Sự Xuất Hiện của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong bối cảnh lịch sử phức tạp của thế kỷ 20.

Thảo luận trong 'Trao-Đổi Đạo Vị' bắt đầu bởi Buile, 16/12/18.

  1. Buile

    Buile Member


    Sự Xuất Hiện của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong bối cảnh lịch sử phức tạp của thế kỷ 20.

    --oOo--

    Nhìn lại chặn đường lịch sử vào những thập niên 30 - 40 của thế kỷ 20, đất nước ta đã trãi qua biết bao cuộc tang thương dâu bể bởi cuộc chiến tranh tàn phá của đế quốc Pháp gây nên. Nhìn chung cục diện, từ phát đại bác đầu tiên bắn vào Đà Nẳng năm 1858, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược của Thực Dân Pháp dẫn đến thời điểm Đức Huỳnh Giáo Chủ xuất hiện khai cơ mở Đạo PGHH xuyên suốt 80 năm dài mà đất nước không có một ngày yên bình ngưng tiếng súng!

    Những thảm kịch bi thương thịt rơi máu đổ đã diễn ra hằng ngày như ăn cơm bửa; xã hội loạn ly, nhà tan cửa nát; nền văn hóa và luân thường đạo lý truyền thống đã bị băng hoại suy tàn. Riêng Phật Giáo vốn đã có tiến trình khuếch khai rực rỡ qua các triều đại hưng thịnh của Đinh, Lê, Lý, Trần nay cũng bị suy trầm biến thái .v.v…tất cả. Đó là thời hiệu báo trước những tai trời ách nước phải xãy ra cho thế giới nhân loại ở thời kỳ cùng rốt của một hành tinh già cỗi. Ta hãy nghe lời khai bút đầu tiên khi ĐHGC khai kinh thuyết giáo, Ngài viết quyển Sấm Giảng (quyển ) Khuyên Người Đời Tu Niệm với ngôn từ khuyên nhắc cảnh tỉnh như sau:
    Hạ ngươn nay đã hết đời,
    Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang.
    Năm Mèo Kỷ Mão rõ ràng,
    Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi.
    Ngồi buồn điên tỏ một khi,
    Bá gia khổ não vậy thì từ đây.
    Cơ trời thế cuộc đổi xây,
    Điên mới theo Thầy xuống chốn phàm gian.
    Thấy đời ly loạn bất an,
    Khắp trong các nước nhộn nhàng đao binh.
    Kẻ thời phụ nghĩa bố kình,
    Người thời trung hiếu chẳng gìn vẹn hay.
    Nên điên khuyên nhũ bằng nay,
    Xin trong lê thứ ngày rày tỉnh tâm…


    Ngài còn xác định nguyên nhân tai họa xãy đến cho nhân loại và vạn vật chẳng qua vì sự tham vọng bạo tàn của con người tạo lấy: “Ngày 18 tháng năm, năm Kỷ Mão, vì thời cơ đã đến, lý Thiên Đình hoạch định cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan. Ta đây, tuy không thể đem phép huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên…” bởi đây là cơ tận diệt đã đến hồi định đoạt. Những hiểm họa của cuộc thanh lọc đổi đời từ Hạ Ngươn mạt kiếp chuyển sang kỷ nguyên Thượng Ngươn Thánh đức theo định luật tuần hườn của lý Tam Ngươn chuyển vận mà ĐHGC đã hơn một lần báo nguy cho nhân loại:
    “… Lớp đau chết kể thôi vô số,
    Thêm tà ma yêu quái chật đường.
    Chốn hồng trần nhiều nỗi thảm thương,
    Làm sao cứu những người hung ác.
    Khắp thế giới cửa nhà tan nát,
    Cùng xóm làng thưa thớt quạnh hiu.
    Bấy lâu nay nuôi dưỡng chắt chiu,
    Nay tận diệt lập đời trở lại.
    Khắp lê thứ biến di thương hải,
    Dùng phép mầu lập lại thượng ngươn…”


