Luận về PHÁP BẢO ĐÀN KINH của Đức Lục Tổ HUỆ NĂNG

Thảo luận trong 'Sách Kinh' bắt đầu bởi Hhuynh, 19/12/11.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator

    Luận về “PHÁP BẢO ĐÀN KINH”
    của Đức Lục Tổ HUỆ NĂNG
    -oOo-​

    Đối chiếu với : Kinh điển Đại Thừa Nhà Phật. Kinh Hoa-Nghiêm “Phẩm Nhập Pháp Giới” “Hành Bồ Tác Đạo”.

    Về Công hạnh tu hành của mười bậc thập địa Bồ Tác:

    Danh hiệu Bồ Tác các địa :

    Từ sơ địa (đệ nhất) lên đến đệ thất địa là hữu công dụng đạo (văn tư tu).
    1-Sơ địa (đệ nhất) : Hoan hỷ địa (kiến đạo) xa rời tất cả sự kinh sợ, nên sinh tâm hoan hỷ, y giáo phụng hành, nhưng còn “Sở tri chướng”.
    2- Đệ nhị : Ly cấu (kiến đạo) dứt ham muốn, diệt lục dục thất tình.
    3- Đệ tam : Pháp quang (kiến đạo) đạt thế gian thiền định.
    4- Đệ tứ : Diệm huệ (kiến đạo) kiến tánh.
    5- Đệ ngũ : Nan thắng (tu chứng thứ lớp) được tự tại đối với chúng sanh, diệt tà kiến.
    6- Đệ lục : Hiện tiền (tu chứng thứ lớp) không thấy có, không sai khác, lý sự đều bình đẳng.
    7- Đệ thất : Viễn hành : (tu chứng thứ lớp) lý sự hòa hợp, riêng sự đã thuần thục.
    Từ đệ bát đến đệ thập “Vô công dụng đạo”
    8- Đệ bát : Bất động (đắc đạo) được pháp bất thối chuyển, đắc vô sanh pháp nhẫn, phá được pháp chấp, được trí huệ cứu cánh, chứng “ Lú sự vô ngại pháp giới”.
    9- Đệ cửu : Thiện huệ (đắc đạo) cũng gọi tu (Tập địa) thành tựu tứ vô ngại trí, tuỳ thuận thuyết pháp vô ngại.
    10- Đệ thập : Pháp vân (đắc đạo) cũng gọi là đẳng giác, còn phải tu tập hai qủa Chuyển y và Kim cang, dự định mới tiến tới Đại Niết Bàn Vô Thượng Bồ Đề gọi là Diệu giác.
    Đệ cửu và đệ thập địa : Sự sự tương dung, tương nhiếp nhau.
    Các pháp môn mỗi bậc của Thập địa chuyễn tu thuờng hành về một hạnh.
    I.- Tứ Nhiếp Pháp :
    1- Bố thí. 2- Ái ngữ. 3- Lợi hành. 4- Đồng sự nhiếp.
    II.- Mười Ba La Mật :
    1-Đàn ba la mật. 2- Giới ba la mật. 3- Nhẫn ba la mật. 4- Tinh tấn ba la mật. 5- Thiện định ba la mật. 6- Bát nhã ba la mật. 7- Phương tiện ba la mật. 8- Nguyện ba la mật. 9- Lực ba la mật. 10- Trí ba la mật.
    III.- Tứ Pháp Giới :
    1-Sự pháp giới, 2- Lý pháp giới. 3- Lý sự vô ngại pháp giới. 4-Sự sự vô ngại pháp giới.

    Kết Luận
    Tu theo Bồ tác đạo, tuần tự theo thứ bực từ Sơ địa trở lên Thập địa , theo các môn kể trên, mổi bực chuyển tu thành tựu từng giai đoạn như sau :
    -Từ Sơ địa đến đệ Tứ địa đắc căn bản trí, phá được ngã chấp.
    -Từ đệ Ngũ lên đến đệ Thất địa chứng hậu đắc trí, phá chấp không.
    -Từ đệ Bác đến đệ Thập địa đắc nhất thiết chủng trí, ngã pháp đều không.
    - Bốn địa : Nhất, Nhị, Tam, Tứ mới gọi Kiến đạo “Người tu Bồ tác hạnh, học Bồ tác pháp, hành Bồ tác đức, học Như lai nguyện”.
    Bồ tác dùng Bát nhã làm mẹ, phương tiện thiện xảo làm cha.
    Địa thứ năm : Kết hợp được trí bình đẳng và trí sai biệt.
    Đệ lục địa : Dứt trừ ngã chấp, từ phân biệt trí trở thành vô phân biệt trí.
    Đối chiếu với Thiền Tông
    Đệ Thất địa: Vượt nhị thừa, dứt phân biệt, trừ chấp không, dung hợp không và có.
    Đệ Bát, đệ Cửu và đệ Thập địa : Đây là cảnh giới tột đỉnh của Hoa nghiêm , một là tất cả, tất cả là một, Phật và chúnh sanh không khác, từ đệ Bát đến đệ Thập địa chứng đạo : Lý tức Sự, Sự tức Lý, diệu dụng vô biên.
    Thiền Tông lấy vô niệm làm tông chỉ tu hành :
    1.- Giác vô ngã. 2.- Giác ngộ vô niệm. 3.- Giác tri hữu.
    Kinh Pháp Bảo Đàn Thiền Lục Tổ Huệ Năng đối chiếu với các quy phạm Kinh điển Đại thừa phật học :
    : Xưa nay không một vật.
    Sự : Ba không, nhất thể, đồng thời.
    Tam vô ( ba chữ vô) ;
    1.- Vô trụ làm gốc (Luận lý học). 2.- Vô niệm làm tông (Tâm lý học). 3.- Vô tướng làm thể (Bản thể học)
    Kết luận đối chiếu :
    Lục tổ Huệ Năng với tinh thần sáng tạo độc đáo, đã tìm ra con đường siêu việt, cách nhìn, cách học không đi theo đường lối ước lệ, không xa rời quy phạm kinh điển mà lại siêu việt các quy phạm.
    Tam học Tổng các Kinh.
    Bởi có Tam độc : Tham, Sân, Si nên mới lập Tam học: Giới, Định, Tuệ.
    1.- Giới khuynh hướng (Tiểu thừa). Định khuynh hướng (Đại thừa). 3.- Tuệ khuynh hướng (Tối thượng thừa).
    Một lối phủ định đến tận cùng thành khẳng định tuyệt đối.
    -Phủ định I - Phủ định II - Phủ định III, trở về thể chân như :
    Trừ phiền não chướng (sự chướng), Dứt sở tri chướng (Lý chướng). Phá ngã chấp (Pháp chấp). Ngã chấp đều không.
    Các quy phạm đối chiếu.
    Kinh Lăng gìa : - 5 Pháp, - 2 Vô ngã, - 3 Tự tánh, - 8 Thức.
    *Lìa danh tướng, Dứt phân biệt, Trở về chánh trí, Như như.
    *Nhân vô ngã, Pháp vô ngã, chứng thực tướng không nhân pháp.
    *Biến kế sở chấp tánh, Y tha khởi tánh, Viên thành thật tánh.
    *Năm ngũ thức : Đệ nhất thức, Mạc na thức, A lại da thức
    (đệ bát thức) và đệ lục thức ( chuyển 8 thức thành 4 trí. Bốn (4) trí lập ba (3) thân, ba (3) thân
    là một Tâm).

