Chút tâm tình của người hòa hảo

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Tamtran, 26/11/15.

  1. Tamtran

    Tamtran Administrator


    CHÚT TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI HÒA HẢO

    K
    ính,
    Người Hòa Hảo đa phần là nông dân, việc tu học Phật pháp cũng may được Đức Thầy chỉ dẫn bằng những lời thi ca mộc mạc, chân tình, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ làm. Nên ngoài cách trau tâm, sửa tánh, Đức Thầy dạy tín đồ phải hài hòa trong cách cư xử với đời, đặc biệt "Phải cung kính các Tăng sư tu hành chân chánh..."
    Quý trọng "Tam Bảo" người Phật Giáo H òa Hảo biết mình là Phật nhi nên không dám bất kính với quý sư và đặc biệt không đụng chạm đến cách thức tu hành của tôn giáo khác.
    Nhưng gần đây có những trường hợp các Đại đức giảng sư Phật giáo thường xuyên tạc, kỳ thị đến đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Điển hình Thích Trí Huệ với đề tài "Truyền thuyết thất sơn", Thích Thiện Huệ với luận văn "Thực chất đạo Hòa Hảo". Những luận đề được sản sinh từ tư tưởng không tốt đã được Học Viện PGVN ra công văn xin lỗi toàn thể tín đồ PGHH. Những thiết tưởng vết dầu loang ấy đến đó đã chấm dứt! nào ngờ gần đây trên video, youtube lại xuất hiện đoạn clip khoảng 6 phút nói về Đạo Hòa Hảo của Thích Phước Tiến (TPT), nội dung ông phân tích về giáo lý PGHH "chỉ là gôm lại những tín ngưỡng nhân gian và của Đức Phật một ít rồi gắn cho một tên mới. Nói mới chớ có mới gì đâu?"
    Khi khẳng định điều này không biết TPT có vận dụng tâm hạnh, phúc trí của người học Phật không? hay chĩ vì tư thù, lợi kỷ để miệt thị tôn giáo khác, người khác vì không theo về với mình. Trước khi ngồi trên pháp tòa với chức sắc Phó Ban Văn Hóa Phật giáo Tp/HCM - Phó Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học - Ủy viên Ban Hoằng phápTrung Ương GH/PGVN, ông có thông hiểu Điều 1, 8, Chương I của Pháp Lệnh Tín ngưỡng tôn giáo đã qui định rất rỏ: “Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo, cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, đã được luật pháp Việt Nam ban hành không? Và khi giảng pháp ông cho ra những sản phẩm trí huệ "Nhìn lại chính mình" hay "xin lỗi chính mình" rất hay nhưng ông có thực nghiệm chưa?
    Tôi thiết nghĩ với trình độ và phẩm hạnh của ông lời nói phải đi đôi với thực hành mới đúng! đằng này không hiểu sao, Đại đức quá vội vàng khi đưa ra nhận định về Tôn giáo bạn với những lời lẽ hùng hổ thiếu hiểu biét!
    Đạo Phật Giáo Hòa Hảo được Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng ngày 18/5 năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo. Là một tôn giáo nội sinh, giáo lý dạy người Việt bằng tiếng Việt, lấy tứ ân là phương châm hành đạo để giữ gìn và tôn vinh đạo lý truyền thống Dân tộc. Những yếu lý của pháp môn được Đức Giáo Chủ canh tân cho phù hợp với nếp sống bản địa theo thể loại thơ ca nhưng vẫn nguyên thỉ tính vô vi chân truyền của Đức Phật. Kỳ tích này được nhiều nhà thức giả trong và ngoài nước biết đến và bộ Tự điển Bách Khoa uy tín thế giới BỘ ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA - ANH QUỐC ghi lại.
