Thấy gì phía sau văn bản số: 052/cv-hvpg. Do hòa thượng thích giác toàn ký.

Thảo luận trong 'Phản ảnh của tín đồ PGHH' bắt đầu bởi Tamtran, 2/5/14.

  1. Tamtran

    Tamtran Administrator


    THẤY GÌ PHÍA SAU VĂN BẢN
    SỐ: 052/CV/HV-PG.
    DO HÒA THƯỢNG
    THÍCH GIÁC TOÀN KÝ.

    TÍN ĐỒ PGHH:
    Nguyễn Chánh K.


    Kính gởi:
    - Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Viện Trưởng Học Viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Cộng đồng những người có tín ngưỡng Tôn giáo.
    - Cộng đồng người tín đồ PGHH có quan tâm đến vấn đề : “Thích thiện huệ”.

    Kính thưa Hòa Thượng,
    Kính thưa quý đồng đạo,

    Ngày 14 tháng 4 năm 2014, nghĩa là sau hơn hai năm cuộc đấu tranh về 57 trang phỉ báng Đức Giáo Chủ, Giáo Pháp, Tín Đồ PGHH xuất phát từ một luận văn phi đạo đức của tăng sinh Thích thiện huệ cùng với sự phê duyệt thúc đẩy vô cảm của HĐ/ĐH.HV-PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh mà người ký tên chịu trách nhiệm là Hòa thượng Thích Giác Toàn với lời phê là LUẬN VĂN ĐẠT YÊU CẦU, giờ đây cũng chính Ông sư nầy lại ký tên trong văn bản số 052/CV.HV-PG để nhận lỗi với Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban Phụng tự Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

    Nội dung văn bản số 052/CV/HV-PG xem qua thì mọi người cũng nhận thấy được những chữ: xin chân thành nhận khuyết điểm, nghiêm túc kiểm điểm nội bộ, bản thân Tăng sinh Thích thiện huệ cần phải tự kiểm điểm, thể hiện tinh thần biết nhận lỗi và sữa lỗi… nhưng ngữ nghĩa thì đại khái là như vậy bởi nó không chứa đựng được một chút thành tâm nào cả cho cái việc tự hối của cả một học viện Phật học tại thành phố Hồ Chí Minh. Những người tín đồ PGHH chúng tôi muốn nói với Hòa Thượng Viện trưởng Học Viện rằng: Chúng tôi những người Phật giáo Hòa Hảo thân côi, thế cút không thể đương đầu với cái thế lực con ông cháu cha của Phật giáo nên ĐÀNH ngậm bồ hòn làm vui vậy thôi! chứ văn bản 052 không chứng tỏ được một sự chân thành nào!

    Thứ nhất: - Cho dù nhìn dưới nhiều gốc độ, thì người thay mặt cho Hội Đồng Điều Hành Học Viện Thích Giác Toàn không thể xem như mình là người không có lỗi gì, không trách nhiệm gì trong việc tạo nên giá trị cho những chữ nghĩa rơm rác của Thích thiện huệ, nói khác đi thì tội lỗi của Thích Giác Toàn chẳng những là đồng phạm như Thích thiện huệ mà lại còn mang tính chất nghiêm trọng hơn nữa là đằng khác.

    Thân là người Điều hành cả một Học viện bề thế mà lại có thể ký một chữ ký vô cảm đến như thế hay sao? Người ta thường cho rằng nền tảng Giáo điều Giới luật của đời sống Tôn giáo còn nghiêm minh hơn cả pháp luật của xã hội đời thường, thế mà “tuy nhiên do sự thiếu sót của nhân viên Văn phòng Học viện đã không xem xét chi tiết nội dung lời phê của Giáo sư hướng dẫn, để báo cáo Hội đồng Điều hành Học viện nên luận văn được thông qua.”, cái lý do đưa ra quả là không thể chấp nhận được, thử hỏi lời phê của giáo sư Minh Chi trên một trang giấy liền trước thì có lẽ nào Thích Giác Toàn lại không nhìn thấy những dòng chữ “Nên tránh phê phán các tôn giáo khác với lời lẽ nặng nề”, mà an nhiên ký bừa vào mấy chữ xác định LUẬN VĂN ĐẠT YÊU CẦU? Hễ cái gì vinh quang, đúng đắn là của cấp trên, còn cái gì sai trật phải chịu trách nhiệm với Giáo hội, với công luận tín ngưỡng Tôn giáo thì đổ hết cho mấy ông Tăng, chú Điệu hay sao? Thưa Hòa Thượng! Nếu quả là như vậy thì những giới điều, giới luật của Tăng đoàn còn thua xa luật pháp đời thường.