    Đó là lý do tất yếu nên
    [FONT=&quot]Đức Huỳnh Giáo Chủ[/FONT] không thể yên vị nơi cõi Niết Bàn an vui tự tại mà phải thọ nhận sắc chỉ của Thiên Đình và nhị vị Phật Tổ xuống trần cứu vớt sanh linh trong vòng trầm luân khổ hải lần cuối cùng của buổi hoàng hôn tận thế, hầu dẫn đưa nhân loại bước sang một cảnh giới mới, một thế giới thanh bình an lạc của Thượng Ngươn Thánh Thiện và diện kiến Đức Vị Lai Tôn Phật Di Lặc trong đại kỳ Long Hoa tam hội như ĐHGC đã minh thị: …muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả Bồ Đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn phàm trần đặng chịu cảnh chê khen? Vì lòng từ ái chứa chan, thương bách tính tới hồi tai họa. Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập Hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang…”
    Hoặc:
    “…Muôn thu thiên định nhứt kỳ.
    Hạ ngươn sắc lịnh khai kỳ Long Hoa…”


    Vâng! ĐHGC là một trong những Đấng Cứu Thế của nhân loại chúng sinh. Tuy rằng Ngài ra đời trong bối cảnh cực kỳ khó khăn và chịu áp lực từ mọi phía, nhưng Ngài đã vận dụng phương châm “Tùy cơ ứng biến” và “ Tùy duyên hóa độ” nên Ngài đã xác lập và hiển thị một nền tảng Tam Giáo đồng hành Thuần Việt để cảm hóa và thích nghi với cơ duyên , hoàn cảnh và trình độ lãnh thụ của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là quần chúng nông thôn đói nghèo, thuần phác và ít học, họ là thành phần luôn bị bỏ rơi không ai quan tâm khai hóa dẫn đường. Vì vậy nên chỉ trong thời gian gấp rút và ngắn ngủi mà ĐHGC đã thu nhận hằng triệu tín đồ gồm đủ các giới sử gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, kỹ sư, bác sĩ, các Nho gia cho đến hàng bình dân chất phác đã nguyện thọ giáo quy y theo về với Đạo.

    Phương pháp độ đời của Đức Giáo Chủ được kết thành công thức Tam Độ Nhứt Như, đó là:
    *Trị bịnh độ đời.
    *Thuyết Pháp độ đời.

    :
    *Sáng tác Thi Thơ, Kệ Giảng để truyền bá độ đời. (phần nầy sẽ được phân tích chi tiết ở các bài tiếp theo).

    Trong phạm vi bài nầy chỉ khái quát về giáo lý căn bản của Đức Giáo Chủ được kết hợp tinh hoa của Tam Giáo như: Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo mà chủ yếu là Phật Giáo.

    Trước hết để vãn hồi Đạo Nhân của Nho giáo đã và đang đối diện với một xã hội mà nhân tâm đạo lý của Thánh hiền đã bị bại hoại suy vong bởi ảnh hưởng làn sóng văn minh vật chất của phương Tây tràn vào làm cho nền văn hóa, Nhân Văn và Thuần phong mỹ tục ngàn đời của dòng giống Tiên Long hầu như đều bị phai mờ vong bản. Điều nầy khiến ĐHGC luôn hết lời kêu gọi, khuyên bảo:
    “…Khuyên trai gái học theo khổng, mạnh,
    Sách Thánh hiền dạy đạo làm người…”
    và:

    … Rán giữ gìn luân lý tam cang,
    Tròn đức hạnh mới là quý báu…”
    … Rán giữ gìn phong hóa nước nhà.
    Câu tam tùng bọn gái nước ta,
    Chữ hiếu nghĩa kẻ trai cho vẹn…”

    hoặc:
    …An Nam phong hóa lễ nghi,
    Đời nay văn vật bỏ đi chẳng gìn.
    Mảng lo chế nhạo chống kình,
    Chẳng toan đạo đức mà gìn thôn hương…”


