Phật Giáo Hòa Hảo sau gần nữa Thế Kỷ .

Thảo luận trong 'Thảo-Luận' bắt đầu bởi Hhuynh, 19/5/20.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    Phật Giáo Hòa Hảo sau gần
    nữa Thế Kỷ .

    [​IMG]

    I.- Sự tổn thương và mất mác vô cùng lớn đối với Tôn giáo PGHH.


    Như chúng ta điều biết, sau ngày 30-4-1975 cùng với số phận của đất nước, nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã phải hứng chịu biết bao thảm cảnh gian nguy, nghiệt ngã bởi chính sách thù hận và diệt tôn của nhà cầm quyền csVN. Mọi hoạt động tín ngưỡng tôn giáo điều bị cấm chỉ. -Hệ thống giáo hội từ Trung ương đến Địa phương hoàn toàn bị giải thể! - Các chức sắc Tôn giáo và Giáo hội điều bị bắt bớ, giam cầm (có bản án cao lên đến 25 năm) do đó một số nhân vật tên tuổi được yêu kính đã phải bị chết trong ngục lạnh vì chế độ đối xử và giam giữ quá tồi tàn, khắc nghiệt của chánh quyền. -Hằng ngàn giáo sản của tôn giáo gồm 2,442 cơ sở như: Chùa, Tự viện, Thư viện, Trung tâm Truyền Giáo, Trường Trung, Đại Học, Bệnh Viện, Độc Giảng Đường! Đã bị tịch thu, chiếm dụng hoặc phá hủy một cách ngang nhiên vô tội vạ ngay vào ngày tang thương đó!

    II.- Giai đoạn khởi đầu của 22 năm thử thách (1975 – 1977). Một bước ngoặt đầy bi thương của tôn giáo PGHH.

    Một bước ngoặt bi thãm đối với tôn giáo như đã trình bày trên đây, nghĩa là xuyên suốt 22 năm đạo PGHH phải nằm trong tình huống âm thầm chịu đựng dưới sự kềm kẹp và khủng bố gắt gao của một chánh quyền độc tài đảng trị khép kín của cộng sản Việt Nam. Song cũng nhờ chánh phủ Hoa kỳ mở cửa bang giao “Bình thường hóa quan hệ” với nhà nước Việt Nam vào năm 1995. Và bên cạnh còn được cộng thêm yếu tố nội tại của sự trỗi dậy mạnh mẽ nơi các phong trào đấu tranh quyết liệt bao gồm các thành phần nhân sĩ trí thức lão thành cả trong và ngoài nước, với PGHH trong quốc nội đó lực lượng trực diện đối đầu là các cụ Niên lão thuần thành của Đạo... Chính vì vậy nên buộc chánh quyền cộng sản Viêt Nam vào cái thế phải chấp nhận trên nguyên tắc cho tôn giáo PGHH được tái phục hoạt theo hệ thống Giáo hội vào năm 1997.

    Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức trên bình diện pháp lý mà thôi. Thực chất thì chánh quyền vẫn nắm hết giai trò chủ đạo, toàn quyền chọn lựa và cắt cử thành phần nhân sự từ cấp Trung ương đến hạ tầng cơ sở... Nói tóm lại, chánh quyền muốn dựng lên một cơ cấu giáo hội như vậy để làm bình phong, trang trí cho chế độ tức là để chứng tỏ ra chánh quyền có tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo mà thôi! Vì thế cho nên cái giáo hội nầy chỉ đóng vai trò làm tay sai, công cụ chớ chẳng có thực quyền theo hiến định như các nước tự do dân chủ, điển hình là chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Nói chung, mọi hoạt động Tôn giáo của Giáo hội hiện tại chỉ thực thi theo mệnh lệnh và theo kế hoặch định hướng của chánh quyền. Nó không phản ảnh đúng nguyện vọng thiết tha mong mỏi của tuyệt đai đa số tín đồ trung kiên vì Thầy, Tổ và Đạo pháp.

