Trung Cộng bối rối trước tấm bản đồ cổ.

Thảo luận trong 'Tài-Liệu' bắt đầu bởi Hhuynh, 23/8/12.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator

    Trung Cộng bối rối trước tấm bản đồ cổ.

    [​IMG]

    Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.
    Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam . Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.


    [​IMG]

    Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.

    [​IMG]

    Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam . Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…

    [​IMG]
    Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.
    [​IMG]
    Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng.

    Đủ cách “đầu độc”
    Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.


    [​IMG]

    Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.
    Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Lucy Nguyễn

     
  2. Tamtran

    Tamtran Administrator

    Nữ Thủ Tướng Đức dạy khéo cho Tàu bài học về bản đồ

    Sưu tầm trên Net

    Theo tạp chí
    Foreign Policy: Ngày 1.4. 2014, trong chuyến thăm Đức vào ngày 28.3.2014, Tập Cận Bình ''được'' Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng tấm bản đồ Tàu (được in vào năm 1735) cho thấy nước Tàu chỉ tới đảo Hải Nam mà thôi!


    [​IMG]
    Thủ tướng Đức và chủ tịch Tập Cận Bình xem bản đồ Tàu cổ vào thế kỷ 18 (do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville, người Pháp, vẽ) tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3.2014 - Ảnh: Cơ Quan Báo Chí Chính Phủ Đức (BPA)
    Tấm bản đồ này do ông Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (người Pháp) vẽ và được một nhà xuất bản Đức in vào năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ ấy cho chủ tịch Tàu trong buổi ăn tối.[/TD]

    Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo cứu địa lý do các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Tàu đưa ra và được xem là việc "tổng kết sự hiểu biết của Châu Âu về Tàu vào thế kỷ 18."
    Chú thích bằng tiếng Latinh (nơi tấm bản đồ ấy) cho thấy rõ ràng nước ''Tàu đích thực", trong đó khu trung tâm của Tàu CHỦ YẾU là người Hán, KHÔNG có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu, nhất là hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới KHÁC MÀU với biên giới TÀU ĐÍCH THỰC.

    Dĩ nhiên, NƠI BẢN ĐỒ ẤY, KHÔNG CÓ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA !!!

    Báo chí Tàu KHÔNG DÁM công bố bản đồ d'Anville, MÀ LẠI đưa ra bản đồ KHÁC và nói đó là bản đồ do bà Merkel tặng! (Bản đồ ấy là của nhà bản đồ học người Anh, John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London, vào năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

    [​IMG]
    Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP[/TD]

    Tuy nhiên, trên các mạng xã hội Tàu, lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Xem bản đồ d'Anville, dân mạng Tàu giận dữ vì món quà do bà Merkel tặng! Họ cho rằng đó là "món quà vụng về, Đức Quốc chắc có động cơ thầm kín" và cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương...
    Trái lại, bản đồ Dower được đón nhận hơn. Có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như về quyền lực to lớn của đế quốc Tàu trước đây.

    Bà Merkel đang chỉ vào đảo Hải Nam. Tờ TIME chú thích như sau: "SO CHINA STOPS HERE?" (Vậy là lãnh thổ Tàu dừng lại ở đây phải không hè?)
    [​IMG]

    Ông Tập ''CẬN'' đứng nhìn, vẻ mặt âu sầu, không dám cười và nghe mưa rơi trong lòng!


    Quý vị có thể tìm đọc một số bài bình luận rất hay bằng tiếng Anh. Còn bài bằng tiếng Tàu trên ''newssina'' (do bình luận viên Thôi Hồng Kiến) nặng lời lẽ rất cay cú. Đúng là cách trả thù cái tát của bà đầm thép!

    Ông Tập ''CẬN'' cứ nghĩ xách một bao nặng trĩu đi châu Âu là có thể chiêu dụ được thiên hạ. Ai ngờ lão bị một vố đau điếng! Xin xem mấy tờ báo Mỹ và Úc: người ta ''sắp xếp'' thông tin mới, đọc đã lắm: lời bàn về sự việc vừa nêu và nhiều tin vắn, hình ảnh về vụ Philippines kiện Tàu, hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng, tin tức liên quan đến Tân Cương... Người ta xâu chuỗi các sự kiện lại để trách Tàu! Haha!
     

Chia sẻ trang này