    Thậm chí ĐHGC còn phải đem hết tâm lực của Ngài để khuyến dạy con người hãy trở về với căn xưa cội cũ của Tổ Tiên gầy dựng:
    …Thần rán sức ra công khuyến dỗ,
    Gìn thuần phong mỹ tục của Rồng Tiên.
    Tập ở ăn theo nết Thánh hiền,
    Lòng tu tỉnh, dòm Phật Tiên nối chí.
    Bày tường tận trước sau chung thỉ,
    Đời văn minh vật chất bỏ gương xưa.
    Nghiệp Tổ Tiên con cháu vày bừa,
    Học thói mới lăng loàn theo sở dục…


    Song song với đạo lý chuẩn mực của Khổng giáo, ĐHGC còn phát huy giáo lý Tứ Ân theo truyền thống của giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương làm giềng mối cho đạo làm người. Hay nói cách khác, đây là Đạo Nhân dành cho hạng cư sĩ tại gia nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn của xã hội và đất nước đương đại, đồng thời đây cũng là nấc thang cho hành giả tu tập từng bước tiến lên con đường Phật Đạo giải thoát.

    Đối với tình trạng của Phật giáo càng bị suy trầm tuột dốc từ khi hệ thống tín chỉ qua các đời Tổ đã chấm dứt sau khi Đức Lục Tổ Huệ Năng không còn truyền trao Y, Bát, thì cũng là lúc phái Thần Tú và bọn tà giáo thừa cơ hội, nổi lên phô trương, quảng bá toàn là hình thức dị đoan mê tín. Nào như lầu phướn xá hạc, đờn đẩu trống kèn, giấy tiền vàng bạc,thầy đám nhưn bông, tạc tượng đúc chuông, xin xăm bói quẻ .v.v. đã biến chân lý vô vi chánh đạo của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni trở thành một tôn giáo chỉ chuyên về âm thinh sắc tướng. Đó là lý do ĐHGC phải thừa vâng sắc lịnh xuống trần lần cuối để thực thi sứ mạng chấn hưng nền Phật Đạo, cứu vớt sanh linh và thức tỉnh các giới tu hành quay về con đường chánh pháp vi diệu thậm thâm của Đức Phật đã truyền dạy. Thế nênĐHGC đã không ngớt tỏ lời thiết tha kêu gọi các Tông đồ và tín chúng nhà Phật hãy cùng dốc tâm lo chấn hưng nền Phật pháp và truyền bá đạo mầu trước thực trạng Phật giáo đang trên đà suy vi biến chất:
    Lòng quảng ái xót thương nhân chủng,
    Buổi lố lăng Phật giáo suy đồi.
    Kẻ tu hành ai nỡ yên ngồi,
    Mà sớm kệ chiều kinh thông thả.
    Mình đã gặp con thuyền Bát Nhã,
    Có lý nào ích kỷ tu thân.
    Phật Tổ xưa còn ở nơi trần,
    Ngài gắng sức ra công hoằng hóa.
    Nền Đại Đạo lưu thông khắp cả,
    Bực tiên hiền đều trọng Phật gia.
    Rèn dân bằng giáo thuyết bình hòa,
    Giống bác ái gieo sâu vô tận.
    Sau nhằm buổi phong trào tân tấn,
    Đua chen theo vật chất văn minh.
    Nên ít người khảo xét kệ kinh,
    Được dắt chúng hữu tình thoát khổ.
    Thêm còn bị lắm phen giông tố,
    Lời tà sư ngoại đạo gieo vào.
    Cho nhơn tình trong dạ núng nao,
    Chẳng gìn chặt gương xưa mạnh mẽ...