    Mới đây, việc chìm chiếc phà Sewol của Hàn Quốc, đúng ra thì người chịu trách nhiệm xa lắc xa lơ trong sự cố chìm phà ấy là Thủ Tướng Chung Hong Won cũng tuyên bố từ chức là xuất phát từ cái gì vậy? Kính thưa Hòa Thượng! Cái hành vi từ chức ấy có phải là xuất phát từ tấm lòng biết hỗ thẹn không thể ngăn ngừa được những tai bay, họa gió. Có phải là xuất phát từ tấm lòng từ bỏ quyền thế khi tâm thức nhận ra rằng mình không xứng với sự kỳ vọng của mọi người. Còn Thích Giác Toàn, một con người không làm tròn trách nhiệm và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trong chủ trương đoàn kết hòa hợp, làm mất đi sự thân hữu giữa các hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam của Giáo hội PGVN, lại xem như không có gì và lại còn được ủy quyền làm người thay mặt cho HVPG? Thú thật với Hòa thượng, chúng tôi những người tín đồ PGHH quá sợ với chữ ký và danh xưng Thích Giác Toàn. Ai dám bảo đãm ông Hòa thượng nầy không ký tên sai một lần nữa và một lần nữa! Tại sao Hòa thượng lại để cho một người sai phạm ký tên tiếp tục lý luận, trút đổ cho người khác mọi lỗi lầm. Tại sao Hòa Thượng hoặc một vị nào khác kh
    ông ký tên trong văn bản 052 nầy? Chắc Hòa thượng không phải quá coi thường cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo của chúng tôi chứ?

    Thứ hai: - Các vị cho rằng: “Đến cuối năm 2012, một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang phát hiện và có ý kiến phản ứng về nội dung bản luận văn của Tăng sinh Thích thiện huệ, tạo nên sự bức xúc, làm rạn nứt về mặt tình cảm giữa một bộ phận tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh”. Khi đọc qua đoạn văn bản nầy, bất luận là ai cũng cho rằng những người “làm rạn nứt tình cảm” là chúng tôi. Những người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo?

    Đây là một lối lập luận ngang ngược không nên có trong một văn bản nhận lỗi như thế nầy, nhất là những người tu hành như quý Hòa thượng! Chúng tôi, những người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phát hiện ra một đứa dại dột châm lữa vào nhà mình, cho dù đứa dại dột ấy là con em của quý vị hay là ai thì cái quyền “la làng” là cái quyền bất khả xâm phạm của chúng tôi phải không Hòa thượng? Chẳng lẽ la lên, bớ làng xóm có kẻ đốt nhà là làm mất đoàn kết, là làm rạn nứt về mặt tình cảm? Im lặng để cho con em các vị chửi bới ông cha mình, chà đạp lên sự Tôn nghiêm của lòng tín ngưỡng Tôn giáo là không làm rạn nứt tình cảm? Tại sao cả một Học viện, trong một văn bản hòa giải (đây là từ ngữ hẹp hòi cho PGHH) mà các vị lại sử dụng những lời phản cảm như vậy? Đúng ra thì các vị nên nói, viết cho đúng thực tế như thế nầy: “ Nhờ một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang phát hiện và có ý kiến phản ứng về nội dung bản luận văn của Tăng sinh Thích thiện huệ, giúp cho Học viện phát hiện những sơ suất trong việc phê duyệt và quản lý bản luận văn…”, nếu Học viện viết được như vậy thì hay biết mấy, phải không Hòa thượng?


    Thứ ba: - (Trong phần 3) Luận văn của Tăng sinh Thích thiện huệ không có giá trị nghiên cứu, và làm tài liệu học tập:

    Các vị viết :
    - Từ trước đến nay, luận văn tốt nghiệp khóa IV (1997 – 2001) Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh của Tăng sinh Thích thiện huệ không có giá trị trong nghiên cứu, làm tài liệu học tập và tham khảo với bất cứ hình thức nào.

    - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh đã nghiêm cấm tất cả Tăng Ni sinh viên của Học viện không được sử dụng luận văn trên để nghiên cứu, làm tài liệu học tập và tham khảo.

    - Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh có văn bản thông báo đến Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần thơ, V/v luận văn của Tăng sinh Thích thiện huệ không có giá trị nghiên cứu, làm tài liệu học tập và tham khảo đối với tất cả Tăng Ni sinh viên trong hệ thống Học viện GH/PGVN.

