Bài 2 : PHÂN TÍCH NHỮNG SAI LẦM TRONG “LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP” CỦA THÍCH THIỆN HUỆ

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi ChinhNghia, 9/8/13.

  1. ChinhNghia

    ChinhNghia New Member

    Bài 2 :
    PHÂN TÍCH NHỮNG SAI LẦM TỘI LỖI
    TRONG “LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP” CỦA THÍCH THIỆN HUỆ


    (Bài này nằm trong loạt bài “Thích thiện Huệ và quyển Luận văn tốt nghiệp Chuyện không mới nhưng chưa cũ”)


    -
    --o0o---

    DẪN NHẬP.

    Đức Huỳnh Giáo Chủ là vị cổ Phật lâm phàm với sứ mạng “lập Đạo cứu đời” Ngài đã chính thức khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) vào ngày 18/5 năm Kỷ Máo (1939) và Ngài đã thành công cách xuất sắc trong công cuộc cứu đời ấy, bằng ba phương pháp: Trị bệnh, Thuyết pháp và Sáng tác Sấm Thi” (Tam độ nhất như). Chỉ trong vòng chưa tròn một năm mà đã có hàng triệu người quy y và trở thành tín đồ PGHH, trong số đó có nhiều người thuộc hàng thượng lưu, nho gia trí thưc…

    Quá kinh sợ trước tài ba, uy tín và một lực lượng hùng hậu tín đồ đông đão của Đức Thầy nên chính quyền đô hộ của người Pháp lúc bấy giờ phải đặt ra kế hoạch “lưu cư” Ngài với ý định đưa Ngài đi xa để không còn hoạt động các mặt như trị bệnh, thuyết pháp, viết Sấm Thi và cho tín đồ quy y được nữa. Thế nhưng người Pháp đã thất bại, kế hoạch của họ thi hành đã bị phản tác dụng, tạo điều kiện cho Đức Thầy có dịp đi truyền Đạo nhiều nơi cách hợp pháp.

    Khó làm cho Hiền Thánh lung lay
    Chỉ tưới nước vun phân cây quí


    Và:Càng đi càng biết nhiều nơi
    Càng đem chơn lý tuyệt vời phổ thông


    Vì sao mà Đức Thầy có được sự thành công vượt trội như thế ? Có gì mà phải lấy làm lạ! Bởi Đức Thầy là một vị Phật từ cõi Phật lâm phàm, Ngài có đủ trí tuệ, biện tài và tùy duyên mà lập Đạo. Vì thế, phương pháp của Ngài đưa ra tất nhiên là phù hợp với từng hoàn cảnh và căn cơ của mọi ngưòi. Ngài cũng đã mạnh dạn làm cuộc chấn hưng Phật giáo, đả phá những hình thức mê tín dị đoan, dẹp gát mọi âm thinh sắc tướng, xiển dương chân truyền của nền vô vi chánh đạo.

    Bỏ dị đoan mới thấy Đạo mầu
    Bớt giả dối gặp người Thượng Cổ
    Đồng dẹp bớt âm thinh sắc tướng
    Lo chấn hưng Phật Pháp mới là


    Bởi vì : “ Nhược dĩ sắc kiến Ngã, Dĩ âm thinh cầu Ngã,
    Thị nhơn hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai ”

    (Nếu dùng sắc tướng mà cầu được thấy Phật, Dùng âm thinh mà cầu được thành Phật; thì đó là người hành theo tà đạo, không thể nào thấy Phật hay thành Phật được – Kinh Kim Cang)
    Cổ Đức nói “Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh, Trung ngôn nghịch nhỉ lợi ư hành” (Thuốc hay tuy đắng miệng nhưng hễ uống thì hết bệnh, Lời ngay tuy trái tai song nếu chịu nghe thì sẽ có lợi cho mọi hành vi).

    Để thực sự làm lợi ích cho chúng sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ sử dụng Sấm Thi bằng lời lẽ giản dị, bình dân tuy dễ nghe dễ hiểu và dễ thực hiện nhưng cũng thẳng thắn, cương trực không né tránh, vị nễ :

    Tiếng gọi đời sông mê hãy lánh
    Chạm lợi quyền giàu có cạnh tranh


    Và : Chốn phật cảnh vắng tanh kẻ tới
    Ta ra đời nên mới đổi thay
    Bởi vì lời lẻ thẳng ngay
    Cho nên chúng nó ghét bài phú thi


    Trường hợp thích thiện huệ kiếm cớ nói xấu Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH bởi vì y là một trong những người thuộc đối tượng được Đức Thầy xây dựng, nhắc nhỡ… Nhưng chẳng may thích thiện huệ lại rơi vào “ê kíp” của những người bệnh mà ghét thuốc đắng, thì chỉ có nước “ôm bệnh xuống mồ” chớ đâu có cách nào khác.

    NỘI DUNG.

    Trong toàn tập luận văn tốt nghiệp của thích thiện huệ có 57 trang (trong đó mất trang 18,19) tổng quát có thể gồm vào ba nội dung chính: mạ lỵ Đức Huỳnh Giáo Chủ, bóp méo Giáo lý PGHH và chê bai tín đồ PGHH. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không nói đến việc thích thiện huệ chưởi mắng Đức Huỳnh Giáo Chủ và cả tín đồ của Ngài. Bởi vì hạng người như thích thiện huệ đã chẳng lượng sức mình “coi trời bằng vung” không sợ thiên lôi, quỉ sứ muốn nói gì thì nói, không cần biết phải trái tội phước là gì? Mở miệng ra thì ngạo mạn khi người, đến đổi dám thẳng tay nói xấu Đức Huỳnh Giáo Chủ, một Giáo Chủ của một tôn giáo lớn tại Việt Nam, có “tư cách pháp nhân” được Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam công nhận, được Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam bảo hộ, hoạt động công khai và rộng rãi, có giá trị pháp lý ngang hàng với Giáo hội PGVN…. Đặc biệt một điều là Giáo hội PGVN luôn chủ trương “hòa hợp tôn giáo” thì thích thiện huệ là một tăng sinh của Học viện PGVN (TP.HCM) tốt nghiệp “cử nhân Phật học” đàng hoàng, một tu sĩ xuất gia của Giáo hội PGVN, thế mà y thực hành trái lại, bằng cách: sỉ nhục Đức Huỳnh Giáo Chủ, bôi nhọ Tôn giáo, Giáo lý PGHH, nói xấu tín đồ PGHH bằng một “Bản Luận văn tốt nghiệp” dày 57 trang.

    Tưởng đâu hành động như thế là trái với chủ trương của Học viện, của Giáo hội PGVN y sẽ bị Lãnh đạo Học viện và Giáo hội khiển trách. Không ngờ bản “luận văn” tội lỗi ấy lại là “thành quả” giúp thích thiện huệ được “khen thưởng” và “đăng quang” tại Khóa IV Học viện PGVN (TP.HCM). Với thành quả đó, vinh dự đó chắc chắn sẽ giúp cho thích thiện huệ tăng cường tính “ngạo mạn” hơn, tật đố, lớn lối, hống hách và khi người hơn. Và cũng chắc chắn rằng thích thiện huệ sẽ không bao giờ biết hành động của hắn là sai lầm tội lỗi, trong khi những sai lầm tội lỗi ấy lại được lãnh đạo “khen thưởng, tán dương” thì rõ ràng đây là một “kỳ công” chớ đâu phải là một “sai phạm”! Với kỳ công đó, ai động tới thích thiện huệ mà được “yên thân” thì mới là “chuyện lạ!”. Nói như thế không phải là không có cơ sở, bởi sự việc xãy ra hơn 10 năm nay (từ năm 2001) và bùng nổ hơn tám tháng nay (từ tháng 11/2012), trong khi Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH lên tiếng, nhiều tập thể, cá nhân tín đồ PGHH và dư luận từ trong nước đến nước ngoài lên tiếng. Với chừng ấy thời gian sẽ có thừa cho lãnh đạo Học viện (TP.HCM) và Giáo hội PGVN xử lý vụ việc. Thế nhưng, vấn đề vẫn “dặm chưn tại chỗ” chưa rõ nguyên nhân… (!?)
    Như thế, tôi cũng chẳng “dại” gì mà động tới sợi lông chưn của thích thiện huệ làm chi, để rồi phải rước họa vào thân, mặc dù rất xứng đáng.. chứ không hề oan uổng!

