Tìm hiểu “tận thế & hội long hoa”

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Hhuynh, 26/12/15.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    TÌM HIỂU
    “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

    “Tận thế và Hội Long Hoa” là một chủ đề đặc biệt quan trọng trong giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo và Pháp chánh truyền Đạo Cao Đài, được nhắc đến như một “Thông ĐiệpThiên Cơ” cấp bách mà các đấng Giáo Chủ vì lòng từ bi đã nhiều lần đánh thức chúng sanh trong thế kỷ 20.

    Cách đây 2559 năm, Đức Thế Tôn lần đầu tiên nhắc đến Đại Hội Long Hoa trong Pháp Hội Thượng Phật tại Linh Thứu Sơn, lúc Ngài huyền ký cho Bồ tát Di-Lặc sau thời Mạt Pháp sẽ thừa kế ngôi Giáo Chủ Ta Bà lập Hội Long Hoa trong đời thượng ngươn Thánh Đức. Lúc ấy Ngài chỉ khai thị khái lược cảnh giới Hội Long Hoa, nhưng không đề cập đến ngày tận thế.
    Sau Đức Thích Ca hơn 500 năm, Đức Chúa Giêsu có tiên tri ngày “Phán Xét cuối cùng” (tức cơ tận thế) và cho biết sẽ có Đức Chúa tái lâm. Nhưng Ngài không nói cảnh Thiên Đàng tại thế ấy ra sao, có lẽ do thời gian còn dài gần 2000 năm chăng?.
    Tuy những lời tiên tri trên chỉ khái lược. Nhưng hai vế từ “Tận Thế và Hội Long Hoa” đã được Đức Phật Thích Ca và Đức Chúa Giêsu nói ra và được kinh Phật, kinh Thánh ghi chép vào sử sách hơn 2000 năm trước đây. Vậy hai hiện tượng vừa nêu có nguồn gốc lịch sử, chứ không phải huyền sử hay truyền thuyết hư cấu có tính “mê hoặc quần chúng” như nhà sư Thích Phước Tiến, đã ác ý vu oan cho các bậc Hóa chúng trong Tam giáo, đã vì bản nguyện lâm phàm từ bi tế độ cho vạn loại chúng sanh lần chót trong thời Mạt pháp.
    Là người có tín ngưỡng, có lẽ ai cũng đều tin luật nhân quả và lý luân hồi, là hiện tượng dịch chuyển rất trật tự và được lập lại đúng theo chu kỳ “Châu nhi phục thỉ” của định luật: thành, trụ, dị, diệt, được vận hành tuần tự theo lý Tam Ngươn, tương tục với thời gian vô cùng không gian vô tận và không hề dừng lại sự diễn biến vòng tròn ấy dù chỉ là một sát na ( tích tắc).
    Trong vũ trụ tuy có vạn tượng sum la hình thái, nhưng đều nằm trong 3 cảnh giới: Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.Tuy sự thăng trầm ở từng cảnh giới có chậm, mau, dài, ngắn, nhưng đều bị chi phối bởi lý luân hồi. Trừ những vị đắc đạo siêu sinh, thì hoàn toàn tự tại vào ra trong Tam giới theo bản nguyện.
    Thế giới nhân loại đang sống hiện nay đã ở vào ba vị trí thấp nhất trong: Tam giới,Tam ngươn và Tam thời Phật pháp.
    1.- Theo tầng bậcTam giới, thì địa cầu chúng ta đang nương náu thuộc Dục giới là cảnh giới thấp nhất trong ba cõi Trời .
    2.- Theo Tam ngươn, thì chúng ta đang sống vào đời Hạ ngươn hạ là ngươn điêu tàn tận thế.
    3.- Theo Tam thời Phật pháp,thì chúng ta đang tu học đúng vào thời Mạt pháp bặt truyền ( cách xa chánh pháp hơn 2.000 năm).
    Với ba cái tận cùng nêu trên,tính theo chu kỳ tiến hóa là nhân loại đang gia tốc lao dốc đụng sát sàn cực tiểu, chuẩn bị đột phá để chuyển hóa tiến lên cực đại theo luật biến thiên.Tất nhiên không thể không trải qua cuộc lột xác vĩ đại để tiếp cận nền văn minh toàn diện từ tinh thần lẫn vật chất ( là cảnh giới Thượng ngươn thượng) được xem là thời chánh pháp ở quốc độ mới tại trần.
    Vậy tiến trình hóa kiếp nhằm thay đổi nếp sống của nhân loại và xác lập vị thế của nước Việt Nam so với các nước như thế nào trong thế giới thanh tân sắp tới, là vấn đề cần đặt ra ở đây, cho sự tìm hiểu về sự kiện trọng đại “ Tận thế và Hội Long Hoa”. Điều ngạc nhiên là hơn 25 thế kỷ qua, đề tài Hội Long Hoa ít được nhắc tới, cho đến giữa thế kỷ 19 (1849) lại thình lình xuất hiện Ngài Đoàn Minh Huyên (Đức Phật Thầy) lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, rồi bất ngờ Ngài đề xướng chủ thuyết Hội Long Hoa và long trọng giới thiệu như là một trong 2 cảnh giới thanh tịnh: “Tịnh độ Di Lặc và Tịnh Độ Di Đà”. Là hai mục tiêu lý tưởng, mà người tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương cần phải nỗ lực đạt đến, bằng pháp môn Học Phật Tu Nhân. Đồng thời cảnh báo cho nhân sanh về những khổ đau dồn dập mà loài người phải gánh chịu do thời kỳ tận thế sắp bắt đầu.
    Từ đó Đức Phật Thầy khổ công hoằng hóa, và từng bước xây dựng nền tảng vững vàng cho tiến trình chấn hưng Phật pháp, mãi đến khi tịch diệt mà còn nhiều lần tái kiếp, không ngừng thúc giục chúng sanh làm lành niệm Phật, hành sử Tứ Ân cho trọn đạo Hiếu Trung để đủ điều kiện dự vào Đại Hội Long Hoa.
    Đến lần hóa hiện cuối cùng theo sứ mạng, là đầu giữa thế kỷ 20, ngày 18.5 năm Kỷ Mão (1939), Đức Phật Thầy tái kiếp với danh hiệu Đức Huỳnh Giáo Chủ, chính thức khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, và gấp rút hơn nữa với cơ cuộc nối tiếp chân truyền đạoThích Ca và hệ thống hóa toàn diện pháp môn Học Phật Tu Nhân của hệ phái BSKH, thành một nền Phật Giáo thời đại ở tầm vóc qui mô hơn.
    Trong bài “Sứ Mạng” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã công khai tiết lộ cơ huyền và sứ mạng thiêng liêng của Ngài, được trích đoạn sau:
    “ …Vì lòng từ ái chứa chan thương bách tính tới hồi tai họa. Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập Hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang.
    Thiên Tào đà xét định, khắp chúng sanh trong thế giới trong cái buổi Hạ Ngươn này, say mê vật dục, chìm đắm trong biển lợi danh, gây nên nghiệp quả, luật Trời đà trị tội, xét kẻ thiện căn thì ít, người tội ác quá nhiều, chư Phật mới nhủ lòng từ bi cùng các vị Chơn Tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ, sau chỉ rõ cơ huyền, khuyên kẻ thế hướng thiện quày đầu, cải tà qui chánh thì mới mong Thiên Đình ân xá bớt tội căn để kíp đến Long Hoa chầu Phật, trước biết rõ luật Trời thưởng phạt, cùng hữu duyên nghe Phật pháp nhiệm mầu, kiến diện bậc Chơn Sư, tu hành mau đắc quả, sau làm dân Phật quốc hưởng sự thái bình, bởi đời này pháp môn bế mạc, Thánh Đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma Vương khuấy rối. Ta là một trong các vị cứu đời ấy…”

