PHÂN TÍCH NHỮNG SAI LẦM TỘI LỖI TRONG “LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP” CỦA THÍCH THIỆN HUỆ (Bài này nằm trong loạt bài Thích thiện huệ & quyển luận văn tôt nghiệp, chuyện không mới nhưng chưa cũ).---o0o--- Bài 3 : (tiếp theo Bài 2) 5. Đính chính việc thích thiện huệ cho rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là qủi ma mà xưng Phật. Trong luận văn thích thiện huệ viết: “Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, khi có một vị Bồ Tát nào đó phát nguyện độ đời, phải biết quả vị tu chứng của vị ấy ít nhất cũng là Bất Động Địa. Và trong lúc thực hành Bồ Tát hạnh, vị ấy không được tự xưng mình là Bồ Tát, là Thánh nhân…” “Huỳnh Phú Sổ (HPS) tự cho mình là Thánh nhân từ cõi nước Lạc Bang xuống đây dạy đạo, cũng đồng nghĩa với quỉ ma tự xưng Phật. Do đó những lời nói của ông không đáng tin cậy” (Chương I mục IV tr 10). Đính Chính. Chắc tác giả tôi đọc kinh không nhiều bằng thích thiện huệ, nên tôi chưa biết bộ kinh Đại thừa nào Đức Phật nói “khi có một vị Bồ Tát nào đó phát nguyện độ đời…vị ấy không được tự xưng mình là Bồ Tát, là Thánh nhân…”Rất tiếc là thích thiện huệ chỉ dẫn chứng mà không nêu xuất xứ. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng đó là chuyện có thật. Song có một điều tôi còn phân vân là không biết Đức Phật Thích Ca của chúng ta Ngài là vị cổ Phật nào lâm phàm đản sinh tại thành Ca Tỳ la vệ? Hay như có nhiều người (có lẽ họ đọc được ở kinh sách nào đó) nói rằng Thái tử Sĩ Đạt Ta chính là Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất thị hiện voi sáu ngà giáng thần vào hoàng hậu Ma Da, lớn lên xuất gia tu hành đắc đạo hiệu là Thích Ca Mâu Ni? Có một điều đáng quan tâm là trong nhiều bộ kinh như : Trường A Hàm, Quá khứ Hiện tại Nhân Quả, Phương Quảng Đại Trang nghiêm, Hữu Bộ Tỳ nại da Tạp sự, Đại Đường Tây Vực ký v.v.. đều có chép rằng: “Khi Đức Thế Tôn sinh ra từ hông bên phải của hoàng mẫu Ma Da, sau khi bước xuống mặt đất Ngài bước đi bảy bước nhìn khắp bốn phương, giơ một tay lên nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (ở trên trời và dưới thế, chỉ có một mình ta là hơn hết). Và trong Phật Thuyết Phạm Võng kinh (Bồ Tát Tâm Địa phẩm) Đức Phật tuyên bố rằng : “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Hy vọng rằng Đức Phật Thích Ca là một vị “cổ Phật” nào đó lâm phàm chứ không phải là “Bồ Tát Hộ Minh” giáng thế ! Bởi vì theo thích thiện huệ thì nếu vị Bồ Tát nào ra đời dạy đạo mà xưng mình là Bồ Tát, Thánh nhân cũng đồng nghĩa với quỉ ma tự xưng Phật. Thích thiện huệ coi nhiều kinh sách chắc chắn đã xem qua hai đoạn kinh nói trên, nhưng cũng chẳng dễ gì ai biết được thích thiện huệ đưa ra vấn đề này để “bắt lỗi” Đức Huỳnh Giáo Chủ hay là có dụng ý gì? Còn đối với tín đồ PGHH thì vấn đề này cũng không có lấy gì làm ngại. Bởi ở đây thích thiện huệ không phải nói “chạm” đến Đức Huỳnh Giáo Chủ, mà huệ chỉ nói đến một vị Bồ Tát nào đó nếu trong khi hoá hiện ra đời để dạy đạo lại dám xưng mình là Bồ tát hoặc Thánh nhân kìa! Chứ như Đức Huỳnh Giáo Chủ là Phật (chứ đâu phải Bồ Tát) ra đời, thì giới thiệu cho chúng sinh biết Ngài là “Phật” để họ tin tưởng mà quy y thì đó là một việc làm cần thiết. Bởi nói như vậy là vì lòng “từ bi” làm lợi ích cho chúng sinh nên Đức Phật sẳn sàng nói. Cách nói này Đức Phật Thích Ca ngày xưa cũng đã từng nói (và có lẽ Đức Phật nào khi lâm phàm dạy đạo cũng nói như thế). Khi thích thiện huệ đưa ra dẫn chứng nêu trên biết rằng nhằm để “mắng xéo” Đức Huỳnh Giáo Chủ hầu thoả mãn nỗi căm hờn nào đó, chứ thích thiện huệ đâu có ngờ…! lời nói của mình đã phản tác dụng, đồng thời chuyển thành lời nói khéo “ngầm” tôn vinh Đức Huỳnh Giáo Chủ (quả thật gậy ông đập lưng ông)! 6. Đính chính việc thích thiện huệ cho rằng cõi Cực Lạc không phải là tốt đẹp nhất. Trong luận văn thích thiện huệ viết : “Ông (ám chỉ ĐT) còn lại truyền rằng Phật Di Đà đang ngóng trông và chờ đón những chúng sanh biết tu niệm và những người hiền đức sớm về bên Ngài.” “A Di Đà nhìn xem khắp cõi Đặng trông chờ mong mõi chúng sanh Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành Đặng tìm kiếm những người hiền đức ” “Nếu lời nói trên của HPS là một sự thật thì chẳng lẽ bên cõi nước Lạc Bang của Đức Phật Di Đà đang thiếu những chúng sanh hiền đức ? Bằng không thì Đức Phật Di Đà lại nghĩ chỉ có thế giới Ngài là tốt đẹp, mọi chúng sanh cần về đây sanh sống ? Giả sử chúng sanh trong mười phương thế giới đều là những người có tu và đều được sanh về thế giới của Ngài thì không biết lúc đó Ngài có còn trông chờ và mong mỏi chúng sanh như hiện nay nữa hay không ? Sự thật đây chính là tham vọng của HPS. Ông muốn xây dựng một thế giới ảo mộng hoàn mỹ, trong đó dân chúng toàn là những người hiền đức có tài có tu mà ông đã gán cho Phật Di Đà là luôn tìm kiếm những người hiền đức về phò tá. Những người hiền đức này, ngoài thầy trò của ông ra ắt hẳn không còn ai khác”. “Thật ra, Đức Phật Di Đà đâu cần những hạng người này, vì mọi chúng sanh khi sanh về thế giới của Ngài đều là người hiền đức, người có tu”. (Chương I mục IV tr 10,11). Đính Chính. Thích thiện huệ (có lẽ là người có học thức) cho nên thích thiện huệ làm cho tôi hết sức ngạc nhiên, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác! Y nói Phật Di Đà là bất công, thiếu lòng từ bi không giống như các Đức Phật hay Bồ Tát khác, đấng giáo chủ thì phải không có bất cứ một thẩm quyền nào cả đối với Thánh chúng trong quốc độ của mình, không được phép phán dạy cho Bồ Tát nào trong quốc độ của mình đi dạy đạo ở đâu dược cả, giáo lý nào có Tứ Diệu Đề, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên v.v.. đều không phải là Phật giáo, giáo lý của Tam giáo (Phật Lão Nho) không phải là chân lý v.v.. Bây giờ lại đến lược y chê cõi Cực Lạc của Phật Di Đà không đẹp, mỉa mai lòng từ bi của Phật Di Đà là có giới hạn v.v.. Thực ra thì bốn câu giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ nêu trên là vô cùng từ bi và chân lý, phản ánh rõ nét lòng từ bi và bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà. Thử hỏi với lòng từ bi Ngài đã phát ra 48 lời đại nguyện rộng lớn để trang nghiêm Tịnh Độ mà tiếp dẫn chúng sinh, hễ bất cứ nơi nào có chúng hữu duyên, có người niệm Phật thì Ngài sẳn sàng tiếp dẫn họ: “A Di Đà nhìn xem khắp cõi Đặng trông chờ mong mõi chúng sanh Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành Đặng tìm kiếm những người hiền đức ” Thích thiện huệ là một tăng sinh, trình độ đại học trong Phật giáo, thế mà nói ra lời nào cũng đều có “gai có ngạnh” nhằm chuốc oán gây thù. Rất may cho thích thiện huệ là y muốn ăn thua với PGHH, vì y có lẽ tự biết rằng Giáo chủ của PGHH là ông Phật, tín đồ của PGHH là người hiền, bởi dù sao thì ông Phật vốn vẫn từ bi và người hiền thì luôn luôn nhẫn nhịn, cho nên muốn nói gì thì nói bất chấp phải quấy tội tình. Song có điều chẳng may cho thích thiện huệ là y quên một câu chuyện ngắn gọn nhưng về mặt triết lý vô cùng quan trọng đó là: Một hôm, Đức Phật đang đi bộ ngang qua một ngôi làng. Có một người đàn ông trẻ tuổi thô lỗ nhìn thấy Ngài tỏ vẻ giận dữ và sỉ nhục. Ông la lên: “Ông biết cái gì mà dạy người khác. Ông cũng ngu dốt như mọi người chứ có gì khác đâu. Chẳng qua ông chỉ khéo giả dối lừa gạt người ta mà thôi”. Đức Phật vẫn thản nhiên trước những lời nhục mạ của gã đàn ông này. Ngài từ tốn hỏi lại ông ta: “Nếu ông đem tặng một món quà cho người khác, người ta không nhận thì món quà đó thuộc về ai?”