Thư gởi nhà sư Thích Phước Tiến

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Ngoctruc, 28/11/16.

  1. Ngoctruc

    Ngoctruc Member


    Thư gởi nhà sư Thích Phước Tiến

    Kính thưa ông Thích Phước Tiến,

    Hôm nay, lần đầu tiên tôi viết lá thư tay này gởi đến ông mang tính tâm sự hơn là tôi phải viết kháng thư hay phản biện… Mục đích chỉ rõ cho ông thấy những sai lầm, phạm phải vô cùng đáng tiếc bởi sự sân si thiếu suy nghĩ của một người đóng vai nhà tu như ông đã dẫn đến hệ quả cực kỳ tác hại trên nhiều phương diện. Kể ra thì giữa ông và tôi chỉ khác nhau trên bình diện hình thức, vì ông là người đã khoác trên mình chiếc áo cà sa, thọ cụ túc giới và đương kim là một chức sắc tầm cỡ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), còn tôi chỉ là một cư sĩ tại gia thuộc hạng xoàn so với đoàn thể PGHH nhưng suy cho cùng, chúng ta cũng đều là thành viên trong đại gia đình của Phật Giáo, nghĩa là cũng cùng chung giềng mối, cùng tôn thờ Tam Bảo và cùng phụng hành theo chơn truyền giao lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, nên tôi tự thấy có trách nhiệm cần phải lên tiếng khuyên nhắc để ông còn có cơ hội kịp thời chỉnh sửa những lỗi lầm… lẽ ra không bao giờ có đối với một nhà sư nặng ký như ông. Và trong phạm vi bài viết, tôi chỉ nêu lên một vài khía cạnh điển hình chớ không đề cặp tất cả những gì mà ông vấp phải.
    Dù biết rằng tiếng nói của tôi hôm nay đã hơi bị muộn so với vu việc đã xảy ra rồi đấy, song theo tôi được biết thì chừng nào ông Thích Phước Tiến còn chưa chịu nhận ra sự lỗi lầm phạm thượng của mình thì ván đề vẫn còn mang tính thời sự cháy bỏng có thể bùng phát bất cứ lúc nào như quả bom nổ chậm chỉ chờ dịp kích hoạt, châm ngòi!

    Giữa lúc người cầm bút viết thư này, nghe đâu Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH (BTS. TU.PGHH) đã có nhận được văn thư của Ban Đại Diện Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GH PGVN) gởi đến không hiểu để xin lỗi cho ông Thích Phước Tiến hay gì gì đó! và cũng không được rõ vì lý do nào mà cho đến nay ở Trung Ương Giáo Hội vẫn chưa công khai phổ biến cho các cấp giáo hội cũng như các giới tín hữu của toàn đạo cả trong và ngoài nước được hiểu rõ nội dung của văn bản??! Có phải chăng ông Phước Tiến chỉ nhận lỗi chung chung cho nước chảy qua cầu hoặc nhìn nhận sai trái théo cái kiểu trịch thượng, bè trên thành thử Trung Ương Giáo Hội phải ém nhẹm cho chìm xuồng nhầm để tránh sự phản ứng, bộc phát của các giới đồng đạo?!
    Thiết nghĩ vai trò, trách nhiệm của Trung Ương Giáo Hội dù được suy cử hay bầu cử đương nhiên là người đại diện cho tôn giáo và tín hữu để lo xây dựng và phát huy nền đạo, đồng thời bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng cho tôn giáo và các quyền lợi khác trong khuôn khổ Hiến Chương của Giáo Hội và luật pháp của nhà nước. Điều không thể chấp nhận là Giáo Hội không được lạm quyền và không có bất kỳ lý do gì để bao che, bưng bích hoặc bình chân như vại khi mà danh nghĩa thiêng liêng của tôn giáo bị xuyên tạc, bôi bác vô tội vạ, nhất là người ta dám ngang nhiên xúc phạm đến tôn danh của Đức Thầy tôn kính cuả chúng ta.