    Từ ấy, Ngài tùy cơ quyền dụng phương tiện“Tam Độ Nhứt Như” (Độ bịnh, thuyết giảng và viết kinh) cứu độ chúng sanh và đích thân cùng toàn thể tín đồ hòa nhập với dân tộc thực thi nghĩa vụ lịch sử cực kỳ cam go, trước cục diện các cường quốc đang khởi động trận đại chiến thế giới lần hai ( 1939- 1945) và hiện trạng đất nước lúc bấy giờ,đang hoàn toàn kiệt quệ sau 80 năm bị Pháp đô hộ.
    Khái lược sự tái kiếp từ Đức Phật Thầy đến Đức Huỳnh Giáo Chủ, để thấy rằng: Sự hình thành các tông phái trong hệ thống Bửu Sơn Kỳ Hương, đều có liên quan chặt chẽ với công cuộc cứu nguy đất nước,cứu khổ chúng sanh trong thời Mạt pháp cho kịp cơ tiến hóa đến Đại Hội Long Hoa, là sứ mạng thiêng liêng của một vị hoạt Phật có sắc chỉ trong cộng đồng Tam Giáo, chứ không phải ngẫu nhiên. Vì vậy hai vế từ Tận thế và Hội Long Hoa nhất thiết được gắn liền thành một định đề trọng đại mang nội hàm “Thiên cơ Đạo lý”, mà Đức Huỳnh Giáo Chủ muốn giáo hóa cho toàn thể chúng sanh hữu duyên Phật pháp.
    Về đại sự nhân duyên của hệ phái BSKH trong thời Mạt pháp. Tóm lược có 3 nguyên nhân khẩn yếu sau:
    - Cảnh báo ngày tận thế của nhân loại đã bắt đầu.
    - Chấn hưng nền chánh pháp vô vi bằng yếu phápThiền,Tịnh song tu, với mục đích vãn hồi Đạo Nhân và xương minh Đạo Phật.
    - Đào tạo người chơn tu Hiền Đức, đủ điều kiện vãng sanh Cực Lạc hoặc dự Hội Long Hoa và sống đời Thượng ngươn Thánh đức.
    1/- Cảnh báo cơ tận thế : Khi đã hội đủ nhân duyên, Đức Phật Thầy đã gấp rút lâm phàm mở Đạo cứu đời,vì Ngài đã rõ cơ Trời “Khùng toán biết âm dương kết liễu”, địa cầu sắp có biến chuyển lớn, khởi đầu cho cơ tận thế. Quả thật, từ đầu thế kỷ 20, thế giới đã xảy ra nhiều biến cố, ngoài các cơn đại dịch hoành hành khắp nơi, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra vào (1914-1918) hơn 20 năm sau thế giới đại chiến lần hai (1939-1945) kéo theo thời kỳ chiến tranh lạnh cho đến đầu thập niên 90, và tiếp theo là thời kỳ chạy đua vũ trang hạt nhân từ giữa thập niên 90 cho đến cuối 2015 và cuộc đua vẫn tiếp diễn. Hiện nay có rất nhiều quốc gia đang thủ đắc bí mật hoặc công khai những loại tên lửa tầm trung, tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp, có thể tiếp cận nhanh chóng và chính xác đến tất cả các mục tiêu chiến lược toàn cầu. Song song với việc “binh lương cụ túc”ấy. Nền khoa học hiện đại đang phát triển đến cực điểm, thúc đẩy sự cạnh tranh lấn chiếm thị trường khốc liệt tạo ra trận chiến kinh tế toàn cầu, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng dư thừa hàng hóa, là nguyên nhân chính, trước đây đã từng tạo nên hai cuộc đại chiến thế giới lần nhất và lần hai. Vậy câu hỏi đặt ra, là sự lặp lại cuộc chạy đua kinh tế và tài khí chiến tranh, lại được ứng dụng khoa học hiện đại vào công nghệ quốc phòng tên lửa hạt nhân xuyên lục địa như nay, liệu có tránh khỏi chiến tranh thế giới lần ba hay không, khi mà sự phân cực giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt? Còn chưa tính đến nạn khủng bố quốc tế đang có lực lượng liên quốc gia, thực tế có khả năng chiếm đóng nhiều nơi có tầm chiếc lược, thủ đắc nhiều vũ khí hiện đại, sở hữu nhiều hầm mỏ, và nguồn tài chánh tiếp tế đa dạng…và diễn biến ngày càng phức tạp khó kiểm soát. Đó là nạn nhân tai vừa diễn biến lại vừa tiềm ẩn nguy cơ rất đáng lo ngại,vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn. Đồng hành với nạn nhân tai, địa cầu còn thường xuyên xảy ra thiên tai địch họa vô chừng ngày càng khủng khiếp, ngoài sức cảnh báo sớm của cơ quan khí tượng, bởi hậu quả tác động môi trường dẫn đến như: Núi lửa tái phún dung nham, động đất, sóng thần, bão dữ siêu cường độ vận tốc, nhiệt độ trái đất ấm dần, nạn hạn hán cháy rừng, lụt lội,băng tan ở cực Nam cực Bắc, mưa đá,lốc xoáy…do thời tiết khí hậu biến đổi cực đoan. Nạn ô nhiễm môi trường khắp lục địa và đại dương, kể cả bầu khí quyển luôn bị đe dọa bởi khí thải ngày càng đậm đặc do hậu quả nền công nghệ hóa chất tân tiến (điển hình là gần đây, tháng11.2015, Bắc Kinh trong vòng nửa tháng đã hai lần phát tín hiệu ô nhiễm không khí thủ đô với mức cảnh báo cao nhất)…Nhìn chung con người hằng ngày phải đối đầu với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài môi trường sống và ngày càng lệ thuộc nặng vào nhu cầu vật chất tiện nghi, không thể