. Người đàn ông rất ngạc nhiên khi phải trả lời một câu hỏi kỳ lạ. Ông nói: “Tất nhiên nó sẽ thuộc về tôi. Vì đó là món quà của tôi”. Đức Phật mỉm cười và nói: “Rất đúng đấy, ông bạn ạ. Nó cũng giống như việc giận dữ của ông khi nãy. Nếu ông sân hận nhục mạ tôi, tôi không nhận thì những lời nhục mạ ấy thuộc về ông. Khi ấy, chính ông là người bất hạnh chứ không phải tôi. Tất cả những hành động xấu mà ông gây ra sẽ trở lại làm tổn hại lấy bản thân mình”. Nguồn : (http://www.thienlybuutoa.org/Books/PhatThichCa/23.htm) Những lời thô lỗ của thích thiện huệ là món quà dành cho Đức Giáo Chủ và tín đồ PGHH tất nhiên là bị từ chối, sở hữu chủ của nó có thể tuỳ tiện mà chia cho thân bằng quyến thuộc hoặc bè bạn anh em, hay đem cúng dường cho vị giáo sư hướng dẫn của mình hầu đền chút công ơn trong muôn một. Là người tôn giáo đạo Phật, nếu thích thiện huệ chưa đủ điều kiện hoặc không muốn cầu sanh về cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà thì thôi, cớ sao lại mỉa mai cõi nước mà chính Đức Phật Thích Ca còn cho đó là “Cực Lạc” là một cõi Tịnh Độ trang nghiêm và tốt đẹp nhất mà các cõi Tịnh Độ của các Đức Phật khác không thể sánh kịp, hầu cản trở bản nguyện vãng sanh của người khác (theo đạo Phật có lẽ thích thiện huệ cũng biết đây là phạm tội gì ?). Chúng ta hãy nén lòng mà nghe lại lời nói “mỉa mai” của thích thiện huệ : “… chẳng lẽ bên cõi nước Lạc Bang của Đức Phật Di Đà đang thiếu những chúng sanh hiền đức? Bằng không thì Đức Phật Di Đà lại nghĩ chỉ có thế giới Ngài là tốt đẹp, mọi chúng sanh cần về đây sanh sống?” Nếu cõi Tịnh Độ, Lạc Bang của Phật A Di Đà mà không tốt đẹp thì cõi nào mới tốt đẹp? Một câu nói vô lễ, bất kính Tam Bảo như vậy, thử hỏi chủ nhân của câu nói đó có xứng đáng là người tín đồ Phật giáo, chứ nói chi là một tỳ kheo? Ngoài cái nghĩa cho rằng cõi Tịnh Độ không đáng để vãng sanh về, trong câu nói đó còn hàm ý “trách” Đức Phật A Di Đà sao mà lại khoe khoang, quảng cáo quốc độ của mình như vậy? Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh chép rằng : “Khi ấy Thế Tôn phóng hào quang ở giữa chơn mày ra, màu vàng của hào quang rọi khắp vô lượng thế giới mười phương trở về đậu lại nơi đảnh đầu của Phật, hoá đài vàng hình như núi Tu di. Các cõi tịnh diệu của chư Phật mười phương đều ở trong đó hiện ra. Hoặc có quốc độ là bảy báu hiệp thành; lại có quốc độ toàn là hoa sen; lại có quốc độ như cõi Tự tại Thiên vương; lại có quốc độ như tấm kiếng pha le, các quốc độ mười phương đều hiện ra trong đó. Có vô lượng Chư Phật quốc độ nghiêm tịnh, hiển minh, coi đẹp như vậy khiến cho bà Vi Đề Hy tận mắt xem thấy. “Rồi đó bà Vy Đề Hy bạch Phật rằng : – “Thế Tôn! Những Phật độ đó tuy vẫn thanh tịnh đều có vẻ quang minh, nhưng tôi nay muốn sanh tại nơi thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.” Như thế đó thích thiện huệ, nếu không phải cõi Cực Lạc Tịnh Độ là tốt đẹp hơn các cõi Phật khác hay sao mà bà Vy Đề Hy lại chọn cho mình về cõi đó? Nếu như quả thật có cõi nào trang nghiêm đẹp hơn cõi Cực Lạc, nhờ thích thiện huệ chỉ cho giùm? Vẫn chưa hết mỉa mai, thích thiện huệ chua chát: “chẳng lẽ bên cõi nước Lạc Bang của Đức Phật Di Đà đang thiếu những chúng sanh hiền đức?” câu nói như thế mà huệ lại đặt ra được kể cũng lạ! Bà con, thiên hạ hãy nghĩ coi chẳng lẽ bộ não của “đấng Cử nhân Phật học” chúng ta lại có vấn đề? Trong khi Đức Huỳnh Giáo Chủ nói Đức Phật Di Đà đang: “Hiện hào quang ngũ sắc hiền lành Đặng tìm kiếm những người hiền đức ” Có nghĩa là Đức Phật đang tìm kiếm những người “hiền đức” (tức người tu) đặng tiếp dẫn đem về nước của Ngài mà hưởng kiếp sống an vui giải thoát, bởi vì cõi của Ngài là cõi “an vui” thì người được về đó phải là người “hiền đức”. Thế mà thích thiện huệ lại “nạn” rằng: “chẳng lẽ bên cõi nước Lạc Bang của Đức Phật Di Đà đang thiếu những chúng sanh hiền đức?”. Chưa đủ thích thiện huệ lại ngông cuồng phát biểu: “vì mọi chúng sanh khi sanh về thế giới của Ngài đều là người hiền đức”. Nói như thế, thích thiện huệ cho rằng “Phật A Di Đà cần gì phải nhọc công đi tìm người hiền đức, cứ việc qua cõi ta bà này “hốt ráo vợt” bất kể là hung hiền, rồi đem về Cực Lạc, thì tự nhiên họ sẽ trở thành “người hiền đức!” Nếu quả thật có cõi Tịnh Độ như thế! Thì thật là may mắn cho chúng sanh biết chừng nào, rồi đây sẽ không còn danh hiệu của “thế giới Ta Bà” và danh hiệu “chúng sanh” nữa! Bởi vì thích thiện huệ đã tát cạn bể trầm luân rồi, có còn một chúng sanh nào đâu mà có cõi phàm gian, cõi Ta Bà thế giới? Tuy nhiên, ngày đó chắc sẽ còn lâu, và vô cùng lâu, chúng sanh hãy dài cổ ra mà chờ đợi, đợi cho đến khi nào thích thiện huệ đền xong đại tội, phát tâm tu hành trở lại cho đến khi “đắc đạo” thích thiện huệ sẽ trang nghiêm cõi Tịnh Đô của mình với những chức năng như thế! Chứ trong các kinh điển của Phật xưa nay đều không có giới thiệu một Đức Phật nào xuống cõi ta bà rước cả những người hung đem về quốc độ của mình! Bằng chứng là trong các kinh nói về Tịnh Độ đều cho rằng chỉ rước người hiền chứ không thể rước người hung về Cực Lạc được! Kinh Vô Lượng Thọ Phật ở bổn nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà chép rằng : Điều nguyện thứ mười tám: “Nếu tôi được thành Phật mà chng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước tôi chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện thì tôi chẳng trụ ở ngơi Chính Gic, trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và gièm chê chánh pháp.” Trong Phật thuyết A Di Đà kinh chép răng: “Này Xá Lợi Phất ! Nếu ít thiện căn, phước đức, nhân duyên thì không thể vãng sanh về cõi ấy (Cực lạc) được”. Còn như trong Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh thì Đức Phật cho biết : “Hết thãy chúng phàm phu đời sau muốn tu tịnh nghiệp đặng sanh về Tây phương Cực Lạc quốc độ. Muốn sanh về nước ấy thì phải tu ba món phước sau: 1/ Cái phước thứ nhứt: Là phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, lòng lành không giết hại và tu mười nghiệp thiện. 2/ Cái phước thứ hai: Là phải thọ trì tam quy, giữ các luật giới, đi đứng nằm ngồi không để cho quấy phạm. 3/ Cái phước thứ ba: Là phải tin sâu luật nhân quả, học đọc kinh điển đại thừa và khuyến khích người khác tu hành. Căn cứ vào các dẫn chứng trên, chúng ta dám khẳng định rằng chỉ khi nào có được cái “nhân tu” thì mới có thành tựu được cái “quả chứng”. Đây là định lý cơ bản trong giáo thuyết của nhà Phật thể hiện qua chân lý “tứ đế” rất rõ ràng (Khổ đế là quả thọ khổ. Tập đế là nhân tạo ác; Diệt đế là quả giải thoát, Đạo đế là nhân tu tập). Trong bộ Từ Hải chép rằng: “Thế nhân hằng ngôn: chủng hoa đắc hoa, chủng đậu đắc đậu. Chủng hoa chủng đậu nhân giả, đắc hoa đắc đậu quả giả, hữu nhân tất hữu quả tự nhiên chi lý dã” (Người đời thường nói rằng: hễ trồng dưa thì được dưa, còn trồng đậu thì được đậu. Trồng dưa trồng đậu là nhân, được dưa được đậu là quả. Hễ có nhân ắt phải có quả đó là cái lý tự nhiên của tạo hoá vậy). Như tác giả tôi đã nói từ đầu là không hề có ý tranh luận với thích thiện huệ cũng như đối với bất cứ người nào khác. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn đính chính những gì mà thích thiện huệ đã nói và viết ra chẳng những sai lầm về mặt tiêu cực đối với Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH, mà thích thiện huệ còn dám mỉa mai đến Đức Phật A Di Đà, một Đức Phật mà Đức Thích Ca và mười phương chư Phật đều tán thán công đức vô lượng của Ngài. Mời chư quý vị đọc lại câu nói của thích thiện huệ: “Giả sử chúng sanh trong mười phương thế giới đều là những người có tu và đều được sanh về thế giới của Ngài thì không biết lúc đó Ngài có còn trông chờ và mong mỏi chúng sanh như hiện nay nữa hay không?” Với câu nói này thích thiện huệ phạm phải các lỗi sau đây: 1/ thích thiện huệ ngã mạn cống cao dám “coi thường” Đức Phật A Di Đà. 2/ thích thiện huệ đánh giá Đức Phật A Di Đà không giữ đúng lời hứa trong bổn nguyện của mình là trước sau như một không hề thay đổi bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh, thế nhưng nay lại có nguy cơ thời gian nào đó không còn tiếp dẫn chúng sinh nữa. 3/ thích thiện huệ đánh giá Đức Phật A Di Đà lòng không chung thỉ, lúc đầu mới trang nghiêm Tịnh Độ dân cư còn thưa thớt thì đi tìm kiếm khắp mười phương kêu gọi chúng sinh về với Ngài, đến khi quốc độ sung túc, đông người thì lại “cấm” không cho ai nhập cư vào nước của Ngài nữa cả. Chỉ có thích thiện huệ mới dám nói câu nói ấy, chứ trong gầm trời này chắc chắn sẽ không có người thứ hai nào lại có khả năng“bản lĩnh” như vậy. Tôi thật tình thán phục thích thiện huệ ở điểm này, tuy nhiên dầu có thế nào đi nữa thì tôi cũng chẳng dám đi chung, đứng gần thích thiện huệ vào những ngày có mưa bão. 7. Đính chính việc thích thiện huệ phủ nhận ma quỉ, súc sanh không thể tu Tịnh Độ được. Trong Luận văn thích thiện huệ dẫn một đoạn Sấm giảng rồi phê bình. “Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh độ Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh Nếu như ai cố chí làm lành Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật Quốc Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật Dầu Tiên Phàm Ma Quỉ Súc sanh Cứ nhứt tâm tín nguyện phụng hành Được cứu cánh về nơi an dưỡng Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi… (16 câu) “Do quá nhàm chán cõi Ta bà và quá thích thú cảnh giới Tây Phương Tịnh Độ, HPS đã quên hết tất cả, quên hết những nhân duyên quả báo của từng loại hình chúng sanh đang sống nơi đây. Ông cho rằng “Dù Tiên, Phàm, Ma, Quỉ Súc sanh” đều có thể tu hành về Lạc quốc. Trên thực tế, chúng ta có thể chấp nhận hai loại hình chúng sanh có thể tu hành giác ngộ giải thoát, sanh về Tây Phương Cực Lạc là Tiên và Phàm. Nhưng ở loài Tiên do cuộc sống quá sung sướng, dục lạc quá đủ đầy, khổ đau lại quá ít nên loài này khó tu hơn so với loài người. Còn Ma, Quỉ, Súc sanh ắt hẳn là không được. Bởi vì ba loại chúng sanh này phước mọn nghiệp dày… chúng đâu có trí tuệ, đâu biết Phật Pháp Tăng là gì và cũng chẳng biết tu là thế nào, huống hồ niệm Phật để sanh về Lạc quốc. Điều đó chứng tỏ HPS là người thích nói : nói như vẹt, nói không suy nghĩ, không căn cứ”. (Chương I mục IV tr 11,12). Đính Chính. Người ta thường nói rằng có ba môi trường giáo dục để giúp con người phát triển trí tuệ, đó là gia đình, nhà trường và xã hội. thích thiện huệ sở dĩ biết nhiều hiểu rộng, nhất định là y phải nhờ vào nguồn vốn tri thức từ ba cơ sở giáo dục này. Dầu vậy, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng thích thiện huệ luôn học ở “trường chuyên”. Nếu học sinh mà lớp học nào, năm học nào cũng được chọn vào trường “chuyên” như thích thiện huệ, thì phải biết “chất xám” của huệ là “xám” đến cở nào? Đặc biệt một điều là thích thiện huệ chuyên về “khoa nói xấu người khác” nên tài nghệ của y quả thật cao cường, dám chắc trên xã hội này không có người nào dám “ứng cử” để giành ngôi “vô địch” về nói xấu thiên hạ cùng với thích thiện huệ nỗi! Tôi nói như thế không phải là nói càn, nói sai sự thật đâu! Bằng chứng là tập luận văn tốt nghiệp của thích thiện huệ đã xác minh điều đó. Tập luận văn dày 57 trang trên dưới 30 ngàn chữ, mà chữ nào cũng toàn là nói xấu người khác, mà cụ thể là nói xấu Đức Huỳnh Giáo Chủ, nói xấu giáo lý PGHH và cuối cùng là nói xấu tín đồ PGHH. Mặc dù tôi là tín đồ PGHH bị y chưởi “quá trời!” nhưng chẳng vì thế mà tôi không khâm phục thích thiện huệ về lĩnh vực chuyên môn này của y. Xin trở lại vấn đề. Trước hết, thích thiện huệ chê rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ ham nói nên nói càn, chứ làm gì “ma quỉ súc sanh” mà tu được? Thậm chí huệ còn chê cả “tiên” (tức các hàng trời trên thiên giới) còn không thể tu được thay! Mới nghe qua cách giải thích của thích thiện huệ thấy hình như có lý, song xét kỹ lại thì té ra đó là luận điệu của một kẻ không hiểu chân lý và “dốt” về môn Phật học. Hễ là phật tử, tín đồ Phật giáo thì ai cũng biết rằng Đức Phật là có tam thân; - Pháp thân là Chân như Phật tánh. - Báo thân là là kim thân với 32 tướng tốt và 80 nét đẹp. - còn Hoá thân là thân tuỳ duyên mà hoá hiện để độ đời, đoc đủ là thiên bá ức Hoá thân, nghĩa là Đức Phật có thể trong một lúc mà hoá hiện ra nhiều thân, nhiều loài để tuỳ theo cơ duyên mà hoá chúng. Thí dụ như Đức Phật Thích Ca muốn độ chúng sinh loài người thì hoá hiện thân người, muốn độ thiên chúng thì thị hiện làm thiên chủ, muốn độ các loài như Tu la, Ngạ quỉ, Súc sanh vv thì thị hiện thân vào các loài đó để cứu độ. Đức Thích Ca xuất hiện tại cõi nhơn gian, thì đối tượng để Ngài giáo hoá chính là nhân loại chúng sinh (loài người), các chân lý và pháp môn cũng đồng thời áp dụng cho tín đồ, phật tử là con người. Chúng ta không thể biết được, và cũng không cần biết Đức Phật sẽ dạy các loài như súc sinh, ngạ quỉ như thế nào và bằng pháp môn gì? Bởi đó là điều vô ích. Là phật tử, tín đồ nhà Phật thì phải hiểu như thế. Ở đây thích thiện huệ thẳng tay bài bác về việc các chúng sinh thuộc loại hình ngạ quỉ, súc sanh là không thể nào tu hành hay niệm Phật được. Điều này có lý ở chỗ súc sanh, ngạ quỉ thì không thể tu được một số pháp môn mà con người đang tu. Thí dụ như tứ ân, bát chánh, tu phước, tu huệ vv Nhưng thích thiện huệ lại quên rằng “đây là những pháp môn dành cho con người” còn như súc sanh, ngạ quỉ thì tất nhiên Phật sẽ có những phương pháp phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của các loại chúng sanh đó. Trong sách Trang Tử có đoạn chép: Một hôm Trang Tử cùng Huệ Tử đang chơi trên cầu sông Hào. Nhìn xuống lòng nước Trang Tử nói: “Đàn cá xanh bơi lội thung dung, cá vui nhỉ ?” Huệ Tử nói: “Ông không phải cá sao biết cá vui ?” Trang Tử nói: “Ông không phải tôi sao biết tôi không biết ?” Huệ Tử nói: “Tôi không phải ông nên không thể biết được ông, còn ông không phải cá, ông cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá!” (Nam Hoa Kinh thiên Ngư lạc – ngoại thiên) Qua mẩu đối thoại ngắn trên, chúng ta biết chắc rằng thích thiện huệ không phải Phật thì không thể biết được cách giáo hoá của Phật đối với hai loại hình súc sanh và ngạ quỉ. Đặc biệt ở hiện tại thích thiện huệ là con người chứ không phải là súc sanh hay ngạ quỉ thì thích thiện huệ cũng không thể biết được mọi sinh hoạt, và sự tu hành của hai loại chúng sanh ấy là như thế nào? Do đó, thích thiện huệ không được phép khẳng định về tư cách của chúng sanh đó bằng thế này thế khác. Tuy nhiên về vấn đề này tác giả xin nhắc cho cụ non cử nhân Phật học một điều : Trong các câu giảng nói về Tịnh Độ của Đức Huỳnh Giáo Chủ được nêu ra ở đây quả thật vô cùng chính xác. Thí dụ: “Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật Dầu Tiên Phàm Ma Quỉ Súc sanh Cứ nhứt tâm tín nguyện phụng hành Được cứu cánh về nơi an dưỡng Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi” Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết rằng tất cả chúng sinh, trong đó có năm loài chúng sinh là có thể tu pháp môn niệm Phật được. Như Trời (tiên) Người (phàm) Quỉ (ma quỉ) Súc (súc sanh) và Thần (a tu la). Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì A tu la có bốn loại : A tu la Thiên thú, A tu la Nhơn thú, A tu la Quỉ thú, và A tu la Súc thú. Cho nên Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ nói có bốn mà thành ra năm loại chúng sanh. Riêng cõi địa ngục Ngài không nói đến chính là nhằm thực tế cho chúng sanh dễ dàng tin tưởng, bởi ở địa ngục là nơi hành phạt, trả quả đâu có thời gian để tu tập. Giới thiệu như thế nhằm tạo niềm phấn khởi cho chúng sinh, là vì Thần (a tu la) Tiên (trời) thì chẳng nói làm chi, thậm chí “ma quỉ súc sanh” mà còn tu hành niệm Phật và cũng được vãng sanh về cõi Phật, làm tăng trưởng niềm tin và sức tinh tấn của người tu. Còn các loại chúng anh kia tu hành niệm Phật như thế nào thì diều đó đâu cần phải biết đến. Để rồi, mỗi chúng sinh, mỗi người tu cần phải xây dựng niềm tin đối với Đức Phật, bản nguyện vãng sanh của chính mình và quyết một đời làm lành niệm Phật… kịp đến khi lâm chung thì được Đức Phật A Di Đà, hay Quan Âm, Thế Chí và chư thánh chúng bên cõi Cực Lạc đến tiếp dẫn linh hồn mình được vãng sanh về Tây phương Tịnh Độ. Nếu như ở đâu đó có ai nghe lời của thích thiện huệ nói rồi bán tín bán nghi, thì tác giả tôi xin được mời bà con một lần đọc lại quyển “Mấy Điệu Sen Thanh” (tập 2 tr 332 đến 335) của hoà thượng Thích Thiền Tâm, để thấy ở đó chim Anh Vũ, chim Cù Cáp và Gà cũng biết niệm Phật. 1/ Chim Anh Võ. Đời Đường nhà họ Bùi ở Hà Đông có nuôi một con chim Anh Võ, Bùi thị thương ngày dạy nó niệm Phật và phép tu lục trai. Thời gian sau nó thường im lặng, có kẻ nói đùa : Anh Võ không còn niệm Phật nữa, chim liền phát âm niệm Nam mô A Di Đà Phật. Tháng bảy niên hiệu Trinh Nguơn thứ mười chín, chim Anh Võ tiều tuỵ ủ rủ, biết nó sắp chết liền bảo : Phải chăng con sắp muốn về Tây phương vậy con hãy giữ chánh niệm mà niệm Phật, nói xong Bùi thị xướng câu Phật hiệu lớn lên, chim niệm theo một hồi ròi chim xếp cánh đứng yên mà vãng sanh. 2/ Chim Cù Cáp. Trong niên hiệu Nguơn Hựu đời Tống, một người ở quận Trường Sa có nuôi con chim Cù Cáp (loại chim giống như chim Cu và Bồ Câu) đặt tên cho nó là Bát Bát Nhi (còn gọi Biệt Biệt Nhi). Một hôm ngẩu nhiên nghe vị tăng niệm Phật, chim bèn ứng thanh niệm theo, nhà chủ liền đem chim tặng cho vị tăng ấy. Về chùa chim thường xuyên niệm Phật có khi từ sáng đến tối không dứt. Lâu ngày Cù Cáp chết, vị tăng đem chôn xác chim ấy sau chùa. Vài hôm sau nơi chỗ chôn có một cành hoa sen mọc lên. Thấy lạ vị tăng bới đất tìm thấy cọng sen xuất phát từ nơi mỏ của chim. Đó là thoại ứng vãng sanh của chim Cù Cáp. Có người làm bài thi khen ngợi việc ấy rằng : Có một linh cầm Bát Bát Nhi, Biết nghe thầy dạy niệm A Di Chết chôn nơi đất sen lành mọc. Nghe chuyện người đời phải nghĩ suy. 3/ Gà. Trong niên hiệu Sùng Trinh đời nhà Minh có vị quan Tư Lý ở Phước Châu là Ngô Tuyết Nhai. Một hôm Ngô đến ngôi chùa du ngoạn gặp một con gà đang cất tiếng niệm Phật, ông sai gia nhân ví bắt và đem gà về nuôi trong nhà. Sau ông được chuyển làm quan ở Đơn Dương, thấy ở gần đó có cái am thờ Phật và có nhiều người lui tới, ông đem gà đến am để cho nhiều người thấy gà biết niệm Phật mà phát tâm lành. Sau khi về am được một thời gian, ngày nọ gà đứng niệm Phật mà bỏ xác. Hàng thiện tín cảm ngộ, chung nhau xây tháp cúng dường để lưu niệm. thích thiện huệ nghĩ sao về các câu chuyện nêu trên? Còn một điều đáng chú ý ở đây nữa cũng chính là câu nói phê bình Đức Huỳnh Giáo Chủ của thích thiện huệ. thích thiện huệ nói: “Điều đó chứng tỏ HPS là người thích nói: nói như vẹt, nói không suy nghĩ, không căn cứ”. Ở câu nói phê bình này tác giả xin chỉnh lại một vài từ và một vài ý cho chính xác như sau: 1/ Đức Huỳnh Giáo Chủ không phải “thích nói” mà là vì sứ mạng, vì lòng từ bi nên phải nói. “Khùng ngồi nói chuyện quá dai, Bị lòng bác ái nói hoài chẳng thôi” (Từ giả Bổn đạo khắp nơi) Đức Huỳnh Giáo Chủ ra đời truyền đạo cứu độ chúng sinh nhằm nối theo chí Thích Ca mà xiển dương chánh pháp. Ngài cho biết : “Mình đã gặp con thuyền Bát Nhã Có lý nào ích kỷ tu thân Phật Tổ xưa còn ở nơi trần Ngài gắng sức ra công hoằng hóa” Sau khi đắc đạo Đức Phật bắt đầu đi truyền đạo, lần đầu tiên thuyết pháp độ năm vị tiên tại vườn Lộc dã đắc quả A La Hán và suốt 49 năm ngài không ngừng thuyết pháp, thuyết cả ngày lẫn đêm và đã độ được vô lượng chúng sanh, thậm chí đến phút sắp nhập Niết Bàn còn độ vị đệ tử sau cùng là Tu Bạt Đà La. Lịch làm việc của Đức Phật được cụ thể như sau: Buổi mai: Khất thực. Trưa: Độ cơm. Buổi chiều: Thuyết pháp. Hoàng hôn: Giáo hóa chư tăng. Giờ khuya: Giáo hóa chư thiên. Rạng đông (canh 5) : Quán xét chúng sanh và nhân duyên. (Chơn Lý (tập 1) tr 389) Nếu căn cứ theo câu nói mỉa mai của thích thiện huệ, thì Đức Thích Ca cũng có thể bị thích thiện huệ cho là “thích nói”. May mà Đức Phật Thích Ca không phải lọt vào tầm nhắm của thích thiện huệ. 2/ Đức Huỳnh Giáo Chủ không phải “nói như vẹt” mà là nói như “tiếng rống của Sư Tử” một khi phát âm thì làm khiếp cả thú rừng. 3/ Đức Huỳnh Giáo Chủ không phải “nói không suy nghĩ” mà là “nói không cần phải suy nghĩ” vì Ngài là Phật thì có cái gì Ngài không thấu hiểu mà phải suy nghĩ? “Miệng nhích môi đầy văn tao nhã, Hạ bút thần thơ đã đề khai” (Nang Thơ Cẩm Tú 177-178) 4/ Đức Huỳnh Giáo Chủ không phải “nói không căn cứ ” mà là vấn đề gì, pháp môn nào đều cũng dựa trên cơ sở Kinh Sách hẳn hòi. Thí dụ : Ngài nói: – “Luật nhơn quả thật là cao viễn Suốt cổ kim chẳng lọt một ai” (Trạm trạm thanh thiên bất khả khi, Vị tằng cử ý ngã tiên tri, Khuyến quân mạc tác khuy tâm sự, Cổ vãng kim lai phóng quá thùy – Sách Minh Tâm Bửu Giám) – “Ta bà khổ Ta bà lắm khổ Có bao người xét cho tột chỗ Tịnh độ vui Tịnh độ nhàn vui Cảnh thanh minh sen báu nặc mùi Nào ai ró cái vui triệt đáo” (Ta bà khổ, Ta bà khổ, Ta bà chi khổ, thùy năng sổ. Tịnh Độ lạc, Tịnh Độ lạc, Tịnh Độ chi lạc, thùy năng giác – Cổ Đức) – “Ai là người quân tử tu mi Phải sớm xử thân mình cho vẹn Chừng lập Hội khỏi thùa khỏi thẹn Với Phật Tiên cũng chẳng xa chi” (Dục tu Tiên Đạo tiên tu Nhân Đạo, Nhân Đạo bất tu Tiên Đạo viễn hỷ - Sách Minh Tâm Bửu Giám) – “Điều cần yếu là phải : Làm hết các việc từ thiện, Tránh tất cả điều độc ác, Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch” (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo – Kinh A Hàm) – “Tích thiện thì thường có phước dư Bằng tích ác họa ương đeo đắm” (Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, Tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương - Sách Minh Tâm Bửu Giám) – Chưa hết, Đức Huỳnh Giáo Chủ còn thuyết giảng về Tứ Diệu Đề, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Ân, Thập Thiện… (Đại Tạng Kinh) – Vân vân và vân vân… Những câu nói của Đức Huỳnh Giáo Chủ như vậy mà thích thiện huệ bảo là không căn cứ, thì thử hỏi thế nào mới là có căn cư ? Té ra Kinh của Phật, Sách của Thánh Hiền tất cả đều không phải là khuôn thước để cho chúng sinh noi theo ? Thì không biết thích thiện huệ nói riêng, nhân loại chúng sinh nói chung noi theo cài gì