Kính gửi người quá cố HT. Thích Minh Châu.

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Tamtran, 20/7/13.

  1. Tamtran

    Tamtran Administrator


    Kính gửi người quá cố: "HT. Thích Minh Châu".

    Thầy Châu! ơi hỡi thầy Châu!
    Sao thầy sơ ý để sầu cho ai?


    Thầy là một vị tăng tài
    Châu du Ấn Độ nên bài dịch kinh.
    Ơi trời! sao quá vô tình,
    Hỡi người áo Thích tầm nhìn lạ thay!
    Thầy ra từ điển lạ này [SUP](1)[/SUP]
    Châu Lang chánh sĩ vạch ngay điều tồi.[SUP](2)[/SUP]
    Sao thầy đi sớm quá rồi!
    Thầy về âm cảnh để sầu cho ai?
    Sơ sơ Thiện Huệ tiếng tai,
    Ý thầy gieo rắc...tăng tài phải hư.
    Để đời phỉ báng nhà sư,
    Sầu nầy ngài Tú lệ rơi nhỏ dài.[SUP](3)[/SUP]
    Cho hay, thầy sẽ đầu thai,
    Ai là cha mẹ phải tài dạy khuyên.

    Kẻ Chèo Đò Dốt Nát – 6/2013

    (1) Từ điển : Phật Học từ điển của HT. Thích Minh Châu.
    (2) Châu Lang : Ông Nguyễn Châu Lang đã vạch mặt bọn phá Đạo như sau :

    *Để vong linh ông “Tâm phục khẩu phục” chốn tuyền đài, chúng tôi sẽ lần lượt khách quan phân tích theo đúng từ ngữ và ý tưởng ông đã gởi gấm trong đó, kể cả thái độ lúc ông viết!

