Thư Phản đối Của BTS/GH/PGHH Úc Châu "về Bài Luận Văn Tăng Sinh TT Huệ" GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO ÚC CHÂU P.O Box 113 Sunshine North VIC 3020 Australia Email: d_nha@hotmail.com Mob: +613421 475 622 Ngày 14 Tháng 12 Năm 2012 Kính gửi: Các giới có quan tâm, V/v: Phản đối Bài Luận Văn của Tăng Sinh Thích Thiện Huệ xúc phạm Phật Giáo Hòa Hảo Thay mặt toàn thể tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Úc Châu, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Úc Châu đồng thanh cực lực phản đối bài luận văn tốt nghiệp Cử Nhân có tựa đề là “Thực Chất của Đạo Hòa Hảo” do tăng sinh Thích Thiện Huệ biên soạn và được giám khảo giáo sư Minh Chi thuộc Hoc Viện Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phê chuẩn, với những lý do sau đây: Về mặt nội dung bài viết, tăng sinh Huệ có dụng ý rõ ràng xuyên tạc đầy ác ý Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo và vị Giáo Chủ bằng cách đựa vào ý tưởng chủ quan của mình, thay vì dựa vào các dữ liệu tham khảo khách quan và kinh nghiệm thực tiển. Tác giả chỉ dùng những ý nghĩ hẹp hòi, thiên kiến, và thiếu căn cứ khi chỉ trích Đức Huỳnh Giáo Chủ và giáo lý của ngài. Ngoài việc trích dẫn thơ văn của Đức Thầy một cách tùy tiện, tác giả thất bại đưa ra một phương pháp nghiên cứu được mà bất cứ bài luận nào có tính cách nghiên cứu một hiện tượng xã hội phải có, chẳng hạn cách sưu tầm tài liệu, phân tích tài liệu, sự quan sát thăm dò các nhân chừng và kinh nghiệm bản thân. Tác giả muốn phán đoán mình được khách quan phải dẫn chứng nhiều nhà nghiên cứu khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau mới có thể trưng ra được bằng chứng hữu hiệu cho lập luận của mình. Trong trường hợp bài luận nầy, đọc giả rất dể nhận ra tính cách nặng về cảm xúc của tác giả như trong phát biểu như sau: “khi thấy tín đồ Hòa Hảo ngày một đông, Huỳnh Phú Sổ bắt đầu nghĩ đến ý đồ xưng vương, xưng bá…. Huỳnh Phú Sổ vẫn âm thầm nuôi mộng đế vương”. Ở chỗ khác khi bình luận về Thuyết Học Phật Tu Nhân của Phật Giáo Hòa Hảo thì tác giả lại công kích Đức Thầy có tham vọng “thống trị toàn bộ ba miền Nam, Trung, Bắc”. Thật là một kết luận hàm hồ khi tác giả gán cho Đức Thầy cái ý nghĩ lệch lạc nầy bằng cách đưa ra dẫn chứng rằng ngài tham gia vào các hoạt động liên đảng kháng Pháp thời đó. Không hiểu tăng sinh Huệ dựa vào đâu mà cho rằng các nhà sư Phật giáo không được quyền tích cực tham gia vào chiến dịch chống xâm lăng? Ông đã quên vai trò then chốt của Phật Giáo đời Lý Trần trong việc chống giặc Phương Bắc đó sau? Kiến thức nghèo nàn về lịch sử đã đưa tác giả đến nhận xét sai lầm như thế hay là ông có chủ tâm làm xấu đi hình ảnh của Đức Thầy? Ông không biết rằng Đức Thầy không bao giờ muốn nắm độc quyền lãnh đạo một tổ chức chính trị nào, nói chi đến mộng làm bá chủ toàn cõi Việt Nam. Về mặt hình thức, một nhà khoa học xã hội luôn luôn tránh dùng lời lẽ thô thiển, cộc lốc hay châm biếm để nói về một nhân vật hay ý tưởng của người đó trong bài viết, huống chi đây là một tu sĩ Phật giáo. Chính người giám khảo cũng phê bài viết là “…nên tránh phê phán các tôn giáo khác với lời lẽ nặng nề”, quả thật nhận xét nầy còn quá nhẹ so với cách dùng chữ của tăng sinh Huệ. Chẳng hạn, tác giả nói: “tự nhiên thế giới biến thành mới, con người thay hồn đổi xác, Minh