    Nguyên văn bản tiếng Anh, nguồn Website: www. Britannica. com. Inc.
    Huynh Phu So.
    Vietnamese philosopher, Buddhist reformer, and founder (1939) of the religion Phat Giao Hoa Hao
    .
    He set about preaching Buddhish reform, advocating a return to Theravada (Way of the Elders) Buddhism, from the Mahayana (Greater – Vehicle) form prevalent in Vietnam, and stressing austerity, spartan living, simple worship, and personal salvation. Hoa Hao is an amalgam of Buddhism, ancestor worship, animistic rites, elements of Confucian doctrine, and indigenous Vietnamese practices.
    In speaking, he exerted an almost hypnotic influence over his audiences and became known as Dao Khung (Mad Monk). He predicted with accuracy the fall of France in world war 2, the Japanese invasion of Indochina …
    His success as a prophet led his followers to call him the Phat Song (Living Buddha).
    Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939.
    Ông bắt đầu thuyết giảng về sự chấn hưng nền Phật giáo, chủ trương sự quay trở lại tinh thần Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa phái: Đạo của những người đã có thành quả tu tập) và nối kết với tư tưởng đại thừa thịnh hành khắp Việt Nam, Ông đề cập sâu đến cách sống mộc mạc, bền bỉ, cùng hình thức thờ cúng đơn giản và sự tự giải thoát. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một sự kết hợp giữa đạo Phật và truyền thống thờ cúng Tổ tiên cùng với những nghi thức nuôi dưỡng đời sống tâm linh, cùng những tinh tuý của Khổng giáo và những sinh hoạt thực tiễn phù hợp bản xứ người Việt Nam.
    Bằng lời nói của mình, Ông có khả năng cuốn hút thính gỉả một cách mãnh liệt và được biết đến dưới danh hiệu Ông “Đạo Khùng “. Ông đã tiên đoán chính xác sự thất bại của Pháp trong thế chiến thứ hai và sự xâm chiếm của người Nhật ở Đông Dương.
    Sự thành công của Ông trong vai trò một vị Giáo chủ đã khiến cho những người tín đồ gọi Ông là Phật Sống.
    Và chúng tôi còn nhớ, khi một lần tiếp xúc với Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo trong bữa cơm thân mật, ông Thích Giác Toàn, bậc Thầy của TPT còn đọc ngâm bài Thơ "Tình Yêu" của Đức Huỳnh Giáo Chủ rất chân thành trước khi dùng bữa và khen ngợi không ngớt lời.
    - Về cách thức đọc tụng, đạo PGHH không phải dùng mỏ chuông làm nhịp, mà chỉ diễn ngâm theo tiết điệu đặc thù Sấm giảng (không phải điệu Nam Ai của Huế cũng không phải điệu hò ru con Nam Bộ), nhưng vẫn trầm bỗng, khoan nhặt dễ âm hưởng lòng người.
