NHẮC NHỚ NGÀY ĐẢN SANH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA-HÀO (Tổ Đình PGHH, tọa lạc tại xã Hòa Hảo, Quận Tân Châu, Tịnh Châu Đốc, (nay là thị trấn Phú Mỹ, Agiang) Trong Sấm thi của Đức Huỳnh Giáo Chủ nơi bài “Buồn vơi mượn bút tay đề’ có câu: ‘Chim Ô đà dựa cầu Ngân, Ngươì xưa trở gót cho gần ngươì nay’. Chiếc cầu bắc qua sông Ngân kia, như để tạo sự liên lạc giữa hai cảnh giới Tiên - Phàm đã được chim Ô bắc nhip… Cùng một chủ đích Đức Huỳnh Giáo Chủ một đấng siêu phàm muốn tạo một nhip cầu liên lạc với chúng sanh, thay vì yên vị nơi cõi Niết bàn, Tịch tịnh … Ngài đã quay gót trở lại với chúng sanh, với khối ngươi còn chìm đắm trong cõi phàm trần ô trược! Ngài đã quảng bá cho chúng sanh qua hai câu Sấm thi nêu trên vào năm Kỹ Mão (1939). Đến năm Canh Thìn (1940) trong bài “Dặn dò bổn đạo”, Ngài cho biết thêm: ‘Chim Ô đà dựa cầu ngân, Người xưa trở gót mấy lần ai hay’. Như thế Ngài cho biết là đã tái hiện không phải một lần, mà đã nhiều lần… Nhưng chúng sanh vì mãi mê việc thế trần hoặc vì tâm trí cạn hẹp, nên nào ai thấu rõ! Ngoài ra Ngài còn lưu ý thêm một điều quan trọng như trong Sấm giảng quyển I: ‘Xưa nay không có mấy khi, Dương trần có Phật vây thì xuống đây’. Phật là đấng Giác-ngộ đấng Từ-bi, đấng Cha lành và là Đạo-sư của loài người… Ánh sáng Từ-bi, Trí-huệ của Ngài huy-hoàng, rạng-rỡ hơn cả ánh Thái dương ... Được Phật lâm phàm, Phật xuống trần daỵ Đạo là một điều vô cùng qúy báo xưa nay hiếm có và cũng là Ba sinh hữu hạnh của thế gian. Tuy nhiên gặp Phật và nhận ra được Phật c òn ph ải nhờ vào duyên lành và trí-huệ. Như trường hợp năm xưa:- Mấy vị sư sải ờ xã Khánh-an,(Châuđốc) nằm mộng thấy Phật về thôn họ. Mấy hôm sau, Đức Thầy đến viếng chùa, vào buổi cơm ngọ, các vị sư sải nầy vẫn tiếp tục dùng cơm, không màng đến việc đứng lên thi lễ tiếp đón khách. Đức Thầy mỉm cười nói với vị tín đồ: - Người ta trông Phật! Nhưng khi gặp Phật mà chẳng biết nhìn? Có lẽ trong tư-tưởng các vị nầy, hình dung Đức Phật phải có dung mạo như tượng Phật phết vàng, ngồi kiết gìa trên bục, chớ các vị ấy không nghỉ rằng Phật là người giác-ngộ, là người tỉnh thức, là người đã vược qua sông mê, biển ái. Cho nên trong một bài kệ tán thán công đức Phật có câu cảnh giác: ‘Bá thiên vạn kiếp nan tao-ngộ’. (Trăm kiếp, vạn kiếp nếu thiếu duyên lành thì khó nhận ra Phật, dù có Phật đang đứng trước mặt). Ngày nay chúng ta đã qui y và là tín đồ PGHH, không khỏi giật mình là chúng ta đã may mắn không mắc phài một sự thiếu sáng suốt và vô cùng bất hạnh đáng tiếc xãy ra như vậy… Trong kinh Pháp Hoa có câu: ‘Phật vị nhất đại sự nhân duyên, Xuất hiện ư thế’ (Vậy đâu là nhân duyên lớn khiến Đức Tôn Sư có mặt trên còi đời nầy). Nhớ lại 93 năm về trước, lúc Đức Huỳnh Giáo Chủ đáo lai trần thế, nhân loại đang trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc lần thứ nhất: Lúc đó muôn triệu người tranh giành quyền lợi, xem nhau như kẽ thù, sát phạt, tiêu diệt lẫn nhau!!! Ngoài ra người