào chùa Mộ Bà để thờ thì cư sĩ Scripolieu lấy gì mà ghi chép, bàn giải về tộc họ Phật Thầy và bà Ngọc Hân cơng chúa?
    Chúng tơi rất tiếc, cư sĩ Scripolieu đã tìm đến Mộ Bà ghi chép tài liệu, sao khơng quan tâm nhận xét kỹ vị trí bàn thờ cĩ đơi liễn này vẫn đặt sau hậu đường, bên cạnh bàn thờ Cửu Huyền và bàn thờ những vị trụ trì. Vị trí ấy kém phần tơn kính hơn các bàn thờ trong phạm vi chùa. Xem đĩ, chúng ta thử nghĩ: luật đạo cĩ cho phép nhà chùa sắp xếp nghi thức thờ phượng những vị tơn kính cĩ liên quan đến Đức Phật Thầy, nhứt là thân mẫu của Ngài nơi vị trí thấp kém như thế chăng?
    Vả lại, thân mẫu Đức Phật Thầy là một bậc cĩ hàng vạn tín đồ, trong đĩ cĩ biết bao người am tường nghi lễ, thâm sâu Nho giáo, uyên bác Phật học và khoa học đều cúi đầu lễ bái. Nếu nhà chùa đặt bàn thờ Phật Mẫu nơi vị trí kém phần tơn kính hơn các bàn thờ trong chùa thì phải bị bao người phản đối lâu rồi! Nếu họ khơng phản đối, tức cái bàn thờ cĩ đơi liễn kia họ đã xem thường. Đã xem thường thì đâu cĩ phải bàn thờ Phật Mẫu như cư sĩ Scripolieu đã dày cơng dàn dựng.
    Chúng tơi xin nĩi thẳng rằng: cư sĩ Scripolieu lấy chứng tích hai câu liễn nơi bàn thờ quan phủ Bỉnh để đĩng gĩp tài liệu lịch sử Đức Phật Thầy là điều sai lầm đáng tiếc. Lương tâm nhà cầm bút khơng thể cho phép chúng ta hời hợt, đem chuyện phi lý lập thành tiểu sử một vị giáo tổ Bửu Sơn Kỳ Hương và xây đắp nền văn hĩa cho Tổ quốc Việt Nam, một Tổ quốc mà các anh hùng liệt sĩ đã phải đổ xương máu quá nhiều trong cơng cuộc bảo vệ dãy đất hình chữ S thân yêu này!
    Và xin đề nghị thêm với cư sĩ Scripolieu, nên tự xét lại trình độ nghiên cứu của mình. Chỉ cĩ mấy câu liễn và bàn thờ ơng quan phủ Bỉnh là chuyện thực tế, dễ hiểu, gần đây (1972) cư sĩ cịn nhận xét sai lầm, chưa tìm ra mối manh sự thật thì những gì xa hơn, ẩn trắc hơn về Bửu Sơn Kỳ Hương làm sao cư sĩ thấy biết đúng sự thật được???
    __
    (1) Ban Quản Tự lúc đĩ gồm cĩ quý ơng: Đặng Văn Vận, Đặng Văn Chính, Huỳnh Văn Đấu, Nguyễn Văn Chìa, Võ Văn Chuẩn và Võ Văn Dợn.
    (2) Quan phủ Lê Văn Bỉnh, gốc người ở Cái Tàu Thượng (An Giang), làm quan phủ cho thời Pháp thuộc.
    (3) Tá canh: đĩ là hai ơng Lê Văn Lịng, Võ Văn Thứ (ở tại vàm Cái Nai, Hội An, An Giang)

    CHƯƠNG HAI

    1/. NƠI CƯ TRÚ BÍ MẬT CỦA BÀ NGỌC HÂN CƠNG CHÚA.
    Cư sĩ Scripolieu viết:
    “Người viết đã gặp một vị bơ lão tục gọi ơng Chín, tuổi khoảng 70, hiện giờ đang giữ chùa Mộ Bà Cái Nai. Theo ơng Chín cho biết, trách nhiệm giữ Mộ Bà từ đời ơng Ngoại của ơng giao lại cho Ba Má ơng và đến ơng. Ơng Ngoại của ơng thọ đến 80 tuổi mới mất. Ơng Ngoại của ơng từng kể cho Ba Má ơng biết rằng Bà xưa kia là một bà Cơng Chúa đi lánh nạn về vùng rạch Cái Nai ẩn cư. Bà luơn mặc áo bà ba trắng, trên vai luơn luơn quàng một cái khăn màu điều nên đời sau cĩ câu ca dao:
    “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
    Nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai
    Chiều chiều lại nhớ mai mai,
    Nhớ người áo trắng vắt vai khăn điều”
    Có lần bà cơng chúa bị quân triều đình vây bắt. Bà trốn được và về ẩn tích tại làng Tịng Sơn thuộc Cái Tàu Thượng. Khi Bà Cơng Chúa mất cĩ di chúc lại mai táng Bà phải cách xa ba cái làng. Tức Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng đến rạch Cái Nai. Ơng Ngoại ơng chín cịn thuật lại rằng cứ hàng năm gần Tết đến, cĩ một ơng lão râu tĩc bạc phơ đến dọn sạch cỏ sậy chung quanh Mộ Bà, và cĩ lập một cái miếu thờ bằng lá đơn sơ. Sau thường cĩ các vị tu sĩ trên núi đến thắp nhang phúng viếng. Ơng Ngoại chỉ tiết lộ cho Ba Má ơng Chín và tuyệt đối cấm khơng cho con cháu tiết lộ về thân thế quí tộc của Bà cho ai rõ, sợ Pháp (triều đình nhà Nguyễn) biết được. Cho nên những người trong rạch Cái Nai ít cĩ ai biết được sự thật này. Cĩ điều ơng Ngoại của ơng Chín khơng cho biết Bà Cơng Chúa này tên họ là gì, thuộc triều đại nào. Ơng Chín cịn thuật rằng cĩ người con gái đến tình nguyện làm từ, lo nhang khĩi trong chùa suốt năm, sáu mươi năm, tục gọi là Bà Tám (?) mới mất khoảng sáu, bảy năm nay. Bà nĩi với ơng Chín rằng bà thường thấy Phật Bà hiện về trong chiêm bao, như một vị nữ tướng, cỡi ngựa, mặc áo gấm như các bà Hồng Hậu ngày xưa. Bà Tám quả quyết rằng Phật Bà khơng phải là Phật mà là một bà Hồng Hậu hoặc một vị nữ tướng oai nghi xinh đẹp…(tập 1, trang 180-181)
    Đại ý đoạn văn trên, cư sĩ Scripolieu nói, Bà Ngọc Hân lúc lánh nạn nhà Nguyễn về ở đây (Mộ Bà Cái Nai), bà có thuật lại lai lịch của Bà cho ông Ngoại ông Chín biết. Ông Ngoại ông Chín nói lại cho Ba Má ông Chín và truyền đến đời ông Chín đều giữ bí mật chuyện này.
    Cư sĩ Scripolieu nói sai sự thật.
    Bởi người có trách nhiệm coi giữ ngôi Mộ Bà chỉ kể từ đời ông Chín thôi. Còn ông Ngoại và ba má ông Chín xưa, cũng như bao nhiêu người ở địa phương, và ông Ngoại ông Chín đến đời ông Chín cũng chỉ biết như mọi người: đây là “Mộ Bà” chớ không ai biết lai lịch Bà chi hết. Nếu đã biết được sự bí mật về Bà, thì Bà đã thoát nạn nhà Nguyễn (đến 1954) lâu rồi, sao ông Chín chẳng nói sự thật với bất cứ một ai? Cho đến những người cùng chung trách nhiệm coi giữ ngôi Mộ như Ban Quản Tự và người con gái ông Chín (1) đang giữ phận sự lo hương khói cho ngôi Mộ Bà, sao ông Chín không cho biết
    chi hết? Thậm chí có những cơn bệnh nguy hiểm của người già, ông Chín phải di chúc sắp xếp việc nhà, nhưng ông cũng không đề cập đến việc bí mật này! Có lý nào phải đợi đến khi gặp cư sĩ Scripolieu (1996), một con người hoàn toàn xa lạ, ông Chín mới nói rõ sự thật?
    ---
    (1) người con gái ông Chín tên Đặng Thị Tấn, hiện nay làm từ coi phần hương khói cho chùa.

