PHÂN TÍCH hai bài báo viết về “Bửu Sơn Kỳ Hương" (Những sai lầm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, đăng trên Tạp chí Culture tại Canada và Tạp chí Vietlife tại Hoa Kỳ số phát hành Dec. 2014 và Jan & Feb. 2015) PHẦN (I) CHÂU LANG TP Sa-Đéc. 10/5/2015 Kính: - Chư quý đồng đạo hệ phái BSKH trong và ngoài nước. -Tạp chí Culture tại Canada . -Tạp chí Vietlife tại Hoa Kỳ. Căn cứ theo 2 văn thư của hai Ban Trị sự GH/PGHH/HN sau: 1. Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH/HN tại Hoa Kỳ. Qua văn thư số 022/BTS.TƯ/HN ngày 09/3/2015 đã chính thức yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Ngạn “Lên tiếng đính chánh và xin lỗi trên tạp chí Culture (số gần nhất) bằng song ngữ Việt Anh, cũng như trên các tạp chí khác mà ông đã đăng tải bài viết sai trái như đã nói”. 2. Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH tại Toronto và các vùng phụ cận Canada. Qua văn thư số 002/BTS.PGHH/Tor/TV, ngày 20/3/2015, cũng đã có yêu cầu ông Ngạn xin lỗi và đính chánh tương tự ở phần trên vừa nêu. Đồng thời có đề nghị nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn “…Cung cấp cho chúng tôi tất cả tên sách, tác giả, nhà xuất bản năm nào và trang số mấy mà ông đã trích dẫn trong bài viết qua 8 điểm sai lệch nói trên để chúng tôi trực tiếp yêu cầu tác giả hay nhà xuất bản đính chánh”. Tính đến thời điểm này 10/5/2015 đã tròn 2 tháng, vượt quá giới hạn theo luật “Phúc đáp” thông thường. Thế mà ông Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn “bặt vô âm tín” không đáp ứng nửa chữ, nửa lời đăng trên tạp chí. Ngoài cái thư riêng "Nguệch ngoạc" gửi cho ông Vương Học Thiêm xin cáo lỗi “Giọng cha” như tát gáo nước lạnh vào BTS/PGHH/HN bằng một câu ngụy biện ngang ngược như sau: “Về những điểm mà ông cho là sai lầm hoặc tưởng tượng, tôi xin minh xác: Tôi hoàn toàn không “hư cấu” bất cứ một chi tiết nào về các nhân vật được đề cập đến trong bài của tôi…Tất cả đều do các tài liệu tôi sử dụng từ những nhà văn và học giả mà tôi tin là có uy tín…” Kiểu trả lời vô trách nhiệm và dối trá của nhà văn NNN đã khiến cộng đồng PGHH chúng tôi càng thêm phẫn nộ, dẫn đến nhiều bài viết phản đối mạnh mẽ thẳng thừng, đôi khi có chút “giang hồ”! Xin quí vị thông cảm. Để chứng minh nhà văn NNN không có chút bản lĩnh “gan mật” dám làm dám chịu, vốn là tư cách tối thiểu của hầu hết những người cầm bút có liêm sỉ trên thế giới. Chỉ riêng ông NNN ngoại lệ như “gà rót” chưa “dỡ bội” đã “chạy mặt”, còn khai man theo kiểu “cáo mượn oai hùm” dở hơi... mượn danh nghĩa các nhà văn, nhà báo tên tuổi làm bình phong che chắn tội lỗi cho mình, khiến tổn thương anh linh các vị tiền bối đã khuất và gây oan tình cho những học giả tử tế ở tuổi về chiều. Vì quyết chí giải oan cho các Hiền giả khả kính bị NNN lợi dụng, tôi đã bỏ khá nhiều thời gian cậy nhờ Google tìm kiếm những thông tin có liên quan đến các bậc thức giả gặp cảnh "oan sai” kể cả tìm kiếm cho bằng được những tư liệu về Nhà sử học khách quan người Pháp G.Coulet tác giả hai cuốn sách nổi tiếng: “Cultes et religions de I’indochine annamite” (Các giáo phái và Tôn giáo tại Việt Nam) có cả bản dịch bằng tiếng Việt xuất bản hồi 1929, và quyển " Les Sociétés Secretes en Terre d' Annam" cũng có bản dịch tiếng Việt xuất bản năm 1927.Cuốn sách dầy 452 trang, có lời nói đầu, phần 1,2,3 và phần kết luận. Với tư cách sử gia độc lập, Ông có trình bày về tôn giáo, luân lý, về lòng ái quốc và các phong trào chống thực dân Pháp như: Cụ Đồ Chiểu Nam kỳ (1908); Cụ Đề Thám ( 1908-1913 ) hoạt động của Hội Kín (1914-1915) ; Biến động Nam kỳ (1916) ; Vua trẻ Duy Tân bỏ trốn tháng 5/1916 ...Trong hai quyển sách trên ông có một nhận định nổi tiếng về nguyên nhân dẫn đến cuộc xâm lược VN của đế quốc Pháp là do (... ) vì tính nhạy cảm tạm thời không đề cập. Còn việc mô tả về các Tôn Giáo ở VN lúc bấy giờ ông viết rất trung thực, giống như những sử liệu chính thống đã từng được viết bởi các sử gia chân chính người Việt. Ngoại trừ ông Tạ Trí Đại Tường một người "lập dị" nặng cá tính không tưởng hay thêu dệt "ca cương", như cách ông đã bôi nhọ tất cả tổ tiên và truyền thống dân tộc trong cuốn “Thần người và đất Việt”. Dưới ngòi bút của ông không có vị vua quan hay vị anh hùng dân tộc nào được tôn trọng kể cả 18 đời Hùng Vương. Vậy mà người ta bảo thần kinh ông "có vấn đề" ông giận, thật hết sức hoang đường, phi sử sách! Sở dĩ chúng tôi phải trần thuật về sự tìm kiếm tư liệu không phải để khoe khoang, khoác lác…chỉ nhằm xóa tan phần nào đám sương mù do nhà văn NNN đã dùng xảo thuật “Tung quả mù” khiến độc giả bị dẫn độ mơ hồ trong "Bát quái trận" đấy thôi! Sau khi có được phần nào những tư liệu “quí hiếm”cần thiết. Nay chúng tôi bắt đầu đi vào khám phá mặt trái "phi văn hóa" của nhà văn NNN, hầu trình bày cùng hai tạp chí Quốc tế và độc giả bốn phương để xin được chỉ giáo những khái niệm thật sự văn hóa ,nhằm cầu học thêm tinh hoa từ những người làm văn hóa chân chính. Tít đầu trang báo đã chạy hàng chữ nổi cộm muốn chóa mắt: "VĂN HÓA: Khám phá văn hóa Việt với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn." Đề tài vừa “Vĩ đại” lại quá “Kiêu sa” khiến độc giả “Mừng hụt” tưởng chừng NNN là nhà văn hóa cỡ lớn được Unesco công nhận, họ hân hoan rằng đây là dịp thả hồn thưởng thức giá trị nghệ thuật từ các di sản văn hóa thế giới phi vật thể. Không ngờ khi “nuốt trợn trắng” xong bài báo, ai cũng "tóa hỏa" như bị tra tấn từ ngục tối, có cảm giác như bị ngộ độc bởi văn hóa "nọc độc" gần nghẹt thở, phải hối hả đi tìm thuốc giải để lấy lại cân bằng nội tạng và trung khu thần kinh. Để đủ sức khám phá đầu đề “Thùng rỗng kêu điếc tai” tôi xin mạn phép định nghĩa theo cách dốt nát của mình những “từ thường dùng nhưng khó hiểu” như sau: 1. Văn hóa: Danh từ này hầu như ai cũng quen dùng trong nhiều trường hợp rất phong phú đầy sáng tạo, đôi khi có vẻ lạm phát.Thậm chí có loại “văn hóa từ chức” nữa. Nói chung nguồn tài nguyên văn hóa cổ này, đã bị nhân loại khai thác gần cạn kiệt đến báo động ở cấp độ cao nhất lâu rồi. Thế mà “Nhà văn hóa” kỳ tài NNN cứ tưởng nguồn dự trữ nguyên sinh khổng lồ này chưa ai đá động. Khiến ông ta tập trung công nghệ cao hiện đại để "Khám phá" với tần suất qui mô chưa từng có, bảo làm sao không tác hại môi sinh, dẫn đến “lốc xoáy, mưa đá và động đất” ở cường độ từ 8 đến 9 độ Ritere, gây hậu quả khốc liệt trong thời gian gần đây. - Văn: Theo nghĩa bình thường là; Đường nét nổi bật có thẩm mỹ tự nhiên hay nét nghệ thuật do người có chuyên môn tạo dáng, với mục đích bày trí trang hoàng nhằm phô trương mỹ quang khung cảnh.... Còn nghĩa bóng thì vô vàn không sao tả hết, nhưng không ngoài nội hàm Chân, Thiện, Mỹ. - Hóa: là thay đổi, giáo hóa, cải thiện cho hoàn hảo hơn. Vậy văn hóa theo nghĩa đen là: làm thay đổi cho tốt đẹp hơn. Nghĩa thường dùng là; sự giáo hóa về văn học và đạo đức. Tóm lại: Văn hóa chỉ chung các công trình của con người làm cho đời sống vật chất và tinh thần trở nên phong phú và tốt đẹp hơn. 2. Khám phá: là khảo sát, phát hiện những điều gì kín đáo, mới mẽ có liên quan cần thiết trong việc khai thác một đề án quan trọng được đặt ra. Vậy đầu đề “Khám phá văn hóa Việt” tức công trình tìm kiếm những nét độc đáo làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt… Đòi hỏi tác giả phải đảm bảo tính khoa học, chuyên môn và khách quan có tính lôgic và chuẩn xác từng chi tiết sử liệu có liên quan, phải có tính thuyết phục cao về sự sáng tạo nghệ thuật, đột phá kiến thức...Về điều này, qua hai bài báo BSKH1 và BSKH2, thì NNN đã không hội đủ điều kiện về kiến thức Tôn giáo, thiếu tinh thần độc lập trong sáng, lại đi sai mục đích văn hóa lành mạnh.