TIỂU NGà VÀ ĐẠI NGÃ. “Con người thường hay bị Bản Ngã lôi cuống” Sanh trong thế gian con người thường lấy xác thân của mình làm gốc, nên chỉ sống theo cái Tiểu ngã (cái Ta nhỏ hẹp) do chấp lấy cái ta nhỏ hẹp.. vì thế phải trầm luân trong cái vô-minh tăm tối, tạo sanh ra những tư tưởng sai lầm, đi lần đến hành động tạo nghiệp, rồi từ đó sanh ra muôn ngàn sự khổ nảo! Mà chúng ta nào hay nào biết, chỉ có biết trách cứ và đổ thừa cho hoàn cảnh, chớ nào biết nghiệp khổ bởi là do chính ta tạo ra. May duyên, tốt phước cho chúng ta nay sanh được làm người, lại được có được Phật ra đời dạy chỉ con đường thoát ra cảnh khổ, chúng ta hảy mau nắm bắt cơ hội này không nên chậm trễ mà huốt qua cơ hội tốt, để ngàn đời chúng ta phải hối tiếc… Bởi vì sống siêu thoát, thành Tiên tác Phật cũng do nơi chúng ta, đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh đau khổ cũng do chúng ta mà ra, “Thiên thượng, Thiên hạ, Duy ngã độc tôn” (trên Trời, dưới Đất chỉ có cái Ta là quan trọng) theo chúng tôi thiển nghĩ: lên Trời xuống Đất, thành Tiên tác Phật cũng do chính mình mà đạt được, ngoài Ta thì không ai có thể làm cho mình thành PHẬT được, cái Ta đây là cái Ta trong Đại Ngã (Vô Ngã) lấy tinh thần làm chủ, chớ không phải cái Ta của Tiểu Ngã (Chấp Ngã). Đức Phật chỉ dùng phương tiện dạy cho chúng sanh tu để thành Phật, chớ Phật không thể làm cho chúng sanh thành Phật được. Nói tóm lại, Bản Ngã có hai phần nếu lấy xác thân làm gốc đó là Bản Ngã của Tiểu Ngã, còn lấy tinh thần làm chủ thì là Bản Ngã của Đại Ngã Coi rồi phải thân mình tự trị, Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu. (Giác mê tâm kệ) Lẻ siêu đọa Phật đà chỉ dạy Nghiệp dữ lành người phải tự lo Tự mình ăn mới được no Bắt người khác thế ăn cho là lầm Không hạnh phải tập làm lấy hạnh Không biết tu tự tánh lo tu Chuyễn thân từ Sấu hóa Cù Mình tu không được ai tu cho mình Tội chính bởi do mình gây tội Mê cũng do mình gội hết mê Phật đi Phật biết đường về Mình đi mình lạc ngu mê tại mình (Thanh Sĩ) Một kiếp lên bờ là khỏi khổ Nam nhân chi chí hỡi đâu là (Nghĩ việc huyền ca) Lần này là dịp thoát trần Không tu thì chẳng con lần nào tu (Thanh Sĩ) Hôm nay, chúng tôi xin phân tích thế nào là (Tiểu Ngã), thế nào là(Đại Ngã) theo sự nghiên cứu tìm tòi qua hiểu biết của mình, cầu mong quí đọc giả và chư quí đồng đạo, khi xem qua cũng hoan hỉ cho và nhờ sự bổ chính những chổ còn khiếm khuyết cho đề luận thêm phần phong phú thành thật biết ơn. A- TIỂU NGÃ. “Thế trần tạm giả gạt đời Ta Lướt khỏi sông mê khỏi ái hà”.. (Tỉnh bạn trần gian) Tiểu ngã (Bản ngã chấp lấy cái Ta nhỏ hẹp) lấy xác thân làm gốc nên chỉ sống theo cái phạm vi eo hẹp, ích kỷ, bỏn xẻn, tham gian, sân hận, mê si, nhân ngã.. phân biệt luôn luôn lúc nào cũng muốn cho mình được hơn người, điều do cái Ta nhỏ hẹp sanh ra, lại nữa do cái Ta nhỏ hẹp mà con