Nhân bản trước thế giới bất an

Thảo luận trong 'Thảo-Luận' bắt đầu bởi TTT, 23/3/16.

  1. TTT

    TTT Member


    NHÂN BẢN TRƯỚC THẾ GIỚI BẤT AN

    Nhìn lại những trang lịch sử của thế giới, chúng ta sẽ nhận ra những cuộc khủng hoảng về an ninh,xã hội và chính trị trên thế giới. Chắc chắn hầu hết tất cả sẽ đều tự hỏi rằng, khi nào thì con người mới được sống trong một thế giới yên bình thực sự? Cho đến bao giờ tất cả chúng ta có thể cùng nhìn nhau và cảm nhận bằng ánh mắt của tình thương, bao dung trong tình đồng loại?​
    Đó chính là những câu hỏi vẫn luôn được đặt ra, nhưng những câu trả lời vẫn như là bài toán mà tất cả các quốc gia cũng như chính trị gia trên thế giới đang phải đi tìm phương pháp và đáp số chung.​

    NHÌN TỪ QUÁ KHỨ

    Quay trở lại với những thực tế của lịch sử thế giới, đã từng có vô số những cuộc chiến lớn nhỏ xảy ra. Bên cạnh đó còn là bạo loạn cho tới cả khủng bố vẫn thường diễn ra trước những sự cố gắng không ngừng của các tổ chức an ninh quốc gia cũng như xuyên quốc gia nhằm bảo vệ an ninh và hòa bình cho thế giới. Do đó, đây không chỉ còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu. Chiến tranh và khủng bố thực sự đã ảnh hưởng tới cuộc sống và xã hội của tất cả quốc gia trên thế giới, các dân tộc và bên cạnh đó, cuộc sống cá nhân của mỗi người cũng bị những điều này chi phối và tác động.Từ lịch sử thế giới cổ đại cho tới thế giới cận đại, những cuộc chiến tranh dành chủ quyền lãnh thổ đã từng diễn ra giữa các sắc tộc và giữa các quốc gia với nhau; và tầm vóc hậu quả của những cuộc chiến tranh đó đã để lại là vô cùng to lớn. Nếu chỉ tính riêng hai cuộc đại chiến lớn nhất của thế giới là Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến đã cõ hơn 90 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người bị thương tật. Hãy thử tượng tượng, số người thiệt mạng đó tương đương với dân số của Việt Nam hiện nay (trên 91 triệu dân - xếp thế 14 về số lượng trên thế giới). Các cuộc chiến tranh đó xuất phát từ những xung đột về lãnh thổ, quyền lực và kinh tế của những cường quốc.Khác với hai cuộc chiến tranh đó, cuộc chiến tranh lạnh xảy ra từ sau năm 1945 là cuộc chiến tranh của ý thức hệ, phân chia hai luồng tư tưởng chính là: Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Tư Bản. Và càng về sau này thì càng xuất hiện thêm các nguyên nhân mới dẫn đến các cuộc chiến tranh, đó là do xung đột về văn hóa mà chính yếu là do khác biệt về tôn giáo giữa các quốc gia hoặc trong chính quốc gia đó.Trên đây chỉ mới là những bất ổn từ những cuộc chiến tranh dành và xung đột, nhưng bên cạnh đó vẫn luôn có những cuộc xung đột và đàn áp xảy ra tại nhiều nơi. Một trong những sự kiện được coi là khủng bố đầu tiên của thế kỷ 20 đó chính là ''Khủng Bố Đỏ''. Khủng Bố Đỏ là tên gọi chỉ những biện pháp thuộc thời kỳ sau cuộc Cách mạng tháng 10 tại Liên Xô vào năm 1917, khi quân đội của những người theo Bolshevik gây ra một phong trào dùng những biện pháp trấn áp, tra tấn và xử tử tập thể để nhằm chống lại quân đội Bạch Vệ và những phe nhóm như cựu thành viên chế độ Sa Hoàng. Nói cách khác, Khủng Bố Đỏ là chỉ cho những người theo chủ nghĩa cộng sản. Ngoài ra Khủng Bố Đỏ cũng được các nước phương tây