Thư phản biện: Việc ông thích phước tiến phỉ báng phật giáo hòa hảo

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Buile, 30/11/15.

  1. Buile

    Buile Member


    THƯ PHẢN BIỆN:
    VIỆC ÔNG THÍCH PHƯỚC TIẾN PHỈ BÁNG PHẬT GIÁO HÒA HẢO

    ***

    Kính thưa các bậc nhân sĩ thiện hữu trí thức cùng toàn thể tín đồ PGHH kính mến!

    Sau khi nghe đĩa VCD chủ đề : Phật Pháp Ứng Dụng, đề tài: "Phật Pháp Vấn Đáp Kỳ 25 của ĐĐ. Thích Phước Tiến với những lời nói rất chủ quan khiếm nhã, có vẻ cao kỳ kẻ cả, để giải đáp những câu hỏi của Phật tử thật thà muốn tìm cầu Phật pháp. Lợi dụng sự chơn chất ấy, ông đã dùng thái độ sân si làm cho tinh thần người nghe càng thêm mệt mõi mù mờ, gần như bị rơi vào một thế giới không ánh sáng. Quả ông có đủ cốt chất của một vị phàm tăng, vì nhận thức ấu trỉ của ông đã bộc lộ với tính cách con người không trung thực.Khi ông giải thích những câu hỏi có liên quan đến tôn giáo PGHH. Đã khiến cho người tín đồ trẻ như tôi, không thể không cầm bút để viết lên những dòng cảm nghĩ nhận xét về ông:

    A. Ông nói:“Tuy mới mà không phải mới” là sao?
    Với sở kiến thường tục của một vị phàm tăng đang tu học chưa chứng đắc quả vị nhỏ nhoi nào trong Phật giáo, mà dám trịch thượng xúc phạm đến một vị Giáo chủ của tôn giáo lớn trên đất nước Việt Nam. Ông đã rơi vào tội ngũ nghịch, dám hủy báng Tam Bảo.
    Ông lấy chứng cứ nào hay một tài liệu lưu trữ trong thư viện nào mà ông lại nói PGHH là tôn giáo không có gì mới “Tuy mới mà không phải mới” (trích lại lời nói của ông).
    Với kiến thức sơ cạn của tôi, tôi xin dẫn chứng cho ông biết: Vào thế kỷ XIX đạo Phật ở Việt Nam đã đi đến đà suy thoái (qua nhận xét của ông Hoàng Nhiên) có nêu qua mấy điểm trọng yếu sau:

    1. Phái tăng già xứ ta phần nhiều tu mà không học.
    2. Người mình hay trọng sự lạy lục, cúng dường, mê tín dị đoan.
    3. Không biết trọng sáng kiến của người khác.
    4. Không biết giúp đỡ, tán dương người tài trí, nhà hiền giả bậc chân tu.
    5. Cố chấp về văn tự, theo tư tưởng Hán Nho mà không rộng xem các kinh sách khác.
    Từ những đặc điểm suy thoái đó khiến cho Phật giáo Việt Nam lúc bây giờ gần như đã bít lối. Trong tình thế đó đã kéo dài suốt thời gian khá lâu, làm cho đức tin người theo đạo Phật bị lung lay. Vì thế đến ngày 18.5.1939 (Kỹ Mão), Đức Huỳnh Giáo Chủ chính thức khai sáng PGHH, tuy rằng trên bình diện giáo lý PGHH không phải là tôn giáo mới, nhưng sự ra đời của PGHH đã tạo ra “Niềm tin mới” hay "một ánh sáng tín ngưỡng mới"... Để đi theo đường lối giáo lý vô vi của nhà phật, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã mạnh dạng cải cách những gì thối nát và đượm đầy mê tín trong Phật giáo xưa nay. Nhằm hướng dẫn chúng sanh trở lại giáo lý vô vi của nhà Phật:
    “Đạo vô vi của phật ân cần
    Nối theo chí Thích Ca ngày trước”

    (Đức Huỳnh Giáo Chủ)
    Đồng thời loại bỏ những biến tướng trong Phật giáo như: Xem bói, đốt giây tiền vàng bạc, chuông mõ, lập chay đàn, xá phướn,…và những nghi thức phiền tóai đượm mùi mê tín để trở lại nghi thức đơn giản của nhà Phật:
    “Nhàn thanh tìm kiếm kiếm nơi tâm
    Phật cũ ngày xưa hãy rán tầm”
    (Đức Huỳnh Giáo Chủ)
    Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy: “Nên thờ đơn giản cho lòng tin trở lại tâm hồn hơn ở sự hào nhoáng bề ngoài vì cốt tủy của phật pháp là sống đơn giản, an lạc nội tâm là giải thoát.

    B.- Về vấn đề ông không chấp nhận có giáo chủ:
    Điều này chẳng những ông động chạm mạnh đến PGHH mà còn xúc phạm đến một số tôn giáo lớn trong đất nước Việt Nam như:
    1.Giáo chủ Minh Trí
    Đ
    ạo Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam
    2.Giáo chủ Phạm Công Tắc
    Đạo Cao Đài.

    Những giáo chủ của tôn giáo bạn khả kính như vậy mà ông lại nói "không có giáo chủ". Tôi sẽ hiệp thương đến tín đồ và giáo hội Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam để làm rõ vấn đề này, vì Tông phái này là một trong những tôn giáo liên quan đến đạo Phật.
    Riêng về tôn giáo PGHH, ông TPT lại có nhận định hết sức sai lầm, do cố ý, chứ không thể nào ông không biết điều này.
    Trong thư viện Anh quốc là một thư viện uy tín nhất thế giới có lưu trữ bộ tự điển bách khoa Encyclopaedia Britannica, trong tự điển này, ở cuốn 6 trang 181, đã có nhận xét Đức Huỳnh Giáo Chủ là một " Triết gia Việt Nam, vị giáo chủ trẻ tuổi nhất thế giới", dẫn đến tất cả các tôn giáo khác đều phải công nhận và thán phục.
    Những điều Ngài viết để dạy tín đồ đều phù hợp với giáo lý chơn truyền của Phật Thích Ca, tuy không dùng nguyên bản kinh kệ của nhà Phật. Nên nhớ rằng “Các chư Phật chỉ có một miệng, một tư tưởng, một hành động” Thế nên giáo lý PGHH là giáo lý khế cơ và khế lý để độ chúng sanh.

    Tại sao Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH không dùng nguyên bản kinh kệ của Phật giáo lúc bây giờ để dạy tín đồ?
    Với những lý do sau:
    1. Đạo Phật tính đến nay là 2559 năm, thời gian này đã cách Đức Phật thật quá xa, làm sao tránh khỏi được nạn “Tam sao thất bổn”.
    2. Những người dịch kinh đa phần chưa chứng đắc quả vị hiện tiền và cũng không hiểu hết ý của Phật, tại vì: Chỉ có Phật, mới hiểu được hết ý của phật.
    Điển hình những bộ kinh nhiều dịch giả lược dịch với những ý khác nhau “đồng kinh dị nghĩa”. Có lẽ là ông thiếu chánh kiến nên không thấy điều này, chẳng lẽ ông hay hơn các bậc tôn túc, bậc thầy của ông hay sao?
    Như các vị :
    -Cố hòa thượng Thích Thiện Hoa
    -Cố Hòa Thượng Thích Giác Nhiên
    -Hòa Thượng Thích Trí Quảng
    -Hòa thượng Thích Thanh Từ...
    Đây là các bậc tăng tài trong Phật giáo lúc bấy giờ, đều phải công nhận, tôn trọng PGHH. Tôi chỉ rõ cho ông biết để ông sớm có thiện chí sám hối, và cải thiện nhận thức cho tốt đối với PGHH, một tôn giáo lớn của đất nước Việt Nam đã từng có tầm ảnh hưởng đến cả thế giới.

    *Tóm lại
    : Nếu muốn sống theo tinh thần giải thoát của nhà Phật, thì ông phải tập rèn chánh kiến để diệt trừ“Tập khí kiến chấp sân si". Nếu được như vậy thì chắc lòng ông không còn hối hận, lại không đắt tội với bậc thầy của ông và từ rày sẽ không dám dùng những lời trịch thượng để làm đau lòng Đức Phật Thích Ca.

    Vài lời kính ghi!

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


    Bình Mỹ, ngày 11 tháng 11 năm 2015
    TỊNH CÁT VỌNG CHƠN

     

Chia sẻ trang này