để sống, làm việc và tu tập ? Hay là chỉ có tập “luận văn tốt nghiệp” của thích thiện huệ mới có căn cứ? Quả thật thích thiện huệ là người ngủ giữa ban ngài. 8. Đính chính về việc Đức Thầy phê bình lối tu tụng kinh gõ mõ. Trong luận văn thích thiện huệ viết : “Và cũng chính từ bản tính suy nghĩ mông lung, thích nói gì là nói đó, nói không căn cứ, không cơ sở đã tạo nên những lầm lỗi không thể dung thứ mà ông không hề hay biết, đó là sự phê phán cách thức tu hành theo kiểu gõ mỏ tụng kinh mà ông cho là do Thần Tú bày ra, không lợi ích chi ca”. “Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ Từ xưa nay có mấy ai thành” (Kệ Dân của Người Khùng) Và “Mõ chuông bày đọc tụng ó la Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý” (Giác mê tâm Kệ) “Nếu nói rằng tu hành theo kiểu gõ mỏ tụng kinh là do Thần Tú tạo ra và không lợi ích là không đúng. Bởi vì, ngay khi Phật còn tại thế thì cách thức tu hành như thế này đã có rồi, mặc dù thời đó chưa dùng đến chuông mỏ. Nghĩa là sau những thời pháp Phật thuyết, các hàng đệ tử của Ngài tìm đến những gốc cây, những nơi vắng vẻ đọc tụng lại những lời Phật đã nói. Có vị đọc thành tiếng cũng có vị đọc trong tâm, nhưng tất cả đều cùng chung một mục đích là đọc thuộc để tìm hiểu thâm ý của Phật trong lời dạy đó. Cũng chính nhờ sự đọc tụng như thế mà sau khi Phật diệt độ hàng trăm năm, khi các Thánh đệ tử lập hội kiết tập tam tạng thánh điển, mới có người đứng ra trùng tuyên, và ngày nay chúng ta mới có kinh điển để nghiên cứu, học tập và tu theo”. (Chương I mục IV tr 12). Đính Chính. Bà con thì không biết nghĩ sao, riêng tác giả nhận định thì thích thiện huệ là người có tài thật đấy ! Nhưng chỉ tiếc rằng tài ấy không được nhiều mặt, mà chỉ tập trung vào có một mặt : “Suy diễn”. Nghĩa là thích thiện huệ muốn nói gì thì cứ suy diễn ra mà nói chứ không cần phải dựa trên cơ sở dữ liệu nào? Mà thích thiện huệ cũng khôn thật! Phải chi y suy diễn chuyện thời nay thì chắc chắn không thể qua mặt ai được, đằng này y suy diễn chuyện cách đây hai ba ngàn năm về trước: thời Đức Phật còn trụ thế, thời mà chưa xãy ra đại hội kiết tập kinh điển… thì biết phải làm sao đây ? Cũng như trong Cổ học Tinh hoa chép rằng : Có người hỏi một họa sĩ là vẽ thứ gì dễ nhứt và vẽ thứ gì khó nhứt ? Họa sĩ đáp : Vẽ ma quỉ là dễ nhứt còn vẽ người ta thì khó nhứt. Hỏi tại sao ? Họa sĩ đáp : Rất đơn giản vì có ai thấy ma quỉ bao giờ nên muốn vẽ sao thì vẽ. Còn người ta cũng như những gì cụ thể thì vẽ rất khó, bởi vì nếu vẽ không giống hình mẩu thì người ta không thể chấp nhận được. Tuy nhiên có cái thích thiện huệ chưa khôn. Là vì thích thiện huệ không phải tín đồ PGHH chưa từng nghiên cứu tu tập theo tông chỉ giáo lý của PGHH, mà lại dám đứng bên ngoài “suy diễn” về thực chất của PGHH, Trong khi Giáo hội PGHH có Ban Trị sự Trung ương và cả một hệ thống Giáo hội ở tỉnh, thành phố, Ban Trị sự cơ sở và có đến hàng vạn người đang làm việc cho Bộ máy Giáo hội cùng khoảng năm triệu tín đồ đang học và tu theo Giáo lý PGHH, vậy mà thích thiện huệ to gan dám đứng bên ngoài mà “suy diễn” về Đức Huỳnh Giáo Chủ, suy diễn về Giáo lý PGHH, và suy diễn về Tín đồ PGHH đặc biệt một điều là thích thiện huệ đã đem hết tài nghệ của người đã đạt giải “vô địch về bộ môn nói xấu người khác” rồi suy diễn theo chiều hướng này và đem quảng cáo, tỏ thái độ xem nhẹ 5 triệu tín đồ PGHH không bằng “cọng bún thiu”. Có phải thích thiện huệ là “người thế gian mà lá gan của thượng đế” hay không ? Sao thích thiện huệ là người có học thức lại không “khôn” bằng anh họa sĩ được kể trong sách Cổ học Tinh hoa? Thật đáng tiếc! Những người bênh thích thiện huệ có lẽ cho là tôi vì ghét huệ nên áp đặt cho huệ. Không đâu! Nói có sách mách có chứng đàng hoàng! Quý vị hãy coi cách “suy diễn” của thích thiện huệ đây: “Nếu nói rằng tu hành theo kiểu gõ mỏ tụng kinh là do Thần Tú tạo ra và không lợi ích là không đúng. Bởi vì, ngay khi Phật còn tại thế thì cách thức tu hành như thế này đã có rồi, mặc dù thời đó chưa dùng đến chuông mỏ. Nghĩa là sau những thời pháp Phật thuyết, các hàng đệ tử của Ngài tìm đến những gốc cây, những nơi vắng vẻ đọc tụng lại những lời Phật đã nói. Có vị đọc thành tiếng cũng có vị đọc trong tâm, nhưng tất cả đều cùng chung một mục đích là đọc thuộc để tìm hiểu thâm ý của Phật trong lời dạy đó. Cũng chính nhờ sự đọc tụng như thế mà sau khi Phật diệt độ hàng trăm năm, khi các Thánh đệ tử lập hội kiết tập tam tạng thánh điển, mới có người đứng ra trùng tuyên, và ngày nay chúng ta mới có kinh điển để nghiên cứu, học tập và tu theo”. (Chương I mục IV tr 12). Qua đoạn văn trên chúng ta rút ra mấy ý sau : 1/ thích thiện huệ nói rằng “ngay khi Phật còn tại thế thì cách thức tu hành như thế này (tụng kinh gõ mỏ) đã có rồi, mặc dù thời đó chưa dùng đến chuông mỏ. Nghĩa là thích thiện huệ nói thời Đức Phật người tu đã có “tụng kinh” rồi!” Hai trăm ba mươi lăm (235) năm sau Phật nhập diệt vua A Dục (Asoka) vì muốn giữ gìn sự trong sáng của nền đạo và đức hạnh của chư tăng. Vua triệu tập đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba tại Hoa Thị thành, mới thỉnh Bồ Tát Mục Kiền liên tử Đế tu làm chủ tọa và 1.000 vị A La Hán kiểm duyệt lại tam tạng. Khác hơn hai lần kết tập trước, chư vị A La Hán chỉ ghi bằng ký ức và truyền miệng mà thôi. (Có giả thuyết cho rằng tại đại hội lần này mới bắt đầu ghi chép và lưu hành bằng văn tự. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa được đa số các nhà Phật học chấp nhận). (Nguồn : www.budsas.org/uni/u-ngan/lichsuket.htm) Bốn trăm (400) năm sau Phật nhập diệt, Vua Ca Nhị Sắc Ca (Kanishaka) nước Kiện đà ra la (Gandhâra) triệu tập Đại hội kết tập kinh điển lần thư tư tại thành Ca Thấp Di la (Kasmira ) vua mời ngài Thế Hữu làm chủ tọa và ngài Hiếp Tôn giả làm thư ký, cùng với 500 vị Bồ Tát, 500 vị A La Hán và 500 vị học giả cư sĩ góp phần biên soạn lại tam tạng kinh điển. Kết quả biên soạn được 30 vạn bài tụng (mỗi tạng 10 vạn bài) gồm 960 vạn lời (9.600.000 chữ). Vua cho khắc đồng bản và cất vào hang đá rồi dựng tháp làm kỷ niệm. Từ đó tam tạng kinh điển mới có lưu hành bằng văn tự và truyền bá trong nước đến các nước ngoài. (Nguồn: http://gdpthaingoai.org, PHATPHAP) Theo dẫn chứng tại các dữ liệu trên, thì phải đến sau các thời kỳ kết tập kinh điển, hoặc sớm nhất cũng phải đến thời điểm cách Phật nhập diệt 235 năm của Đại hội lần thứ ba khi các “tổ sư” đã hoàn thành công tác “biên chép và phát hành” thì chúng sinh mới có kinh điển để đọc tụng. Chứ làm gì mà các đệ tử của Phật hoặc chúng sanh thời Phật còn trụ thế lại có kinh điển để mà “đọc tụng”? 