    Hành vi của thích thiện huệ, xét cho cùng y đã mất “nhân tính” huống gì là “thiện tính” hay “Phật tính”. Y đã bất chấp lời khuyên của Thánh nhân : “Khi nhân tức tự khi kỳ tâm, khi kỳ tâm tức tự khi kỳ thiên, thiên kỳ khả khi hồ!” (Nếu mình mà đem lòng khinh khi người khác, thì cũng chính là mình tự khinh khi cái “tâm” của mình, mà một khi mình đã khinh khi cái tâm của mình cũng đồng nghĩa là mình khinh khi đến Trời, mà Trời thì lại dám khinh khi sao ? – Sách Minh Tâm. Bản dịch Trương Vĩnh Ký tr 30).

    Đức Phật xưa đã từng bị ngoại đạo, gièm pha, chỉ trích thậm chí bị mưu hại. Đức Khổng Tử cũng đã bị Đạo Chích làm nhục, thì nay Đức Huỳnh Giáo Chủ bị thích thiện huệ sỉ mạ thì đó cũng chỉ là “thông lệ” của các đấng cứu thế khi ra đời hóa chúng mà thôi, chúng ta không lấy gì làm lạ, sẳn sàng bỏ qua.
    Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là thích thiện huệ đã cố ý giải thích sai lệch, áp đặt, bóp méo Giáo lý PGHH, thì chúng ta người tín đồ PGHH có bổn phận phải đính chính, kẻo người đời (đời nay cho đến đời sau) không hiểu, thấy “cam lồ” mà tưởng lầm là “nước lã” do tin theo luận điệu của những người ngã mạn có ác kiến, tật đố, kỳ thị nói ra thì thiệt là oan uổng lắm thay !

    Đó, là lý do mà tác giả tôi chấp bút viết bài Phân tích về những sai lầm tội lỗi trong tập luận văn tốt nghiệp của tăng sinh thích thiện huệ nhằm giữ gìn tính trong sáng, thanh cao, nhiệm mầu và giải thoát của Giáo lý PGHH.

    Bây giờ, tôi xin được bắt đầu đi vào phân tích từng đoạn (chỉ chọn một vài đoạn tượng trưng để đính chính) trong tập “luận văn tốt nghiệp” của thích thiện huệ.

    1. Đính chính về việc thích thiện huệ thiếu khách quan và kỳ thị trong đánh giá nhận định của mình.

    Trong tập luận văn thích thiện huệ viết:
    “Trong bài viết “Để hiểu một tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo” Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa đã giải thích một cách lệch lạc cụm từ này như sau:

    “ … Sau mấy phen bị lấn át tư tưởng, Phật giáo lúc bấy giờ đang lâm vào tình trạng chia rẽ trầm trọng, mỗi ngôi chùa như riêng một đạo Phật, mỗi tu sĩ như riêng một nhóm tín đồ. Phật pháp bị lu mờ mất gốc, Tăng, Ni thì sa đọa biếng lười, nhà thiền thì đầy dẫy những sự mê tín dị đoan. Đồng bóng, thầy pháp, thầy bùa, thiêng linh cốt tướng mặc nhiên được đem vào thờ chật nức cả nơi trang nghiêm Phật pháp”
    “Muốn hướng thượng tinh thần cho cái xã hội vô cùng xuống dốc ấy để kịp thời tiếp nhận các biến đổi lớn – bởi đó là lẽ mất còn ngàn đời một thuở – nên Người quyết khai đuốc từ bi hướng dẫn đám con lành đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang, kỷ nguyên khắp bốn biển liên dây hòa hảo”.

    “Chúng ta có thể tạm thời chấp nhận sự giải thích của Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa về hai chữ Hòa Hảo là : “Gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang” và “Khắp bốn biể liên dây hòa hảo”. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự giải thích mang tính bịa đặt, không cơ sở về từ Phật giáo : “Phật giáo lúc bấy giờ đang lâm vào tình trạng chia rẽ trầm trọng, mỗi ngôi chùa như riêng một đạo Phật, mỗi tu sĩ như riêng một nhóm tín đồ, Phật pháp bị lu mờ mất gốc, Tăng Ni sa đọa biếng lười”.

    “Căn cứ vào lịch sử Phật giáo Việt Nam, chưa bao giờ chúng ta thấy có một Phật giáo bị “lu mờ mất gốc” để bị thay thế một tôn giáo khác, Phật giáo Hòa Hảo”. Rất tiếc, thời kỳ mà Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa cho là Phật giáo bị lu mờ thì lịch sử lại cho biết Phật giáo đang trong thời kỳ phục hưng tức từ khoảng năm 1930 đến năm 1945”.
    “Nhận định về Phật giáo thời kỳ này, Nguyễn Lang trong cuốn “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” cho biết :
    “Đứng về phương diện Phật học ta có thể nói rằng phong trào đã đạt nhiều kết quả. Sự có mặt của các tạp chí bằng quốc ngữ và một số kinh sach phổ thông về Phật học và những kinh bản bằng quốc ngữ như Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm… đã làm cho sự học Phật trở nên dễ dàng đối với đại chúng. Thêm vào đó những buổi diễn giảng Phật pháp đã tạo cơ hội cho nhiều người làm quen với Phật pháp… Ngày xưa các cụ đi chùa chỉ để lễ bái, tụng kinh, học ăn chay làm việc phúc thiện, bây giờ các cụ có thể hiểu thế nào về Phật, Pháp, Tăng, thế nào là Tam Bảo, thế nào là Tam Quy, Ngũ Giới, Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên. Sự thành công của các tạp chí Phật học cũng là sự thành công của quốc ngữ vậy”
    (Chương I mục III tr 6,7).

    Đính Chính.
    Đại ý đoạn văn trên thích thiện huệ cho rằng Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa “giải thích một cách lệch lạc – bịa đặt” về việc Phật giáo suy đồi, chứ thực ra đó là thời kỳ “Phật giáo phục hưng” giai đoạn 1930 – 1945.

    Căn cứ nội dung trên chúng ta thấy thích thiện huệ có những khuyết lỗi và sai lầm như sau:
    Thích thiện huệ thẳng thắn bác bỏ cách giải thích của ông Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa đồng thời ủng hộ cách giải thích của Nguyễn Lang về vấn đề Phật giáo suy đồi và phục hưng của giai đoạn 1930 – 1945.

    Vấn đề này thích thiện huệ mắc phải cái lỗi “cố chấp, thiếu khách quan, phiến diện” về việc phê bình ông Bach Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa. Bởi lẽ, ba ông Bạch Diệp, Nguyễn Trung Nghĩa và Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh) đều là những người trang lứa về tuổi tác và cùng sống, làm việc cùng thời gian. Chỉ có điều Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa là cư sĩ trí thức tín đồ của PGHH, còn Nguyễn Lang là xuất gia tăng sĩ trí thức của PGVN, đương nhiên là những vị ấy khi nói ra, viết ra đều có cơ sở của riêng mình. thích thiện huệ là hậu sanh biết gì mà lại khẳng định việc đúng sai của những người tiền bối. Nếu như gặp phải trường hợp như vậy, thích thiện huệ phải bình tỉnh, khách quan mà tìm hiểu coi những vấn đề khác biệt ấy như thế nào, cớ sao lại đứng một bên rồi hồ đồ khẳng định ? thích thiện huệ đã phạm phải “tà kiến, tà tư duy, tà ngữ và tà niệm” đó là những điều tối kỵ của hàng xuất gia.

    Thích thiện huệ trẻ thơ quá, không hiểu rằng khi nói đến “phục hưng” thì phải biết rằng sự “suy đồi” xuống cấp, đã đến mức cực thấp, buộc người ta phải vùng dậy để làm cuộc phục hưng. Tuy nhiên, phục hưng không có nghĩa là đã thoát khỏi suy đồi, mà chính là từng bước để khắc phục mà thôi. Như thế, Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa nói “Phật giáo suy đồi” Nguyễn Lang (lịch sử) nói “Phật giáo phục hưng” đều là cùng một nghĩa, một ý.

    Trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng chép rằng : “Sau khi thế Tôn nhập diệt… Đến 500 năm rốt sau (tức tính từ năm thứ 2.001 đến năm thứ 2.500 là thời kỳ thứ 5 “Đấu tranh kiên cố”) nhơn loại vì ngã chấp nặng, tự ái nhiều, chẳng những ngoài đời thường xãy ra cảnh tượng tranh đua giết hại lẫn nhau, mà trong đạo cũng lắm kẻ chen lấn trong đường danh nẽo lợi. Giai đoạn này hàng đệ tử Phật tuy nhiều, song đối với tam tạng kinh điển ít người tin hiểu sâu, ít ai thiết tha vì đạo, đi đúng với đạo trên phương diện tự lợi, lợi tha”
    (Thích Thiền Tâm - Phật Học Tinh Yếu tập 2 tr 192).

    Trong đoạn kinh trên, nói vào thời kỳ cách Phật từ 2001 đến 2500 năm, nghĩa là từ năm Phật lịch thứ 2001 đến năm thứ 2500 tức từ năm 1456 đến năm 1956 dl. Thời kỳ năm 1930 đến 1945 đã rơi vào những năm cuối của “thời kỳ đấu tranh kiên cố”. Phật giáo ở vào thời kỳ này mà “không suy đồi” thì té ra không ứng hợp với lời huyền ký của Phật.

    Căn cứ vào mặt lịch sử thì giai đoạn 1930 – 1945 (tính từ mốc 02/09/1945 về trước) là thời kỳ Pháp thuộc. Chính quyền Pháp vì sợ hải trước uy tín và tài năng của Đức Huỳnh Giáo Chủ nên đã thực hiện kế hoạch “lưu cư” Ngài, khi Ngài mới khai sáng nền đạo chỉ mới chưa tròn một năm (18/5 Kỷ Mão 1939 – 12/4 Canh Thìn 1940) đủ thấy rằng đây là thời kỳ còn khó khăn đối với tôn giáo, mặc dù trong thập niên 30, ở Nam Kỳ có Hội Nghiên cứu Phật Học với Tạp chí Từ Bi Âm, ở Trung Kỳ có Hội An Nam Phật Học và Nguyệt san Viên Âm, còn ở Bắc Kỳ có Hội Phật Giáo Bắc Kỳ và Tạp chí Đuốc Tuệ, đồng thời cũng dịch và xuất bản được chừng vài chục bộ kinh bằng chữ quốc ngữ. Tuy nhiên cũng ít người tiếp cận được các loại sách báo này và cũng ít người đủ tiền để mua đọc, một phần khác nữa là người biết chữ quốc ngữ cũng chưa nhiều, cộng với sự kiểm soát của chính quyền đô hộ vẫn còn hạn chế và khắc khe đối với hoạt động tôn giáo của người bản địa. Do đó giai đoạn này (1930 -1945) có thể gọi là thời kỳ “biến chuyển” bước đầu của PGVN lúc bấy giờ (tạm gọi thời kỳ phục hưng) mà thôi, nó đi đôi và gắn liền với thời kỳ “Phật giáo suy đồi” như anh em song sinh không khác.

    Nhận định về Phật giáo suy đồi hay phát triển, ngoài mặt hình thức còn phải nói đến mặt nội dung, nếu như chùa chiền thì nhiều, tăng ni thì đông mà đạo hạnh không tốt, lơ là hành đạo đời sống buông thả, giới luật không nghiêm, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn, dấu hiệu của sự suy thoái đạo đức, nguyên nhân dẫn đến hệ lụy “Phật giáo suy đồi” hay nói cách khác đó là “hiện tượng Phật giáo suy đồi”.

    Về vấn đề này chúng ta có thể tham khảo một đoạn trong bài viết của học giả Trần Văn Chánh với nhan đề “Tản mạn khả năng tự suy thoái của Phật Giáo” đăng tại Wadsite: http \ thuvienhoasen.org ngày 17/10/2011.

    “Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo. Còn theo số liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì cả nước có đến gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, chiếm phân nửa dân số; có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường... Báo chí, sách vở truyền bá giáo lý Phật giáo cũng được xuất bản ngày một thêm nhiều, giúp cho Phật pháp có điều kiện lan tỏa, hoằng dương, thâm nhập ngày một thêm sâu rộng vào cuộc sống”.

    “Nếu chỉ nhìn trên các con số thông kê đơn thuần thì Phật giáo Việt Nam như vậy cũng đang hưng thịnh và đáng phấn khởi, nhưng nếu nhìn theo một chiều sâu hơn để đi vào đánh giá thực chất của đạo Phật thì lại còn lắm điều phức tạp nữa phải bàn, bởi sự phát triển về hình thức giáo hội và số lượng tăng ni Phật tử chưa phải là yếu tố căn bản quyết định đủ để nói lên thực chất của vấn đề đang xét và có thể sẽ có những quan điểm đánh giá rất khác nhau tùy theo chúng ta muốn xem xét đạo Phật trên cơ sở chú trọng bề nổi hay thực chất nội dung sâu sắc từ bên trong. Vì thật ra, chất lượng thực chất của đạo Phật nói một cách đơn giản nhất chính là sự giác ngộ và tu chứng nhiều hay ít trong hàng ngũ xuất gia, chứ không phải có thật nhiều tự viện cùng số lượng nhà sư đông đảo nói chung, hoặc có thật nhiều nhà sư trẻ đỗ được các cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ từ Ấn Độ, Đài Loan… du học trở về”.

    “….Chúng ta cũng không thể không trung thực nhìn nhận rằng, hiện nay, trong các giới tu sĩ xuất gia, những hiện tượng tiêu cực qua một số hành vi vi phạm vào các giới của sa di, tì kheo… đi cùng với nếp sống trái hẳn đạo lý nhà Phật, là tương đối phổ biến, Thậm chí cá biệt ở một số ít nơi nào đó, vẫn còn có những biểu hiện sa sút nặng nề hơn như trai gái, rượu chè, hút xách….”

    (Đọc giả có thể xem thêm bài viết này, tại địa chỉ nói trên để có thêm nhiều thông tin thú vị – Riêng thích thiện huệ cũng cần nghiên cứu lại vấn đề này).

    2. Đính chính về việc thích thiện huệ cho rằng Phật giáo Hòa Hảo không phải là “Phật giáo”.
    Trong luận văn thích thiện huệ viết :
    “… chúng ta không nên dùng danh từ Phật giáo trong Phật giáo Hòa Hảo. Bởi vì, tôn giáo này : thứ nhứt nó không phải là một tông phái Phật giáo ; thứ hai, tư tưởng của nó không mang tính Phật giáo, tức không phù hợp với những lời Phật dạy. Do đó nếu chúng ta dùng đạo này với danh từ Phật giáo ắt hẳn sẽ gây sự ngộ nhận cho nhiều người rằng đây là một tông phái Phật giáo”.
    (Chương I mục III tr 8).

    Đính Chính.
    Riêng cá nhân thích thiện huệ có cho rằng Phật giáo Hòa Hảo có phải là “Phật giáo” hay không thì tùy theo sự tín ngưỡng của huệ. Chỉ tiếc một điều huệ là người có ăn học đàng hoàng mà một kiến thức sơ đẳng của một nhà tu lại cũng không biết.

    1/ Phật giáo Hòa Hảo làm gì là một “tông phái” của đạo Phật ? bởi người sáng lập PGHH đâu phải là một Tăng sư hay một cư sĩ của Phật giáo, rồi từ trong Giáo hội của Phật giáo mới tách ra thành lập một tông phái riêng, thí dụ : Pháp Hoa tông, Thiền tông, Mật tông vv điều đó đâu cần thích thiện huệ phải đặt ra.
    Mà PGHH chính là một “Tôn giáo” (chớ không phải tông phái) một tôn giáo độc lập có Giáo Chủ có Giáo danh, Giáo lý; có tông chỉ, có chân lý, pháp môn, có giới luật, nghi thức thờ phượng, lễ bái… và có “tư cách pháp nhân” có Hiến chương và đường hướng hành đạo hẳn hòi. Là một tôn giáo như những tôn giáo khác… mà chính Giáo hội PGVN cũng thừa nhận, nghĩa là PGHH đủ, thậm chí hoàn toàn đầy đủ tiêu chuẩn của một “Tôn giáo”. Thế nhưng thích thiện huệ lại không hiểu điều đó. Chỉ một kiến thức sơ đẳng như vậy mà thích thiện huệ cũng không biết, vậy mà lại lớn lối khua mồm nói về “thực chất của đạo Hòa Hảo”.