người phải say đắm trong cỏi đời mộng huyễn. “không biết cuộc đời là giả tạm thân thế lạc luân, của cải gia tài như đám phù vân trước gió, nước bọt mây bèo mau tan mau rã” (Mục chánh định) Cuộc phù vân phú quí nay mai Luân với chuyễn dời qua đổi lại (Giác mê tâm kệ) a)- Tiểu ngã (là Bản ngã chấp cái Ta nhỏ hẹp) Cái TA đối với bản thân: Ai cũng muốn cho bản thân ta,”được sang thêm lên, được giàu thêm lên, được sung sướng thêm lên, nghĩa là những ý định hoàn toàn nhỏ nhen thấp thỏi” (lời của Đức Thầy) không muốn ai hơn mình, nếu ai có hơn mình thì sanh lòng tật đố, thua mình thì khi dể, xem thường, nếu đạt được như ý mình thì sanh tự cao, tự đại, không được như ý mình thì sanh ra bực tức ưu phiền, nên phải chịu khổ đau!!! Dục thường vì xác thân khởi sướng Tà là do vọng tưởng gây ra. Cả hai đều thứ mắt lòa Lại gần thì thấy hại xa khôn lường. (Thanh sĩ) b)- Cái TA đối với con vợ: Luôn luôn lúc nào cũng muốn mình có vợ đẹp con xinh, tất cả điều phải thuận theo ý mình, không muốn có người nào được như mình, ai được hơn mình thì sanh lòng ganh ghét, ai không được như mình thì đem dạ cười chê, nếu được thì vui mừng say đắm, bảo thủ gìn giữ không buông nó được, nên bị nó trói buột, trái lại không được thì sanh ra ưu phiền bực tức, nên phải chịu đau khổ!!!. Nào vợ đẹp hầu xinh là lụa Không được thì bực tức ưu phiền (Khuyến thiện) Cha mẹ chết con rơi nước mắt Con chết thì cháu chắc khóc ròng Vợ thì chan chứa vì chồng Chồng thì vì vợ đôi dòng lụy rơi Nước mắt ấy từ đời vô thỉ Bốn biển to đem ví không bằng Sanh ly tử biệt vô ngằn Dây oan đáng sợ nợ trần đáng ghê (Thanh sĩ) c)- CÁI TA đối với nhà cửa: Ai ai cũng đều muốn mình được có nhà cao cửa rộng, đầy đủ các tiện nghi, không muốn ai hơn mình, nếu ai hơn mình thì ghanh ghét, thua mình thì khinh dể, đạt như ý mình thì say đắm nên bị nó trói buột không giải thoát được, trái lại không như ý mình thì thất vọng rầu buồn khổ nảo!!! Mảng điểm tô huy hoàng nhà cửa Ai khốn cùng để mặc Đất Trời xây (Trao lời cùng ông Táo) d)- Cái TA đối với tiền bạc: Người nào cũng muốn có tiền bạc cho thật là nhiều đặng ăn xài cho thỏa mãn ý muốn của mình, nếu đạt như ý muốn của mình thì sanh ra say đắm bảo thủ, sợ bị trộm cướp, lo sợ kẻ nghèo khó vay mượn không trả, ngày lẫn đêm nôm nóp lo sợ không muốn ai hơn mình, ai nhiều tiền hơn mình thì ghanh ghét, nghèo túng thua mình thì xem thường khi dể không lúc nào được yên ổn tinh thần, luôn bị nó xỏ mũi điều khiển không được thong thả tự do, trái lại không được như ý mình thì bực tức ưu-phiền, vì vậy mà phải chịu khổ nảo!!! Thân ham sướng muốn tiền của đến Đặng ăn xài cho phỉ tấm tình (Giác mê tâm kệ) Mà đời nay theo nó liên miên Chử tài của khổ riêng một kiếp Bị tội cướp nào ai có tiếp Mà đời nay chúng cứ mãi làm (Giác mê tâm kệ) Tham chi giả tạm của tiền Như chim vào lưới xích xiềng trói thân (Hoài