“NỘ KHÍ” của nhà sư Thích phước tiến–Phó ban Văn Hóa Phật giáo Tp/HCM - Phó Tổng Thư ký viện nghiên cứu Phật học - Ủy viên ban hoằng phápTrung Ương GH/PGVN Hơn nữa tháng nay, trên internet xảy ra hiện tượng “chọi đá” dữ dội, nhắm vào nhà sư Thích phước Tiến, trụ trì chùa Tường Vân. Lý do ông sư “thừa đạm” có diện mạo bảnh bao này đã biểu lộ động thái cường nộ và phát ngôn cẩu thả hết sức bất nhã, chẳng khác phường tục lưu hạ đẳng. Khi trả lời những câu hỏi thật khiêm tốn và giản dị của Phật tử bên dưới: “Những bài thuyết trình của Bé Như Ý và nhóm thiếu nhi năng khiếu PGHH có phải là chánh pháp không?”. Liền chạm đến phàm tánh, nhà sư nổi “nộ khí xung thiên” cao có, trợn mắt, khoa tay quá trán,lớn giọng câu mâu,lôi cả hai Tôn giáo bản địa(Cao Đài và PGHH) ra xuyên tạc, phỉ báng cho “đã nư”… Trước khi ông ta ăn thua thẳng tay với lũ trẻ thơ ngây, chỉ đáng là “cháu ngoại” so với tuổi của nhà sư. Xin lỗi, chúng tôi lúc nào cũng “Nên cung kính các tăng sư tu hành chơn chánh” nhưng cũng sẵn sàng giải thích chứng minh điều chánh lý, nhằm khuyên can, ngăn chận những hạng tu hành giả dối, thường dùng tà kiến, tật đố xuyên tạc phỉ báng các tôn giáo khác. “Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, (chúng tôi) phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ”. Xin mời quí độc giả gõ hàng chữ “Thích Phước Tiến 2015, Hòa Hảo có liên quan gì với Phật Giáo” sẽ có ngay chứng cứ đành rành. Để kiểm nghiệm những điều mà cộng đồng 2 tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo hiện đang phản ứng có chánh đáng hay không? Thật không ngờ! cứ tưởng sau hậu quả “Luận văn tốt nghiệp” của tăng sinhThích Thiện Huệ hồi 2012. Đã khiến Học viện PGVN tại TP.HCM phải hứng chịu những cơn “mưa đá”, tan hoang uy tín của bổn viện suốt 3 năm liền (2012-2014) buộc Học viện phải hai lần ra công văn xin lỗi cộng đồng PGHH, mà vẫn còn tồn đọng không ít những cam kết chưa khắc phục dứt điểm. Xem như “Nợ cũ” vẫn còn đó! Đáng lý, đó là bài học “Nhớ đời” cho những ai còn mang lốt áo nhà sư trong PGVN, phải hết sức cẩn ngôn, cẩn hạnh, và dè chừng khi làm MC hoặc thuyết trình trước công chúng. Dè đâu Thích Phước Tiến một nhà sư sở hữu một tu viện đồ sộ (mới chát) với chức vụ P.Ban Hoằng Pháp, viện nghiên cứu PGVN, lại cố tình dẫm chân lên “vết xe đổ” của đàn em cùng một “lò” đào tạo từ Học viện PGVN/TP/HCM cho đến Univer Pune Ấn Độ. Sự luân phiên phá hoại sự đoàn kết các tôn giáo này, của 2 huynh đệ “thiện huệ, phước tiến” có phải từ động cơ “lợi ích nhóm”, hay là cuộc “nhảy rào” đi ngược chủ trương đã từng được Học viện đề cập trong công văn đã hai lần phúc đáp cho BTS/PGHH/TƯ. Đề nghị Hội đồng Trị Sự PGVN và các cơ quan chức năng nên vào cuộc theo trách nhiệm quản lý và giám sát, kịp thời đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng. Tiếp sau đây là phần phản biện. Xin mời quí vị bấm link “Thích Phước Tiến vấn đáp kỳ thứ 25. Từ phút 1h 06 đến 1h 14” để xem lại thật kỹ những biểu hiện trong 8 phút “tật đố”. Với khuôn mặt “tròn vình như tên gọi” đứng sau một tràng hoa tươi thắm được trưng bày trang trọng trải phủ ngang giáp cả bụt giảng, biểu thị lòng ngưỡng mộ của thính chúng đối với một vị sư có chức sắc nổi trội