    Thưa ông Thích Phước Tiến,
    Lẽ ra trong cung cách xưng hô, tôi phải gọi ông bằng sư cho đúng nghĩa theo cương vị, chức danh như những nhà sư khác để tỏ lòng quý trọng trong hang ngũ tăng giới, bởi cho dù là thế gian tăng nhưng cũng tiêu biểu cho ngôi thứ ba trong Tam Bảo cho nên không chỉ cá nhân tôi mà hầu hết người tín đồ PGHH cũng đều có chung quan điểm như thế. Điều này Đức Thầy tôn kính của chúng tôi luôn cân nhắc, chỉ dạy một cách tinh tế về cách ứng xử đối với tăng sư qua nội dung sau đây trong tiết mục “đối đãi các tăng sư”... “Tất cả bổn đạo nên cung kính các tăng sư tu hành chơn chánh. Nếu các ông ấy có dạy điều chánh lý, phải nghe lời. Đối với những hạng tu hành mà mình biết rõ là dối thế ‘như mấy ông thầy đám…’ Hãy tìm cách khuyên can các ông trở lại con đường chân chính của đạo Phật. Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, mình phải bày trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ”.


    Vâng! Ở đây vì thái độ, phẩm chất phản cảm của ông buộc tôi phải xử sự với ông như một nhà sư như hàng thứ cấp để tương ứng với bản chất hàm hồ, thiếu ý thức của ông. Thật ra tôi cũng có phần nào thông cảm cho ông nên không đề cặp gì về trình độ học vấn của ông bởi nghe qua văn phong và cách luận giải của ông liên quan vấn đề của hai tôn giáo “PGHH và Cao Đài” vừa qua cũng đã đủ để tôi lượng giá ông ở cấp độ nào rồi. Thành thử ở đây tôi chỉ trao đổi với ông trong phạm trù chân lý, giáo diều của nhà Phật, bởi đây là sở trường vì dù sao ông cũng đã được đào tạo chính quy qua nhiều chục năm về Phật Học ở các Thiền Viện nên ông mới được cất nhắc lên hàng giáo phẩm và chiếc ghế mà ông đang chễm chệ ngồi đấy. Duy có điều nghịch lý là tại sao ông lại có cái nhìn quá thiển cận, nông nỗi về quá trình hình thành của hai tôn giáo như Đạo PGHH Đào Cao Đài và dám cao ngạo, lớn lói xúc phạm đến sứ mạng thiêng liêng cao cả của hai vị gáo chủ, đại khái ông cho rằng đây là hai tôn giáo sanh sau đẻ muộn?!

    Xin lỗi, ông học ở đâu và ai dạy ông lấy mốc thời gian làm chuẩn để đánh giá quá trình lập đạo và vĩ nghiệp giáo đạo độ đời của các đấng cứu thế? Chính ông đã tự mâu thuẩn với bản thân là người suốt đời sống với ánh sáng quang minh của Phật đạo, nhất là vai trò, chức năng của ông hiện là Phó trưởng Ban Hoằng Pháp Trưng Ương, tất nhiên ông phải là người chuyên sâu và am tường diệu lý huyền thâm của Phật Giáo hơn người khác mới phải chứ có đâu ông lại dùng lập luận duy lý và định lý khoa học để so sánh và đánh giá về địa hạt siêu nhiên và sự nhiệm mầu của tôn giáo?! Với quan niệm sai lầm, máy móc của ông làm cho tôi có cảm nghĩ rằng, nếu ông là người được sanh ra cùng thời với đức Lục Tổ Huệ Năng thì chắc ông cũng đánh giá đức tổ vẫn chưa đủ tầm vóc vì hoàn cảnh nhà nghèo lại dốt chữ nhất là chưa bề dầy của lịch sử so với Đệ nhứt Tổ Đại Ca Diếp đã được Đức Như Lai Thế Tôn trực tiếp trao truyền tâm ấn, thế có phải không ông Phước Tiến???

