Luận về chữ nghiệp

Thảo luận trong 'Pháp-Luận' bắt đầu bởi Hhuynh, 10/3/13.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator

    LUẬN VỀ CHỮ NGHIỆP

    “Nghiệp chướng lăng loàn hại xác thân,
    Chuông buông tiếng vọng bon ngân.”

    Nói đến danh từ Nghiệp người học phật ai ai cũng điều hiểu biết, hôm nay chúng ta thử mạn bàn về danh từ Nghiệp: - Nghiệp hiểu theo cái nghĩa thông thường là một cái nghề, cho nên có danh từ ghép là nghề-nghiệp, riêng chữ Nghiệp trong nhà Phật thì có nhiều nghĩa, xin đơn cử vài ý nghĩa như sau:
    - Nghiệp thức; là thói quen đã ăn sâu vào tạng thức.
    - Tam nghiệp; thì do thân, khẩu, ý tạo nên.
    - Nghiệp thiện; là hay tạo tác các việc lành,
    - Nghiệp ác; là những hành động tội lổi.
    - Chánh nghiệp là các nghề chơn chánh.
    - Tà nghiệp là làm các nghề tà vạy, xấu ác.v.v..Tóm lại nghiệp có hai phần là nghiệp thế gian và nghiệp xuất thế gian.
    Chúng sanh vẫn còn luân hồi ở trong ba cõi, sáu đường, cũng do tạo nghiệp mà ra, nghiệp lành sanh vào cõi lành như: Trời, Người, A-Tu-La. nghiệp dữ sa vào cõi dữ như: Ngạ quỉ, Súc sanh..
    Nghiệp thế gian làm trở ngại con đường giải-thoát, nếu chúng sanh nào muốn thoát cõi giới luân-hồi là phải Tu đễ chuyển hóa nghiệp. Dưới đây chúng tôi xin trình bày yếu lược căn bản của Tam nghiệp và Nghiệp thức.

    TAM NGHIỆP:

    “Người tu hành phải trừ nghiệp chướng,
    Với bốn ma mới đặng an-nhàn.”
    (lời Đức Huỳnh Giáo Chủ)
    Tam nghiệp tức là 3 nghiệp; Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp.

    Ác Nghiệp.
    1- Thân-Nghiệp sanh 3 điều ác: Sát-sanh, Đạo-tặc, Tà-dâm.
    2- Khẩu-Nghiệp Sanh 4 điều ác. Lưỡng-thiệt, Ỳ-ngôn, Ác-khẩu, Vọng-ngữ
    3- Ý nghiệp sanh 3 điều ác: Tham-lam, Sân-nộ, Mê-si.

    Thiện Nghiệp.
    1- Thân hành Thiện nghiệp:
    - Bất sát là không sát giết, phải trường chay, phóng sanh, để tỏ dạ từ bi.
    - Bất đạo tặc là không trộm cướp, hay làm việc nghĩa, giúp đời.
    - Bất tà dâm là không tà dâm, thường sống theo phạm hạnh thanh tịnh của Phật và thường sống theo khuôn phép lể độ của thánh hiền.
    2- Khẩu: Nói thiện nghiệp.
    - Bất lưỡng thiệt; không nói đâm thọc, nói những điều không gây hiểu lầm nhau, thương yêu lẫn nhau
    - Bất ỷ ngôn; không nói lời ỷ thị, miệt khinh, hạ nhục người, nên dùng những lời êm dịu, ngọt-ngào, cam-ngôn, mỹ-từ.
    - Bất ác khẩu; không nói lời tục tằng, thô-lổ, cọc-cằn, ác-đức và những lời hăm he chém giết, nên dùng những lời thanh-bai, hiền-lương, đức-hạnh.
    - Bất vọng ngữ; không nói gạt lường, dóc-láo, thiêu-dệt, bao che, bàu chữa nên nói công bằng, ngay thẳng, chánh-trực, thật-thà, chơn-chất, sự thật.

