Tu là đổi cách sống.

Thảo luận trong 'Pháp-Luận' bắt đầu bởi Hhuynh, 15/6/12.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator

    TU LÀ ĐỔI CÁCH SỐNG.

    [​IMG]
    “Đem nguồn sống mới cho nhơn loại
    Hãy tiến, tiến lên cõi đại đồng”..

    (Lời của ĐỨC THẦY)

    Hôm nay chúng tôi xin mạo muội trình bày quan điểm Tu là
    “đổi cách sống mới”dựa theo Giáo lý PGHH. Thông thường người đời có ý nghĩ chữ Tu hay người Tu phải dựa các yếu tố cần có như : - ngưòi Tu là phải vào chùa - Tu là phải vào am cốc núi non - Tu là phải cạo đầu - Tu là phải để tóc hay ly gia cắt ái, xuất gia đầu Phật, mượn nơi am thiền mà tịch tịnh mới gọi đó là Tu, với quan niệm đó chưa hẳn chính xác cho lắm. Chúng ta thử tìm hiểu xâu xa hơn qua Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo và như Đức Thầy cho biết, “cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó, là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp, đem cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh, thì đó là sự thỏa mãn trong cuộc đời hành đạo của mình” đó mới chính thực là Tu .

    Nhận xét như trên cho chúng ta thấy rằng
    “Tu chỉ là đổi cách sống”
    Tu là sửa: sửa xấu ra tốt, sửa dốt thành thông, sửa hư hèn thành người đúng đắng, còn về những hình thức bên ngoài đó là phương tiện mà thôi, chớ không phải là mục đích của người Tu. Theo sự tìm tòi hiểu biết của chúng tôi chắc cũng còn nhiều chổ khiếm khuyết, xin quí đọc giả và quí đồng đạo khi xem qua, ước mong quí vị hoan hỉ đóng góp cho bài viết được thêm phần phong phú hơn lên, thành thật đa tạ.

    Qua đề tài “Tu là đổi cách sống” theo sự nghiên cứu có rất nhiều chi tiết, nhưng hôm nay xin được lưu ý hai phần chính trong nội dung bài là:
    1/- LỐI SỐNG CŨ. 2/- LỐI SỐNG MỚI.

    A - LỐI SỐNG CŨ.

    “Đừng quen thói cũ làm càn,
    Trộm gà cắp vịt xóm làng ghét vơ”..

    (Sấm Giảng)

    Chưa Tu thông thường con người hay làm theo cái thói hư, tật xấu ở ngoài đời, hể thích cái gì là làm theo cái nấy, không cần suy nghĩ sai trái, mặc dù việc đó có tội lỗi hay đúng, sai!! gây mất hạnh phúc, thân tâm bịnh hoạn, mất phẩm cách con người, mất lòng chung quanh, thậm chí còn hại người, để lợi cho mình dù việc làm đó mang tội xác nhân họ cũng có thể làm được!!!

    a) - Vì sự sống nhiều người lại bán rẻ trinh tiết, những hạng ngươi nầy không còn nghĩ suy về danh giá, họ rất xem thường bản thân mình, hể có tiền trang trãi cho sự sống sung túc là được, tội lỗi tù đày không màng nghĩ đến, bịnh truyền nhiễm chết người cũng chẳng sợ e…


    Nhi nữ đời nay ôi hỡi ôi.!
    Lãng chơi mất nết chán lòng tôi
    Từ khi làn sóng văn minh đến
    Sẽ khiến nhơn luân phải thục lùi
    Áo mỏng quân the coi tấp nặp
    Đầu quăn môi đỏ dặp dìu thôi
    Đem thân đổi lấy điều sung sướng
    Nhục nhã rồng tiên thậm chí rồi…
    (Thanh sĩ)

    b)- Vì sự sống phải làm nghề nấu rượu, hại biết bao nhiêu gia đình đổ vỡ hạnh phúc, người ghiền rượu hại bản thân mất hết lý trí, gây phiền toái cho gia đình, cho xã hội, người người khinh bỉ, khi rượu vào giống như người bịnh tâm thần, nhiều khi gây chết người vì tai nạn giao thông. Nên người nấu rượu phải gánh lấy tội lỗi .


