Vài Nét suy nghĩ về sự phân hóa giữa các đồng đạo và thực trạng trong nội bộ Giáo Hội

Thảo luận trong 'Trao-Đổi Đạo Vị' bắt đầu bởi Tamtran, 2/8/15.

  1. Tamtran

    Tamtran Administrator


    Vài Nét suy nghĩ về sự phân hóa giữa các đồng đạo và thực trạng trong nội bộ Giáo Hội PGHH của chúng ta.

    Cư sĩ LÊ VĂN TÍNH

    ***
    Thật ra, tôi mới vừa bước ra khỏi nhà tù chỉ vài tháng, xem như thời gian hãy còn qúa ngắn để nắm bắt những gì đã xảy ra trong sinh hoạt nội bộ của đoàn thể trong 18 năm qua… xem như tôi hoàn toàn bị cách ly với xã hội bên ngoài!
    Tuy nhiên, về mặt cơ bản, tôi cũng có dịp tiếp cận được phần nào diễn biến tình hình xuyên qua từ niềm tin của đồng đạo các với đối với Tôn giáo và Thầy Tổ, cho đến qúa trình hoạt động của Giáo hội cũng như hiện tượng phân hoá từ các phía đồng đạo của chúng ta, đã xuất phát từ nguyên nhân và sự kiện nào? Lần lược có dịp tôi sẽ trình bày trước công luận… hôm nay trong bài viết ngắn gọn nầy tôi chỉ đề cập đến vấn đề của ông Thanh Sĩ theo sự nhận xét và đánh gía qua tầm nhìn và quan điểm của riêng cá nhân không ngoài mục đích góp ý và xây dựng.

    * Về hiện tượng của hai khuynh hướng chông đối và ủng hộ đối với ông Thanh Sĩ.

    Kể ra đây cũng là một hiện tượng khá phức tạp, nhức nhối cần phải có hướng giải quyết kịp thời, ổn thỏa nếu không sẽ có nhiều hệ lụy cực kỳ bất lợi trên tinh thần đoàn kết nội bộ tôn giáo không những ở hiện tại mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ mai sau.

    Thật chúng ta không thể ngờ đưọc rằng vấn đề của ông Thanh Sĩ lại dẫn đến tình trạng qúa ư là gai góc, căng thẳng từ sự tranh luận đúng – sai… cho đến lập trường tư tưởng hầu như đối kháng giữa một bên bài bác, đã kích và một bên ủng hộ, tin tưởng đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức vừa trực diện công khai và vừa ngấm ngầm âm ĩ, gần như không tương nhượng và không có lối thoát! - Bên bài bác, đả phá thì cho rằng ông Thanh Sĩ có ý đồ muốn xưng hô, á vị Đức Thầy thành thử họ kiên quyết loại Ông ra khỏi danh nghĩa của tôn giáo PGHH và ngược lại có một sốt ít đồng đạo vì qúa tin tưởng và vì trình độ nhận xét qúa giới hạn, thiếu sự cân nhắc, không phân biệt tỏ tường đâu là Thầy, đâu là Trò, đến nổi họ suy tôn, ca tụng ông Thanh Sĩ có thể sánh ngang hàng với Đức Thầy. Thật là cách hiểu và cách nhìn hết sức sai lầm, không thể chấp nhận được! Nhìn chung, cả hai quan điểm nầy đều cực đoan một chiều, lẽ ra không đáng có, phải nói rằng rất lầy làm tiếc! Vì qua nghiên cứu thi, thơ và cả những lời ứng khẩu của ông Thanh Sĩ trong đó Ông cũng đã bộc bạch bằng những lời lẽ chân thành, chính Ông đã tự nhận và xác định cương vị của Ông là đệ tử của Đức Thầy và là một người tín đồ bình thường, như những vị đồng đạo khác, chứ không hề xưng hô hay dám phạm thượng đối với đấng Tôn sư mà mình đã qui-y, thọ-giáo. Điển hình qua những câu thơ trong tác phẩm ‘Bán Dạ Đông Thiên’:
    “Phận ta Đạo lý chưa rành,
    Khi Thầy vắng mặt sao đành ngó lơ”…


    Và:
    “Ta như đồng đạo trẻ, gìa,
    Theo Huỳnh Giáo Chủ tại gia tu hành”…


    Hoặc trong lời thuyết pháp ứng khảu:
    “Nhớ Đúc Thầy đã lắm hy sinh,
    Quyết cứu thế không nề lao khổ.
    Ta muốn được Đức Thầy cứu độ,
    Phải gìn xong nghĩa vụ tôi, con”.v.v….


    Như vậy cũng qúa đủ để chứng minh rằng ông Thanh Sĩ không bao giờ có ý đồ hay tham vọng muốn á vị Đức Thầy hoặc sánh vai ngang hàng với Đức Thầy như một số đồng đạo đã ngộ nhận.

    Điều nầy tưởng cũng nên phân tích, tìm hiểu một cách sâu rộng hơn để giãi tỏa những vướng mắt về cách nhìn của từ: ‘hai khuynh hướng’. Xét vế nguyên lý và chân lý phật pháp thì tất cả chúng sinh điều có thể tu hành đắc thành qủa Phật như các chư Phật đã thành. Chính Đức Phật đã hằng khuyên bảo trước hang môn đệ và tất cả chúng sinh rằng: “Ta là chúng sinh, là Phật đã thành. Còn các ngươi là chúng sinh, là Phật sẽ thành”Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính. Điều nầy Đức Thầy của chúng ta cũng đã hơn một lần xác nhận:
    “Các chúng sinh điều có như Ta,
    Bị vô minh vọng tưởng dại tà.
    Nên quay lộn Ta bà cõi khổ”…


    Hoặc trong bài cho Ông Cò Tào Hảo khi Ông nầy thụ pháp qui y vào hàng tăng lữ:
    “Nay ông nhập tự làm tăng,
    Trước sau tuy khác thiện căn vẫn đồng” .v.v…


    Như vậy, rõ ràng Đức Phật và Đức Thầy nào có cấm cản hàng đệ tử hoặc bất cứ chúng sinh nào tu hành để đạt được qủa vị tu chứng như các Ngài đâu?
    Thế nhưng, nói như vậy không đồng nghĩa với sự san bằng cấp độ tôn ti, trật tự về thứ bậc trước sau, cao thấp. Bởi vì nói đến danh từ Phật thì ai cũng điều hiểu nguyên nghĩa, là Giác, mà sự giác ngộ chứng đắc còn phải phân biệt về đẳng cấp, đại khái thông qua bốn phẩm trật Thanh Văn, Duyên giác, Bồ tác và Phật. Tất nhiên các vị đi sau hoặc phẩm vị thấp hơn bao giờ cũng phải có lòng tôn thờ, kính trọng những bậc giác ngộ đi trước như tiền bối, là bậc Thầy. Đơn giản như hệ thống giáo dục, các ông nhà giáo ở các thế hệ thế tục, xin cũng đừng tự vỗ ngực, xưng tên cho rằng mình tài giỏi hơn các bậc tiên sinh, tiền bối và đã đạo tạo ra mình đễ tránh mất phong cách, về mặt tôn sư trọng đạo.

    Đến như Đức Thầy của chúng ta ra đời với xứ mạng như vị Bồ Tác Bổ Xứ hoặc là hiện thân của Đức Phật Di Lạc cứu độ chúng sanh trong thời kỳ Hạ Ngươn Mạt Pháp đễ lập lại đời Thương Ngươn Thánh Đức và Hội Long Hoa, chọn người hiền đức… nhưng Ngài vẫn luôn đề cao, kính trọng những bậc Giác ngộ đi trước và Ngài cũng tự nhận mình là đệ tử trung thành của nhị vị Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A-Di-Đà. Giáo pháp của Ngài cũng là tùy duyên hóa độ, dẫn dắt môn đồ từ thấp đến cao, tức là từ Nhân đạo, tại gia cư sĩ đến Phật đạo hành hạnh thoát ly đễ đạt đến cứu cánh giải thoát.
    Cho nên, Ngài luôn mong muốn hàng tín đồ của Ngài trì hành chánh pháp để đạt đến những qủa vị tu chứng, liễu nghĩa như các Đức Phật, tuỳ theo phẩm hạnh của mỗi người. Kết qủa hiện thực qua gần tám năm chu du độ thế cho dù trong bối cảnh xã hội bất an, đất nước vô cùng khó khăn, nghiệt ngã nhưng Ngài vẫn không chùng bước trên con đường hoằng dương chánh pháp. Cho nên chỉ trong thời gian ngắn mà Ngài đã thu nhận hằng triệu tín đồ tự nguyên qui y, thọ giáo. Trong đó có ông Thanh sĩ đã sớm cãm thu chân lý, tỏ ngộ huê tâm, cũng như ông ký Giỏi ở Bạc liêu và nhiều vị đồng đạo khác, nhờ tri hành pháp môn tịnh độ do Ngài truyền dạy nên khi sắp lâm chung họ đã biết trước ngày, giờ và họ đã ra đi về cõi Tây phương Lạc quốc trong trạng thái an nhiên, tự tại.

    Như vậy vấn đề đặc ra ở đây; Là tại sao chúng ta không thừa nhận ông Thanh Sĩ là người cùng chung một Thầy, một Đạo với chúng ta và chúng ta nên xem đó như sự mừng vui, hãnh diện qua thành qủa Giáo đạo, Cứu đời của Đức Thầy, có được những người đệ tử xứng đáng như vậy và chúng ta có được những bậc đàng anh mẩu mực trong đại gia đình tôn giáo PGHH, mà nay lại đố kỵ, chống báng lẫn nhau xem có lợi ích gì? Có thể ví dụ như trong gia đình có một ông Cha và đàn Con. Khi người cha vắng mặt thì những người anh lớn đứng ra thay mặt trong vai trò “Quyền huynh thế ngôn” để đùm bộc, dìu dắc nhau trong sinh hoạt cuộc sống thì có gì sai trái, tội lỗi? Nó còn là sự sai lầm hết sức tai hại nếu không khéo thì vô hình chung chúng ta lại tự đào hố ngăn cách và đẩy một thiểu số đồng đạo, vì thiếu trình độ nhận xét làm đi xa hơn trên con đường chia rẽ và như vậy có phải chăng chúng ta thiếu tinh thần trách nhiệm và bổn phận… Cần phải thương yêu dìu dắc lẫn nhau mà Đức Thầy của chúng ta đã biết bao lần nhấn mạnh dạy bảo?

    Tóm lại, điều đáng trách ở đây là trách một số ít đồng đạo vì trình độ hiểu biết qúa giới hạn, nên họ mới nâng tầm ông Thanh Sĩ đứng ngang hàng với Đức Thầy làm đảo lộn tôn ti, trật tự giữa Thầy và Trò và vô tình những đồng đạo nầy đã đưa ông Thanh Sĩ vào cái tội phạm thượng ngoài ý muốn!

    Thánh Đia Hoà Hảo
    Đầu Hè 2015

    Cư sĩ LÊ VĂN TÍNH
     

Chia sẻ trang này