đời lại còn qúa ham mê vật chất, đua chen chạy theo văn minh, sống chỉ biết hưởng thụ, không màng nhân nghĩa, sống chỉ biết quyền lợi, chớ không màng đến bổn phận, trách nhiệm với ai cả, sống chỉ biết gồm thâu của cải, nếu cần thì cướp đơạt lẩn nhau bằng mọi cách. Lại thêm xuất hiện phong trào vô thần bài bác tín-ngưỡng, đấu tranh bạo lực theo đường lối vô nhân, hầu giành quyền thống trị thế giới. Các Tôn giáo lúc bấy giờ thì chuển mản trong việc mở mang trí tuệ cho nhân sanh, mà chỉ bày thêm tà kiến và mê tín dị đoan… Trước bối cảnh xã-hội xáo trộn, nhân tâm điên đảo đó, lương tâm con người cần phải được đánh thức và soi sáng, lòng ích kỷ, tham lam, độc ác cần được thay thế bằng tình bắc ái, vị tha, sự xa ngã đăm mê vật chất cần được kềm chế… Bấy nhiêu điều cần chấn chỉnh, cần thay đồi nầy tưởng chừng đã đủ gọi là nhân duyên lớn, đủ nhu cầu cho sự có mặt của một đấng Từ-bi, giác ngộ. Nhưng không! Bấy nhiêu vẫn chưa đủ… Nhờ Đức Tôn Sư tiết lộ máy trời, chúng ta mới được biết thêm rằng nhân loại hiện đang sống trong giai đoạn cuối của thời ‘Hạ ngươn mạt pháp’ và sẽ được thay thế bằng thời ‘Thượng ngươn thánh đức’. Do đó thiên đình sắc lệnh giao cho Ngài trọng trách mở Đạo độ đời, thức tỉnh nhân sanh, quảng bá cho nhân sanh biết về ‘Hội Long Hoa’ thiêng liêng sắp tới, thúc giục mọi người ráng tu hành, cho xứng đáng dự hội Long Hoa, sống còn trong thời Thượng ngươn, thánh đức. Ngày có mách bảo như sau: ‘Hạ ngươn nay đã hết đời, Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang. Thất sơn tiếng nổ, qui cổ diệt kim, Bấy lâu nay nuôi dưỡng chắc chiu. Nay tận diệt lập đời trở lại, Khắp thế giới biến di thương hải. Dùng phép mầu lập lại Thượng ngươn, Khoa tràng lệnh mở hội thi. Nên ta xuống bút dạy thì trần gian, Chớ mình hồn đựa lâm san. Thảnh thơi còn xuống thế gian làm gì, Trở chơn cho kịp Long hoa. Long hoa có mặt ấy là Hiền nhơn. Tuy nhiên những cơ duyên vừa kể điều phát xuất từ ngoại giới nên chỉ là ngoại diên, đi đôi với những ngoại diên đó còn có những động cơ phát sinh tứ tâm tư của Tôn sư mà Ngái đã bộc lộ, qua những lời thống thiết như sau: ..‘Nhắc ra tâm trí bồi hồi, Khó đứng khôn ngồi thương xót bá gia’… ..‘Thấy nhơn sanh tuôn giọt máu đào, Lòng bác ái động tình rơi nước mắt’… ‘Bi động từ tâm gọi mấy lời, Chúng sanh Nam Bắc lụy tuông rơi. Kim sơn xem thấy lòng tha thiết, Mà còn nhiều lắm chúng sanh ơi!’ Ngài thương xót chúng sanh tha thiết như mẹ thương con.. Ngài thương hết chúng sanh không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, khôn dại, đẹp xấu, không màu sắc, không biên giới…Bằng tình thương đại đồng đối với chúng sanh, không mưu cầu danh vọng, lợi lộc thế gian, cũng không mong đợi sự đền ơn đáp nghĩa. Đó mới chính thật là tình thương Vô ngã. Tình thương đại đồng, thánh thiện vô ngã đó là tính thương thìêng liêng của Trời, của Phật và cũng chính tình thương cao cã nầy đã thôi thúc Đức Tôn Sư phải chờ đợi thời cơ thuận tiên mà lâm phàm tái hiện giữa