Cơ Duyên

Discussion in 'Văn-Tuyển' started by Hhuynh, Dec 2, 2011.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    CƠ DUYÊN

    Trong chuyến thăm viếng và an ủi những mảnh đời cơ nhỡ ở các thôn làng xa xôi, hẻo lánh nơi vùng đồng sâu nước mặn được các huynh đệ Phật-Giáo Hòa-Hảo đề xướng.Giồng giềng, Cái Đuốc là địa danh không biết có từ bao giờ? Âm hưởng giông giống dân tộc Miên.. Nằm giáp nối giữa tỉnh lỵ Chương-thiện và Kiên-giang (Chuơng-thiện nay đổi thành Hậu-giang ), Tây giáp mặt biển từ vịnh Xiêm-la chảy dài đến cuối nước Việt.. Các vùng xa thị thành người dân có cuộc sống rất khắc khổ, thiếu kém văn hóa!! Là những điểm mà chúng tôi sẽ đến trong ngày hôm nay.

    Khoảng trên 08 giờ sáng chúng tôi dừng lại Bà-đầm – Thác-lác lót dạ sáng vì cần chuyển xe gắn máy và đò mới có thể đi nơi..

    [​IMG]

    [​IMG]

    Phải mất vài giờ đồng hồ đến các điểm dự định như trong lịch trình được đề ra.. Đến đây Tôi có cảm giác ngại ngùng: Vì từ đường đi, thức ăn, nước uống các cái đều chưa quen!! Lúc bắc đầu hăng hái mạnh dạn bao nhiêu, bây giờ e ngại bấy nhiêu? Nhưng nhìn chung quanh thấy ai ai cũng cùng nét mặt rạng rỡ, vui tươi bên công việc thiện nguyện, có lẽ các huynh đệ hấp thụ nhiều đến lời chỉ dạy của Đức Tôn Sư..
    “Giúp cho kẻ khó mới nhằm”..

    do đó không ai nệ khó, nệ xa.. Miễn sao cho đến đúng đối tượng.. Thế mới biết người tín đồ PGHH gìn Nhân-đạo, hành Phước-thiệnđúng theo tinh túy qua lời chỉ dạy Thầy, Tổ..
    Điểm đầu tiên là nơi tư gia của một đồng đạo tại địa danh Gò quao trên 135 phần quà được phân phối cho số đồng bào với hoàn cảnh thật đáng thương tâm!!

    [​IMG]

    [​IMG]
    Ối thôi có những hoàn cảnh phũ phàng không thể ngờ được, có đến tận các vùng xa xôi hẻo lánh mới thấu rõ cảnh “quê ta nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu cơm” Trong khi đó bộ mặt đô thị được ‘phô diễn’ phồn thịnh xa hoa hầu như thứ gì cũng có?? Nhưng các thứ ấy không phải để cho người “Dân đen” biết đến chứ đừng nói chi sờ mó, xử dụng!! Nhìn hiện tại bắt ta phải quay về trăm năm trước của đất nước dưới thể chế ‘Phong kiến’ !!

    [​IMG]\​
    Trên hai giờ chúng tôi phân phối, chia sẻ với đồng bào trong tình thương yêu chân thành.. Lại chuẩn bị lên đường đến điểm khác, tôi lần mò ra thật xa trên bờ ruộng phía sau để tìm nơi vệ sinh cá nhân, bất chợt thấy có bóng dáng Cô Hồng Đào và Ngọc Lệ tiến về Tôi, với đôi mắt đỏ hoe, vội nắm lấy tay Tôi kéo về hướng căn chòi xiêu dẹo, vừa đi vừa nói Huynh Tư đến đó liệu giúp xem sao, chứ chúng tôi phải bó tay thôi!! Đến căn lều ước lượng hai thước vuông, trên che miếng mủ ‘cao su’, bốn bề tơi tả, bên trong có cô bé trạc trên hai mươi, nét hiền lành, thật thà, tay ẩm cháu bé, trên một tuổi, xem như bệnh hoạn thì phải, Cô bé cúi đầu chào, thốt lời ‘Thưa Ông’. Tôi gật đầu trả lễ và buột miệng hỏi gia cảnh như thế nào mà ở nơi đây một mỉnh? Còn cháu Bé thì thế nào? Trong có vẽ bệnh thì phải?

