BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM VẤN ĐỀ LUẬN VĂN CỦA THÍCH THIỆN HUỆ. TÍN ĐỒ PGHH NGUYỄN QUỐC ANH. Thấm thoát vậy mà cũng gần ba năm, cộng đồng người có tín ngưỡng Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH), phải đấu tranh cật lực với bản “luận văn” của một Tăng sinh hiềm hận, hồ đồ và ngạo mạn Thích Thiện Huệ. Cái mà cộng đồng PGHH đạt được cho đến hôm nay là Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, cơ quan chủ quản có trách nhiệm đào tạo Tăng tài cho cả một nền tảng sinh hoạt Phật sự khu vực phía Nam phải công khai xác nhận sai phạm, trong cả hai văn bản 521/CV.HVPG do Hòa thượng Phó Viện Trưởng Hành Chánh của Học Viện Thích Đạt Đạo ký tên ngày 10 tháng 12 năm 2012 và văn bản 052/CV.HVPG do Phó Viện Trưởng Thường Trực của Học Viện Thích Giác Toàn ký tên ngày 14 tháng 4 năm 2014. Trong văn bản 521, phía Học Viện Phật Giáo tại Tp. Hồ Chí Minh vẫn cố tình chối bỏ trách nhiệm của mình và cố tình bào chữa cho Tăng sinh Thiện Huệ: Ngay trong khoản 2 phần nói về luận văn của Tăng sinh Thích Thiện Huệ phản ánh quan điểm của cá nhân: “- Hội đồng Điều hành Học viện mong muốn các chủ trương, đường hướng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được các Tăng ni sinh viên quán triệt và nghiêm túc thực hiện, Tuy nhiên, theo quy luật khách quan, con người luôn có những hạn chế vốn dĩ, tư duy đôi lúc chưa thật sự chính chắn, mang tính chủ quan; - Đối với một số vấn đề được trình bày trong luận văn của Tăng sinh Thích Thiện Huệ, Hội đồng Điều hành Học viện xin khẳng định rằng: Đây không phải là chủ trương của GHPGVN, của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh; đây chỉ là quan điểm cá nhân, tư duy chủ quan khi nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến Đức Huỳnh Giáo chủ và Phật giáo Hòa Hảo…”.Khi đọc qua đoạn văn bản này, mọi người đều thấy được tính chất mơ hồ khi nói về “cái luận văn” chỉ làchưa thật sự chính chắn, mang tính chủ quan; tuy nhiên khi thẩm định chung về Quan điểm của Học viện đối với luận văn của Tăng sinh Thích Thiện Huệ (khoản 3 văn bản 521) Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP,Hồ Chí Minh đã khẳng khái xác nhận: - Tương tự như các trường Đại học trong và ngoài nước, sinh viên của Học viện tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn. Đối với Học viện, tất cả Tăng ni sinh sau khi hoàn tất các môn học, đều phải làm thêm một luận văn tốt nghiệp để hội đủ điều kiện cấp văn bằng, mang tính chất thu hoạch, bước đầu thực tập nghiên cứu một đề tài, dưới sự hướng dẫn của một Giáo sư hướng dẫn, chỉ có giá trị nội bộ,không phổ biến; - Trong phần nhận xét nội dung luận văn, với tư cách là người hướng dẫn, cố GS Minh Chi có nhận xét “Luận văn đạt yêu cầu về công phu nghiên cứu tài liệu. Nên tránh phê phán các tôn giáo khác với lời lẽ nặng nề”.Điều nầy cho thấy cố GS Minh Chi chỉ đơn thuần tán đồng với tăng sinh Thích Thiện Huệ về mặt “ công phu nghiên cứu và sưu tầm tài liệu”và cũng đã trao đổi và bày tỏ sự không đồng ý về thái độ phê phán Phật giáo Hòa Hảo của tăng sinh Thích Thiện Huệ. - Học viện luôn quán triệt chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là nhất quán sự đoàn kết và tôn trọng với các tôn giáo; không phê phán trong mọi trường hợp. Vì vậy, Hội đồng Điều hành Học viện rất lấy làm tiếc về sự việc nầy. Vậy là trong văn bản 521, cái mà phía PGHH nhận được chỉ gồm vào mấy chữ “ RẤT LẤY LÀM TIẾC VỀ SỰ VIỆC NẤY”. Thực ra thì không hẳn chỉ có như