    Và cũng như:
    Cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
    Với tín nữ thiện nam Phật giáo.
    Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
    Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành.
    Làm cho đời hiểu rõ thinh danh,
    Công Đức Phật từ bi vô lượng.
    Đồng dẹp gát âm thinh sắc tướng,
    Lo chấn hưng Phật Pháp mới là...


    ĐHGC còn nói lên lời Đại thệ nguyện của Ngài:
    Phần Sĩ Tăng tay trống miệng kèn,
    Giác thiện tín chấn hưng nền Phật giáo.
    Nếu chừng nào khai thông Đại Đạo,
    Đuốc từ bi rọi khắp cả nhân gian.
    Bể trầm luân khô cạn sáu đàng,
    Tăng Sĩ mới trở về nơi thanh tịnh.


    Việc chấn hưng Phật giáo, ĐHGC đã chỉ rõ những sai lầm lạc lối của các giới tu hành, nhất là hàng tăng lữ phần lớn lo chạy theo âm thinh sắc tướng và chỉ biết mỏ chuông đọc tụng theo quán tính chứ ít ai được am tường nghĩa lý cao siêu của Phật dạy để trở về bản tâm thanh tịnh tu chứng giải thoát, tức không lo hồi quang phản chiếu để chứng ngộ diệu quả Bồ Đề mà trái lại còn làm vẩn đục Chân Như Phật tánh vốn có của vạn loại chúng sanh như lời than thở, khuyên nhắc của ĐHGC:
    ...Mỏ chuông bày đọc tụng ó la,
    Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý.
    Dòm trước mắt thấy điều hồ mị,
    Nên động tình bác ái dạy răn.
    Réo những ai lợi dụng làm xằng,
    Cho suy sụp chơn nhơn mờ mịt.
    Nào có khác mây đen phũ bít,
    Rồi dắt nhau đến chỗ dại ngây.
    Lấy tinh thần hiệp vén ngút mây,
    Trong bổn đạo tự thân phải xử... Hoặc:
    ...Kinh với sám tụng nghe thảnh thót,
    Lũ nhưn bông tập luyện đã rành.
    Đẩu với đờn kèn trống nhịp sanh,
    Làm ăn rập đặng đòi cao giá.
    Tâm trần tục còn phân nhân ngã,
    Thì làm sao thoát khỏi luân hồi.
    Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi,
    Chớ có đốt tốn tiền vô lý.
    Xưa Thần Tú bày điều tà mị,
    Mà dắt dìu bá tánh đời Đường.
    Thấy chúng sanh lầm lạc đáng thương,
    Cõi âm phủ đâu ăn của hối.
    Đúc Phật lớn chùa cao bối rối,
    Mà làm cho Phật giáo suy đồi .
    Tu vô vi chớ cúng chè xôi,
    Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót...
    Ngài đã cất cao tiếng gọi:
    ...Khuyên sư vãi mau mau cải hối,
    Làm vô vi chánh đạo mới mầu.
    Đạo Thích Ca nhiều nẽo cao sâu,
    Hãy tìm kiếm cái không mới có.
    Ngôi Tam Bảo hãy thờ Trần Đỏ,
    Tạo làm chi những cốt với hình.
    Khùng nói cho già trẻ làm tin,
    Theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú...

    Trước bối cảnh suy tàn và hỗn tạp từ địa hạt tôn giáo đến xã hội và đất nước như vậy, cho nên ĐHGC đã phải áp dụng phương pháp độ đời mang tính cấp bách để truyền bá kịp thời giáo lý căn bản cho mọi tầng lớp dân sinh được tiếp thụ nguồn chân lý vừa tinh gọn giản đơn mà cũng vừa thâu nhiếp ý nghĩa cao siêu mầu nhiệm của Phật Pháp. Đó là Ngài giản dị hóa nghi thức thờ phượng lễ bái, dẹp bỏ những hình thức rườm rà mà chỉ chủ yếu vào việc tu sửa nội tâm. Ngài xiển dương giáo lý Học Phật Tu Nhân làm nền tảng cho mọi thành phần tu học, vì nó được bao hàm cả hai lãnh vực Nhơn Đạo và Phật Đạo.

