QUAN NIỆM XÁC THÂN của LO MO

Thảo luận trong 'Pháp-Luận' bắt đầu bởi Buile, 1/12/19.

  1. Buile

    Buile Member


    [​IMG]


    QUAN NIỆM XÁC THÂN

    --o0o--

    Sinh ra ở đời, dù sang dù hèn, dù đẹp dù xấu thì ta cũng có một sắc thân. Đã cóthân xác dĩ nhiên ai cũng phải cần ăn, mặc, ở để giữ gìn bảo vệ nó. Nhưng quanniệm sắc thân như thế nào để định cho nó một giá trị thích đáng, đó mới là điềuquan trọng.

    Theo quan niệm Phật giáo, thân xác là kết quả của mọi hành nghiệp phát khởi từtâm niệm vô minh bất giác, để chúng sanh nương vào đó mà đền trả các quả báolành, dữ. Đã là hiện trạng của nghiệp nhân thế gian luân hồi, trong vòng ônhiễm mê muội thì dĩ nhiên thực thể của xác thân mang tính chất giả hợp huyễnhóa và vô cùng nhơ nhớp khổ đau.,,

    Thân do bốn nguyên tố là đất (chất đặc), nước (chất lỏng), lửa (sức nóng), vàgió (sức lưu động) hợp thành. Bốn nguyên tố này chính là bốn vật chất thiên nhiênở trạng thái tụ kết tạm thời.
    Sao gọi là tạm thời? Vì bốn nguyên tố cấu thành xác thân đều có tính chất riêngbiệt: như đất là đất, nước là nước, không thể gọi nước là đất hay đất là nướcđược.
    Như chiếc xe có bánh, càng, căm, cốt... Ráp lại thành chiếc xe, thì bánh vẫn làbánh, càng vẫn là càng, không thể hòa lẫn vào nhau được. Ta không thể gọi bánhlà xe, càng là xe hay căm cốt là xe được.
    Mường tượng như trên, ta đâu được gọi chất đặc (đất) trong thân là người haychất lỏng trong thân (nước) là người. Thậm chí ta không thể gọi riêng đầu cổ làngười hay tứ chi, mắt mũi là người được.
    Nhân duyên hội ngộ đất, nước, gió, lửa liên tục kết với nhau nên tạm gọi là cáixác thân. Nhân duyên ly tán, bốn chất rã rời, không hòa không hợp thì lấy gìgọi là sắc thân?
    Thế nên xác thân là huyễn giả không chi chắc thật. Nó luôn bị luật vô thườngchi phối, sanh, trụ, dị, diệt trong tất cả thời gian.
    Con người sinh ra kế lại già, rồi chết. Có mấy ai giữ được nhan sắc, sức khỏecủa mình được trường tồn vĩnh viễn đâu!
    Thực tế của xác thân lại là vật bất tịnh, nhơ nhớp, nào thịt xương máu mỡ, nàođàm đạm phẩn uế, thường xuyên bài tiết chất hôi thối ra ngoài cửu khiếu.
    Thân chính là một ổ sinh sôi muôn ngàn giống vi khuẩn, độc trùng, sán lãi, làmiếng mồi ngon cho muỗi mòng ruồi nhặng đục khoét, gieo rắc mầm bệnh hoạntruyền nhiễm.
    Đến khi tắt hơi, thân xác bắt đầu cứng đơ và từ từ sình lên, rạn nứt. Tứ đạiphân ly, tinh tủy máu thịt rã tan xông ra mùi hôi thối vô cùng nồng nặc, gaygắt.
    Sự nhơ nhớp của xác thân cũng rất là dễ hiểu vì nguyên thủy của nó là do tinhvà huyết ngưng đọng thành hình. Tinh và huyết là hai chất không sạch thì thânngười làm sao sạch thơm cho được!
    Vả chăng, mang mễn xác thân tức là đèo bồng mọi nỗi khổ đau bức bách. Bên ngoàihoàn cảnh chuyển xoay, bên trong cơ thể từng sát na tàn hoại, nên con ngườiluôn cảm thấy khó chịu bất bình.
    Nào bệnh tật hành phạt, nào tuổi già sức yếu càng ngày càng đè nặng lên kiếpsống. Đói, khát, nóng, lạnh muỗi mòng cắn đốt, gai chông đâm chích cũng làm khổđau khôn tả.
    Chính vì có xác thân mà ta có bổn phận đối với đời, phải lao dịch vụ phục chogia đình, quốc gia, xã hội không được quyền thối thác dù phải trái ý mình. Ấycũng là một sự khổ.
    Ngoài sự đòi nài về nhu cầu sống như ăn, mặc, ở xác thân còn sinh ra nhiều dụcvọng mê đắm như ham sắc đẹp, ham tước quyền, ham sung sướng. Tất cả những thứđó buộc con người phải lao tâm nhọc trí, cuống quýt trong trường tranh đấu giậtgiành, cơ hồ không phút nào ngừng nghỉ.
    Khốn thay cho xác thân! Vì nó mà ta phải chôn nhốt điểm vinh quang trong cõihồng trần trược nhơ đau khổ. Lão Tử đã bảo: " ta có nạn lớn là có xácthân" và Đức Huỳnh Giáo chủ cũng viết: " xác thân là cái gôngcùm" không phải là quá đáng.
    Ấy vậy mà lắm kẻ lầm nhận thân xác là trường tồn vĩnh cửu, là tốt đẹp đáng quý,có người còn cho thân là vật dùng để hưởng mọi sự khoái lạc ở đời.
    Người ta đã bảo trọng cưng dưỡng thân đến mức thái hóa; nào tẩm bổ cho nó béomập, nào cạo gọt cho nó lịch xinh son trẻ. Họ bọc nó trong nhung lụa gấm vóc,để nó nơi cao sang, trong những lâu đài nguy nga tráng lệ.
    Cảnh sống sung túc sang trọng như tiền nhiều bạc lắm, lên ngựa xuống tàu, chưathỏa mãn, lại cần cho thân sung cảm đam mê trong những thú tiêu khiển bằng nhụcdục, ái ân, đàn hát, rượu thịt...