trong hàng lãnh đạo PGVN. Làm như vậy, họ không dám mong đợi được nghe toàn lời đạo lý. Bởi vì ông sư này ít khi tỉnh táo, thường có thói quen cao ngạo và sân nộ vô chừng. Nhưng không đến nỗi phải bị ngộ độc nặng bởi sự lây nhiễm tà kiến, biên kiến, kiến chấp…quá sân si như lần này, từ một nhà sư “phản cảm” quá nặng chất phàm. Này ông Phước Tiến! ông cần gì phải la lớn như vậy, trong khi “mồm mép” của ông vẫn còn kê sát micrô để quát tháo rằng: “Hòa Hảo là Hòa Hảo, Phật giáo là Phật giáo…” Ai đã giành giựt cái danh hiệu Phật giáo, hay muốn dính líu gì với sự nghiệp “Chùa cao Phật lớn” của ông, khiến ông phải sợ hãi mà vội phân ranh nhỏ mọn, một cách thiếu lễ độ và phạm pháp như vậy? Chúng tôi không cho phép ông hay bất cứ ai được tùy tiện gọi ngang xương “Hòa Hảo này Hòa Hảo nọ” trong mọi trường hợp. Vì đạo Phật Giáo Hòa Hảo có Tôn danh “bốn chữ” đầy đủ, và đã có pháp nhân ngang hàng với PGVN và các tôn giáo hợp pháp khác. Còn hơn hẳn PGVN về tính chất siêu phàm của vị Giáo Chủ, cùng với nền Giáo lý Phật pháp chân truyền, khế cơ khế lý, hội đủ yếu tố minh triết, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập và lược tả trong Ngũ thừa Phật giáo và san định rút gọn từ tinh lý Tam giáo. Điều này hơn 166 năm qua PGVN chưa hề có được. Phải chăng vì sự chênh lệch này, đã khiến một số sư sãi PGVN tỏ ra mặc cảm, nên tìm cách này cách nọ bôi bác chỉ trích cho thỏa dạ ghét ghanh? Xin một lần nữa chúng tôi công khai khẳng định với các ông rằng: Phật Giáo Hòa Hảo chính thống thuộc tông phái Phật Giáo bản địa, mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhưng để cho không lẫn lộn với PGVN ngày nay. Đức Huỳnh Giáo Chủ gắn thêm địa danh Hòa Hảo trong tôn danh, để vừa khiêm tốn biểu thị tính chất hiền hòa, hảo hiệp vừa ghi dấu địa danh thanh nhã bao dung của vùng Đất Thánh. Đó là lịch sử hiển nhiên của PGHH không thể tranh cãi, do Thiên lý đã an bài. Dù các ông có bất bình, chống phá cỡ nào thì cũng chỉ như “Tên bắn vào khoảng không” vô ích!. Các ông nên nhớ rằng, xúc phạm đấng Giáo Chủ siêu phàm là phạm ngũ nghịch, chẳng những bản thân đọa Địa ngục, mà còn lây sầu đến Tổ tông nữa! Trong lúc sân nộ tối tăm, ông dùng lời ngụy biện cao rao với luận điệu hết sức vụng về không lối thoát rằng: “ Cao Đài và Hòa Hảo là hai tôn giáo sanh sau, nên giáo lý chỉ vay mượn của Phật giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa, BSKH và các tín ngưỡng dân gian… chứ chẳng có gì mới. Cũng không có truyền thống lịch sử như Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Giê Su, Đức Khổng Tử, nên không thể gọi người lập Đạo mới đầu giữa thế kỷ 20 là Giáo Chủ được.Ông còn dè dặt tạm gọi “một người nào đó” đứng ra tổ chức tổng hợp…” Nếu biết phận mình thuộc loại sư “dựa cột” thà làm thinh, không ai nói ông “câm” và cũng không ai biết mình là ông sư “tu lâu mà vẫn dốt” chỉ nhờ cái vẻ ngoài bóng loáng của lốt áo cà sa vàng hựt. Ông lạm dụng chi cái chức phó Ban hoằng pháp, để phát biểu trịch thượng linh tinh cho tổn thương tổ chức danh giá của viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. Ông hiểu thế nào về danh từ Giáo chủ, thế nào là dòng truyền thừa của Phật giáo ba đời, thế nào là lịch sử Tam giáo, thế nào