vậy, những người lạc quan PGHH vẫn còn có thể hy vọng mong manh vào hướng giải quyết: Hội đồng Điều hành sẽ báo cáo Ban thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN về sự việc nêu trên, đồng thời đề nghị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo Ban Trị sự nơi tăng sinh Thích Thiện Huệ thường trú để kiểm điểm, nhận khuyết điểm và xin lỗi Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cũng như tín đồ Phật giáo Hòa Hảo về tư duy chưa chính chắn…” Sau văn bản 521 do Hòa thượng Thích Đạt Đạo ký tên gần hai năm, khi những lời hứa hẹn của phía HVPGVN tại TP.HCM thực sự trở thành cái bánh vẽ, thì những người tín đồ PGHH lại phải tiếp tục đấu tranh, đòi lại danh dự cho những điều Tôn nghiêm không thể xúc phạm của đức tin Tôn giáo, thúc đẩy được sự can thiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ. Buộc phía HVPGVN tại TP.HCM phải tiếp tục gởi cho BTS.TWPGHH văn bản số 052/CV.HVPG do Hòa thượng Thích Giác Toàn ký tên ngày 14 tháng 4 năm 2014. Theo sự phân tích của ông Nguyễn Chánh Kỹ, một người tín đồ PGHH thì bên cạnh những lời nhìn nhận : “Để xảy ra sự việc đáng tiếc này, với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, nơi đào tạo Tăng sinh Thích Thiện Huệ và quản lý các bản luận văn, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh xin chân thành nhận khuyết điểm về sơ suất trong việc phê duyệt và quản lý bản luận văn. Qua vụ việc trên, Hội dồng Điều hành Học viện cũng đã nghiêm túc kiểm điểm nội bộ và rất mong Quý Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban Phụng tự Tổ đình Đức Huỳnh Giáo chủ và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hỷ xả thứ lỗi cho sự việc đáng tiếc đã xảy ra này, qua đây chúng chúng tôi cũng xin cám ơn những góp ý, chia sẻ của chư vị trong thời gian qua…”. Thì đây là một lời xin lỗi hoàn toàn có thể chấp nhận được, nếu phần trên của văn bản nầy, phía Học viện PGVN nhận thức vấn đề một cách trung thực , khách quan hơn, không đùn đẩy trách nhiệm “làm rạn nứt về mặt tình cảm” cho những người tín đồ PGHH ở Angiang khi phát hiện và phản ứng về cái “ luận văn tốt nghiệp Khóa IV(1997 – 2001)Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh của Tăng sinh Thích Thiện Huệ không có giá trị trong nghiên cứu, làm tài liệu học tập và tham khảo với bất cứ hình thức nào…”( Xác nhận của HVPGVN trong văn bản 052), và nếu được kèm theo một lời xin lỗi tương tự của chính nhân thân Thích Thiện Huệ thì sự tươi mát sẽ xuất hiện trong mối giao tình giữa PGHH và PGVN! Nhưng đáng tiếc thay, văn bản 052 không làm được như vậy. Trong phần 4) Trách nhiệm cá nhân của Tăng sinh Thích Thiện Huệ, nội dung văn bản vẫn còn bỏ ngỏ, hướng giải quyết sự việc mơ hồ không mang tính qui buộc: “Với sự góp ý phản ánh của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo và sự nhắc nhở, khuyến giáo của Học viện, bản thân Thích Thiện Huệ cần phải tự kiểm điểm, thể hiện tinh thần biết nhận lỗi và sửa lỗi của một người con Phật trước sự bức xúc của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo…”. Đến hôm nay thì đã rõ: Thứ Nhất: Từ khi Thích Giác Toàn thay mặt cho HVPGVN tại TP.HCM ký tên vào văn bản 052 đến nay gần 3 tháng, người tín đồ PGHH vẫn chờ đợi sự sửa lỗi của Thích Thiện Huệ nhưng vẫn chẳng thấy tăm dạng gì, mặc dầu hiện nay Thích Thiện Huệ đã từ Ấn Độ về trú xứ tại chùa Truông(Phú Thạnh Cổ Tự) phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc tỉnh AnGiang.