2/ thích thiện huệ nói rằng “sau những thời pháp Phật thuyết, các hàng đệ tử của Ngài tìm đến những gốc cây, những nơi vắng vẻ đọc tụng lại những lời Phật đã nói. Có vị đọc thành tiếng cũng có vị đọc trong tâm, nhưng tất cả đều cùng chung một mục đích là đọc thuộc để tìm hiểu thâm ý của Phật trong lời dạy đó.” Thích thiện huệ nói như thế quả chẳng thuyết phục chút nào cả. Bởi vì bấy giờ chưa có thuật ngữ “đọc tụng” và trong thế gian cũng chưa hề xuất hiện một quyền kinh nào của Phật thì làm gì lại có người đọc tụng hay biết đọc tụng? Với ý nghĩa trên thích thiện huệ phải nói là “sau những thời pháp Phật thuyết, các hàng đệ tử của Ngài tìm đến những gốc cây, những nơi vắng vẻ “chiêm nghiệm” những lời Phật đã nói thì vô cùng chính xác. Có lẽ vì quen tính “suy diễn” nên thích thiện huệ đã quên tính “thực tiễn” rồi!. 3/ thích thiện huệ nói rằng “Có vị đọc thành tiếng cũng có vị đọc trong tâm, nhưng tất cả đều cùng chung một mục đích là đọc thuộc để tìm hiểu thâm ý của Phật trong lời dạy đó.” Thích thiện huệ có lẽ đã đắc được “Thiên nhãn thông” và “Thiên nhỉ thông” nên mọi sinh hoạt của đệ tử Phật ngày xưa huệ đã thấy rõ, và mỗi lời đọc tụng của các vị ấy dù lớn dù nhỏ gì huệ cũng đều nghe rõ cả. ghê thật! Tác giả đần độn không có thần thông, không được “thấy, nghe” như thích thiện huệ nên phải dựa vào những văn kiện lịch sử mà nhận định thôi. Tức là chúng ta phải khách quan mà nhận định chứ không được chủ quan vì như thế sẽ dễ bị sai lầm. Những thuật ngữ mà thích thiện huệ sử dụng ở đây, như: “đọc thành tiếng” hay “đọc trong tâm” đều nhằm “ đọc thuộc” để tìm hiểu thâm ý của Phật trong lời dạy đó.” Ở điểm này thích thiện huệ mắc phải một vụng về trong ngữ pháp nhưng huệ lại quên đi, hay cố tình không nhớ để nói cho ngon miệng? Bởi vì, nếu các đệ tử của Phật sau khi nghe Phật thuyết pháp rồi về “đọc lại” nếu đọc lại được thì là đã thuộc? Mà một khi đã thuộc thì đâu cần phải đọc lại hoặc đọc thành tiếng hay đọc trong tâm? Tác giả không dám “lên lớp” với “cụ non” nhà mình nhưng “cụ” nghĩ lại đi ở ngữ cảnh này phải dùng từ “chiêm nghiệm” thì mới thích hợp hơn phải không “cụ"? Theo tôi, quả thật thích thiện huệ không hiểu ý nghĩa của mấy “thuật ngữ” này. Số là sau khi kinh điền được lưu hành, tất cả những người tu đều nương theo kinh điển đó mà thực hiện, vì đây là hiện thân của Đức Phật là phản ánh rõ nét những lời vàng ngọc của Phật. Từ đó người tu đã chính thức có bản đồ hành đạo, nên mỗi người tùy theo khả năng cùng với sự thích hợp của mình rồi chọn một quyển, một bộ kinh nào đó mà “trì hành”, tất nhiên hành giả đó hằng ngày phải “trì tụng” để thắm nhuần ý nghĩa và phương cách tu tập, đồng thời cũng tùy theo khả năng hoàn cảnh mà lập ra thời khóa để trì tụng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người trì tụng không được chấp trước vào chỗ tụng đọc ấy, rồi cho là đã đủ rồi nên chẳng cần đến việc trau sửa thân tâm, nghiêm trì giớ luật chi cả. Trong trường hợp ấy các vị tổ sư mới đưa ra giải thích về ý nghĩa của sự trì tụng. Thí dụ: Có 4 nghĩa của sự trì tụng : 1/ Cao thanh tụng: Đọc ra tiếng khỏi miệng. 2/ Kim cang tụng: Đọc lầm thầm trong miệng. 3/ Tam ma đề tụng: Đọc thầm trong tâm. 4/ Chân thật nghĩa tụng: Thực hành đúng theo lời dạy trong kinh. Trong bốn nghĩa này ba nghĩa trên là “ôn đọc để tìm hiểu nghĩa lý” còn nghĩa thứ tư thì chỉ về sự thực hành. Thí dụ: Tịnh Độ tông thì trì tụng 3 quyển kinh Tịnh Độ (Tịnh Độ tam kinh : Vô Lượng Thọ, A Di Đà, Quán kinh). Hoa Nghiêm tông thì trì tụng kinh Hoa Nghiêm. Pháp Hoa tông thì tụng kinh Pháp Hoa. Cu Xá tông thì trì tụng Câu Xá luận vv Thời Đức Phật chưa có kết tập kinh thì tất nhiên không có nói đến sự công phu trì tụng. Thích thiện huệ lại suy diễn: “Cũng chính nhờ sự đọc tụng như thế mà sau khi Phật diệt độ hàng trăm năm, khi các Thánh đệ tử lập hội kiết tập tam tạng thánh điển, mới có người đứng ra trùng tuyên, và ngày nay chúng ta mới có kinh điển để nghiên cứu, học tập và tu theo” Nói như thế, thích thiện huệ kết luận : nhờ đọc tụng như thế (là nói sau những thời pháp Phật thuyết, các hàng đệ tử của Ngài tìm đến những gốc cây, những nơi vắng vẻ đọc tụng lại những lời Phật đã nói…) mà sau này mới có người đứng ra trùng tuyên, và ngày nay chúng ta mới có kinh điển để nghiên cứu, học tập và tu theo” Thích thiện huệ nói vậy chẳng biết có ai đồng tình hay không, chứ tác giả tôi thì không thống nhất. Lý do cũng rất đơn giản thôi là: 1/ Tại Đại hội kết tập lần thứ nhất: Tôn giả A Nan chịu trách nhiệm đọc lại toàn bộ phần Kinh. Đại đức Ca Diếp chịu trách nhiệm đọc lại toàn bộ phần Luận. Ngài Ưu Ba Ly thì chịu trách nhiệm đọc lại toàn bộ phần Luật. 2/ Tại Đại hội kết tập lần thứ ba: Tôn giả Mục Kiền liên tử Đế tu cùng 1.000 vị A La Hán kiểm duyệt, soạn thảo lại tam tạng cho chính xác. 3/ Tại Đại hội kết tập lần thứ tư: Tôn giả Thế Hữu và ngài Hiếp Tôn giả cùng với 500 vị Bồ tát, 500 vị A La Hán và 500 vị học giả cư sĩ soạn lại toàn bộ tam tạng rồi in ấn và phát hành. Các vị Bồ tát, A La Hán trên đây ôn đọc và biên soạn lại toàn bộ tam tạng kinh điển của Phật, đó có phải thực sự các vị ấy nhờ vào việc đọc tụng từng cá nhân, tập thể mà nhắc nhở với nhau qua nhiều năm tháng mới được sự thông tuệ đáp ứng cho công tác kết tập kinh điển đó chăng? Tất nhiên là không phải!. 9. Đính chính việc thích thiện huệ cho rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ biến Phật giáo thành tà giáo. Trong luận văn thích thiện huệ viết: “HPS cũng rất coi trọng pháp môn niệm Phật. Ông luôn đề cao pháp môn này, tỏ vẻ tôn kính Phật Di Đà thích thú cảnh giới Lạc Bang, nhưng do trình độ Phật học của ông còn rất thấp mà tính người lại nhiều, cộng với ảo mộng mang ý tưởng chính trị phát sinh: muốn xây dựng một Lạc Bang trần thế, đã biến thế giới Tịnh Độ thành Bồng Lai Tiên cảnh, biến Phật Di Đà thành Thần Tiên, biến pháp môn niệm Phật thành tà pháp, tóm lại, biến Phật giáo thành tà giáo”. (Chương I mục IV tr 12,13). Đính Chính. Trong đoạn văn này, trước hết thích thiện huệ đánh giá là “trình độ Phật học của Đức Huỳnh Giáo Chủ còn rất thấp” thích thiện huệ cố ý nói ra chuyện này để so sánh với một số tăng sư có trình độ Phật học cao như cử nhân, tiến sĩ, giáo sư vv hay ít ra thì cũng phải “đại học Phật giáo” thì mới có thể nổi đình nổi đám được chứ. Nhưng đó là ai kìa! Còn đối với trường hợp Đức Huỳnh Giáo Chủ thì lại khác, Ngài có học trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng hay đại học nào của Phật giáo đâu mà nói cao nói thấp? Và chuyện ấy cũng đâu có ăn nhằm gì đến thích thiện huệ, đến Phật giáo Việt Nam. Đức Huỳnh Giáo Chủ là vị Phật lâm phàm, nếu Ngài thị hiện bằng cách “tu học” theo hệ thống thì đâu đánh mạnh vào tâm lý quần chúng rồi cũng chẳng ai tin Ngài là Phật nữa đâu. Ngài chỉ thị hiện học quốc ngữ với cấp tiểu học hầu tạo bằng chứng cụ thể mà sau này sáng tác Sấm Giảng để dạy đạo mà thôi. Còn như nếu phải học đạo thì Ngài phải học ai? Rồi từ sự học theo kiểu “kinh điển” ấy làm sao lập được một nền đạo canh tân cho phù hợp với hoàn cảnh và căn cơ của dân tộc Việt, đặc biệt là miền Nam Việt Nam nơi Ngài chọn ra đời mở đạo. Đức Huỳnh Giáo Chủ, theo thích thiện huệ thì trình độ Phật học còn thấp! Nhận định một chiều theo định kiến cố chấp làm gì thuyết phục được ai? Cụ thể Đức Huỳnh Giáo Chủ Ngài đã: “Miệng nhích môi đầy văn tao nhã, Hạ bút thần thơ đã đề khai” Học mới biết, đó là việc của người thế gian, còn không học mà biết, đó mới là bậc Phật Thánh. Thích thiện huệ lại quên câu nói của Thánh nhân : “Thượng phẩm chi nhơn bất giáo nhi thiện, Trung phẩm chi nhơn giáo nhi hậu thiện, Hạ phẩm chi nhơn giáo diệc bất thiện” (Người căn tánh bậc thượng, khỏi phải giáo dục người ta cũng tự hoàn thiện cho mình, người căn tánh cỡ trung thì phải được giáo dục sau đó mới nên người, còn người căn tánh ở cấp thấp thì mặc dù đã được giáo dục cũng khó trở thành người tốt được) Hơn nữa căn tính của con người tập hợp có hai hạng : một là hạng “Sinh nhi tri” (sinh ra đã tự biết) còn hai là hạng “Học nhi tri” (phải có học mới biết) Đức Huỳnh Giáo Chủ là bậc “Sinh nhi tri” thì đâu có thể nói trình độ của Ngài là cao hay thấp được. Điều mà người thế gian cần, tín đồ PGHH cần đó là một hệ thống Giáo lý phù hợp, hầu giúp họ có chân lý để hiểu có pháp môn để tu chứ không đòi hỏi ở chỗ học hàm học vị gì cả. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tạo được niềm tin cho họ, đã đáp ứng được những nhu cầu cần thiết nhưng chính đáng của họ. Đặc biệt với cách ra đời dạy đạo của Ngài, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đánh lên một tiếng chuông cảnh tỉnh vang vội làm cho chẳng những người Việt Nam mà cả cộng đồng thế giới đều nễ phục. thích thiện huệ có làm được cái công hạnh gì chưa mà dám khua môi phê phán. Những mảnh “bằng” như thích thiện huệ có gì là quý mà hồng muốn nhắc ra để lên mày lên mặt. huệ đâu có biết rằng những mảnh bằng “rổng ruột” kiểu đó Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đã từng: “Lấy cái cấp bằng ném xuống sông” từ hồi nào rồi chứ có gì đâu là mới mà cần phải nói. Biện luận về học vị trong Phật giáo trường hợp của Đức Huỳnh Giáo Chủ thì cũng không cần phải nói nhiều, bởi hiện nay trên cộng đồng xã hội không còn ai lạ gì với Ngài nữa. Mà có điều tôi chỉ sợ thích thiện huệ tò mò rồi sinh ra lớn chuyện mà thôi ; Là vì trong khi Đức Huỳnh Giáo Chủ bị thiện huệ (có lẽ phải nói ác huệ thì đúng hơn) chê là dốt, Ngài lại còn kêu gọi tín đồ phải học theo một “Ông Tổ dốt” nữa đó là Đức Lục tổ Huệ Năng thì lại càng có kẻ hở để thích thiện huệ trách chê hơn nữa. “Khùng nói cho già trẻ làm tin Theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú” (Kệ Dân của người Khùng (SG.Q2) câu 295-296) Nhân chuyện nọ lại ló chuyện kia. Đức Huệ Năng dốt không biết chữ, ham tu vào đạo chỉ biết làm công quả (giả gạo) rồi một hôm được Đức Ngũ Tổ truyền y bát giữ ngôi tổ thứ sáu từ năm Tân Dậu (661) đời Cao Tông nhà Đường, ngôi tổ cuối cùng của hệ thống Phật giáo. Té ra một ông tổ của Phật giáo lại “dốt, không biết chữ nhất một” chẳng có được một tấm giấy chứng nhận, mặc dù là chứng nhận có theo học lớp “sơ cấp Phật học” thôi, chứ nói gì đến mảnh bằng cử nhân hay tiến sĩ Phật học, thế mà ngài giữ ngôi tổ được 52 năm (661-713) cho đến hết cuộc đời và tiếng tăm của ngài cũng vang vội đông tây, kim cổ. Sau ngài chẳng có ai đủ khả năng nối truyền ngôi tổ nữa. Từ khi đắc pháp với Ngũ tổ Huỳnh Mai Huệ Năng về ngụ ở làng Tào hầu, Thiều châu không ai biết tông tích của ngài cả. Ở đó có vị Tỳ kheo ni pháp danh Vô tận Tạng thường tụng kinh Đại Niết Bàn, tổ nghe kinh vì Tỳ kheo ni Vô tận Tạng mà giảng giải nghĩa lý. Một hôm Tỳ kheo ni Vô tận Tạng đem bộ kinh Niết Bàn ra trình cho tổ xem và xin phép được hỏi nghĩa. Tổ nói : “Ta không biết chữ, Ni cô cứ hỏi nghĩa” Tỳ kheo ni bạch : “Bạch Thầy ! Chữ không biết thì nghĩa làm sao rõ được?” Tổ đáp : “Lý huyền diệu cao siêu của chư Phật không cần văn tự” Tỳ kheo ni Vô tận Tạng lấy làm ngạc nhiên và kính phục vô cùng. Ni cô thông tin cho các vị kỳ lão đạo đức ở trong làng được biết đức Huệ Năng là bậc Đại sư đạo cao đức cả, quý ông nên cung kính cúng dường. (Pháp Bửu Đàn kinh. HT Thích Từ Quang NXB Long Giang 1967 tr.159) Người xưa sao mà tốt quá thấy người hiểu đạo, thông chân lý thì liền kính phục không câu nệ người đó là ai? trình độ học vấn trong đạo hay ngoài đời là như thế nào?; Còn người nay sao ngược lại gặp người thông tuệ thì lại ghét ganh, gièm siểm, lạ nhỉ! Rất may, là Đức Lục Tổ sống trước thời của thích thiện huệ trên một ngàn hai trăm năm nên hắn đã quên ngài. Nếu như thích thiện huệ sống đồng thời hoặc xê xích ít nhiều với Lục Tổ thì không dễ gì hắn chấp nhận cho ngài Huệ Năng giữ ngôi tổ thứ sáu đâu. Lý do: “Huệ Năng dốt, không có mãnh bằng nào ngoài đời hay trong đạo cả”. Gát lại chuyện này, để bàn tiếp theo mấy chuyện khác mang “tính thời sự” hơn. Số là chuyện như thế này : Thích thiện huệ hỗn láo rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ “đã biến thế giới Tịnh Độ thành Bồng Lai Tiên cảnh, biến Phật Di Đà thành Thần Tiên, biến pháp môn niệm Phật thành tà pháp, tóm lại, biến Phật giáo thành tà giáo” vv. Ở đây chúng ta chỉ nói một nghĩa tổng mà thôi chứ mỗi chuyện mỗi nói thì hao giấy hao mực và cũng hao hơi tổn tướng lắm. Thích thiện huệ cuồng ngữ rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ “đã biến Phật giáo thành tà giáo”. Nói như thế mà nói được cũng lạ! Ai biến Phật giáo thành tà giáo? Chỗ này phải làm rõ nghe “cụ non” thích thiện huệ. Trước hết cụ phải giải thích cho được thế nào là “biến Phật giáo thành tà giáo”? Đã là Phật giáo thì không thể bất cứ ai là người “ngoài Phật giáo” có thể phá hoại Phật giáo được, chỉ có người trong Phật giáo mới phá Phật giáo được mà thôi. Điều này người tín đồ đạo Phật ai cũng biết. Ở bên ngoài không thể phá Phật được ma vương phát nguyện sanh vào làm đệ tử của Phật để phá Phật. Sét từ trong thép gỉ ra làm cho hư thép, trái từ trong nhánh cây trổ ra làm cho gãy nhánh, con trong nhà phá của làm cho bại hoại gia cang chứ người ngoài làm sao phá gia sản người ta được. Nếu như Phật giáo hiện nay quả thật đã biến thành tà giáo, thì thích thiện huệ hãy xét lại coi ai là người gây ra tình trạng đó? Chứ không phải “trăm dâu đỗ đầu tằm” được. Trong Phật giáo các ông, nội bộ Phật giáo các ông hư nên, suy thịnh là do chính các ông định đoạt, liệu lấy. Cớ sao lại đỗ lỗi cho người khác? Nếu như Đức Huỳnh Giáo Chủ có “biến Phật giáo thành tà giáo” đi nữa thì cũng chính là biến Phật giáo Hòa Hảo của chúng tôi, can gì đến các ông mà các ông ra miệng? Hay là thích thiện huệ đã đăng ký “độc quyền” hai chữ Phật giáo rồi, nếu vậy thì cũng phải ra thông báo cho người khác biết, gởi “công hàm” qua đường ngoại giao cho Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản vv, gởi “thông báo” cho các hệ thống Giáo hội PGHH ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Ô-xtrây-lia, Ca Na đa, Pháp vv được biết, rằng không đoàn thể, tôn giáo nào được quyền sử dụng danh xưng Phật giáo. Chắc thích thiện huệ đã đăng ký ngầm qua “đường dây đen” nào đó và qua mặt cả hệ thống của Giáo hội PGVN nên lãnh đạo của GH.PGVN cũng không hề hay biết. Vấn đề này tác giả tôi nói không phải khoe chứ tín đồ PGHH là người không may mắn vì đã được hay tin trước nhứt. Chẳng qua là vì trong tập luận văn tốt nghiệp của thích thiện huệ gần một trăm lần nói đến hai tiếng Hòa Hảo mà tuyệt đối không hề nói đến từ “Phật giáo” để áp dụng cho PGHH. Thích thiện huệ tương lai có thể là một giáo sư, một giảng viên một bậc thầy của nhiều người thế mà thích thiện huệ lại không có đủ từ bi để “bố thí” cho PGHH một lần gọi “tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo”. Bằng như thích thiện huệ không thể bố thí được thì cứ ra giá mà “bán” tín đồ PGHH tuy nghèo song vì “mến Đạo trọng Phật” nên dù giá nào cũng cố gắng để mua cho được! Người đệ tử nhà Phật chân chính thì đương nhiên trở thành “người Phật giáo” cho dù chưa được người thế gian công nhận, nhưng Đức Phật đã công nhận. Còn như người mặc bộ đồ Phật giáo, trên áo có thêu nhiều chữ Phật giáo, được nhà nước công nhận và người đời cũng biết đó là tín đồ của đạo Phật, nhưng bản thân người đó lại không có giới luật, lười biếng công phu, ngã mạn cống cao, nói năng lỗ mảng… thì Đức Phật cũng không hề chấp nhận. Có lẽ mọi người ai cũng biết câu chuyện ngụ ngôn sau đây : Có một người rất tự hào về hạnh “nhẫn” của mình, để báo cáo cho mọi người biết về sở trường đó, nên ông ta nhờ thợ may may một chiếc