dừng lại để tự kiểm soát và cũng không còn thời gian để chăm sóc đời sống tinh thần và rèn luyện đạo đức. Từ đó là cơ hội cho cái ác, cái bất thiện và nhiều tệ đoan xã hội khác… chi phối dục vọng con người, xa dần bẩm tính bổn thiện, để rồi tiến dần đến tình cảnh dễ dàng gian dối xé xâu nhau để tranh cuộc sống giữa cá nhân, trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả sự liệt kê tóm lựơc trên không có gì hư cấu, chỉ là một phần rất nhỏ sự thật đã được các giới truyền thông từng giờ cảnh báo trên mặt báo và các cổng thông tin internet, mà hầu hết cư dân mạng đều hằng ngày có cảm giác khủng khiếp khi xem qua. Phải chăng lời tiên tri của các đấng Giáo Chủ siêu phàm các Tôn giáo bản địa rất chính xác và đáng tin cậy, có giá trị vượt thời gian, hơn 166 năm mà vẫn ngày càng tỏ ra xác thực như một chứng cứ khách quan đầy thuyết phục, không còn chút nghi ngờ hay tranh cãi? Những cảnh tượng hãi hùng nêu trên, khi xưa Đức Thế Tôn đã rõ, nhưng chưa tiện nói ra. Nay đúng cơ duyên được Đức Phật Thầy và các Chơn Tiên thay lời tiên báo là cơ may cho nhân loại. Thế mà nhà sư Thích PhướcTiến lại vô cớ mạ lỵ vu vơ cho rằng ”có người lợi dụng từ ngữ Hội Long Hoa để mê hoặc quần chúng”.Các đấng khởi xướng chủ thuyết Hội Long Hoa vì lòng từ bi khuyến tấn tu hành, chứ nào có lợi dưỡng cá nhân, sở hữu “chùa cao Phật bự”, để thâu nạp của cải cúng dường của đàn na tín thí. Phải chăng nhà sư đã cuồng ngôn phạm Thánh. Ông sư này còn bảo rằng hàng triệu năm nữa mới đến Hội Long Hoa. Xin hỏi “Pháp sư” ông có sáng kiến thần kỳ nào để thuyết phục các cường quốc hạt nhân tháo ngòi nổ để nhập kho cất giữ vĩnh viễn đến hằng triệu năm? Cũng như can thiệp lành mạnh môi trường hàng ngàn năm, có cách nào vô hiệu hóa nạn khủng bố, triệt để giải trừ quân bị chiến tranh và triệt tiêu tệ nạn xã hội xuyên quốc gia?…Đấy là những hội chứng sớm đưa nhân loại đến bờ vực tận thế. Nếu ông có tài cán siêu quần cỡ đó, sẽ giúp cho nhân loại khỏi đảo điên tự hủy, được vui vẻ sống thêm hằng ngàn thế kỷ nữa để giúp cho Đức Bồ Tát Di-Lặc yên tâm ngự trị trên cung trời Đâu Suất thêm hằng triệu triệu năm hay hằng 57 tỷ 60 triệu năm nữa, như nhận định của Thích nữ Tuệ Như ( trong bài Bồ Tát Di Lặc) và tăng sư Thích Nguyên Hiền (trong bài Tìm hiểu về tín ngưỡng Di Lặc).
    Nếu được y như vậy sẽ đỡ cho Đức Di Lặc khỏi phải nhọc sức lâm phàm cứu người khỏi cơn nước lửa đầy trời ngày tận thế và khỏi phải bận tâm hối hả lo khai lập Hội Long Hoa trong một ngày kế cận!
    2/- Chấn hưng nền Phật Giáo: Đề tài “ Vãn hồi đạo Nhân và xương minh đạo Phật, bằng yếu pháp Thiền Tịnh song tu và pháp môn Học Phật Tu Nhân của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương trong cuộc chấn hưng thần tốc hơn trăm năm qua không sao kể xiết. Trước đây đã có quá nhiều sách vở giảng luận và tài liệu nghiên cứu khá tỉ mỉ tinh tường. Ở đây không phải lặp lại tránh sự nhàm chán cho độc giả. Chỉ xin sơ lược giới thiệu đôi điều:
    Trước đây, do sự bặt truyền y bát sau khi Đức Lục Tổ tịch diệt. Phái Thần Tú lộng hành, bày âm thinh sắc tướng, chùa cao Phật lớn và thế tục hóa Phật giáo đến mức băng hoại với thời gian kéo dài, tính đến năm 1849, đã hơn ngàn năm thất lạc tinh lý lời di giáo của Đức Phật. Nay đến thời kỳ chấn hưng Phật giáo học đường, Đức Phật Thầy và hệ phái BSKH liên tục xiển dương Chánh Pháp vô vi suốt hơn 100 năm, đến Đức Huỳnh Giáo Chủ mới thật sự hoàn chỉnh hệ thống giáo lý chân truyền được tinh lọc toàn diện. Sau nầy vào cuối thập niên 40 đến giữa thập niên 70 đã được sự phổ truyền của các cao đồ, nhân sĩ, chân tu, học giả trong và ngoài Đạo cùng những cơ quan Hoằng pháp luận giải phổ rộng cả nước và lan tỏa khắp năm châu.(Hiện trên Internet còn lưu trữ không thiếu, xin tìm đọc).
    3/- Đào tạo người Hiền Đức Hiếu Trung đủ điều kiện: Rõ ràng Đức Phật Thầy khai thị pháp môn Học Phật Tu Nhân nhắm đến hai mục đích đưa tín đồ đến hai cảnh giới thanh tịnh diệu kỳ, đó là Cõi Tịnh Độ Di Đà (Tây Phương Cực Lạc) và Cõi Tịnh Độ Di Lặc (Hội Long Hoa tại trần thời Thượng Ngươn Thánh Đức).
    Vì thế phương tiện phổ hóa của hệ phái BSKH đặt nặng pháp Môn Tịnh Độ kết hợp với Thập Thiện và Hành Sử Tứ Ân làm trọng điểm phương châm đào tạo người hiền đức.
    “Tu thân thiện tín phải chuyên cần
    Lục tự Di Đà giữ Tứ ân”