    Duy Thức học :

    -Sáu (6) căn không dính mắc sáu (6) trần.
    -Mạt na thức không khởi suy lường ,phân biệt.
    -A lại da không động là Như lai tạng.

    Kinh Kim Cang Bát Nhã học :
    *An trụ chơn tâm : Buông xã không nhiễm các tướng.
    *Hàng phục vọng tâm : Đưa tất cả các vọng tưởng vào chỗ vô sanh.
    *Tâm trụ tất cả chỗ : Là tâm Đại thừa (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ Tâm).
    -Văn tự Bát nhã, - Quán chiếu Bát nhã, - Thực tướng Bát nhã.
    Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Lục tổ Huệ Năng minh định khái niệm Vô niệm của Ngài có hai nội dung biểu hiện chủ trương phát huy tác dụng của Bát nhã tự tánh, đặc biệt nhấn mạnh vào tánh chiếu của Bát nhã tự tánh; “Huệ Dụng”, khái niệm Huệ dụng đối lập với chủ trương “Tịch mặc”của trường phái Thiền của Ngài Thần Tú.
    *Kiến tánh : Đốn ngộ chổ xưa nay không một vật.
    *Khởi tu : Ba không kết hợp, Vô niệm làm Tông. Vô có nghĩa là không có hai tướng, Bác nhã vận hành, chân tánh tự dụng tức huệ chiếu. Niệm là niệm chân như bạn tánh quay về bản thể Định Huệ. Trong chiếu soi tự tánh Bát nhã vận hành, ngoài giác quán trên thế giới hiện tượng, chủ động rời các tướng. Niện chân như là giữchân tâm.
    Kinh nghiệm thiền ở đây là phóng cái nhìn vào hành động của Bát nhã: Trong chiếu soi tự tánh, ngoài giác quán thế giới. Ngoài đối Tướng mà rời Tướng, trong đốt Không mà rời Không. Bên ngoài bên trong đều không mê.
    Tổ Huệ Năng dạy: Nếu ngộ được pháp môn nầy thì một niệm tâm khai, đó là khai chỗ thấy biết của Phật.
    Điểm đặc thù quan trọng trong nội dung thiền Lục tổ là vấn đề kiến tánh, kiến tánh là quyết định. Từ chổ kiến tánh lập vô niệm làm tông. Thực tế vô niệm ở đây là Bát nhã vận hành do đó trong vô niệm có đủ định huệ thống nhất, thể dụng không hai, lý sự viên dung. Vô niệm đồng nhất với vô tâm.
    Đức Thế Tôn qủa quyết với chúng ta rằng tất cả chúng sanh đều sẳn có đúc tướng trí huệ của Như lai, nhưng vì chúng ta mê muội đã tự lập ra hàng rào cản, ngăn cách chúng ta với cảnh giới Phật của chính mình. Đó chỉ là những hàng rào giả tạo : Vọng tưởng phân biệt, kiến chấp điên đảo v.v.. Tất cả sứ mạng của Lục Tổ là chủ yếu phá bỏ những hàng rào giả tạo ấy bằng một khẳng ngôn hùng hồn rằng : “Bản lai không một vật” từ đó khai sáng một giòng Thiền siêu việt tất cả pháp môn, lập ra cửa không ‘ba chừ Vô qui hội ba Thừa vào Tối Thượng Thừa (Phật Thừa)’ giải quyết toàn triệt ba phương diện : Luận lý học, Tâm lý học, và Bản thể học, biểu hiện ba mặt : Thể, Tướng, Dụng thống nhất trong Tâm.

    Kết Luận
    Ba chử Vô của Lục Tổ đối chiếu với Tam học của Giáo môn :
    1.- Vô trụ làm gốc (Luận lý học) 2.-Vô niện làm tông (Tâm ly học) 3.- Vô tướng làm thể (Bản thể học).
    Ba mặt thống nhất trong một tổng thể :
    Ba chữ Vô của Lục tổ Huệ Năng tương ứng với Tam học của Giáo môn. Nhưng Định huệ của Thiền Huệ Năng là một thể không hai, đồng đẳng trong nội dung Vô niệm độ người căn trí lớn (Tối thượng thừa) .
    Ba pháp : Vô niệm, Vô tướng, Vô trụ qui hội 3 thừa vào Tối thượng thừa tức Phật thừa.
    Ba Vô thống nhất lấy Vô niệm làm trọng tâm :
    - Vô niệm là không loạn,
    - Vô tướng là không lỗi,
    - Vô trụ là không bệnh.
    Ba Vô rời tướng triệt để là thuộc các tính căn bản của Thiền.
    Tất cả những thuật ngữ ‘phủ định’ của Phật học đều đồng qui vào khái niệm Vô niệm của Thiền Huệ Năng :
    - Nhân ngã. Pháp ngã. (thuộc Vô niệm).
    - Phá ngã chấp và Pháp chấp. - Rời danh tướng, dứt phân biệt. – Sáu căn không dính mắc Sáu trần. - Không kẹt, không trụ, không thủ, không chấp, không nương tựa.v.v…

    I.- Luận xét về Tiến trình tu tập và hành đạo
    của Thiền Lục Tổ trong Pháp Bảo Đàn kinh.