là Phật giáo bặt truyền, Phật giáo thất truyền, thế nào là giai đoạn chấn hưng. Nhất là phải tự hiểu sự nghiệp Phật giáo không phải là tài sản sở hữu của PGVN hay bất cứ tông phái nào. Mà do Đức Thế Tôn khai sáng để cứu nhân loại. Thế nên bất kỳ tín đồ Phật giáo hay tông phái Phật giáo nào cũng được quyền thừa hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ và truyền bá, trên mọi hình thức. Dựa vào góc độ nào, ông chỉ trích và tranh dành với các tôn giáo tu theo Phật pháp. Ông đừng tưởng PGVN có thế dựa dẫm mạnh, rồi ngạo mạn khinh thường đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Chính Cao Đài và PGHH mới đáng tự hào là tôn giáo có cội nguồn xuất xứ tại Việt Nam. Còn các ông cần xem lại coi có bị lai căn đủ thứ chủng loại thất truyền từ Trung Quốc về (Chùa cao Phật lớn, lầu phướn, xá hạc, pháp khí đàn đẩu trống phách in ỏi âm thinh sắc tướng)? Vào thời Đức Thich Ca, tăng đoàn có sắm sửa, trang hoàng đủ thứ hình tướng như các ông đang sở hữu hiện nay chăng? Chúng tôi sẽ trình bày cho các ông rõ: Thế nào là Giáo chủ, là Tôn giáo, và các điều kiện cần thiết để được công nhận là một tôn giáo thuộc tông phái Phật giáo như sau: - Tôn giáo: Là một tổ chức có giáo lý, tôn chỉ hướng dẫn việc tu hành, làm lành lánh dữ. Dạy con người phương pháp hướng thượng, biết tự giác giác tha theo con đường chân thiện mỹ từ nấc thang đầu đến nấc thang cứu cánh. - Tông phái Phật giáo: Là tôn giáo có giáo lý và tôn chỉ dạy tu theo Ngũ thừa Phật giáo (Nhân,Thiên,Thinh văn, Duyên giác và Bồ tát). - Giáo Chủ: Là vị sáng lập ra tôn giáo và là người đứng đầu tôn giáo. - Tổ sư: Là vị được truyền thừa từ vị Giáo Chủ. Các Tổ sư được truyền tiếp theo liên tục gọi làTổ, Tổ tương truyền như: 27 đời Tổ Thiền tông Ấn Độ và 6 TổTrung Hoa và 13 Tổ Liên Tông Trung Quốc. Dựa vào các định nghĩa khái lược trên, thì khái niệm về Tôn giáo hay được tôn gọi là Giáo Chủ, hoàn toàn không có yêu cầu yếu tố thời gian hay không gian lịch sử lâu mau gì cả. Vậy ông Phước Tiến hãy xem lại cách so sánh chống trái lịch sử vô lối của ông đã (buộc các Giáo chủ phải có quá trinh dài hàng ngàn năm như Đức Thích Ca, Đức Giê Su, Đức Khổng Tử mới được ông “chấp nhận”). Nếu vậy ông gọi hai vị sáng lập đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo bằng danh hiệu gì chánh thức khác thay cho tôn danh Giáo chủ? ông tự làm khổ chính mình trong cách tôn xưng chi vậy? Vậy đạo Phật Giáo Hòa Hảo có đủ các yếu tố của một tông phái đạo Phật và Đức Huỳnh Giáo Chủ rất chính danh được tôn xưng, cả về đạo lý lẫn pháp lý. Vì PGHH hội đủ 8 yếu tố căn bản sau: 1/. Có Đức Giáo Chủ khai sáng: Đức Giáo Chủ có tên tộc là: Huỳnh Phú Sổ, sinh năm 1920 (Kỷ Mùi) tại làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang. Là đấng cứu thế có xác phàm bằng xương bằng thịt. 2/. Có ngày khai sáng là ngày 18 tháng 05 năm Kỷ Mão (1939) được Đức Huỳnh Giáo Chủ tuyên ngôn công khai trong bài “Sứ Mạng”. “Nên ngày 18 tháng 05 năm Kỷ mão, Ta hóa hiện ra ra đời cứu độ chúng sanh. Tuy là nhơn dân mới rõ pháp mà tưởng rằng Ta thượng xác cỡi đồng chớ có dè đâu chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế. Nên phương pháp của Ta tùy trình độ cơ cảm của Tín nữ Thiện nam, trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư vị với Trăm quan”. 