    Ngoài mục đích cứu cánh vãng sanh Cực Lạc, mục tiêu quan trọng thứ hai là dự Hội Long Hoa, cũng được Đức Huỳnh Giáo Chủ vô cùng coi trọng như một sứ mạng đào tạo dắt dìu những nhân duyên Hiền Đức có được điểm đến lý tưởng,với mong muốn thiết tha như lời khẩn nguyện hằng ngày, được Đức Thầy chỉ dạy:
    “Mắt nhìn Trần Đỏ niệm Di Đà
    Nguyện vái thân này khỏi đọa sa
    Muôn đạo Hồng quang oai Đức Phật
    Soi đường minh thiện đến Long Hoa”.


    Đề tài cần làm sáng tỏ tiếp theo là vì sao danh từ Tận Thế và Hội Long Hoa lại được gắn liền như một định đề quan trọng?

    (Tham khảo theo kinh sách các Tôn giáo và dựa trên thực tại)


    CHÂU LANG
     

    Các file đính kèm:

  2. Tamtran

    Tamtran Administrator

    TÌM HIỂU
    TẬN THẾ & HỘI LONG HOA

    (Tiếp theo)
    Thưa! Xin nhắc lại, mặc dù trước đây Đức Thích Ca chỉ nói đến Hội Long Hoa và Bồ Tát Di Lặc, nhưng không đề cập đến ngày tận thế. Ngược lại Đức Chúa Giêsu nói đến Tận Thế và sự phán xét, nhưng không mô tả cảnh giới cõi Thiên Đàng tại thế ấy ra sao. Đến hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương lại giải thích gắn liền “Tân thế và Hội Long Hoa” thành chuỗi sự kiện không thể tách rời sẽ xảy ra bất ngờ và bách cận.

    *Thứ nhứt: Sự khác biệt trên do thời kỳ hóa độ khác nhau.Thời Đức Thích Ca, chúng sanh phần lớn có tinh thần thuần lương nhân hậu, có đời sống vật chất kham khổ do nền văn minh vật chất chưa xuất hiện, nên Đức Phật không tiện nói về tận thế, khi mà khái niệm tận thế còn quá xa lạ với chúng tăng thời ấy. Đến thời Chúa Giêsu, tuy sự hung hãn của nhân loại có biểu lộ qua hành vi chống Chúa, hại Chúa, nhưng không có sự tác hại mặt trái của tiến bộ khoa học. Nên Ngài chỉ nêu sơ lược về “Ngày phán xét cuối cùng” để cảnh tỉnh những người gian ác. Đến thế kỷ 19 và 20 nền khoa học hiện đại đã đạt đến đỉnh cao, hội đủ các yếu tố chi phối nhân loại toàn diện và cũng từ đó chiến tranh không còn là lạc hậu thô sơ, chỉ đủ để đe dọa các lân bang như trước, mà có xu thế lan rộng nguy cơ toàn cầu và có sức tàn hại ghê gớm bởi phương tiện chiến cụ hiện đại và vũ khí tối tân.
    Do bảo thủ quyền lợi quốc gia, và sự tranh chấp địa vị thống trị, khiến các cường quốc càng nâng tầm ảnh hưởng và khó từ bỏ tạm thời hay vĩnh viễn tham vọng về chiến tranh xâm lược, còn các nước nhược tiểu vì luôn bị ám ảnh diệt vong, nên phải kiên trì phát triển tiềm năng tự vệ, kể cả vũ khí sinh học và nhiều phương tiện phòng thủ bí mật khác, cốt để sinh tồn. Bảo sao nhân loại không sớm đến ngày xâu xé hủy diệt. Đó là lý do thứ nhứt danh từ “Tận Thế” luôn được nhắc nhở xuyên suốt trong giáo lý của các Tôn giáo xuất hiện trong thế kỷ 19 và,20, nhằm thường xuyên cảnh báo nguy cơ cho nhân loại có ý thức ngăn ngừa và chỉ dạy lề lối cải ác tùng thiện, góp phần giảm nhẹ phần nào sự thống khổ thời cuộc và giải thoát cá nhân.
    *Thứ hai: Đưa sự kiện Hội Long Hoa liền kề sau ngày tận thế, cũng là một sự thật hiển nhiên phù hợp với định luật vần xoay theo lý Tam Ngươn. Vũ trụ luôn tồn tại vô thỉ vô chung, mặc dù thế giới nào cũng trải qua nhiều lần lột xác để tiến hóa và sau tiến hóa sẽ dần đến già cỗi thối hóa theo luật vô thường trong Tam giới.
    Như vậy chúng ta sẽ không phải ngạc nhiên hay ngờ vực về hai khái niệm “Tận Thế” và “Hội Long Hoa”, tuy có ý nghĩa như hai vế đối lập, nhưng được các đấng gắn liền nhau thành một nhân duyên tiền định, không thể tách rời, trong quá trình chuyển hóa từ “Phàm ra Thánh”, tương ưng với cơ tạo hóa lọc lừa, từ nội tại con người đến ngoại tại hoàn cảnh, nhằm loại bỏ triệt để những điều không còn nhu cầu lợi ích cho con người thánh thiện trong thế giới Minh Đức Tân Dân.
    Chắc chắn không thể chỉ có ngày Tận Thế mà không có Hội Long Hoa, để khởi đầu cho sự tiến hóa tinh thần và vật chất, hài hòa cho tiến trình thăng hoa toàn thiện đến cứu cánh. Nếu chỉ có tận thế theo cách hiểu chấm dứt sự sống, không có sự sàng sẩy tuyển chọn thiện còn ác mất, để minh phân tà chánh thì nhân loại hoàn toàn bị diệt chủng. Điều ấy chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại từ vô thỉ đến nay, trái hẳn với lý Tam ngươn và luật Nhân quả.
    Hoặc ngược lại, chỉ có Hội Long Hoa được thiết lập đơn thuần, không phải trải qua cơn đột biến tận thế, lại diễn tiến từ từ theo trật tự êm thắm ngẫu nhiên, thiếu hẳn sự thưởng phạt công minh lần chót bước sang kỷ nguyên mới, là trái với lẽ công bằng. Điều nầy tự nó sẽ làm xáo trộn Thiên lý, không phù hợp với qui trình dịch chuyển “phục thỉ châu nhi” và cũng chưa từng có thật trên cõi đời này.
    Theo lý nhân duyên tan hợp: Thành, Trụ, Dị, Diệt, thì hai sự kiện “Tận Thế” và “Hội Long Hoa” phải liền kề xảy ra trong giai đoạn tiếp giáp, khi mà nhân loại và địa cầu đã hội đủ cơ duyên chín muồi giữa cái thiện và cái ác của con người, cũng như giữa cái thanh và cái trược của bề mặt địa cầu và bầu khí quyển, phải cần được cải thiện toàn diện, cho thích nghi tâm thức của con người đã tiến hóa đến cảnh giới lý tưởng “Phàm Thánh Đồng Cư”.Khác hẳn với sự thoái hóa trước đây, từ Thượng ngươn rớt xuống Trung ngươn và xấu dần đến lúc hiện tình như nay, là sự dịch chuyển từ thanh xuống trược; từ chí thiện xuống cực ác, khống chế mọi lãnh vực, đều do cái ác chiếm lĩnh ưu thế thúc đẩy cơ tận diệt.Để rồi cũng thuận theo qui luật khắt khe sàng sẩy tạo nên hiện tượng nhảy vọt, từ cực ác chuyển hóa thành cực thiện, theo chiều hướng thượng .
    Sơ lược về vòng“Châu nhi phục thỉ”, được ÔngThanh Sĩ cho biết:

