Phận tu hành tai gác mặt lỳ!

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Tamtran, 14/4/14.

  1. Tamtran

    Tamtran Administrator

    PHẬN TU HÀNH TAI GÁC MẶT LỲ!

    Nguyễn Chánh Kỹ


    Bước đầu tháng 3 âl, năm 2014. Tất cả các Ban Trị Sự địa phương cấp xã Phật Giáo Hòa Hảo, đang hối hả lo tổ chức suy cử nhiệm kỳ mới (2014 – 2019), để tiến tới suy cử Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo. Nhìn chung, thì Tổ chức Đạo vẫn phải được định hướng theo “Xã Hội Chủ Nghĩa”, nghĩa là trong nhiệm kỳ cũ một số Ban Trị Sự địa phương nào có dấu hiệu “nhiễm gió” của đợt “dịch Thích thiện huệ” sẽ bị thay thế. Còn lại những Ban Trị Sự nào không tuyên bố nhiễm dịch sẽ được giữ y, cho dù các Ban Trị Sự ấy chỉ “hiện hình” trong 2 ngày lễ, theo quy định của Trung Ương Đạo!

    Hình thức Tổ chức các ngày suy cử ở địa phương, xem ra cũng kha khá rôm rã, mỗi xã cũng lôi kéo được vài chục người có hình thức tu tập theo giáo pháp PGHH, một số là các Tổ An Ninh c
    ủa các ấp và cán bộ Ủy Ban cùng các Ban nghành của Xã, có điều nếu cho rằng chỉ với hai ba chục người có đạo PGHH là đủ cơ sở pháp lý để tiến hành việc suy cử thì quả là quá gượng gạo! Bình quân mỗi một xã ở lưu vực đồng bằng sông Cữu Long cũng phải có ít nhất trên nhiều ngàn người theo Đạo PGHH (Người viết không muốn nhắc đến cái tư cách hợp pháp của người tín đồ, bởi vì cho tới bây giờ (năm 2014) Tôn giáo PGHH chưa cấp được giấy Chứng Nhận tín đồ, trong khi tất cả các các Tổ chức Đoàn thể khác dù lớn, dù nhỏ, dù của Nhà nước hay Phi chánh phủ cũng đều được cấp giấy chứng nhận), nếu đem con số hai ba chục người so với trên nhiều ngàn người thì thế nào gọi là tỷ lệ hợp pháp, trong khi để biểu quyết bất cứ một điều gì, ở bất cứ Tổ chức Đoàn thể nào tỷ lệ thuyết phục phải ít nhất là 2/3 hội viên mới được gọi là hợp pháp…

    Thế mà tất cả những ngày suy cử, đâu đâu cũng được đánh giá là “THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP” ! Sở dĩ có được một “thành quả dù hạn chế” như vậy, cũng do một số người có tín ngưỡng Phật giáo Hòa Hảo vẫn còn hiểu sai lệch lời dạy của Đức Thầy, những người nầy luôn viện dẫn lời của Giáo chủ trong bài Sa Đ
    éc:

    Phận tu hành tai gác mặt lỳ,
    Chịu cay đắng của người san sớt.
    Lòng sầu riêng hãy nên nguôi bớt,
    Đừng thở than bận đến lòng ta…
    Và trong bài Nhẫn Đợi Thời Cơ :
    Rán nhẫn trăm phần dầu khó nhẫn,
    Dạ thưa quan chức phận làm dân…

    Những người nầy quan niệm rằng, việc chính quyền địa phương mời họ đến là một điều hãnh diện, hơn nữa làm tròn bổn phận của một người tín đồ đang tu tập biết nghe lời quan chức v.v… Phải chăng quan điểm tu tập nầy cũng cần phải suy xét lại cho minh lý. Trước hết nếu cho rằng được thư mời đến dự buổi suy cử là hãnh diện, là được Ban Tổ Chức xem trọng, thì quả là mình tự gạt mình mà thôi! Xin hỏi; khi đến đó quý đồng đạo có được ý kiến gì? Hay các vị chỉ là một: Beo ơi, beo hởi là beo! Gần cọp sao mi lại giống mèo? Ngóng cổ chờ ai đem thịt tới? Hay chờ gạt chó cướp đàn cheo? Có phải “người ta” chỉ cho phép các vị đến để có số lượng đầu người, chứ ai cho phép các vị có ý kiến ý cò gì phải không? Ngoại trừ một vài người được được người ta “mớm
    ý sẳn. Không phải những bài diễn văn, kể cả những bản báo cáo thành tích cũng được soạn sẳn từ cấp trên hay sao? Quả là nhục nhả cho cái quyền Tự Do Tín Ngưỡng Tôn Giáo! Còn nữa, những người mà quý đồng đạo giơ tay bầu chọn là những ai vậy? Công phu tu tập của họ ra sao? Giới điều giới luật họ gìn giữ thế nào? Khả năng thông hiểu về lịch sử Đạo đến đâu? Hay những người do quý đồng đạo góp tay bầu chọn (Những người nầy đã được chọn sẳn) lại là những người không có một ngày chay lạt, không có một sự hiểu biết gì về giáo pháp cũng như lịch sử của Đạo và có thể trong tấm Giấy Chứng Minh Nhân Dân của họ trong thành phần Tôn giáo lại ghi chỉ một chữ KHÔNG, như kiểu của Phó ban Trị sự/TƯ/PGHH Nguyễn Tấn Đạt!!!