Vương bổng xuất hiện là điều không thật có, tất cả đều do sự bịa đặt của Huỳnh Phú Sổ mà ra cả.” Ở phần III nói về Đời Thượng Ngươn và Hội Long Hoa, thì tác giả cũng không do dự dùng các danh từ rất khiểm nhã như sau: “Còn hiện giờ giáo lý của Đức Phật Thích Ca đang thịnh hành, đang được chư đệ tử của ngài truyền bá khắp nơi, và nhiều người đang đắm mình trong đó để tìm hạnh phúc, an lạc thì có ông Phật nào dám ra đời trong thời kỳ nầy, nếu có thì chỉ là Ma Phật, hay nói cách khác là Ma Vương giả danh Phật. Cho nên chúng ta dư biết, ông Phật mà Hòa Hảo nói đến sẽ ra đời vào năm hai ngàn là ông Phật dởm, hội Long Hoa dởm.” Trong phần IV, tác giả còn đến những lời kết án kinh thiên động địa chưa từng thấy. Chẳng hạn, tác giả sau một loạt các chỉ trích nguồn gốc và bản chất Phật giáo trong giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo với những lời lẽ nặng nề trong Phần II, tiếp tục triệt để phủ nhận hoàn toàn tính chất tôn giáo của Phật Giáo Hòa Hảo mà ông luôn luôn gọi là Hòa Hảo. Ông đã trịch thượng bỏ đi hai chữ Phật Giáo đi từ danh xưng Phật Giáo Hòa Hảo để cho thấy sự khinh thường của mình trong suốt bài luận. Như trong phần “những thực tính phi tôn giáo luôn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ”, tác giả bắt đầu giản lược Phật Giáo Hòa Hảo thành một tổ chức chính trị do Đức Huỳnh Giáo Chủ lãnh đạo sau khi thêm rằng ngài có âm mưu thành lập một thế giới “hoang tưởng” qua việc chỉ trích phần Đức Thầy nói về Hội Long Hoa. Tác giả cố tình bẻ cong ngòi viết để biến Đức Thầy thành một nhân vật đầy phàm phu tính để phù hợp với ý đồ ban đầu là cố tình bôi nhọ hình ảnh đầy tôn nghiêm và ưu việt của ngài. Tác giả hành động như thể thực dân Pháp tự cho ngài điên khùng rồi cô lập ngài như cho ở nhà thương điên khi lo sợ ảnh hưởng đang lên của ngài đe dọa sự thống trị của chúng. Thêm vào đó, tác giả bài viết đã tự đặt mình ra khỏi hoàn cảnh lịch sử để phê phán Đức Thầy như tôn giáo thì không nên có quân đội võ trang, nhưng tác giả đã cố tình hay quên không giải thích tại sao Đức Thầy phải làm như thế. Rồi ông kết luận một cách hàm hồ: “tôn giáo chỉ có một hình thức đấu tranh duy nhất là nếu gặp các thế lực khác đàn áp là dùng phương pháp bất bạo động. Tôn giáo mà đã có quân đội tự nó không còn là một tôn giáo, huống hồ dùng súng ống để tàn sát kẻ khác.” Rồi tác già kết luận: “Cho nên đạo Hòa Hảo lúc nầy không còn là một tôn giáo nữa, nói đúng hơn là một đảng phái mang hình thức tôn giáo để hoạt động chính trị.” Và không có một vu khống nào mạnh bạo hơn khi tác giả viết mà không dẫn chứng một bằng chứng lịch sử nào: “Chính hình thức hoạt động nầy đã tạo nên bản tính hung hăn và tàn bạo của những tín đồ Hòa Hảo. Bản tính nầy, về sau nó được phát triển mạnh mẽ, và các tín đồ Hòa Hảo càng trở nên cuồng tín hơn nhất là sau ngày Huỳnh Phú Sổ biệt tích.” Và để chấm dứt bài luận tác giả viết: “Cho nên chúng ta có thể kết luận rằng, đạo Hòa Hảo không phải là một tôn giáo, nó là một tổ chức chính trị đúng nghĩa.” Ông quên rằng phần lờn tín đồ của ngài là hạng tại gia cư sĩ, và phải mưu cầu cuộc sống cho gia đình song song với nghĩa vụ bảo vệ đất nước chống xâm lăng, giữ gìn an ninh trật tự ở đia phương. Nói về việc đánh giá bài viết thì rõ ràng có sự lệnh lạc rõ ràng trong sự chấm bài này bởi giám khảo. Không hiểu Viện