Đưa đến sự tồi tệ trong văn hóa như : phỉ báng Tôn giáo, trộm đạo ý tưởng xấu của kẻ khác, bôi nhọ vô căn cứ, đầu độc độc giả, gây phản cảm cả một cộng đồng có trên nhiều triệu người, tạo hệ lụy sa sút uy tín cho 2 tạp chí lớn ở Mỹ và Canada. Kết cục nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã lợi dụng danh từ văn hóa để phá hoại văn hóa, đăng trên tạp chí mang tên văn hóa (Culture) cho mất uy tín nhà báo và cuối cùng trở thành nhà văn "vô văn hóa". Qua 2 tác phẩm BSKH (1) và BSKH (2) Nguyễn Ngọc Ngạn đã mang đến nét độc đáo văn hóa tâm linh gì qua những khám phá đặc sắc mới mẽ cho nền Phật Giáo bản địa vùng đồng bằng sông nước? Chúng ta hãy lần lượt vạch trần từ cách đặt câu hỏi vu vơ, đến sự áp đặt hoang đường, đặc biệt là khai man vu khống vô căn cứ. Khởi đầu,tác giả đã cố tình "đẻ" ra một nhân vật ảo để kiếm chuyện, gượng gạo dựng lên một bối cảnh không thực tế, rồi giả vờ đặt câu hỏi "không ăn đờn", bằng một đoạn văn nhập nhằng lừa phỉnh gây ngạc nhiên độc giả sau: “Từ Sài Gòn về miền Tây qua Cai Lậy, Cái Bè xuống Long Xuyên, Châu Đốc lâu lâu tôi thấy có những căn hộ viết bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương” gắn trước cửa (xin coi mấy tấm hình tôi gởi kèm)…Thưa ông Ngạn, Bửu Sơn Kỳ Hương có phải là Phật Giáo Hòa Hảo không …?” Nguyễn Hữu Thông Buffalo, Ny Trên thực tế gần 200 năm, từ 1849 đạo BSKH được khai sáng đến nay 10/5/2015 ở khắp Miền Nam, kể cả Trung kỳ và Bắc bộ không hề có một tín đồ Tôn giáo nào lại treo danh hiệu đạo mình trước cửa nhà cả, chứ không riêng BSKH, TÂ/HN hay PGHH. Thì làm sao cái tên "Thông Buffalo, Ny" đào đâu ra “tấm hình gởi kèm”. Đã láo khoét, lại còn “ba trợn” nhè hỏi về BSKH lại trúng ông Ngạn chuyên viết chuyện Ma, có đầu óc cũng không mấy tỉnh táo, lại thuộc tín đồ Ky Tô (hờ). Rõ ràng tên Nguyễn Hữu Thông là "thế thân" của Nguyễn Ngọc Ngạn chứ không phải kẻ “trôi sông lạc chợ” thứ hai nào khác! Với cách tự biên tự diễn kiểu này thì còn gạt được ai hỡi Trời! ấy vậy mà ông Ngạn dám hát đến 2 bản “trường ca” nhạt nhẽo mà không biết thẹn. Mở đầu cho cách nói tự phụ, ông cho rằng “Đây là đề tài phức tạp”. Rồi quanh co trả lời có ý “úp mở” tạo sự nghi ngờ cho độc giả: “Nếu chỉ nói một cách đơn giản thì BSKH không phải là PGHH”. Một câu nói “Huề trất”, dĩ nhiên là không phải rồi! làm sao có chuyện Tôn giáo này chính là Tôn giáo kia được trong khi sự ra đời cách nhau 90 năm. Xin hỏi ông Ngạn, nếu có cách nói khác, tức nói không đơn giản thì ông có cách nói nào có vẻ phức tạp hơn không? Ông Ngạn lại tiếp tục“xào xạo" thêm: “Theo cách hiểu thông thường của các nhà nghiên cứu thì BSKH là một dòng tín ngưỡng đặc thù của miền Đồng Bằng Sông Cửu Long, ra đời trước PGHH”. Vào đề bằng một đoạn văn hụt hử từ “huề chí huề” chẳng có gì là khám phá mới mẽ cả. Mãi quanh co sợ thiên hạ chê mình dốt nát, hạ đẳng. Nên NNN lập tức mượn hào quang của GS Nguyễn Thế Anh để lồng ghép vào ý tưởng bậy bạ của riêng mình cho rằng:“Bốn Chữ Bửu Sơn Kỳ Hương lấy từ một câu Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, có nghĩa là hương thơm lạ từ Núi báu ám chỉ rằng sẽ có bậc Thiên Tử xuất hiện ở một ngọn núi tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đoạn văn này hoàn toàn do NNN hư cấu bịa đặt. Tôi có tra cứu quá trình văn nghiệp của GS Nguyễn Thế Anh, được biết ông là một giáo sư tiến sĩ chân chánh rất tên tuổi có nhiều công trình sưu khảo nổi tiếng đã đóng góp nhiều sử liệu quan trọng, rất có giá trị từ những văn khố Quốc tế. Ông không thể tự hủy hoại uy tín mình bằng một nhận định sai lệch lịch sử nghiêm trọng như NNN đã vu khống cho ông như trên. Trong Sấm Trạng Trình không hề có đề cập đến bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”. Chúng tôi còn được biết thêm GS Nguyễn Thế Anh có hướng dẫn luận án tiến sĩ cho nhà sử học Pascal Bourdeaux tại đại học Paris Sorbonne Pháp. Chính Pascal Bourdeaux ca ngợi Đức Huỳnh Giáo Chủ hết lời sau: " Người thanh niên 21 tuổi ấy là con trai của hương cả Huỳnh Công Bộ là cựu học sinh trường tiểu học Tân Châu. Vừa qua khỏi cơn bịnh kéo dài. Anh đã bộc lộ thiên hướng" Chấn hưng Phật giáo" giống như một nhà sư giàu kinh nghiệm. Ông ta truyền giảng mà không cần tới kinh sách. Giống như một Nho giả, anh ta bắt đầu làm những bài thơ bằng chữ Hán "Thiên tư phi thường" ấy còn đi kèm với một năng lực chữa bịnh bằng hương và giấy vàng. Danh tiếng anh ta nổi đến mức không chỉ rất nhiều tín đồ thăm viếng từ khắp nơi mà có cả những người ngọai đạo". Tiếp theo ông Ngạn đã tìm được “bậc thầy hoang tưởng" có cùng sở trường khí chất "Ngưu tầm ngưu " là ông Tạ Trí Đại Trường. Ông Trường đã cố tình trần tục hóa nhà tiên tri thánh trí Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng câu nói nghi ngờ:“Dù có tài tiên tri thông suốt đến đâu cũng không thể nhắc đến một vùng đất mà nước ta chưa hề có!”. Cách nhận định này chứng tỏ ông Trường cũng không khá hơn gì ông Ngạn ở chỉ số thông minh (IQ). Tiên tri đâu có nghĩa là chỉ dự đoán sự diễn biến những hiện tượng lịch sử đơn thuần không liên quan gì đến sự biến đổi địa lý, lãnh hải hoặc việc thay ngôi đổi chủ của vùng lãnh thổ hay Quốc gia. Mà tiên tri còn có khả năng dự đoán bao gồm cả sự vận hành Thiên lý, thay đổi triều đại nhân sự và biến đổi địa hình bể hóa còn dâu nữa. Chẳng hạn vào thời Lê, Mạc, Ngài Trạng Trình còn biết cả việc dải Hoành Sơn thuộc vùng hoang hóa, nhưng sau này trở thành sự nghiệp vạn đại cho tướng Nguyễn Hoàng mở cõi phương Nam, qua lời tiên tri nổi tiếng trong lịch sử: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” giúp Nguyễn Hoàng tránh mưu Trịnh Kiểm, mà âm thầm lập nghiệp vùng Đèo Ngang và cả dảỉ Trường Sơn sau này, vốn là lãnh thổ Chiêm Thành. Vậy thì việc tiên tri vùng Thủy Chân Lạp của Campuchia tương lai trở thành Miền Tây Nam Việt đâu có gì phải khó khăn dự đoán, khi cách đó hơn 300 năm về trước, nhà tiên tri Trạng Trình lại không thể nhắc đến, như Tạ Trí Đại Trường đã rất đỗi ngạc nhiên một cách quá ngây thơ! Rồi đây trong tương lai, có thể lãnh thổVN sẽ phình to ra hay corút lại hoặc giữ y nguyên trạng theo thời gian cũng không lấy làm khó hiểu, trước sự hưng vong suy thạnh của diễn biến lịch sử. Vậy là NNN đã khởi đầu không may mắn khi đưa ra hai nhận định sai lầm về BSKH, vì căn cứ trên hai sử liệu quá bấp bênh, còn về cách đặt vấn đề và lý giải thì đầy mâu thuẫn lạc lối, chưa nói là cố tình xuyên tạc lịch sử Tôn giáo, tuy có vẻ còn hơi gián tiếp. Đến những đoạn nhận định tiếp theo mới thật sự là "điểm nhấn” phỉ báng chính thức, khi ông ta công khai bôi nhọ hệ phái BSKH một cách quá ư lộ liễu vạy tà. (Tiếp theo phần 2)