    2/ thích thiện huệ cho rằng PGHH không phải là “Phật giáo”. Điều này lại càng thấy “kỳ lạ”! trong khi Giáo lý của PGHH có dạy pháp môn Tứ Diệu Đề (Tứ Diệu Đế), Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, phá Ngũ uẩn, diệt Lục Căn Lục Trần, tu Tứ Ân, Thập Thiện, Tịnh Độ, Thiền Tông, Tu Phước, Tu Huệ, thậm chí thực hành Bốn Đại Đức Từ Bi Hỷ Xã (tứ vô lượng tâm) của Phật… như vậy mà không phải “Phật giáo”, thì thử hỏi như thế nào mới là Phật giáo ?. Nếu như các pháp kể trên của Giáo lý PGHH thích thiện huệ cho là không phải Phật giáo, cũng đồng nghĩa hễ Giáo lý nào có các pháp như thế thì sẽ bị thích thiện huệ bác bỏ, cho là không phải Phật giáo.

    Ban Nghiên cứu, Ban Hoằng Pháp của Giáo hội PGVN phải khẩn cấp kiểm điểm lại toàn bộ Giáo lý của mình : Kinh, Sách, Giáo trình, tài liệu vv để kịp thời loại bỏ những pháp môn nói trên ra khỏi Giáo lý của PGVN, nếu không PGVN coi chừng sẽ không phải là “Phật giáo” và cũng để tránh thiên hạ ngộ nhận rằng PGVN là “Phật giáo”. Như thích thiện huệ đã khẳng định.

    3. Đính chính về việc thích thiện huệ cho rằng Phật giáo Hòa Hảo không có “chân lý”.
    Trong luận văn thích thiện huệ viết :
    “Theo quy luật phát triển tư tưởng, chúng ta không có quyền phủ nhận tính kế thừa : Tư tưởng ra đời sau có quyền thừa hưởng tinh hoa của những tư tưởng khác có trước nó, tuy nhiên, nó phải đảm bảo được tính chính xác, cao hơn và tiến bộ hơn”

    “ Xét trên bình diện này, Hòa Hảo là một tôn giáo thành lập cách đây không lâu, lẽ ra trong kế thừa nó phải có tính sáng tạo khi có sự ảnh hưởng hay tiếp nối tư tưởng, mà hầu như toàn bộ giáo lý của đạo này, nói chung, đều là sự vay mượn lẫn lộn, thiếu trung thực, thiếu sáng tạo từ những tư tưởng của các tôn giáo có trước như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài giáo… trong đó chỉ có 3 hệ thống tư tưởng của Phật Khổng Lão là có ảnh hưởng sâu đậm đến sự hình thành giáo lý đạo Hòa Hảo. Cho nên, trên lập trường tư tưởng tôn giáo này hoàn toàn không có chỗ đứng” (Chương I mục IV tr 8).

    Đính Chính.
    Theo thích thiện huệ thì PGHH không có “chân lý” bởi vì tất cả những gì PGHH có thì đều là “vay mượn” và PGHH cũng không là “cái gì” cả, bởi trên lập trường tư tưởng, PGHH không phải triết học, không phải giáo dục, không phải tôn giáo, không phải tông phái… nghĩa là về mặt tư tưởng PGHH hoàn toàn không có chỗ đứng.
    Nếu như nói “về mặt tư tưởng PGHH hoàn toàn khong có chỗ đứng” thích thiện huệ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì tam giáo Phật Lão Nho là bản sắc tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, mà đặc biệt là Nho và Phật đã gắn liền với đời sống xã hội và tín ngưỡng tâm linh. Nếu một tôn giáo ra đời tại Việt Nam mà lại có chủ thuyết riêng đứng ngoài vòng của tam giáo thì chẳng biết tôn giáo đó dạy được ai, có tồn tại hay không? và chắc chắn nhà nước Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận. Một tôn giáo như thế mới hoàn toàn không chỗ đứng.

    Chứ như PGHH ra đời 74 năm và bất kỳ ở giai đoạn lịch sử nào PGHH vẫn có một vị thế (chỗ đứng)vững vàng, bởi giáo lý và phương pháp hành đạo của PGHH hoàn toàn phù hợp, nên luôn được nhà nước ủng hộ và các giới người trong xã hội hoan nghênh. Thế nên PGHH chẳng những chỉ đơn thuần có chỗ đứng mà là đứng ở vị thế quan trọng và bền vững. Cụ thể là hiện nay (2013) đã có 23 tỉnh, thành phố có tín đồ PGHH, 15 tỉnh có Ban Đại Diện PGHH là hệ thống giáo hội cấp tỉnh,TP và trên 380 Ban Trị sự PGHH là giáo hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), và con số này vẫn còn tăng lên theo từng năm tháng.

    Còn như nói PGHH không có chân lý, hầu hết là vay mượn của các tôn giáo khác, mà cụ thể là vay mượn giáo lý của tam giáo Phật Lão Nho, thì thích thiện huệ lại vướng phải một sự sai lầm quan trọng. Nếu nói PGHH không có chân lý cũng đồng nghĩa là PGHH không có giáo lý, vậy 74 năm nay PGHH hoạt động bằng những gì, truyền bá những gì, dạy tín đồ tu tập những gì ? Chính bản thân thích thiện huệ còn dẫn ra những câu, những đoạn giảng trích từ Giáo lý PGHH như quyễn Giác Mê Tâm Kệ, Khuyến Thiện, Kệ Dân Của Người Khùng vv trong khi giáo lý PGHH tổng quát gồm có sáu quyển (6.Q) thuộc phần Sấm Giảng Giáo Lý và hai trăm hai mươi mốt bài Thi Văn (221 bài) thuộc phần Thi Văn Giáo Lý. Nếu như thật sự PGHH không có chân lý, không có Giáo lý thì chẳng biết thích thiện huệ lấy gì để mà “phê phán” lung tung với một bản luận văn gồm 57 trang đầy tội lỗi này ?.

    Mặt khác, thích thiện huệ cũng cần có sự hiểu biết mặc dù chỉ “sơ đẳng” thôi để đủ hiểu rằng PGHH là một tôn giáo “nội sinh” một nền tôn giáo dân tộc, pháp tu thì “thực tế” nhưng cứu cánh cũng vẫn là “giải thoát, cao siêu”. Mà đã là một tôn giáo nội sinh xuất phát đầu tiên từ tinh thần và tình yêu dân tộc, thì lẽ đương nhiên PGHH cũng phải ‘lập giáo” trên nền tảng của “tam giáo” chứ không thể nào khác hơn được Trong tam giáo ân cần mở Đạo (lời Đức Huỳnh Giáo Chủ), đây là một quy luật tuy bất thành văn nhưng không thể vượt ra ngoài mà tồn tại hoặc phát triển được. Đức Huỳnh Giáo Chủ là một vị Phật lâm phàm và lập Đạo tại Việt Nam thì nhất định Ngài nắm vững quy luật này và cũng từ cơ sở đó Ngài đã thành công vượt trội.
    Sự thật Giáo lý của PGHH là dựa trên cơ sở của tam giáo đó là tính “khế lý” nhưng PGHH cũng có tính “sáng tạo” là đặc trưng của PGHH thì đó là tính “khế cơ”. Thí dụ: Tôn chỉ của Giáo lý PGHH là Học Phật Tu Nhân, ngôi Tam Bảo chỉ thờ bức Trần Dà chứ không hình tượng, Công phu thì lễ bái, niệm Phật chứ không tụng kinh gõ mỏ, cúng Phật chỉ cúng bông hoa, nước lã và nhang chứ không cúng cơm cháo chè xôi bánh trái, chủ trương lấy Tu Nhân làm nền móng để tiến lên quả giải thoát…vv và vv... thế mà thích thiện huệ lại cho rằng PGHH không có tính sáng tạo? Đặc biệt hơn, thích thiện huệ còn cho rằng PGHH không có chân lý, như thế cũng đồng nghĩa thích thiện huệ phê bình giáo lý của tam giáo không phải là chân lý. Điều này khiến mọi người lấy làm lạ, thử hỏi họa chăng chỉ có thích thiện huệ mới có chân lý, nhưng thích thiện huệ học ở đâu mà y có chân lý? vì chẳng lẽ cái “chân lý” của thích thiện huệ có lại học được từ Học viện PGVN tại TP.HCM?