cổ) e)- Cái TA đối với danh vị: Trong cuộc sống ai cũng muốn cho mình đạt được tột đỉnh công-danh, rồi cứ tranh đua, không muốn ai hơn mình, ai đạt cái danh cao hơn mình thì sanh tâm oán ghét, ai thấp hơn mình nên chà đạp không kể, nếu đạt được như ý mình thì hiu hiu tự đắc.. xem thiên hạ chẳng ra gì, khiến bị nó ràng buộc cứ lẩn quẩn mãi không thoát ra được, không đạt được thì thất vọng đau buồn, hận khổ!!! Tham công danh quên chử sanh thành Mến phú quí quên câu dưỡng dục (Giác mê tâm kệ) Phú quí tạo đời thêm mệt xác Tham danh phế đạo trí đâu yên (Luận việc tu hành) f)- Cái TA đối với lợi nhuận: Trong sự tranh đua ai cũng muốn dành phần thắng lợi, trong làm ăn thu nhập ai cũng muốn được lợi to, không muốn người nào thu lợi bằng mình, thấy người nào thu lợi nhiều hơn mình thì sanh lòng đố kỵ, lợi ít hơn mình chê cười nhạo báng, nếu đạt được như ý muốn của mình thì mừng vui phấn khởi, nó trói buộc không giải thoát được, trái lại không đạt được như ý mình thì thất vọng khổ đau!!! Khắp thế giới binh lương cụ túc Quyết tranh giành quyền lợi xé xâu nhau Cho nhơn sanh tuông giọt máu đào Lòng bác- ái động tình rơi nước mắt (Trao lời cùng ôngTáo) g)- Cái TA đối với tình yêu: Dù nam hay nữ cũng đều muốn cho mình có được một người tình vừa ý, trai tài gái sắc, để phục vụ cho mình thỏa ý, không muốn một ai xen vào, kẻ nào xen vào thì ghen tương thù hận, nếu được một mối tình chung thủy thi say đắm mê ly gây thành nghiệp ái, phải chịu luân hồi trong sanh tử mãi mãi không thoát ra được, trái lại nếu bị người tình phụ bạc, thì thất vọng tương tư, phát bệnh tâm thần, ngồi đứng không yên, ngủ ăn chẳng đặng, lúc chết thành quỉ ma phá đời, thật là đau buồn khổ hận!!! Tình trường đầy dẫy thi- hài Lạ gì chẳng biết những bài học xưa (Cảm tác) Trôi lăn trong khúc ái hà Sình lên xộp xuống kể ra sao cùng (Thanh sĩ)h)- Cái TA đối với người và vạn vật: Trong đời ai cũng muốn mình cái gì cũng hơn người, giàu sang ,sung sướng, sáng suốt, danh lợi, quyền tước vợ đẹp con xinh, nhà cao đất rộng.. phương tiện đầy đủ hơn người, mới ưng bụng, ai hơn thì sanh lòng ghanh tỵ, ai kém hơn thì miệt thị xem thường, tâm luôn phân biệt dưới trên, thượng, hạ.. sống chỉ biết có mình, không cần biết đến ai, ích kỷ hại nhân, tham lam, bỏn xẻn, thất thời sanh ra nịnh bợ, được thời ra tay hạ sát, chỉ biết sống chấp cái củaTa, thân của Ta, con vợ của ta, nhà cửa ruộng vườn của ta, tiền tài vàng bạc của ta, vì cái Ta ấy họ có thể vì mình vì gia đình của mình, vì một nhóm người của mình, vì quốc gia dận tộc của mình, mà gây tai hại cho kẻ khác.. thế nên kẻ khác mới gây đau khổ đến mình, đối với loài sanh vật cũng vì thức ăn của ta mà ta sát hại chúng một cách quá đáng, nên gây tạo thành nghiệp oan oan tương báo phải luân hồi đền trả. Nói tóm lại, chúng sanh thù oán, ăn nuốt lẩn nhau cũng vì sống trong cái ta