    Còn nữa, nếu muốn luận về mặt đời, tôi có thể dẫn chứng thêm cho ông thấy một số nhân vật điển hình trên các lĩnh vực Văn thi đàn, nghệ thuật âm nhạc và các triết gia lỗi lạc ở Việt Nam ta như Nguyễn Bính, Đông Hồ, Nguyễn Văn Hầu, Cù Huy Cận, Phan Bá Cầm, Hàn Mặc Tử…Trần Văn Khê …Triết Gia Phạm Công Thiện, Kim Định… Tất cả họ là những con người thuộc thế hiện cận hiện đại đều đã được xã hội công nhận tài năng và sự cống hiến lớn lao cho quê hương đất của họ và tên tuổi của họ đã đi vào lịch sử của cả dân tộc và thế giới. Như vậy đâu nhứt thiết đòi hỏi đẻn Yesur tố hay giá trị của thời gian và cũng đâu cần phải đem họ ra để so sánh với các nhân vật của Đông Tây Kim Cổ? Lại nữa, ông Phước Tiến hãy nghe câu nói sau đây như một triết lý về thời gian của H.Cason: “Thời gian không đo bằng năm, tháng mà bằng những gì chúng ta làm được”!

    Thôi thì tôi cũng muốn làm vừa lòng ông, nên tôi tạm thời chấp nhận theo quan niệm dơn thuần của ông về giá trị của thời gian. Tôi xin phân tích đại để theo ý nghĩa của ông muốn nói thời gian là thước đo giá trị thực tiễn cho mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội con người chớ gì? Vậ tôi xin hỏi ông, Đức Huỳnh giáo Chủ lâm phàm khai đạo cứu đời khi Ngài mới vừa tròn hai mươi tuổi. Chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy 8 năm (1939-1947) thế mà Ngài đã cảm hóa trên hai triệu tín đồ đã tự nguyện phát tâm quy y vào đạo. Trong lúc Ngài chu du độ thế, đã có hàng trăm buổi thuyết pháp nhầm đáp ứng cho nhu cầu quần chúng ở các tỉnh miền Đông và Tây sông hậu. Đó là chưa kể hàng chục buổi diễn thuyết chính trị do yêu cầu của các chính trị gia lão thành như Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Văn Sâm, Bảy Viễn, Trần Văn Ân và Lê Văn Thu… Đến nay nền đạo PGHH đã gần 80 năm trưởng thành dù phải trải qua những bước thăng trầm, thử thách của lịch sử nhưng toàn thể tín đồ đều giữ vững niềm tin vào chân lý siêu việt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và do đó, chẳng những đã không bị đào thảy theo quy luật khắc khe của thời gian mà vẫn luôn đứng vững và ngày càng phát huy hiệu quả trên nhiều mặt từ chiều rộng lẫn chiều sâu. Như vậy có đủ yếu tố để khẳng định một tôn giáo chính thống và có đủ tầm vóc để lịch sử thùa nhận hay chưa, thưa ông Phước Tiến?