    Thứ rượu nó thường hại thế gian
    Say sưa la lối náo dân làng
    Khi chưa cụng chén còn nhân nghĩa
    Chừng nhậu vài ly chửi lộn vang
    Cô bác xóm giềng nghe khoát ghét
    Vợ con gia đạo luống bầm gan
    Nhiều khi ngã gục nơi bờ bụi
    Vì rượu hư thân biết mấy ngàn ..
    (Thanh-Sĩ)

    c)- Vì sự sống của bản thân và gia đình, phải hành nghề đồ tể, sát sanh hại mạng đâm thuê chém mướn, gây ra hậu quả khôn lường, tội lỗi chất chồng nào hay nào biết, nhiều khi binh vực một lý tưởng, một thể chế chính trị và chỉ vì quyền lợi của một người, của một nhóm người của một quốc gia, họ phải dùng thủ đoạn giết người để được sống.


    Ác thứ bảy sát nhơn gây vạ
    Tánh hung hăng đâm chém chặt bầm
    Chất chứa điều hung dữ trong tâm
    Chờ đắc thế ra tay hạ sát
    Viết đến đây động lòng rào rạt
    Gẩm nhiều người bội bạc thâm ân
    Nào kể chi là đạo Quân Thần
    Tôi giết Chúa con đành sát Phụ
    Lúc nguy cơ Tớ mong hại Chủ
    Trò giết Thầy tội ấy đáng không
    Thêm chồng giết vợ, vợ giết chồng
    Niềm huynh đệ cùng nhau xâu xé
    Cũng hiếm lúc con còn giết mẹ
    Giành của tiền cốt nhục giết nhau
    Tranh lợi danh giết lẩn đồng bào
    Tình nhơn-loại phân chia yểm bách
    Giết sanh vật đầy lòng kiêu cách
    Tưởng rằng mình như thế là ngoan
    Khuyên bá-gia bá-tánh việt đàn
    Chớ sái hại mạng người như thế

    (Đức Thầy dạy trong quyển Thuyến thiện)

    d)- Vì sự sống nên hành nhiều việc bất thiện, như đời thường chửa mình bằng câu ; bần cùng sanh đạo tặc (sống nghèo khổ phải sanh ra trộm cướp) gây nên tội lỗi không hề biết đến, rồi phải nhận nghiệp qủa, luân hồi đền trả.


    “Ác thứ sáu ấy là đạo tặc
    Lấy của người sắm ăn sắm mặt
    Chẳng kể công nước mắt mồ hôi
    Phá lương dân dạ luống bồi hồi
    Ngày làm lụng đêm lo gìn giữ
    Trốn pháp luật tập tanh đủ thứ
    Nào đào tường khoét vách khuân đồ
    Tội chập chồng đâu biết ở mô
    Trốn người khỏi trốn trời sao khỏi”…
    ---
    Tạc bích xuyên tường ý bất hưu
    Thiên ban bách kế khổ vinh cầu
    Kim sanh cẩu đắc tha nhơn vật
    Bất giác chung thiên thọ mã ngưu..

    Tạm dịch:

    Khoét vách đào tường ý nghỉ đâu
    Ngàn mưu trăm kế nhọc lòng cầu
    Của người dầu có ngày nay được

    Không biết ngàn đời kiếp ngựa trâu..
    (Lời của ĐỨC THẦY)

    e)- Vì sự sống ham muốn thu lợi của riêng mình, gia đình mình, phải buôn lậu đầu cơ, hại nền kinh tế của một đất nước, họ xem pháp luật không ra gì, mà không kể đến tù tội!!


    Say cho tiêu hết giống con buôn
    Say của Thánh Nhơn xuất lập tuồng
    Say tạo một nền ban vạn vật
    Say dìu trăm họ vượt mây truông
    (Lời của ĐỨC THẦY)

    f)- Vì sự sống của cá nhân gia đình mình, phải làm nghề cho vay cắt cổ, tiền lãi nặng nề khi người nghèo khổ làm ăn thất bại, nợ không trả nổi, phải bị xiết đồ, thu lấy tài sản của người, làm cho người phải đau khổ, khóc đứng than ngồi.. Họ đã gây biết bao tội lổi.

    Cuộc đời có mấy lăm hơi
    Hỏi vay có một mà lời đôi ba
    (khuyên người giàu lòng phước thiện)

    g)- Vì sự sống của cá nhân gia đình làm quan phải tham nhũng, ăn hối lộ, để có đồng tiền trang trải mọi nhu cầu, nên sanh ra mưu mô, mánh khóe gian hùng, điêu ngoa xảo trá, tranh thế dành quyền, dựt giết lẩn nhau, không nghỉ đến hậu quả về sau.. Họ chỉ biết có hiện tại.

    Học chử nghĩa cho thông cho thái
    Đặng xuê xang đài các xe tàu
    Tiếng chào mừng cửa miệng làm màu
    Trong tâm ý mưu mô đủ thế
    (Giác mê tâm kệ)

    h)- Vì sự sống, vì quyền lợi cá nhân, phải tranh dành vườn ruộng tài sản của mẹ cha để lại, anh em dẫn đến kiện tụng, chia rẽ tình ruột thịt.. Họ không con nhớ câu: “đệ huynh như thủ túc” (tình anh em như thể tay chân) cắt tình anh em là cắt tay chân của mình vậy.

    Anh em đừng có đổi dời
    Phụ phàng dưa muối xe lơi nghĩa tình
    (Sấm giảng)

    k)- Tình chồng vợ vì muốn sống thỏa mãn dục vọng của riêng mình nhiều khi phải trở thành kẻ ngoại tình, ông ăn chả bà ăn nem, dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc, gây đau khổ bất hạnh cho con cái.. Họ không còn nghỉ đến tội lỗi là gì nhiều khi gây tai hại cho bản thân.

    Ác tà dâm thứ năm càng tệ
    Chúa ham mê chiếm đoạt thê thần
    Làm đảo huyền tất cả quốc dân
    Tôi bất chánh hoàng cung dâm loạn
    Tội lỗi ấy diễn nhiều thảm trạng
    Từ xưa nay Trời đất đâu dung
    Giàu của nhiều dâm hiếp bần cùng
    Quan lấn thế dâm ô dân khó
    Trai liều lĩnh điều này nên bỏ
    Đừng phá trinh hại tiết nữ nhơn
    Gái lẳng-lơ tiếng huyễn lời đờn
    Hoa có chủ đèo bồng tình mới
    (Khuyến thiện)

    L)- Vì sự sống, vì một nền kinh tế của một quốc gia, phải tranh dành ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên, tranh dành quyền lợi, gây ra chiến tranh tàn khốc, sát hại các dân tộc khác, miễn sao cho quốc gia của mình dành được lợi quyền.

    Khắp thế giới binh lương cụ túc
    Quyết tranh dành quyền lợi xé xâu nhau
    Cho nhơn sanh tuông giọt máu đào
    Lòng bác-ái động tình rơi nước mắt..

    (Thi Văn: trao lời cùng ông táo)
    Nói tóm lại: tất cả những điều xấu xa nhơ nhuốc, những cái tội lỗi tày trời, những cái hậu quả chua cay, xảy ra là điều do chúng ta sống ích kỷ cá nhân, chỉ biết có lợi cho mình, cho gia đình mình, cho một nhóm của mình, cho một quốc gia mình, nên gây ra tai hại cho kẻ khác, thế nên các điều tội lỗi, những tiếng xấu xa và hậu quả mình phải gánh chịu.

    Chúng sanh ngang ngược làm liều
    Ngọc–Hoàng ngài muốn xử tiêu cho rồi
    (Sấm giảng)


    B - LỐI SỐNG MỚI.