nhỏ hẹp, phân biệt nhân ngã, người với vật, đời sống bất công, nên kết thành nghiệp oan,oan tương báo phải luân hồi, đền trả.. Rồi phải chịu cảnh hiệp tan khổ hải!!! Ác thứ mười đoạn chót mê si Nguyên tăm tối từ hồi vô thỉ Màn vô-minh che mờ tâm trí Nên thường khi nhận ngụy làm chơn Lo huyễn thân vật chất kém hơn Chẳng tìm biết tinh thần đạo đức Dệt lưới nghi đeo điều phiền phức Bịn rịn đời cực khổ tang thương Khi nói làm ít chịu suy lường Mãi phạm tội nên rằng nghiệp ác (Khuyến thiện) B- ĐẠI-NGà “Thân ta, ta chẳng tiếc chi Miểng cho bá tánh nạn gì cũng qua”Đại ngã (Bản ngã): Tinh-thần làm chủ, là cái Ta rộng lớn cũng gọi là Vô ngã “Cần hiểu cái lý vô ngã của nhà Phật hảy “rán sức thi hành thì sẽ có Thầy ủng hộ”(lời của Đức Thầy) Con người thường hay sống theo cái ta nhỏ hẹp, lấy xác thân làm gốc, hay bồi bổ săn sóc nó, nên gọi nó là (bản ngã) của cái (Tiểu ngã) như đã trình bày ở đoạn trên, tiếp theo xin phân tích ý nghĩa về cái Đại Ngã. Đại ngã là gì? Đại ngã nghĩa là sống theo cái Ta rộng lớn lấy tinh thần làm chủ, là Bản ngã (linh-hồn) Sống trong cái tình yêu Vô ngã, không chấp lấy cái Ta nhỏ hẹp, xin quí vị hảy xem qua bài thi của Đức Huỳnh Giáo Chủ nói về tình yêu. Ta có tình yêu rất đượm nồng Yêu đời yêu lẫn cả non-sông Tình yêu chan chứa trên hoàn-vũ Không thể yêu riêng khách má hồng --- Nếu khách má hồng muốn được yêu Thì trong tâm trí hảy xoay chiều Hướng về phụng sự cho nhơn loại Sẽ gặp tình ta trong khối yêu --- Ta đã đa mang một khối tình Dường như thệ-hải với sơn-minh Tình yêu mà chẳng riêng ai cả Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh Qua bài thi trên là xuất phát từ tinh thần Vô ngã vị tha, chan chứa đầy tấm lòng Từ-bi, Bác-ái, cái tình yêu siêu thoát không đắm nhiểm vương mang tình trường. Đây là cái tình yêu của Đại ngã, vượt ra ngoài cái Tiểu ngã nhỏ hẹp, đây là cái tình yêu của bậc Đại- Giác, của chư Phật, chư BồTác… a)- Đại Ngã (Bản Ngã do tinh-thần làm chủ) sống theo cái Ta rộng lớn, nghĩa là tinh thần Vô Ngã Vị Tha. Hồn chủ xác là tồn tại mãi Xác chủ hồn là hoại diệt luôn Chìu theo sở dục ngông cuồng Chỉ mau hủy kiếp vô thường ích chi (Thanh Sĩ) Đối với bản thân xét thấy rằng nó là giả hợp do: Đất, Nước, Gió, Lửa hiệp thành sớm muộn gì nó cũng tan rã, quán xét như thế nên không bồi bổ săn sóc nó quá mức, chỉ dùng thân làm phương tiện để tu hành và làm lợi lạc cho nhơn loại chúng sanh mà thôi, nếu như ta được trí tuệ sáng suốt, thì làm cho chúng sanh tất cả điều được trí tuệ sáng suốt như mình không ích kỷ, nếu ta sống trong giàu sang lấy sự giàu sang làm phương tiện giúp cho người nghèo khổ được no ấm, nếu được như thế thì sướng vui hạnh phúc biết mấy, ta cũng đem niềm sướng vui hạnh phúc đến với toàn thể nhơn loại chúng sanh. Nói tóm lại chúng ta luôn luôn sống trong tinh thần Vô ngã, Vị tha sống thân tâm nhàn-toại, an-lạc