dùng để chỉ cho các hành động vi phạm nhân quyền tại các nước theo chế độ cộng sản.Trong thời kỳ ấy, ước tính có khoảng một triệu người đã chết, phần lớn là bị xử bắn tập thể bởi cơ quan cảnh sát mật Tscheka (năm 1922 đổi tên hành GPU).Gần hơn, từ năm 1966 tới 1976, phong trào Hồng Vệ Binh hay còn gọi là cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Hoa lại được coi như là một Khủng Bố Đỏ tiếp theo. Khi đó, các thanh niên, học sinh được giáo dục và tuyên truyền việc tôn sùng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Mao cùng với một nhóm các lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc gồm 4 người (tứ nhân bang) lúc bấy giờ đã sử dụng Hồng Vệ Binh như là một thứ vũ khí để thanh trừng các đảng phái, các cán bộ đảng viên Đảng Cộng Sản cho tới tướng lĩnh và cả những người dân thiếu tin tưởng, không theo hoặc đi ngược lại với mục đích và tư tưởng của Mao Trạch Đông cũng chủ nghĩa Cộng sản. Thậm chí chính ĐCSTQ cũng gọi thời kỳ này là “Thảm họa 10 năm”. Sau này trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên Nam-tư, Hồ Diệu Bang, nguyên tổng bí thư ĐCSTQ nói: “Vào thời gian đó, gần 100 triệu người đã bị liên can, tức là một phần mười tổng số dân của Trung Quốc.”Sự thực về các chiến dịch chính trị sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa viết rằng, “Vào tháng 5 năm 1984, sau 31 tháng tập trung điều tra, thẩm tra và tính toán lại bởi Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ, các con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa là: hơn 4,2 triệu người đã bị giam giữ và điều tra; hơn 1.728.000 người đã bị chết bất thường; hơn 135.000 người đã bị dán nhãn hiệu là phản cách mạng và bị tử hình; hơn 237.000 người đã bị chết và hơn 7 triệu người đã bị tàn phế trong các cuộc tấn công vũ trang; và 71.200 gia đình đã bị tiêu diệt.” Thống kê tổng hợp từ những ghi chép lịch sử của các huyện đã cho thấy rằng 7,73 triệu người đã bị chết bất thường trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa.Cũng tại Trung Quốc, vào 20/07/1999, Giang Trạch Dân đã bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Vào khoảng cuối năm 2002, thông tin nội bộ từ các nguồn tin của chính phủ Trung Quốc đã xác nhận việc che dấu sự thật về hơn 7.000 người đã bị chết trong các trại giam, các trại lao động cưỡng bức, các nhà tù và các bệnh viện tâm thần, trung bình khoảng 7 người đã bị giết chết mỗi ngày. . Tại Việt Nam, cuộc khủng bố tư tưởng tại miền bắc trong thập niên 60 của Nhân Văn Giai Phẩm, cuộc khủng bố qua các cuộc đấu tố của Cải Cách Ruộng Đất tại miền bắc trong những năm đầu của thập niên 50 và cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại vào năm 1968 đã giết hại, tù đày hàng trăm ngàn người.Tất cả những con số trên đã cho chúng ta thấy được mức độ tổn hại của chiến tranh và sự đàn áp là điều không thể tưởng tượng. Trước những nỗ lực không ngừng của các tổ chức và cá nhân để cùng ngăn chặn và giảm thiểu các nguy cơ của chiến tranh, bạo lực và khủng bố nhưng vẫn chưa thể mang lại những kết quả khả quan cho thế giới nói chung. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía khác nhau mà có lẽ chúng ta vẫn chưa có giải pháp nào phù hợp nhất để giải quyết.