    Đoạn đầu ông viết: “PGHH là một tôn giáo do Huỳnh Phú Sổ ở Miền Nam Việt Nam Làng Hòa Hảo, tỉnh Long Xuyên lập ra (hiện nay là tỉnh An Giang)”.
    Mở đầu tôi thấy ông đã ích kỷ và thiếu lịch sự trong cách xưng hô trên văn tự, ông gọi tên tộc của Đức Thầy chúng tôi một cách ngang xương thiếu lễ độ, nếu ông cảm thấy không phục, ông không chịu dùng từ tôn xưng (Giáo chủ) dù rằng Đức Thầy tôi thật sự là Giáo Chủ, thì ông dùng đại từ bình thường trong văn hóa giao tiếp như: (Ông) chẳng hạn để thể hiện mình là người có tính văn hóa và đúng văn phạm câu văn quốc ngữ, tôi biết ông là người có trình độ văn hóa và ngoại ngữ, chỉ vì do lòng dạ hẹp hòi và đố kỵ không kềm chế được, nên ông viết cộc lốc để tỏ thái độ bất kính với Đức Thầy chúng tôi. Sự thiếu tôn trọng đó khiến ông mất bình tỉnh phạm thêm sai lầm sơ đẳng mà học sinh lớp 5 cũng không được mắc phải khi ghi địa chỉ trong sổ liên lạc, hoặc trên góc bì thư, hay ông cố tình “giả khờ” để đọc giả không thể tìm được nguồn gốc Thánh địa hay Tổ Đình PGHH. Ông đã lật ngược trật tự các địa danh, khi viết về nguyên quán Đức Huỳnh Gíao Chủ là: Miền Nam Việt Nam, làng Hòa Hảo tỉnh Long Xuyên (hiện nay là tỉnh An Giang) còn huyện nào ông không viết. Viết địa chỉ kiểu này trên bao thư, người thân ông chắc chắn sẽ chờ dài cổ và ông sẽ bị bưu điện phạt tiền (…)
    Nếu ông bình tỉnh, tốt bụng ông sẽ viết được một câu trong sáng: “Phật Giáo Hòa Hảo là một Tôn Giáo do Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ khai sáng ở làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, Châu Đốc. Hiện nay là (An Giang) thuộc Miền Tây Nam Việt Nam, ngày 18/05 năm Kỷ Mão (1939)”
    Đoạn thứ 2 ông viết: “Phật Giáo Hòa Hảo thời cực thịnh của nó có khoảng hai triệu tín đồ”. Ông thành kiến với PGHH đến độ mà mỗi câu là mỗi cách khi thị quá đáng. Khi ông dùng chữ “Nó” để thay thế cho cả một nền Đạo có đến 2 triệu tín đồ thời bấy giờ. Từ “nó” là một từ tầm thường, khiếm nhã chỉ cho tất cả những đối tượng không được tôn trọng. Sự xem thường khi thị nầy, người dùng tự phơi bày tính Ngã mạn của tác giả, tính bất nhã ấy lại được viết ra từ ngòi bút của kẻ xuất gia được mệnh danh là “Cao Tăng” Viện trưởng, lại có thêm tính kỳ thị tôn giáo cực đoan.
    Đoạn tiếp thêm ông viết:“Tuy về mặt giáo lý, đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng nhiều của đạo Phật. Thí dụ: các thuyết Tam Bảo, Phật Pháp Tăng, Tứ Ân (Tổ Tiên, Cha Mẹ, Đất Nước, Tam Bảo, chúng sanh nhân loại, Bát Chánh Đạo…). Nhưng trong thực tế dưới thời Pháp thuộc cũng như Mỹ chiếm đóng. Hòa Hảo thiên về mê tín, tổ chức chính quyền riêng và quân đội riêng, làm nhiều việc xa lạ với Phật Giáo”. Ở đoạn này ông dùng cặp từ tương phản “Tuy”“Nhưng” bằng xảo thuật rất khó thấy thái độ phủ nhận từng bước của ông về sự tồn tại của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo để đi đến kết luận cuối cùng ông loại bỏ hoàn toàn, khi cho rằng PGHH không phải là một tôn giáo như đồ đệ TT Huệ thân tín nhất của ông đã theo ý ông mà nỗ lực phỉ báng nghiêm trọng PGHH, y cho rằng PGHH là một tổ chức chính trị!
    Nếu được phép viết tự do chắc Thầy trò ông không tiếc một đoạn văn đáng kể kết liễu Đạo PGHH. Nhưng ông và đồ đệ không dám trắng trợn như thế vì PGHH hiện đang có pháp nhân, và ông đã chết!
    Con người dù khôn đến 100 lần cũng phải có lần dại dột. Lời giải thích của ông về PGHH tôi không dám nói ông bất trí, nhưng chắc chắn “không khôn” và sự đố kỵ này đã theo ông xuống tận tuyền đài, và làm phương tiện tăng thượng duyên cho ông dạo chơi ở 10 khu du lịch sinh thái trong lòng đất.