    Chúng tôi đã bao lần gạn hỏi ông Chín, ông Chín khẳng định ông không hề biết về bà Ngọc Hân chi cả! Và cũng không nói với ai. Không hiểu tại sao cư sĩ Scripolieu bịa đặt chuyện xa lạ này. Kẻ khờ ngu thì thôi, nếu người có trí họ dè dặt tìm đến tận nơi gia đình ông Chín xác minh sự thật chuyện này thì tác phẩm của cư sĩ phải như thế nào? Vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày rõ thêm trong một chương mục sau.

    2/. VẤN ĐỀ CHIÊM BAO BÀ BẢY.
    Vừa qua cư sĩ Scripolieu đề cập đến việc Bà Tám chiêm bao nói: “Phật Bà không phải là Phật, mà là một bà Hoàng Hậu, hoặc một nữ tướng oai nghi xinh đẹp…”
    Chúng tôi xin trình bày vấn đề chiêm bao:
    Như mọi người dân trong làng đều biết, phần lo hương khói cho ngôi Mộ Bà từ xưa nay lúc nào cũng có người. Nhưng trải qua thời kỳ binh lửa thay đổi nhiều người. Người ở lâu hơn hết là bà Bảy và bà Tám (1) trụ trì Mộ Bà cho đến khi hai bà qua đời. Và chính xác thì người thấy chiêm bao đó là bà Bảy chứ không phải bà Tám. Sau khi thức giấc, bà bảy có thuật lại cho bà con nghe nhưng một số thì tin, còn đại đa số biết rằng việc chiêm bao là mơ tưởng, mộng mị nên không mấy ai quan tâm đến.
    Hôm nay cư sĩ Scripolieu đem việc chiêm bao mông mị này gán ghép vào trang sử Đức Phật Thầy là điều đi sai ngược với phép viết sử. Vì phép viết sử phải lấy chứng cứ chính xác, thực tế, khác hẳn với chuyện truyền thuyết, thần thoại, giai thoại…Đành rằng xưa kia cũng có một vài trường hợp chiêm bao liên quan đến lịch sử, như trường hợp Đức Ma Da Hoàng Hậu thấy voi sáu ngà, sau sanh thái tử Sĩ Đạt Ta, ông Châu Văn Vương thấy gấu bay (phi hùng), sau gặp được Tử Nha. Nhưng đời nay ai là người có tài đoán biết được chuyện quá khứ vị lai như ông A Tư Đà và Táng Nghi Sanh? Ngoài ra dù có bàn đi nữa cũng ít ai tin, vì đó là điều xa với thực tế, nhất là đối với thời đại nguyên tử khoa học hiện giờ.
    __
    (1) Bà Bảy tên Lâm Thị Rớt mất ngày 20 tháng 12 Âm lịch năm 1973, bà Tám tên Nguyễn Thị Cầm mất ngày 20 tháng 3 Âm lịch năm 1985 đều là người sinh quán sở tại chớ không phải ở nơi khác đến.

    CHƯƠNG BA

    1/. CƯ SĨ SCRIPOLIEU GIẢI THÍCH SAI LẦM THEO TƯ TƯỞNG CỦA MÌNH QUA QUYỂN KIM CỔ KỲ QUAN.

    Cư sĩ Scripolieu viết:
    “Ta hãy nghiên cứu những đoạn kinh sau đây để có thể tìm được Bà Ngọc Hân Công Chúa ẩn cư và mất ở vùng cù lao sông Cửu Long.
    Bà Ngọc Hân Công Chúa cùng con thơ vào mai danh ẩn tích, làm ruộng rẫy ở vùng cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu. Hai mẹ con Bà đã từng lên điện ông Cấm lánh nạn và tu hành rất lâu. Sau đó Phật Thầy ra mở đạo ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, Sa Đéc. Ta hãy nghe tâm sự của Bà qua đoạn thơ sau:
    Dụng chi bạc lộn với chì,
    Vàng trao dạ ngọc tu trì mới nên
    Cửa thiền khó mở hai bên
    Việc này cần mẫn chẳng nên cũng THUẦN
    Việc này lập Ý mới NHUẦN
    Lòng không cần mẫn chẳng THUẦN phải hư.
    (Trang 163)
    THUẦN và Ý là hai từ trong tước hiệu. NHƯ (Nhu) Ý TRANG THUẦN (Thận) TRINH NHẤT VÕ HOÀNG HẬU của Bà Ngọc Hân Công Chúa.
    Đoạn thơ trên chứng tỏ rằng Bà đã tu hành khi vào miền Nam. Ta hãy đọc tiếp tâm sự của Bà:
    Vượn kia bao nỡ lìa cành
    Chim kia bao nỡ bỏ đành rừng non
    Ai TỪNG MẸ CHẲNG THƯƠNG CON
    Lá lay vì bởi thẹn non khác lòng
    Đeo chi cổ chuỗi, tay vòng
    Nam mô không biết trong lòng một câu
    Chẳng lo đào giếng cho sâu
    Của mình nó lại lo âu cho mình
    Hướng nhan chi kẻ vô tình
    Phật không dụng sự sắc hình dân ôi
    CHỢ lớn sao nỡ hết vôi
    Làm người không CHÚA làm tôi sao bằng
    Chúa ơi sao chúa không rằng
    Để cho các nước lăng quằng hại dân
    Phật ơi sao Phật chưa phân
    Trời ơi sao nỡ để dân điêu tàn
    Dân ơi chẳng sợ cơ hàn
    Hiển vang chi đó, chen đàng đua tranh
    (trang 164)
    “Lươn kia còn nhớt còn tanh
    TANH CHI CÓ MỠ CÙNG DANH BÉO BÙI
    Nói ra trong dạ sụt sùi
    Thân này chi khỏi trái mùi trên cây
    Nay mà trôi nổi ĐẾN ĐÂY
    Việc xưa chi khác việc nay chút nào
    QUÁN TRUNG ít kẻ ra vào
    Tai nghe phường phố như TÀU hưng binh”