    Đó là nguyên do dẫn đến các phong trào phản kháng quyết liệt của các giới tín đồ từ quốc nội đến hải ngoại, nhằm chống lại chủ trương, đường lối áp đặc quyền tự do hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của đảng cầm quyền csVN. Đồng thời cũng xuất phát từ đó nên đã nải sinh sự phân hóa trong nội bộ đoàn thể tôn giáo xuyên qua các hệ phái được trình bài khái quát dưới đây.

    III.- Các hệ phái đối lập ra đời cùng với sự phân hóa nội bộ Tôn giáo.

    Để chống lại cái Giáo hội nhà nước, cụ Lê Quang Liêm là người tiên khởi đứng ra thành lập một hệ thống Giáo hội đối lập lấy danh nghĩa là Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH Thuần Túy, nhằm mục đích duy trì và phát huy mọi hoạt động giáo sự trên nền tảng truyền thống từ khởi thủy do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập cho đến nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Và sở dĩ danh từ Thuần Túy được tạm thời xữ dụng là để phân biệt, cách ly với Giáo hội nhà nước, và nói lên ý nghĩa của một Giáo Hội hoạt động giáo sự thuần nhất về địa hạt Tôn giáo, không bị lai tạp, pha màu và biến chất như giáo hội quốc danh đã bị chánh trị hóa bởi chánh quyền! Hiện nay Ông Nguyễn Văn Điền (Út Điền) là người tiếp nối sự nghiệp lãnh đạo Giáo Hội sau khi Cụ Lê Quang Liêm tạ thế.

    Tuy nhiên, điều hết sức đau buồn và nhứt nhối cho nội tình đoàn thể Tôn giáo hiện nay cũng vẫn còn ở một thiểu số người vì quá đề cao bản ngã, và vì sự vị kiến, đố kỵ mang tính ích kỷ cá nhân nên chưa chịu xích lại gần nhau để biểu tỏ tinh thần đoàn kết thương yêu nhau như cho một Cha, nhằm thực hiện đúng theo lời khuyên răn dạy bảo của Đức Thầy Tôn kính:
    -Điều thứ tám: "Tóm tắt, ta phải thương yêu nhau như con một cha, dìu dắt nhau vào con đường đạo đức…"
    Và:

    “Chớ chia rẽ hãy đồng tâm lực,
    Khua vọng vàng đánh thứ bốn phương.
    Chấn hưng Phật Giáo học đường,
    Dưới trên hòa thuận, chọn đường qui nguyên”.
    “Cả kêu lớn nhỏ quay vìa,
    Trên hòa dưới thụận chớ lìa chớ phân”.

    Chẳng những thế, Ngài còn thốt lên lời khuyên bảo vô cùng thống thiết:
    “Lòng trẻ thảo biết đoàn biết kết,
    Phí xác phàm mê mệt đau nài”.


    Tất cả hãy còn chờ đợi tinh thần ý thức tự giác của những người nằm trong cuôc…

    Tóm lại, suốt chiều dài nhiều chục
    năm ! Dù Tôn giáo PGHH đã phải trãi qua bao biến cuộc thăng trằm dâu bể như vậy, nhưng với tinh thần quyết tâm sống chết vì Thầy, Tổ và Đạo Pháp cho nên chẳng những vẫn sinh tồn mà còn phát triển một cách đáng kể như ngày hôm nay.

    Còn vấn đề phân hóa trong nội bộ đoàn thể Tôn giáo do một vài cá biệt nào đó, nếu họ không chịu tự nhìn nhận sai lầm, và đặc quyền lợi tối thượng của tôn giáo lên trên hết, mà vẫn còn bảo thủ, cố chấp vì quyền lợi và tự ái cá nhân thì lẽ tất nhiên họ phải lãnh lấy một hệ quả đào thảy theo qui luật mà thôi. Vì đã đến lúc tôn giáo không còn thừa nhận và không còn chỗ đứng dành cho thành phần tư lợi và ích kỷ nữa!

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    NAM MÔ ĐẠI TỪ, ĐẠI BI, ĐẠI NGUYỆN KIM SƠN PHẬT

    Cư Sĩ HH

    HH
     
    Sửa lần cuối: 24/5/23

Chia sẻ trang này