    Một lần nữa, chúng tôi những người tín đồ PGHH nhắc lại với Hòa thượng là chúng tôi đành phải chấp nhận lời xin lỗi không thật lòng của quý Giáo hội. (bởi thế nào cũng có một vài kẻ trong tư cách lãnh đạo, nếu không phải của nội bộ Giáo hội PGHH, thì cũng có người nhân danh quyền thế chấp thuận lời xin lỗi của các vị dù chỉ là làm màu; điển hình như văn bản 521/CV.HĐ-ĐH do Hòa thượng Thích Đạt Đạo ký tên ngày 10/12/2012, như Hòa thượng biết, đó chỉ là một văn bản gợi ý chưa có một động thái gì có thể xem đó là một lời xin lỗi, vậy mà có kẻ ký tên gởi các cấp trị sự thuộc quyền cho đó là lời xin lỗi của các vị HVPG!)

    Xin hỏi Hòa thượng kể từ khi cái gọi là luận văn của Thích thiện huệ được chấm chọn ĐẠT YÊU CẦU năm 2001 cho đến 2012, cái luận văn ấy được lưu trử tại đâu nếu không phải là tại Thư viện của Học viện? Vả lại cũng theo cách trình bày trong văn bản 521 của Hòa thượng Thích Đạt Đạo thì “sở dĩ luận văn của Thích thiện huệ lọt ra bên ngoài là do khi được chấm chọn tốt nghiệp, Tăng sinh Thích thiện huệ đã photo biếu tặng các thân hữu bạn bè” . Vậy thì Thích thiện huệ đã photo bao nhiêu bản, và tán phát trong phạm vi nào Hòa thượng có biết hay không vậy?


    Cái lệnh nghiêm cấm tất cả Tăng Ni của Học viện cũng như các Học viện thuộc quyền khác có từ khi nào? Nếu mới sau nầy, thì không có các động thái nghiên cứu thì tại sao cấm? Có phải là đã có thì mới cấm phải không? Còn như nếu cái lệnh nghiêm cấm đã có từ trước thì tại sao còn để cho Thích thiện huệ “qua ải” một cách dễ dàng để tới Ấn Độ?


    Thứ tư: - Các vị viết: “Với sự góp ý phản ánh của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo và sự nhắc nhở, khuyến giáo của Học viện, bản thân Tăng sinh Thích thiện huệ cần phải tự kiểm điểm, thể hiện tinh thần biết nhận lỗi và sửa lỗi của một người con Phật trước sự bức xúc của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo”…

    Vậy thì Thích thiện huệ có hành động thực sự tự kiểm điểm, thực sự biết nhận lỗi và sửa lỗi hay chưa? Hay là các điều ấy chỉ tới mức nói suông như thế? Nếu thiện huệ không thực hiện như những gì nêu trong văn bản 052 nầy thì Hòa thượng sẽ làm gì? Chúng tôi dám chắc là Hòa thượng không dám làm gì cả, bởi vấn đề chưa được phân xử đúng tội, đúng người! Cái quyền viết sai, viết chưa chính chắn là của Tăng sinh, cái hậu quả của nó chỉ là bị đánh rớt, vì KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU. Riêng người Thầy, người thay mặt một Hội đồng điều hành chấm chọn thì không được cái quyền viết sai, quyết định trật ấy, phải không Hòa thượng? Thế mà Thích Giác Toàn vẫn là người TM. HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM. Vẫn là PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC thì cách xử lý vấn đề có thõa đáng hay không?

    Nếu đã là như vậy thì cái văn bản số 052 nầy cũng chưa giải quyết được điều gì nếu nó không được kèm theo lời chân thành nhận lỗi của 2 đầu mối chính: Thích thiện huệ và Thích Giác Toàn?

    Chúng tôi đang chờ những lời thật của những người con Phật, chứ không phải là những đãi bôi, chối chạy quanh co, coi thường cộng đồng người có tín ngưỡng Tôn giáo khác như bản văn nầy.

    Kính chúc Hòa thượng thân an, tâm lạc để giải quyết dứt điểm vấn đề đoàn kết Tôn giáo giữa hai nền tín ngưỡng của chúng ta.

    Thánh địa Hòa Hảo, ngày 15 tháng 04 năm 2014.

    TÍN ĐỒ PGHH
    Nguyễn Chánh K.
     

Chia sẻ trang này