    THỰC TẠI THẾ GIỚI

    Lịch sử đã ghi dấu những tổn thất đau thương của nhân loại. Mặc dù con người ngày nay đang được tận hưởng rất nhiều tiện ích từ những tiến bộ của khoa học và công nghệ, được hưởng rất nhiều những nhu cầu mà xã hội mang lại; thậm chí chỉ số người nghèo đã giảm trên toàn thế giới theo công bố của Liên hiệp quốc; thế nhưng, ngày nay con người vẫn đang phải sống trong sợ hãi đến từ nhiều yếu tố. Có lẽ nỗi sợ hãi lớn nhất đang hiện hữu trong suy nghĩ của nhiều người là luôn luôn mang tâm lý sợ hãi: đi đâu cũng sợ, ở đâu cũng sợ và làm gì cũng sợ v.v...Đó chính là kết quả mà các tổ chức khủng bố đã đạt được; chính là gieo mầm sợ hãi ở mọi người và mọi nơi. Ngày nay, mức độ nguy hiểm của khủng bố không còn giống như trước đây, bởi khủng bố ngày nay có tính chất hệ thống, mức độ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn dẫn đến khó kiểm soát.Sự kiện 11/9/2001, khi WTC, Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York của Mỹ đã bị nhóm không tặc điều khiển hai chiếc phi cơ để lao thẳng vào khủng bố. Sự kiện này đã làm cho cả nước Mỹ cùng thế giới bàng hoàng khi mà công trình được coi như là biểu tượng của tự do và sự hùng mạnh nhất của nước Mỹ bị phá hủy. Vụ khủng bố này đã cướp đi sinh mạng của 2.977 người.
    Gần đây nhất là vụ xả súng và đánh bom liều chết tại nhiều điểm khác nhau trong nước Pháp ngày 13/11/2015 đã khiến hơn 150 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Vụ việc này đã buộc nước Pháp cùng nhiều nước khác trong khu vực Châu Âu phải đặt mức báo động lên mức cao nhất để cảnh giác trước những âm mưu khủng bố cực đoan.Điều đáng nói là cả hai vụ khủng bố nói trên đều có liên quan đến Hồi giáo. Cả thế giới cũng đã phải hướng sự chú ý đặc biệt tới tôn giáo này, đặc biệt là Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, Islamism. Lúc này, không chỉ có Pháp hay Mỹ, Canada v.v.. mà nhiều nước khác trong Châu Âu đã phải tự nhìn lại và phải đưa ra các biện pháp an ninh để tăng mức độ đề phòng khủng bố. Đúng thời điểm này, vấn đề khủng bố càng trở nên phức tạp hơn khi mà làn sóng người tị nạn từ Trung Đông đổ vào các nước Châu Âu. Đây được coi là đợt tị nạn tồi tệ nhất của thế giới trong vòng 25 năm qua tại Âu Châu.Trong bối cảnh phức tạp này, nhiều quốc gia trong Châu Âu đã phải thận trọng để xem xét và cân bằng trước nhiều thách thức. Thứ nhất: giải quyết các trường hợp xin tị nạn; thứ hai: tăng cường các biện pháp an ninh để đề phòng khủng bố; thứ ba: cần gấp rút đưa ra các chính sách kinh tế để cân bằng ngân sách quốc gia và đảm bảo việc hội nhập xã hội cho người tị nạn mới. Hơn lúc nào hết, Châu Âu hiện đang phải đối mặt với những thử thách thật sự và đồi hỏi các nước cần phải có những biện pháp cùng chính sách hợp lý để cân bằng xã hội.Trong suốt những thời gian từ sau vụ khủng bố tại Pháp vừa qua, các quốc gia trong khối EU đã phải nghiêm túc ngồi lại để cùng nhau bàn và tìm ra các giải pháp kịp thời và phù hợp nhất. Biện pháp thắt chặt an ninh, tăng cường kiểm soát lưu thông giữa các quốc gia vẫn được hầu hết các nước đặt lên hàng đầu. Chúng ta có thể tin tưởng vào những biện pháp mà các quốc gia đưa ra để đối phó với tình thế hiện nay. Nhưng chúng ta cũng có thể cùng tìm ra cho mình những góc nhìn khác về vấn đề này.