    Chữ QUÁN còn đọc là QUAN.
    Ta kết hợp hai chữ CHỢ (lớn), TÀU (hưng binh) thành chợ CÁI TÀU (THƯỢNG), xã Mỹ An Hưng. CHÚA+QUÁN TRUNG: vua QUANG TRUNG.
    “Lươn kia còn nhớt còn tanh
    Tanh chi có mỡ cũng danh béo bùi”
    Ám chỉ Gia Long thành công với câu:
    “Đeo chi cổ chuỗi tay vòng”

    “Chẳng lo đào giếng cho sâu
    Của mình nó lại lo âu cho mình”
    Rất có thể ám chỉ chuỗi vòng và những tài liệu của Bà Ngọc Hân đã bí mật chôn giấu ở một cái giếng sâu nào đó ở gần Mộ Bà (trang 165)
    Bà Ngọc Hân đã âm thầm đau khổ nuôi con thơ thành người. Sau con bà đã trở thành một vị Phật, có ảnh hưởng sâu rộng khắp miền Tây Nam Việt.
    Cuối cuộc đời Bà đã yên nghỉ tại rạch Cái Nai, cách thị xã Long Xuyên khoảng 5 km, qua phà An Hòa đi về Cái Tàu Thượng. Ta hãy đọc đoạn chỉ dẫn của tác giả KIM CỔ KỲ QUAN:
    Củi ướt không cháy thảm sầu
    Cây khô MỤC phứt, đứt đầu đồng NAI
    Việc mình né nạnh cho ai
    So đàn đánh gậy, con NAI vào rừng
    (trang 166)
    Đi đâu cũng phải có chừng
    E khi bờ bụi, BIỂN rừng đợi trông
    Nói chuyện nói cũng MẮC công
    Tai nghe cho biết phải không cho tường
    Hoang lâm cây cỏ mịt đường
    Có chi không biết dạ tường ĐỒNG quan
    Vải ĐEN sợi CHỈ cũng ĐEN
    Nhặt rơi không biết, che khen CÁI màu
    Đầu đuôi chưa rõ đuôi đầu
    Thảm cho Tây quốc bán CẦU LONG XUYÊN
    ÔNG MẬT ĐÓNG CỬA TÒA PHIÊN
    HAI TÒA CHƯA BIẾT SẦU RIÊNG TÒA NÀO
    ĐI XÓM NGƯỜI MỚI GHÉ VÀO
    Có ai biết kiếm anh hào mà hay
    Có ai trồng chuối tưởng CÂY
    Đặt rơi xuống đất khoanh tay trông buồng
    Chỉ tơ rối rắm trong cuồn
    Rối thời gỡ rối dạ buồn cơ thâm
    Buồn đời tuổi chẳng đặng trăm
    Đầu hai thứ tóc không tâm làm lành
    BA MƯƠI MỘT PHÚT GÃY NHÀNH
    MIỆNG THỜI THẲNG MÃNG, KHÔNG ĐÀNH TU THÂN
    (trang 167)
    E là quan cựu dân TÂN
    Dân TÂN QUAN cựu không phân chánh tà
    Vô phần sanh sự bất HÒA
    Lao ngao chen cửa ÁN TÒA LẠY TÂY
    Dại chi chẳng biết vạy ngay
    Vô tòa QUAN chúng hành THÂY vui mừng
    Đặng kiện về nói tưng bừng
    Đêm nằm chiêm nghiệm nhớ chừng mưu GIAN
    Trong lòng trăn trở chẳng AN
    Âm mưu nhiều việc tính toan hoành hành
    Chúng ta chú ý những từ: CẦU, NAI, CÁI, CÂY, LONG XUYÊN. Ta kết hợp lại thành CẦU CÁI NAI Ở LONG XUYÊN.
    Với các từ: TÂN, AN, HÒA, GIAN (GIANG). Riêng chữ TÂN có nghĩa là mới, còn có nghĩa là bến ghe (phà).
    AN HÒA Ở AN GIANG LONG XUYÊN.
    Chữ: MẮC, MỤC, QUAN (QUANG) ám chỉ NGUYỄN QUANG MỤC.
    Chữ THÂY ám chỉ HÀI CỐT BÀ NGỌC HÂN.
    Chữ ĐỒNG+ĐEN+CHỈ+ĐUÔI+ĐẦU: ám chỉ bí danh người sẽ chỉ rõ “đuôi đầu”.
    Các câu:
    “Có ai trồng chuối tưởng cây
    Đặt rơi xuống đất khoanh tay trông buồng”
    (trang 168)
    Buồng chuối ám chỉ Phật Thầy.
    Cây chuối ám chỉ Bà Ngọc Hân.
    Hai câu hàm ý người ta chỉ biết có Phật Thầy mà quên mẹ là một vị Công Chúa, một vị Hoàng Hậu.
    Hai câu:
    “E là quan cựu dân tân
    Dân tân quan cựu không phân chánh tà”
    Hàm ý mẹ con Bà Ngọc Hân là dân mới vào định cư tại đây, hương chức địa phương thời cũ.
    Hai câu:
    “Ba mươi một phút gãy nhành
    Miệng thời thẳng mãng, không đành tu thân”
    Bà Ngọc Hân công chúa sanh năm 1770 (có sách ghi năm 1771), lúc Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân năm 1801, lúc đó bà vừa được 30 tuổi. Bà đã hủy hoại nhan sắc diễm kiều của mình để qua mặt Nguyễn Ánh và quan quân của kẻ thù.
    Đoạn thơ trên chứng minh Bà và con trà trộn với những người dân từ miền ngoài vào khai hoang vùng cù lao. Bà làm ruộng và tu hành tại giữa vùng Cái Tàu Thượng và phà An Hòa thị xã Long Xuyên. Sau đó bà mất và mai táng ở rạch Cái Nai. Cách phà an Hòa 6 km, cách chợ Cái Tàu Thượng cũng 6 km (trang 169).
    Chứng minh thêm Mộ Bà Ngọc Hân và mộ vua Quang Trung ở đâu, tác giả KIM CỔ KỲ QUAN viết:
    “Thương người không nói CHỖ NÀO
    Nghe đâu cười nói ào ào vô mưu
    Làm người tâm tánh bất ưu
    Bất tri họa phước, trí mưu chi người
    Đụng đâu cười nói, nói cười
    MẮT thời tối bịt lòng người bất nhân
    Bất tri hậu hữu nghĩa nhân
    Bất tri thiên địa, bất phân chánh tà
    Tu không biết đạo Di Đà
    Tu không biết lẽ chánh tà tu chi
    Lại xưng mình biết một khi
    TRƯỜNG AN diễn thí, xưa ghi mấy trò
    ANH HÙNG thất chí mới phò
    Kết vi bằng hữu, dạ dò cạn sâu
    Không biết VIỆC NÀO, ĐÂU ĐÂU
    Khoe rằng mình giỏi khó âu thuận HÒA
    Biết thời ra trị nước nhà
    TRI TIỀN TRI HẬU THƯỢNG HÒA HẠ AN
    Không biết mà nói dọc ngang
    Ỷ mình hậu cận mưu toan tóm quyền
    Lỗi trước nhiều nỗi ưu phiền
    TRƯỜNG AN vô tự ký tiền long ngôn
    (trang 170)
    Người khôn e hậu chẳng khôn
    Cải tà qui chánh cả môn bất hòa”
    Ta chú ý các từ:
    Chỗ nào, đâu đâu: ngầm ám chỉ điểm Mộ Bà Ngọc Hân.
    Tiền, Hậu: sông Tiền và sông Hậu.
    Trường An, anh hùng, cạn sâu: ám chỉ mộ của vua Quang Trung chôn cất sâu ở phường Trường An (Huế). (trang 171)
    Các câu:
    “Ỷ mình hậu cận mưu toan tóm quyền
    Lỗi trước là lỗi ưu phiền
    TRƯỜNG AN vô tự, ký tiền long ngôn”
    Hàm ý Thái Sư BÙI ĐỨC TUYÊN lộng quyền chiếm chùa Thiền Lâm làm dinh Thái Sư (phường Trường An bây giờ), ngầm tiêu diệt trung thần của vua Quang Trung, như Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng…tạo nên sự chia chia rẽ nội bộ để đi đến việc suy tàn của triều đại Tây Sơn.
    Toàn bộ đoạn thơ trên đã ngầm chỉ rõ hai địa điểm mai táng Bà Ngọc Hân và vua Quang Trung. Bà được mai táng ở gần phà An Hòa, và vua Quang Trung được chôn sâu ở vùng gò thuộc phường Trường An (Huế) bây giờ.
    Kết luận, ta khẳng định Bà Ngọc Hân và con của Bà đã vào vùng cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu mai danh ẩn tích quanh quẩn giữa phà An Hòa và Cái Tàu Thượng. Sau đó Bà mất và mai táng ở rạch Cái Nai. Ta tham cứu thêm những đoạn kinh ngắn trích dẫn sau đây củng cố luận chứng này và kết luận nơi sống chết của Bà Ngọc Hân công chúa:
    Xét trong lục tỉnh Nam Kỳ
    Phật trời ngồi chốn cung ly AN HÒA
    ...
    Hữu tình nhi ngộ tế tân AN HÒA