PHÂN TÍCH hai bài báo viết về “Bửu Sơn Kỳ Hương" (Những sai lầm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn,đăng trên Tạp chí Culture tại Canada và Tạp chí Vietlife tại Hoa Kỳ số phát hành Dec.2014 và Jan & Feb.2015) PHẦN ( II ) CHÂU LANG TP Sa Đéc 10/5/2015 Sở dĩ tôi không thể dùng lời tử tế, thậm chí còn luôn nặng lời không tiếc với ông Ngạn bởi một đoạn văn dài 42 câu mỗi câu 15 chữ mà ông dùng toàn bằng lời lẽ tà khúc phi lý, khi viết về hành trạng từ bi của một vị hoạt Phật lâm phàm cứu độ chúng sanh. Dù ông có căm thù hệ phái BSKH đến cực độ chăng nữa, cũng không nên quá tồi tàn đến mức phải lừa phỉnh cả độc giả trung thành. Một nguyên tắc "trung thực" khi viết văn đã từng giúp ông nhiều năm“chống đói” nơi đất khách. Lẽ nào ông lại không biết! Ông viết về Đức Phật Thầy theo cách châm biếm thậm tệ phi lý còn thua nhân vật chính trong truyện ma của ông. Đâu phải lịch sử Đức Phật Thầy xuất hiện vào thời Cổ đại hay Trung cổ xa xưa, hoặc cái thuở văn hóa còn bất thành văn. Đến như lịch sử bốn ngàn năm Văn Hiến Việt Nam mà các sử gia còn ghi lại được, hà huống sự xuất hiện của BSKH chưa tròn 200 năm, cớ gì lại sớm trở thành huyền thoại hư cấu mà ông muốn viết sao cũng được. Cách đây hơn 150 năm, đã có nhiều bậc thức giả đã viết về lịch sử Đức Phật Thầy và BSKH rồi, nhờ những sử liệu khả tín ban đầu đó, giúp cho từ đó nhẫn nay có biết bao nhà chân tu, Nhà nghiên cứu, Sử gia, học giả tuổi tên đã có cơ sở viết nhiều về BSKH và Đức Phật Thầy khá chuẩn xác. Nếu thật lòng ông muốn “khám phá” đúng nghĩa, ông sẽ có một kho tàng sách sử viết về BSKH và Đức Phật Thầy, tuy được ca tụng rất nhiệm mầu kỳ bí, nhưng vẫn luôn được gắn liền thực tế trong dòng sử dân tộc. Ở đây không phải chỗ tôi cần liệt kê thành tích vĩ đại của Đức Phật Thầy, cùng 12 vị Đại đệ tử có thần thông đạo hạnh siêu cao, chí đến sự đóng góp to lớn cho non sông và đạo pháp của các vị hậu kiếp và hệ thống truyền thừa qua các hệ phái sau này như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Gíao Hòa Hảo. Nói chung Hệ phái BSKH gần hai trăm năm đã đào tạo không biết bao nhiêu bậc kỳ tài Đạo đức, anh hùng dân tộc, riêng về phần khống chế đại dịch hiểm nghèo (Ngoài các vị trong hệ BSKH ra không có vị đông y đương thời nào đủ sức trị liệu), nếu như không có diệu thuật Tiên gia dùng "nước lã giấy vàng" của phái BSKH có thể Miền Tây Nam đã trở thành bãi tha ma lâu lắm rồi. Nếu không có Đức Cố Quản Trần Văn Thành, anh hùng Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Vương, Trương Định, Thống Linh, Đốc Binh Kiều... là những danh tướng thuộc hệ BSKH và 12 vị Đại Đệ tử của Phật Thầy chia nhau vừa huy động mở cõi giữ đất vừa giáo hóa Đạo Đức, Khuyến Nông, Khuyến Thiện và ra sức bài trừ mê tín dị đoan, vãn hồi thuần phong mỹ tục… Thì Miền Tây Nam đã sớm thành bãi chiến trường biên giới, hoặc là sào quyệt của băng đảng cường sơn thảo khấu ngay từ thời hỗn độn hoang sơ. Công ơn của Phật Thầy và hệ phái BSKH như trời như biển, lẽ ra kẻ hậu sinh phải bái lạy học đòi, có đâu lại lắm lời phỉ báng vong ân như "gà quẹt mỏ”. Ông Ngạn viết “Về nguồn gốc phát tích Bửu Sơn Kỳ Hương, thì sử ghi lại rằng…" Là nhà văn có chút tuổi tên, mà viết văn bằng nhóm từ “sử ghi lại rằng” thì có ra tư cách văn nhân gì nữa,“sử” là sử nào, sử nội hay sử ngoại, sử đông hay sử tây, sử tà hay sử chánh... Dù cho sử nào chăng nữa cũng phải có tên tác phẩm và tên tác giả. Cuối cùng sau một đoạn hư cấu khá dài, ông Ngạn mới lựa được một sử gia nổi tiếng người Pháp tên G.Coulet xa tít mù, tác giả cuốn “Cultes et religions de L’indochine annamite”, để mượn danh cho "oai" chứ không có ý trung thành sử liệu. Ông nghĩ rằng tín đồ hệ phải BSKH đa phần "Ít học" chỉ lo tu ít ai rảnh để sưu tầm sách ngoại để đọc. Vì vậy ông Ngạn rất yên chí mượn danh sử gia này để mặc tình thao túng ngụy tạo hư cấu mà lừa độc giả và tha hồ bôi nhọ Phật Thần. Nhưng “Trời bất dung gian” trên Internet “Việc gì muốn biết cứ hỏi Google ”. Thì ra khi đọc được tác phẩm “Các giáo phái và Tôn Giáo tại Việt Nam”của G.Coulet mới biết những sự bôi nhọ BSKH là do ông Ngạn vu khống, chứ không phải sử liệu trong tác phẩm của G.Coulet. Vấn đề này lãnh đạo hai tạp chí Culture và Vietlife cần nghiêm túc coi lại sự biên tập bổn báo của mình. Như trên thì phần xuất xứ tài liệu hẳn đã kém lành mạnh lại hư dối. Còn cách lập luận hành văn, y như ảo thuật “Nhổ râu cấm càm "nhằm thực hiện ý đồ kém văn hóa. Ông Ngạn nêu lên sự kiện bịnh dịch tràn lan ở Nam Kỳ, lẽ ra phải cần nhấn mạnh sự xuất hiện của Phật Thầy cứu bịnh mới hợp lý. Vì lúc ấy không ai kham nỗi việc này. Theo thông lệ lịch sử, cứ mỗi lần xuất hiện đại dịch là đều có Thánh Nhân ra đời cứu độ mới ổn. Vì thuốc men thời ấy vừa thiếu lại vừa kém hiệu năng. Trái lại ông Ngạn nhân cớ có dịch mà tìm cách bôi nhọ Đức Phật Thầy "Bấy giờ ở Sadec có người nông dân tên là Đoàn Văn Huyên sinh năm1807. Năm 42 tuổi, tự dưng ông bỏ nghề, không làm ăn gì nữa, suốt ngày nói những câu nửa hư nửa thực, nửa tiên nửa tục, người chung quanh không hiểu gì cả!". Trong tất cả các sử liệu viết về Đức Phật Thầy, không tác giả nào biết được trước khi xuất hiện 1849, Ngài đã làm gì và ở đâu. Đây là sự bí ẩn tuyệt đối, đối với các đấng siêu phàm trước khi nhập thế. Khi Ngài xuất hiện người thân còn không nhận ra. Chi tiết này dù cho sử gia G.Coulet sống lại cũng không sao dám viết vì không có chứng cứ. Vì ông Ngạn đã quen tập khí hoang tưởng, nên ngòi bút đầy ma thuật tùy tiện không cần giữ sự liêm sĩ tối thiểu, nên bịa đặt "Sử gia G. Coulet cho rằng ông Đoàn Văn Huyên bị bịnh tâm thần, bị suy nhược thần kinh, có thể do bệnh dịch lúc ấy đang hoành hành". Thật là ông Ngạn vừa ác ý vừa lộng ngôn, xảo biện vu khống cho tác giả G.Coulet viết không đúng thật và dùng từ không rõ xuất xứ thời kỳ.Vào thời điểm 1849 Pháp chưa xâm chiếm VN. Nên xứ ta bấy giờ chưa xuất hiện nền Tây y, vậy thì nhóm từ “Tâm Thần và suy nhược thần kinh” chưa được dùng trong ngành Đông y. Từ “thần kinh và tâm thần” là từ chuyên môn của Tây y theo Pháp sang VN trong cuộc xâm lược. Ông Ngạn chỉ gian chứ không ngoan, cứ mâu thuẫn "dấu đầu rồi lại để lòi sau đuôi". Ông tự ý "Hội chẩn lâm sàng" xác định rằng: ông Đoàn Minh Huyên mắc tới 3 bịnh cùng lúc như: bị lây dịch, bị suy nhược thần kinh và bị bịnh tâm thần. Ba loại bịnh ngặt này người nào vướng phải một thôi cũng đã tiêu tán rồi, đừng nói mắc cả ba. Vậy xin hỏi ông Ngạn, "Thầy lang" nào đã trị cho ông Đoàn Minh Huyên chẳng những hết 3 bịnh, mà sau này ông Huyên còn trị được cho nhiều người khác khỏi dịch như ông viết“Nên người ta cứ đến với ông cầu may và quả thực cũng có nhiều người khỏi”. Chẳng những thế mà Ngài còn mở đạo, dạy đời, cứu bịnh và hướng dẫn khai hoang, lại còn dư "thần tuệ" để truyền tâm pháp cho 12 vị Đại Đệ Tử nữa. Ông Ngạn giải thích: “Đoàn Văn Huyên đổi thành Đoàn Minh Huyền chữ “Minh là pháp danh nhà Phật”. Cách giải thích của ông thật là dốt nát làm sao! Xưa nay trong lịch sử Phật giáo, không có qui định nhóm từ nào dành riêng cho Tăng đoàn hoặc Phật tử đặt pháp danh cả. Ngoại trừ chữ “Thích” là họ của Phật Thích Ca, mà PGVN gần đây hay dùng, chứ Phật giáo thế giới cũng chẳng ai dùng. Nếu chữ "Minh" là pháp danh của nhà Phật, vậy nếu ai có chữ lót “Minh” hay tên “Minh” đều là tín đồ Phật Giáo hết hay sao? Đây là loại văn hóa kiểu ô. Ngạn đấy! Đề cập việc Đức Phật Thầy về đình Kiến Thành hay cốc ông Kiến ở Long Kiến Chợ Mới AG trị bình bằng vẽ bùa, đốt bùa hòa vào nước cho bệnh nhân uống là sai sự thật. Ông Ngạn cũng không hiểu được“Cách dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh”. Đối với Tôn giáo nào cũng vậy, các đấng Giáo chủ đều đã đắc đạo đạt thần thông trí tuệ hơn người và có nhiều phương thuật trong sự dìu dắt hóa độ chúng sinh. Chúa Giêsu nếu không có thần thông sao chết đi rồi sống lại (phục sinh). Đức Thích Ca nếu không có đạo nhãn sao nhìn thấy được vô số vi trùng trong bát nước trong. Đức Bồ Đề Đạt Ma đã tịch diệt mà vẫn dùng được cành lao qua sông… Các đấng siêu phàm, khi đã thông thạo dùng diệu