    “Tiêu tan trên mặt địa cầu
    Muôn lần rồi chớ phải đâu một lần"


    ***
    “Kỳ đại nạn cũng đồng cảnh ấy
    Khi tẩy trần trông thấy hãi kinh”

    ***
    “Nhìn vào đại nạn chúng sinh
    Quỉ Thần còn phải thất kinh vía hồn”

    ***
    “Thuở xưa quả địa cầu rất tốt
    Đất bằng vàng thảo mộc bằng châu
    Người nào cũng rất sống lâu
    An vui chớ chẳng khổ sầu điều chi
    Người nào cũng phương phi tốt đẹp
    Ai cũng đều hiền đức thông minh
    Nhỏ lần cho đến hiện tình
    Lòng người hóa xấu địa hình hóa dơ
    Đến lúc phải ban sơ lập lại
    Khó tránh ngày có đại biến di.
    "Chính là cũng một cuộc thi.
    Ai rơi ai đậu trong kỳ này đây”

    Đúng ra chúng tôi không dám giải thích đề tài “Tận Thế Hội Long Hoa” với đồng đạo PGHH và tín hữu đạo Cao Đài, vì hai cộng đồng này đã quá vững vàng niềm tin với bổn giáo của mình và đã nằm lòng sâu sắc những kiến thứcThiên cơ đạo lý, mà các đấng huyền linh đã giáo truyền đầy đủ trong Giáo lý chân truyền.
    Riêng đối với nhà sư Thích Phước Tiến và những đồng sự có cùng ảnh hưởng với ông. Có lẽ rất cần sự giải thích cặn kẽ những khái niệm có vẻ xa lạ này, để giúp nhà sư hồi tỉnh những sai lầm qua tính cách chỉ trích phỉ báng vô căn cứ của ông.
    Trong lời đáp vỏn gọn khoảng 8 phút, mà Thích Phước Tiến đã phát ngôn phạm thượng rất thậm trọng tội lỗi. Ông dùng từ bôi bác “cái gọi là Hội Long Hoa” từ “cái gọi” là từ khinh miệt, khi nói đến một tổ chức hay một sự kiện không chính danh nào đó, mà người đời thường dùng để biểu thị thái độ không thừa nhận. Ở đây chứng tỏ ông phản đối Hội Long Hoa trong một tình huống nào đó ít nhứt là về thời điểm lập Hội. Ông còn quả quyết võ đoán vu vơ khinh khi người Phật tử quá cố về trình độ tu học: “Bà Nội của quí vị chết đi rồi tái sinh 100 kiếp trên cuộc đời nầy cũng chưa bước tới Hội Long Hoa nữa” ông dùng số lượng 100 kiếp tức từ 8000 đến 10000 năm vẫn chưa xảy đến.Điều nầy trái hẳn với Giáo lý Cao Đài và đạo PGHH. Nhưng ông không chứng minh từ kinh pháp nào để so sánh, mà vội kết luận hồ đồ rằng “Tất cả những cái từ mà để gọi là Hội Long Hoa nầy kia kia nọ trong cái này đó, đôi khi các vị bị những người khác lợi dụng mình về từ ngữ để mà mê hoặc chúng ta”. Là ý ông muốn chỉ trích ai đây, hay ám chỉ tất cả các vị có đề xướng chủ thuyết quan trọng đó? Ông Phước Tiến đừng võ đoán ngông nghênh trịch thượng đối với Phật Tiên. Ông nên lễ phép để hiểu rằng: các vị Giáo Chủ BSKH, PGHH và đạo Cao Đài đều là các đấng siêu phàm hoát nhiên đại ngộ có trí huệ siêu xuất, có giáo lý chơn chánh và gương hạnh thanh khiết chẳng bợn tục trần, đã từng có hằng triệu tín đồ đủ các giới thượng, trung, hạ quy ngưỡng. Sứ mạng của các Ngài là gấp rút lâm phàm vì nhìn thấy chúng sanh đang cận kề nguy cơ tận thế, mà từ bi chỉ dạy pháp môn tu hành cho kịp cơ tiến hóa, chứ nào có tư tâm lợi dụng bá tánh để hưởng thụ giàu sang, chùa cao Phật bự! Trong khi chính ông đang ở địa vị thấp kém phàm phu, mà dám ngồi trên diễn đàn nghinh ngang chỉ trích Phật Thần bằng thái độ thiếu kiểm soát cả mồm miệng, tay, chân, mắt, mũi, đến nỗi phát ngôn một câu cũng không chuẩn, luống cuống phều phào, luận giải cụt lủn vòng vo “không lối thoát”, có khác gì hạng thường tục thị phi nông nỗi.
    Ví dụ: một loạt từ ông dùng không “ra hồn ra vía”gì cả, chẳng hạn: “cái gọi là Hội Long Hoa”… “cái từ mà để gọi là Hội Long Hoa nầy kia, kia nọ trong cái nầy đó”…“Lợi dụng mình về từ ngữ để mê hoặc chúng ta”…“cái nghĩa của Hội Long Hoa nó không mang cái nghĩa là đi đe dọa thiên hạ để khủng bố tâm lý, mà ở đây cái nghĩa của Long Hoa có nghĩa là Đức Phật Di Lặc trong tương lai sẽ hạ sanh dưới cội Long Hoa. Như vậy cái Đức Phật Di Lặc tương lai là bao nhiêu kiếp trong cái thế giới hằng hà sa số về sau cái số năm này? chết đi tái lại 1000 lần trên cuộc đời này chưa tới cái hội đó nữa”.Hết 100 kiếp rồi ông tăng lên 1000 kiếp với ý mỉa mai.
    Nghe đoạn phát ngôn quờ quạng trên, thính chúng cứ ngỡ ông đang bị ảo tưởng. Vì mắt ông trợn, mặt ông bừng, tay ông múa men, lời ông thô, ý ông tối, ông dùng từ lộn lẹo và trịch thượng giống như kẻ “tâm lý có vấn đề”. Thế gian nầy có ai phát biểu bừa bãi như ông chăng? dám dùng từ “cái” đặt trước danh hiệu Đức Phật “cái Đức Phật Di Lặc” thì còn ra thể thống tăng sư gì nữa! Chưa hết đâu, đoạn phát ngôn sau đây mới lùng bùng lỗ tai, khi ông giải thích về thời điểm Đức Phật Di Lặc ra đời.
    Có nghĩa là sau thời của Đức Phật Thích Ca tức là thời hiện kiếp đến tương lai, thì ở đó sau khi con người giảm tuổi thọ, mỗi 100 năm giảm kỷ 1 lần, mà từ cái giai đoạn 84.000 tuổi, giảm tới còn 10 tuổi thọ là kết thúc, thì thay đổi cái thời cuộc là con người từ 10 tuổi, mỗi trăm năm tăng lên 1 tuổi theo cái hướng chiều thiện cho đến 84.000 tuổi thì thời dịp đó Đức Phật Di Lặc ra đời”.