    ĐỒNG NAI đá lửa rạng ngời
    Vận hưng trời cũng đổi dời về đây

    Miễn sao cho được tích tồn ĐỒNG NAI

    Gặp hội đó Tiên Phật thảnh thơi
    Người lành cũng được một nơi AN HÒA
    Đất ĐỒNG NAI đèn đỏ một nhà
    Độ trong bá tánh thượng HÒA hạ AN
    Từ: AN HÒA còn ám chỉ An Hòa Tự Phú Tân.
    (trang 172)
    ĐỒNG NAI: ám chỉ Đồng Cái Nai, hay rạch Cái Nai, chớ không phải tỉnh Đồng Nai (trang 173).

    2/. ĐÍNH CHÁNH:
    Chúng tôi xin nói rằng: quyển KIM CỔ KỲ QUAN ông Ba (Nguyễn Văn Thới) viết theo lối sấm ký, không quan tâm đến văn phạm như những tác phẩm của các văn nhân khác, nên khó giải thích đúng với ý sâu kín của ông Ba. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải tùy theo vị trí của các từ ngữ mà giải thích cho hợp lý phần nào. Nếu cho rằng loại văn sấm ký bất chấp văn phạm, rồi mỗi người tự giải thích theo ý tưởng của mình như cư sĩ Scripolieu đã giải, là điều sai lạc, không thể tin đúng được.
    Giả sử chúng tôi theo phương pháp của cư sĩ Scripolieu giải thích theo ý tưởng của mình mà cho rằng:
    Vị anh hùng kháng Pháp ở đồng Bảy Thưa có ẩn tên họ trong quyển KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba mà tìm tên họ nhân vật ấy:
    “Tam thinh thay đổi người vô số
    Tận thế đại điềm ĐỨC CỐ lai”
    (Tiền Giang trang 733)
    “Ố ái ái ố tại lòng
    QUẢN bao bao QUẢN giữa dòng hải đông”
    (Thừa Nhàn trang 535)
    “Húy họ Di như húy ông bà,
    Lo TRẦN lo Nguyễn lo đà quá lo”
    (Kiển Tiên trang 815)
    “VĂN tùng u lệ sự chăng,
    Tự bất sải tăng VĂN đóng cửa”
    (Cáo Thị trang 192)
    “Tôi lo bề thắng thối phận tôi,
    Đường THÀNH bại than ôi ai biết”
    (Tiền Giang trang 736)
    Đọc mấy câu thơ trên, chúng ta thấy rõ danh từ: “ĐỨC CỐ QUẢN TRẦN VĂN THÀNH” trong bộ KIM CỔ KỲ QUAN ông Ba đã viết.
    Muốn thấy được tên họ vị anh hùng kháng Pháp “Hỏa hồng nhật tảo oanh thiên địa, Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần” có tên trong KIM CỔ KỲ QUAN không? Chúng ta đọc thêm:
    “NGUYỄN phủ trần hai họ can trường
    Vi nhơn đạo thọ trường vĩnh hảo”
    (Kiển Tiên trang 749)
    “Quân tử mưu đạo bất mưu thực
    Cám thương người TRUNG TRỰC thuở xưa”
    (Kiển Tiên trang 759)
    Chúng ta thấy danh từ “NGUYỄN TRUNG TRỰC” đã hiện rõ trong tác phẩm KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba.
    Muốn biết được nhà thơ đáng kính thời Lê mạt có tên trong quyển KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba hay không? Chúng ta đọc tiếp:
    “Song song tỏ ngọn đèn hường
    Cầu mai cứu NGUYỄN tỏ tường kiến an”
    (Thừa Nhàn trang 496)
    “DU nan nan thị nan hồn
    Thân thấy tại thế khổ tại tạm quê”
    (Tiền Giang trang 696)
    Thì ra danh từ NGUYỄN DU trong KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba đã có ghi sẵn tự bao giờ.
    Và muốn biết nhà văn cân đại đạt giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1966 có tên trong bộ KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba hay không? Chúng ta đọc thêm:
    “Từ tôi hốt hỏa hành hung,
    NGUYỄN gia đã mẫu chí trung lâm tà”
    (Tiền Giang trang 661)
    “Ứng khoa thi lấy chi làm dấu,
    Đặng bản đề tranh đấu VĂN chương”
    (Cáo Thị trang 198)
    “Quân phế quốc HẦU tất phế đầu,
    Công danh sớm đục tối đầu quản bao”
    (Kim Cổ Kỳ Quan trang 43)
    Chúng ta thấy danh từ NGUYỄN VĂN HẦU ông Ba đã có ghi trong bộ KIM CỔ KỲ QUAN hơn một trăm năm về trước.
    Qua những câu sấm ký, chúng ta đã thấy ông Ba có ghi rõ tên: ĐỨC CỐ QUẢN TRẦN VĂN THÀNH, NGUYỄN TRUNG TRỰC, NGUYỄN DU, NGUYỄN VĂN HẦU trong bộ KIM CỔ KỲ QUAN. Giờ đây để biết rõ bốn nhân vật ấy mất tại đâu, chúng ta hãy mở KIM CỔ KỲ QUAN xem tiếp:
    “Bất húy TỬ dầu TỬ TẠI trời,
    Tham sanh dầu sống đời này làm chi”
    (KIM CỔ KỲ QUAN trang 24)
    “Một RẠCH hai vàm làm không rảnh
    Kìa nơi sơn lãnh thảnh thơi hơi”
    (Cáo Thị trang 225)
    “Bửu CÁI đây hớn hở vui cười,
    Quy cõi thọ số mười đề hiệu”
    (Bổn Tuồng trang 375)
    “Việc nầy nè mạnh cho ai,
    So đòn đánh gậy con NAI vào rừng”
    (Tiền Giang trang 693)
    “Qua Gia Định mua mắm mấy hồi,
    Đem về long ẤP người ngồi bán cân”
    (KIM CỔ KỲ QUAN trang 57)
    “Bính Thìn AN trị Đinh Tỵ hung,
    Phản khắc nịnh trung hung kiết lỵ,
    Mậu Thìn bất trị Kỷ Tỵ BÌNH”
    (Cáo Thị trang 225)
    “Trên cha dốc tóm thâu Nam Bắc ,
    Dưới con nguyền XÃ tắc bảo yên
    (Tiền Giang trang 725)
    “Trời Ngài khiến hậu phú tiền bần
    Nam bang Tần quốc thánh thần HỘI AN”
    (KIM CỔ KỲ QUAN trang 24)
    “Nha môn việc mãng bất bình
    HUYỆN di việc mãng thế tình bất suy”
    (Thừa Nhàn trang 404)
    “Nói vạy lại nói việc ngay
    Nói CHỢ nói xóm tới đây nói rừng”
    (Thừa Nhàn trang 404)
    “Việc đâu phải nói việc đâu
    MỚI là mới nói cũng lâu bấy chầy”
    (Bổn Tuồng trang 476)
    “Nghĩa quân thần hà hữu vô ưu
    AN GIANG TỈNH thiên vu tán ngã”
    (Tiền Giang trang 727)
    Qua những câu thơ vừa đọc, trích trong bộ KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba, chúng ta thấy hiện rõ các danh từ: “ĐỨC CỐ QUẢN TRẦN VĂN THÀNH – NGUYỄN TRUNG TRỰC – NGUYỄN DU – NGUYỄN VĂN HẦU TỬ TẠI RẠCH CÁI NAI, ẤP AN BÌNH, XÃ HỘI AN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG”
    Trên đây chúng tôi dẫn theo phương pháp tìm ẩn danh trong bộ KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba, như cư sĩ Scripolieu đã giải thích. Thử hỏi bốn nhân vật ấy có phải ghi rõ họ tên trong KIM CỔ KỲ QUAN của ông Ba hay không? Và những nhân vật ấy có phải tử tại rạch Cái Nai, ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang hay không?! Điều này chắc ai cũng khẳng định là không!
    Như vậy phương pháp tìm tên họ, giải thích của cư sĩ Scripolieu ở đây là điều cưỡng lý theo tư tưởng vô tình hay cố ý của cư sĩ. Nó trái với lẽ chân thật cùng sai quy tắc văn chương và cũng không thể cho rằng trong bộ Kim Cổ Kỳ Quan của ông Ba có tiên tri về việc phi lý nầy!