thuật "nước lã và giấy vàng", tức đã nắm rõ nguyên lý trị liệu đạt hiệu quả giúp nhiều người khỏi bịnh, thì cần gì vẽ bùa. Ngày nay khoa học vật chất tiến bộ cực điểm, nhưng phương pháp dùng"nước lã" vẫn được các y bác sĩ Đông Tây Y đang nghiên cứu ứng dụng và xem đây là môn khoa học trị liệu mới mẽ rất hiệu nghiệm. Gần đây hồi quí III.2014, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội vừa xuất bản quyển“Thông Điệp Của Nước”( The Messag from water) và quyển "Bí Mật Của Nước" (The Hidden Message of water) của tiến sĩ bác sĩ nổi tiếng người Nhật Masaru Emoto, sách có nội dung giải thích và chứng minh bằng bộ sưu tập hình ảnh chụp lại các tinh thể nước phụ thuộc vào sự suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực của con người mà biến đổi hình thể tốt xấu. Là loại sách bán chạy do New Yort Times bình chọn. Dịch ra 24 ngôn ngữ, bán hơn 1 triệu bản trên toàn thế giới. Còn về cách dùng nhân điện trị liệu vẫn được khoa học thừa nhận và có hiệu quả. Đây là cách dùng năng lượng cá nhân truyền vào bệnh nhân. Người thế gian mà dùng phương pháp trị liệu bằng nước, năng lượng, nhân điện…còn đem lại hiệu quả. Đối với Đức Phật Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ là bậc liễu Đạo nếu dùng trí tuệ và thần thông trị bệnh thì còn sức thần kỳ nào hơn. Nhờ thực tế đã cứu độ được nhiều chúng sanh thoát bịnh hiểm nghèo, nên người đời mới kính trọng, tri ân và qui ngưỡng theo Đạo, tạo ra dòng tín ngưỡng chân chính đặc thù ngày càng tồn tại và phát triển khắp đất nước và khắp năm Châu. Theo qui luật đào thãi của lịch sử, không có "đạo tà", hay "Giáo chủ tà" bất kỳ nào dối gạt lợi dụng bá tánh mà được tồn tại qua thử thách hơn 100 năm. Vậy hệ phái BSKH đã được thế giới ca tụng hơn 166 năm, đủ chứng minh hệ phái này là nền đạo chánh chân truyền của Phật Thích Ca. Ông Ngạn viết rằng: “Nhưng dân quê miền Nam ngày ấy thiếu tinh thần khoa học, lại nặng óc mê tín, nên cho rằng ông Đoàn Văn Huyên được thần linh giáng nhập, nói những lời cao siêu người trần mắt thịt không hiểu nỗi”. Ông Ngạn nói thế là phỉ báng tổ tiên nói giống Tiên Rồng. Dân tộc ta trước lúc khoa học theo đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp du nhập xứ ta. Đồng bào VN đều hấp thụ đạo đức Tam Giáo, đâu biết khoa học là cái quái gì, như vậy ai cũng mê tín hết sao? Những kẻ biết tin theo triết lý Tam Giáo cũng đều mê tín cả sao? Theo ông, chỉ khi nào và lúc nào có khoa học phương Tây xuất hiện thì mới không có mê tín phải không? Vậy tôi hỏi ông: Việt Nam hiện nay có 90 triệu dân, đa phần đều biết thưởng thức thành tựu khoa học, càng biết cách sử dụng tiện nghi khoa học hiện đại. Vậy người Việt chúng ta kể cả nhân loại ngày nay, đang sống trọn vẹn trong thời đại khoa học cực điểm, hiện còn tồn tại kẻ nào mê tín chăng? Tôi cần đặt ra sự so sánh này nhằm tranh luận cho ra lẽ khái niệm về "chánh tín" và "mê tín" theo quan điểm khách quan hiện đại với ông. - Chánh tín: là tin đúng sự thật, tin nhân quả, tin vào lẽ thiện, tin theo lời dạy của Phật, Thánh, Tiên, Thần và những người tài đức chân chánh có sự cống hiến hữu ích cho đồng bào và nhân loại… (kể cả người có Tôn giáo hay không Tôn giáo). - Mê tín: là tin theo sự mê lầm sai sự thật, tin theo ảo tưởng dối trá, tin theo cái ác, tin quỉ ma, không tin nhân quả… (kể cả người có Tôn giáo hay không Tôn giáo). Con người ai cũng có lòng tin cả, thấp nhất là tự tin chính mình, gần nhất là tin cha mẹ, người thân, xa hơn là tin bạn bè làng xóm và đồng bào nhân loại, cao siêu hơn là tin Trời Phật. Vậy chỉ có tin đúng (chánh tín) hay tin sai (mê tín) chi phối con người trong mọi thời đại, dù có khoa học vật chất hay khoa học tinh thần đang hiện hữu trong cuộc sống xưa và nay. Chứ không ai hoàn toàn "vô tín" cả! Đoạn tiếp theo ông Ngạn viết rằng: “Chính quyền sở tại thấy quần chúng tụ tập đông quá mà ông Huyên không phải là người địa phương nên cho lính bắt ông về nhốt ở tỉnh”. Ông Ngạn viết vậy là miệt thị chính quyền triều đình nhà Nguyễn độc đoán và chế độ hộ khẩu quá hà khắc. Không tìm hiểu kỹ cách trị bịnh có hiệu quả của thầy thuốc phương xa ra sao, mà hồ đồ bắt nhốt người làm việc thiện cứu dân. Ông viết tiếp: “Năm sau, nhân bệnh dịch mất mùa, triều đình ban lịnh ân xá, ông Huyên được thả về”. Là nhà văn mà viết báo nghịch lý lu bu kiểu này thì chết rồi. Đã không cho Ông Huyên trị bịnh vì nghi ngờ đủ thứ… nay đại dịch xuất hiện, theo lẽ cần phải gia hạn tạm giam thêm nữa để ngăn ngừa ông tiếp tục việc "trị bịnh phản khoa học" mới phải. Cớ gì triều đình lại "ân xá vô điều kiện” rồi làm sao kiểm soát kiểu trị bịnh bằng "Giấy vàng xé nhỏ vái Thần độ vô". Vô tình tạo cơ hội cho “Dân quê ùn ùn kéo đến tôn xưng là Thầy giỏi, là Bồ Tát là Phật sống và danh xưng Phật Thầy bắt đầu từ đó”. (trích trong bài báo). Viết đoạn trên, phải chăng ông Ngạn đã dấu đi một sự thật quan trọng mà hầu hết sách sử BSKH đều có ghi chép rất kỹ, những sự kiện có nội dung tươug tự như sau: Sau khi qua sự khảo hạch, thử thách đủ cách để biết rõ ông Đoàn Minh Huyên có thật tài trị bịnh, có kiến thức Phật học, có nhân cách đạo đức không phải là “gian Đạo sĩ” triều đình lịnh cho quan lớn thả ông về để tiếp tục trị bịnh cứu đời và khai lập đạo giáo một cách hợp pháp. Triều đình còn tặng ông ngôi Tây An Cổ Tự tại chân Núi Sam để ông tiếp tục hành đạo “Tam độ nhứt như” và mở chương trình khai hoang về vùng Thới Sơn Núi Két và đào tạo 12 vị Đại Đệ Tử nổi tiếng hoằng Đạo khắp các vùng đồng bằng Cửu Long. Cũng thông cảm cho ông Ngạn, nếu không “ém nhẹm” chi tiết quan trọng này thì “bể kế hoạch” phỉ báng BSKH, tất nhiên sẽ phá sản ý đồ bất chính... Ông Ngạn viết ngày càng tệ hại, tà chánh bất phân, trước sau mâu thuẫn, nhứt là ở đoạn này: “Ông Huyên sợ lại bị bắt nên ông xuống tóc đi tu, vào ẩn trong ngôi chùa ở Núi Sam, vùng Thới Sơn, Châu Đốc. Thời gian trụ trì ở đây, các đệ tử của ông kéo đến rất đông, cả tăng lẫn tục, tạo thành hệ thống cư sĩ mới có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt Tôn giáo tại miền Nam sau này: Đó là dòng tín ngưỡng BSKH, còn tồn tại đến ngày nay”. Nói thiệt! Ngày xưa nếu học trò tôi viết luận văn kiểu này tôi cho không điểm, chứ đừng nói được tôn là nhà văn này nhà văn nọ mất công! Ông Ngạn có vô lý không, khi viết cẩu thả rằng “Ông Huyên sợ bị bắt”. Đã có biệt tài đẩy lùi đại dịch, được triều đình Huế cho tiếp tục trị bịnh, tự nhiên lại sợ là sợ ai? Còn nói “Ông xuống tóc đi tu vào ẩn trong chùa ở núi Sam vùng Thới Sơn Châu Đốc”. Vô lý quá! Đã ẩn lánh mà lại vào chùa là nơi được quản lý nhân sự nghiêm nhặt có tăng tịch hẳn hòi, luôn được chính quyền theo dõi sát sao, thì Chùa nào dám chứa một người đang bị "tình nghi"? Còn địa danh Núi Sam đâu phải thuộc vùng Thới Sơn, mà Núi Sam thuộc Châu Đốc, còn Thới Sơn thuộc Nhà Bàng. Đã “ẩn tu” mà ai cấp cho ông Huyên làm trụ trì cho liên lụy, lại để cho đệ tử phát hiện kéo đến ùn ùn có cả tăng sư nữa, tăng ở chùa nào kéo đến đây vậy, để tạo thành hệ thống cư sĩ mới hở ô.Ngạn? Nên nhớ tăng là hạng xuất gia lệ thuộc chùa chiền; Cư sĩ là hạng tại gia lệ thuộc gia đình, làm sao nhập chung vào một hệ thống cư sĩ mới được.Vả lại BSKH chỉ duy nhất là hạng tại gia cư sĩ, chứ không có hàng xuất gia, đến như PGHH sau này cũng thế. Sở dĩ Đức Phật Thầy về Tây An Cổ Tự là do đề nghị của triều đình Huế muốn ông hòa nhập với phái Lâm Tế Phật giáo lúc bấy giờ, chứ không phải tự động Ngài sợ hãi chạy ẩn vào đây. (Tiếp theo phần III)