chẳng nảo-phiền.. Thân Ta dầu lắm đoạn trường Cũng làm cho vẹn chử thương nhơn loài (Cảm tác) b)- Đại Ngã (Vô ngã) đối với gia đình: không cần đến vợ đẹp con xinh, sống thuận nghịch vẫn thản nhiên, không vướng bận nảo phiền, sống tự tại an nhiên, không con vợ cá nhân, tình thương chung nhơn loại, không bận bịu thê nhi, sống hoàn toàn bác-ái, không ích kỷ cá nhân, khỏi ghen tương thù hận, khỏi ai giận ai hờn sống giải thoát an vui… Tình yêu con đem đi yêu chúng Tánh lo tư để dụng lo công Tất nhiên cùng Phật một lòng Mê không thể có, tội không thể làm (Thanh- Sĩ) c)- Đại ngã (Vô ngã) đối với vật chất nhà cửa, vườn ruộng: Sống trong cái tinh-thần Vô-Ngã đối với nhà cửa đều là một phương tiện, chớ nó không phải là cứu cánh, bởi vì vạn vật vốn vô thường, có rồi lại hườn không, xét thấy như vậy nên không say đắm an phận thủ thường, “lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh” nếu có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng phì nhiêu, thì lấy đó làm phương tiện để giúp ích cho đời, không ích kỷ cá nhân, sống đời luôn hỷ lạc… Đừng khi nhà lá chòi tre Nhà săn cột lớn bù xè hay ăn (Sấm giảng Q1) Cơm rau đở bụng đói Nhà cửa che nắng sương Người đời thường biết đủ Phiền nảo khỏi vấn vương Thích Ca còn phế tước hàm Đài cao cửa rộng mà ham tu hành (Thiên lý ca) d)- Đại ngã (Vô ngã) đối với tiền bạc: Xét rằng tiền bạc nó không bao giờ ở yên một chổ, nay tay nầy, mai ở tay kia, xét như vậy nên chúng ta không mong cầu say đắm, không nhứt thiết đời sống phải có tiền mới được, nếu có ta chỉ dùng nó làm phương tiện cho mình và đem giúp ích cho mọi người, đó là chúng ta biết sống trong tinh thần Đại ngã, Vị tha, “có thì ta xài, không thì ta nhịn, can gì phải bày mưu, tính kế chiếm đoạt của kẻ ngoài, của là của chung trong thiên-hạ; đời ta còn, nó còn; đời ta mất nó mất” đặng vậy trong cuộc sống của ta mới được nhàn toại, không bị nó ràng buộc hoàn toàn an-nhiên tự toại giải-thoát… Dòng đời xuôi ngược đảo điên Đều do cái thứ bạc tiền mà ra Trâu bò thi bị người xõ mủi Người thì tiền bạc cởi trên lưng Trâu bò chỉ khổ xác thân Người thì xác thịt tinh-thần khổ luôn Khổ đến chết không buông được nó Vậy nhiều người lấy đó làm vinh Tiền xem trọng, nghĩa xem khinh Đời nay thế giới chỉ tin đồng tiền Tiền là bạc xin đừng nên trữ Nay tay này , mai ở tay kia Đừng vì tiền phải rẽ chia Gây ra máu đổ đầm đìa khắp nơi Mình chủ nó là đời tồn tại Nó chủ mình là mất tự do Làm ra để giúp để cho Chớ đừng làm ,để bo bo giữ đời Đem giúp đở cho người không mất Cứ bo bo giữ cất không còn Vật mòn biết dụng chẳng mòn Tiền đừng nên bạc ,nên tròn nghĩa nhân e)- Đại ngã (Vô ngã) đối với danh vị quyền tước: Xét thấy từ cổ chí kim không có danh vị quyền tước nào mà tồn tại mãi, nó luôn thay đổi hết thế hệ này rồi sang thế hệ khác, biết bao ngôi vương bá, biết bao danh tướng, cuối