    Giáo lý của Đức Thế Tôn:
    được truyền dạy trên thế gian nầy theo phương pháp căn bản là : Khế lý, Khế cơ.
    Khế lý là bất biến, khế cơ là tùy duyên. Khế lý không rời tánh. khế cơ ứng ứng hợp với điều kiện, hoàn cảnh và con người đó là chổ diệu dụng của Đạo, hữu ích cho Đời. Khế lý và khế cơ là tinh thần chân không không rời Diệu hữu, là Thể dụng không hai…
    Từ ngàn đời tinh thần khế lý, khế cơ ấy đã khơi nguồn cho dòng nước sáng tạo không ngừng của hệ thống phát triển Phật giáo.
    Thiền học luôn luôn là một biểu hiện trung thành của tinh thần sáng tạo ấy.
    Thiền Lục tổ Huệ Năng đã thể hiện là một đỉnh cao sáng tạo siêu việt trong cách nhìn, cách học của Thiền Tông.
    Pháp Bảo Đàn Kinh là một thành tựu hoàn chỉnh về Lý cũng như về Sự, từ lý luận triển khai vào thực tiễn tu tập rõ ràng biều hiện một nội dung đầy đủ của hành trình Bồ Tác Đạo tương ứng với phạm trù ‘Lý sự pháp giới’ là một bộ phận Hoa Nghiêm ‘Tứ pháp giới’.
    Đối chiếu với tinh thần Hoa nghiêm ‘Tứ Pháp Giới’ Thiền Lục tổ Huệ Năng khởi đi từ bước đầu phải ‘Kiến tánh’ thể nhập ‘Lý pháp giới’. Kiến tánh rồi mới khởi tu, tu thuộc về ‘Sự pháp giới’. Ở pháp môn thiền Lục tổ việc tu tập tiến hành theo con đường ‘Viên đốn’. Thiền gỉa phải vượt cửa không ‘Ba chữ Vô’ trong đó lấy Vô niệm làm trong điểm, lập Vô niệm làm tông. Phân tách Vô niệm nội dung gồm chứa hai đặc điểm thể hiện viên dung hai mặt Lý và Sự. Pháp Bảo Đàn Kinh nội dung của hai niệm như sau :
    1)- Vô là không có hai tướng, không có cái tâm trần lao.
    2)- Niệm là niệm Chân như bản tánh, Chân như tức là thể của niệm và Niệm tức là Dụng của Chân như. Như thế ta thấy rỏ một cách hiển nhiên, Vô niệm của Ngài Huệ Năng là con đường thực tiển hành đạo hướng ‘Đốn’ là phạm trù ‘Lý sự vô ngại pháp giới’ của Kinh Hoa nghiêm.
    Lý là niệm chân như, sự là không hai tướng. Từ lý luận đi vào thực tiển, tu tập được viên dung vô ngại bảo là chứng ‘Lý sự vô ngại pháp giới’. Đây chính là hảnh trình Bồ Tác Đạo của Giáo lý Hoa nghiêm Viên đốn.
    Ba chữ Vô của Lục Tổ : Thống nhất, đồng thời cũng là nội dung hoàn chỉnh toàn triệt theo hướng Viên đốn. qui mô toàn diện của thế giới nội tâm. Lý lấy vô tướng làm Thể (phạm trù bản thể học). Sự lấy Vô niệm làm tông và Vô trụ làm gốc thuộc (phạm trù Tâm lý học và lý luận học) là thế giới hiện tượng. Trên những bình diện nầy ta cũng thấy Sự, Lý tròn đầy, Thể, Dụng không hai, Định, Huệ đồng dụng, mở ra con đường siêu việt sáng tạo, từ lập trường tự độ, Lý,Sự thể dụng vô ngại, được thành tựu sứ mạng độ tha của Bồ Tác Đạo viên dung vô ngại.
    III.- Luận xét yếu chỉ Thiền Tông “Tức Tâm. Tức Phật”
    theo Pháp Bảo Đàn Kinh của Đức Lục Tổ Huệ Năng.

    : Thành tất cả tướng tức Tâm, tức Tâm Huệ, Huệ là Dụng.
    Sự : Lìa lất cả Tướng tức Phật, tức Phật là Định, Định là Thể.
    -Thể Dụng như như,
    -Định Huệ đẳng trì,
    -Song tu là chánh,
    -Song tu là rời xa các vật.
    Thành : là thấy tánh, Ngộ lý toàn triệt là cách nhìn tiến bộ, thấu suốt tất cả các hành tướng của Tâm, thấy toàn diện hai mặt : ‘Động’ ‘Tĩnh’ khai mở tư tưởng. Thế, Dụng không hai, Định, Huệ đẳng trì..
    Lìa : là rõ pháp chỉ ra Sự phải tu, từ chổ thấy toàn triệt lập pháp môn ‘Viên Đốn’ lấy Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc.
    Viên : rời tất cả tướng Phàm, Thánh, Niết bàn. Hai bên ba phía đều dẹp hết.
    Đốn : tức khắc một lần buông xã hết các chấp mắc.
    Tổ dạy : Chẳng khơi chấp Phàm, Thánh, chẳng khơi giải Niết bàn, hai bên ba phía dứt (Nhị biên tam tế đoạn), châm tâm tròn sáng, hai bên ba phía dứt thì ta trở về chỗ ‘Xưa nay không mọi vật’. Thực tướng, không tướng, vô thượng đại Niết bàn, cũng la Bác nhã tam muội,
    Bác nhã giải thoát là hạnh vô niệm.