    3/. PHẬT THẦY TÂY AN KHÔNG PHẢI CON NGUYỄN HUỆ VÀ NGỌC HÂN CÔNG CHÚA KHÔNG CÓ TỴ NẠN VÀ MỒ MẢ Ở CÁI NAI.
    Theo các tài liệu lịch sử công nhận:
    a/ Khi Phật Thầy khai lý lịch tại đình làng Tòng Sơn , trước mặt chánh quyền sở tại của nhà Nguyễn, có ông Đoàn Văn Điểu và Đoàn Văn Viên (anh chú bác) là nhân chứng sự thật về vụ khai báo nầy. Nếu chánh quyền xét lại lời khai gian dối, thì làm sao Phật Thầy được yên thân. Vì vụ án truy nã dòng dõi Tây Sơn rất nghiêm trọng, chánh quyền không thể bỏ qua.
    b/ Phật Thầy trị bệnh độ đời không bao lâu, chánh quyền tỉnh An Giang cho lệnh bắt Phật Thầy về tỉnh. Đương nhiên họ phải điều tra rất kỹ, nhứt là Phật Thầy không liên quan đến vụ án Tây Sơn, nên chánh quyền tỉnh mới dám đệ sớ về triều đình bảo lãnh Phật Thầy là bậc chơn tu và được trả tự do cho Ngài về Tây An Tự trị bệnh độ đời.
    c/ Ngay thời gian đó, Phật Thầy thực hiện chương trình “lập giáo” thu nhận tín đồ và bức trần Đỏ được tôn thờ các nơi cơ sở đạo cùng ở tư gia tín đồ. Nếu Phật Thầy có liên quan đến chủ nghĩa Tây Sơn (cờ đỏ) thì Ngài đâu có cho tín đồ trần thiết màu đỏ trên bàn Phật để nguy hiểm cho tính mạng của Ngài và tai hại chung cho toàn thể tín đồ!
    d/ Căn cứ theo tài liệu các văn nhân, nhất là của giáo sư Trịnh Vân Thanh, thì sau khi lên ngôi Hoàng Đế năm Mậu Thân (1788), đặt niên hiệu Quang Trung, đóng đô ở Thuận Hóa; Nguyễn Huệ tiến binh ra Bắc đánh quân nhà Thanh chiếm lại thành Thăng Long, đại thắng quân Thanh ở trận Đống Đa, tướng giặc Tôn Sĩ Nghị bại trận rút quân về nước. Nắm được thời thế, Nguyễn Huệ một mặt lo củng cố chủ lực, một mặt đòi lại Lưỡng Quảng để tạo cớ đánh Thanh. Nhưng chẳng may Nguyễn Huệ bị bệnh, mệnh chung vào đêm 29 tháng 9 năm Nhâm Tý (1792).
    Còn Phật Thầy Tây An đản sinh vào giờ Ngọ ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807), tức sau khi Nguyễn Huệ mất 15 năm. Như thế người đã vùi xương nơi lòng đất lạnh 15 năm rồi mà phải chịu trách nhiệm làm cha một đứa bé sơ sinh! Biện lý cuộc nào dẫn chứng và tòa án nào buộc tội đương sự quái lạ như vậy??
    Riêng về bà Ngọc Hân công chúa, cư sĩ Scripolieu cho rằng bà vào Nam tỵ nạn, và mồ mả bà ở tại rạch Cái Nai…Cư sĩ đưa ra chuyện mơ hồ, không dựa vào sách vở hay chứng cứ thực tế nào thì làm sao tin được?
    Chúng tôi xin đính chánh vấn đề nầy:
    Theo các tài liệu lịch sử và bộ từ điển của giáo sư Trịnh Vân Thanh, thì “Công Chúa Ngọc Hân (1770 – 1830), là con gái út của vua Lê Hiến Tôn (1740 – 1786). Năm Bính Ngọ (1786) lấy chồng tức là vợ của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và được phong làm Bắc Cung Hoàng Hậu.
    Năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn Huệ mất, tính ra bà ở với chồng được 7 năm, sanh được 1 trai 1 gái.
    Nhà Tây Sơn đổ, bà cùng hai con lẩn lút ở tỉnh Quảng Nam, được ít lâu có người điềm chỉ chỗ bà ở cho vua nhà Nguyễn, bà và hai con bị bắt và bị giết.”
    Ngoài các tài liệu lịch sử ra, bộ “Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển” của Giáo sư Trịnh Vân Thanh, một bộ từ điển đủ đầy uy tín, được giới trí thức, văn nhân, học giả…công nhận và tín dụng, không một ai phản đối, nên đáng tin hơn.
    Hôm nay nếu có một văn nhân nào bài bác tài liệu nầy, chẳng khác chi người ngậm khói phun ra mong che áng mặt trời, tức không thể được. Cư sĩ Scripolieu nói Phật Thầy Tây An là con của vua Quang Trung Nguyễn Huệ và Ngọc Hân Công Chúa vào miền Nam tỵ nạn rồi chết, mồ mả tại rạch Cái Nai, đây là một luận thuyết vô cùng phi lý!