chúng sanh. Theo định luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu thì cõi trần gian nầy là sân trường sinh hoạt của nhân sanh phàm phu tục tử … Còn cõi non Bồng, nước Nhược hoặc cõi Niết bàn Tịch tịnh mới là nơi tọa vị của Phật, Tiên, Thánh. ‘Phật nhơn tạo hóa một bầu, Kẽ thanh ngưới trược mới hầu khác nhau’. Dưới mắt Tiên, Thánh, cõi trần thế là nơi ô trược tối tăm như chốn ngục tù. Thế nhưng tại sao Đức Tôn Sư lại khước từ nơi chốn an nhàn của người liễu đạo, khước từ qủa vị bồ đề trường thọ để len lỏi xuống chốn hồng trần chịu cảnh chê khen như: “Người cười người nhạo bảo ông điên’ hay: ‘Có người nói xéo nói xiên, Chú muốn kiếm tiền nói gạt bá gia. Thoáng nghe lời nói thiết tha, Rưng rưng nước mắt chèo về Mặc-Dưng’. và chịu cảnh gian truân như: ‘’Tấm thân nào ngại gió sương, Thương yêu lê thứ lo lường năm canh’. ‘Than gìa thức suốt canh thâu, Nói cho le thứ quày đầu mới thôi’. Sở dĩ Ngài phải rời ngôi vị thanh nhàn lên lỏi xuống phàm trần chịu bao cảnh gian truân như thế ấy là vì hạnh nguyện Bồ tác, luôn quên mình để lo cho đời, cho bá tánh vạn dân, và ấy cũng chính vì hạnh nguyện hy sinh, hy sinh để gánh vát cho đời, cứu vớt chúng sanh như: ‘Thấy biển khổ đâu an lòng đặng, Xông thuyền ra cứu với sanh linh’ Hay: ‘Dụng Bá Nha lên giây đờn khảy, Lo cho đời quyên vóc ốm gầy’ Ngài tâm sự: ‘Nhìn dân châu lụy ủ ê, Biết sao trúc hết gánh về Ta mang. Mang cho hết tai nàn thê giới, Kẽ tâm lành bớt đợi chờ trông’. hoặc: ‘Hay vì sanh chúng còn lao lý, Nguyện uống cho đời chén thuốc cay’. Hạnh nguyện hy sinh cao dầy vô cùng vì nó không phải kéo dài trong năm tháng, mà là thiên thu vạn kiếp. Chúng ta hãy nghe Ngài tuyên hứa: ‘Phần sĩ tăng tay trống miệng kèn, Giác thiện tính chấn hưng nền Phật Giáo. Nếu chừng nào khaiu thông đại Đạo, Đuốc Từ bi rọi khắp cả nhân gian. Bể trầm luân kho cạn sáu đàng, Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh. Và: ‘Có sông có núi cùng cây cỏ, Độ tận chúng sanh khỏi dạy khờ’. Vào những ngày tháng nầy 93 năm về trươc, chính tình thương thiêng liêng, vô lượng, vô biên và hạnh nguyện Bồ tác, hạnh nguyện hy sinh tột cùng là những động cơ tâm linh cao cả khiến Đức Tôn Sư chúng ta lâm phàm cứu độ quần sanh. Và cũng vào ngày nầy, tháng nầy hằng năm… muôn triệu tín đồ PGHH ở khắp nơi trên qủa địa cầu: - cùng quần tụ cữ hành đại lễ Đản sanh, nhằm tôn vinh nguyện hạnh cao cả của Đức Tôn Sư kính mến, và cùng nhau chiêm nghiệm những lời khuyên dạy thâm trần như tiếng chuông ngân: ‘Ở thế gian ai rõ kẻ chơn Thầy, Dắt sanh chúng lìa nơi sông mê khổ. Cõi trần thế biết điều ái ố, Hơn cùng thua nắm mắt cũng ra ma. chi cho bằng; Lúc sống sanh tìm lấy cuộc nhân hòa, Chữ thuận thảo hay hơn là tranh đấu. Và Ngài cũng đã ân cần dặn dò: Đời xuất thánh tỏ bày câu tiêm tất, Ráng giữ gìn kẻo mất giống hiền xưa. Những thói hư tật xấu phải răng chừa, Sau sẽ thấy ngươi xưa tường tận mặt. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT Hòa Hảo năm Quí Tỵ HH