3/. Có Tổ Đình là nơi khai sáng Đạo (ngôi nhà Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm, song thân của Đức Giáo Chủ có địa chỉ cũng tại nơi sinh trưởng làng Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang. 4/. Có tên gọi là Phật Giáo Hòa Hảo (không trùng với bất kì tôn giáo nào trong lịch sử các tôn phái Phật giáo). 5/. Có nghi thức thờ phượng đặc trưng Tam Bảo trong nhà là tấm“Trần Dà” và Tam Bảo ngoài trời là “Bàn Thông Thiên” một bàn thờ “Ông, Bà” tương trưng Cửu Huyền Thất Tổ. 6/. Có pháp môn, tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân” tại gia cư sĩ được kiết tập trong quyền “Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý” do Đức Giáo Chủ PGHH lược tả từ Ngũ thừa Phật giáo và san định từ Tam giáo. 7/. Có số tín đồ rất đông đảo, từ cuối năm 1939, gần hơn 2 triệu và tăng dần tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng dân số Quốc gia, đến nay ước đoán gần 8 triệu người. Tương đương số tín đồ PGVN. 8/. Có BTS/PGHH/TƯ và địa phương từ năm 1945. Có cơ sở Thờ tự khiêm tốn từ Trung Ương cho đến các làng mạc xa xôi khắp đồng bằng Nam Bộ. Hiện nay còn có thêm nhiều BTS/PGHH/HN trên nhiều châu lục. Vì đạo PGHH với mục đích nối theo chân truyền vô vi của Đạo Thích Ca ngày trước, nên không khuyếch trương chùa cao, Phật lớn, mà dành tiền cứu trợ dân nghèo. Chứ không phải 8 triệu tín đồ không đủ tiền đua chen với các tông phái khác về kiến trúc đồ sộ. Nếu tính số tiền làm từ thiện của PGHH hằng năm rất khổng lồ, có thể xây được năm bảy ngôi chùa hoành tráng dư thừa. Nhưng theo phương thức tại gia, họ chỉ tạm nương ngụ gia đình, để lo tròn Trung hiếu,Tứ ân, cho vừa vặn với nhu cầu đơn giản, đặng rảnh rang “Tìm kiếm chân tánh của mình” và phụng sự non sông, xã hội. Nói chung Đạo PGHH không thiếu những điều kiện “ắt có và đủ” như các Tôn giáo khác. Chỉ có một thực tế khách quan đặc biệt là: PGHH có bản chất rặt ri là “Phật Giáo truyền thống Việt Nam” đúng nghĩa nhất, từ xuất thân cho đến giáo pháp. Vì PGHH được sinh ra tại Việt Nam, nền giáo lý mang tinh thần nhập thế của “Trúc Lâm Yên Tử”, có công gìn giữ phong hóa thời đại Đinh, Lê, Lý,Trần theo Tôn chỉ Học Phật Tu Nhân. Chứ không có bê nguyên xi Phật giáo Ấn Độ, hay rập khuôn theo Phật giáoTrung Hoa (Đời Đường) để làm của riêng mình theo khuôn sáo khô cứng thiếu sáng tạo cho đến tha hóa biến chất nghiêm trọng ! Thích Phước Tiến! vì lòng tự phụ ông không chịu tìm hiểu các nền đạo bản địa đặc sắc ra sao, chỉ giỏi thói “ganh hiền ghét ngõ”. Đừng tưởng vậy là ngoan, và cũng đừng tưởng hưởng của Tín thí, rồi chỉ lấy lời nói tật đố sân si ngã mạn đi khắp hoàn cầu chỉ trích và giành giựt danh từ Phật giáo với PGHH mà gọi rằng “pháp thí” để đáp nghĩa Đàn Na. Hãy nhớ một điều Ngục A Tỳ không thiếu chỗ dành cho kẻ vong ân và phạm ngũ nghịch tội! Trong bộ đĩa vấn đáp kỳ 25, dài hơn một tiếng rưỡi. Có người hỏi:“Đạo PGHH có dạy về đạo Phật nhưng không thấy thờ Đức Phật” Ông không giải đáp, chỉ gạt ngang rồi phủ nhận cục bộ rằng: “ Hòa Hảo là Hòa Hảo, không liên quan gì với Phật giáo”. Đây là cách bác bỏ rất thù địch, gây chia rẽ cộng đồng Phật giáo anh em. Lẽ ra ông phải ân cần giải nghi cho Phật tử của mình thông suốt rằng: Có nhiều cách thờ kính Tam Bảo chứ không riêng chỉ thờ tượng Phật…còn tùy phương thức thờ theo lý hay sự, theo tâm hay tướng, theo vô vi hay hữu vi…Chẳng hạn như, PGVN thờ tượng Phật là theo sự tướng hữu hình. Còn PGHH thờ “Trần Dà” là thờ Tam Bảo theo lý vô vi “cho lòng tin trở lại tâm hồn”. Vả lại tấm Trần Dà ngoài biểu tượng tinh thần vô thượng nhà Phật về lý, còn về sự thì sắc Dà chính là màu tổng hợp 5 sắc màu của Đạo kỳ Phật Giáo thế giới (xanh, đỏ, trắng, vàng, lục). Ông vội cho rằng“Hòa Hảo không liên quan gì với Phật Giáo” là một sự lầm lẫn đáng thương do lòng ngã chấp hạn hẹp. Bất kỳ Tông phái Phật giáo nào cũng đều có liên quan “máu thịt” với Phật giáo cả. Phật Giáo Việt Nam cũng chỉ là một tông phái nhỏ của Đạo Phật Thích Ca. Chứ đâu phải là Đạo Thích Ca được truyền thừa cho PGVN qua Y Bát cụ chứng. Sau sự bặt truyền của Đức Lục Tổ Huệ Năng, đến giai đoạn Thần Tú hoành hành bá đạo, thì Phật giáo đã hoàn toàn bị “thế tục hóa” không còn ngôi chính thống Thiền Tông sau 33 đời Thánh Tổ nữa. Ở Trung Hoa, lần lượt xuất hiện13 Tổ LiênTông theo các vùng miền ở Trung Hoa. Đến Tổ Ẩn Quang thứ 13 cũng chấm dứt vào đời nhà Thanh. Từ đó Thiền Tông và Tịnh Độ Tông đã chấm hết truyền thừa. Phật giáo bắt đầu thời kỳ tà chánh bất phân. Tại Việt Nam một cơ may có Ngài Trần Nhân Tông ngộ đạo, khôi phục Thiền phái đầu tiên là Trúc Lâm Yên Tử, Ngài được tôn là đệ nhất Tổ Thiền phái Việt Nam. Nhưng rồi dần về sau vẫn không thấy có thêm nhị Tổ, tam Tổ, được truyền thừa, cho đến nhà Nguyễn thời Tự Đức năm 1849 Ngài Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy) xuất hiện khai sáng tông phái Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tư cách một “Dị Nhân” thình lình xuất hiện, không mang vóc dáng nhà sư, cũng không tu học theo Tông phái nào, mà hoát nhiên đại Ngộ và hoằng hóa theo phương thức hoàn toàn mới mẻ so với truyền thống kinh điển. Với tôn chỉ Học Phật Tu Nhân. Đặc biệt dùng Mật giáo (Giáo Ngoại biệt truyền), khai thị cho 12 đại đệ tử đắc pháp thần thông chia nhau hóa chúng. Khi Đức Phật Thầy viên tịch 1856 BSKH không truyền cho đệ tử, mà Phật Thầy lần lược tái kiếp nhiều lần. Phải trải qua gần 100 năm từ Đức Phật Thầy, Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Ông Sư Vãi bán khoai. Đến năm 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ chuyển kiếp như bốn lần trước, nhưng vì là kiếp chót, nhằm vào thời kỳ văn minh khoa học, nên sự “hóa hiện” của Đức Huỳnh Giáo Chủ có xác phàm cụ thể và sự tỏ ngộ cũng được thể nghiệm qua thử thách của các thức giả đương thời. Viết giảng kinh trước mắt mọi người, giảng đạo công khai trước công chúng, trị bịnh tuy có huyền diệu nhưng vẫn có hiệu nghiệm được nhiều danh y thán phục. Nhất là Pháp môn,Tôn chỉ được ĐứcThầy hệ thống hóa bằng “Hiển Giáo” rất tinh tường thứ lớp, khế lý, khế cơ, phù hợp phong hóa truyền thống Việt Nam. Đã thuyết phục được các hàng học giả trí thức Đông,Tây và gần đây được bộ Tự Điển Bách Khoa danh giá nhất thế giới công nhận Ngài là triết gia Việt Nam, đứng vững gần 80 năm giữa thời đại văn minh tiến bộ cực điểm của khoa học. Một bằng chứng lịch sử khá ấn tượng