    CHƯƠNG TƯ

    1/. VẤN ĐỀ TÊN HỌ PHẬT MẪU.
    Trải qua ba triều đại: Minh Mạng (1820 – 1840), Thiệu Trị (1841 – 1847) và Tự Đức (1848 – 1883), nghĩa là thời gian trước và sau ngày Đức Phật Thầy khai đạo, nước ta thường xảy ra tai nạn binh biến luôn.
    – Liên tiếp trong ba năm (1829 – 1839 – 1831) giặc mọi Cao Gồng nổi lên đánh phá tỉnh Quảng Nam.
    – Binh Chân Lạp và quân ta đánh nhau hơn ba năm (1842 – 1845) ở mạn biên thùy Tây Bắc.
    – Giặc Lâu Sâm – nhóm gian đạo sĩ nổi loạn ở Trà Vinh (1841).
    – Tiếp theo đó, giặc Phủ Kép (Miên) đánh phá ở Láng Cháy (vùng Thất Sơn) (1). Và Miên ở Sóc Trăng, Trà Vinh nổi loạn giết hại đồng bào v.v…làm cho binh triều đình đánh dẹp không rảnh tay. Riêng phần Đức Cố Quản Trần Văn Thành đại chiến với quân giặc trên ba mươi trận.
    – Kế đến đời Tự Đức, quân Pháp đánh chiếm nước ta. Các vị anh hùng liệt sĩ của đất nước: người thì chết nơi chiến trận, kẻ bị giam nhốt và tử hình…
    Liên tiếp trong 5 ngày (20,21,22,23,24 tháng 6 năm 1867) quân ta đổ biết bao xương máu, quyết đem cái chết để bảo vệ nền độc lập quốc gia. Nhưng rốt lại ba tỉnh miền Tây của ta phải hoàn toàn rơi vào tay người Pháp.
    Rồi nào là nạn lùng bố, bắn giết, truy nã các nghĩa quân. Nhất là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Lúc đó các nhà tai mắt trong đạo luôn cả tín đồ lo chạy chết chưa biết bảo tồn sinh mạng mình được hay không, thì đâu còn giữ được tài liệu có liên quan đến đạo! Và Đức Phật Thầy là một vị tổ của một tông phái mới, nên chưa được Quốc Sử quán và một bộ sách xưa nào ghi chép. Còn thân mẫu của Đức Phật Thầy đã viên tịch trước khi Ngài khai đạo, nên không ai biết được tên rõ ràng. Tình thế bất ổn kể trên, bảo sao tài liệu lịch sử Phật Mẫu không bị thất lạc được?
    Vả lại, vấn đề “Tổ quốc tri ân” các vị anh hùng liệt sĩ, về tổ tiên những vị ấy ít ai quan tâm đến. Mà họ chỉ cần tìm biết vị ấy có công trận chi với đất nước, và mị dân hay chánh nghĩa mà thôi. Với những vị giáo chủ, người ta cũng chỉ quan tâm ở chỗ tài năng, đức hạnh, tà đạo hay chánh đạo. Và giáo lý đó có thích hợp với căn cơ trình độ hầu đưa mình đến chỗ cứu cánh hoàn thiện hay không? Vấn đề tổ tiên của các Ngài ít ai quan tâm đến. Cho nên trong Phật sử đôi khi đối với những bậc siêu phàm ít ai tìm tòi về việc tổ tông gia phả. Chẳng hạn như Đức Bổn Sư Ngô Lợi (? – 1909) ở núi Tượng, ông Sư Vãi Bán Khoai độ đời ở Kinh Vĩnh Tế (đầu thế kỷ 20), nào ai biết tổ tiên của các vị ấy là những ai?
    Như vậy, tên họ cha mẹ của Đức Phật Thầy Tây An, chúng ta biết cũng tốt, không biết cũng chẳng có sao. Vì đó là chuyện thông thường trên lịch sử.

    2/. SỰ LINH DIỆU NƠI NGÔI MỘ BÀ Ở CÁI NAI.
    Dầu không biết rõ được tên họ của Phật Mẫu, nhưng dân chúng vẫn tin tưởng nơi ngôi Mộ, nhất là người dân trong làng. Bởi:
    __
    (1) Trận Láng Cháy Đức Cố Quản đã thu phục hai tướng Vôi, Bướm mà hiện nay dân ở miền Thất Sơn còn nhắc.