cùng hai bàn tay trắng ra đi để lại thế gian muôn vàng tiếc hận, nên xét thấy sự đổi thay như vậy mà ta không tham đắm, lại nữa sống trong cái tinh-thần Đại-ngã vị tha, dù có danh vị đó cũng là phương-tiện giúp đời để tế thế an dân, không lấy đó ,làm cứu cánh của đời sống cá nhân, không tranh ngôi vị, không lụy tước quyền, không làm phiền ai cả, sống đời thong thả, Vô ngã vị tha, tâm tánh an-hòa, biến cỏi ta-bà, hóa thành cực-lạc ... Mình vàng thái-tử ngôi còn bỏ Vóc ngọc đông-cung tước phế liền Xem đó hỡi người mau lập chí Tu hành khá nhớ giữ cho nguyên (Luận việc tu hành)f)- Đại ngã (Vô ngã) đối với lợi nhuận: Sống con người hay say mê trong lợi nhuận, đó là sống theo cái Tiểu ngã nhỏ hẹp của đời thường, còn sống theo cái tinh thần Đại Ngã vị tha, là đem cái phước lợi cho toàn thể nhơn loại chúng-sanh, không sống vì lợi ích cá nhân, không tham lam, không ích-kỷ, không bảo thủ, sống luôn giúp đở và bố-thí cho đời, nên thân tâm luôn được nhàn toại yên vui, thong dong, tự-tại, không bị buộc ràng, giải thoát hoàn toàn, không còn sanh tử... Xa nơi tranh đấu lợi danh Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau-tria Gắng công trì niệm sớm khuya Thân tuy còn tục tâm lìa cỏi mê (Khuyến thiện) g)- Đại ngã (Vô ngã) đối với tình yêu: Sống trong Tiểu ngã thì có tình yêu cá nhân, tình yêu này là thứ tình yêu sống trong say mê.. rồi nó sẽ đi đến thù hận ghen tương và oán ghét khi nó đổ vở, trái lại tình yêu sống trong cái Đại ngã là thứ tình yêu rộng khắp “nó rất thâm-huyền, quảng-hượt, cái tình ấy nó không bến, không bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng-tộc, nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ các tầng lớp đẳng cấp xã-hội, chỉ đặt vào một: nhân-loại chúng-sanh” (lời của ĐứcThầy) đó là cái tình Từ-Bi Bác-ái của bậc đại Giác, luôn sống trong cái tinh-thần Vô ngã (không chấp cái Ta) nếu ai mà sống được trong cái tinh-thần như vậy, thì đâu có còn cái phân biệt nhân ngã, không còn thù hận ghen tương, nên không còn cái gì để vướng bận, hoàn toàn tự toại giải-thoát, sống trong đời mà chẳng bị tình đời trói buộc... Nên đem cái tình thương yêu nhỏ hẹp Đổi lại tình thương rộng khắp muôn dân Cái tình thương giả dối đổi ra chân Thương người thể như thương thân mình vậy Thương để cứu đừng nên thương để hại Thương thanh cao đừng thương thói đê hèn Đời tối đen tình thương ấy là đèn Đời đau khổ tình thương trên tất cả Có tình thương xã-hội đời thong thả Không tình thương khiến thiên-hạ đảo điên Cái tình thương có sức mạnh vô-biên Xoay thời loạn ra thời yên trị được Cái tình thương chuyễn họa thành ra phước Người hòa vui nhờ được có tình thương Cái tình thương ấm áp như thái dương Tình thương thể như nước nguồn mát mẻ Đời ví như đứa hài nhi mới đẽ Tình thương là sữa mẹ để nuôi thân Thời đại nào tình thương cũng thiết cần Tình thương mất