khiến nhiều người ngạc nhiên là: PGHH với tính ưu việt độc nhất, đã tạo ra một vùng Thánh địa mở rộng khắp miền Tây Nam Bộ, thành “đặc vùng đạo đức” nổi tiếng, mà trong cả nước không nơi nào có được. Sự hiện diện và lợi ích thiết thực của đạo PGHH không bút mực nào có thể mô tả tận cùng. Từ kẻ dốt người thông ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng trước mắt. Duy chỉ có thiểu số tăng đồ cố chấp, tỳ hiềm, tật đố…ngắm nhìn bằng cặp kiếng đen qua lăng kính miệng giếng, mới mờ hồ cảm thấy mặt trời luôn xám xịt đó thôi! Ở một đoạn khác Thích Phước Tiến nói rằng:“Phật giáo đã trở thành tín ngưỡng dân gian từ lâu”. Đây là kiểu nói “ẩu” vô căn cứ. Phật giáo lúc nào cũng là một nền triết học siêu việt đệ nhất trong Tam giáo, do đâu ông biến thành “Tín ngưỡng lễ hội” ngang xương như vậy. Ông hãy xem quyển Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội ban hành, ông sẽ rõ về sự giải thích rất khác biệt giữa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo rất xa, một trời một vực. Tôn giáo có tính triết lý, hệ thống tổ chức, khuôn khổ giới luật, phương pháp hành trì…còn tín ngưỡng dân gian chỉ là niềm tin do tập quán, phong tục, văn hóa tâm linh theo truyền thuyết hoặc giai đoạn lịch sử vùng miền. Đặc tính của tính ngưỡng dân gian là không có cá nhân đứng ra sáng lập, không có tôn chỉ, giáo điều, giới luật và phương pháp tu hành. Chỉ phần lớn là sự thờ cúng tri ân, tưởng nhớ anh hùng dân tộc,Tổ tiên, hoặc tín ngưỡng theo truyền thuyết có chánh có tà lẫn lộn…sinh hoạt tín ngưỡng dân gian được biểu hiện qua hình thức thờ cúng, lễ hội. Cơ sở của tín ngưỡng loại hình này là: Đình, Miếu, Lăng, Đền,…Non núi, hang động, hoặc khu di tích… Một ví dụ về tín ngưỡng dân gian như: Lễ hội bà Chúa Sứ Núi Sam, Châu Đốc…đâu có mang hình thức tôn giáo nào. Một ví dụ khác về tín ngưỡng tôn giáo mới của hai tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, đều có giáo pháp, tôn chỉ hẳn hoi. Đầu giữa thế kỷ 20, ngày 15/10/ Bính Dần (1926) đạo Cao Đài được Đức Hộ Pháp Phạm CôngTắc khai sáng tại tỉnh Tây Ninh, Miền Đông VN với hình thức một Tôn giáo mới, Ngài dùng cơ bút Đức Chí Tôn chuyển cơ giáo hóa nhân sanh, theo nguyên tắc thông công giữa Thiên đạo và Thế đạo thành Pháp Chánh Truyền, do sự điều hành của hai cơ quan Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, dưới sự chưởng quản của Đức Chí Tôn nơi ngôi Bát Quái Đài. Vừa xoay chuyển vận hành, vừa lọc lừa tuyển chọn chân tu, qui nguyên Tam Giáo, hiệp nhứt Ngũ chi, theo chu kỳ Tam nguơn. Chứ phải đâu là sự ngẫu nhiên gắn ghép, vay mượn kinh pháp “Từ 80% của Phật Giáo 20% của Nho Giáo và một phần của Thiên Chúa”. Còn qui chụp “Hòa Hảo cũng không ngoài cách đó”, như ông phàm tăng TPT đã lớn giọng ngông cuồng trong đĩa vấn đáp kỳ 25. Xin hỏi ông Lê Thanh Tròn (tục danh)! ông và Ban nghiên cứu Phật giáo Việt Nam đã làm cuộc “thống kê vay nợ” hồi nào mà có số liệu cụ thể phần trăm y như thiệt vậy? Nếu chưa Hội thảo khoa học về đạo Cao Đài và PGHH mà dám “sạo” đưa ra tỷ lệ trắng trợn như vậy là loại “sư man” (sư nói dối). Nếu như mục đích của Đạo Cao Đài là qui nguyện Tam Giáo bằng Pháp Chánh Truyền, đặt nặng cứu cánh Tiên Đạo (Thiên Đạo) đưa nhân sanh đến