    Cô Hồng Đào vội trả lời hộ: Lý do mà chúng tôi kéo Huynh vào đây là vì em Bé nhỏ nầy! Số là em Bé nhỏ trên tay tên là Cẩm Dân, vừa được tròn 12 tháng tuổi, lúc sanh ra chẳng may bị phế tật “không hậu môn” và đôi mắt gần như “Mù lòa” khi sanh bệnh viện có mổ để khúc ruột ra ngoài cho tới giờ, gia cảnh quá nghèo nên cứ tiếp tục để như thế cho mãi đến nay. Gia đình nghèo không nơi trú ngụ!

    Đi cắt lúa mướn nơi nào, thì xin che mái lều nơi đó, thêm cưu mang đứa con bệnh hoạn, nhất là dễ dàng nhiễm trùng nơi khúc ruột bên ngoài. Người cha hầu như suốt ngày làm thuê mướn nơi đồng ruộng, mẹ đôi lúc thấy con tương đối khỏe gởi cho hàng xóm cùng tiếp tay với chồng mưu cầu có chúc tiền dư mua thuốc thang chăm sóc đứa con, những giờ nghỉ trưa đôi khi phải lội băng qua các cánh đồng ruộng hằng một vài cây số, quần áo xình bùn bươn bả về thay tã cho con, vì sợ e hàng xóm không biết lỡ tay gây đau đớn cho trẻ!! Như thế mới thấy tình mẹ. Thấy sự hy sinh vô bờ bến của đấng sanh thành.. Hoàn cảnh đôi vợ chồng trẻ chỉ ngoài 20 tuổi nầy, sớm gánh chịu nhiều nghiệt ngã, nhìn chung quanh từ trong ra ngoài căn lều, không ai có thể kèm chế được sự xót xa!! Cô Lê Thị Cúc (vợ) thuật lại: Đứa Bé vừa chào đời, cha mẹ bên phía cháu Lê Văn Dô (chồng) bắt phải bỏ đi, nếu cưu mang đứa nhỏ tật nguyền như thế làm sao mà hai đứa sinh sống được? Hơn nữa ai ai cũng nghèo, lấy tiền đâu ra chạy chữa, thuốc men? Phía mẹ cô Cúc thì cuộc đời chỉ sống trên chiếc ghe nhỏ, rày đây mai đó làm thuê mướn kiếm sống qua ngày đoạn tháng!! Nếu không nghe lời thì cứ tự ra đi tìm lấy cuộc sống riêng.. Hai vợ chồng trẻ vì quá thương đứa con tật nguyền, cho rằng đã tạo ra dù thế nào đi nữa cũng là núm ruột của mình, không thế nhẫn tâm dứt bỏ!! Cưu mang thì quá ư khốn đốn, phải vay mượn nợ trước lo thuốc men cho con, rồi tiếp tục làm mướn trừ nợ !! Nhưng vợ chồng an bình trong cảnh sống chật vật suốt 20 tháng trôi qua, với nổi phập phòng lo âu bởi không có điều kiện tài chánh đưa cháu Bé đi bệnh viện, cũng như chưa từng biết bệnh viện nào và ở nơi đâu có thể điều trị được? Đứa Bé càng lúc càng kháu khỉnh, khôn ngoan, tuy có xanh xao, yếu kém vì thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể trong lúc tăng trưởng, phần nữa lúc bài tiết phải qua môt túi nhỏ treo bên ngoài làm cho em bé gặp nhiều trở ngại..
    Cấp thời Tôi cũng không biết tính sau, trước nhất nhờ cô Ngọc Lệ đưa cho cháu Cúc ít tiền mua thêm sữa và thức ăn cho cháu Bé.. Cô Hồng Đào cười nói dòn tan: ‘Tôi biết thế nào Huynh cũng móc túi ra mà’.. Chào từ giã lòng băng khoăn, như có điều gì luyến lưu với cháu bé Cẩm Dân, có phải do ‘duyên nghiệp’ hay cái tên là lạ từ ông chánh quyền nào đó taị địa phương viết ra!! Từ Cẩm Vân như ý cha, mẹ đứa Bé mong muốn, nay lại trở thành ‘Cẩm Dân’.