    GÓC NHÌN NHÂN BẢN

    Bên cạnh nhiều vấn đề khác, thì chiến tranh, bạo động và khủng bố chính là những vấn đề đáng lo ngại nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Con người vẫn được dạy phải yêu tự do và hòa bình, được dạy phải biết yêu thương đồng loại và bảo vệ thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng không phải ai cũng có thể ý thức được trọn vẹn những điều đó.Cũng giống như khi chúng ta mua một chiếc xe, chúng ta muốn sử dụng làm sao để cho chiếc xe đó được bền nhất, ít phải sửa chữa nhất nhưng thực tế thì chiếc xe của chúng ta cũng sẽ đến lúc bị hư hỏng và cần phải được sửa chữa. Thế nên chúng ta phải luôn cố gắng sử dụng chiếc xe đó cho hợp lý nhất, đừng để cho xe quá tải, đừng quên việc bảo dưỡng xe thường xuyên khi xe đến ngày cần bảo dưỡng. Vì như vậy xe sẽ bền, hoạt động sẽ tốt, còn khi xe hư hại thì chúng ta phải sửa và khắc phục hư hại.Cũng giống vậy, thế giới hay xã hội của chúng ta luôn vận động và biến đổi như chiếc xe, tất cả chúng ta chính là chủ nhân của xe. Việc của chúng ta là phải cùng nhau bao vệ và xây dựng cho thế giới này luôn được tốt đẹp như bảo vệ chính chiếc xe của chính chúng ta.Sở dĩ có chiến tranh, khủng bố và bạo loạn cũng là do mỗi người chỉ thấy được các sở hữu riêng của mình mà không thấy được cái sở hữu chung ban đầu. Chiến tranh do tranh dành lãnh thổ và quyền lực; bạo loạn do tranh dành lợi ích; khủng bố do tranh dành sự thống trị về tư tưởng. Xuất phát từ chính những suy nghĩ sai lầm đó mà thế giới của chúng ta chưa bao giờ được bình yên và vẫn có những con người từng ngày phải gánh chịu những hệ quả đau thương từ những sai lầm đó. Việc phải bảo vệ thế giới, xây dựng xã hội không phải là công việc của riêng quốc gia hay cá nhân ai mà nó phải là công việc chung của tất cả mọi người trên thế giới, bỡi vì cá nhân tạo nên xã hội. Tất cả phải nên cùng nhau gạt bỏ suy nghĩ tư lợi và hướng tới những giá trị chung lớn lao hơn.Việc một số nước ở Châu Âu bất chấp những lo ngại về khủng bố và các tác động về kinh tế và xã hội của đất nước để mở rộng vòng tay chào đón người tị nạn từ Trung Đông cho thấy một điều rằng, các nước đã chủ động và sẵn sàng để có thể ứng phó với các nguy cơ có thể xảy ra do khủng bố và bạo loạn. Điều đó cho thấy, họ đã lấy nhân đạo và bình đẳng để đáp lại với chiến tranh và bạo lực. Bởi họ ý thức được rằng mọi con người đều có quyền được sống và quyền bình đẳng. Trao cho người khác cơ hội được sống tốt hơn cũng là làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.Khởi đầu khi được sinh ra, ai cũng là Người. Sau đó tuỳ theo địa lý, vùng đất mà Người được sinh ra để có tên gọi dân tộc như dân tộc Anh, Pháp... sau đó mới theo truyền thống xã hội, gia đình đang sống sẽ có tín ngưỡng, nảy sinh ra tôn giáo như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, Do Thái giáo v.v.... Sau đó do ảnh hưởng xã hội, trào lưu của thế giới, con người lại bị ảnh hưởng những nguồn tư tưởng trên thế giới mà ta có thể gọi là ý thức hệ hay chủ nghĩa như thuyết hiện sinh, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa cộng sản v.v...