    Rõ ràng vì tính “chấp ngã” cao thích thiện huệ không hiểu, không dám hiểu, hoặc cố tình từ chối không dám nói lên sự thật về Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH, vì sợ rằng nói lên cái tốt cái hay của người khác (PGHH), cũng có thể là đồng nghĩa với sự chấp nhận cái xấu cái dỡ của mình! (không phải như vậy đâu thích thiện huệ nhỉ). Nhưng đối với kẻ kiêu căng ngạo mạn như thích thiện huệ thì không thể làm được điều đó. Cho nên thích thiện huệ mới cố gắng tìm mọi cách để giải thích sai lệch về Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH hầu dối gạt những người chưa hiểu, chưa gần gủi, chưa tiếp cận với Giáo lý và tín đồ PGHH, để may ra dối gạt được người nào hay người nấy. Nên thích thiện huệ đã gượng ép đưa ra cái gọi là “thực chất giả tạo” để che đậy cái “thực chất chân thật” của PGHH, hầu đánh lừa dư luận và quần chúng. Chứ thích thiện huệ đâu đủ khôn ngoan mà nghĩ rằng “Nói xấu Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH cũng đồng nghĩa nói xấu chính bản thân mình…” Ngược lại, càng nói xấu Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH chừng nào thì danh thể của Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH càng cao thêm chừng nấy, mà bản thân thích thiện huệ càng bị hạ thấp (một ngón chỉ người ta, ba ngón chỉ mình). Bởi Đức Huỳnh Giáo Chủ là một bậc “thiên tài” một vị “Giáo chủ” trẻ tuổi tài ba cả thế giới đều biết; Danh thể của PGHH cũng bay khắp hoàn cầu, được nhiều học giả trong và ngoài nước tán dương, nễ phục ! Còn thích thiện huệ chỉ là kẻ “vô danh tiểu tốt” tài cán gì chẳng qua vì “tự ái” rồi liều mình đem sức “chấu chống xe” và rồi sẽ dẫn đến hậu quả thế nào cũng không cần phải nói đến.
    Về điều này Thánh nhân đã từng khuyến cáo : “Ác nhân mạ thiện nhân, chính như nhân thóa thiên, hoàn tùng kỷ thân đọa” (Kẻ dữ mắng người hiền, giống như người ngữa mặt phun nước bọt lên trời, cuối cùng nước bọt vẫn rơi xuống trên mặt người ấy ? – Sách Minh Tâm. Bản dịch Trương Vĩnh Ký tr 115).

    Mặt khác, vì mang kiếng màu nên thích thiện huệ không thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ là Phật, một vị Phật hoàn toàn đúng nghĩa ra đời cứu độ chúng sinh. Mà đã là Phật thì có đủ trí huệ, biện tài đâu có cái gì mà Phật không thông, không hiểu, (kể cả giáo lý của Tam giáo)? nên hễ nói ra là đúng lý đúng pháp. Nếu nói về đạo Phật thì giống với lời của Phật Thích Ca, nói về đạo Nhân thì y như lời của Đức Khổng Tử, bởi vì, chân lý chỉ có một nghĩa lý thì không hai, nên người xưa nói “chư Phật ba đời cũng chỉ có một miệng”. Do đó, hễ lời Đức Huỳnh Giáo Chủ nói ra tất nhiên là không khác với lời của Phật của Thánh. Cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng “toàn bộ Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý” của Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng chính là “lời của chư Phật của chư Hiền Thánh” vậy.
    Nói rõ hơn, hễ là trí huệ của Phật thì thông hiểu cả vũ trụ vạn hữu, dù là giáo lý của Lão và Nho cũng như những triết lý của các bậc Thánh Hiền khác, kể cả đời lẫn đạo, khoa học hay tôn giáo không có bất cứ tri thức hay triết lý nào mà Phật không biết. Cho nên lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ nói ra tất nhiên là phù hợp với lời của Phật và chư Hiền Thánh, đồng thời cũng là lời của Phật và chư Hiền Thánh nói. Nên Giáo lý PGHH cũng chính là giáo lý của tam giáo.

    Thích thiện huệ trên hình thức vẫn đàng hoàng là hạng xuất gia, tuy không phải hệ “khất sĩ” song chẳng lẽ thích thiện huệ lại dám bác bỏ lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang.
    Tổ Sư nói : “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài dạy gồm cả xuất gia và tại gia, tức là Ngài dạy cả hai pháp của Khổng Tử và Lão Tử, Ngài không chấp một bên nào cả, Ngài giữ mực trung, nghĩa là Ngài có dạy cả hai bên theo nhân duyên. Vậy nên nói : Khổng giáo, Lão giáo là đạo Phật cũng được, hay là đạo Phật là Khổng giáo, Lão giáo cũng được”
    (Chơn Lý (Tập 2) NXB Tôn Giáo Hà Nội 2009. mục Tam Giáo tr.76).

    Như phân tích và dẫn chứng ở trên, rõ ràng thích thiện huệ tận dụng tối đa tính “nhân ngã” tật “kỳ thị” thông qua những ngôn ngữ học được từ trường đời lẫn trường đạo, y viết quyển luận văn này nhằm “triệt tiêu danh thể Đức Huỳnh Giáo Chủ, Giáo lý và tín đồ PGHH”. Những ngôn ngữ của huệ sử dụng không hề có trong “thư viện ngôn ngữ “của xã hội loài người, huống nữa là trong “ngôn ngữ” của tôn giáo ! Nếu không phải như vậy, sao thích thiện huệ ngang nhiên xem thường pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngang nhiên đi ngược lại chủ trương của Giáo hội PGVN, tự đánh đổi giá trị, đời tu của mình bằng những con chữ “rổng ruột” tai hại.
    Nếu nói theo cách của thích thiện huệ, thì huệ đâu có sợ gì vi phạm pháp luật, trái với tư cách phẩm hạnh của một nhà tăng, cũng đâu có sợ gì ngục tốt nấu dầu, căt lưỡi, bởi những lời nói chữ viết của y tất cả đều “vay mượn” của người khác mà! Như : vay mượn từ gia đình, nhà trường, xã hội, các bậc cao tăng, kinh sách vv chứ có cái nào của y đâu mà y sợ tội. Cho đến “bản thân” của thích thiện huệ cũng là vay mượn của “tứ đại” (đất, nước, gió, lửa) chứ có cái nào của y đâu mà y sợ đọa, chí như “linh hồn” của thích thiện huệ cũng chỉ là vay mượn từ “tho, tưởng, hành, thức” cấu thành, tất cả đều là vọng tâm, loạn tưởng chứ có cái gì của y đâu mà y sợ khổ!?

    Ở điểm này, sao thích thiện huệ không dùng từ “tổng hợp” để thấy rõ Giáo lý PGHH gồm nhiếp những tinh hoa của tam giáo, mà lai dùng từ “vay mượn” để áp đặt cho Giáo lý của PGHH là không có chân lý? Rõ ràng thích thiện huệ có dụng ý không tốt (xấu), với dụng ý này dù là đứa trẻ nít cũng vẫn biết được huống hồ là người lớn. thích thiện huệ đã “thua to” tại đấu trường này.

    Tóm lại, ở nội dung này nếu khôn ngoan thích thiện huệ có thể nói : Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khéo rút tỉa tinh hoa của tam giáo, rồi vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội và căn cơ của chúng sinh mà phổ hóa, đây quả thật là cách lập giáo căn bản dựa trên nền tảng “khế lý khế cơ” của nhà Phật đó vậy.