    Thượng cổ gần hồi mau sửa lối
    Theo nhà Phật giáo phải như keo

    (Thi văn: 20 tháng chạp)

    Đức Phật cho biết từ vô thuỷ đến nay do chúng sanh ngu si, tăm tối vì đời sống ích kỷ hại nhân, gây ra nhiều điều tội lỗi, thù hận chất chồng, oan oan, tương báo.. Nay phải chịu luân hồi đền trả, mà không biết tìm con đường để thoát, ngày nay đã có Phật ra đời chỉ dạy, thật là may mắn thay cho chúng ta có cơ hội tốt, để thoát ra khỏi rừng vô minh, vượt qua được biển khổ, khỏi luân hồi quả báo, như vậy chúng ta đã có được lối sống mới..

    Hưng vong suy thạnh xưa nay
    Cuộc đời vay trả, trả vay đổi dời ..
    (Thi văn viếng làng Phú an)


    a)- Lối sống mới của những cô gái làm (Kỹ nữ). Phải bỏ đi nghề nghiệp cũ của mình, tìm những nghề nghiệp mới lành mạnh, tránh xa nghề nghiệp xấu xa nhơ nhớp, tội lỗi, tu thân lập hạnh, sửa tánh răn lòng, sống đời chung thủy.. Đó là người biết đổi cách sống, nên mới gọi đó là Tu.

    Điếm-đàng đĩ thỏa chớ gần
    Để sau xem thấy non tần xôn xao
    Tuy nghèo dùng đở cháo rau
    Bền lòng niệm Phật mà sau thanh nhàn
    (Sám giảng)


    b)- Lối sống mới phải bỏ nghề nghiệp cũ (Nấu rượu). Tìm những nghề nghiệp mới, có lợi cho mình và cho người như: in ấn kinh sách, bố thí giúp người mở mang trí tuệ, hầu chuộc lại lỗi lầm do trước kia mình đã gây ra. Đó là người biết đổi cách sống, nên gọi đó là Tu.

    Đổ khương đặt rượu ngọt ngon
    Hạ Võ chê rằng hại cháu con
    Lắm lúc lở lời tai hại mạng
    Nhiều khi xẩy cẳng họa đau đòn
    Tướng binh nghiện ngặp mang tù tội
    Vua chúa say mê mất nước non
    Khuyên mấy trẻ em đừng bắt chước
    Khỏi lầm thuốc độc giữ vuông tròn

    c)- Lối sống mới là phải bỏ nghề nghiệp cũ (Sát giết). Làm các nghề nghiệp mới thiện lương và nên tu pháp bố thí, phóng sanh, công phu sám hối, trì giới giữ chay, mới có thể chuộc lại lỗi lầm trước đã tạo gây. Đó là người biết đổi cách sống. Nên gọi đó là Tu.
    “kẻ cư sĩ tại gia chẳng nên sát hại vô cớ các sanh vật, hoặc không đánh đập chém đâm ai có thể gây ra nhiều điều tội lỗi”
    (Quyển 6)

    Bớt sát hại mạng người như thế
    Bớt giết vật đặng mà cúng tế

    (Khuyến thiện)

    d)- Lối sống mới phải bỏ nghề cũ (Trộm cắp), làm các việc nghĩa , chuộc lại lỗi lầm trước kia mình đã gây ra, “phải cần kiệm sốt sắng lo làm ăn, và lo tu hiền chơn chất” đó là người biết đổi cách sống mới. Nên gọi đó là tu.

    Nay đuốc huệ từ-bi đã rọi
    Vào thâm tâm những kẻ gian phi
    Khá chừa đi những thói vô nghì
    Của phi nghĩa làm chi xong chuyện
    Luật nhơn quả thật là cao viễn
    Suốt cổ kim chẳng lọt một ai
    Vậy ta nên làm việc thẳng ngay
    Cứ bền chí có ngày thong thả

    (Khuyến thiện)

    e)- Tích trữ đầu cơ (nghĩa là thu mua chứa trữ hàng hóa lúc giá rẻ, chờ cơ hội khan hiếm hàng hóa tung ra bán giá mắc). Làm như vậy là hại đồng bào của mình và hại nền kinh tế của đất nước, buôn lậu là hàng quốc cấm có độc hại cho dân của mình, như buôn thuốc phiện, thuốc lá .v.v.. Nay ta giác ngộ tu hành nên tìm cách sống mới, là không làm các nghề ấy, nên làm các nghề nghiệp có lợi cho đồng bào, cho quốc gia, dân tộc, để chuộc lại lỗi lầm chúng ta đã gây. Đó là người biết đổi cách sống mới. Nên gọi đó là Tu.