Hội Long Hoa và cảnh giới Thiêng liêng hằng sống với Đức Chỉ Tôn và Phật Mẫu. Thì PGHH cũng tương tự dựa vào nền tảng Tam Giáo, cốt lõi là vãn hồi đạo Nhân và chấn hưng đạo Phật. Đặt nặng cứu cánh đưa tín đồ đến hai cảnh giới thanh tịnh là Hội Long Hoa và Tây Phương Cực Lạc. Bằng yếu pháp Thiền Tịnh song tu.Tất cả giáo pháp của PGHH được Đức Huỳnh Giáo Chủ lược tả, tinh gọn từ ngũ thừa Phật giáo như: Tứ Ân, Thập Thiện, Bát Chánh, Tứ Diệu Đế, Môn Hoàn Diệt, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Căn lụcTrần,Từ, Bi, Hỉ, Xả. Đặt biệt là pháp môn Tịnh Độ của PGHH mang đặc tính Thiền Tịnh song tu: lìa ngũ trược, phá ngũ uẩn, thắng thất tình, trừ lục dục, tịnh Tam nghiệp…và Trì danh niệm Phật theo tứ oai nghi, (đi, đứng, ngồi, nằm) ngay cả trong sinh hoạt đời sống hằng ngày. Tóm lại: Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đều có một lịch sử hình thành và quá trình hành đạo rất danh chánh ngôn thuận, đồng khai sáng trên đất nước Việt Nam.Có hai đấng Giáo Chủ là bậc siêu phàm thấu đạt Thiên cơ, đạo lý và nhân tâm. Mở đạo đúng thời kỳ thế giới lâm vào hai cuộc đại chiến tranh đệ nhất và đệ nhị vô cùng tàn khốc, đất nước lầm than dưới gót giầy xâm lược. Nhằm khôi phục truyền thống Đạo đức và vận động tín đồ cùng dân tộc đánh đuổi xâm lăng. Trong khi đó PGVN giai đoạn ấy đã đóng góp được gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Để đến khi thống nhất, lại có đủ điều kiện lợi dưỡng hưởng thụ giàu sang “Riêng pháp bảo,riêng chùa,riêng Phật”, nghinh ngang đi đó đi đây xuyên tạc, bôi nhọ, những người “Tôn giáo anh em” các ông đáng lý ra phải tự thẹn chính mình là vô tích sự với non sông dân tộc lúc bấy giờ mới phải. Qua các chứng cứ nêu, đi đến kết luận: Đạo Cao Đài do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc sáng lập thì đương nhiên được tôn là Giáo Chủ; Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập ra đạo PGHH cũng được tôn là Giáo Chủ; Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy khai sáng thì Phật Thầy là Giáo Chủ; Đức Bổn Sư Ngô Lợi cũng đáng tôn là Giáo Chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Điều nầy kẻ mới nhập môn cũng rõ, cớ gì nhà sư P.Ban Hoằng Pháp lại ngây ngô chẳng hiểu! Nếu từ rày ông còn bướng bỉnh ăn nói ngang ngược xúc phạm đạo Cao Đài và PGHH là phá hoại đoàn kết các tôn giáo. Chúng tôi đồng loạt tố cáo ông trước pháp luật. Nhưng lần này chỉ tạm cảnh cáo cho ông được xin lỗi trên đĩa. Xin hỏi ông, xưa nay có Tôn phái nào trong Tam Giáo mà không dựa vào những lời Phật,Thánh,Tiên chỉ dạy hay không? Mà ông chê rằng “Cao Đài và PGHH dựa vào triết lý đã có sẵn, nói mới mà không mới gì cả”. Sao lại không mới về phương pháp giáo hóa cho thích hợp thời đại, ít nhất cũng mới hơn PGVN về cách tu Vô Vi, về tinh thần nhập thế, về hành sử Tứ Ân, xả thân phụng sự đồng bào nhân loại không mưu cầu lợi dưỡng…Luôn đề cao và trung thành theo triết lý Phật Giáo chân truyền “Nối theo chí Thích Ca ngày trước”. Dầu Phật ba đời cũng không rời khỏi chân lý Phật giáo. Về điều này chỉ có bậc đắc đạo, hoát nhiên đại ngộ như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Đức Hộ Pháp mới đúng danh nghĩa Thánh Tăng đại đệ tử của Đức Thích Ca, Đức Ngọc