    Cách diễn giải này không biết ông đã căn cứ vào đâu. Nếu đem cách nói ấy ra so với thời đại khoa học ngày nay thì không có căn cứ để hiểu nỗi. Và vô cùng xa lạ với giáo lý Đạo Cao Đài và giáo lý PGHH. Hai nền chân lý này, ngoài việc cơ huyền, các vấn đề còn lại đều được giải thích một cách khoa học, Lôgíc và duy lý có chứng minh thực tế rất khế hợp thời đại.
    Như ông nói, thì tính từ Đức Thích Ca hiện kiếp về sau con người giảm dẫn tuổi thọ mỗi 100 năm giảm kỷ 1 lần từ 84.000 xuống đến 10 tuổi. Xin hỏi ông! Trên địa cầu nầy từ thời Đức Thích Ca khai sáng Đạo Phật đến nay hơn 2 ngàn 5 trăm năm. Thân tứ đại của Đức Phật lúc ấy 80 tuổi là đã già, đi đứng khó khăn và tịch diệt sau đó. Nếu tính tuổi thọ của nhân loại từ Đức Thích Ca đến nay, vẫn y giới hạn bình thường không có lần nào “giảm kỷ”, cao nhất vẫn là 100 tuổi hoặc ngoại lệ chút ít là 126 tuổi.Và thấp nhất là chết tuổi sơ sinh cũng rất ít. Còn tình trạng sống chỉ 10 tuổi là hết hạng như thế thì không có bao giờ.
    Như vậy, sau Đức Thích Ca 2559 mà chưa có lần nào nhân loại bị giảm kỷ 100 năm 1 lần, đôi khi hiện nay tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng dần do điều kiện vật chất thuốc men tốt hơn. Còn cái khởi đầu trong thế giới không biến đổi đột biến như nay, thì bằng “phép phù” nào con người tự nhiên có được 84.000 tuổi, để làm cái mốc giảm dần đến 10 tuổi, và rồi theo ông nói cũng tự nhiên không có “Biến thiên, biến địa, biến nhơn thay đời” lại chuyển hóa bình thường theo chiều hướng thiện từ 10 tuổi đến 84.000 theo chu kì 100 năm tăng 1 tuổi mới có Đức Di Lặc ra đời.
    Nếu ông dùng cách nói quá khó hiểu kiểu này để công kích hay phủ nhận giáo pháp của đạo Cao Đài và đạo PGHH là điều lầm lẫn, cần được chỉnh đốn thật nghiêm khắc.Trong khi ông sư chưa giải thích được do nhân duyên đột biến nào trong thế giới Diêm Phù Đề nầy, có được tuổi thọ 84.000 tuổi, khi mà Đức Di Lạc còn ở trên cung Trời Đâu Suất, khi mà hiện tại ở dưới trần gian này, năm 2015 nền khoa học hiện đại đang tiến bộ cực điểm và từng ngày tác động khống chế trật tự thiên nhiên, lòng người thì gian trá điêu xảo, sắp mất hẳn luân thường đạo lý…Nhìn chung con người hiện nay đang tiến dần đến đảo điên xâu xé trên mọi lãnh vực từ nội tâm đến ngoại tại. Vậy thì từ đây, loài người sẽ được tồn tại như thế nào, để chờ đến 57 tỷ 60 triệu năm nữa, cho đến khi mỗi người còn có 10 tuổi, chỉ học hết lớp 4 là chết hết rồi, làm sao có được cơ hội thấy Đức Di Lặc ra đời. Vậy mà ông lại bảo “các vị cộng, trừ, nhân, chia, về số lượng nầy là bao nhiêu năm tháng nữa, tức là một thời tương lai xa xôi”ông luận hết sức mơ hồ, cứ cố chấp vào văn tự mà không so sánh với thực tại nhân loại, sự sống đang bối rối từng ngày như ngồi trên đống lửa. Cái cảnh buộc người Phật tử phải ngồi lẩm nhẩm 4 phép tính, trên đống thuốc nổ hạt nhân khổng lồ, để tìm ra đáp án “57 tỷ 60 triệu năm” là một cách dạy “khủng bố tâm lý” thật đấy!
    Nhà sư còn lớn giọng phỉ báng “Những người nói Hội Long Hoa nơi nầy nơi kia là nói tầm bậy, nói mà không hiểu nó là cái gì”. Vậy ông hiểu được cái gì nào? Tôi hỏi không chỉ riêng ông, mà hỏi cả các tăng sư và Phật tử trên thế giới, hãy giải thích dùm tôi một câu duy nhất là “Nếu chưa có cuộc đại biến thiên lập đời thượng ngươn, thì nhân loại do đâu mà có được tuổi thọ 84.000 tuổi, để từ từ giảm dần xuống 10 tuổi, rồi do đâu lần lượt tăng lên từ 10 tuổi đến 84.000 tuổi để gặp Phật Di Lặc ra đời?” Còn vụ 57 tỷ 60 triệu năm khỏi tính, vì nó gần như là số ảo tượng trưng vô định có vẻ xa vời thật ngao ngán.
    Ngược lại, chúng tôi là tín đồ PGHH thuộc loại dốt nát, nhưng sẵn sàng giải thích bằng lý luận khoa học và chứng minh thực tế, những hiện tương về Tận Thế và Hội Long Hoa mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tiên tri trong giáo lý thi văn PGHH là “Thật pháp” chứ không phải “Quyền pháp”. Và tin chắc sự kiện ấy sẽ xuất hiện không xa, còn tùy cán cân thiện ác của chúng sanh thiên lệch bên nào nhiều, sẽ tự có sự kết thúc chậm mau tương xứng. Nhắc nhở hoặc cảnh báo về điều nầy Đức Huỳnh Giáo Chủ và các nhà hoằng pháp trí tuệ trong hệ phái BSKH đã dùng tuệ nhãn siêu phàm hóa chúng, chứ nào giống như sự mò mẫm văn tự cố chấp mơ hồ như các hạng thường tăng thường tục, đem kiến thức thô lậu phàm phu bài bác quanh co, làm chao đảo niềm tin, để bá tánh thập phương an tâm ngủ vùi trong đau khổ trước mắt.Vậy mà ông Phước Tiến dám chụp mũ xuyên tạc:“là những cái cách phịa, bày đặt mê tín, lợi dụng từ ngữ để tung hỏa mù vào quần chúng” chi cho mang khẩu nghiệp chứ! Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