    - Về yếu lý pháp tu Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng không sao y bản chánh theo nguyên bản kinh điển nguyên thỉ. Ngài chỉnh lý, sắp xếp lại không gian, thời gian cho khế lý, khế cơ với chúng sanh thời mạt pháp. Ví dụ như:
    * Xưa Đức Phật nói pháp Tứ Đế (Tập, Diệt, Khổ, Đạo) trong thời A Hàm 12 năm tại Vườn Lộc Giả. Nay Đức Thầy chúng tôi rút gọn lại vỏn vẹn 18 câu thơ thất ngôn và đặt lại trình tự (Khổ, Tập, Đạo, Diệt).
    * Phương pháp diệt ngủ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) không cần phải dụng trí bát nhã để quán chiếu giai không, mà phải loại trừ (Tham, sân, si, nhân, ngã) để đạt đến "Vô pháp tướng mới là thật tướng".
    - Tôn chỉ hành đạo: chủ trương tín đồ là hạng "Tại Gia Cư Sĩ" thờ cúng tại nhà "Vừa lo làm ăn vừa lo tu hiền chơn chất". Nghi thức hành đạo không chú trọng hình thức tượng cốt, chỉ thờ trần dà tượng trưng cho sự hòa hợp nhân loại và tinh thần cao thượng của nhà Phật.
    - Tư tưởng hành đạo: Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy tín đồ hòa quang đồng trần "Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiền được những đức tánh cao cả thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh" thì đó là sự thỏa mãn trong đời hành đạo của mình.
    Qua những đặc điểm trên Sư thúc gẫm kỹ lại xem câu nói của Đại đức có chính xác không?
    Nhưng cho dù Đạo PGHH hay Đạo Cao Đài có những cách thức dạy tín đồ có na ná giống ai đi nữa thì "Đại đức" cũng am hiểu hạnh lành bình đẳng của một Tăng sĩ đang học theo tinh thần lục hòa Phật dạy sẽ không xen vào chuyện nội bộ của người. Vã lại một công dân bình thường còn biết tôn trọng pháp luật lẽ nào Đại đức lại vô cảm xem thường!
    Chúng tôi cũng thường nghe những bậc Thầy dẫn dắt ông như: ông Thích Giác Toàn, Thích Trí Quảng, Thích Nhất Hạnh không ai nặng lời xem thường chúng sinh. Những người dân đã không nài gian lao vất vã để tạo ra của cải để trịnh trọng mang phẩm vật đến chùa chiền dâng cúng tam bảo và các tăng sư nuôi thân cho khỏe để an tâm tu học. Những con đường làng, những cây cầu nối liền muôn nẽo cho đại đức qua lại dễ dàng thi hành phận sự hoằng pháp độ sinh để thù đáp ân nợ cuộc đời trong đó cũng có người Cao Đài, Hòa Hảo mà!
    Mong rằng TPT nên xem lại đĩa "Xin lỗi chính mình" để nhận ra được chỗ lỡ lầm đã làm cho lòng dân bức xúc. Ông thưà hiểu rằng mọi sự việc trên đời gặp nhau đều do nhân duyên. Người có đầy đủ đức tin thì cho dù đại đức có nói khô nước miếng cũng không bao giờ thay đổi được lập trường của họ đâu. Đại đức cố luận lý bao nhiêu khi trong khi tâm không bình tĩnh nó sẽ biểu lộ những cử chỉ của một người mang tư tưởng tranh đấu vì quyền lợi riêng tư, hiệu quả tốt đẹp không đến mà nó lại trở thành hệ quả đau thương khi đại đức đánh mất hạnh lành của một "Sứ giả Như Lai". Đại đức hãy tâm niệm lời Phật dạy:
    Thập phương nhứt lạp mễ
    Như Đại Tu Di sơn
    Thực liễu bất tu Đạo
    Phi mao đái giác hườn.


    Buinho Nguyen
     
  2. Tamtran

    Tamtran Administrator



    Ph
    ản Ảnh của Tín Đồ PGHH về Thích phước tiến
    -oOo-

    Trong mấy tuần qua trên đoạn Video (vấn đáp Phật Pháp kỳ thứ 25) của Thích Phước Tiến có tục danh là Lê thanh Tròn, đã cố tình phân tích sai lầm về hai Tôn Giáo: Cao Đài, hay gọi Tam Kỳ Phổ Độ. Lấy Tiên Đạo làm mục tiêu. Còn Phật Giáo chỉ là đại cương và Nho giáo trong các hình thức nghi lễ. xử thế... Khi ấy Thích phước tiên lại nói ảnh hưởng 80% của Phật giáo c òn 20% còn laị là Khổng giáo và các tôn giáo khác, như vậy còn tinh túy của Đạo Cao Đài là bao nhiêu, thật nực cười cho lời xác định nầy!
    Còn PGHH. Đức Thầy dạy tín đồ l ấy Học Phật Tu Nhân làm căn b ản và tuỳ theo trình độ, căn cơ cao thấp. Lấy đạo nhân làm nền tảng xữ thế, lấy Phật đạo làm mục tiêu giải thoát.

    Vậy mà Thích phước tiến nhận định qúa ấu trĩ... nói Đạo Hoà Hảo chỉ mới có hồi Thế Kỷ 20 và gôm góp những truyền thống Dân tộc làm ra học thuyết của mình. Thích Phước Tiến còn lại nói Phật Giáo Hoà Hảo là Hoà Hảo. Phật Giáo là Phật Giáo… Hòa Hảo là Hòa Hào… Hòa Hảo không cùng liên quan gì đến Phật Giáo.
    Nói tóm lại kẻ đứng ngoài ngưỡng cửa. Biết gì bên trong nhà người ta mà bình phẩm.
    Đức Thầy PGHH ra đời hầu để chấn hưng Phật đạo, Chỉnh đốn lại những sắc tướng, âm thinh loè đời, đem đạo trở về nội tâm hơn sự hào nhoáng bề ngoài nhất là những điều mê tín, dị đoan như: xá mã, lầu kho… làm cho Đạo pháp suy đồi. Ngài còn khuyên tăng đồ nhà Phật không nên xây dựng chùa cao. Phật lớn, mà tăng tạo hao tiền bá tánh. Ngài cũng có nói rỏ.
    Ta dạy thế mượn lời Phật Thánh.
    Nên truyền ban cho chúng sanh tường.

    Còn Thích phước tiến mượn lời của ai? Mà sao chúng tôi thấy không đúng với tinh thần từ bi của Đạo Phật chút nào cả vậy. Bởi vì Đức Phật có đầy lòng bác ái vị tha… Còn ông lại mang đầy lòng tư thù, sân hận.
    phật bình đẳng bao nhiêu, trái lại Tpt đầy lòng phân biệt bấy nhiêu! Đức Phật khiêm nhượng trái lại Tpt quá tự cao, ngã mạng. Đức Phật trí huệ siêu phàm. Tpt quá vô minh, tà kiến, không xứng đáng là một Tăng đồ đại diện cho Phật Giáo.

    Còn Bồ Tát khi ẩn hình khi thị hiện tuỳ duyên…Trong khi đó ông lại nói tất cả Bồ Tát phải ẩn hình tránh đời, thật là buồn cười.
    Tôi xin hỏi ông? Hộ Minh Bồ Tát là ai vậy?
    Còn câu thế gian pháp là Phật pháp của vị nào nói?
    Pháp bất định Pháp của người nào nói vậy… Xin ông cho tôi biết?
    Còn câu Bồ giả Phổ giả. Tát giả, Tế giả, độ nhơn chi nguy, Cứu nhơn chi cấp. Câu nầy của ai vậy?

    Nhận định của Th ích phước tiến trong đoạn Video nói về Cao Đài và PGHH. Ông nên gở xuống và hãy nói một lời xin lỗi. để gây tinh thần đoàn kết tôn giáo trong và ngoài nước. Để không hỗ danh là một trụ trì mẫu mực, không thẹn mình mang danh có bằng Cao Học, Tiến sĩ phật học…
    Mang danh nhà nghiên cứu gì mà nhận định thật càng bướng! Lập luận không đâu ra đâu! Tà kiến sai lầm!!!
    Tôn giáo Phật Giáo Hoà Hảo là chính danh, giống như người có tên có họ, trong khi đó ông chỉ gọi bướng là đạo Hoà Hảo, như vậy xem có đúng không?
    Điều nầy chứng tỏ Tpt không hiểu gì các tôn giáo như: PGHH và Cao Đài, hay Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
    Một Pháp sư đại diện tăng đoàn GH/PGVN. Một Đại đức trụ trì. Một Phó Ban nghiên cứu Phật học lại có một nhận định, kiến chấp sai lầm thật tai hại cho GH/PGVN.
    Với tư cách là một tín đồ PGHH xin kính gởi đến GH/PGVN. thỉnh cầu xứu xét và minh bạch hóa sự nhận định hấp tấp sai trái của Đại Đức Thích phước tiên đối với các Tôn giáo khác.


    Nam Mô bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam-Mô A-Di-Đà Phật

    Hồng Liên Cư Sĩ.
    Cẩn Bút
     

Chia sẻ trang này