PHÂN TÍCH hai bài báo viết về “Bửu Sơn Kỳ Hương" (Những sai lầm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn,đăng trên Tạp chí Culture tại Canada và Tạp chí Vietlife tại Hoa Kỳ số phát hành Dec.2014 và Jan & Feb.2015)PHẦN ( III ) CHÂU LANG TP Sa Đéc 10/5/2015 Mấy chi tiết cơ bản này sử sách nào nói về BSKH đều có đề cập tương tự như vậy không khác. Tuy ở Núi Sam nhưng Phật Thầy lại thường xuyên dẫn đệ tử đến khai hoang và xây dựng cơ sở Đạo ở vùng Thới Sơn Núi Két, Nhà Bàng. Hiện đang còn ở đó 3 cơ sở di tích lớn tồn tại quanh chân Núi Két: Chùa Thới Sơn, Chùa Phước Điền và Đình Thới Sơn. Sau khi phỉ báng, bôi nhọ tứ tung về Đức Phật Thầy. Cuối cùng ông Ngạn cũng không quên kết luận để khoét sâu điều tà vạy cho độc giả hoang mang mà đừng tìm đến với Phật Thần và hệ thống BSKH, là một ác ý có trọng tâm. Ông Ngạn lại viết bậy thêm nữa: “Như vậy rõ ràng ông Đoàn Văn Huyên vốn xuất thân là nông dân, không được học hành nhiều và cũng không hề có ý định đi tu”. Sao ông Ngạn lại biết rõ ông Huyên không có ý định đi tu hay vậy? Đúng vậy, đã là Phật Thầy chứng quả rồi, chỉ cần lâm phàm tùy duyên cứu độ chúng sinh, chứ sao còn đi tu là lẽ gì? Còn ít học thì lại không liên quan gì với Phật Giáo, nhất là đối với bậc liễu đạo, như Phật hay Thánh Hiền. Lịch sử Phật Giáo đã chứng minh đều này quá rõ, tưởng cũng không cần phải giải thích chi nhiều. Đức Thích Ca có bằng cấp gì, dù Ngài thuộc Hoàng tộc? Đức Lục Tổ Huệ Năng có biết chữ nào, cho đến khi được truyền ấn Tổ thứ 6. Ngài Bàn Đặc học 2 chữ chổi quét mãi vẫn không thuộc. Đức Phật Thầy hay Đức Huỳnh Giáo Chủ cần gì phải học, vì Đạo lý luôn có sẳn trong tâm, tùy chúng sanh mà quyền dụng, muốn viết kinh thì có kinh, muốn làm thơ Hán văn thì có Hán tự, muốn trị bịnh có phương dược thần kỳ của Biển Thước, Hoa Đà… nói chung muốn giúp đời điều gì thì có đủ phương tiện nấy chẳng thiếu. Chỉ có chúng ta và ông Ngạn học mãi vẫn hườn ngu muội, nên luôn mang tiếng phá đời hại Đạo mãi thế này. Tội lỗi, tội lỗi! Ông Ngạn ngày càng vọng ngữ với Phật, ông khoét đậm sự vu khống rằng: “Trên 40 tuổi ông mới thay đổi cuộc đời, tình cờ trở thành tu sĩ và được gọi là Phật Thầy với những huyền thoại người ta thêu dệt để ông trở thành người dựng nên BSKH. Gọi ông là Giáo Chủ cũng không chính xác, bởi ông không hề khai sáng ra một Tôn Giáo nào mới. Ông vẫn phải dựa vào Phật Giáo là Tôn Giáo lớn nhất và lâu đời nhất nước ta”. Dùng từ “Đổi đời” đối với một vị Giáo Tổ BSKH đã từng được lịch sử cận đại ca tụng và thừa nhận như một vị cứu tinh, quả ông Ngạn cố tình trần tục hóa Phật Thầy. “Đổi đời” là chủ yếu chỉ sự thay đổi về vật chất từ nghèo khổ, trở nên giàu sang sung túc do cật lực lam lũ làm ăn hoặc do vận may đưa đến, cốt thành đạt công danh vật chất cho cá nhân và gia đình thụ hưởng. Còn đối với bậc liễu đạo như Đức Phật Thầy bất ngờ xuất hiện, người đời chẳng biết ông từ đâu đến, chỉ với mục đích cứu bịnh độ đời. Cá nhân đơn độc, không thân thuộc họ hàng, không thê thằng tử phược, không sở hữu tài sản ngoại thân, không thâu nhận của cải cúng dường, không xu phụng cường quyền... Nếu ông muốn “đổi đời” theo cách thường tình thì với tài năng trị bịnh phi thường và uy danh lừng lẫy, lúc đó ông muốn gì chẳng được. Nhưng sử sách chính thống đếu nhất loạt khẳng định rằng: Ngài sống rất đơn bạc thanh tịnh, lúc nào cũng dấn thân vào nơi hiểm nguy rừng thiêng nước độc hướng dẫn cho người dân khai khẩn mở cõi và dạy điều đạo hạnh chẳng quản xác thân. Không nhận chức trụ trì, không màng phẩm trật tấn phong, cho đến khi tịch diệt mà Ngài còn di huấn không cho đệ tử xây nắm mộ khang trang, chỉ khỏa bằng đơn giản, nằm khiêm tốn sau những ngôi tháp chọc trời của các tăng sư trước đó và sau này. Dù ông Ngạn có điếc, có mù cũng ít nhất một lần nghe người ta nhắc đến. Vậy mà nay ông dùng từ “Đổi đời” là có dụng ý gì vậy ông Ngạn? “ Đời Phật Thầy" từ khi xuất hiện đến lúc tịch diệt có gì đổi thay ngoài sứ mạng mở đạo cứu đời và chấn hưng nền Phật Giáo, để giúp vùng đồng bằng Nam Bộ mở rộng địa hình, và trở nên trù phú nhất cả nước, vãn hồi thuần phong mỹ tục, xây nền tảng cho đệ tử chống họa ngoại xâm sau nầy, công nghiệp của Ngài tuy có vĩ đại, nhưng cũng nhằm giúp nước vùa dân bằng đạo đức cao siêu, chứ nào phải vì công danh cá nhân để hưởng thụ vật chất hay Thụy phong tuổi tên cha ông, gia tộc họ hàng gì...? Ông Ngạn còn nói càn: "Ông tình cờ trở thành tu sĩ", thật ấu trĩ hết sức, xưa nay có nhà tu chân chánh nào không muốn tu mà tình cờ trở thành "thầy chùa" chăng? Ý ông Ngạn muốn ám chỉ Phật Thầy "tu dối" như nhiều kẻ "núp bóng" đời nay chứ gì?. Mục đích của tu là giải thoát cảnh trầm luân, oan nghiệt cho mình, vậy phần tự giác là chính, mà nói tình cờ (bất đắc dĩ) thì làm sao đủ ý chí và dũng lực đạt đến thành tựu viên mãn. Ngài đã là Phật có thực chứng rõ ràng thì khái niệm tu cũng không cần phải đề cập, đừng nói có tình cờ hay tự giác. Không có cá nhân nào hay Tôn giáo nào chơn chánh mà do thiên hạ thêu dệt tôn phù mà thành danh Giáo chủ của Tôn giáo được cả. Nếu vị giáo chủ ấy không phải là bậc có đủ tài đức phi phàm, được thể nghiệm qua thử thách thực tế và sự sát hạch của chính quyền. Nhất là đối với một Tôn giáo mới mẽ với tên gọi rất lạ thường như Bửu Sơn Kỳ Hương, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử Phật Giáo. Ông Ngạn còn ngông nghênh phủ nhận“Gọi ông là Giáo Chủ cũng không chính xác…” Quả thật ông Ngạn là người giỏi viết truyện ma chứ không thông chuyện Phật. Tôi xin trị chứng mù cho ông về tiêu chuẩn để trở thành Giáo chủ và Tôn giáo mới cho ông sáng mắt như sau: 1. Có Giáo Chủ khởi xướng (Đức Phật Thầy). 2. Có Tổ Đình (Nơi khai sáng ở Tây An Cổ Tự, Chợ Mới, An Giang). 3. Có tên gọi không trùng với Tôn Giáo khác (BSKH). 4. Có nghi thức thờ phượng đặc trưng (Trần đỏ). 5. Có Pháp Môn Tôn chỉ (Học Phật tu nhân và Sấm truyền Phật Thầy). 6. Có tín đồ và cơ sở thờ tự (Là 12 Đại Đệ tử có thần thông và tín đồ bốn phương cùng các di tích ở Tòng Sơn, Chợ Mới, Núi Sam và Thới Sơn). BSKH đã hội đủ các điều kiện căn bản trên, kẻ nào cả gan dám cho rằng Phật Thầy không phải là Giáo chủ và BSKH không phải là Tôn Giáo bản địa? Ông Ngạn còn tệ hại hơn khi cho rằng: " Bởi Ông không hề khai sáng ra một Tôn giáo nào mới. Ông phải dựa vào Phật giáo là tôn giáo lớn và lâu đời nhất của nước ta". Xin khai mở cho ông Ngạn được rõ: Các tông phái Phật Giáo ba đời cũng không được phép ngoại lệ rời khỏi triết lý Phật Giáo, cũng không ngoài 84.000 Pháp môn của Phật. Theo qui luật thích ứng cơ duyên chúng sanh theo từng thời kỳ mà các vị Tổ Sư, Giáo Chủ các Tông phái Phật giáo liên tục ra đời để theo Tông mà hoằng hóa chấn hưng. 28 đời Tổ Thiền Tông Ấn Độ, 5 Thiền phái Phật giáo và 13 Liên Tông Tịnh Độ Trung Hoa. Tất cả các Tông phái Phật giáo đều tùy cách lập giáo mà giáo hóa quần sanh, phương tiện luôn bất định, nhưng chân lý vẫn không thoát ly khỏi triết lý Phật Giáo. Sự truyền thừa theo đúng nguồn cội phát sinh là hình thức trung thành chánh pháp, là thành tựu rất đáng ngưỡng mộ tôn vinh. Cớ sao ông Ngạn lại cường ngôn bài bác. Tông phái Phật giáo nào không giữ được sự chân truyền đều được cho là tà thuyết ngoại Đạo. Kinh Kim Cang Phật dạy: “Y Kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan. Ly Kinh nhứt tự đồng Ma thuyết”. Y theo văn tự diễn nghĩa mà không tùy phong hóa nhân sinh từng thời kỳ Chánh, Tượng và Mạt pháp, lại cũng không tùy trình độ cơ cảm Thượng, Trung, Hạ của chúng sanh mà dạy bừa nói đại, chấp cố kinh điển cũng là sai lầm vu oan cho Phật ba đời. Hệ phái BSKH các vị Giáo chủ lần lượt chuyển kiếp lâm phàm đều quyền dụng pháp môn thích ứng từng vùng, từng giai đoạn, dùng đa phương tiện hoằng hóa đem lại lợi ích tinh thần và vật chất cho quần sanh, nhằm ban vui cứu khổ không ngoài bốn Đại đức của Chư Phật: TỪ, BI, HỶ, XẢ. Nên luôn bị bọn tà giáo dùng ngụy thuyết bôi nhọ khuấy phá không ngừng. Sau khi đã dùng ma thuyết bôi nhọ vô cớ, từ hoàn cảnh xuất thân, hành trạng, đến thành tựu của Đức Phật Thầy, NNN dùng lối tiểu xảo, minh họa đánh đồng với các “Ông Đạo” mê tín dân gian, cụ thể là “Ông Đạo Dừa” là hình thái phản cảm với dung dáng lập dị, chẳng có biệt tài trị bịnh, cũng không có tôn chỉ giáo lý chi ráo. Dựa vào đấy ông Ngạn lại hồ đồ suy diễn, cứ ai có cử chỉ hoặc ngoại hình dị thường đều là biểu tượng của các ông Đạo. Xảo trá hơn nữa NNN lại “chụp mũ” cho rằng, ý tưởng này là do GS Nguyễn Hiến Lê đã viết ra. Độc giả đâu dễ lầm nhận vị giáo sư kỳ tài này, đã từng một thời cùng nhóm các nhà văn, nhà tâm lý học nổi tiếng kiến lập ra bộ sách "Học làm người" với nhiều tác phẩm Đạo Đức có giá trị giáo dục cho giới độc giả trí thức xưa và nay, nay vẫn còn tái bản. Không thể nào vị GS ấy đã có chủ kiến bậy bạ nêu trên. Nếu như dựa vào ngoại hình dị tật khác thường đặc biệt đều được gọi là ông Đạo, thì VN hiện nay có nhiều ông Đạo nhứt hoàn cầu, vì VN có số lượng người dị tật nhất thế giới, do ảnh hưởng chất độc màu da cam và ô nhiễm nhiều loại độc tố khác... NNN vẫn lặp đi lặp lại việc “trị bệnh bằng nước lã” của các vị Liễu Đạo, và cho rằng đó là cách phản khoa học. Xin nhắc lại như phần trước có trình bày về tác dụng đầy tiềm năng của nước lã tự nhiên qua quyển “Thông điệp của nước” của bác sĩ người Nhật Masaru emoto. Khoa học luôn có 2 loại: một được trắc nghiệm khảo sát bằng mắt thường hay kính hiển vi gọi là khoa học tự nhiên hay khoa học vật chất. Hai là khoa học siêu hình là những tác động theo lý nhân quả có hệ thống qui luật âm dương rất lôgic, người thường không thể cảm nhận được, chỉ có bậc liễu Đạo siêu nhân mới đủ sức lĩnh hội hoặc diệu dụng vào việc cứu độ hoặc trị bịnh thần kỳ cho chúng sinh. Người nặng óc khoa học vật chất, không thể nhìn thấy hay suy luận ra phương pháp diệu dụng, mà chỉ thấy được kết quả cụ thể đầy kinh ngạc, như trường hợp Đức Phật Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ hoặc các Đại Đệ Tử của Đức Phật Thầy đã dùng nước lã trị bịnh dịch và nhiều chứng nan y khác đã khiến mọi người khâm phục và tôn là Thần Tiên tái thế. NNN hay những ai đã quá thiên chấp cho rằng khoa học vật chất ngày nay là tuyệt đối, mà vội cao ngạo, đem cách nhìn “miệng giếng” ra khinh Phật chê Thần, rồi đây khoa học vật chất “hữu hạn” dù có thiên hướng thuần túy phúc lợi chăng vẫn khó tránh để lại di chứng tác hại môi trường, khi sự tích lũy nguyên nhân tàn phá địa cầu đến lúc muồi, sẽ có dịp chứng kiến nền khoa học siêu hình của Phật giáo tái xuất. Nhà bác học vật lý Đức Albert Einstein đã từng công nhận Phật giáo bao gồm cả khoa học vật chất và khoa học siêu hình, qua câu:" Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để theo khoa học, vì Phật giáo bao gồm cả khoa học và vượt qua khoa học". Chúng ta cũng không phủ nhận vẫn có đầy ắp những ông Đạo giả danh vụ lợi cũng như các hạng đồng bóng kỳ quặt, dùng “ngón xảo để lừa đồng loại”. Sự tiến hóa của nhân loại luôn có sự cạnh tranh lọc lừa khốc liệt giữa: Tà, Chánh, Thiện, Ác, Đúng, Sai ...là một qui luật âm dương tương tác. Đức Hộ Pháp Cao Đài từng nói: “Nơi nào có Trời là có Quỉ, chổ nào có Phật tức có Ma”. Vì thế việc vàng thau lẫn lộn là lẽ thường tình. Kẻ biết phân biệt thiện ác, Phật ma mà tạo cho mình một chánh kiến để nói năng suy nghĩ và hành động phù hợp cơ tiến hóa siêu thoát mới thật sự là người trí. NNN cứ thắc mắc tại sao Ông Đạo nào cũng có người đi theo, đó là thắc mắc ngớ ngẩn bất trí. Ngoài chợ đời có người bán tức có kẻ mua. Học thuyết nào được đề khởi thì đều có người hưởng ứng, Đạo nào mở cũng có tín đồ. Ấy là chuyện bình thường. Quan trọng ở chổ nó tồn tại được bao lâu, nó luôn phát triển vì lợi ích nhân sanh, hay nó để lại di chứng co giật cùn mằn trí tuệ nhân loại theo ánh trời nhật nguyệt. Xưa nay từ lúc có nhân loại, chưa có học thuyết nào thắng được Tam Giáo (Phật, Lão, Nho) tuy có thịnh có suy là cơ hội cho các đấng siêu phàm tùy cơ lập phương tiện chấn hưng. Nhưng vẫn luôn bất diệt với thời gian không gian đến vô cùng. Tôn Giáo nào chủ trương sùng phụng Tam Giáo là chánh Đạo. Hệ phái BSKH luôn trung thành với Tam Giáo, không tà thuyết nào đủ sức đánh đổ, đừng nói thành phần phàm tục như NNNmà làm chuyện “Dùng đèn dầu chống lại thái dương”! Ông Ngạn cứ nghĩ mình có lợi thế tiếp cận khoa học, rồi khinh khi cách trị bịnh khác thường và thần kỳ của Ngài Ta Paul người Miên gốc Việt được người dân tôn kính là Phật Trùm có biệt hiệu “Đạo Đèn”. Đây là trường hợp đặc sắc của bậc liễu Đạo biết quyền dụng phương tiện trị bịnh vùng biên giới Miên Việt, biết thuận theo văn hóa tín ngưỡng miền rừng núi hoang sơ, người dân ở đấy có tập quán quí trọng ngọn lửa thắp từ đèn cầy (Hỏa Thiêng) để tạo đức tin giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh. Đối với bậc kỳ tài liễu Đạo, phương tiện nào cũng dùng trong trị liệu được cả, tùy phong hóa và trường hợp như Đức Huỳnh Giáo Chủ ngoài cách dùng nước, giấy vàng, dây chuối, lá xoài, lá ổi, lá mít… khói nhang, có khi dùng cả nước trà nữa! Gặp trường hợp đặc biệt trị chứng nan y cho vợ bác sĩ Tâm là người được Pháp giao nhiệm vụ đầu độc Đức Thầy bằng độc dược, sẵn chén thuốc (độc dược), Đức Thầy uống phân nửa chừa phân nửa cho vợ BS Tâm uống vào vẫn khỏi bệnh ngặt, sau đó 2 vợ chồng BS Tâm đều qui y. Chuyện này chính bác sĩ Tâm kể lại và có ghi trong sử sách. Tóm lại NNN đừng hoài công phỉ báng linh tinh vô ích, những sự kiện lịch sử thuộc phái BSKH là lịch sử Cận đại hồi thế kỷ 18. Có đầy đủ tư liệu và nhân chứng lịch sử vùng đồng bằng Nam Bộ. Chẳng xa xăm gì mà sợ lầm lẫn. Nay lặp lại chuyện này với dụng tâm học hỏi nghiên cứu để tu hành thì tốt, bằng không thì hãy để lịch sử lo liệu, ông nên sực tỉnh rằng ở tuổi gần đất xa trời cần tích đức để bớt bị Nhân quả hành phạt. Còn việc Tôn Giáo là việc vạn thuở của nhân loại và không dính gì với sự nghiệp văn nghệ của ông. Ông cũng không xứng bàn đến Tôn Giáo nào hết. Ông Ngạn cứ lảm nhảm miệt thị trình độ dân trí miền Tây Nam thấp kém hoài. Tôi xin thật tình tranh luận với ông qua cặp từ tương phản "Trí, Ngu". Trí: là biết phân biệt: Thiện ác, đúng sai, tà chánh, Phật ma, lợi hại, sáng tối, tội phước, nhục vinh… mà chọn cách sống cho tốt mình, lợi người. Ngu: là ngược lại những nhận thức trên, mù tịt không biết phân biệt việc nên tránh và việc nên làm, nên thường rơi vào cảnh ngộ:"Tà mà cho là chánh mới nguy” (Tiếp theo phần IV)