    Nếu quả đúng là như vậy thì quý đồng đạo có dám nói mình tu tập theo đúng lời dạy của Thầy hay không? Tin rằng trong quý vị, một điều chắc chắn ai cũng biết là mình chỉ đến nơi đó cho có vậy thôi! Không thể cho có vậy thôi được, bởi vì quý đồng đạo không thể bỏ quên cánh tay đưa lên “nhất trí” của quý vị, vậy thì quý vị đâu phải
    “Phận tu hành tai gác mặt lỳ” . Nếu tai gác mặt lỳ thì quý đồng đạo đến chỗ thị phi ấy để làm gì? Trong khi các vị vẫn có thể chọn lựa thái độ yên ổn nhất là ở tại nhà. Trong bộ luật Hình Sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam không có bất cứ một điều khoản nào bắt phạt tù giam những người không đi giơ tay nhất trí trong bất cứ một tình huống suy cử nào, vậy thì quý vị sợ hãi điều gì mà lại làm chuyện trái lương tâm như vậy? Còn như cho rằng:“Rán nhẫn trăm phần dầu khó nhẫn, Dạ thưa quan chức phận làm dân”thì lại càng không đúng, vì theo lời chỉ dạy của Thầy là phải RÁN NHẪN, có nghĩa là điều NHẪN nầy thực sự không cần phải NHẪN, mà vì bổn phận làn DÂN muốn được yên ổn buộc lòng phải RÁN NHẪN mà thôi! Tại sao chúng ta tu hành mà không biết lánh xa nơi điên đảo, ở nhà hành hạnh NHẪN NHỤC cớ gì phải hiện diện vào chốn ấy để rồi phải RÁN?

    Gần 40 năm, chúng ta những người tín đồ PGHH đã chung sống cùng với những người đương quyền, vậy mà chúng ta không học được một bài học có giá trị nào từ các cách đối xử của họ hay sao?

    * Hiến Pháp mới của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chương II, điều 24, khoản 1 ghi:
    - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
    - Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
    - Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo đễ vi phạm pháp luật…
    Điều 28 khoản 1 ghi:
    - Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
    - Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công khai minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
    Hiến Pháp ghi những điều dễ thương và ngọt ngào như thế, nhưng thực tế thì bi thảm như thế nào! Không nói đến những vấn đề to tát và phức tạp khác, ở đây chỉ nói đến vấn đề tự thân của PGHH:
    Trong Chương II, điều 24 cả ba khoản đều nói đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tính cách bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật. Vậy mà việc Thích thiện huệ và Học Viện PGVN tại Thành phố HCM công khai phỉ báng Giáo chủ, Giáo pháp, tín đồ PGHH đã được ông Nguyễn Thanh Xuân P. Ban Tôn giáo Chính phủ xác nhận là có thật, nhưng việc giải quyết vấn đề theo pháp luật hoặc thương lượng giữa hai bên đến nay trên hai năm mà cũng chẳng thấy tăm hơi gì là sao vậy?
    Cũng ở chương II nầy, điều 28 khoản 1 và 2 nói đến quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội phải được công khai minh bạch, vậy mà người quản lý một đoàn thể tôn giáo do nhà nược lựa chọn là tại sao? Mọi kiến nghị của người tín đồ công dân về những sự việc “KHÓ HIỂU” đều bị Công An mời tới mời lui hạch sách mà chẳng có một hướng giải quyết nào? Như trường hợp một người tự khai trong thành phần Tôn giáo của mình là KHÔNG mà lại tiếp tục lãnh đạo một Tổ chức Đoàn thể Tôn giáo PGHH là sao vậy?

    Tất cả những thực tế trên đã đủ chứng tỏ cho những người tín đồ PGHH chúng ta hiểu thấm thía rằng nhà chức trách đương quyền không tôn trọng gì đối với chúng ta, bởi vì họ đã không tôn trọng chính họ!

    PHẬN TU HÀNH TAI GÁC MẶT LỲ là chúng ta phải biết lánh xa nơi dối lừa điên đảo ấy, nhất quyết không tham gia vào các cuộc bầu chọn suy cử ấy dù chỉ một hành động giơ tay !
    RÁN NHẪN TRĂM PHẦN DẦU KHÓ NHẪN, DẠ THƯA QUAN CHỨC PHẬN LÀM DÂN là mặc cho họ "vẽ bùa tự đeo”, chúng ta người tín đồ PGHH suốt 15 năm qua đã học tập được quá nhiều điều chua xót, dù vậy mình phải rán nhẫn bằng cách tẩy chay hình thức chọn lựa người không có Tín ngưỡng Tôn giáo, không có phẩm chất, phẩm hạnh Đạo Đức. Cứ để cho họ tự tung, tự tác…

    Một mai sau nầy Đức Thầy chúng ta có trở lại, chúng ta còn có thể
    :

    “BẠCH THẦY! CON KHÔNG CÓ ĐƯA TAY.”

    Tân phú 15/3/2014


    Nguyễn Chánh Kỹ
     

Chia sẻ trang này