    Tóm lại, vì xác thân người ta có thể làm bất cứ việc gì, dù là việc phi nhânphi nghĩa.
    Loài người ý thức đến công lý, đặt ra luật pháp cũng là để tự kiềm chế lấy mìnhcũng không hết nổi.
    Ai cũng quý xác thân, ai cũng lo cho xác thân. Lĩnh vực ích kỷ tham lam vô bờvô bến khác nên dẫn nhau đến chỗ xâu xé giết giành, nhỏ thì gấu ó trong giađình, thoi đánh giữa chợ đời, lớn thì đưa đến thù hằn giết chóc ghê gớm. Nhữngtrận chiến tranh lớn, đến máu chảy thành sông, xương chất thành núi tuy nói cónhiều nguyên nhân như xung đột chủ nghĩa, ý thức quốc gia nhưng tựu chung chỉcó một nguyên nhân chính yếu là, quý trọng và bảo vệ xác thân.
    Một điều nguy hiểm nhất là trong khi mưu cầu sự sống còn cho xác thân, chúngta đã tạo ra vô số ác nghiệp, càng tự làm cho mình thêm đau khổ và mãi mãi chuyểnluân trong ba cõi sáu đường.
    Mỉa mai thay! Xác thân là kết quả của nghiệp nhân quá khứ mà lại cũng chính lànơi tạo tác ra nghiệp nhân hiện tại để thọ vị lai!
    Thân là vật bẩn thỉu đáng nhờm gớm, rốt rồi cũng phải tan rã mà vì nó ta phảiđớn đau, phải gây nên tội lỗi thì thật là đáng thương lắm vậy.
    Nhưng bên cạnh quan niệm cho xác thân là quý trọng, đáng nâng niu như trứngmỏng thì lại có quan niệm gớm ghiếc, muốn xa lánh xác thân như chuột cùi.
    Quan niệm ấy cho rằng: thân là vật oan nghiệt, là nguồn gốc sinh ra phiền lụy,cần phải chán bỏ. Người ta quay lưng vào kiếp sống hiện tại phủ nhận bản năngsinh tồn của mình và của tất cả mọi loài.
    Theo họ, sống là một cực hình ghê gớm, vun vén sự sống là việc làm điên rồ dạidột, là tự làm cho mình kéo dài sự khổ đau. Nên chỉ có chết, nghĩa là bỏ thânnày, mới là thoát khỏi mọi xiềng xích cương tỏa, được nhẹ nhàng thung dungtrong cõi hư vô khoái lạc.
    Ăn, mặc, ở là nhu cầu nuôi dưỡng xác thân nên cũng là chướng ngại trên conđường tiến hóa. Ở Ấn Độ có những người tu ép xác họ không cần ăn, không cầnmặc, không cần nghỉ ngơi. Nói tóm lại, là họ không cần sống hay quá sợ sự sống.Càng làm cho thân kiệt quệ chừng nào là càng gần đến mức giải thoát chừng ấy.
    Quan niệm xác thân như vậy thì thật khắt khe lắm thay!
    Nhận định một cách khách quan ta thấy mặc dù xác thân giả dối, ô trược nhưngkhông đến nỗi là một cây đinh trên đường tiến hóa. Trái lại, chính nhờ nó màta tạo được nhiều kỳ công cao quý về đời cũng như về đạo.
    Dùng thân để tạo ra ác nghiệp khổ đau thì thật là đáng trách, nhưng ấy cũng bởitại tâm mê muội, quá lầm yêu quý xác thân. Ai lại cấm cản ta dùng thân để thựchành thiện sự, tu tạo nhân làm giải thoát?
    Một Trần Hưng Đạo, một Quang Trung Nguyễn Huệ được người Việt Nam nghìn đời ghinhớ công ơn là nhờ đâu, nếu chẳng phải là do tấm lòng ưu dân ái quốc ẩn trongmột tài ba thao lược, nói rõ hơn là nhờ có xác thân.
    Các bậc vĩ nhân, á thánh đã từng làm đuốc soi đường cho nhân loại chúng sanhnhư Thích Ca, Giêsu, Khổng Tử, Lão Tử nếu không có xác thân thử hỏi các ngài cóthể hoàn thành sứ mệnh lớn lao của mình không? Nếu từ chốn hư vô mà khai mởđược chánh pháp thì Bồ Tát Hộ Minh lại thị hiện chi các hạnh giáng sinh, xuấtgia, hành đạo và ròng rã suốt 49 năm thuyết pháp không nhàm mỏi.