    IV.- Luận xét về chổ Thấy, chổ Tu của Pháp Bảo Đàn Kinh
    là tiến bộ, sáng tạo độc đáo

    Thấy : là thấy toàn triệt, là hiểu rỏ (Đốn ngộ),bảo là Thiền Đốn ngộ, pháp môn thuộc về Tối Thượng thừa.
    Tu : là tu Viên đốn (diệu tu). ‘Chỉ truyền pháp Kiến tánh, ra đời phá tà tông’..
    Nét đặc trưng sáng tạo ở Thiền Tổ Huệ Năng là :
    -Định, Huệ đẳng trì, song tu là chánh, Thể, Dụng như như là chổ tiến bộ vượt lên hẳn các khuynh hướng Thiền định Đại thừa đã có từ trước vốn thiên về nghĩa định, chủ trương có Định rồi mới sanh Huệ, các trường phái nầy chủ trương vào cái ‘Tịnh thể’ vắng lặng, trong khi ấy ở Thiền Huệ Năng lại nhấn mạnh vào ‘Trí dụng’ phát huy tánh chiếu của Bác nhã tự tánh…Lục tổ dạy rõ lập trường nầy, bát bỏ lối ngồi thiền ‘Tu tâm quán Tịnh’.
    Thiền trong Lục tổ là ‘Định Huệ song tu’, độ người căn trí lớn.
    Thiền Đốn ngộ ba Vô phát huy tác dụng của Bác nhã tự tánh, tự dụng. Trong niệm Chân như, ngoài buông tất cả Tướng, hai bên ba mé dứt rời Tướng triệt để là dấu ấn của ‘Kim cang Bác nhã’.
    Thấy thẳng tánh mình là Thiền trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng.
    Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy :
    Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo điển, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật.
    Tánh tức là Tâm, Tâm tức là Phật.
    Phật tức là Đạo, Đạo tức là Thiền.
    Lại cũng dạy : ‘Một chữ Thiền thánh phàm chẳng suy lường nổi, thấy thẳng tánh mình là Thiền, hướng ngoại cầu đạo nhất định không thề thấy đạo, dẩu có giỏi nói được ngàn kinh, muôn luận, mà không thấy tánh vẩn là phàm phu, chẳng phải Pháp Phật.
    Lục Tổ không có ý bài bác kinh sách, ở đây vì muốn người học đạo phải hướng vào sự tu hành thực tiển. Bởi vậy Tổ mới khẳng định lập trường : Phải tự ngộ tự Tâm, thấy tự tánh vượt lên mọi thứ kiến chấp điên đảo trở về với mình.
    -Đừng mắc kẹt vào chữ nghĩa.
    -Đừng lầm ngón tay chỉ mặt trăng..
    Phải quán triệt chân lý ‘Tâm tức là Phật’ thấy tánh, thấy tự tánh, nói cho cùng lý là thấy rõ bộ mặt thật xưa nay của mình, người học Thiền muốn thấy tánh thì phải nội hướng ngộ tự tâm, đó là ý nghĩa quyết định.
    Lập trường thấy tánh của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền đến Lục Tổ Huệ Năng đã được phát huy thành tư tưởng ‘Thấy tự tánh’ đó là nền tảng căn bản nội dung Thiền lập thành pháp môn ‘Kiến Tánh’ của Thiền ‘Đốn Ngộ’ cũng gọi là ‘Đại Pháp Thiền’ pháp môn ‘Tối Thượng Thừa’ độ người căn trí lớn.
    Tổ Huệ Năng dạy : Thuyết thông và Tâm thông, ý nghĩa là Miệng nói, Tâm hành, Lý, Sự vô ngại, hạnh giải tương ứng. Như mặt trời trên không, ý nghĩa là đại dụng hiện tiền không có gì ngăn trệ trùm khắp pháp giới. Chỉ truyền pháp Kiến tánh nghĩ là dựng lập pháp môn Thiền Đốn Ngộ. Ra đời phá tà tông là siêu việt khắp các pháp môn, phá tà hiển chánh.
    Thấy tự tánh trong Pháp Bảo Đàn Kinh là một đóng góp tiến bộ lớn về mặt tư tưởng và thực tiển tu hành của Thiền tông, định hình thành một trường phái khác biệt với trường phái Thiền của Ngài Thần Tú, sự phân phái nầy người đời mệnh danh là Nam Đốn (Huệ Năng) và Bắc Tiệm (Thần Tú) Nam Đốn còn được gọi là Tông Bát Nhã mang dấu ấn của Kinh Kim Cang.
    Thấy tự tánh ở Thiền Huệ Năng còn bảo lả thấy tự tánh Bát Nhã, một thuật ngữ mới liên quan đến vấn đề kiến tánh, Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ diễn đạt ý nghĩa ‘Pháp Tánh’ của tự tánh Bát nhã là bao hàm muôn pháp giới, ứng dụng thì liễu liễu phân minh, khi ứng dụng thì biết tất cả, tất cả là một, một là tất cả, tất cả Bát nhã điều do tự tánh sanh ra, chẳng phải ở ngoài vào, chớ dụng ý lầm gọi là ‘Chân tánh tự dụng’.Ngộ được pháp nầy gọi là Pháp Bát Nhã, tu được hạnh nầy gọi là Hạnh Bát Nhã.
    Dùng bổn tánh Chân như, lấy trí huệ quán chiếu đối với tất cả pháp, không thủ, không xả như thế gọi là ‘Kiến tánh thành Phật Đạo’. Lục Tổ cũng khẳng định rằng : ‘Truyền thọ thì không, chỉ cần Kiến tánh, chẳng cần Thiền địng giải thoát’. Từ những lập trường trên ta thấy vấn đề Kiến tánh, ta thấy tự tánh ở Pháp Bảo Đàn Kinh là có một ý nghĩa quyết định đặc biệt, ta hãy phân tích lập lược đồ kiến tánh của pháp môn Thiền Đốn Ngộ trong Pháp Bảo Đàn Kinh, triển khai ý nghĩa ‘Muôn pháp không rời tự tánh Bát Nhã, Bát nhã phát huy tác dụng ‘Trong chiếu soi ngoài tỏ sáng’.