    a/ Trâu bò không phá phách.
    Ngay buổi đầu không ai biết chi cả. Người ta chỉ thấy một khoảng đất vuông vức độ bốn, năm thước tây, không cỏ mọc, bốn góc có bốn bụi bông trang và bốn cây ô môi. Mỗi khi mấy chú mục đồng cho trâu, bò ăn đến gần thì trâu, bò nghễnh cổ lên rồi bỏ chạy thục mạng như có người rượt đuổi. Cho nên không có trâu, bò, heo nào dám giẫm chân hay bén mảng ở đây.
    b/ Vấn đề bà sáu T gieo mạ.
    Ở xóm có vợ chồng bác nông phu tên sáu T, nhà cách Mộ vài trăm thước. Ngày nọ hai ông bà đến khu vực Mộ, dọn cỏ để gieo mạ cấy lúa giậm. Ông chồng nói: nghe người ta nói chỗ đất trống này là mộ Bà chi đó! Ta phải tránh, đừng gieo mạ nơi ấy. Bà vợ thấy đất trống khỏi nhọc công dọn cỏ nên vẫn gieo mạ. Ông chồng ngăn cản, bà nổi giận dùng những lời thô bỉ tục tĩu. Chiều tối về đến nhà, bà T sây xẩm mặt mày, hai lỗ tai bà ra máu, á khẩu và chết luôn trong đêm ấy!
    c/ Cây ngã ngược chiều gió.
    Chung quanh Mộ có bốn cây ô môi trồng bốn góc, tàng nhánh rất lớn. Nhưng không có tàng nhánh nào che phủ ngôi Mộ. Và các cây kia khi gốc mục ngã xuống đều ngã ngược chiều gió, chớ không làm hư hại ngôi Mộ.
    d/ Trường hợp ông lão lạ mặt quét dọn nơi ngôi Mộ.
    Như thường lệ, hằng năm gần ngày Tết, có một ông lão đầu tóc bạc phơ chèo một chiếc thuyền nhỏ đến Mộ Bà, đốt hương bái lạy và dọn quét sạch sẽ cỏ rác xung quanh Mộ. Dân làng thấy vậy hỏi thăm duyên cớ. Ông lão đáp đây là Mộ Bà, nhưng không nói rõ Bà là ai, rồi ông xuống thuyền đi mất. Dân làng không ai biết ông lão đó là người chi, và ông đi về đâu?...Thời gian sau họ mới nhận ra ông ấy là bậc kỳ nhân chớ không phải người thường! (Vì khuôn khổ của quyển sách có hạn và một vài điểm khác không có phép chúng tôi tiện nói về việc này ở đây).
    e/ Lời tiên tri của ông Bồng Lai.
    Khoảng mùa thu năm 1939, có một ông lão cũng chèo thuyền theo lòng rạch Cái Nai, vừa chèo vừa hát:
    “Bồng Lai tiên cảnh ai rảnh thì đi,
    Ai mắc nợ thì ở lại dương gian!”
    Nghe ông lão hát: Bồng Lai, nên người ta gọi ông lão ấy là ông Bồng Lai.
    Trong Sấm Giảng Quyển Nhứt, Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo có câu:
    “Thảm thương bá tánh lắm ôi!
    Bồng Lai tiên cảnh rao rồi một khi
    Nếu ai rảnh việc thì đi,
    Bằng mắc nợ thì ở lại dương gian”
    Khi thuyền đi ngang Mộ Bà, ông Bồng Lai ghé lại, lên bờ thắp hương lễ bái ngôi Mộ. Và ông nói cho dân làng nghe: đây là Mộ Bà, thân mẫu của Đức Phật Thầy Tây An. Ông cho biết: lễ kỵ cơm Bà là ngày 29 tháng 10 AL (1). Và ông bảo dân làng đừng đào hầm hố chung quanh ngôi Mộ, để sau này còn xây cất chùa rộng lớn hơn (2).
    Nói xong, ông Bồng Lai xuống thuyền đi ngược về hướng lòng sông ông Chưởng.
    Trong Sấm Giảng Quyển Nhứt Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã nói:
    _
    (1) Kể từ đây dân làng mới làm lễ kỵ cơm Bà theo lời ông Bồng Lai đã dạy.
    (2) Thời gian này ngôi thờ Bà như một cái miếu nhỏ, lợp bằng lá.

    “Chợ quê giáp hết thuyền quay,
    Đi trở lộn về ông Chưởng giảng dân”
    Từ độ đó không còn ai biết tung tích về ông Bồng Lai chi cả, người đời chỉ còn truyền tụng câu:
    “Bồng Lai tiên cảnh ai rảnh thì đi,
    Ai mắc nợ thì ở lại dương gian!”'

    g/ Lời tường thuật của số người đến viếng Mộ Bà.
    Vào mùa hè năm Tân Tỵ (1941) không biết từ đâu người ta đổ xô đến viếng Mộ Bà rất đông, tốp này đến tốp kia về tấp nập. Có ngày số người đến viếng lên tới ba, bốn trăm người. Thấy vậy dân chúng mới hỏi thăm duyên cớ. Họ đáp: Có số anh em đồng đạo đến viếng Đức Thầy tại nhà ông Ký Giỏi (Bạc Liêu). Đức Thầy dạy anh em đồng đạo lúc này không nên tới lui thăm viếng Ngài, vì người Pháp đang kiểm soát nghiêm nhặt…Anh em về đến viếng Mộ Bà ở Cái Nai, cũng như viếng Thầy vậy.
    Do đó người ta mới đổ xô đến viếng Mộ Bà đông đảo. Trường hợp ấy lính kín Pháp ở Long Xuyên đến làm khó dễ, nên số người đi viếng Mộ thưa thớt dần và chấm dứt trong một vài tháng sau.
    h/ Sự công nhận của các văn nhân học giả.
    Tuy rằng dân làng thấy được sự linh diệu nơi ngôi Mộ Bà, ông Bồng Lai mách bảo, và lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo chỉ dạy. Nhưng vấn đề này quần chúng chưa mấy tin lắm. Đến mùa thu năm 1967 quyển Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển của học giả Phan Bá Cầm và giáo sư Trịnh Vân Thanh nói về Đức Phật Mẫu khá rành rõ, quần chúng mới tin tưởng hơn. “Mộ Phật Mẫu (thân mẫu của Đức Phật Thầy) hiện ở rạch Cái Nai (thuộc quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên). Rạch này cách chơ Cái Tàu Thượng lối năm ngàn bốn trăm thước, chung quanh Mộ có trồng ô môi và có cất một cái nhà thờ, có người ở đây lửa hương phụng tự”.
    Đồng quan niệm nầy học giả Vương Kim và giáo sư Trịnh Vân Thanh viết: “Gia thế của Đức Phật Thầy Tây An, thật ra đã hơn 100 năm có nhiều việc sao đi chép lại thật khó mà giữ cho được chuẩn xác.
    Hiện nay ngôi mộ của thân mẫu Ngài mà mọi người đều tôn xưng là Phật Mẫu còn chôn tại rạch Cái Nai, cách vịnh Tòng Sơn, theo rạch Cái Tàu Thượng đi vô độ ba ngàn thước”.
    (Thành Ngữ Điển Tích, Danh Nhân Từ Điển trang 1069)
    Tóm lại, sau khi người ta đã vượt không gian và thời gian đi tìm tài liệu lịch sử Phật Mẫu. Tuy không rõ chi tiết nhưng với sự linh diệu, lời tiên tri của ông Bồng Lai, Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo dạy, và căn cứ vào sử sách, chúng tôi xin nói rõ thêm rằng: đa số tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo tin tưởng ngôi Mộ Bà Cái Nai chính thật thân mẫu của Đức Phật Thầy Tây An là chánh tín. Bởi nó không trái với sự thật mà mọi người dân trong làng đã chứng kiến. Và các văn nhân học giả đã dày công nghiên cứu, nhìn nhận về ngôi Mộ Đức Phật Mẫu ở Cái Nai. (1).
    __
    (1) Cái Nai: rạch Cái Nai, nay thuộc ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

    CHƯƠNG NĂM
    KẾT LUẬN

    1/. THÁI ĐỘ BỈ NHÂN ĐỐI VỚI CÁC HỌC GIẢ, SỬ GIA, VĂN NHÂN VÀ CƯ SĨ SCRIPOLIEU.