    Việc Thiên cơ Khùng tỏ hết trơn
    Cho trần hạ tường nơi lao lý”

    (Trích Sám Giảng Giáo Lý PGHH – Quyển 2, câu 247- 248)
    Hoặc:
    “Thiên cơ, Đạo lý để lòng mới thôi”
    (Trích Sám Giảng Giáo Lý PGHH- Quyển 3, câu 168)

    Có nghĩa là trong giáo lý PGHH luôn luôn gắn liền Thiên Cơ và Đạo Lý. Tỏ việc Thiên cơ để cảnh báo rằng tuồng đời sắp hạ, nhằm đánh thức chúng sanh đang mệ muội đắm chìm trong biển lợi danh, có cơ cải tà qui chánh tìm đến Phật Pháp tu hành. Còn dạy đạo lý là tinh gọn phương thức tu hành theo chân truyền chánh giáo của Đức Phật ngàn xưa, lại thích nghi phù hợp căn khí chúng sanh thời Mạt pháp, là sự diệu dụng thần kỳ đưa đến thành tựu vô cùng thắng diệu, mà các tông phái Phật giáo trước đó do thất truyền nên không sao có được như PGHH. Điều này không chỉ hiện hữu trên lý thuyết mà có sự hữu hiệu trên thực tế hành đạo. Đã giúp cho đa phần tín đồ chân tu PGHH, dù ở trình độ tu học thấp cao,đều hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc hình tướng, sớm được mở trí khai tâm gần gũi với chân lý vô vi chánh đạo.
    Trở lại so sánh sự khác biệt quan điểm nhận định về sự kiện Hội Long Hoa của PGVN và PGHH. Chúng ta cần phân tích về 3 thời kỳ giáo pháp, từ Đức Thích Ca đến nay với thời gian 2559 năm được chia ra như sau:
    1/. Thời Chánh Pháp: 500 năm sau Đức Phật Thích Ca nhập Diệt.
    2/. Thời Tượng Pháp: 1000 năm tiếp theo.
    3/. Thời Mạt Pháp: hơn 1000 năm sau cuối.
    Vậy giai đoạn hiện nay (2015) phải chăng đã sắp hết thời Mạt pháp. Đúng như lời Đức Phật Thích Ca huyền kỳ cho Đức Di Lặc kế thừa ngôi Giáo Chủ Ta Bà, cũng như cuối hạ ngươn tiến lên thượng ngươn Thánh Đức. Sự khế hợp chu kỳ thời gian, không gian chính xác như vậy, đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ huấn giáo rạch ròi hết sức đáng tin, cớ sao các nhà sư còn ngờ vực xuyên tạc vu vơ cho nên tội vậy.
    Nếu cho rằng còn 57 tỷ 60 triệu năm mới có Đức Di Lặc lâm phàm thì thật khó diễn giải cho thuyết phục.Chúng tôi không phủ nhận kinh pháp Đức Phật, nhưng cũng không dễ dàng chấp nhận những sự diễn giải còn nhiều mâu thuẫn hay dẫn chứng thiếu khách quan của các tăng sư. Nhất là các nhận định ấy ngược lại với Kinh sấm PGHH. Ông Thanh Sĩ đã từng thận trọng nhắc nhở :

    “Cho dầu là những việc Thiên cơ,
    Nhưng cũng phải tin cho hữu lý”

    Đối với tam tạng Kinh điển, chúng tôi tuyệt đối tôn kính về tinh lý, nghĩa mầu, nhưng không thể toàn tin vào các loại văn tự đã bị thoát dịch nhiều lần, bởi những lý do sau:
    - Kinh Phật đã trải qua hơn 2 ngàn năm do Đức Phật thuyết bằng lời nói trong thời kỳ chữ viết còn phôi thai, được kết tập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Phạn ngữ, Paly và các ngôn ngữ địa phương từ Bắc, Trung, Nam Ấn Độ. Đành rằng do các vị Đại Đệ Tử Đức Phật gom nhặt nhiều lần,nhưng cũng khó đầy đủ.
    - Khi truyền sang các nước khác, phải cần được dịch thuật bằng tiếng nước sở tại thứ hai. Phần lớn do tăng sư hoặc học giả có trình độ chuyển ngữ bởi có năng khiếu học thuật, chứ không hẳn các vị ấy đã đắc đạo. Khi truyền đến Việt Nam lại thêm một lần dịch thoát nữa cũng không chắc đã thấu đạt tinh lý, vì ngày càng khó kiếm người đắc đạo. Hơn nữa các vị Tổ sư chứng đạo thường dùng vô đắc trí của mình để truyền dạy, chứ ít thấy vị nào dịch kinh Phật. Để ngăn ngừa việc tam sao thất bổn, phái Tiểu thừa ( Nguyên thùy ) xưa kia cấm hẳn việc dịch kinh từ tiếng Paly. Một điển hình gần đây Đức Phật Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ, các vị trong Thập Nhị Hiền Thủ, và Ông Ba Thới (bực vĩ nhân đạo đức, cự Nho), hay Ông Thanh Sĩ (nhà hoằng pháp phát huệ, thông thạo Hán văn, Anh văn) cũng không thấy các Ngài dịch thuật quyển kinh Tiểu thừa hay Đại thừa nào cả.
    - Do thụt lùi xa dần thời Chánh Pháp, căn cơ tăng chúng không còn đủ sức thực hành rốt ráo, hay liễu nghĩa thâm diệu, tự thể người học đạo đã kém thích nghi, nên khó diễn dịch kinh Phật tinh tường sát cận chân lý”.
    - Lý do sau cùng thật đáng lo ngại nhứt là nạn tà sư ngoại đạo và tri thức phàm phu xen vào cải biến sai lệch văn tự, cũng như dịch giải thất truyền. Nhất là sau thời Đức Lục Tổ Huệ Năng, chánh pháp bặt truyền, phái hữu hình Thần Tú bảo thủ tóm thâu tung hoành bá đạo qua mấy triều đại nhà Đường, trong đó có thời của Nữ Vương độc tài Võ Tắc Thiên, có lúc bà ta tự xưng là Bồ Tát Di Lặc (trích từ Thích Nữ Tuệ Như). Về nguy cơ thứ tư này Đức Giáo Chủ PGHH đã thẳng thắn cảnh báo.

    Đạo mầu diệt khổ có từ lâu
    Thần Tú ra đời lại góp thâu
    Chuông mõ sám kinh bèn cải sửa
    Xá phướn truyền lưu lấp đạo mầu”.