    Suốt ngày vất vả với các huynh đệ hầu như không thấy mệt nhọc.. Sau khi gội rửa lớp bụi đường, mời gọi vài người bạn dùng cơm tối, hàn huyên như để chia sẽ những sự việc trong ngày. Tôi gợi ý đến việc giúp đở cho em bé tật nguyền và tìm hiểu thêm ý kiến chung quanh, may mắn có một bạn biết rỏ phương cách và nhất là lảnh vực y tế hiện tại, nó giúp cho Tôi thật nhiều điều cần muốn biết.. Động lực nầy làm hăng hái thêm lên. Quyết định phải bắt tay vào việc ngay. Sáng hôm sau gọi sang Hoa Kỳ tâm sự cùng cô Tuyết Hoàng (người có lòng nhân ái, đã hổ trợ rất nhiều lãnh vực nhân đạo trong những năm qua) cho biết ý định của Tôi và muốn Cô tiếp tay hổ trợ cho hoàn cảnh đáng thương tâm nầy. Cô hứa ủng hộ và vận động ngay để phụ giúp khi cần đến. Vững tin hơn, khi biết mình không độc hành và nhất là số tài chánh giới hạn của cá nhân, e ngại không hoàn tất..

    Vận động mất gần tuần lể mới có ngày giờ ấn định cho em bé nhập viện. Thông báo cho vợ chồng cháu Cúc – Dô chuẩn bị lên thành phố Cần thơ hoặc Sài gòn (một trong hai địa điểm) có thể điều trị, hai cháu trả lời: Nếu có thể giúp cho cháu hẹn chầm chậm lại vì chúng cháu đã lở hứa phải ‘cắt lúa mướn’ cho người ta, nghe câu trả lời như không sốt sắng chấp nhận sự quan tâm của người khác.Tôi không chúc buồn phiền trái lại còn cảm thấy thương hơn!! Tôi nói hai cháu cứ yên tâm, cho Chú số điện thoại của các chủ lúa kia, Chú sẽ nói hộ.. Trị bệnh cho con là việc quan yếu, nhưng chữ ‘Tín’ cũng không kém phần quan trong trong cuộc sống, các cháu giữ gìn được chữ ‘tín thành’ thì thật cao quí hơn, Chú hy vọng các cháu sẽ sớm vượt qua.. Chắc chắn ơn trên hộ trì cho.. Tôi quay qua trình bày về hoàn cảnh hai cháu cho các chủ lúa, ai ai cũng đều hoan hỉ theo yêu cầu..


    Khoản 12 giờ trưa ngày 01/9/2011, hai cháu đến bến xe Cần Thơ (Tôi vì bận công việc khác nên nhờ cô Ngọc Lệ lo lắng mọi thủ tục cần thiêt). Theo lời cô Ngọc Lệ trình bày: Có lẽ đây là lần đầu đến đô thị, nên hai em có vẻ ngỡ ngàng, xa lạ, ngay như cháu bé cũng thế, chỉ nhìn thấy lờ mờ ‘cái quạt nơi trần’ của bệnh viện mà cứ mãi nhìn, phát lên những tiếng cười ngất nghẻo.. Rất đáng thương cho đồng bào sống nơi các vùng xa xôi, hẻo lánh nói chung!! Sự hiểu, biết qúa ư giới hạn!! Cơ may cho hai cháu được nhập viện tại Cần Thơ, nơi có cô Ngọc Lệ hứa sẽ dành thời giờ lo lắng cho đến khi hoàn tất..