áo mà trên áo thêu cả 100 chữ nhẫn. Có người cắc cớ chỉ một chữ trên áo hỏi : Đây là chữ gì ? Đáp : chữ nhẫn. Chỉ một chữ khác hỏi chữ gì? Đáp : chữ nhẫn. Tiếp tục hỏi đến chữ thứ 3 thì bị chủ nhân của nó là ông “bá nhẫn” cự : Chữ nào cũng là chữ nhẫn, bộ ngu sao không biết mà mỗi chữ mỗi hỏi. Té ra nhân vật này thể hiện tính “nhẫn” của ông khá tốt phải không thích thiện huệ? Xét lại hai chữ Phật giáo là tiếng dùng chung, chẳng những tôn giáo được sử dụng mà cá nhân cũng được phép dùng. Bởi vì đó là quyền “tự do tín ngưỡng” tôn giáo; Phật giáo là biểu trưng cho từ bi, trí tuệ, bác ái đại đồng, làm gì ai lại có quyền sở hữu cho riêng mình? Phật giáo là “bình đẳng” cứu khổ ban vui. Chứ Phật giáo đâu phải cá nhân, ganh tỵ, hơn thua, tranh giành, hung hẵn, muốn mắng ai thì lôi ra mắng, muốn nói xấu tôn giáo nào thì cứ vô tư mà nói? Phật giáo là “dĩ đức báo oán” lấy tình thương xóa tan thù hận. Chứ Phật giáo gì mà mở miệng ra là gieo thù kết oán, phá hoại tình đoàn kết tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…? Nói cho cùng, Giáo hội PGVN có Giáo hội PGHH bên cạnh để cùng nhau truyền bá giáo lý của Phật và cùng nhau tu hành theo pháp môn của Phật dạy để rồi cùng nhau được giải thoát, đó là một chân lý, một điều tốt đẹp vô cùng đúng với chủ trương của Đạo Phật, đúng với truyền thống của đạo đức dân tộc, góp phần làm sáng thêm danh thể của PGVN, làm lợi lạc thêm cho dân tộc Việt Nam (Vẻ rách cũng đỡ đầu ngón tay) Cớ gì mà lại ganh tỵ với PGHH? Muốn triệt tiêu PGHH? – Không được đâu thích thiện huệ và những người cùng chung lý tưởng với thích thiện huệ? Đức Huỳnh Giáo Chủ lúc còn ở nhà thời gian trực tiếp giáo hóa tín đồ Ngài đã từng phán : “Người nào lấy bàn tay che được mặt trời thì mới có thể phá được nền Đạo của Ngài” thích thiện huệ bàn tay che chưa kín được khuôn mặt của mình thì làm gì “phá” được PGHH mà hòng viễn vông mơ mộng. Xin trở lại vấn đề, là việc tìm hiểu nguyên nhân “biến Phật giáo thành tà giáo” là như thế nào, và ai biến Phật giáo thành tà giáo? Tác giả xin mượn một câu chuyện trích trong Truyện Cổ Phật Giáo để kết thúc mục này như sau: Ngài A Nan, đệ nhất về đa văn, đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni trong 27 năm, khi còn trú tại thành Xá Vệ, ở phía Bắc Ấn Độ, Ngài đã có 7 giấc mơ kỳ lạ: 1. Mộng thấy lửa cháy đùng đùng trên mặt nước, những cột lửa nghi ngút tận trời cao. 2. Mộng thấy mặt trời biến mất, để lại thế giới Ta Bà chìm trong bóng tối. Thậm chí không có một vì sao trên bầu trời. 3. Các tăng ni, phật tử bị rơi xuống một cái hố sâu, để cho con người thế tục bước qua trên đầu. 4. Rất nhiều lợn rừng trong rừng rậm đào xới gốc cây Bồ Đề. 5. Mộng thấy A Nan đội đỉnh núi Tu Di trên đầu mà không hề thấy nặng. 6. Voi bố mẹ bỏ lại đàn con của mình. 7. Cái chết của sư tử, chúa tể rừng xanh. Những cánh hoa rơi trên xác con sư tử, tất cả thú vật đều bỏ chạy toán loạn. Không lâu sau, các con bọ bắt đầu xuất hiện trong cái xác và ăn thịt nó. Không sao hiểu được giấc mơ của mình, Ngài A Nan tìm đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để hỏi cho minh bạch. Đức Phật giải thích: “Giấc mơ đầu tiên của con về ngọn lửa cháy trên mặt nước với những cột lửa nghi ngút tận trời cao. Nó có nghĩa rằng trong tương lai, các tăng ni trong chùa sẽ trở nên đồi bại và thiếu thiện tâm. Cũng giống như biển nước biến thành biển lửa, chúng sẽ dẫm đạp lẫn nhau và làm ra vẻ tao nhã để tranh giành tài vật cúng dường” “Trong giấc mơ thứ hai, mặt trời bị nhấn chìm, cõi Ta Bà chìm trong bóng tối, không có một vì sao trên trời. Điều này ngụ ý không lâu sau, Như Lai và các đệ tử của Ngài sẽ nhập Niết Bàn. Và đó cũng chính là dấu hiệu cho con người biết rằng Thiên Nhãn chẳng bao lâu nữa sẽ đi đến hủy diệt” “Giấc mơ thứ ba là cảnh các tăng ni bị rơi xuống một cái hố sâu và người thế tục bước qua trên đầu họ. Điều này nói lên rằng trong tương lai, các tăng ni trong chùa sẽ sinh ra tâm tật đố, ghen tị, nói xấu lẫn nhau, không tin vào nghiệp báo, coi thường giới cấm, chìm đắm trong tiện nghi vật chất, cuối cùng trở thành đối lập với cái Thiện và bị đọa lạc xuống địa ngục sau khi chết. Bên cạnh đó cũng có những người tu luyện trong xã hội bình thường mà chuyên tâm hơn những tăng ni kia. Họ sẽ được thăng thượng lên Thiên Đàng sau khi chết” “Trong giấc mơ thứ tư, con nhìn thấy những con lợn rừng đào xới gốc cây Bồ Đề trong khu rừng rậm. Điều này ngụ ý nói rằng các tăng ni trong tương lai sẽ chỉ để tâm đến sinh nhai của riêng mình, sẵn sàng bán cả tượng Phật và kinh sách chỉ vì chút lợi lộc.” “Giấc mơ thứ năm nói về việc con phải đội trên đầu cả đỉnh núi Tu Di nhưng lại không hề cảm thấy nặng. Điều đó chỉ ra rằng sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn, con phải có trách nhiệm biên soạn và phổ truyền kinh thư cho các đệ tử Phật Giáo tương lai. “Giấc mơ thứ sáu về những con voi bố mẹ bỏ rơi đàn con của mình. Điều này tượng trưng rằng những tư tưởng xấu xa sẽ trở nên phổ biến trong xã hội và như thế sẽ làm tổn hại đến việc phổ truyền Đạo Phật. Những người có đạo đức và phẩm hạnh cao đều bị khuất sau điều đó.” “Trong giấc mơ thứ bảy, con nhìn thấy cái chết của con sư tử, chúa sơn lâm. Những cánh hoa quý rơi trên xác con sư tử nhưng muôn thú lại sợ hãi bỏ chạy. Không lâu sau, các con bọ xuất hiện bên trong cái xác và ăn thịt nó. Điều này ngụ ý rằng không ngoại đạo phá hoại Phật Pháp. Chỉ có các đệ tử của ta, cả những phật tử tại gia và người xuất gia mới có thể là nguyên nhân làm huỷ hoại Pháp này.” 7 giấc mơ của Anan đã báo trước tương lai của Phật Giáo. Ngoại trừ giấc mơ thứ 5, còn lại tất cả đều tượng trưng cho sự suy đồi và huỷ diệt của Phật Giáo. Đặc biệt trong giấc mơ thứ 7 “các con bọ bắt đầu xuất hiện và ăn thịt cái xác”, đã nói trước về tình trạng của các đệ tử Phật Giáo thời Mạt Pháp. Họ không còn đi theo Phật Giáo để tu luyện, coi thường giới luật, chạy theo danh và lợi, và dần dần huỷ hoại Phật Giáo từ bên trong. Trong khi lớp vỏ của Phật Giáo vẫn còn tồn tại, thực tế thì bản chất của nó đã mục ruỗng cả rồi! Chính vì thế, nó không còn sức mạnh để cứu độ con người. Tôi thực sự hy vọng rằng các đệ tử Phật Giáo có thể tĩnh lặng nhìn vào trong tâm và đọc những dòng này, hãy dùng lý trí để suy ngẫm về thời Mạt Pháp này. Phật Giáo đã thực sự xa rời bản chất nguyên thuỷ của nó. Nó đã bị biến đổi đến nỗi không thể nhận ra và không còn có thể cứu độ con người được nữa. Đừng chìm sâu thêm nữa trong thời Mạt Pháp này mà bỏ lỡ cơ hội tu luyện trong Đại Pháp. Nguồn:http://tientri.net/van-hoa-than-truyen/chuyen-co-phat-gia-7-giac-mo-cua-ngai-a-nan/comments Ai làm cho Phật giáo biến thành tà giáo ? Hiện nay Phật giáo vẫn còn nguyên vẹn là Phật giáo hay đã biến thành tà giáo? Điều này có lẽ thích thiện huệ và các vị tăng ni trong Phật giáo biết rõ nội tình của mình hơn ai hết. Và đây là chuyện nội bộ của Phật giáo không phải chuyện của người ngoài Phật giáo (PGVN). Tất cả những người có tín ngưỡng tôn giáo, đang hoạt động và tu hành theo giáo lý của tôn giáo mình, đang sống chung trong gia đình cộng đồng tôn giáo, có lẽ cần phải học và thực hiện câu nói của cấp lãnh đạo và nhà ngoại giáo của nước Việt Nam chúng ta là : “Bình đẳng hợp tác theo hướng hai bên cùng có lợi, hai bên không xen vào công cuộc nội bộ của nhau” (Còn tiếp) Cư Sĩ Khuê Đẩu Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo