TRAO ĐỔI ĐẠO PHÁP (Riêng trả lời với Cháu Tím, Thánh Địa Hòa Hào) Đồng đạo thân mến, Rất hân hạnh được đồng đạo thuộc thế hệ kế thừa đưa ra vài suy nghỉ về các ẩn từ trong bước đường tu học…Đây là những ý nghĩ hết sức mới lạ và dộc đáo mà từ trước đến nay hầu như chua có… kể cả trong hàng ngũ trí thức lão thành trong đạo cũng ít ai quan tâm hay nghĩ tới… Xin được mạo muội trình bày, phân tích theo sự nghiên cứu và thấy hiểu từ cá nhân, đây cũng là sự gợi ý cho các thế hệ nối thừa có cơ sở tham khảo và bổ túc thêm lên. Dưới đây là nội dung của các nghi vấn. I.- Sứ Mạng là gì? II.- Đại ý nội dung bài Sứ Mạng và Vai trò của Đức Thầy? III.- Lý do vì sao Đức Thầy không viết bài Sứ Mạng ngay ở thời điểm khai sáng mối đạo, tức ngày 18/5 năm Kỷ Mão, 1939… mà lại để đến ngày 18/5 năm Nhâm Ngũ, 1942. Ngài mới viết Sứ mạng tại Bạc Liêu, cũng như quyển IV (quyển Tôn Chỉ Hành Đạo) Ngài mới viết ra vào năm 1945? IV.- Là người tín đồ PGHH, nếu họ hoàn toàn không giữ được một vài đìều nào trong tám (08) Điều Răn Cấm thì có tội gì? Va ngược lại, người giữ gìn được trọn vẹn sẽ hưỡng được gì? I.- Sứ Mạng là gì? Định nghĩa từ ngữ. SỨ: - Người vâng lệnh của bề trên, cấp trên để thực hiện việc gì. - Quan chức được cử đi nước ngoài để giải quyết công việc đối ngoại theo mệnh lệnh của nhà Vua hay Chính phủ… chẳng hạn như Đại sứ, Công sứ .v.v… MỆNH (Mạng): - Sai khiến hoặc gọi, bảo.v.v… Vậy, Sứ mạng (Mệnh) là mệnh lệnh của thượng cấp, của nhà Vua hoặc của Trời (có tính thiêng liêng) sai bảo, giao phó để làm công việc gì. Ở đây ta phải hiểu rằng: Đúc Thầy của chúng ta được sắc lệnh của hai vị Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A Di Đà và Đức Ngọc Đế (Thiên Đình) thị hiện xuống trần mở đạo cứu đời trong thời kỳ Hạ ngươn Mạc pháp, như Ngài đã từng xác nhận: “Ta thừa vưng sắc lệnh Thế Tôn, Khắp hạ giái truyền khai Đạo pháp.”… Hoặc: “Ta thừa vưng sắc lệng Ngọc Tòa, Đền Linh Khứu sơn trung chịu mạng”… Với Đức Phật A Di Đà: “Muốn tu tĩnh nay đà gặp cuộc, Đức Di Đà truyền mỡ Đạo lành. Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh, Ra sắc lệnh bão Ta truyền dạy.”… Và với Đức Ngọc Đế: “Bởi vưng sắc lệnh Thiên Đình sai Ta,”… Hay: “Cúi đầu tâu lại Cửu trùng, Ngọc Hoàng ban chiếu Lão Khùng giáo dân.”… II. - Đại ý nội dung của bài Sứ Mạng về Vai trò của Đức Thầy? Đại để có hai phần chánh. -Thứ nhất: Nói về nhân thân, tiểu sử... Đức Thầy muốn nhấn mạnh Ngài là người xuất thân từ gốc Việt, cho nên dù có phải trãi qua nhiều kiếp chuyển sinh ở hải ngoại cũng chỉ vì mục đích để tiếp thụ các phong tục, tập quán và nền văn hóa, văn minh của mỗi nước trên thế giới, hầu để kết tinh hài hòa về triết lý nhân sinh và nền chân lý đạo học, nhưng rồi Ngài vẫn khẳn định: “Ai liễu đạo ở quốc độ nào thì cũng phải trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân”…và rõ ràng khi đã công viên qủa mãn, Ngài đã thành đạo chứng qủa, tất nhiên Ngài phải thị hiện xuống đất nước Việt Nam để: “Vì thể lòng từ bi bác ái cùng thù đáp những linh hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp ta nương cậy tu hành”… -Thứ hai: Ngài chỉ rõ đây là thời cơ tận pháp, thời kỳ cuối cùng của một thế giới cặn bã ô trược đầy tội ác mà lý Thiên Đình xét thấy cần phải giũ sạch, ví như một lu nước chứa đầy cáo bẳn cần phải xúc bỏ, để thay vào nước trong sạch. Nghĩa là một cuộc thanh lọc đổi đời, để chuyển sang một thái cực khác, một thế giới khác thanh cao hơn, văn minh hơn cả về nhân sinh quan, thế giới quan. Đó là đời Thượng ngươn Thánh đức có hội Long Vân (hội Rồng Mây) có Thánh vương (Minh quân) xuất hiện để trị vì thiên hạ, đem lại kỷ cương, trật tự của một thế giới thái bình, an cư lạc nghiệp cho nhân loại chúng sinh, như lời Đúc Thầy đã bảo: “Khắp thề giới cửa nhà tan nát, Buồn xóm làng thưa thớt quạnh hiu. Bấy lâu nay nuôi dưỡng chắc chiu, Nay tận diệt lập đời trở lại. Khấp lê thứ biến di thương hải, Dùng phép mầu lập lại Thượng ngươn.”… Hoặc: “Thượng ngươn hồi phục là ngày an cư.” Và: “Ngày hằng mong lập hội Rồng Mây”…v.v… Đồng thời còn lập hội Long Hoa có Đức Phật Di Lạc ra đời để chính thức tiếp nhận cương vị là đấng vị lai Phật (trong Tam Thế Phật). Ngài ngồi dưới cội Long Hoa thuyết ba tràng pháp cứu độ vô số chúng sanh đắc thành chánh quả, như Đức Thầy của chúng ta đã hơn một lần giục thúc: “Khuyên kẻ thế hướng thiện quày đầu, cải tà qui chánh, thì mới mong Thiên đình ân xá bớt tội căn, để kiếp đến Long Hoa chầu Phật. Trước biết rõ luật trời thưởng phạt, cùng hữu duyên nghe Phât Pháp nhiệm mầu, kiến diện bậc chơn sư tu hành mau đắc qủa. Sau làm dân Phật quốc, hưởng sự thái bình’… và: “Lập rồi cái hội Long Hoa, Đặng coi hiền đức được là bao nhiêu”… “Trở chân cho kịp Long Hoa, Long có mặt ấy là hiền nhân.”… Tóm lại như trên đã nói, Đức Thầy đã xác định rõ rằng: Ngài đã được sắc lệnh của hai vị Phật Tổ và Đức Ngọc Đế xuống trần để thực hiện sứ mạng trong thời kỳ chuyển tiếp nầy. III.- Lý do vì sao Đức Thầy không viết bài Sứ Mạng ngay ở thời điểm khai sáng mối đạo, tức ngày 18/5 năm Kỷ Mão, 1939… mà lại để đến ngày 18/5 năm Nhâm Ngũ, 1942. Ngài mới viết Sứ mạng tại Bạc Liêu, cũng như quyển IV (quyển Tôn Chỉ Hành Đạo) Ngài mới viết ra vào năm 1945? - Có mấy lý do sao: 1)- Hoàn cảnh không cho phép Đức Thầy và bổn đạo tiếp cận với nhau bởi chính sách kìm kẹp qúa gắp gao của chính quyền đương cuộc Pháp. Thật vậy! Chúng ta hãy kiểm chứng thời gian kể từ năm 1939 đến cuối năm 1941, tuy Đức Thầy chính thức công bố khai mở mối Đạo, nhưng xét vì cái chính sách đàn áp, phong tỏa qúa gắt gao của bọn cầm quyên đô hộ Pháp. Họ luôn tìm đủ mọi cách để ngăn chặn không cho Ngài được tự do truyền bá, khuếch trương mối đạo vì chúng nó rất sợ uy thế và ảnh hưởng qúa lớn của ngày, bằng chứng chỉ trong thời gian rất ngắn mà Ngài đã thu hút hằng triệu tín đồ kính phụng và phát nguyện qui y vào đạo, bên cạnh đó thì các phong trào bài ngoại, yêu nước đã và đang rầm rộ nổi lên trên khắp cả nước. Cho nên khi được giấy phép đi Bạc Liêu… trong lúc đoàn xe trên đường hành trình khi đến Cần Thơ thì bọn chúng chặn lại với lý do mà chúng viện vẫn là (Thần kinh của Ngài có vấn đề?) thành thử theo lệnh của cấp trên là phải đưa Ngài ra Chợ quán để xét nghiệm điều trị, nhưng thật chất ở đây ai cũng điều thấy rõ đó chỉ là các cớ để cầm chân, cắt hết mối liên hệ giữa Đức Thầy với bổn đạo mà thôi. Chính vì vậy mà trong giai đoạn nầy Đức Thầy cũng chỉ thực hiện công cuộc hoằng pháp độ sinh dưới hình thức bán công khai, Ngài còn xử dụng phương pháp hư hư, thực thực… khi thì gỉa khùng, lúc lại gỉa điên không ngoài mục đích che mắt chánh quyển thuộc địa như Ngài đã thổ lộ: “ Ta mắc lánh tà Tây đa sự, Làm điên khùng cũng tự lẽ ni.”… Ngoài ra, Đức Thầy còn nói rõ hơn qua các trích đoạn sau đây trong bài Sứ Mạng và lời nói đầu của quyển VI (quyển Tôn Chỉ Hành Đạo): “Vẫn biết đời Lang sa thống trị phép nước nghiêm hình dân chúng nếu yêu thương sẽ lắn điều hiềm khích”… hoặc “Năm năm trường xa cách, cái chính sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp làm cho Tôi không được gần gủi các người hầu giải bài tường tận Tôn Chỉ Hành Đạo của Tôi”… đó là tình huống trở ngại khó khăn mà chắc trong chúng ta ai ai cũng điều thấy rõ. 2)- Tình hình thuận lợi từ năm 1942 