    Ý nghĩ Thiện nghiệp:
    Ý vô tham; không tham đắm ngủ dục. danh, lợi, tình, thực, thùy (ngủ nghỉ) hảy thường thực hành hạnh bố thí và tạo tác phước điền, quán vô thường (tất cả vật chất không chi bền chắt, thân sẽ hoại diệt, cảnh giới luôn dời đổi).
    Ý vô sân nộ; ý không nóng nảy, giận-tức, luôn hành pháp nhẫn-nhục, tha thứ, khoan dung. quán thế không (xem cỏi đời tất cả điều không có) quán Từ bi nhìn đời bằng mắt yêu thương nhân từ.
    Ý vô mê si; ý không bị say mê, tăm tối, luôn giác ngộ, tỉnh thức, sáng suốt thấy biết, thấu rõ điều tội, phước, tà, chánh, cái nào giả, cái nào thiệt, đâu là cảnh vô thường, đâu là cõi trường tồn vĩnh viễn và thấu suốt cái lợi riêng, cái hại chung, đâu là mê-tín đâu là chánh-tín, thông hiểu như thế, nên không còn say đắm, không bị người lừa dối, gạt lường, và không còn bị lạc lầm trong khi hành đạo.

    Đức Thầy cho biết “Chúng sanh tịnh được tam nghiệp mới mong về cõi Phật”

    “Ác trừ xong hiện ra thiện nghiệp.
    Lóng nguồn chơn Phật tiếp dẫn cho.”
    (Khuyến Thiện)

    NGHIỆP THỨC:


    Nghiệp Thức: là do tâm thức huân tập, tích lũy nhiều ngày trở thành cực trọng nghiệp, trong nghiệp thức cũng có cái cận tử nghiệp.

    1- Tập quán nghiệp: là thói quen nhiều ngày tập nhiễm, ví như mùi vị xông ướp vào để chế biến thức ăn, lâu ngày nó thấm sâu vào xương tủy con người.. có hai cái thói quen; người quen khởi tâm thiện, tâm niệm Phật, người quen khởi tâm ác, tâm phiền nảo.. khởi lành niệm Phật là tập quán nghiệp chánh, quen khởi ác, phiền não là tập quán nghiệp tà. Nghiệp chánh thì giải thoát, nghiệp tà phải trầm luân…

    “Hố sâu tình-dục lại ghiền,
    Ghiền cho đến lúc chúng khiên quan tài.
    Phước nhiều Tiên cảnh lên rày,
    Tội nhiều sa đọa nhiều ngày thảm thê.”
    (Khuyến Thiện)

    2- Tích lũy nghiệp: là mỗi ngày gây tạo, lần lần trở thành nhiều, ví như một cục gạch đem chất lên thành nhiều, sẽ trở thành một bức tường, mỗi ngày cứ dành dụm một ít tiền, nhiều ngày sẽ trở nên giàu có, ngược lại mỗi ngày tiêu xài một ít, nhiều ngày như vậy tiền sẽ hết, rồi trở nên khốn khó.. cũng thế hằng ngày lo tạo một ít phước đức lâu ngày sẽ được nhiều phước đức, mỗi ngày học thuộc ít câu kinh kệ lâu ngày sẽ thuộc lào kinh sách, như vậy mới trở thành người tài đức vẹn toàn. ngược lại mỗi ngày cứ gây một tội nhỏ, lâu ngày nghiệp tội càng lớn, còn mỗi ngày cứ khỡi tâm niệm Phật nhiều ngày như vậy sẽ được thuần thục…
    Nói tóm lại, nếu chúng ta hằng ngày tích lũy phước đức, thì tội càng ngày càng giảm, phước đức càng ngày càng tăng.. ngày nào cũng trì niệm danh hiệu Phật, vọng tưởng phiền não càng ngày càng giảm bớt, bồ đề Tâm càng phát khởi sẽ dứt vọng, hườn chơn.. đạt nhứt tâm bất loạn, thiện càng tạo, phước càng nhiều, ác càng gây, nghiệp tội càng chồng chất, nên gọi là tích lũy nghiệp, nghiệp lành về cõi lành, nghiệp dữ sa đường dữ, niệm phật được vãng sanh, vọng tưởng luân hồi khổ!

    “Càng đi càng bước xa dần,
    Càng gây nghiệp chướng càng đần độn lun.”
    (Thanh Sĩ)


    “Tu lia chỉ có một thì,
    Đâu bằng mỗi bữa ráng trì ít câu.”
    (Thanh-Sĩ)
    3- Cực trọng nhiệp: là nghiệp tạo rất lớn, nghiên về một bên, cực ác, cực lành, ví như người nghiện nặng khó bỏ.. như cây trồng gốc rể đã ăn sâu khó bứng lên. Cũng như thế khi nghiệp ác đã gây tạo nặng nề, tội lỗi rất lớn, khắc sâu vào tâm khảm, khó mà chuyển được, nghiệp thiện chẳng khác gốc, thiện đã ăn sâu vào thâm tâm không gì lay chuyễn được,
    Cực trọng nghiệp ác là sức mạnh vô song, dù có thần thông cũng không thể chuyển được. vì nó là định nghiệp. Phật cho biết định nghiệp bất khả chuyển (nghiệp đã quyết định không thể chuyển được). mình tạo mình thọ hưởng, Phật cũng không thể chuyển cho mình được, vậy nếu có cực trọng nghiệp thiện; cũng khó ai lay chuyển được, Đức Thầy cho biết:

    “Ác hung khi chết về địa-ngục,
    Hiền lành nhắm mắt thấy non Tiên.”