PHÂN TÍCH hai bài báo viết về “Bửu Sơn Kỳ Hương" (Những sai lầm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, đăng trên Tạp chí Culture tại Canada và Tạp chí Vietlife tại Hoa Kỳ số phát hành Dec. 2014 và Jan & Feb. 2015) PHẦN (IV ) CHÂU LANG TP Sa Đéc 10/5/2015 Đức Thầy có phê phán: "Học chữ nghĩa cho thông cho thái Đặng xuê xang đài các xe tàu Tiếng chào mừng cửa miệng làm màu Trong tâm ý mưu mô đủ thế” Ví dụ: như ông Ngạn hiện nay là thuộc trình độ dân trí cao hay thấp, nếu ông là người trí sao ông không đo lường hậu quả 2 bài báo “độc hại” đã tự hủy diệt sự nghiệp văn nghệ đĩnh cao của mình đáng tiếc như vậy. Và tội lỗi này sau khi ông chết con cháu ông nhiều đời chịu sự tủi nhục, còn trong hiện tại đi đâu cũng phải dè chừng quả bảo, đêm ngủ gặp ác mộng, sáng dậy bị kiện thưa tố cáo. Hiện nay có phải ông đang sống trong sự bất an không? Người trí không ai lại tự hại mình khốn khổ như vậy! Xưa nay có người trí nào dám chọn một việc làm tác hại như ông đã và đang làm không ? Những cái mà ông tự cho mình khôn, thì tất cả đều tồn lại dại hết rồi. Như vậy học nhiều không hẳn là trí mà biết phân biệt Thiện, Ác, Tội, Phước...để tránh ác hành thiện, tránh tội làm phước thực thi điều lợi ích tha nhân và biết Tôn kính Phật Trời, Tiên Thánh mới thật là người trí. Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết: “Người Hiền Đức mới là người trí” Thời ấy, cứ cho rằng dân miền Tây 90% là nông dân chất phát, thật thà và đa phần chỉ biết đọc biết viết sơ sơ trên hình thức. Nhưng có ai đủ trí phát hiện, trong đám người chơn chất ấy tiềm ẩn những năng lực trí tuệ hiền lành. Nhờ chính căn lành này, nên khi có Phật ra đời ở làng Hòa Hảo là họ biết ngay, liền đến qui y. Nghe Đức Phật Thầy mở Đạo là biết tín ngưỡng và nguyện suốt đời làm lành lánh dữ, lo làm ăn chân chất và tu hành chính chắn, kín đáo vô vi, lại còn tận tâm giúp thế độ đời… biết ngăn ngừa Danh, Lợi, Tình bất chánh. Biết tránh xa cờ bạc, rượu chè, á phiện và chơi bời theo đàng điếm và các loại tệ đoan khác... Trung hiếu một lòng giữ theo luân lý Tam Cang Ngũ Thường. Phật Pháp hằng nghe, giới răn hằng giữ. Tà thuyết ngoại đạo rất khó xâm nhập khiến sai. Cứ trung thành bền vững với phương châm: “Tu thân thiện tín phải chuyên cần Lục tự Di Đà giữ Tứ Ân” Cho nên đa phần tín đồ chân chính hệ phái BSKH có được một đời sống sạch trong sáng suốt, tự tại trong sự sống an lành hạnh phúc giản đơn: “Sống an lạc đời không tội lỗi Thác siêu thăng thế giới Phật Đà” Vậy nếu đem so sánh giữa NNN với trình độ nhà văn, một MC thâm niên có biết bao danh, lợi, tình…bao phủ như sương mù dầy đặc, với một nông dân học lớp ba có đạo đức biết phân biệt chánh tà, tội phước như kể trên…thì hiện tại và tương lai: ai phật, ai ma, ai siêu, ai đọa, ai trí, ai ngu tưởng chừng học sinh lớp 5 cũng biết, nhưng ông NNN thì không biết thế nào? Ông Ngạn còn áp đặt vu vơ rằng: “Bùa chú trên núi Thất Sơn huyền bí” xin khẳng định với ông. Đức Phật Thầy xuất hiện từ vùng đồng bằng (Sa Đéc), việc làm đầu tiên là trị bịnh dịch ở làng Tòng Sơn (Sadec), rồi lần lượt đến các nơi có dịch khác vùng Chợ Mới, Long Xuyên, cho đến lúc bị an trí ở Núi Sam. Sau đó Ngài chỉ khai hoang xung quanh triền Núi Két không hề khai khẩn vùng núi cao nào khác và cuối cùng tịch diệt nơi Tây An Cổ Tự tại chân Núi Sam Châu Đốc. Như vậy việc luyện bùa chú miền Thất Sơn là chuyện hoàn toàn vu khống bịa đặt. Phật Thầy chẳng dính gì với nước Miên cả, địa bàn hành đạo của 12 Đại Đệ Tử của Ngài cũng thế, chỉ chia nhau về đồng bằng mà khai khẩn, hoằng pháp, trị bịnh, nói chung vùng Thất Sơn đặc biệt là Núi Cấm, không có gắn một sinh hoạt đạo sự nào ở Núi ấy trong suốt thời gian khai Đạo và hoằng hóa của BSKH, TÂHN, và PGHH. Còn hiện tượng "Thất sơn mầu nhiệm" là sự tiên tri cho diễn biến Thiên cơ sau này, đều được các vị Giáo Chủ nhắc tới, nhưng không nói rõ về ngày, giờ, năm, tháng...Và cũng không có ông Đạo nào trong 12 Đại Đệ Tử, tự xưng mình là giáo chủ cả , cũng không khuyến khích một ai bái lạy người sống bao giờ, sau này đến Đức Huỳnh Giáo Chủ mở Đạo là cấm hẳn việc lạy người sống (ngoài cha mẹ ông bà và anh hùng DT), có ghi trong Tôn chỉ . Vì vậy với cách áp đặt ngông cuồng sau đây của NNN là sai sự thật hoàn toàn:“Rồi mỗi ông Đạo vì được quần chúng vây quanh vái lạy nên tự thấy mình là một giáo chủ ?”(hết trích). Gần cuối bài báo NNN cho rằng: “ Nhưng các Giáo chủ ấy không đủ khả năng lập thuyết cho nên chung qui đều lấy Kinh Phật làm nòng cốt. Hoặc nếu không rút tỉa từ giáo lý nhà Phật thì cũng bám vào những điều lễ nghĩa căn bản của cuộc sống mà lập lại với tín đồ”. Trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương có ba vị Giáo chủ lập ba Tôn Giáo chính thức: 1. Đức Phật Thầy Tây An là Giáo Tổ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. 2. Đức Bổn Sư Giáo Chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa . 3. Đức Huỳnh Giáo Chủ lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Ba vị Giáo Chủ trên đều thực hiện đúng các điều kiện cần thiết để trở thành Giáo Chủ rất danh chánh ngôn thuận, theo điều luật xưa nay, kể cả có thừa khả năng lập thuyết hay lập Tông.( Đã có nêu phần trên ). Vì cùng hệ phái, nên ba Tôn giáo trên đều có chung Tôn chỉ "Học Phật Tu Nhân Tại Gia Cư Sĩ " lấy Tứ Ân làm nền tảng hành đạo và lần lượt học tu theo Phật đến cứu cánh giải thoát. Việc duy trì và chấn hưng Tam giáo là mục đích chính của hệ phái BSKH. Xưa nay các vị Tổ Sư Phật Giáo cũng chỉ thay nhau noi truyền Phật pháp đó là sự nối tiếp bình thường. Nếu NNN cho rằng sự truyền thừa như vậy là thiếu sáng tạo, là không đủ khả năng lập thuyết... Xuyên tạc như vậy thật hết sức hoang đường, mang tính tà thuyết ngoại đạo. NNNcòn muốn lập thêm tà thuyết quỉ ma để chống báng Phật Thần, tranh quyền vũ trụ mới đáng gọi là tài ba đủ khả năng lập thuyết hay sao? Cái tội Trời bất dung của NNN là phỉ báng tên tộc của Đức Bổn Sư bằng sự gắn ghép tên con giáp (Hợi) cuối cùng của "thập nhị giác chi". Tên Ngài Ngô Lợi mà y viết thành "Ngô Hợi" có vẻ châm biếm rõ ràng, lại còn cho Ngài thuộc hệ bóng chàng đồng cốt, qua đoạn văn xách mé ngạo mạn sau: “Thí dụ ông Ngô Hợi chuyên chữa bệnh bằng bùa phép và lên đồng, thấy đông người sùng bái ông liền giảng đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” tức là “ân phụ mẫu, ân quân vương, ân tam bảo, ân chúng sanh” toàn những điều đã cũ, y như các luận đề quen thuộc trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu! Vậy mà người đời vẫn gọi ông là “Đức Bổn Sư” một danh xưng cao quí đáng lẽ phải dành cho Đức Phật” Dạy Tứ Ân Hiếu Nghĩa là đạo lý lớn nhất đối với bổn phận con người, từ cổ kim nhân loại lúc nào cũng xem đó là bốn món nợ lớn lao, rất khó đáp đền trong muôn một, thế mà NNN lại cho là "Toàn những điều đã cũ" thì quả NNN thật sự hết thuốc chữa.Vậy thì, theo ông Ngạn, có phải cần dạy ngược 4 điều ân cũ kỹ ấy, cải cách lại cho nó thật sự đổi mới hơn hẳn những điều nhân nghĩa của cụ Đồ Chiểu khi xưa như; 1. Phải bất hiếu với mẹ cha tông tổ để làm mới chữ hiếu vốn đã lạc hậu phải? 2. Phải phản vua hại nước để trả ơn ngọn rau tất đất, cho xứng đáng bổn phận con dân thời đại mới chứ gì?. 3. Phải phỉ báng, bôi nhọ, xuyên tạc Tôn giáo nhằm đổi mới tư duy thời đại khoa học tiên tiến ngày nay phải không ? 