Phật Học Việt Nam lại có thể dung túng thái độ xâc xược và hàm hồ như vậy trong cách viết văn, huống chi đây là một bài luận án cử nhân, hay là viện đã quên vai trò then chốt của mình hoằng hóa đạo Phật trong quần chúng. Có phải Ban Nghiên Cứu Phật Học trong Học Viện quên rằng Đức Thầy đã luôn luôn kêu gọi tín đồ của ngài phải ũng hộ các vị sư tu hành chon chất đó sao. Các lời dạy của ngài có điều gì mâu thuẩn với giáo lý thực tiển của Đức Phật Thích Ca để tăng sinh nầy xuyên tạc. Như vậy, phải nói bài viết chỉ là một sự ghép nối các lời vu khống, mạ lỵ, vô căn cứ, mà kẻ bình dân ít học cũng chưa đến nỗi làm. Một bản văn như vậy mà được gọi là đạt tiêu chuẩn bởi ban giám khảo hay cá nhân ông Giáo Sư Minh Chi, nhất là trong bối cảnh đào tạo tăng tài của Phật Học Viện, là một điều không thể nghĩ bàn được. Nếu ông Minh Chi hay Ban Chấm Thi nói là “đạt tiêu chuẩn” thì có lẽ tiêu chuẩn dành hủy báng và mạ lỵ hay, chứ không sự mạch lạc, trong sáng và phong phú của nội dung lẫn hình thức. Những người như thế mà thành ông cử của Việt Nam thì quả thật là dấu hiệu cho một đại họa cho tương lai văn hóa Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Vì thế chúng tôi có những yêu cầu sau đây để các giới thẩm quyền nhứt là trong ngành giáo dục hay văn hóa lưu tâm cứu xét: * Yêu cầu tăng sinh Huệ phải xin lỗi toàn thể tín đồ Phật Giáo Hòa Hào về các hành vi xúc phạm đối với đạo giáo chúng tôi * Yêu cần Ban Giám Khảo xem lại bài viết về nội dung và hình thức để có nhận xét chính xác hơn về phẩm chất bài nầy, nếu không chúng tôi xem việc chấp nhận bài nầy để chấm đậu theo tiểu chuẩn của Viện Phật Học là một điều sĩ nhục cho quý Ban và Học Viện nói chung. * Yêu cầu Bộ Văn Hóa Giáo Dục nên cẩn thận không để cho các hành vi như thế tái diễn và phải có chính sách tôn giáo thích nghi trong việc soạn thảo chương trình giáo dục và tiêu chuẩn chấm bài. * Yêu cầu các giới chức các cấp hãy lưu ý từ nay về sau trong việc bổ nhiệm tăng sinh Thích Thiện Huệ vào các chức vụ chỉ đạo tôn giáo e rằng phẩm chất thấp kém của các bài viết kế tiếp hay phát ngôn của ông trong các cuộc thuyết trình hay thuyết pháp sẽ gây nên các sự xáo trộn khác trong các cộng đồng tôn giáo trong và ngoài nước. Và điều quan trọng không kém là tránh cho người dân ngộ nhận đây không hẳn là hành động cá nhân mà là một phần chủ trương của Đảng và Nhà Nước. Nếu chính quyền đã thừa nhận Phật Giáo Hòa Hảo là một tôn giáo từ bao nhiêu năm nay có hệ thống đại diện hẳn hòi, thì đây có phải là một chiến dịch chống lại chính sách của nhà nước hay không? Lần nữa chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn quý vị chức sắc có quan tâm đến tiền đồ văn hóa giáo dục của đất nước tránh tái diễn các sự khêu khích xung đột giữa các tôn giáo hay tôn giáo với nhà nước như tăng sinh Huệ đã làm, và để cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo an tâm tu hành, đóng góp vào các công tác từ thiện và lạnh mạnh hóa xã hội mà không bị xuyên tạc một cách vu vơ, đầy ác ý. Trân trọng Hội Trưởng BTS/Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Liên Bang Úc Châu Tăng Văn Ngô Các nơi nhận bao gồm và không giới hạn ở Hệ thống Ban Trị Sự PGHH Hải ngoại Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH trong nước Các tôn giáo bạn và tổ chức hội đoàn Các cơ quan truyền thông