    (l
    ờl Đức Thầy)
    Cận tử nghiệp: là do nghiệp thức khởi lúc sắp lâm chung, chỉ một niệm khởi lành, dữ tức thời sanh vào cõi đó ngay, khởi tâm niệm Phật tức được vãng sanh, khởi tâm phiền não tức phải luân hồi, khởi một niệm thiện sanh thiên, khởi một niêm ác liền bị sa đoạ. 3 đường dữ, “Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sanh” nói tóm lại siêu hay đoạ tuỳ theo tâm khởi khi hồn sắp rời thể xác, nghĩa là khi đến lúc sắp sửa trút hơi thở cuồi cùng.. lúc đó đồng đạo chúng ta cần có bên hộ niệm.
    Xưa tại Thành Vương Xá, dưới quyền trị vì cùa vua Tần-bà Sa-la có một người bị kết án oan, liên can đến tội cướp của giết người, bản oan án tử hình mà anh không thể chối cãi được.. buột phải cuối đầu nhận tội, bởi lẻ anh là một người lạ mặt vô tình đến nơi bị trộm và còn xách gậy, nhưng chỉ ý niệm tiếp tay chủ nhà bị mất trộm mà thôi, do đó có sự ngộ nhận nên biến thành kẻ cướp với mưu định sát nhân! trong khi những tên trộm thật sự kia đã đào thoát...
    Đến ngày thọ án lúc đao phủ dẫn tội nhân đi đến pháp trường trong tiếng trống chiên vang vội.. Ven đường có một quán trọ, hiếu kỳ có Cô kỳ nữ cũng bước ra xem sự việc, lúc bước đến gần thấy rõ kẻ tử tội lại chính là người khách từng đến với Cô và giúp cho Cô rất nhiều tiền để trang trải nợ nần trong lúc túng quẫn. Nghĩ đến ơn nghĩa đã qua lòng cảm thấy xuyến xao, Cô liền mạnh dạng đến cầu xin với đao phủ cho được thết đãi anh tử tội lần cuối cùng, hầu đáp tạ cái nghĩa ơn mà trước đây anh đã giúp đở Cô! Được sự chấp thuận của đao phủ, Cô liền sấm một mâm cơm thịnh soạn toàn những món ngon vật lại đem đến cho anh dùng.
    Duyên lành đến Đức Mục Kiền Liên, thấy anh bị oan án, động mối từ tâm Ngài liền nghĩ trước khi anh lìa bỏ thân xác, nên làm cho anh khởi sanh được tâm thiện, để được sanh cảnh giới Thiên, đây là cách giúp hay nhứt, vì người sắp chết khỡi được niệm lành rất là quí. Dù có tu, hay là không có tu, chỉ một niệm là siêu hoặc đoạ…
    Ngài liền dùng thần thông đi đến pháp trường, anh tử tội thấy có vị Sa-môn đến liền nãy sanh ý nghĩ “Ta hôm nay có bữa ăn ngon miệng cuối cùng rồi cũng sẽ chết, chi bằng hãy nhường bữa ăn này để cúng dường cho vị Sa-môn hầu có thể gieo phước duyên ở kiếp khác thế có phải hơn không? Nghĩ như vậy anh liền lên tiếng thỉnh vị Sa-môn đến dâng cúng dường vật thực. Ngài Mục Kiền Liên thọ thực và chú nguyện hồi hướng cho anh tử tội, xong liền trở về Tịnh xá Trúc Lâm.
    Nói về anh tử tội cùng trong lúc đó cùng có hai luồng tư tưởng phát khởi: Một là khởi được tâm lành cúng dường cho bậc chơn tăng, lúc nầy cận tử nghiệp của anh rất tốt, có đủ điều kiện để sanh cỏi Thiên… Nhưng anh lại khởi ý niệm thứ hai: là nhớ lại tấm thâm tình ưu ái của cô kỷ nữ hiến tặng cho anh một bữa ăn ngon trước giờ phút tử biệt.