trở đi. Như chúng ta điều biết, từ năm 1942 cục diện chính trị trong nước nói riêng và thế giới nói chung đã có nhiều biến chuyển và thay đổi rất quan trong. Địa vị thống trị của Pháp ở Đông dương đang bị lung lay. Quân đôi Nhật (năm trong trục Tam Cường) đã và đang tung hoành xâm lược các nưóc Á châu và rồi đảo chánh Pháp tại Việt Nam. Mặc dù đất nước chúng ta có lúc phải lâm vào tình trạng “một cổ hai trồng” Nhưng dù sao đây cũng là cơ hội rất thuận lợi cho các tổ chức chính trị yêu nước và cũng như các Tôn giao (những lúc giao thời), tranh tối, tranh sáng giữa Nhật - Pháp) củng vùng lên để tranh giành Độc lập - Chủ quyền cho quê hương Tổ quốc và Tự do tín ngưỡng cho các Tôn giáo. Đây chính là thời điểm thuận lợi và cũng là lúc niền tin và trình độ thấm nhuần chân lý Phật pháp của người tín đồ đã đạt đến độ chính mùi, nên Ngài mới chính thức đưa ra lời Sứ Mạng, và hằng loạt các Pháp môn hành đạo khác để cho mọi ngưới áp dụng thực hành. Và cũng nên ghi nhận thêm rằng từ năm 1942 Đức Thầy không còn đóng vai, hay sử dụng các danh xưng khùng, điên nữa mà Ngài chỉ dùng danh hiệu như Tăng sĩ hoặc chính thức là Thầy để xác định một khúc quanh thử thích đầy nghiệt ngã đã qua như trong bài Huấn Lệnh Ngài đã nói rõ: “Hởi tất cả Thiện nam, tín nữ! Ngày mà chúng ta chịu khổ dưới gót dày của người Pháp và bọn quan lại hung tàn dã vừa qua. Kể từ nay Tôn giáo của chúng ta sẽ được tự do truyến bá”… Tóm lại, tất cả những sự kiện vẫn luận trên đây là lý do để trả lời nghi vấn. IV.- Là người tín đồ PGHH, nếu họ hoàn toàn không giữ được một vài đìều nào trong tám (08) Điều Răn Cấm thì có tội gì? Va ngược lại, người giữ gìn được trọn vẹn sẽ hưỡng được gì? 1)- Đây là nh ững giới luật căn bản để răn dạy, cấm đoán không được làm đối với người tín đồ khi đã phát nguyện qui y vào đạo… Đức Phật Tổ thì có Tam qui Ngũ giới dành cho người tín đồ khi nhập môn cũng như đạo Thiên chúa giáo thì có mười điều răn của Chúa v.v… Nếu suy rộng ra như một đất nước mà không có Hiến pháp, Pháp luật thì không đủ yếu tố cấu thành một Quốc gia được… bởi Hiến pháp, Pháp luật và nền tảng thiết lập trật tự, kỷ cương cho mỗi người dân phải tuân thủ thực hiện để trở thành công dân tốt và hữu ích cho xã hội nhân quần. Do đó, một Tôn giáo mà không có Tôn chỉ - Giáo luật thì không thề gọi là một tôn giáo được, vì nó là khuôn mẫu, là phương châm dẫn đưa người tin đồ đi đến con đường lành thiện giải thoát. Cho nên đã mệnh danh là người tín đồ mà không giữ được giới qui hoặc một vài điều răn cấm thì phải xem người ấy hoàn toàn không có đạo đức, không thể nào gọi là người tín đồ. Nếu chiếu theo Luật đạo thì người ấy cần phại bị loại ra khỏi Đạo nhằm để tránh mọi ảnh hưởng đến thanh danh của Tôn giáo, bởi những hành vi sai trái vá tội lổi của họ. Còn hỏi như vậy họ sẽ có tội gỉ, thì câu trả lời là không thể! Bởi đi vào địa hạt tâm linh và nghiệp lực thì đó là do tư tưởng và hành động của họ làm gì sẽ hưởng qủa ấy, chứ chúng ta không có quyền định tội họ được. Điều nầy rất rõ ràng qua lời chỉ giáo của Đức Thầy: “Trồng bông kiểng giống chi hưởng nầy”… 2)- Người nào thực hiện toàn vẹn Tám Điều Răng Cấm của Đức Thầy chỉ dạy thì theo nhận xét của tôi đây là hành trang đầy đủ để họ có thể đi đến Hội Long Vân và Hội Long Hoa để chầu Phật, Thánh hoặc cao hơn nữa là về cõi Tây phương Cực lạc, nếu họ song hành cùng với Pháp môn Tịnh độ, như Đức Thầy của chúng ta đã bảo: “Nếu ai giữ trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng và học đạo hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh”… Thánh Địa Hòa Hảo, ngày 09 tháng 12 năm 2015 Cư sĩ Tịnh Lạc