Đế, mới đủ Thánh tâm, Phật trí nối chân truyền và chấn hưng Phật Giáo. Còn hạng ác tăng, tà tăng… chỉ độn vào tăng đoàn phá Phật, nhằm thực hiện lời nguyện năm xưa mà thôi! Còn việc ông nói “Hòa Hảo lấy câu niệm Phật Di Đà làm sở niệm của họ” thật vô duyên tối nghĩa. Câu lục tự này của riêng ai mà lấy. Đức Thích Ca hay Đức Di Đà có bàn giao câu này cho PGVN làm sở hữu chưa, mà PGHH trì danh niệm Phật, ông lại tỏ ra ganh tị tức tối như bị mất phần. Chắc ông tưởng pháp môn Tịnh Độ là giáo sản của PGVN, không ai được rớ tới khi ông và PGVN chưa cho phép chăng? Ông đừng ảo tưởng, từ rày đã có chúng tôi theo sát những bài thuyết trình của ông để tiếp tục có nhận định về ông. Ông còn lạc quẻ đáng kể thêm nữa là, ông nói: “PGHH lấy một phần của đạo Hiếu Nghĩa để làm từ thiện” Nếu luận cho sát sườn là PGHH có nghĩa vụ hệ thống hóa toàn diện giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương mới đúng. Lời của ông quá lục cục lòn hòn, tôi nghe nhiều lần nhưng không sao tóm lược thành câu cho đừng tối nghĩa. Vì cái tâm sân si cực độ nên lời nói cũng khó ổn định văn phạm ngữ nghĩa cho suông. Đã tranh luận quá nhiều về lý thuyết, chắc cũng khó thuyết phục được ông về hiệu quả siêu việt của nền chánh đạo PGHH. Để ông và công luận đủ tin qua chứng cứ khách quan, chúng tôi giới thiệu sự kiện “Phát Huệ” của một tín đồ PGHH hồi thập niên 40, thay cho lời kết. Đó là ông Trần Duy Nhứt, pháp hiệu Thanh Sĩ đã tu tập trong vòng 6 năm (từ 1943-1948) theo phương pháp Học Phật Tu Nhân: “Lấy tâm Phật đạo hành Nhân đạo Nhân đạo hoàn thành đạo Phật siêu” Khi đã phát huệ ông vừa thuyết pháp vừa sáng tác hơn 30 tác phẩm nổi tiếng. Nhất là bộ Hiển Đạo đã từng được giới tăng ni in ấn phát hành và nghiên cứu. Trong khi ông Thanh Sĩ chỉ được xem là một tín đồ trung thành của PGHH, chứ không hề có một chức sắc lớn nhỏ nào trong Giáo Hội. Tín đồ thường của Đức Huỳnh Giáo Chủ còn như thế, thì tự nhà sư TPT cùng đông đảo tăng ni Phật tử hãy tưởng tượng đến bực Thầy như Đức Huỳnh Giáo Chủ thì sự quảng đại thần thông và trí tuệ siêu việt, có phải đến mức “bất khả tư nghị” không? Xin công luận tự do nhận định, để so sánh với sự chỉ trích của nhà sư P.Ban Hoằng Pháp Thích Phước Tiến. Cuối cùng cũng không quên đề nghị nhà sư Thích Phước Tiến, nên tự giác xin lỗi cộng đồng hai tôn giáo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo về những phát ngôn khiếm nhã, được ghi trong youtube “Vấn Đáp…2015”và các đĩa trước đó, có xúc phạm bổn giáo chúng tôi, nếu ông không có cách nào giải thích thuyết phục khác. Xét thấy sự kiện trên ông đã vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 Quốc Hội khóa XI. Ở điểu 1, chương I, xin trích “Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”. Nếu trong vòng 1/2 tháng, ông không đáp ứng yêu cầu trên. Chúng tôi sẽ làm đơn Khiếu nại gửi cơ quan chức năng xem xét, đồng thời nhắc lại số tồn đọng hành chánh mà Học viện PGVN tại TP.HCM và BTS/PGVN tỉnh An Giang, chưa xử lý dứt điểm về vụ việc Thích Thiện Huệ luôn thể. Nguyễn Châu Lang Tân An, Tân Bình, Châu Thành, Đồng Tháp. DĐ 0939600138 Chaulangnguyen.chau@gmail.com - Hẹn kỳ sau sẽ phản biện tiếp về “Bé Như Ý…” - Viết về Hội Long Hoa và số đề tài khác.