4. Phải bất kể sự an lạc đồng bào và hòa bình nhân loại để đổi mới thành chiến tranh xâu xé đại đồng phải không? Ý tưởng này ông hãy đem dạy đàn con yêu quí của ông đi, để sau này chúng có cơ hội làm vinh diệu cho sự nghiệp đời ông. Ông hiểu thế nào là danh hiệu“Bổn Sư” chỉ dành riêng cho Đức Phật, mà Ngài Ngô Lợi tại sao lại chẳng xứng được tôn xưng? Bổn là gốc; Sư là Thầy, nghĩa là bực "Thầy Căn Gốc" trực tiếp giáo hóa mình. Danh từ này chẳng những Đức Bổn Sư Ngô Lợi xứng đáng được Tôn xưng mà bất kỳ vị Thầy dạy Đạo chân chính nào cũng có thể được mang danh hiệu cao quí này cả.Cái cách hiểu dôn dốt này của NNN lại giống cái hiểu chữ“Minh” là pháp danh nhà Phật ở đoạn trước đó vậy! Ông Ngạn càng luận càng lòi cái dốt tội lỗi ra thêm. Vậy mà có người cũng gọi nhà văn này nhà văn nọ thật chẳng biết làm sao!. Đức Bổn Sư là một nhà Tiên tri lỗi lạc, nhà thao lược cơ mưu trong kháng chiến chống Pháp, và cách dạy Đạo cũng lắm cơ huyền, bí nhiệm. Nhờ thế mà quân Pháp đã nhiều phen thất điên bát đảo với Ngài trong nhiều trận đánh thần kỳ, quyết giành lại vùng địa linh núi Tượng cốt tái lập nền tảng Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, sau khi đã chịu đựng hơn 10 lần bị quân Pháp đốt phá tan hoang. Vì phải đương đầu thường xuyên với quân Pháp xâm lược, nên cách hành lễ và Pháp môn dạy đạo của Ngài cũng phải bí ẩn bằng Mật Giáo, cách thờ phượng hình tướng như chùa chiền, dùng pháp khí chuông mõ, đọc kinh, niệm chú như Mật giáo Tây Tạng. Có nghĩa là sự tu luôn được che khuất bằng một hình tướng kỳ lạ bên ngoài, khiến Pháp và Việt gian không thể phát hiện sự ẩn chứa bên trong. Sau ngày Đức Bổn Sư tịch diệt đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa chỉ nghiêm thủ giữ phận chờ Thầy mà ra sức gìn giữ các di tích linh thiêng vùng biên giới Việt Miên, nhằm duy trì mối đạo một cách rất an phận, không hề tham gia chính sự bên nào cho đến bây giờ. Thế mà NNN vẫn ác tâm bôi nhọ cho đau lòng một Tôn Giáo vốn chịu lắm thiệt thòi trong thời Pháp thuộc trước kia và chiến tranh biên giới Tây nam sau này, đã tổn hao rất nhiều nhân mạng và tài sản của những người tín đồ hiền lành vô tội. Danh từ Hội Long Hoa không phải là từ do Đức Bổn Sư khởi xướng đầu tiên mà trước đó Đức Phật Thầy đã khai thị cùng lúc với bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương và Học Phật Tu Nhân, là những khái niệm hoàn toàn mới mẽ so với các Tôn Giáo trước đó. Còn câu tiên tri "vu vơ" mà NNN áp đặt cho Đức Bổn Sư trong bài báo là hoàn toàn vu khống không nằm trong sách sử nào cả. Phần kết luận bài báo một lần nữa NNN cũng không từ bỏ ác ý dùng từ úp mở cố tạo sự nghi ngờ cho độc giả như:“Dù sao đi nữa Bửu Sơn Kỳ Hương cũng để lại những ảnh hưởng lâu dài tại miền lục tỉnh sau khi Phật Thầy Đoàn Minh Huyên qua đời”Dùng từ"Ảnh hưởng lâu dài" một cách mơ hồ lềnh lềnh mà không dám khẳng định tốt hay xấu, NNN không dám lộ liễu chân tướng, nên tạm mượn một tổ hợp từ "dù sao đi nữa" để gởi gấm một tâm trạng tiếc rẽ và thầm trách sao tạo hóa lại để BSKH tồn tại vẻ vang như thế, để sau này đạo PGHH lấy làm tiền đề mà phát triển đến tầm vóc qui mô, có hệ thống và ảnh hưởng lợi ích sâu rộng cả nước và lan tỏa đến năm Châu. Đối với kẻ không ưa BSKH thì sự phát triển của hệ phái này là mối nghi ngờ đáng quan ngại. Nhưng trên thực tế hệ phái BSKH thật sự không đáng lo ngại bất cứ điều gì,trái lại còn hữu ích nhiều mặt, vì hiện nay đa phần tín đồ đều an phận lập công bồi đức, giữ Đạo chờ Thầy, chứ thật tình không muốn tranh giành bất cứ điều gì với kẻ thế gian đáng sợ ngày nay! Vì ít nhiều ai ai cũng nhớ câu giảng "Thiên cơ đạo lý để lòng mới thôi".Vả lại cục diện Thế giới từ tác động môi trường, đến thiên tai, dịch bịnh, khủng bố từng ngày và tranh chấp lãnh địa lãnh hải tràn lan... là những báo hiệu đáng lo ngại về nỗi khó chung. Cộng thêm hiện nay do:“Lòng người quá xấu,địa hình quá dơ”Là mầm móng sanh ra thiên tai và chiến họa trên toàn thế giới.Loài người chỉ còn "Thảy đều ngước mặt bó tay kêu Trời". Cuối cùng NNN cố tình minh họa cuộc nổi dậy của Phan Xích Long như một truyền thuyết rất hoang đường, nhằm mục đích so sánh bôi nhọ đoàn quân Gia Nghị của Đức Cố Quản Trần Văn Thành, đội quân chính nghĩa của Ngài Bổn Sư Ngô Lợi và lực lượng kháng chiến của PGHH. Sự so sánh vô căn cứ như vậy là một ý tưởng xấu ác cố ý xuyên tạc như: “Chỉ tiếc rằng có những cuộc bạo loạn dấy lên như những trò đùa chỉ vì cả giáo chủ lẫn tín đồ đều quá tin vào bùa phép !” Phan Xích Long chỉ là một tay giang hồ. Có ý chí đánh ngoại xâm theo bản lĩnh đàn anh cùng một nhóm nhỏ đàn em nổi lên tự phát, so lại còn kém cõi hơn cả Bình Xuyên. Phan Xích Long có xưng là giáo chủ bao giờ. NNN lấy cớ gì để gọi là Giáo Chủ và tín đồ của ông? Còn ba lực lượng đánh Pháp của BSKH, TÂHN, và PGHH là có Tổ chức kế hoạch đường lối hẳn hòi và có cả bản lãnh Đạo đức Phật pháp và tinh thần dân tộc trong sáng đàng hoàng. Nếu không xảy ra sự cố ĐốcVàng Hạ thì Đức Huỳnh Giáo Chủ và PGHH sẽ còn đóng góp thêm cho non sông Đạo pháp biết bao lợi ích thần kỳ. Dùng từ “qua đời” để chỉ sự tịch diệt của Đức Phật Thầy, chứng tỏ NNN đã xem Phật Thầy như người phàm tục, thì các nhận thức khác có liên quan, làm sao y thể hiện được sự chính chắn của người đủ năng lực để hiểu đạo lý là gì. Kết luận: NNN đã cố ý phỉ báng hệ phái BSKH, bằng ngôn từ và ý tưởng kém lành mạnh được bộc lộ trong bài báo, từ việc bịa đặt vu khống cho tới thêu dệt vô căn cứ. Nay chúng tôi nhân danh tín đồ PGHH tại Việt Nam, sau khi đã phân tích và chứng minh cụ thể vạch trần sự sai lầm 2 bài báo "BSKH1 và BSKH 2 của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã thấy rõ ông Ngạn có vi phạm quyền tự do tín ngưỡng Tôn giáo mà luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp Hoa Kỳ, luật pháp Canada và luật pháp Quốc tế đã qui định về sự bảo hộ pháp lý đối với các Tôn giáo có Pháp nhân. Vậy ông Nguyễn Ngọc Ngạn và 2 tạp chí Culture và Vietlife phải chịu trách nhiệm về sự hiện hữu 2 bài báo nêu trên trước pháp luật và công luận. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, không thể hiểu nỗi ông Ngạn phỉ báng hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương nhằm mục đích gì? Và vì sao Ban biên tập cả hai tạp chí Culture và Vietlife lại bất cẩn đến như thế? Xét từ góc độ cá nhân, nghề nghiệp và các mối quan hệ khác để tìm kiếm nguyên nhân động lực chính khiến Nguyễn Ngọc Ngạn phải sa lầy đáng tiếc nêu trên, chúng tôi tạm đặt ra một số tình huống sau: Với tư cách nhà văn đã từng sống ở Sài Gòn từ thập niên 50—70 đã từng thân thiện và hiểu rõ về hệ phái BSKH. Khi ra hải ngoại cùng sống tốt trong cộng đồng người Việt HN. Khi đã may mắn trở thành MC của Trung Tâm Thúy Nga là bước thăng hoa về sự nghiệp văn nghệ, là người bạn đặc biệt được công chúng ủng hộ, là người có tôn giáo tuy (hờ) và là thần tượng của phần lớn giới văn nghệ sĩ Paris By Night. Người Việt HN thành đạt đỉnh cao như thế chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Lẽ ra ông phải tỏ lòng tri ân sâu sắc với những ân nhân đã từng ưu ái mình trên bước tiến thân, trong đó có hệ phái BSKH. Tự nhiên ông bày đặt viết "Báo độc địa" để làm gì, cho vướng vào cảnh ngộ "Rơi trọng lực" thế này? Thôi việc ấy hồi sau phân giải! Để có cách tháo gỡ ổn thỏa phần nào bức xúc cộng đồng chúng tôi. Trách nhiệm giải quyết thuộc về lãnh đạo hai tạp chí Culture và Vietlife. Đề nghị bổn Báo động viên Nguyễn Ngọc Ngạn đăng bài xin lỗi cộng đồng hệ phái BSKH chúng tôi. Nếu ông Ngạn có thể biện minh được những gì mình đúng thì cứ trình bày chứng cứ, như ông Hội trưởng Hiếu đã nêu 8 điểm sai lầm từ bài báo. Riêng trình tự lên tiếng của chúng tôi từ Việt Nam là: Ngoài những bài viết trước đây cộng với 4 bài phân tích BSKH (1) này, rồi các bài phân tích BSKH (2) tiếp nữa và sẽ viết Đơn khiếu nại gửi đến cơ quan pháp luật Hải Ngoại..., cũng có thể lần lượt viết nhiều bài khác, tùy tình huống giải quyết của quí Báo. Xin trân trọng cảm ơn Quí vị. (Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của tất cả quí vị) . Nguyễn Châu Lang 337 Tân An,Tân Bình,Châu Thành,Đồng Tháp. Chaulangnguyen.chau@gmail.com