    Kết Luận
    Lục Tổ Huệ Năng thực đã cống hiến lớn lao cho Thiền Tông phát huy tư tưởng ‘Thấy tánh’ thành pháp ‘Kiến tánh’ thiền Đốn Ngộ mở rộng kho báu ‘Tự tánh Bát Nhã’lập nên vô lượng công đức đại dụng hiện tiền, trí huệ hằng sa; Tổ kể ra rằng : Niệm Niệm, niệm không ngăn ngại, hằng thấy diệu dụng chân thật của bản tánh gọi là công đức. Tự tánh xây dựng muôn pháp là công, tâm thể rời vọng là đức. Không lìa tự tánh là công, ứng dụng không nhiễm lả đức. Tất cả công đức từ pháp thân mà lưu xuất, đó là được thành chân công đức của Thiền.
    Công đức đại dụng của Thiền được thành tựu là nhờ vào chổ gốc ‘Thấy Tự Tánh’ Pháp Bảo Đàn Kình bảo là thấy chổ ‘Bản lai không một vật’ sau ứng dụng tu pháp ‘Vô Niệm’ rời tất cả tướng được giải thoát.

    V.- Luận xét chổ Tâm yếu trong Pháp Bảo Đàn Kinh

    Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ trực tiếp trả lời Tiết Giảm Sứ Gỉa của Vua hỏi về chỗ ‘Tâm yếu’ được ghi trong phẩm Hộ pháp như sau :
    Tổ dạy : ‘Nếu ngươi muốn biết chổ Tâm yếu, chỉ tất cả thiện ác chớ suy nghĩ, tự nhiên được vào tâm thể thanh tịnh, lặng lẽ thường tịch diệu dụng hằng sa’.
    Ý nghĩa của lời Tổ dạy trên : Nói khác đi là thực hành Vô Niệm, thể nhập chổ Vô Tướng, tự tánh trong suốt vắng lặng, được đại dụng nhiều như số cát sông Hằng.
    Luận giải thêm về Tâm yếu theo tinh thần Pháp Bảo Đàn Kinh :
    * Chớ suy nghĩ tất cả thiện ác.
    * Phải dừng (ngừng) tâm phân biệt suy lường.
    * Siêu việt lên tất cả mọi khuôn khổ, danh ngôn, hình tích và mọi qui định so sánhcủa tri thức nhị nguyên.
    * Dứt hết tâm chấp trước, Ngã pháp đều không.
    * Thực tại không có hai tướng, cái thực tại thoát ly khái niệm.
    Ở đây Lục Tổ khai bày Giáo pháp Đại thừa, truyền tâm ấn Phật và giáo pháp chẳng hai.
    Trải theo chiều dài của mười phẩm trong Pháp Bảo Đàn Kinh, ta thử phân tích những lời dạy của Lục Tổ đã chỉ rõ cho ta thất một nội dung ‘Nhất quán’ về ‘Tâm yếu’ là hoằng truyền pháp ‘Chẳng hai’, xét cụ thể các trường hợp :
    -Trường hợp thứ nhất : Tổ thuyết pháp cho Huệ Minh “Ông đã vì Pháp mà đến, thì nên dứt sạch các duyên (Vô trụ I), chớ sanh một niệm. Tôi sẽ vì ông nói (vô niệm 2)”, Huệ Minh lặng giây lâu. Huệ Năng dạy : “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là Bản lai diện mục” Huệ Minh ngay khi đó liền đại ngộ.
    Chúng ta ghi nhận bài pháp đầu tiên có hai phần :
    -Phần đầu Tổ dạy : Lời khai thị, ý nghĩa hoàn toàn giống như bài kệ mà, Sơ Tổ Đạt Ma đã dạy “Ngoài dứt các duyên, trong không toan tính, tâm như tường vách, khả dĩ vào đạo”.
    -Phần sau : Chỉ cụ thể ‘Tâm yếu’, pháp ‘Chẳng hai’ Tổ đã qui nạp những phạm trù nhị nguyên đối đãi vào hai từ giản dị xác đáng là ‘Thiện’ và ‘Ác’ Tâm siêu việt Thiện, Ác. Không dính mới Thiện, không kẹt nơi Ác, không dính mắc đó là giải thoát vậy.
    Trường hợp thứ nhì : Tổ thuyết kệ để di chúc cho đệ tử y theo đó tu hành thấy tánh.
    “Ngột ngột bất tu thiện
    Đằng đằng bất tạo ác
    Tịch tịch đoạn kiến văn
    Đãng đãng tâm vô trước”
    Tạm dịch :
    “Ngơ ngơ không làm lành
    Lân lân chẳng tạo ác
    Vắng lặng dứt thấy nghe
    Rổng thông lòng hết nhiểm”

    Tạm giải là: Siêu việt thiện ác (Vô tướng,Vô vi III) ngoài dứt các duyên thấy nghe (Vô trụ I) trong hành (Vô niệm II) rõ ràng tâm không chấp. Bài kệ di chúc nầy nhắc nhở chỗ Tâm yếu cụ thể vào việc hành đạo thực tiễn ‘Vô tướng Vô vi’, triển khai đầy đủ pháp môn ba chữ Vô : Lập Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc. Không trụ không chấp là hạnh Vô niệm, không hai tướng siêu việt Thiện ác.
    Trường hợp thứ ba : Tổ dạy các Đại đệ tử đường lối thuyết pháp không mất bổn tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn động dụng thành ba mươi sáu (36) đối. ra vào tức rời hai bên. Dạy : tất cả pháp chớ rờ tự tánh, chổ độc đáo ở trường hợp nầy. Tổ phân tách tỉ mỉ và đạn dò cách xử dụng đối pháp qua lại làm nhân cho nhau thành Nghĩa Trung Đạo siêu việt đối đãi vào pháp ‘Chẳng hai’.

    Kết Luận chung:
    Tâm yếu Pháp Bản Đàn Kinh ‘Tất cả thiện ác chớ suy nghĩ’ đem đối chiếu với Giáo lý Đại thừa chính là pháp “Chăng hai” đã được thuyết ở kinh Tịnh Danh,
    gọi là ‘Tâm ấn của Phật’ và đã được vật dụng tuyên thuyết nhiều lần trong Pháp Bảo Đàn Kinh thành một dòng tư tưởng nhất quán mà Lục Tồ cô động vào tiêu điểm ‘Vô niệm’ với hai chiều tác dụng được Tổ mệnh danh là “Chân Tánh Tự Dụng”, một là niện chân như nội hướng, hai là ngoại hướng không hai tướng “Thiện ác chớ suy nghĩ” biểu hiện cái ‘dụng’ của tự tánh Bát nhã qui vào hạnh ‘Vô niệm’.
    Tổng luận chổ Tâm yếu trong Pháp Bảo Đàn kinh gồm vào một ‘Thuật Ngữ Vô Niệm’.