    Cho nên, xác thân là một phương tiện cần thiết trên việc tìm kiếm cái chân,thiện, mỹ cho mình và cho tất cả chúng sanh. Chân lý không phải là một ảo tưởnghão huyền ở khoảng hư vô mà ở chính trong cõi phàm phu manh muội, chính trongxác thân ô trược này.
    Thân ví như một nấc thang, một nấc thang đầy chông gai hiểm trở, nhưng thiếu nóta không tài nào tiến lên đỉnh cao cho được.
    Thân cũng ví như một dề rác thối hôi lênh đênh trên mặt biển, còn chúng ta lànhững nạn nhân sắp chết đắm giữa dòng nước, dề rác ấy mặc dầu không sạch sẽđáng quý gì nhưng ta phải cần nó để bám víu bơi vào bờ toàn mạng.
    Vậy về mặt nhận định, ta phải hiểu thân là giả dối, ô trược, khổ đau, nhưngtrên mặt hạ thủ công phu ta phải nhìn nhận tính chất cần thiết và quan trọngcủa nó.
    Quan niệm hành hạ xác thân hay quan niệm quý trọng xác thân, cả hai đều bị salầy trong hai chỗ cực đoan và thái quá, không thể đạt được chân lý.
    Tưởng thân tồn tại mãi, quá yêu mến nó, đến khi đùng một cái, giữ nó không đượcđể nó già, nó chết thì sự thật quá đỗi phũ phàng!
    Còn cho thân là đáng ghét, cố làm cho nó khốn khổ, đớn đau tiều tụy, chẳng hềquan tâm đến kiếp sống thì ngày chết đến càng gần, mà tài sản ra đi của ta chỉlà một con số 0 to tướng!
    Đồng ý rằng chết là một ngày ắt có và ta cũng không có ý sợ nó, nhưng ta phảilàm sao cho chết là một ngày kết quả tốt đẹp của những ngày đã sống chớ!
    Vả chăng, sống mà chỉ biết đam mê thú dục, tư lợi không tạo được gì công íchthì dù còn thân mà khác gì đã chết? Còn chết mà lúc sống cố sức thiệt thi điềulành việc nghĩa, nêu cao gương phẩm thanh bần thoát tục thì dù mất thân nhưngđời đời vẫn sống.
    Ấy là cái sống và cái chết ở nơi tinh thần, không câu nệ chỗ còn xác thân haymất xác thân. Ta cũng không cần luận thể xác nên quý trọng hay nên hủy hoại màchỉ cần biết mình phải làm gì trong khi mang mễn thân người. Tóm lại, chỉ tronghai tiếng giác hay mê mà thôi vậy.
    Kết luận, qua các luận chứng đã trình bày trên đây, ta thấy kẻ cho thân là vĩnhviễn trường tồn thì thật là lầm lẫn. Kết quả sẽ đưa họ đến chỗ làm tôi mọi chovật chất. Lần lần mất cả lương tri gây nên tội lỗi, tự dìm mình trong hố mê sidục vọng. Ta phải can đảm nhìn rõ tính chất giả dối, ô trược của thân mình vànhìn rõ kiếp sống là khổ đau phiền lụy.

    Muốn thoát khỏi vòng cương tỏa của thân phàm, ta phải mượn ngay chính thânphàm này để lo bồi bổ công đức lành, trau dồi trí tuệ cho minh, tinh hầu ngàykia tiến đến Niết bàn Giải thoát, đạt được kim thân bất hoại.

    Quan niệm không cưng dưỡng xác thân mà cũng chẳng khổ hạnh xác thân, chính làđường trung đạo mà cách đây 25 thế kỷ, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã mượn nó để tiến đếnquả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác và tế độ vô lượng hàm linh trong ba cõisáu đường.


    Lò Mo, ngày 2/10/2019 âl
     

Chia sẻ trang này