    Trong đoạn thứ 3 này, ông “chơi chữ” khó thấy khi ông mạnh dạng loại bỏ từ Phật giáo chỉ chừa lại địa danh Hòa Hảo chỉ với dạng “Đạo Hòa Hảo” chứ không phải PGHH, câu này ý ông lại trùng hợp với đồ đệ tâm phúc TT Huệ của ông, hắn đã công khai tuyên bố nhiều lần trong bài luận văn tốt nghiệp “Đạo Hòa Hảo” không phải là tông phái Đạo Phật. Thầy trò ông đã gặp nhau trong thái độ cực đoan này! Ở đây ông chỉ chấp nhận Đạo Hòa Hảo có ảnh hưởng đến Phật Giáo sơ sài thôi chứ không chính thống là Tông Phái Phật Giáo và điều này môn đồ TT Huệ cũng đã từng khoác lác trong tập luận văn đầy ác kiến. Dành giựt danh từ “Phật Giáo” một cách bất công, tật đố như vậy đối với PGHH, chính ông đã giới thiệu cho mọi người biết, ông chưa qua được cửa ải thứ I (tham, sân, si, nhân ngã) để nhập vào cửa thánh, và cũng vì ông vẫn lầy quầy trong lục đạo nên khiến ông lúng sâu trong nhiều lãnh vực khác, và bằng chính kiến đó ông đã kết luận vô cùng võ đoán, cực đoan đến tội nghiệp. Tuy sự tu tập của ông không đến nơi đến chốn. Nhưng ít ra học vị đời thường với cái bằng tiến sĩ cực vị trong Học Viện cũng đủ để ông có những cái nhìn đúng đắn đối với Đạo PGHH bằng kiến thức khoa học biện chứng, tuy kiến thức đời thường nhưng đã từng giúp ông leo lên chiếc ghế Viện trưởng, ông cần cẩn thận mà giữ phẩm giá cho Học Viện.
    Là nhà tu xuất gia sao ông lại dùng nhãn quan của người đời mù mờ khi kết luận đánh giá đạo PGHH y như một “bản án tử hình” với sự áp đặt oan ức động Trời như vậy? ông viết: “Hòa Hảo thiên về mê tín, tổ chức chính quyền riêng và quân đội riêng, làm nhiều việc xa lạ với Phật”. Và trước đó ông ghi cột móc thời gian từ thời Pháp đến Mỹ, tức bao hàm từ 1939 đến 1975 ông không loại trừ sự có mặt của Đức Thầy chúng tôi tham gia trong mê tín. Đến đây là ông giành luôn chữ “Đạo” chỉ còn chừa lại 2 từ “Hòa Hảo” với “nhiều việc làm xa lạ với Đạo Phật”, tồn tại như một tổ chức chính trị, quân sự. Rồi từ 1975 cho đến khi ông chết (2012) không thấy ông nhận định tiếp, có lẽ ông bỏ ngõ để đồ chúng của ông tùy ý thêm vào theo ngẫu hứng (như TT Huệ) có lẽ ông ngầm ý: Nếu còn chút nào cũng chỉ là danh nghĩa, hay cái vỏ như một công cụ quản lý theo đường hướng khác thôi!
    Nếu ông còn sống chắc chắn tôi buộc ông phải trả lời thấu đáo về đề tài: mê tín để so sánh với chùa, chính quyền riêng Hòa Hảo tên gì, Chủ Tịch HH là ai và chủ quyền lãnh thổ nào trên đất nước. nếu quân đội riêng phải có Thống soái là ai ? và nhiều việc làm xa lạ với Phật giáo là việc gì?
    Nếu ông trả lời không suông, chưa biết điều gì sẽ xảy ra! May thay cuộc tra vấn không thể xảy ra vì ông đã chết! Nhưng di sản ông để lại sẽ có hậu quả khôn lường!
    Tóm lại đoạn văn giải thích từ “Phật Giáo Hòa Hảo” ông gởi vào đó 3 nhận định võ đoán, nhằm phủ nhận hoàn toàn về giá trị phẩm chất cũng như sự tồn tại hiện hữu của Đạo PGHH.

    1/- Ông không tôn trọng Đức Thầy chúng tôi và xem khinh tín đồ của Ngài.
    2/- Ông không công nhận PGHH là tông phái Phật Giáo mà chỉ là Đạo Hòa Hảo thôi.
    3/- Cuối cùng ông cũng không thừa nhận là Đạo Hòa Hảo mà chỉ là tổ chức Hòa Hảo có nhiều việc làm xa lạ với Đạo Phật…xét về tổng thể thì tư tưởng đố kỵ của ông đối PGHH và nội dung bài luận văn tốt nghiệp của Thích Thiện Huệ “y chan”.
    Vậy sẽ không oan ức chút nào, khi chúng tôi kết luận ông và TT Huệ là một cặp Thầy trò tâm đắc trong kế hoạch “vu khống”, xuyên tạc, mạ lỵ Đức Giáo Chủ và tín đồ PGHH thông qua quyển Tự điển Phật Học và bài luận văn tốt nghiệp. Thật khá khen cặp “Sư, Đồ” rất ăn ý và bản lĩnh.

    (3) ngài Tú : Đại Sư Thần Tú (605-706).
     

Chia sẻ trang này