    [​IMG]
    Suốt gần ba tuần nằm bệnh viện Tôi gọi cô Ngọc Lệ mang đến cho hai cháu số tiền mặt đễ tiêu xài và thuốc men cho em bé (Cô còn cẩn thận đổi thành tiền lẻ cho dễ xử dụng, chỉ tỉ mỷ cách sống nơi chốn đông người ) Ban đầu ối thôi phức tạp, người bày chuyện nầy, kẻ khác nói việc kia, tội nghiệp cho hai cháu không biết đâu mà rờ, quẩn quá cô Ngọc Lệ buộc Tôi phải có mặt càng sớm, càng tốt.. Hai ngày sau cô Ngọc Lệ đón Tôi ngay cửa bệnh viện, bước vào Tôi hoảng kinh với cách xấp xếp và giử gìn vệ sinh nơi một bệnh viện lớn.. Lên tầng hai, từ phòng nầy qua phòng nọ, cứ tưởng chừng như một khu nhà bếp công cộng trong khu phố bình dân!! Mùi ẩm thấp và meo móc xông lên nồng nặc, từ các chiếc lau sàn, giẻ rách!! Bước vào phòng thấy 3 giường kê sát nhau, hai gường kia có hai em bé mình mẩy có những vết máu khô còn động lại trên cơ thể, thân nhân và cả bệnh nhân mồ hôi nhuể nhoạy, Tôi mới vừa vào mà chiếc áo thung, nếu vắt lại chắc khoản độ nữa ly nước mồ hôi!!..

    [​IMG]
    Khuyên hai cháu yên tâm, mọi việc có Chú và cô Ngọc Lệ lo, bác sĩ trưởng khoa mổ có cho biết rõ về tình trạng sức khỏe em bé, hai cháu phải cố gắng bình tâm, dồn mọi nổ lực lo chăm sóc em bé, vì quá yếu nên không thể phẩu thuật bây giờ, ngay như máu tươi Chú cũng có dự trù và được nhiều người tình nguyện hiến tặng.. Ít nhất là trên hai tuần mới bắt đầu, với điều kiện sức khỏe tốt, Chú hứa sẽ ở lại lo cho đến khi xong, Chú rất có niềm tin mọi việc sẽ diễn tiến tốt đẹp.. Hằng đêm các huynh đệ PGHH có cầu nguyện ơn trên gia hộ phước lành cho em bé nữa.. Như các cháu thấy ban ngày họ lo cơm nước miển phí cho đồng bào, cháu nên nhìn các guơng hạnh kia mà trao dồi bản thân để nên người tốt trong gia đình và xã hội..Mải mê giải thích, an ủi quên để ý cháu Dô đã ra ngoài mua hai bộc café vừa xách vào, nước đá tươm chảy ròng ròng như thể bộc lủng (mới biết bên ngoài nóng như thế nào), với ý định mời Tôi và cô Ngọc lệ nhưng cháu Dô không biết bộc lộ lời gì, Tôi vội nói cám ơn cháu và nói cứ đễ xuống kia chừng nào khác Chú, Cô sẽ uống..Qua những cử chỉ mộc mạc, chất phát càng làm thương mến nhiều hơn.. Cứ vài ngày dù ở nơi xa xôi Tôi cũng cố gắng có mặt an ủi .. Như đã hứa đến ngày thứ 14 Tôi và cô Ngọc Lệ tìm đến tư gia bác sĩ Dễ (trưởng khoa) người chiu trách nhiệm cho ca phẫu thuật sấp đến. Đây là thủ tục “đầu tiên” trong hoàn cảnh xã-hội mới cần phải có, chúng tôi có mang sẳn phong bì dán kín!! Sau vài phút xã giao thăm hỏi, lúc nầy Tôi mang danh tròn vẹn là người đia phương và là anh chú bác (bà con) của một bác sĩ khác (may thay không ngờ em Tôi lại là bằng hữu của bác sĩ Dễ) đây không phải mượn danh mà muốn để tiện nhờ nhỏi thôi!! Nhưng lại nhờ đó mà cuộc trao đổi khá cởi mở và thân thiện, được sự hứa hẹn giúp đở xem ra rất chân tình, trái lại ‘bao thư’ xã giao dự định lại bị từ chối một cách thẳng thắn.. Bù đấp lại, nhận được một thứ chân tình, cao đẹp mà suốt gần 2 tháng qua tôi chưa bắt gặp..Bác sĩ Dễ tâm tình: ‘Chú là người ở xa hơn Cháu (tận Thốtnốt và không thân thuộc đến cháu bé) mà còn có nhã tâm giúp đở, bao bộc một gia cảnh đáng thương, còn Cháu là người trực tiếp trong lãnh vực điều trị mà lại thờ ơ không giúp điều vì hay sao.. Cháu hứa danh dự có thể làm việc gì tốt cho cháu bé đó, cháu sẳn sàng và trong khả năng có thể cho thuốc tốt chữa trị, cháu sẳn tâm. Trước mắt thấy sự tốt đep, nhưng không biết mình đã làm trúng hay sai? Chờ ngày mai sẽ có câu trả lời chính xác nhất..
    Sáng sớm gọi dặn dò mọi thứ cho hai cháu, không phải chuyện mình nhưng cũng phập phòng chờ đợi..
    Gần 12 giờ trưa cháu Cúc gọi báo tin, pha lẩn tiếng khóc nhè nhẹ: Ca phẫu thuật đã xong rồi thưa Chú, em bé được chuyển qua phòng hậu phẫu, Tôi vội vàng chạy vào bệnh viện, thấy hai cháu Cúc – Dô nước mắt còn quanh trồng, cứ mãi sờ mó tay chân, thân thể im lìm của đứa bé trong tình trạng mê mẩn bởi thuốc..