    Câu chánh nghiệp cũng là quá bự
    Dầu nghề chi làm việc ngay đường
    Ta đừng nên theo kẻ bất lương
    Học ngón xảo để lừa đồng loại

    (Giác mê tâm kệ)

    f)- Người tu hành phải (bớt cho vay cắt cổ), nên mở rộng lòng nhơn có dư cho mượn hoặc bố thí cho kẻ nghèo khổ đói rách, không sống theo lối cũ vừa qua như: ích kỷ, hại nhân, chỉ biết sống cho cá nhân và gia đình mình, nên sống biết thương yêu đồng loại, như vậy mới gọi là người biết tu hành, hầu chuộc lại lỗi lầm trước kia mình đã tạo, đó là người biết đổi cách sống mới. Nên gọi đó là Tu.


    Một cuộc phù vân có mấy hơi
    Cầu xin bá tánh nhậm đôi lời
    Cho vay mắc mỏ từ nay bớt
    Có hỏi nới tay để giúp đời

    ---
    Nạn khổ đâu, đâu cùng túng rối
    Tai ương chốn, chốn khắp cùng nơi
    Tiền ma gạo quỉ đừng nên trữ
    Sau cũng tiêu theo luật của trời

    (Thi văn: khuyên bớt cho vay)

    g)- Làm quan phải biết thương dân mến nước, đem tài ra giúp cho quốc gia dân tộc, phải thanh liêm, ngay chánh, trung với đất nước, có nghĩa đối với dân, hoàn thành bổn phận do dân tín nhiệm. Nếu làm quan ăn hối lộ, tham nhũng, là người có tội với dân tộc, với đất nước, làm quan quyền phải sống vì cộng đồng, không nên sống cá nhân ích kỷ.. Sống như thế mới được đời tôn thờ, đó là người biết đổi cách sống mới. Đó cũng được gọi là người biết Tu.

    Trên kẻ trí lấy công bình phân đoán
    Dưới vạn dân trăm họ được im-lìm..

    (Thi văn: không buồn ngủ)

    Trên vua minh chánh cầm cân
    Dưới quan liêm tiết xử phân công bình..

    (Thi văn: hoài cổ)

    h)- Câu đệ huynh như thủ túc (anh em như thể tay và chân) máu chảy ruột mềm, tình bất phân ly (tình không thể nào chia cách). Tài sản mẹ cha để lại không nên tranh dành, do quyền quyết định của cha mẹ, nếu tranh dành thưa kiện, sẽ cắt đứt mối tình thâm ruột thịt, cách sống này không nên sống, nó có ý nghĩa gì đâu.. Nên sống “gây sự Hòa-Hảo trong đệ huynh tạo hạnh phúc cho gia đình cho cha mẹ vui lòng thỏa mãn” đó là người biết đổi cách sống mới. Nên gọi đó là người biết tu.


    Trau thân phận rạng danh hiếu để
    Thỏa dạ Thầy nơi chốn mây rồng

    (Thi văn: Nang thơ cẩm tú)

    k)- Tình chồng vợ phải sống có thủy có chung, đối xử nhau phải có lể phép mẩu mực, phụ phụ thuận tình duyên, chồng xứng đáng là một hiền phu, vợ xứng danh là một hiền phụ, đừng lấy câu ông ăn chả bà ăn nem mà phụ bạc lẩn nhau, sống cho có tình có nghĩa, hai bên có lầm lổi đóng cửa dạy nhau, vợ trọn đạo làm vợ, chồng trọn đạo làm chồng, không nên vì dục vọng cá nhân ngoại tình mà làm cho đổ vở hạnh phúc, gây đau khổ cho con cái, đó là điều tội lổi không nên làm, bỏ đi cái lối sống củ trai liều lỉnh, gái đèo bồng, phải đổi lại nếp sống mới, trai chung thủy, gái tiết trinh.. Đó là Tu vậy.