người không tồn tại được Dân tộc mạnh tình thương không mất nước Tình thương nhau phai lợt khiến thê lương Thật tình thương đem đặt giữa chiến trường Chiến trường ấy máu xương không còn đổ Thật tình thương đặt giữa cơn gây gỗ Gây gỗ kia tức khắc trở nên hòa Thật tình thương đặt trong tánh nguời ta Người ta ấy hóa ra BồTát ,Phật Nếu tình thương mà lòng người để mất Thì người cùng thú vật khác nhau đâu Sống chung nhau ở trên quả địa-cầu Nên mở rộng cái tình thương chơn thật. (Thanh-Sĩ) h)- Đại ngã (Vô ngã) đối với người và vạn-vật: Sống trong cái tinh thần Đại ngã là không còn phân biệt loài người và tất cả chúng sanh, Kinh Kim Cang Phật cho biết: “nhược hửu Bồ-tát nhân tướng, ngã tướng, thọ giả tướng chúng sanh tướng, tất phi Bồ-tát” Nghĩa là Bồ-tát mà còn cái tướng ta, tướng người, tướng thọ hưởng, tướng chúng sanh… thì không phải là Bô-tát . Như vậy sống trong cái tinh-thần Đại ngã (Vô ngã) đối với tất cả nhơn-loại chúng-sanh phải sống với cái tinh-thần bình-đẳng , với Đức tánh Từ-Bi-Hỉ-Xả “ Dỉ Đức Hiếu Sinh, Khoan-Hồng Đại-Độ” Nghĩa là phải biết tôn trọng mạng sống của muôn loài, vạn-vật.. lấy Đức để tha-thứ khoan-dung và rộng độ. Nếu sống với tinh-thần như vậy chúng ta sẽ được an nhiên tự tại, dứt sạch các chướng-nghiệp hoàn toàn siêu thoát khỏi luân-hồi sanh-tử. Tuy thân ở tục nhưng lòng tại ngoại… Muốn đặng thành Thần với Thánh, Tiên Kỷ xem cỏi thế thấy kia liền Cư trần bất nhiểm là người Thánh Lẫn tục đừng mê chứng bậc Hiền. (Luận Việc Tu Hành) Kết Luận: Trong đề luận phân tích về hai yếu tố Tiểu Ngã và Đại Ngã, qua đó cho ta thấy rằng: sống trong cái Tiểu Ngã sẽ đem đến cho ta những phiền toái ràng buộc ở nơi nhỏ hẹp, mãi gây ra oan khiên nghiệp chướng để phải luôn gánh chịu những nổi khổ trong sanh tử luân-hồi! Còn sống với tinh-thần Đại Ngã (Vô Ngã) chúng ta sẽ vượt qua mọi đố kỵ, chấp trước .. nên tâm ích kỷ tham lam, sân nộ, mê si được dứt sạch, lòng phân biệt nhân ngã đoạn diệt, luôn sống trong tinh-thần bình-đẳng, với Đức tánh Từ-Bi-Hỉ-Xả, giàu lòng Bác-ái, vị-Tha.. Bồ-Đề tâm rộng mở đoạn tuyệt phiền nảo chướng, không còn thế sự ràng buộc. hoàn toàn an nhiên tự-tại, hiển nhập lý vô sanh, siêu việt tam giới gia.. quả bất thối đâu xa? Lời văn thô ý kiến chẳng cao Nội quang cảnh tâm vô kỳ vật Đường đạo đức bước đi từ nấc Ngoại quan hình bất chấp kỳ hình Phải bền lòng chặt nẻo sắt đinh Rán kiếm chổ bất sanh bất diệt Chúng sanh mê nên đem pháp thuyết Giải thoát rồi pháp bất khả dùng. (Diệu Pháp Quang Minh) Lời cuối kinh chúc quí đọc giả và chư quí đồng đạo thân tâm thường lạc, bồ-đề tâm phát khai, sớm thành tựu đạo quả. NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT NAM-MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT HỒNG LIÊN CƯ SĨ CẨN BÚT * Những chữ NGHIÊNG màu NÂU là lời của ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PGHH.