    VI.- Triển khai Tư Tưởng lập “Vô Niệm” làm Tông
    của Pháp Bảo Đàn Kinh

    Đức Phật dạy : “Tất cả pháp độ cả tâm, ta không tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp, Vô niệm là không tất cả tâm, là đủ Đạo.
    *Phẩm Bát nhã : Thiện trí thức! Trí huệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt thì tự đạt bổn tâm là nguờn giải thoát; Được giải thoát là Bát nhã tam muội, tức là Vô niệm. Tự đạt bổn tâm là thấy tánh.
    *Phẩm Quyết Nghi : Kiến tánh là Công, bình đẳng là Đức. Bình, đẳng là không Hai tướng, không Hai tướng là nội dung Vô niệm. Không rời tự tánh là Công, ứng dụng không nhiễm là Đức, Công, Đức ở đây là Vô niệm. Công là niệm chân như, Đức là rời hai tướng. Tâm bình chẳng đợi giữ giới, hạnh trực không đợi tu thân. Tâm bình trực là Vô niệm.
    *Phẩm Định Huệ : Pháp môn của ta đây từ xưa đến nay chủ yếu là lập Vô niệm làm tông, vô tướng làm thể. Vô trụ làm gốc.
    Ba chữ Vô nầy, Vô niệm là trọng điểm của ba mặt thống nhất một vấn đề, Vô niệm hàm dung Vô trụ, Vô trước, Vô ức, Vô tướng gồm chung ý nghĩa phủ định.
    *Phẩm Cơ Duyên : Lập ‘Tối Thượng Thừa’ xác dịnh Vô niệm là rời ‘Chư Pháp Tướng’vạn pháp đều không, vạn pháp sẵn sàng, tất cả chẳng nhiễm (Vô trụ) rời các pháp tướng (Vô niệm) trọn vô sở đắc (Vô tướng) là Tối Thượng Thừa.
    -Vô là không hai tướng tức Huệ. (Khế dụng)
    -Niệm là chân như tức Định. (Ngộ thể)
    -Định Huệ đồng học (Thông điệp tình thương) :
    -Bát chánh vận hành, -Chân tánh trợ dụng, -Lý sự vô ngại, -Thề dụng không hai.
    Đây là tâm Lão Bà tha thiết của Thiền Tổ Huệ Năng : Bát nhã vận hành với hai chiều tác dụng.
    Chiều A : Nội hướng, niện chân như thấy ‘Tự tánh’.
    Chiều B : Ngoại hướng rời các pháp tướng lập hạnh ‘Vô niệm’.
    Vô niệm trong Pháp Bảo Đàn Kinh từ Bát nhã phát sinh, phải hiểu là siêu tư tưởng chớ chẳng phải không có tư tưởng.
    Vô niệm là không tà niệm chớ chẳng phải không có chánh niệm.
    -Không tà niệm là không cái tâm phân biệt đối đãi.
    -Có Chánh niệm là niệm chân như bản tánh, Chân như là thể của niệm, Niệm là dụng của chân như.
    *Ngộ thể : Ngộ chân như không tướng ‘Bản lai vô nhất vật’.
    *Khế dụng : Tu vô niệm rời tất cả tướng để trở về chỗ ‘Vô tướng’.
    *Vô niệm là chổ Tâm yếu của nhà Thiền, là pháp ‘Chẳng hai’ siêu lên các trên các tướng đối đãi. Chỉ tất cả thiện ác chớ suy nghĩ, tự nhiên được vào Tâm thể thanh tịnh, diệu dụng hằng sa, Tâm yếu Vô niệm vào tri kiến Phật.
    *Vô niệm : Trong ý nghĩa rời pháp tướng , siêu lên các đối đãi, trong, ngoài đều sáng tỏ, bỏ Tà hành Chánh, qủa thật vô niệm bao trùm tất cả pháp như : Trì giới, Thiền
    định, Sấm hối, Tọa thiền, Niệm phật. Bát nhã tam muội, Nhất tướng tam muội, Nhất hạnh tam muội.v.v..
    *Vô niệm tức chân như, Chân như tức vô niệm.
    Công đức diệu dụng của Pháp Bảo Đàn Kinh nói chung đều lưu xuất từ hạnh Vô niệm là chân như dụng. Vô niệm hàm dung tất cả pháp. Trái tim của Thiền Huệ Năng.
    *Tư tưởng Vô niệm hàm dung tất cả pháp, chứa đựng tất cả cốt lõi ‘Kiến tánh thành Phật’. Tổ dạy : Tỏ ngộ được pháp nầy có nghĩa không niệm, không chấp, không nhớ, không khởi lòng gỉa dối sái quấy , dùng bổn tánh chân như, lấy trí huệ quán chiếu, đối với tấ cả pháp không thủ, không xả như thế gọi là ‘Kiến tánh thành Phật Đạo’. Vô niệm kiến tánh theo dòng tư tưởng Vô niệm cho đến Phẩm Phú Chúc, Lục Tổ còn dạy cách thuyết pháp không mất tông chỉ. Phân tích sâu xa ta sẻ thấy Tổ qui vào ‘Tông chỉ Vô niệm’ tông chỉ ấy lập cứ ở bốn chủ đề có ý nghĩa cụ thể giải quyết phương pháp tư tưởng cho con người. Ba khoa pháp môn : Ám, Nhập. Giới và ba mươi sáu (36) đối. Đó là nền tảng dựng pháp của Tổ dựa vào con người một cách cụ thể với sự sai lầm điên đảo trong nhận thức được trong cậy vào hệ thống luận lý nhị nguyên sai biệt đối đãi..Năm (5) Ấm vốn không thật; Mười hai (12) nhập thế giới tâm cãnh đối đãi là mộng huyễn; Mười tám (18) giới Căn, Trần, Thức, Duyên, Hợp, Gỉa, Có.. không thể trông cậy; Ba mươi sáu (36) đối.. Tất cả pháp thế gian, xuất thế gian đều là đối pháp gỉa hợp danh tướng…Nhũng điều nầy là chỗ tựa cho Phàm ngã và Vọng tưởng tà kiến, như mây đen che khuất chân như, trở ngại tri kiến Phật. Tổ dạy ba mươi sáu đối pháp nếu biết dùng thì thấu rỏ Đạo và tất cả kinh pháp; Ra vào tức rời hai bên lập ‘Trung đạo’ tự tánh khỏi dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối với không mà rời không… Siêu việt đối đãi vào phép ‘Chẳng hai’ (Vô niệm). Ở đây Tổ dạy cách giải quyết vấn đè tư tưởng siêu trên các khái niệm ‘Nhị biên’ rời chư pháp tướng để thể nhập thực tại ‘Không tướng’ vào nhà Từ bi, mặc áo Nhẫn nhục, ngồi tòa Nhất thiết pháp không. Đó là ý nghĩa Vô niệm, tức Chân như. Chân như khởi dụng từ Nhẫn, bi trí tròn đầy. Vô niệm là thông điệp tình thương của Lục Tổ Huệ Năng gởi gắm trong Pháp Bảo Đàn Kinh.