    Trai liều lỉnh điều này nên bỏ
    Đừng phá trinh hại tiết nữ nhơn
    Gái lẳn lơ tiếng huyển lời đờn
    Hoa có chủ đèo bồng tình mới
    Cất tiếng gọi nữ, nam ơi hỡi
    Bỏ những điều điếm nhục tông môn
    Đấng nam nhi học lấy điều khôn
    Lòng trung hiếu gìn theo đạo lý
    Hàng phụ nữ gương xưa nối chí
    Những mẹ hiền dâu thảo roi truyền
    Niệm Phật mà gây lấy thiện duyên
    Cho đẹp mặt tổ tiên nòi giống..

    (Khuyến thiện)

    l)- Trên năm châu bốn biển ngoài cái tình đồng bào, dân tộc, chúng ta lại còn có cái tình nhơn loại, cái tình này không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc, nó là cái tinh thần bình đẳng, tương trợ lẩn nhau trong cơn nguy biến, ngày nay lảnh thổ, lảnh hải đã được luật quốc tế phân định chủ quyền của mỗi nước.. Vậy tất cả các quốc gia trên thế giới nầy, hảy tôn trọng chủ quyền của mỗi nước, không nên vì đất nước mình hay dân tộc mình, mà gây tai hại cho dân tộc và quốc gia khác, hãy giúp đở hổ trợ lẩn nhau, làm cho thế giới, năm châu bốn biển và nhơn loại sống trong cảnh thái bình, hầu có an cư lạc nghiệp. Vậy mới xứng danh là quốc gia văn minh, giàu mạnh.


    Dứt trần mang bộ sòng nâu
    Trông ngày chư quốc chư hầu tỉnh tâm
    Đừng gây chinh chiến ù ầm
    Để gây hạnh phúc mà tầm Phật,Tiên

    (Thi văn: hoài cổ)

    Kết luận: hai cái lối sống Củ và Mới chúng ta nên chọn lựa lối sống nào có lợi cho mình cho toàn cả nhơn loại thì ta nên sống theo lối ấy. Lối sống có hại cho đời là lối sống đầy ích kỷ và tội lổi, chúng ta nên chừa bỏ đi, để cùng chung tay xây dựng thế giới nầy được hưỡng sự thái hòa, nhơn loại được sống an lành, hạnh phúc, thế giới nay trở thành cỏi thiên đàng và cực-lạc. Đó chính là chúng ta biết đổi cách sống mới, là cách sống không luân hồi quả báo, đây mới gọi là người hiểu Đạo biết Tu.. Mọi hình thức chùa chiền, am cốc, thí phát, xuất gia chỉ là phương tiện mà thôi, chớ chưa phải là người Tu.. Tu là trau sữa thân tâm của mình, đem phước lợi cho toàn nhơn loại chúng sanh, mới thật sự là người Tu.

    Tu đền nợ thế cho rồi
    Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen

    (Sám giảng)

    Thời giờ kinh hải đã đi qua
    Thế giới trì xong cuộc thái hòa
    Chừng ấy chúa xuân thêm tráng lệ
    Huy hoàng tục cổ của ông cha

    (Thi văn: ngày Tết)

    Cầu xin ơn trên Đức Phật, Đức Thầy gia trì, hộ độ cho chư quí liệt vị phát bồ đề tâm vững chắc, tiến bước trên con đường đạo hạnh sớm thành tựu viên mản.

    Sống không giận, không hờn không oán trách
    Sống mỉm cười với thử thách ch
    ông gai

    Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
    Sống chan hòa với những người cùng sống

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động
    Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
    Sống yên vui danh lợi mãi xem thường
    Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

    NAM- MÔ A-DI–ĐÀ PHẬT
    NAM-MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT


    Hồng Liên Cư Sĩ
    Kính cẩn


     

Chia sẻ trang này