    Theo tôi nghĩ, với ý đồ bất chánh của ông còn muốn đi xa hơn nữa, tức là ông muốn tìm đủ cách tuyên truyền, bôi nhọa nhầm để triệt hạ thanh danh, uy tín của Đức Huỳnh Giáo Chủ và nền đạo của Ngài nhưng tôi khuyên ông hãy dứt bỏ ngay ý định quá thiển cận và khờ khạo đó đi để trở về với thực tại, đừng có nằm mơ nữa. Ông phải hiểu ông là ai và hệ quả việc làm cũng như tiếng nói của ông nó sẽ đi về đâu, có giá trị gì đối với sự kiện khách quan hay không. Nên nhớ, mình là một nhà tu khi muốn phát ngôn hay hành động bất cứ điều gì dù lớn hay nhỏ cũng cần phải suy xét, cân nhắc cho kỹ lưỡng, thấu đáo nhất là càn phải đối chiếu về giới quy của Phật dạy mà ta đã tuân thủ nằm lòng chẳng hạng trong Bát Chánh Đạo có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ… chứ có sai đâu như người phàm tục muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói bất kể hậu quả, tội phước. Nếu ông còn muốn tiếp tục để thỏa mãn mưu đồ ác ý của ông thì tôi xin kể cho ông nghe một câu chuyện sau đây lúc Đức Huỳnh Giáo Chủ bị bọn chánh quyền thực dân Pháp, chúng nó bày mưu lập kế cho rằng để đưa Ngài đi trị bịnh. Thế là ngày 28/7/1940 chúng nó đưa Ngài ra nhà thương Chợ Quán Sài Gòn nhưng mục đích chúng là để cô lập và cắt đứt mối liên hệ giữa Ngài và hàng triệu tin đồ đang thiết tha mong đợi. Tuy nhiên, trời cao có mắt, dù thiên nhiên tạo hóa có khắc khe, khép kín thế nào cũng còn dành một vài kẽ hở để vạn vật sinh tồn. Đó là nhớ ông bác sĩ Trần Văn Tâm Giám Đốc của Bệnh Viện đã phát nguyện quy y trực tiếp với Đức Huỳnh Giáo Chủ cho nên ông ta sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tín đồ được tới lui thăm viếng sau một thời gian bị cách ly gián đoạn.
    Tất cả những người đến thăm đều là hàng cao đệ của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Họ cùng biểu lộ tâm trạng băn khoăn, lo lắng cho số phận của của Ngài và con đường tương lai của tôn giáo. Để giải tỏa điều này, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhấn mạnh với họ một câu mà sau đó được các ông Quản Diệp ở Thánh Địa Hòa Hảo, ông Hương Hào Phỉ ở Chợ Vàm thuộc xã Phú An, quận Tân Châu tỉnh Châu Đốc cà Hương Quản Chiến ở xã Kiến An, quận Chợ Mới tỉnh An Giang đều tường thuật lại nguyên văn như sau: “Bổn đạo đừng có lo, địa vị cai trị của Pháp tại Bán đảo Đông Dương đã bị lung lay rồi! Cho nên, dù chúng nó cố tình gây áp lực để ngăn cản bước đường hành đạo cứu đời của Thầy nhưng không được đâu. Chừng nào chúng nó lấy bàn tay che được mặt trời thì chừng đó nó mới diệt được cái Đạo PGHH bởi đây là chân lý ngàn đời của dòng pháp Phật Giáo”!


    Qua câu nói như lời tiên tri trước thời cuộc của Đức huỳnh giáo Chủ, cho dù đứng ở gốc độ nào, chủ quan hay khách quan cũng phải được nhìn nhận sự hiện hữu thông qua kiểm chứng thực tiễn bởi không gian và thời gian. Bằng chứng hiển nhiên trước mắt của mọi người là nên đạo PGHH từ ngày ấy và bây giờ vẫn luôn luôn được bảo tồn danh nghĩa và ngày càng đi vào thực chất trên nhiều lĩnh vực như việc phổ truyền giáo lý giác ngộ quần sanh hướng đến con đường chân thiện mỹ, đồng thời tích cực thực hiện công tác từ thiện ở hầu hết các vùng miền của đất nước. Bất luận ở đâu nếu có nhu cầu hỗ trợ giúp đỡ trong việc quan, hôn, tang, tế… Thì đều có người tín đồ PGHH luôn sẵn sàng đáp ứng chia sẻ không nhiều thì ít tùy theo khả năng, điều kiện sẵn có của mình bởi Đức Huỳnh Giáo Chủ hằng khuyên dạy, nhắc nhở tín đồ của Ngài “cần làm hết các việc từu thiện, tránh tất cả điều độc ác và quyết rửa tấm long cho trong sạch” và:
    “Khùng cả tiếng kêu dân ơi hởi
    Hãy giúp cho kẻ đói mới nhầm
    Đến loạn ly khổ hạnh khỏi lâm
    Còn hơn đúc chuông đồng Phật bự”…