    VII.- Chánh Pháp Nhãn Tạng theo Pháp Bảo Đàn Kinh

    Tâm ấn giáo ngoại biệt truyền của nhà Thiền nhận xét : Pháp Bảo Đàn Kinh phẩm Phú Chúc khi đưọc hỏi ‘Chánh pháp Nhãn Tạng được truyền trao cho người nào?’
    Lục Tổ đáp : ‘Hữu đạo gỉa đắc, Vô tâm gỉa không’ nghĩa là người có đạo thì được, không tâm thì không.
    Ý nghĩa cốt tủy là thấy tự tánh lập hạnh Vô niệm, vào tri kiến Phật, thành Phật Đạo, được tự tại giải thoát.
    Thấy tánh là Giải, Vô niệm là Hạnh (Hạnh, Giải tương ứng).
    Thuyết thông cập tâm thông tức là Hạnh Giải tương ứng.
    Chỉ truyền pháp kiến tánh ra đời phá tà tông.
    *Chánh pháp Nhãn Tạng Tào Khê của Lục Tổ Huệ Năng : ‘Hữu đạo gỉa đắc, Vô tâm gỉa thông’.
    *Chánh Pháp Nhãn Tạng Linh Sơn của Đức Thế Tôn : Tâm ấn thống nhất từ Thế Tôn truyền trao không đứt. Chánh pháp Nhãn tạng cũng đưọc gọi là ‘Thanh Tịnh Pháp Nhãn’, nhà Thiền xem Chánh pháp Nhãn tạng như là ‘Tâm ấn Giáo ngoại Biẹt truyền’.
    Chánh pháp Nhãn tạng vốn có lịch sử khởi nguồn từ nơi Pháp hội Linh Sơn. Tương truyền một hôm ở pháp hội nây Đức Phật giơ càng hoa sen trước đại chúng, đại chúng ngơ ngác không hiểu ý Đức Phật muốn gì cả, duy chỉ một mình Tôn gỉa Ma ha Ca Diếp tươi mặt mỉm cười. Thế Tôn dạy : Ta có chánh pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu tâm, thực tướng, vô tướng.. Pháp môn vi diệu nầy đem phó chúc cho Ma ha Ca Diếp.
    Đôi chiếu chánh pháp Nhãn tạng Linh sơn với cháp pháp Nhãn tạng Tào khê ta thấy.
    *Về nội dung cã hai chánh pháp Linh sơn và Tào khê là thống nhất không hai :‘Vô tâm, Thực tướng, Vô tướng’.
    *Về sự trao truyền từ Thích Tôn đến các vị Tổ. Việc trao truyền lập thành truyền thống như sau : Thiền tông ‘Trực chỉ đơn truyền’ nhưng khi truyền đến Lục Tổ Huệ Năng thi truyền thống đon truyền nầy bị phá bỏ, lập ra lệ trao truyền phổ quát.
    Iổ bảo : ‘Hữu đạo gỉa đắc, Vô tâm gỉa thông’…
    Kiến tánh thành đạo; Vô niệm; Không tâm; Giải thoái; Vô tâm chứng đạo; Chứng tại bản tâm ‘Thực tướng, Vô tướng’.
    Vô niệm tức Vô tâm = Chánh pháp Nhãn tạng.
    Vô niệm theo Pháp Bảo Đàn Kinh do Bát nhã vận hành với hai chiều tác dụng :
    -Chiều A : Ngộ thề tức ‘Niệm chân như bản tánh’, giác ngộ ‘Tri hữu, trực nhận bản tâm mình là Phật, mình có tánh giác hằng hữu, hàm ẩn ý nghĩa Hữu đạo gỉa đắc…Ngộ chổ Niết bàn diệu tâm’.
    -Chiều B : Khế dụng tức ‘Không hai tướng’ và các thứ tâm trần lao, siêu lên trên các tri thức nhị nguyên đối đãi, để thể nhập thực tại thoát ly tất cả khái niệm là Thực tướng, Vô tướng…Ở đây hàm ẩn ý nghĩa ‘Vô Tâm, Gỉa Thông” muôn pháp thông suốt, nói một cách khác thì Chánh pháp Nhãn tạng trong Pháp Bảo Đàn Kinh hàm ẩn nội dung ‘Vô niệm’.
    Vô niệm chánh pháp Nhãn tạng :
    a)- Dùng huệ vô ngại mở tất cả đến(có Đạo)
    b)- Lây tâm vô trước ứng tất cả vật (không tâm).

    Kết Luận
    Chánh pháp Nhãn tạng Tào Khê đã thể hiện sự kế thừa Chánh pháp Nhãn tạng Linh Sơn từ Đức Thế Tôn truyền xuống, riêng về sự trao truyền mang một tinh thần cách mạng ‘Truyền Thống Trực Thỉ Đơn Truyền’ được trao đổi thành việc ‘Trao Truyền Phổ Quát’ “Ai có Đạo thì được. Không tâm thì Thông” thấy Tánh thành Đạo, Vô niện là cửa Giải thoát (Thông).