    4. Đính chính về việc phủ nhận Đức Di Đà “ra sắc lịnh”
    Thích thiện huệ trích một đoạn Sấm Giảng rồi đưa ra nhận xét lệch lạc.

    Đức Di Đà truyền mở Đạo lành
    Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh
    Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy
    Nên khổ lao Khùng không có nại
    Miễn cho đời hiểu đặng Đạo mầu
    Nên khổ lao Khùng không có nại
    Miễn cho đời hiểu đặng Đạo mầu
    Ai muốn tầm Đạo cả cao sâu
    Thì hãy dẹp tánh tình ích kỷ
    Mau trở lại đừng theo tà quỉ
    Tham Sân Si chớ để trong lòng
    Phải giữ lòng cho được sạch trong
    Mới thoát khỏi trong vòng bịnh khổ”

    (Kệ Dân của Người Khùng)

    “Khi nhìn thấy hình ảnh đức Phật Di Đà mà HPS đã diễn tả ở trên, lòng tôi cảm thấy phát sanh sợ hải, và chắc chắn tôi sẽ không bao giờ dám phát nguyện tu hành để được sanh về thế giới của Ngài”.

    “Đức Phật sao lại quá cao xa đầy quyền uy thế lực như một đấng quân vương có thể sai khiến bất kỳ thần dân nào làm gì cũng được? Và hình như Ngài không có sự gần gũi chúng sanh như các vị Phật, Bồ Tát khác? Nên dù có thương xót chúng sanh Ngài cũng chỉ “ra sắc lịnh” cho HPS xuống trần giáo hóa, đặc biệt là chỉ giáo hóa chúng sanh sống ở miền Nam nước Việt”
    Khùng vưng lịnh Tây Phương Phật Tổ
    Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ


    “Theo tôi, Đức Phật mà HPS vừa diễn tả ở trên là một Đức Phật bất công. Nếu thương xót chúng sanh trong cõi Ta Bà này thì tại sao Ngài chỉ ra sắc lịnh cho HPS chỉ giáo truyền ở Nam Kỳ mà không phải là cả nước hay rộng ra các nước? Chẳng lẽ HPS không đủ khả năng hay những chúng sanh ở nơi khác không biết tu ? ”
    (Chương I mục IV tr 10).

    Đính Chính.
    Qua những lời lẽ mỉa mai trên của thích thiện huệ, tác giả có ý kiến sau :

    1/ Lời diễn tả về Đức Phật A Di Đà của Đức Huỳnh Giáo Chủ thật rõ ràng và chính xác, tuy nhiên cũng bởi “tà thần bất cảm chánh” nên thích thiện huệ khi nghe qua bèn đăm ra sợ hải! Mặt khác, vì muốn vu khống cho Đức Huỳnh Giáo Chủ mà thích thiện huệ vô tình đưa ngôi vị “Pháp vương vô thượng tôn” của Đức Phật A Di Đà xuống ngang hàng với một ngôi quân vương bình thường của thế gian, thật vô cùng tội lỗi.
    Trong nhà Phật cũng đã xác định rõ ràng về nhân sinh quan cho đến thế giới quan trong Phật giáo để chúng sinh mở tầm kiến thức. Thí dụ : Cõi địa phủ thì có Diêm vương cai quản, cõi nhân gian thì mỗi quốc gia đều có một vị Quốc vương cai trị, trên Quốc Vương thì có Chuyển Luân Thánh vương thống lãnh, cõi thiên giới thì mỗi cõi trời đều có một vị Thiên vương làm Thiên chủ, còn ở các cõi Tịnh Độ (cõi Phật) thì cõi nào cũng có một Đức Phật làm Giáo chủ, Đức Phật đó kêu là Pháp vương. Nói rõ hơn, mỗi Đức Phật chính là mỗi vị Pháp vương, vì Đức Phật nào cũng trang nghiêm một cõi Phật (Tịnh Độ) và làm Giáo chủ của cõi Tịnh Độ đó mà giáo hóa các hàng thánh chúng của mình. Và hễ là Phật thì là bậc cao nhất đối các cõi trong cả “tứ thánh, lục phàm” này.
    Chính vì vậy mà trong bộ “Tỳ Ni Hương Nhủ” có lời tán thán Đức Phật:

    “Pháp vương vô thượng tôn, Tam giới vô luân thất,
    Thiên nhơn chi đạo sư, Tứ sanh chi từ phụ”

    (Phật là tột cao ở ngôi Vua pháp, trong ba cõi không thể có ai dám sánh, Là bậc thầy của cõi trời và cõi người, là cha lành của bốn loại chúng sinh).


    Trên đây là chân dung của một Đức Phật, tuy nhiên trong vô lượng Đức Phật “vô thượng tôn” ấy thì Đức Phật A Di Đà lại là bậc “tối vô thượng tôn” cao hơn tất cả vô lượng Phật. Trong bài Kệ Tán Phật A Di Đà chép rằng :

    “Thập phương tam giới A Di Đà đệ nhất,
    Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh,
    Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn”


    (Khắp mười phương và trong ba cõi thì Phật A Di Đà là hạng nhất, Ngài dùng 48 đại nguyện mà trang nghiêm cõi Tịnh Độ đặng tiếp dẫn chúng sinh, Với chín phẩm hoa sen tạo điều kiện dễ dàng để các chúng hữu tình đều được giải thoát)
    Cũng trong bộ Tỳ Ni nói trên chép thêm : “Thế gian dĩ Luân vương vi tôn, xuất thế gian dĩ Pháp vương vi tôn” (Thế gian thì bậc Chuyển luân thánh vương là cao nhất, (cao hơn các bậc Quốc vương bình thường) còn xuất thế gian thì đấng Pháp vương (Phật) là cao nhất).

    Thích thiện huệ vì lòng đố kỵ đối với PGHH cố tình hạ thấp từ vị trí tột cao là “Pháp vương” của Phật Di Đà xuống vị trí tột thấp là “Quốc vương” (quân vương) như một chúng sinh ở thế gian. Hắn còn chê Đức Phật Di Đà là bất công, thiếu lòng từ bi cố tình xa lánh chúng sinh, dám phê bình Đức Phật Di Đà sao mà còn ỷ vào quyền uy thế lực, không giống tư cách của một vị Phật ? (dựa theo ý của thích thiện huệ đã dẫn ở trên).
    Rất tiếc, tác gia vì quá ngu dốt nên chẳng biết “phong” cho thích thiện huệ là hạng người nào cho tương xứng? Dẫu mà “tặng” cho thích thiện huệ danh hiệu “nhứt xiển đề” cũng sợ rằng người ta cho tác giả tôi là vị thân vị kỷ ? Về việc phong tặng này tác giả xin nhường lại cho bàng quan thiên hạ “bỏ phiếu” thông qua cho nó được “công tâm - minh bạch” và “dân chủ” hơn.
    Chẳng lẽ ngôi Pháp vương “tối vô thượng tôn” Đức Phật A Di Đà không có một chút “tư cách” nào cả của một vị Giáo chủ. Chính Đức Phật A Di Đà vì lòng từ bi rộng lớn, đã khổ hạnh tu hành để trang nghiêm Tịnh Độ mà tiếp dẫn chúng sinh. Ngài Vân Thê bảo rằng : “Ở nước Cực Lạc cõi Tịnh Bang, không có giây phút nào mà chẳng có chúng sinh từ mười phương vãng sinh về cõi này” (“Cực Lạc Tịnh Bang vô thời bất vãng” - Di Đà Sớ Sao tập 2 tr 264).

    Điều đó, chứng tỏ rằng có nhiều vị Phật ra đời xương minh pháp môn Tịnh Độ, giới thiệu chánh báo và y báo của cõi Tịnh Độ chứ đương không làm sao mà chúng sinh biết được, thậm chí các hàng Bồ Tát còn chưa hề biết về Phật A Di Đà về cảnh giới Tịnh Độ và pháp môn tu tập để được vãng sanh về cảnh giới ấy. Thế nên tại pháp hội Kỳ Viên Đức Phật Thích Ca vì lòng từ bi mà “tự thuyết” về “y báo” và “chánh báo” của cõi Tịnh Độ chứ có ai biết gì về duyên cớ này mà thưa hỏi.