    (Trích Thi Văn Giáo Lý PGHH, năm 1940 – Muốn Rõ Đạo Mấu, câu 1- 4)

    Vậy nào ai biết được sư Thần Tú và nhóm đồ đệ đã từng cải sửa bao nhiêu kinh sám, liệu các bộ Kinh Di Lặc có may mắn nằm ngoài pháp nạn Thần Tú chăng ? Hay đã thế nào rồi…? Nếu thực tế uy quyền thế lực của sư Thần Tú đương thời đã trùm bao rộng lớn kéo dài hơn 3 triều đại cực thịnh nhà Đường, thì pháp nạn Phật giáo từ ấy đến nay,điều gì cũng có thể xảy ra và sự việc dễ dàng thất thoát nhất là sửa sám kinh và bày âm thinh sắc tướng.
    Ngược lại đối với giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, vì nền Đạo mới khai sáng hồi 1939 chưa quá 80 năm.Tuy Pháp nạn có triền miên, nhưng bộ Sấm Kinh Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn được các cao đồ trung kiên, tâm huyết và các nhân sĩ kỳ cựu, các nhà tu chân chính, luôn luôn gìn giữ nguyên bản rất cẩn thận tính chân truyền và đảm bảo chắc thật vế tính khế lý, khế cơ.
    Chúng tôi tuyệt đối sùng ngưỡng Đức Huỳnh Giáo Chủ bởi 3 lý do chánh đáng sau đây:
    1- Ngài có trí thức phi phàm, không nghiên cứu sưu tầm mà lảu thông kinh pháp, thấu rõ cơ huyền, quán thông tâm địa chúng sanh.
    2- Giáo lý của Ngài diệu mầu chân chánh, phù hợp với kinh pháp Đức Phật Thích Ca, lại thích nghi phong hóa nước nhà và căn tánh chúng sanh thời Mạt pháp.
    3- Gương hạnh Ngài cao khiết, nghiêm trang khác xa thường tục, tuy hòa quang đồng trần, nhưng vẫn giữ lòng thanh tịnh, cao thượng trong sáng, không mắc phải sai lầm dù rất nhỏ nhiệm.
    Nhờ sự sùng phụng chánh tín đối với Đức Chơn Sư và giáo pháp nhiệm mầu của Ngài, mà công cuộc tu tập của hầu hết tín đồ PGHH, hơn ba thế hệ qua đã lần lượt thành tựu từng bước trên con đường phước huệ song tu. Nếu chưa đủ công đức siêu sinh, thì vẫn còn cơ hội đầu sanh kiếp kế để thừa duyên nối tiếp đường lành chờ ngày Long Hội. Một thực tế rất ấn tượng là cộng đồng PGHH luôn bị pháp nạn, nhưng ngoài các bực kỳ cựu kiên trinh, ngày càng có thêm những tín đồ trung niên và nam nữ rất trẻ trung, tuy có ưu thế về sức khỏe, trình độ và phương tiện vật chất khá tốt, nhưng họ chẳng màng, quyết chí tin tấn tu hành trước một xã hội văn minh đầy cám dỗ.Và sắp tới đây chắc chắn tất cả chúng tôi sẽ đủ điều kiện và vinh hạnh được diện kiến Đức Thầy trong ngày đại hội Long Hoa, sau cuộc biến thiên long trời lở đất trong cơ tận thế. Niềm tin này chắc như Đồng vững như Núi. Không có tà thuyết hoặc tà sư nào có thể đánh đổ hay làm lay chuyển mảy may.
    Để tăng thêm nguồn dẫn chứng đáng tin cậy chắc thật, thay cho lời kết. Chúng tôi xin trích một vài đoạn nhận định về “Tận Thế và Hội Long Hoa xảy ra như thế nào?” Trong bài Pháp luận của Ông Thanh Sĩ viết tại Long Kiến ngày 20.10. 1952 như sau:
    Tận thế bằng cách nào?”

    “Đó là một cuộc lọc lựa lớn lao và kỳ diệu của Đức Ngọc Đế mà trí phàm con người khó thể nghĩ bàn được, vì nó sẽ làm thay đổi được tất cả vạn vật một cách mầu nhiệm và chớp nhoáng…
    Tuy nhiên, trước khi đem ra trừng trị vạn vật mà nhứt là người về những tội lỗi hung hăng giảo quyệt thì Đức Ngọc Đế cùng Đức Phật đồng ý cho các vị Thinh Văn, Duyên Giác, La Hán, Bồ Tát và các bực Thần Tiên gấp rút lâm phàm cùng một khẩu hiệu cùng một giáo pháp (Song có nhiều thể thức khác nhau, ấy là tùy theo căn cơ và địa vực) để dạy dỗ kêu réo những người có thiện căn, có âm đức mau mau hồi đầu thức tỉnh lánh dữ về lành, hầu có nhờ sự ủng hộ của các đấng Tiên, Phật, Thánh, Thần để tránh khỏi cơ tận diệt tới đây. Đồng thời, các vì thiêng liêng ấy cho người đời biết trước Hội Long Hoa sẽ mở tại thế gian ở miền Nam nước Việt…
    Đến đây là lúc các vị Tiên, Phật, Thánh, Thần đồng giáng phàm để tùy theo nhân duyên mà cứu độ, nghĩa là người có duyên với Phật thì Phật rước về cõi Phật, có duyên với Tiên thì rước về cõi Tiên, còn những người vào bảng Phong Thần thì làm Thần, những người kém đức hạnh hơn mấy hạng trên thì ở lại làm dân hoặc làm quan phò Chúa Thánh.
    Có một điều lạ nhứt là phần nhiều và có thể nói là gần hết các vị cựu Thần trung quân ái quốc của Việt Nam từ Đinh, Lê, Lý, Trần trở lại đây đều tái kiếp.

    Trong cảnh tà chánh phân tranh nhân vật cấu xé đó, Đức Di Lặc ra đời lập Hội Long Hoa có cả chúng sanh của ba ngàn thế giới tham thính như: Thinh Văn, Duyên Giác, La Hán, Bồ Tát, Chư Tiên, Chư Thần, Trời, người, rồng, hổ, điểu …đều xoay quanh bửu tòa của Ngài để nghe lời vi diệu nhiệm mầu chưa từng có. Ngài sẽ thống nhứt tất cả kinh luật lại làm một, khiến cho tất cả chúng sanh không còn sự tranh chấp câu nệ, đạo nầy chánh đạo kia tà.Ngài là vị thứ năm trong năm vị Phật hiền kiếp. Vào thời kỳ mạt pháp nầy đến lượt Ngài ra đời kế truyền chánh pháp của Đức Thich Ca bởi sau khi Đức Thích Ca diệt độ đến nay đã hơn 2500 năm ( 2515 năm theo Phật lich) lời di giáo bị sai lạc tinh lý, vì bị truyền qua dịch lại nhiều lần. Cũng nhờ Ngài mà nhân loại sẽ được một thế giới trang nghiêm, thanh lịch, an lạc phi thường…” (Hết trích) .

    Trân Trọng,

    TP. SADEC ngày 20. 12. 2015
    Châu Lang
     
    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 11/2/20

Chia sẻ trang này