    Tôi nói: Chắc có lẽ vài tiếng nữa cháu bé mới cử động được yên tâm đi, để Tôi hỏi Bác sĩ xem sao? Được biết ca giải phẫu thành công tốt đẹp, thay vì phải thực hiện qua hai giai đoạn khác nhau: Thứ nhất mổ lấy ruột già đễ tạo ‘Hậu môn’, Thứ nhì: Lúc em bé khỏe mới phẫu thuật nối liền ruột vào hâu môn.. Nhưng may mắn ca phẫu thuật được thực hiện chỉ một lần mà thôi..


    Thật là nhiều hạnh lành và sự tận tâm của các bác sĩ, nhất là lòng tốt của Bác sĩ Dễ, (đây là câu trả lời chính xác mà từ hôm qua cho đến nay chúng tôi chờ đợi?).. Hai ngày sau em bé có thể đi cầu nhẹ theo ngã hậu môn mới hoàn thành, thêm suốt trong hơn1 tuần xem như mọi sự tốt đẹp, Bác sĩ cho xuất diện.. Chúng tôi nguyện cầu có nhiều thuận duyên an ủi cho các hoàn cảnh thương tâm như trên và ơn trên Thầy, Tổ đã ban bố phước lành cho gia cảnh các các cháu..


    Hoàn thành thủ tục xuất viện xong, Cô Ngọc Lệ đưa em bé đến bác sĩ Nhãn khoa khám mắt, được biết mắt em tuy có khác bình thường (Tức tròng trắng nhiều hơn) tuy nhiên không thấy bị bệnh gì, có lẽ đây là phế tật bẩm sinh, nhưng càng lúc em bé càng thấy rỏ hơn, so với còn vài tháng tuổi, bằng chứng hiện nay nếu đưa một vật gì, em bé đưa tay nhận rất chính xác.. 12 giờ trưa sau khi ăn bữa cơm chay tạm biệt Cô Ngọc Lệ đưa các cháu ra tận bến xe với các lời lẽ dặn dò, khuyên nhũ từ việc giử vệ sinh cho em bé đến đời sống đạo lý con người, trong tình thương yêu chân thành. Huynh Tư đang nhờ các đồng đạo xúc tiến cất cho hai cháu căn nhà nho nhỏ, cho có nơi che nắng, che mưa.. Đáng lý ra công việc dựng căn nhà nầy đã hoàn thành, nhưng còn trị trệ do lũ lụt, mực nước dâng lên quá cao.. Viết đến đây nghe báo tin thêm cháu bé sức khỏe rất tốt, (nơi xóm làng tuy không đông cho lắm) ai ai cũng muốn bày tỏ tấm lòng kính mến đến các mạnh thường quân nơi hải ngoại..

    Cần Thơ, ngày 8/10/2011

    Ngọc Trân
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page