    Kinh A Di Đà chép rằng : “Này Xá Lợi Phất từ đây mà đi về hướng Tây vượt qua mười muôn ức cõi Phật, có một thế giới kêu là Cực Lạc, ở cõi ấy có Đức Phật hiệu là A Di Đà, Ngài hiện đang thuyết pháp ở đó”
    “Này Xá Lợi Phất ! Cõi ấy vì sao mà kêu là Cực Lạc? Bởi ở tại nước ấy tất cả chúng sinh đều không có khổ, toàn hưởng mọi thứ an vui, nên kêu là Cực Lạc”.
    “Này Xá Lợi Phất ! Ý ông thế nào ? Tại sao Đức Phật ấy hiệu là A Di Đà ? Bởi quang minh của Đức Phật ấy sáng suốt vô lượng, chiếu đến các thế giới ở mười phương không bị ngăn ngại. Vì vậy, nên hiệu của Ngài là A Di Đà”. Đời sống của Đức Phật ấy và Nhân dân trong nước của Ngài là vô lượng vô biên, A tăng kỳ kiếp (tức không thể đếm tính). Vì vậy, nên hiệu của Ngài là A Di Đà”….


    Đức Phật Thích Ca là một trong nhiều Đức Phật thị hiện ra đời chỉ ra pháp môn Tịnh Độ và khuyến khích chúng sinh tu hành để được vãng sinh Tịnh Độ. Chứ đâu phải Đức Phật A Di Đà lúc nào, cõi nào cũng luôn có mặt ở thế gian để tuyên dương pháp môn Tịnh Độ của Ngài đâu! Bằng chứng là hiện nay tín đồ nhà Phật tu môn Tịnh Độ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà cầu vãng sanh Tịnh Độ vv tất cả đều là do Đức Thích Ca giới thiệu và dạy bảo !
    Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng thế, là một trong nhiều vị Phật, thừa lệnh Đức Di Đà nối theo chí Thích Ca, Ngài ra đời dạy đạo những mong cho chúng sinh có điều kiện giải thoát, vãng sanh nên Ngài giới thiệu và hướng dẫn chúng sinh tu môn Tịnh Độ, niệm Phật, thì đây là lòng từ bi và sứ mạng của Ngài, cớ sao thích thiện huệ lại bắt lỗi, lại phê binh ? Bắt lỗi phê bình Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đồng nghĩa bắt lỗi phê bình Phật Tổ Thích Ca và các vị Tổ sư tông Tịnh Độ như Huệ Viễn, Thiện Đạo, Ngẫu Ích, Vân Thê, Mã Minh, Long Thọ… vì các vị này dám đem pháp môn Tịnh Độ của Phật A Di Đà ra truyền dạy !
    Còn như thích thiện huệ bắt lỗi tại sao Đức Phật A Di Đà lại quyền uy quá như một đấng quân vương, té ra Đức Phật A Di Đà là một đấng pháp vương giáo chủ cõi Tây phương Tịnh Độ mà lại chẳng có một chút “quyền” nào của một giáo chủ cả! Hay thích thiện huệ đã tước quyền của Đức Phật A Di Đà hồi nào rồi mà có lẽ Đức Phật A Di Đà Ngài cũng không hay biết, để đến khi phán dạy Đức Huỳnh Giáo Chủ lâm phàm xuống miền Nam nước Việt để mở đạo thì bị thích thiện huệ khiển trách? Cái này là lỗi ở thích thiện huệ. Bởi vì theo thủ tục hành chính thì thích thiện huệ phải ra một “quyết định” tước quyền và ghi rõ ngày quyết định có hiệu lực, đằng này làm thinh rồi bây giờ lại phê phán, thái độ như vậy hoạ chăng chỉ thuyết phục được Diêm vương, quỉ sứ chứ không thuyết phục được ai trên cõi dương gian này đâu mà hòng lớn lối.
    Một điều bất công của thích thiện huệ mà nếu như ai để ý thì sẽ thấy rõ, đó là : Khi Đức Phật A Di Đà sai thuộc cấp của mình là Đức Huỳnh Giáo Chủ xuống đất nước Việt Nam để dạy đạo thì bị thích thiện huệ phê phán : sao mà ỷ quyền ỷ thế sai khiến người này người nọ…
    Còn như Đức Thích Ca sau khi đắc đạo và chuyển pháp luân Ngài đã thu nhận đệ tử gồm 2 hạng người tỳ kheo và cư si.

    Lúc ấy, Đức Phật có sáu mươi đệ tử đều là A la hán. Ngài quyết định phái họ đi khắp nơi để truyền bá chánh pháp. Trước khi họ lên đường, Đức Phật đã động viên họ với lời lẽ như sau : "Hỡi các Tỳ kheo, Ta đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian và xuất gian".

    "Các ngươi cũng vậy, hỡi các Tỳ kheo, cũng đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian và xuất thế gian”

    "Hãy đi! Hỡi các Tỳ kheo, vì lợi lạc của số đông, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của loài Trời và loài người. Các người hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng. Hãy truyền bá đạo pháp, hỡi các Tỳ kheo. Đạo pháp toàn thiện, ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn, hãy tuyên bố về cuộc sống Thánh, toàn thiện và thanh tịnh..." (Kinh Mahavagga 19).

    Về sau Đức Phật còn cho phép Phú Lâu Na đi giáo hóa ở nước Du Lỗ Na là một nước nhỏ bé hẻo lánh, dân chúng ở đó tính tình rất hung bạo có thể dễ dàng nguy hiểm đến tính mạng của đại đức Phú Lâu Na. Vậy mà thích thiện huệ lại không một lời trách móc Phật Thích Ca, kể cũng lạ!? Riêng tác giả tôi cũng vái trời cho thích thiện huệ đừng nhớ đền việc này.

    Vì sao Đức Phật Thích Ca sai đệ tử đi giáo hóa xứ này nước nọ thì được, còn Đức Phật A Di Đà thì không được phép sai ai đi đâu cả?
    Nghĩ lại tôi càng thấy thương Đức Phật A Di Đà hơn nữa. Tuy Ngài ở Tây phương Cực lạc nhưng lúc nào cũng :

    A Di Đà nhìn xem khắp cõi,
    Đang trông cờ mong mõi chúng sanh;
    Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành,
    Đặng tìm kiếm những người hiền đức


    Một Đức Phật từ bi như thế vậy mà thích thiện huệ cho rằng “Ngài không có sự gần gũi chúng sanh như các vị Phật, Bồ Tát khác”. Cũng may là thích thiện huệ “không dám” về Tây phương nên ở Cực Lạc sẽ dư ra một phẩm sen dành để cho những người tu chân chính khác.

    2/ Là một tăng sinh của Học viện PGVN thích thiện huệ lại không biết thuyết “nhân duyên” của nhà Phật, mỉa mai rằng Đức Phật A Di Đà sao lại “bất công” sắc lịnh cho Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ riêng dạy chúng sinh của xứ Nam Kỳ (Việt Nam) mà thôi.
    Trong Kinh Quá khứ Hiện tại Nhân quả (Q1) chép : “Kỳ vận tương chí đương hạ tác Phật tức quán ngũ sự : Nhất giả quán chúng sinh thục dữ vị thục. Nhị giả quán thời chí dữ vị chí. Tam giả quán chư quốc độ hà quốc xứ trung. Tứ giả quán chư chủng tộc hà tộc quý thạnh. Ngũ giả quán quá khứ nhân duyên thùy tối chân chính ưng vi phụ mẫu”
    (Nghĩa là : các Đức Phật trước khi lâm phàm đều có nghĩ đến năm điều sau đây : 1/ Quán chúng sinh : Xét coi trình độ chúng sinh đã thuần thục chưa, có thể tu tập được không. 2/ Quán thời : Xét coi ra đời đã hợp thời chưa. 3/ Quán Quốc độ : Xét coi trong cõi Diêm phù nước nào là trung ương mà chọn ra đời. 4/ Quán chủng tộc : Xét coi dòng họ nào tôn quý đặng sinh vào. 5/ Quán phụ mẫu : Xét coi nhân duyên từ quá khứ ai là bậc chân chính đáng làm cha me).