(nghe đâu Thích Thiện Huệ đã nhận Di chúc của Sư Chú Trụ Trì Thích Thiện Minh, Thích Thiện Huệ sẽ là người kế nghiệp). Thứ hai: Trong một dịp tiếp xúc với một vị Sư, đã được ghi âm và in vào đĩa CD, thì Thích Thiện Huệ vẫn ngông cuồng ngạo mạn tuyên bố rằng: “ Người tín đồ PGHH muốn tôi xin lỗi thì trước nhất, người đứng đầu PGHH phải đến xin lỗi tôi trước…” Từ những diễn tiến trên thực địa chùa Truông, chúng ta có thể nhận thấy được các điều sau: 1)- Cho dù hiện nay HVPGVN, không còn là cơ quan chủ quản của Thích Thiện Huệ nữa, nhưng “sản phẩm” của Học Viện vẫn còn đó và từng lúc thách thức tấm lòng bao dung và nhẫn nại chẳng những của cộng đồng PGHH mà còn có cả một tập thể Tăng đoàn PGVN,bởi những người điều hành Tăng đoàn này đã khuyến giáo(trừ phi hai từ KHUYÊN GIÁO của Thích Giác Toàn ghi trong văn bản 052 lại là chiếc bánh vẽ, lại là lời chót lưởi đầu môi nhằm để đãi bôi, lừa phỉnh). Vậy thì đến đây, không phải trách nhiệm của HVPGVN tại TP.HCM là hết, là không còn can hệ gì đến cá nhân của Thích Thiện Huệ nữa, mà còn phải tích cực hơn, cần phải áp dụng phương pháp Yết Ma về những sai phạm của người học trò rất khó dạy; bao dung chính là đức tính căn bản của người tu tập, nhưng chúng ta cũng phải biết tự hỏi : Bao dung đến mức độ nào? Nhắc đến điều này, chúng ta chắc ai cũng nhớ đến câu chuyện giữa Đức Thế Tôn và vị điều mã sư. Một hôm Phật hỏi ông ta rằng: - Ông điều phục những con ngựa của ông bằng cách nào? Và đối với những con ngựa chứng thì ông làm sao? Vị điều mã sư nói: - Bạch Thế Tôn, với những con ngựa dễ dạy con có thể sử dụng những biện pháp ngọt ngào, nhưng với những con ngựa cứng đầu, con phải dùng những biện pháp mạnh, phải dùng roi,dùng dây xích để trừng phạt, nếu không thì con sẽ thất bại.Cũng có những con ngựa cần cả hai cách đối xử; ngọt ngào và hình phạt… Đức Phật hỏi thêm: - Nếu cả ba phương pháp đó đều không giáo hóa được thì ông phải làm cách nào? - Trong trường hợp đó con phải giết ngựa. Tại vì để nó ở trong đàn, nó sẽ làm gương xấu và cả đàn ngựa sẽ hư hết. Vị điều mã sư, nhìn Phật và hỏi: - Bạch Thế Tôn, con muốn biết Thế Tôn dạy các Thầy và các sư cô bằng phương pháp nào? Và trong trường hợp có những vị khó dạy thì Thế Tôn dùng biện pháp gì? Đức Phật trả lời: - Tôi cũng làm giống như ông vậy, có những thầy, những sư cô rất dễ dạy, chỉ cần nói ngọt, nói nhẹ nhàng là được, nhưng cũng có những vị cần phải dùng biện pháp mạnh như biệt trú, sám hối..v..v.. Ngoài ra cũng có những vị cần đến cả hai biện pháp. Vị điều mã sư lại tiếp tục hỏi: - Bạch Thế Tôn, trong trường hợp không áp dụng được cả ba phương pháp đối với một thầy hay một sư cô thì Thế Tôn phải làm thế nào? Đức Phật mỉm cười và bảo: - Tôi cũng làm giống như ông vậy. - Làm giống như con là làm sao? - Tôi cũng phải giết người đó! - Nhưng tu đạo từ bi thì làm sao Thế Tôn giết được? - Giết ở đây là không cho thầy hoặc sư cô ấy ở trong chúng nữa. Đối với người tu xuất gia việc không còn được ở trong tăng đoàn thì coi như về phương diện đời sống tâm linh,người đó đã chết... Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh vẫn phải tiếp tục áp dụng triệt để các pháp thức, giúp cho Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thực hiện lời dạy của Đức Phật trước khi vào Niết Bàn: “Sau khi ta nhập diệt, giới luật sẽ thay ta làm thầy của các vị, ở đâu có giới luật thì ở đó có ta, nếu tăng đoàn thực tập giới luật nghiêm chỉnh thì giáo pháp của ta sẽ có thể ở lại với các vị đời đời, kiếp kiếp, nếu không, giáo pháp của ta sẽ ở lại với các vị rất ngắn”. Một khi có vị sư, thầy nào mà không thể tư lượng được các hành vi xúc phạm của mình đối với người khác mà vẫn còn tiếp tục giữ lại trong tăng đoàn, thì có phải chăng sự trong sạch và tôn nghiêm của các vị sư thầy khác cũng đang có nguy cơ tổn hại! Người xưa có câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại”rất đáng để cho các vị tăng sư suy gẩm! 2)- Về phía GH.TƯ PGHH chính các vị mới là người có đủ tư cách pháp lý nhất trong việc giải quyết vấn đề còn tồn động : “Tăng sinh Thích Thiện Huệ cần phải tự kiểm điểm, thể hiện tinh thần biết nhận lỗi và sửa lỗi của một người con Phật trước sự bức xúc của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo” (Đề xuất của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP,HCM – trong văn bản 052 do Hòa thượng Thích Giác Toàn ký). Cho đến hôm nay, chắc các vị đều biết đề xuất của HVPGVN vẫn chưa được người ngông tăng thực hiện với sự thành tâm. Hơn nữa, trong Tạp chí Hương Sen số 31, từ trang 52 đến 55 đã đưa lên toàn bộ nội dung hai văn bản: văn bản số 052/CV.HVPG do Thích Giác Toàn ký ngày 14 tháng 4 năm 2014 và vân bản số 5759/TB.BTS TƯ do ông Bùi Văn Đương ký ngày 26 tháng 4 năm 2014. Khi xem xét cả hai văn bản nầy, trong một chừng mực nào đó, chúng ta cũng có thể chấp nhận được lời xin lỗi của phía HVPG, trừ khoản 4 của văn bản nói về trách nhiệm cá nhân của Tăng sinh Thích Thiện Huệ, bởi thứ nhất Thiện Huệ, trong thời gian ký văn bản của HVPG Thích Thiện Huệ chưa xuất hiện và cũng chưa hể có động thái nào tỏ ra là người biết nhận lỗi, thế mà các vị cũng đã ký vội vả một Thông Báo số 5759/TB-BTSTƯ gởi đến toàn thể Trị sự viên và đồng đạo không nên đặt vấn đề về luận văn của Thích Thiện Huệ, quái ác thay các vị lại đưa luôn phần 4- Học viện nhắc nhở bản thân tăng sinh Thích Thiện Huệ cần phải tự kiểm điểm, thể hiện tinh thần biết nhận lỗi của một người con Phật ! Vậy thì xin hỏi các vị trước các hành vi thách thức của Thiện Huệ hiện thời, thì chỗ nào là thể hiện tinh thần biết nhận lỗi của một người con Phật. Nếu không tìm thấy và chỉ ra cho cộng đồng thấy được thì các vị tiếp tục đấu tranh hay vẫn phải im lặng? Nếu đấu tranh thì các vị nên bằng văn bản gởi đến Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Angiang yêu cầu giải thích về những động thái chưa được hài hòa như văn bản 052 của Thích Giác Toàn. Nếu im lặng thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận lời thách thức của Thích Thiện Huệ ; một ngông tăng không biết mình là ai, không biết mình đang ở đâu ! Nếu đã là như vậy, thì các vị còn chần chừ gì nữa mà không thân hành đến Chùa Truông mà xin lỗi! Vẫn biết rằng, hiện nay trước tình hình nóng bỏng ở Biển Đông, trước thái độ ngang ngược và mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh, đang xâm phạm vào chủ quyền biển đảo Tổ Quốc Việt Nam ta, cả nước phải triệu người như một thề quyết một lòng giữ nước, không nên để một mảy may bất đồng nào xảy ra trong cộng đồng dân tộc, nhưng các vị cũng không phải vì như thế mà lại kềm hảm, nuôi dưỡng tâm tị hiềm đang âm thầm âm ỉ, trong mối quan hệ của một nền tín ngưỡng Tôn giáo. Giải quyết dứt điểm một vấn đề phân hóa còn tồn động chính là cách làm khôn ngoan để thúc đẩy sự đoàn kết của toàn dân tộc. Giải quyết lập lờ không minh bạch chính là cơ hội cho sự rẽ chia mất đoàn kết… Trước đây, mọi người đều biết rằng các vị có được cái “luận văn quái ác” của Thích Thiện Huệ trước chúng tôi, mà các vị vẫn im