    Do khởi sanh nghiệp thứ hai nặng nề, nên khi chết anh liền sanh làm một vị Thần mộc, gần đó để hằng ngày cận kề với cô kỷ nữ, mà không được sanh Thiên!
    Tóm lại: Cận tử nghiệp rất quan trọng, người tu hành nên cẩn trọng không nên khinh xuất, nên cố gắng luôn huân tập khỡi những ý tưỡng thiện nhân cho thành một thói quen, thì chắc chắn cận tử nghiệp đến sẽ đạt như ý nguyện.

    "Khởi tâm lành khó vô biên,
    Người mà có được Thần, Tiên, chẳng Phàm."

    "Lành mạnh cũng như khi bịnh hoạn,
    Bình tỉnh không hốt hoảng tinh thần.
    Từ trong tâm đến ngoài thân,
    Việc nào cùng được xét phân rỏ ràng.
    Nếu tất cả trong hàng Thiện Tín,
    Giữ tấm lòng bình tĩnh như trên.
    Cõi nào mình muốn siêu lên,
    Tức là sẽ được toại nguyền chẳng không.
    Tuy dể được mà không phải dể
    Vì phần đông nhiều kẻ lâm chung
    Thường hay mê-sảng trong lòng
    Ít ai tỉnh đến khi hồn lìa thân
    Biết sắp chết tâm trần chưa bỏ
    Vừa tiết thương vừa sợ hoảng lên
    Càng thêm buột cái oan khiên
    Nên càng sớm trở lại miền trần-gian
    Gần dứt thở vững vàng tâm trí
    Giũ sạch không nhớ nghỉ sự đời
    Chỉ còn lòng nhớ Phật thôi
    Tức thời có Phật đến nơi rước về
    Lòng đại độ tràn-trề khắp chốn
    Sức thần-thông rộng lớn vô biên
    Chúng-sanh vừa dứt phát nguyền
    Thì là có Phật đến liền rất nhanh
    Trong nháy mắt siêu sanh tịnh độ
    Khỏi phải cần hành khổ dụng công
    Ây là phủi sạch bụi hồng
    Trước giây phút trút linh hồn ra đi
    Phát tâm Phật thì qui cỏi Phật
    Phát tâm Phàm rớt lại cỏi Phàm
    Phật, Phàm do chổ phát tâm
    Tâm nào cỏi nấy không lầm một ai."

    (Thanh Sĩ)

    KẾT LUẬN: Nghiệp gồm có nghiệp thiện và nghiệp ác, nghiệp chánh hay nghiệp tà. Nghiệp thiện sanh 3 đường thiện: Trời, Người, Thần A-tu-la. Nghiệp dữ sa vào 3 đường ác đạo: Địa ngục đạo, Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo, Tạo nghiệp giác là siêu hoá, tạo nghiệp mê là sa đoạ, tạo chánh nghiệp là giải thoát sanh tử, tạo nghiệp tà là luân-hồi vào cõi khổ. Nói tóm lại nghiệp là do tâm thức phát khởi, rồi mới dẫn đến hành động, tác thiện hay là tác ác, nghiệp chánh tà cũng do tâm tạo gây, nghiệp mê giác cũng điều do tâm tạo tác, muốn siêu thoát phải lấy chơn tâm làm chủ, đừng để cho xác thân điều khiển, thân điều khiển dễ sanh ra dục vọng mà tạo thành nghiệp thế.

    "Nghiệp thế phải đầu thai cỏi thế,
    Mến trần phải sanh đẻ tại trần".
    (Thanh-Sĩ)

    Tư tưởng khởi sai lầm gọi là HOẶC.
    Tâm tạo tác hành động gọi là
    NGHIỆP.
    Luân hồi thọ hưởng gọi là KHỔ.
    HOẶC
    sanh ra NGHIỆP - NGHIỆP sanh ra KHỔ.
    Dứt
    HOẶC là hết NGHIỆP - Hết NGHIỆP là hết LUÂN HỒI KHỔ.

    “Niệm chữ Di Đà tan chướng nghiệp,
    Thuyền từ Thầy rước lại non bồng.”
    (Lời Đức Thầy)



    NAM-MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
    NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT.
    HỒNG-LIÊN Cư sĩ
    Tín Đồ PHẬT-GIÁO HÒA-HẢO
    Cẩn Bút
    Ngày 05/03/2013 nhằm ngày 24, tháng Giêng, Niên Quí Tỵ
     

Chia sẻ trang này