Tiếng nói của người không có tiếng nói

Thảo luận trong 'Thảo-Luận' bắt đầu bởi TTT, 23/6/16.

  1. TTT

    TTT Member


    Tiếng nói của người không có tiếng nói

    Thứ Ba, 21-06-2016 | 09:20:10

    Tháng 6 với cánh làm báo ở Việt Nam đã trở thành tháng “thâu hoạch”. Họ, doanh nghiệp và cả các cơ quan từ khối đảng đến chính quyền, cùng bận rộn với tiệc tùng, chúc tụng, trao giải thưởng, tặng bằng khen, hoa và… phong bì. Lẽ dĩ nhiên, tuy cùng bận rộn để kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng 21/6 hằng năm, nhưng phía “lõm túi” bao giờ cũng là các doanh nghiệp – mà ai cũng biết đang cần mua sự im lặng.


    Chuyện không còn gì lạ khi những công ty, đơn vị – đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản – cứ đến mùa “cúng giỗ” tổ chức họp mặt hàng trăm nhà báo ăn uống no say và bao giờ cũng có gói mang về với phong bao vài ba đến cả chục củ. Có doanh nghiệp gộc còn tổ chức chiêu đãi nhiều mâm vào thời điểm khác nhau để phân cấp chiếu trên quan báo, sếp báo và chiếu dưới lính lác.
    Câu chuyện cá chết trắng ở miền Trung giờ chỉ còn là tiếu lâm, cà khịa bên nồi lẩu nghi ngút khói của những buổi tiệc báo chí cách mạng.
    Báo chí ở Việt Nam được gắn một mệnh lệnh chính trị là “báo chí cách mạng”. Và như Napoléon Bonaparte đã nói: “Trong một cuộc cách mạng thường chỉ có hai loại người: những người gây ra nó và những kẻ hưởng lợi từ nó”. Cách mạng thay vì là “xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn”, thì thực tế đã minh chứng những “kẻ hưởng lợi” theo nghĩa mà Napoléon đề cập tại đất nước này đã thay thế bằng cái mới không tiến bộ hơn. Một cái mới lạc hậu, thụt lùi và tạo ra một sự thay đổi thảm họa. Báo chí phục vụ cách mạng theo nghĩa đó chắc chắn đã chưa và sẽ không bao giờ là quyền lực thứ tư đúng nghĩa, nó chỉ là công cụ.
    Giai đoạn đầu, báo chí cách mạng tuyền là công cụ tuyên truyền. Khi có hơi hướm thị trường, cùng với giật gân câu khách, tính phản biện được “mở xích” để chống tiêu cực, tham nhũng. Ít lâu sau, “phản biện” cũng lại trở thành công cụ để đấu đá nội bộ, hạ bệ đối thủ… Hoặc có vẻ rất quyền lực để dằn mặt, tống tiền doanh nghiệp. Lúc này, hình thành đường dây “bảo kê” từ nhà báo nhỏ đến nhà báo nhớn. Doanh nghiệp “quan hệ” phóng viên không xong hoặc không thích, có thể đẩy quan hệ lên các quan báo bên trên để “bịt miệng”. Chuyện lính vác dao đi đánh, để sếp ở nhà lấy quảng cáo trở thành công thức kinh điển, cho dù mắt ai cũng thấy đó là ma quỷ.
    Tương tự câu nói trứ danh của Tổng thống thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ John Adams: “Hạnh phúc, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong sự nô lệ hay tự do, không bao giờ đạt được nếu ta không có đạo đức”. Câu trả lời quyền lực hay công cụ đã rõ mồn một. Khi không có phản biện, báo chí đích thị là công cụ tuyên truyền. Nhưng ngay cả khi thuộc tính này được phát huy thì cũng không thể giúp nó trở thành quyền lực – như người ta vẫn ví von xếp vào vị trí thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp – nếu thiếu hoặc vi phạm đạo đức. Quyền lực vô đạo đức cũng chỉ là công cụ cho “kẻ hưởng lợi”. Bởi khi gán cho báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư, người dân hoàn toàn có sự kỳ vọng đó phải là sức mạnh để canh tân mọi khía cạnh đời sống, xã hội bằng cách để cho các sự thật được phơi bày.

    Ngày mai càng xám xịt hơn cho báo chí công cụ và những thứ cổ lỗ sĩ tương tự. Các ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội đang chiếm trọn sự kỳ vọng nói trên khi đã, đang và sẽ mãi mãi thay đổi từng ngóc ngách đời sống: lối giáo dục cũ thay bằng giáo dục mở, kinh doanh truyền thống chuyển sang nền kinh tế chia sẻ (Uber, Grap…), “báo chí cách mạng” đến lúc nhường chỗ cho báo chí công dân…
    Người xác lập kỷ lục kiếm 6 tỷ USD chỉ trong một ngày vào tháng 1/2016, chính là ông chủ Facebook. Chàng trai trẻ Mark Zuckerberg thành công với ý tưởng đơn giản tạo cho mọi người một công cụ thỏa mãn chỉ nhu cầu: “Bạn đang nghĩ gì? Hãy chia sẻ”. Khởi đầu với những câu hỏi giản dị đó, Facebook lại đang có sức mạnh kết liễu những công cụ lạc hậu đang ra sức bảo vệ cho những thế lực không đại diện cho quốc gia, dân tộc.

    “Bạn đang nghĩ gì? Hãy chia sẻ” chính là giá trị mà báo chí công cụ hay “báo chí cách mạng” đã trót quên: nó giúp tiếng nói của người không có tiếng nói cất lên. Mỗi người dân đã là một nhà báo. Nếu có một ngày để tôn vinh người làm báo, ngày đó là ngày hội của toàn dân.
    Cũng như những phát minh trước đó, ví dụ giấy, viết, máy in… mạng xã hội, hay Facebook, là “những phương tiện của tri thức” – mà lúc sinh thời thế kỷ 18-19, John Adams đã khuyên: “Chúng ta hãy dịu dàng và tử tế nâng niu những phương tiện của tri thức. Chúng ta hãy dám đọc, nghĩ, nói và viết”.


    Cam Châu
     

Chia sẻ trang này