hơi lặng tiếng vì một vài lý do tế nhị nào đó, chúng tôi, những người tín đồ PGHH vẫn có thể thông cảm được. Đến hôm nay, gần ba năm dài đằng đẳng, cái mà chúng tôi làm được là đã vô hiệu hóa cái luận văn phỉ báng kia bằng rất nhiều bài phân tích, lý luận, phê bình của rất nhiều đồng đạo trong và ngoài nước, (chúng tôi đã làm sức nước và các vị chỉ có việc đẩy thuyền đi) buộc HVPGVN phải nghiên cứu lại và xác định là Luận văn của Tăng sinh Thích Thiện Huệ hoàn toàn không có giá trị trong nghiên cứu , làm tài liệu học tập và nghiêm cấm tất cả Tăng Ni sinh viên của HV. Không được sử dụng luận văn trên. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, những người tín đồ PGHH chân chính. Phần việc pháp lý còn lại là của các vị, giữ được lòng tin của đồng đạo mình trong tư cách của một tổ chức lãnh đạo hay không, hoặc gây nên những bức xúc cũng là việc làm tiếp theo của các vị! 3)- Chúng ta những người tín đồ PGHH của Đức Thầy Bổn sư, lúc nào cũng phải giữ được tấm lòng bao dung của người đang tu tập. Từ tấm lòng bao dung ấy chúng ta sẽ thể hiện được tình thương và sự trong sáng; do đó, trước những mưu đồ đen tối của ngoại nhân lăng nhục Giáo chủ, Giáo pháp, Giáo đồ, chúng ta càng phải bình tỉnh khôn ngoan đối phó, không nên xung động để xảy ra những điều đáng tiếc không đáng có, làm ảnh hưởng đến thanh danh chung của nền đạo! Chúng ta buộc lòng phải đấu tranh và nhất quyết kiên trì đấu tranh để có thể giúp cho người ngông tăng Thích Thiện Huệ nhận thức được những sai phạm của mình như những nhận định của các bậc tôn túc trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chỉ ra. Như đã nói, giải quyết vấn đề theo Pháp lý trong giai đoạn nầy là trách nhiệm và việc cần phải làm là của tổ chức hợp pháp Giáo hội Phật giáo Hòa Hào Trung ương, chính họ mới là người có đầy đủ tư cách pháp lý hơn chúng ta – những tín đồ PGHH đơn thuần. Bên cạnh việc giải quyết bằng Pháp lý, chúng ta vẫn có thể hỗ trợ họ bằng phương cách Đức lý, nghĩa là phải giải quyết bằng tình thương, nhưng tình thương cần có sự thông minh, đừng để cho đối phương lợi dụng tình thương đó để đi vào nẻo gian tà. Đối với Thích Thiện Huệ chúng ta cần phải áp dụng tất cả các phương pháp mà Thế Tôn đã trao đổi với vị Điều mã sư, tình thương không phải lúc nào cũng ngọt ngào, mà đôi lúc nó phải biết khoác lên mình chiếc áo nghiêm khắc và của cả sự đắng cay Hiện nay mọi người tín đồ PGHH chúng ta đều biết trú xứ của Thích Thiện Huệ tại chùa Truông, còn gọi là Phú Thạnh Cổ Tự, thuộc phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc và Thích Thiện Huệ thường khi lánh mặt, trước đây đồng đạo chúng ta đã làm tốt việc kiên trì hiện diện tại thực địa nhưng vẫn chưa tiếp xúc được Thích Thiện Huệ ! Trước tình thế này, chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa số đồng đạo PGHH đến Lễ Phật tại Chùa Truông, kiên quyết bám lấy và yêu cầu gặp được Thích Thiện Huệ, áp dụng biện pháp Nhân minh : đối thoại, giải thích, lý luận… hầu giúp anh ta hiểu rõ thế nào là Chánh pháp. Cái yêu cầu chung của cộng đồng PGHH là mọi người phải bình tỉnh, gìn giữ cho được cái Tâm an lạc, buộc Thích Thiện Huệ phải thể hiện tinh thần biết nhận lỗi và sửa lỗi của một người con Phật trước sự bức xúc của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo chúng ta. Phải bình tỉnh. Phải bình tỉnh; Kiên quyết bám lấy thực địa; Kiên trì tuyên truyền đấu tranh cho LẼ PHẢI Angiang, ngày 09 tháng 7 năm 2014 Tín đồ PGHH. Nguyễn Quốc Anh.