    Đến đây, ông Thích Phước Tiến nghĩ gì khi ông muốn làm cái việc “bẻ nạn chống trời” hoặc ngữa mặt lên trời để phun nước bọt vào hư không, lẽ tất nhiên nó sẽ rơi trở lại vị trí nào chác ông đã thừa biết rồi! Tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm cho ông hiểu, cá nhân ông chẳng là cái gì đối với chúng tôi chớ đừng có ba hoa khoác lác mà xúc phạm đến Đức Tôn Sư yêu kính của chúng tôi. Một vị hoạt Phật giáng trần mang cả hai sứ mạng của nhị vị Phật Tổ là Đức Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật Tổ A Di Đà để “Cứu vớt sinh linh trong vòng trầm luân khổ hải”. Ờ thời kỳ mạc hạ này, đồng thời còn phải chấn hưng nền Phật Đạo đã bị suy đồi xuống cấp. Vì thế cho nên, dù ông có cố tình bôi bát hay vo tròn bóp méo cỡ nào chăng nữa thì tiếng nói của ông hoàn toàn bị lạc lõng như tiếng hú trong sa mạc chẳng có ảnh hưởng gì đến tôn danh Phạt hạnh của một đấng vĩ nhân thánh tiết đạo cao đức trọng như Đức Huỳnh Giáo Chủ. Trái lại, Đức Huỳnh giáo Chủ còn xem đó như là nhân tố để vun quén cho cây từ bi vị tha bác ái của các bậc thánh hiền càng thêm tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc như Ngài đã khẳng định:
    “Khó làm cho hiền thánh lung lay
    Chỉ tưới nước vun phân cây quý”…'


    Vả lại, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã không ngớt bày tỏ cho người đời biết răng, chính tự thân Ngài đã không còn quan thiết gì đến công danh, sự nghiệp ở cõi trần hoàn giả tạm này thì hà tất có màng chi thói đời khen chê đố kỵ:
    “Phận ta nối gót Phật Tiên
    Ngợi khen cũng mặc, điêu huyền cũng hay
    Thương đời phải chịu đắng cay
    Thân danh chẳng quản chông gai chi sờn
    Ít ai nghe rõ giọng đờn
    Của người rứt bỏ oán ơn cõi phàm”...

    Lòng vị tha xả kỹ của đấng siêu phàm thoát tục là thế. Các Ngài đã vượt ra ngoài mọi ràng buộc, vướn mắc bởi nội tâm và ngoại cảnh của Thất tình lục dục lôi cuốn, sai khiến. Nhưng rất tiếc cho ông Phước Tiến là người đã mang phẩm vị đại đức, nhứt là đóng vai Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương mà tâm địa còn chứa đầy tham, sân, si và nhân ngã như vậy ông còn thuyết phục được ai và lấy gì làm gương cho người khác?!! Đúng là:
    ”Chân mình còn lắm mê mê
    Đi cầm bó đuốc mà rê chân người”

    Điều này Đức Huỳnh Giáo Chủ còn chỉ rõ hơn:
    “Tu còn ái ố sân si
    Tu còn nhiều tánh dị kỳ trần mê
    Khó mong cửa Phật đặng về…”

    Và:
    “Tham, sân, si chớ để trong lòng
    Phải giữ lòng cho được sạch trong
    Mới thoát khỏi trong vòng bịnh khổ…”

    Hoặc:
    “ Tâm trần tục còn phân nhân ngã
    Thì làm sao thoát khỏi luân hôi”.