    VIII.-Tổng Kết Pháp Bảo Đàn Kinh
    Kiến tánh Vô niệm đặc điểm nổi bật về tính sáng tạo và cách mạng trong Pháp Bảo Đàn Kinh.
    Tư tưởng có tính cách nhất quán và là nền tảng chỉ đạo toàn thể giáo lý Viên đốn. Thiền Huệ Năng là thấy Tự tánh {Kiến tánh) lập hạnh Vô niệm.
    -Thấy tự tánh Bát nhã. -Học đạo thường xem ở tự tánh. -Muôn pháp không rờii tự tánh.
    Ba đời Chư Phật và mười hai bộ kinh đều sẳn có ở tự tánh, nếu chẳng tự ngộ được, thì phải cầu Thiện trí thức chỉ bảo cho mới thấy. Nếu tu hành chưa tỏ ngộ được tự tánh, tức căn cơ còn thấp kém.
    Thấy tự tánh (Đốn ngộ) đây là một nội dung nổi bật hàng đầu tiến bộ. Sáng tạo, cách mạng nói lên cách nhìn của Lục Tổ đã không đi theo lối mòn ước lệ của người xưa. Tổ biểu trương cái toàn triệt về tất cả hình tướng, hành tung của tự tánh :
    “Đâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh,
    Đâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt,
    Đâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ,
    Đâu ngờ tánh mình vốn không dao động,
    Đâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp”.
    Bát nhã : Định và Huệ là nhất thể. Thể và Dụng không hai. Ngoài đối trước cảnh thiện ác, tâm không khởi niệm là Tọa, trong thấy tự tánh chẳng động là Thiền.
    Thiền Định : Ngoài rời tướng là Thiền, trong chẳng loạn là Định.
    Lập hạnh Vô niệm : Vô niệm tạo ra muôn vàn công đức, mở tung kho báu trí tuệ của tự tánh. Vô niệm là Bát nhã vận hành, chân tánh tự dụng. Vô là không hai tướng. Niện là niệm Chân như, niệm niệm không ngăn ngại, hăng thấy diệu dụng chân thật của bản tính là Công đức.
    Diệu dụng Công đức Hằng sa :
    -Kiến tánh là Công. –Bình đẳng là Đức.
    Công đức lưu xuất từ pháp thân :
    -Chân không và diệu hữu là nhất thể. –Tinh, Động, Định, Huệ là không hai.
    Chỗ thấy tự tánh là tiến bộ triệt ngộ, triển khai thành cách học, cách tu là sáng tạo cách mạng.
    Tổ dạy : ‘Như tỏ ngộ được Đốn giáo, không chấp trước lối tu hình thức bề ngoài, chỉ do tự tâm ở bên tronghằng pháp khởi cái thấy chân chánh (thấy Tự tánh Chân như) luôn luôn không nhiễm một mãi phiền não (Vô trụ, Vô niệm) tức là Kiến tánh.
    Thiền Đốn ngộ thấy tự tánh thành đạo, lập Tối Thượng Thừa, cửa không ba (3) chữ Vô : Tam học nhất thề và đồng thời; -Lập vô trụ làm gốc (Giới Đại Thừa Giáo). -Vô niệm làm tông (Định Đại Thừa Giáo).- Vô tướng làm thể (Huệ Đại Thừa Giáo).
    Ý nghĩa Tam vô (3 không) :
    1./ Tất cả chẳng nhiễm (Căn, Trần không dính mắc).
    2./ Lìa các pháp tướng (Niệm, niệm vào vô sanh).
    3./ Vạn pháp đều không (Muôn pháp không lìa tự tánh).
    Vạn pháp sẳn có đầy đủ (Tự tánh hay sinh muôn pháp).
    Trọn vô sở đắc (Bát nhã thậm thâm gọi là Tối Thượng Thừa hay Phật Thừa).
    Tất cả các Pháp đồng qui vào Vô niệm : -Kiến thấy Định huệ nhất thể trong tự tánh. – Hành lập Vô niệm làm tông tu Viên đốn.
    Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Thiền mang ý nghĩa là pháp môn Định Huệ Đồng Học. Định và Huệ thống nhất trong Vô niệm.
    Ý nghĩa tối hậu của công thức Kiến tánh Vô niệm là Chánh Pháp Nhãn Tạng , Tâm Ấn Giáo n goại Biệt truyền của Thiền tông. Vô niệm là thấy tánh thành đạo… Bởi vậy Tổ có lời khẳng định với chúng ta như sau : “Ngộ pháp vô niệm thì muôn pháp thông suốt. -Ngộ pháp vô niệm thì thấy được cảnh giới Chư Phật. - Ngộ pháp vô niệm thì thấy đến địa vị Chư Phật”.
    Chổ thấy toàn triệt Thấu lý dẩn tới cái học Viên đốn Đạt sự là điều tất yếu của Pháp Bảo Đàn Kinh.
    Công thức Kiến tánh Vô niệm là bao trùm kinh điển và siêu việt các pháp môn. Đặc điểm nỗi bật tiến bộ, sáng tạo, cách mạng là thấu Lý, đạt Sự là sự rời tướng triệt để. Tổ dạy : “Thành tất cả tướng tức tâm, rời tất cả tướng tức Phật”. Lại cũng có dạy :
    “Thuyết thông là Tâm thông,
    Như mặt trời trên không,
    Chỉ truyền pháp Kiến tánh,
    Ra đời phá tà tông”…
    Trong bốn câu kệ trên Tổ đã khẳng định rằng pháp Kiến tánh là siêu việt là vượt hơn hẳn các Tông phái không thấy tự tánh, ngoài tâm không có Phật, ngoài tánh không có Pháp… Cho nên phải biết kiến tánh Vô niệm là pháp môn tối thượng .

    “Trơ trơ không đắm thiện
    Lăng xăng không tạo ác
    Lặng lẽ dứt thấy nghe
    Rõ ràng tâm không vướng”

    Mùa An cư năm Tân Tỵ (Phật lịch 2545)
    Cư sĩ
    Nguyễn Đông Hải
    Pháp hiệu Tuệ Đạt
     

Chia sẻ trang này