    Chúng tôi người dân Nam Bộ, đặc nặng Tứ Ân. Mà ân đất nước là ân thứ hai, đứng sau tổ tiên cha mẹ một bậc.
    Trên bình diện cứu quốc, các anh hùng liệt sĩ hy sing xương máu mình để bảo vệ nền độc lập quốc gia, và sự sống còn cho nòi giống. Trọng ân nầy được mọi người tôn kính, Tổ quốc tri ân. Với các học giả, sủ gia, văn nhân cũng sẵn sàng hy sinh thơi gian và sinh lực mình ngày đêm tra cứu, sáng tác…để hậu tấn nhắm theo đường hướng ấy tiến đến tương lai tươi sáng cho đời mình và đại nghĩa quốc gia.
    Từng một câu văn hay, một trang sách quý làm giảm thọ nguơn cho một nhà văn. Nhà văn sẵn sàng hy sinh thọ nguơn mình để đắp bồi nền văn hóa lành mạnh. Văn hóa lành mạnh thì dân trí cao, dân trí cao tức chánh trị sáng suốt đưa nước nhà đến chỗ văn minh cường thạnh theo kịp đà tiến bộ các quốc gia tiền tiến trên hoàn cầu.
    Đây là chiến thuật bằng tâm tư, trí não, không kém phần vũ dũng của các vị anh hùng ngoài chiến trận.
    Vả lại cá nhân chúng tôi, không nhờ những văn nhân…, thì làm sao chúng tôi vượt không gian, thời gian hầu thấy biết ít nhiều chuyện cổ kim thế sự và lợi hại đúng sai để cải thiện đời mình. Có thể nói: nếu không nhờ các văn nhân, sử gia, học giả cùng sự chỉ giáo của Thầy Tổ thì đời sống của chúng tôi, đối với loài vật chỉ cách nhau một bước mà thôi.
    Thế nên hướng về các văn nhân chân chính, chúng tôi luôn luôn kính trọng. Biết bao giờ chúng tôi đáp lại ân nầy. Đối với các ông: Đoàn Trung Còn,Trần Trọng Kim, Lương Khải Siêu, Đào Duy Anh, Thanh Nghị, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, Mộng Bình Sơn và những nhà văn đạo đức khác…Dù hôm nay hài cốt các ông đã vùi sâu nơi lòng đất lạnh, nhưng hình bóng cá ông vẫn sống trong tâm tư của chúng tôi mãi mãi. Bởi giữa các ông và chúng tôi có biết bao kỷ niệm: những lúc chúng tôi sai lầm, các ông chỉ dẫn, những khi chúng tôi buồn chán, các ông an ủi…Các ông dễ dãi thường dạy chúng tôi bất cứ giờ phút nào: ban ngày hay đêm khuya thanh vắng…
    Đối với cư sĩ Scripolieu cũng thế. Chúng tôi nào muốn chống nghịch mà chi. Song vì trách nhiệm của một tín đồ không thể xử trí khác hơn!

    2/. TỰU TRUNG SAI LẦM CỦA CƯ SĨ SCRIPOLIEU.
    Sau khi đọc xong quyển PHẬT THẦY TÂY AN VÀ NGỌC HÂN CÔNG CHÚA QUA KIM CỔ KỲ QUAN của tác giả cư sĩ Scripolieu, người có đôi phần kiến thức hiểu biết về Bửu Sơn Kỳ Hương, thấy rằng cư sĩ viết sai sự thật và có dụng ý không tốt đối với tông phái này. Chúng tôi tóm lược một vài trường hợp:
    – Phong trào hiện nay, số người cùng khuynh hướng với cư sĩ Scripolieu nói: người tu được thành Phật phải là dòng dõi vua quan, có nhiều phước đức như Thái tử Sĩ Đạt Ta, vua Trần Nhân Tôn.... Họ dùng lý luận nầy biện hộ cho giả thuyết Phật Thầy Tây An là con vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Chớ họ chẳng ngờ lý luận ấy không hợp với giáo lý “bình đẳng” của nhà Phật. Kinh Phật nói: “nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Và “Phật cũng đồng nhứt thể bình đẳng với chúng sanh”. Ba mươi ba vị tổ kế thừa vĩ nghiệp Phật giáo, đâu phải vị nào cũng xuất thân từ trong dòng hoàng tộc!
    Thế nên quan niệm phân biệt giai cấp nói trên, chủ trương Phật giáo không thể chấp nhận được!
    – Bộ Kim Cổ Kỳ Quan của ông Ba Nguyễn Văn Thới thuộc về loại văn sấm ký. Đã là văn sấm ký mà còn bị cư sĩ Scripolieu tách ra, trích đầu nầy một tiếng, trang kia một chữ không theo thứ tự, nguyên tắc văn phạm nào rồi gán ghép lại, định nghĩa, chú giải theo ý của mình. Cách định nghĩa quái lạ ấy chúng tôi đã dẫn chứng rõ nơi trang 23 đến 25 (phía trước), mọi người đều thấy rõ sự sai lầm của cư sĩ Scripolieu như thế nào rồi!
    – Đức Phật Thầy Tây An viên tịch trước Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Bộ ta 11 năm (1). Thời gian đó đâu có chánh quyền Pháp, thầy cai họ Lê tên Sử và Pháp bắt Phật Thầy bỏ vào củi sắt…như quyển giảng Tòng Sơn mà cư sĩ Scripolieu đã hiểu lầm!
    – Chuyện bàn thờ quan phủ Bỉnh có hai câu đối. Nếu năm 1973 thân nhân ông phủ Bỉnh không hiến đất và xin đem linh vị ông Bỉnh vào thờ nơi Mộ Bà, thì cư sĩ Scripolieu dựa vào đâu để bàn giải về bà Ngọc Hân công chúa như thế?
    – Sau cùng, vấn đề cố học giả Hồ Hữu Tường cho mình tài cao và dòng dõi năm đời theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cho rằng mình biết đạo này hơn ai hết. Nên cụ Tường đưa ra giả thuyết: Đức Phật Thầy Tây An là “miêu duệ” của nhà Tây Sơn. Giả thuyết cố học giả không vững, bị số trí thức miền Nam ta bác bỏ. Cụ Tường đành chịu mang sự thất bại xuống suối vàng vô cùng đau đớn!
    Hôm nay dù cư sĩ Scripolieu có tìm mọi cách binh vực cho cưỡng lý của mình rằng: Đức Phật Thầy Tây An là con vua Quang Trung Nguyễn Huệ và bà Ngọc Hân công chúa, cũng chỉ giẫm chân theo bước sai lầm đáng tiếc của cố học giả Hồ Hữu Tường mà thôi!
    ___
    (1) có nói rõ nơi trang 4 – 5.

    Miền Tây Nam Việt, mùa Ðông năm Mậu Dần (1998).
    Bình Nguyên
     
    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 16/12/16

Chia sẻ trang này