    Xét ra thì tự bản thân tu học của ông chưa đâu vào đâu cả, thế mà ông còn cao giọng, lớn tiếng muốn giành độc quyền và hoang tưởng rằng đạo Phật như là quyền sở hữu của riêng ông hoặc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thật quá ai lầm! Ông đừng quen rằng đạo là của muôn loại chúng sinh. Còn đứng trên bình diện tổ chức thì Phật Giáo đều có mặt ở khắp năm châu giới hàng trăm tông phái ra đời cả Nam Tông và Bắc Tông, tuy có khác nhau đôi chút về hình thái nhưng tựu trung cũng đều xuất phát từ một nguồn gốc, cũng một hệ thống kế thừa của Phật Giáo. Đến như các nước Phật giáo là Quốc giáo chẳng hạn như Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan và Miến Điện… Ngươi fta còn chưa hô hào, tự xưng huống hồ gì Phật Giáo Việt Nam. Tóm lại, Phật Giáo Việt Nam chỉ là một bộ phận trên tổng thể của Phật Giáo thế giới mà thôi. Do đó, xin ông Phước Tiến đừng có nhân danh tự cho mình là Chủ Nhân Ông hoặc là người đại diện duy nhất có đủ thẩm quyền tài phán, thừa nhận hay bát bỏ đối với người và tôn giáo khác một cách phi lý như vậy chỉ tỏ ra cho người ta thấy sự ganh tỵ, thiếu hiểu của mình nếu không muốn nói là làm trò cười cho công luận. Chưa hết, còn một vấn đề hết sức trái khoái mà ông vẫn tuyên bố trước công chúng rằng đạo Phật đã trở thành sự tín ngưỡng của dân gian từ lâu đời rồi thật là một sự làm lẫn hết chỗ nói! Ở đây tôi không có rộng thời giờ để phân tích, lý giải cho ông về vấn đề này mà tôi chỉ trình bày đại khái cho ông hiểu giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian nó là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau gần như là hai mặt đối lập nên không thể dem chân lý vô thượng của Phật Giáo mà so so sánh với sự tín ngưỡng đa tạp của dân gian được. Như vậy ông có biết sự nhầm lẫn kém hiểu của ông đã vô tình hạ thấp giá trị siêu việt của đạo Phật không?!

    Trên đây tôi chỉ nêu lên một vài điểm nhấn để ông tự soi chiếu lại bản thân, và sau đây tôi tóm lược những điều chính yếu về hậu quả tác hại do hành vi thiếu ý thức của ông:
    -Ông có biết cái lỗi lầm của cá nhân ông nếu không khéo đã làm ảnh hưởng tình cảm và tinh thần đoàn kết giữa hai tôn giáo trong thời gian qua không?
    -Ông có biết thái độ và lời lẽ thô bĩ của ông đã vi phạm Hiến Pháp và Pháp Lệnh của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo không?
    -Ông có thấy, nếu vụ việc này không được giải quyết ổn thỏa thì buộc lòng chúng tôi phải đứng lên đáu tranh đòi công lý, danh dự và nhân phẩm của tôn giáo bị xúc phạm, nhất là đấng Giáo Chủ tôn kính của chúng tôi không?
    -Ông có thấy cuộc đấu tranh quy mô như vậy sẽ làm phiền đến cơ quan chức năng của chánh quyền phải mất thì giờ lo bảo vệ an ninh, trật tự và cả cơ quan Tư Pháp cũng phải vào cuộc để xử lý sự vi phạm của ông không? Và,
    -Chúng tôi cũng không muốn chứng kiến một nhà sư có chức sắc quan trọng như ông mà phải ra đứng trước vành móng ngựa để xin lỗi hay nhận tội về hành vi xúc phạm quyền tự do tín ngưỡng và quyền bình đẳng tôn giáo…

    Sau cùng, tôi muốn đi đến kết luận với ông nếu sau khi vấn đề đã được giải quyết mà ông còn thấy cần, tôi sẽ sẵn sàng đối thoại trực tiếp và công khai với ông về chân lý Phật pháp bất kỳ ở đâu tùy ông chọn.

    Ô Môn, ngày 15 tháng 04 năm 2016

    Ngươi viết
    Cư sĩ LÊ VĂN TÍNH
     

Chia sẻ trang này