    Chính vì nhân duyên nên Đức Phật mới chọn quốc độ, lựa thời kỳ và xét căn tánh chúng sinh. Chính vì nhân duyên nên khi thì Phật đản sinh, khi thì Phật nhập diệt.
    Chính vì nhân duyên nên khi thì Phật sai đệ tử này đi giáo hóa nơi này, khi thì sai đệ tử kia đi giáo hóa nơi kia... Chứ như, nếu không phải nhân duyên sao Đức Phật với lòng từ bi rộng lớn lại không thường trụ ở thế để cứu độ chúng sinh, mà phải nhập diệt khi chúng sinh còn luân hồi sinh tử ? trong khi các đệ tử và đại chúng khóc than não nuột cầu Phật tiếp tục ở lại để dạy dỗ họ thế mà Phật lại nỡ ra đi !?

    Sau khi nghe Đức Phật thông báo rằng: ba tháng nữa Phật sẽ nhập diệt. A Nan và đại chúng vô cùng buồn khổ, tất cả đều yêu cầu Phật trụ thế để tiếp tục giáo hóa chúng sinh. Đức Phật an ủi đại chúng rằng: “Ta không phải là Đức Phật đầu tiên giáng thế, mà cũng không phải là vị Phật sau cùng, lúc cần sẽ có một Đức Phật khác xuất hiện để giáo hóa” (Trịnh Văn Thanh – Thành ngữ điển tích Danh nhân từ điển, NXB Hồn Thiêng 1967 tập I tr 334).
    Nếu không phải nhân duyên vì sao Đức Phật lại giáng sinh ở Ấn Độ mà không ra đời ở Trung Quốc hay Liên Xô? Nếu không phải nhân duyên vì sao Đức Phật thuyết pháp mà bốn người khiêng kiệu cho Mạt Lợi Phu nhân (hoàng hậu vua Ba Tư Nặc) đều quay lưng không nghe lời Phật nói.
    Cổ đức nói : “Dược y bất tử bệnh, Phật hóa hữu duyên nhân” (Thuốc dầu hay cũng không trị được người bệnh đã tới số, Đức Phật với lòng từ bi rộng độ chúng sinh cũng không thể độ được người không có nhân duyên với Phật).

    Thời Đức Phật, ở Ấn Độ dân số có đến chín ức người, nhưng chỉ có ba ức người được gặp Phật, ba ức người chỉ có nghe nói đến Đức Phật, còn lại ba ức người không nghe không biết gì về Đức Phật cả.
    Sao Đức Phật là “Thiên nhân chi đạo sư, tứ sanh chi từ phụ” (Đức Phật là bậc thầy của cả các hàng trời và loài người, là đấng cha lành của cả bốn loài chúng sinh) Thế mà chỉ riêng nước Ấn Độ là nước của Ngài mà Ngài cũng chỉ độ được có một phần ba mà thôi. Như thế Đức Phật của chúng ta không đủ tài để độ? hay là sáu ức người còn lại không thể biết tu? Điều này chẳng biết thích thiện huệ có cho rằng Đức Phật Thích Ca là “bất công” hay không? Một lần nữa,vái trời cho thích thiện huệ quên phắt vấn đề này.
    Là một cử nhân Phật học sao thích thiện huệ không nhớ lời Đức Phật đã từng tuyên bố rằng có ba điều Phật không làm được :

    1/ Phật có thể giúp chúng sinh chuyển các nghiệp khổ đau, nhưng không thể chuyển các nghiệp xấu của chúng sinh đã đến lúc chín muồi.

    2/ Phật có thể biết nghiệp chung và nghiệp riêng của chúng sinh, song không thể độ được các chúng sinh không có duyên.

    3/ Phật có thể độ vô lượng, vô số chúng sinh, nhưng không thể độ hết tất cả chúng sinh.
    Qua các dẫn chứng trên thích thiện huệ nghĩ sao khi cẩu thả phê bình Đức Huỳnh Giáo Chủ “bất tài” không có khả năng giáo hóa chúng sinh, và “mỉa mai” rằng chỉ có chúng sinh của Miền Nam Việt Nam là có thể tu được, chứ như chúng sinh miền Trung và Bắc Việt Nam cũng như chúng sinh ở các nước khác… là không biết tu hay không thể tu được !

    Đức Phật ra đời tại Trung Ấn Độ, sau đó mới truyền đạo sang miền Nam Ấn, Bắc Ấn mãi đến mấy trăm năm sau đạo Phật mới truyền sang các nước khác như Trung Quốc, Xiêm La, Miến Điện, Nhật Bản vv.
    Đối với trường hợp ra đời lập đạo cứu dân độ chúng của Đức Huỳnh Giáo Chủ lại cũng giống như thế, Ngài ra đời khai sáng nền đạo PGHH tại miền Nam Việt Nam và từng bước từng thời gian mở rộng ra miền Trung, miền Bắc Việt Nam và truyền sang các quốc gia khác. Như Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nói rõ sứ mạng ra đời lập đạo của Ngài :

    Chuyển miền Nam địa lung lay,
    Nam Trung cùng Bắc một tay giáo đời

    (Để Chơn Đất Bắc)

    Viết một ngon lưỡi này một tấc,
    Đem đạo lành ban rãi nơi nơi;
    Mảng chờ trông bá tánh thảnh thơi,
    Khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo

    (Diệu Pháp Quang Minh)

    Và : Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
    Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc

    (Không Buồn Ngủ)

    Tất cả những ước mơ kỳ vọng của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong sứ mạng lập đạo cứu đời của Ngài từng bước đã trở thành hiện thực. Theo số liệu (chưa đầy đủ) mà tác giả có được thì đến thời điểm hiện nay (tháng 07/2013) PGHH đã có măt tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước như :
    Miền Nam 18 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu.
    Miền Trung 4 tỉnh : Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi.
    Miền Bắc 1 tỉnh : Nghệ An.
    Theo thống kê (chưa đầy đủ) thì ở trong nước số tín đồ (PGHH) có khoảng năm triệu người, nhưng chỉ mới thành lập có trên 380 Ban Trị sự PGHH cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) và 15 Ban Đại Diện PGHH cấp tỉnh, thành phố, con số này tuy còn khiêm nhượng song cũng đủ chứng minh rằng PGHH là một tôn giáo lớn của Việt Nam. Còn ở nước ngoài tín đồ PGHH cũng có mặt ở một số quốc gia trên thế giới với khoảng g
    ần
    100 ngàn người (con số chưa chính xác) mà tập trung đông nhất là ở Hoa Kỳ vàÚc Đại Lợi. Ở các đó những người tín đồ PGHH cũng đã thành lập Giáo hội Trung ương PGHH Hải Ngoại, tcấp Liên Bang chođến cấp Tiểu Bang và Thành Phồ Giáo hội PGHH.

    Như thế lộ trình lập đạo và truyền đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ thật là rập khuôn với Đức Phật Thích Ca đâu có khác. Đức Phật lập đạo tại miền Trung Ấn Độ sau đó truyền sang miền Nam Ấn và Bắc Ấn, cuối cùng du nhập đến nước ngoài. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng như thế, Ngài khai sáng nền đạo tại miền Nam Việt Nam, khoảng 30 năm sau PGHH truyền bá đến miền Trung và phải đến 60 năm sau thì tín đồ PGHH ở miền Bắc mới xuất hiện. Trong khi đó tín đồ PGHH có mặt ở các nước trên thế giới sớm hơn nhiều, mà cụ thể là phát triển mạnh từ thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước.

    Đến đây, thích thiện huệ có thể rút lại những lời nói sai lầm, và tuyên bố hủy hỏ tập luận văn tội lỗi của mình, tuy rằng có muộn nhưng vẫn còn kịp, vì Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng khả hứa :

    Ai mà xét đến ăn năn,
    Quày đầu hướng thiện Bần tăng dắt giùm

    (Bài Bóng Hồng)

    Còn tín đồ PGHH cũng học theo gương hạnh của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà Tha thứ cho tất cả những ai tối tăm lầm lỗi”. Nếu thích thiện huệ là một nhà tu thì nên có những hành động sám hối như thế.

    (Còn tiếp)

    Cư Sĩ Khuê Đẩu
    Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo


     

Chia sẻ trang này