    Một số trường hợp hình thái của dân tộc, tôn giáo hay ý thức hệ đi vào cường độ cực đoan như nghĩ là đó tốt nhất và bắt những cái khác phải theo mình. Nếu không đạt được nguyện vọng thì sẽ triệt hạ hay thôn tính, đồng hoá những gì không phải là mình hoặc giống mình. Từ đó tạo ra xung đột, bất ổn, chiến tranh, khủng bố để tiêu diệt nhau. Điển hình chủ nghĩa dân tộc tính cực đoan: Hitler trong Đệ Nhị Thế Chiến và sự hung hăng, bành trước của Trung Quốc để trở thành dân tộc Đại Hán trong đầu thế kỷ 21 hiện tại này.Những chủ nghĩa cực đoan như Chủ Nghĩa Cộng Sản đã tạo ra bao nhiêu cuộc chiến tranh tương tàn, khủng bố chết chóc cho trên 100 triệu người trên khắp cùng thế giới. Tôn giáo cực doan tạo ra chiến tranh, khủng bố chết chóc cho bao nhiêu triệu người: giữa Hệ phái Sunni và Shia của hồi giáo, giữa hồi giáo với các tôn giáo khác, giữa các tôn giáo với nhau.... Chỉ có cái nhìn nhân bản mới quân bình, hoà giải và giải quyết những xung đột về chủng tộc, tôn giáo và chủ nghĩa.
    Như chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hại từ các xung đột như những gì lịch sử đã chứng minh. Nó sẽ còn có thể tạo nên vòng lẩn quẩn đau thương cho nhân loại,"Lấy oán trả oán, oán chồng chất
    Lấy ân trả oán, oán hà thời dứt''.Trong thế giới đa văn hóa, đa tôn giáo và đa ý thức hệ, mỗi thành phần đều tạo nên những nét riêng biệt của văn hóa, tôn giáo và ý thức hệ đó. Việc làm sao để dung hòa giữa các thành phần ấy chính là vấn đề khó khăn mà chúng ta phải làm chứ không phải việc loại bỏ bất cứ thành phần nào. Chỉ dung hòa mà không nhất thiết phải loại bỏ, miễn sao vẫn duy trì được sự ổn định nhất định nào đó để tác động tích cực cho sự phát triển của xã hội và không để xảy ra các xung đột. Sự xung đột có thể được coi như là một quá trình tự nhiên trong tiến trình sinh tồn và phát triển của xã hội nói chung và cũng xảy ra trong chính ý thức của chính mỗi con người. Chính vì vậy, tư tưởng Nhân Bản muốn lấy Hài Hòa và Tôn Trọng để giải quyết các xung đột ở mọi mức độ, từ chính giữa mỗi cá nhân cho tới giữa các tư tưởng cũng như trong toàn xã hội để tạo nên sự thăng tiến và phát triển chung (Thăng Hoa). Trong thế giới đa nguyên, đa văn, đa chủng cần tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt trong tư tưởng, văn hóa, tôn giáo, sắc tộc để tránh làm phát sinh hoặc kích động thêm các tư tưởng tiêu cực; đồng thời tạo sự giao thoa giữa các tư tưởng và văn hóa góp phần cho sự tiến bộ và hoàn thiện mà không đi ngược lại với các giá trị chuẩn mực của đạo đức, nhân cách vốn là nền tảng của xã hội.
    Cùng với quy luật của tự nhiên, tất cả đều có thể biến dịch theo thời gian và điều kiện. Tư tưởng Nhân Bản sẽ như là giải pháp để có thể giúp cho tất cả con người trên thế giới - không biệt văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, điều kiện địa lý hay ý thức hệ v.v... có thể cùng tìm ra một hướng đi chung cho mục tiêu duy trì, xây dựng và phát triển xã hội; cũng là để hướng đến sự an bình cho thế giới và nhân loại.


    Đất Sáng 03.2016
    (Ghi chú: trong bài viết có sử dụng hiều nguồn tài liệu khác nhau)
     

Chia sẻ trang này