    Hôm nay, nhân dịp kính mừng Đại Lễ kỷ niệm, ngày Đức Thầy tôn kính của chúng ta khai sáng nền Đạo PGHH, tiếp nối sứ mạng hoằng pháp độ sinh của giáo hệ BSKH, và là một trong những dòng phái nội sinh của Thời Đại. Chúng ta cần dành chút thời giờ để nhìn lại quá khứ của những năm trôi qua để thấy rằng cả một chiều dài lịch sử, tôn giáo chúng ta đã phải hứng chịu biết bao cảnh thăng trầm đầy khắc nghiệt của thế cuộc, nhất là hiểm họa diệt tôn triệt để của chủ nghĩa cộng sản vô thần. Nhưng chúng ta cũng có quyền nói lên niềm hãnh diện và tự hào trước đức tin vững chắc vào lý tưởng bất diệt của tôn giáo và sức mạnh đề kháng của chúng ta trong mọi hoàn cảnh và tình cảnh quyết liệt, bất chấp mọi hiểm nguy và xương máu để bảo vệ sự sống còn của tôn giáo. Lịch sử đã chứng minh và nhìn nhận qua thực tế đứng vững và lớn mạnh của đoàn thể chúng ta hôm nay.

    Giờ đây, trước hiện tình đất nước đang bước vào giai đoạn dầu sôi lửa bổng đã đặt lên vai tôn giáo chúng ta nói riêng, các tôn giáo bạn và đồng bào dân tộc cả trong và ngoài nước nói chung, một trách nhiệm vô cùng trọng đại phải lo bảo vệ giang sơn Tổ Quốc sắp lọt vào tay xâm chiếm của bọn Tàu Cộng thông qua sự thỏa thuận bằng những Hiệp Ước bán nước của đảng cầm quyền tay sai phản quốc Việt Nam. Và còn nghi ngờ vì nữa khi đọc qua nội dung bản báo cáo của Dương Khiết Trì đọc trước phiên Đại Hội Trung Ương đảng cộng sản Trung quốc vào năm 2013 khi ông ta còn là Bộ Trưởng Ngoại Giao, với chủ đề:” không cần phải đánh Việt Nam chúng nó!”

    Đây là trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng của mỗi người dân đối với Tổ Quốc. Chúng ta không thể bó gối khoanh tay ngồi nhìn khi nước nhà bị kẻ xâm lăng giày đạp. Chúng ta nhất định không chịu cúi đầu khuất phục làm nô lệ cho bọn giặc thù phương Bắc thêm một lần nữa, và cũng như chúng ta kiên quyết chống lại bè lũ tay sai bán nước, tức “Rước voi vày mã tổ”. Không để cho bọn chúng tự tung tự tác muốn biến Tổ Quốc như là quyền lợi cá nhân hay bè nhóm để rồi tự do mua bán đổi chác thế nào cũng được. Chúng ta nên nhớ lời dặn dò chỉ bảo tận tường của Đức Thầy về Ân Đất Nước:”... Ta cảm thấy bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp... Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị...” Có thực thi trách nhiệm và bổn phận như vậy mới xứng đáng là tín đồ biết tuân thủ theo lời chỉ giáo của Đức Tôn Sư yêu kính.

    Cửu Long, ngày 18 tháng 5 năm Mậu Tuất- 2018.
    Kỷ niệm 79 năm, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ (ĐHGC) khai sáng nền Đạo PGHH, 18/ 05/ Kỷ Mão (1939) - 18/ 05/ Mậu Tuất (2018).
    Bút giả
    Lam Sơn.

     
    Sửa lần cuối: 16/12/18

Chia sẻ trang này